Tải bản đầy đủ (.pptx) (19 trang)

thuyết trình nghiên cứu marketing NGHIÊN cứu vấn đề tự học của SINH VIÊN TRƯỜNG đh CÔNG NGHIỆP TP HCM tại cơ sở thanh hoá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1009.08 KB, 19 trang )

ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHIỆP TP.HCM CƠ SỞ 3
GVHD: PHẠM VĂN THẮNG
SVTH: HOÀNG THỊ YẾN
Kính chào thầy và các bạn
Nội dung bài nghiên cứu

Tổng quan về vấn đề tự học của sinh viên

Cơ sở lý thuyết

Một số kết quả nổi bật phản ánh nội dung nghiên
cứu được tổng hợp và minh họa lại bằng phần
mềm SPSS 16.0

Một số giải pháp và đề xuất đưa ra để nâng cao
tinh thần tự học của sinh viên
Tổng quan về vấn đề tự học của sinh viên

Tự học là vô cùng quan trọng vì nó khai thác triệt để thời gian nhàn
rỗi trong sinh viên và sinh viên có thể xoáy sâu nghiền ngẫm những
điều thầy cô hướng dẫn, giảng giải trên lớp. Điều đáng quan tâm là
tự học sẽ rèn luyện khả năng nghiên cứu, tiếp cận tri thức. Ngày
nay, tiếp cận tri thức là phải xử lý thông tin. Xử lý thông tin một
cách đúng đắn, sáng tạo trong môi trường thông tin đa chiều xen
lẫn sự phức tạp và động cơ của người đưa tin là điều chẳng dễ dàng
gì. Muốn có tri thức thì không thể không tiếp cận thông tin.

Muốn nâng cao chất lượng đào tạo, một điều không thể quan tâm
là sinh viên phải chủ động tự học, coi tự học là vấn đề bức thiết, nếu
có ý thức tự học thì sẽ tạo thành thói quen cố hữu của con người


trong suốt cuộc đời
Cơ sở lý thuyết

Tự học là gì
“Tự học là hoạt động độc lập chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo,
là tự mình động não, suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ (quan
sát, so sánh, phân tích, tổng hợp…)cùng các phẩm chất động cơ,
tình cảm để chiếm lĩnh tri thức một lĩnh vực hiểu biết nào đó hay
những kinh nghiệm lịch sử, xã hội của nhân loại, biến nó thành sở
hữu của chính bản thân người học”.

“Tự học là người học tích cực chủ động, tự mình tìm ra tri thức
kinh nghiệm bằng hành động của mình, tự thể hiện mình. Tự
học là tự đặt mình vào tình huống học, vào vị trí nghiên cứu, xử
lí các tình huống, giải quyết các vấn đề, thử nghiệm các giải
pháp…Tự học thuộc quá trình cá nhân hóa việc học”.
Cơ sở lý thuyết

Vị trí vai trò của vấn đề tự học

Tự học là mục tiêu cơ bản của quá trình dạy học

Bồi dưỡng năng lực tự học là phương cách tốt nhất
để tạo ra động lực mạnh mẽ cho quá trình học tập

Tự học giúp cho mọi người có thể chủ động học tập
suốt đời, học tập để khẳng định năng lực phẩm chất
và để cống hiến
Cơ sở lý thuyết


Nội dung của tự học

Xây dựng động cơ học tập
Khơi gợi hứng thú học tập để trên cơ sở đó ý thức tốt về nhu cầu học tập. Người
học tự xây dựng cho mình động cơ học tập đúng đắn là việc cần làm đầu tiên
Trong rất nhiều động cơ học tập của SV, có thể khuôn tách thành hai nhóm cơ bản:
- Các động cơ hứng thú nhận thức.
- Các động cơ trách nhiệm trong học tập.

Xây dựng kế hoạch học tập

Đối với bất kì ai muốn việc học thật sự có hiệu quả thì mục đích, nhiệm vụ và
kế hoạch học tập phải được xây dựng cụ thể, rõ ràng. Trong đó kế hoạch phải
được xác định với tính hướng đích cao

Tự mình nắm vững nội dung tri thức
Tiếp cận thông tin
Xử lý thông tin
Vận dụng tri thức, thông tin
Trao đổi, phổ biến thông tin

Tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập
Cơ sở lý thuyết

phương pháp tự học cho sinh viên

1Dạy cách lập kế hoạch học tập

Dạy cách nghe giảng và ghi chép theo tinh thần tự học
Cơ sở lý thuyết


Dạy cách học bài

Dạy cách nghiên cứu
MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Mô hình nghiên cứu tổng thể
MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Mô hình nghiên cứu đề xuất
Một số kết quả nổi bật phản ánh nội dung nghiên cứu được tổng
hợp và minh họa lại bằng phần mềm SPSS 16.0
Một số giải pháp và đề xuất đưa ra để nâng cao tinh thần tự học
của sinh viên

Một là xác định đúng đắn động cơ mục đích học tập của mình. Phải xác
định học cho chính mình, học để kiếm sống và làm việc, học để phát huy
năng lực bản chất của mình và sau đó mới có điều kiện để phục vụ nhân
dân và xã hội.

Hai là, bản thân sinh viên phải tìm ra phương pháp học tập phù hợp với
sở trường của chính bản thân mình.

Ba là, phải biết chịu khó lắng nghe, biết cách tự ghi chép. Nghe để nắm
bắt thông tin, nghe để học cách diễn đạt và sử dụng ngôn từ.

Bốn là, tự đọc, tự nghiên cứu làm căn bản. Xem, nhìn, nghe, đọc là các

khâu quan trọng mở đầu, sau đó là nghiên cứu, là trao đổi

×