Tải bản đầy đủ (.pdf) (149 trang)

Thuyết trình môn quản trị rủi ro Xây dựng mô hình dự báo kiệt quệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.57 MB, 149 trang )

GVHD: GS.TS. TRẦN NGỌC THƠ
NHÓM 06
THÀNH VIÊN THỰC HIỆN
1. Nguyễn Kim Đức
2. Vũ Trọng Dũng
3. Vương Thị Hồng Lâm
4. Nguyễn Thị Quỳnh Liên
5. Trương Đức Thùy
6. Võ Thị Ái Trúc
TÓM TẮT BÀI NGHIÊN CỨU
Mẫu
Sử dụng mẫu gồm 23.218 quan sát của các công ty
niêm yết trong giai đoạn 1980-2011, nghiên cứu này
xem xét thực nghiệm sự tiện ích trong việc kết hợp các
biến kế toán, thị trường và kinh tế vĩ mô trong việc giải
thích rủi ro tín dụng doanh nghiệp.
TÓM TẮT BÀI NGHIÊN CỨU
Mục tiêu
Bài viết phát triển các mô hình rủi ro cho các công ty
niêm yết trong việc dự báo kiệt quệ tài chính và xác
suất phá sản. Mô hình tính toán của bài viết này sử
dụng sự kết hợp các biến kế toán, thị trường và các đại
diện cho sự thay đổi môi trường kinh tế vĩ mô.
TÓM TẮT BÀI NGHIÊN CỨU
Kết quả
Kết quả nghiên cứu thể hiện sự tiện ích trong việc kết
hợp các biến kế toán, thị trường và kinh tế vĩ mô trong
các mô hình dự báo kiệt quệ tài chính cho các công ty
niêm yết.
Phần
1


GIỚI THIỆU
Phần
2
LƯỢC KHẢO CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM
Phần
3
NỘI DUNG BÀI NGHIÊN CỨU
Phần
4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Phần
1
GIỚI THIỆU
MỤC TIÊU CỦA BÀI NGHIÊN CỨU
• Xây dựng mô hình dự báo kiệt quệ tài chính chính
xác và kịp thời bằng cách sử dụng các biến kế toán,
thị trường và biến kinh tế vĩ mô;
• Kiểm định sự đóng góp của các biến trên đối với
việc tăng ý nghĩa của mô hình trong việc dự báo kiệt
quệ tài chính và phá sản.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
• Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu dự báo kiệt quệ
tài chính và phá sản của các doanh nghiệp niêm yết;
• Phạm vi nghiên cứu: Doanh nghiệp phi tài chính
niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Anh.
Ý NGHĨA CỦA BÀI NGHIÊN CỨU
MỞ RỘNG 01
Mở rộng bài nghiên cứu của Wruck (1990)
Theo Wruck (1990), chi phí phá sản gồm hai biến:
Chi phí phá sản trực tiếp: bao gồm các chi phí về mặt pháp lý,

hành chính, thanh toán lệ phí tư vấn và một số chi phí khác theo
qui định pháp luật khi công ty rơi vào tình trạng phá sản.
Chi phí phá sản gián tiếp: là chi phí làm giảm cầu đối với sản
phẩm của công ty, làm tăng chi phí sản xuất và chi phí cơ hội khi
doanh nghiệp không sản xuất để giải quyết khủng hoảng về tài
chính của doanh nghiệp.
Ý NGHĨA CỦA BÀI NGHIÊN CỨU
MỞ RỘNG 01
Mở rộng bài nghiên cứu của Weiss (1990)
Chi phí phá sản trực tiếp: bao gồm các chi phí như lệ phí hành chính, các chi phí của
luật sư, kế toán và các chuyên gia trong việc thực hiện phá sản.
Chi phí phá sản gián tiếp: là chi phí cơ hội không quan sát được như (1) Sự sụt giảm
về doanh số và giá trị hàng tồn kho do khách hàng có thể trở nên lo lắng về nguồn
cung cấp, trong một số ngành nhất định (ví dụ như dịch vụ tài chính) các chi phí này
có thể phá hủy hoàn toàn giá trị của công ty (ví dụ, Drexel Burnham Lambert); (2)
Tăng chi phí điều hành do nguy cơ công ty có thể bị mất các nhân viên chủ chốt hoặc
phải trả nhiều tiền hơn để họ không từ bỏ một công ty gặp khó khăn, bên cạnh đó, chi
phí vốn của công ty có thể tăng khi các nhà cung cấp có thể từ chối phát hành theo các
điều kiện tín dụng thuận lợi; (3) Khả năng cạnh tranh của công ty bị sụt giảm do phải
chú tâm quản lý về nguy cơ phá sản, tăng lỗ hổng của công ty với đối thủ cạnh tranh
Ý NGHĨA CỦA BÀI NGHIÊN CỨU
MỞ RỘNG 01
Mở rộng về độ lớn của Chi phí phá sản
Theo Warner (1977), trong nghiên cứu về các trường hợp phá sản của ngành đường
sắt, kết quả cho thấy chi phí phá sản trực tiếp vào khoảng 5% so với giá trị công ty.
Theo Weiss (1990), nghiên cứu tính toán dựa trên 3 trường hợp để đánh giá độ lớn
của chi phí phá sản trực tiếp. Tất cả các trường hợp đều được ước tính vào thời điểm
cuối năm tài chính trước khi doanh nghiệp nộp đơn phá sản. Trung bình, chi phí phá
sản trực tiếp tương ứng 20,6% giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu (dao động từ 2,0%
đến 63,6%), 3,1% Tổng giá trị sổ sách của nợ với giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu

(dao động từ 1,0% đến 6,6%), và 2,8% giá trị sổ sách của tổng tài sản (dao động từ
0,9% đến 7,0%).
Theo Wruck (1990), kết quả nghiên cứu về chi phí phá sản trực tiếp ở mức trung bình
khoảng 3.5% giá trị thị trường.
Ý NGHĨA CỦA BÀI NGHIÊN CỨU
MỞ RỘNG 01
Mở rộng về độ lớn của Chi phí phá sản
Theo Alman (1984), ông đã nghiên cứu 18 công ty trong 3 năm
trước khi các công ty này phá sản để xác định tổng chi phí phá
sản của từng doanh nghiệp trong từng năm. Kết quả nghiên cứu
cho thấy tổng chi phí phá sản bình quân tương ứng 12.4% giá trị
công ty ba năm trước khi phá sản và 16.7% giá trị công ty tại
năm phá sản.
Ý NGHĨA CỦA BÀI NGHIÊN CỨU
MỞ RỘNG 01
Mở rộng về độ lớn của Chi phí phá sản
Bảng 4.11 Tổng chi phí phá sản bình quân so với giá trị công ty

Năm trước phá sản

3
2
1
0
Chi phí phá sản trực tiếp
/ Tổng giá trị Công ty
4.3%
4.6%
4.6%
6.2%

Chi phí phá sản gián tiếp
/ Tổng giá trị Công ty
8.1%
7.1%
6.6%
10.5%
Tổng chi phí phá sản
/ Tổng giá trị Công ty
12.4%
11.7%
11.2%
16.7%
Nguồn: Sebastian Ootjers BSc, 2007. Adjusted Present Value: A study
on the properties, functioning and applicability of the adjusted present
value company valuation model. Master thesis. University of Twente,
pp38.
CHI PHÍ PHÁ SẢN
DỰ TÍNH
π
a
* BC
XÁC SUẤT PHÁ SẢN CHI PHÍ PHÁ SẢN
Z’’ điều
chỉnh
(Atlman)
Xếp hạng
tín nhiệm
S&P
Xác suất
phá sản (π

a
)
Atlman & cộng sự
(1995)
Atlman & Kishore
(1999)
Damodaran (2006)
Chi phí phá sản
Trực tiếp
Chi phí phá sản
Gián tiếp
Kế thừa
Các nghiên cứu
Mô hình 4 bước
Bhabra & Yao
(2011)
Ý NGHĨA CỦA BÀI NGHIÊN CỨU
MỞ RỘNG 01
Ý NGHĨA CỦA BÀI NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu này sẽ góp phần bổ sung cho kho tàng học thuật:
• Một là, nghiên cứu sẽ trình bày mô hình dự báo kiệt quệ tài
chính cho các công ty niêm yết ở Anh, bằng cách sử dụng các
định nghĩa khủng hoảng dựa trên tài chính trước đây để phát
hiện giai đoạn đầu của kiệt quệ tài chính. Mô hình sử dụng
phổ biến là sử dụng dữ liệu sự kiện được cung cấp bởi “Cơ
sở dữ liệu giá cổ phần London - London share price
database”. Dự báo kịp thời kiệt quệ tài chính sẽ giúp các chủ
nợ ngăn ngừa các chi phí liên quan đến nộp đơn phá sản.
Ý NGHĨA CỦA BÀI NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu này sẽ góp phần bổ sung cho kho tàng học thuật:

• Hai là, sử dụng “lý thuyết đa tầng - multi-level theoretical”
và các thủ tục thực nghiệm, nghiên cứu này cung cấp mô
hình dự báo kiệt quệ tài chính một số lượng biến nhỏ hơn, thể
hiện một sự phân loại cao đáng kể và dự báo tương đối chính
xác so với các nghiên cứu trước đó.
• Ba là, đây có lẽ là điều quan trọng nhất của bài nghiên cứu,
mô hình đã kiểm tra giai đoạn đầu của mô hình dự báo kiệt
quệ tài chính cho các công ty đã niêm yết ở Anh với 3 loại
biến là tỷ số tài chính, chỉ số vĩ mô và biến thị trường.
Phần
2
LƯỢC KHẢO
NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM
LƯỢC KHẢO CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM
01. TỔNG QUAN
Hầu hết các mô hình dự báo phá sản cho các công ty
niêm yết trước đây đều sử dụng khái niệm tiêu chí sự
kiện dựa trên hậu quả pháp lý cuối cùng: hoặc là
thanh lý bắt buộc ở Mỹ, hoặc là thanh lý tự nguyện ở
Anh. Đây là các sự kiện pháp lý dễ nhận thấy, một cách
khách quan và chính xác thì đây có thể sử dụng để đại
diện cho biến kết quả.
LƯỢC KHẢO CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM
01. TỔNG QUAN
Tuy nhiên, định nghĩa phá sản theo cách tiếp cận dựa
trên pháp lý này không phải là không có vấn đề.
Ví dụ, khả năng thanh toán có thể là một quá trình hợp
pháp dài và ngày thất bại “hợp pháp” không đại diện
cho sự kiện “thực” hoặc “kinh tế” cho thất bại.
LƯỢC KHẢO CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM

01. TỔNG QUAN
Phân tích các công ty ở Anh thể hiện một khoảng cách
thời gian đáng kể (lên đến 3 năm hoặc bình quân là
1.17 năm) giữa thời gian mà công ty rơi vào trạng thái
kiệt quệ tài chính (dẫn đến công ty bị phá sản) với ngày
mà công ty phá sản / kiệt quệ hợp pháp. Bằng chứng
thực nghiệm này cũng phù hợp với phát hiện của
Theodossiou (1993), các công ty ở Mỹ ngừng cung cấp
các tài khoản khoảng 2 năm trước khi nộp đơn phá sản.
Theodossiou (1993)
LƯỢC KHẢO CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM
01. TỔNG QUAN
• Hàm ý rằng các công ty rơi vào tình trạng kiệt quệ tài
chính nghiêm trọng ở một số thời điểm trong vòng hai
năm trước khi có sự kiện phá sản hợp pháp.
• Hơn nữa, nó phù hợp với các công ty ở trong trạng thái
kiệt quệ tài chính nhưng không thay đổi tình trạng pháp
lý là sẽ dẫn đến phá sản.
• Thêm vào đó, việc thay đổi luật phá sản đã làm thay đổi
bản chất và thời gian quá trình phá sản hợp pháp.
LƯỢC KHẢO CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM
01. TỔNG QUAN
Wruck (1990) cho rằng có nhiều trạng thái mà doanh
nghiệp có thể gặp phải trước khi được xem như “chết”,
ví dụ như kiệt quệ tài chính, khả năng thanh toán, nộp
hồ sơ phá sản, tiếp quản hành chính (để tránh nộp hồ sơ
phá sản). Hơn nữa, sự suy giảm có thể được quản lý
bằng cách bán bớt tài sản hoặc giải thể hơn là phá sản
chính thức.
Wruck (1990)

LƯỢC KHẢO CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM
01. TỔNG QUAN
Nghiên cứu nhận thấy kiệt quệ tài chính có thể sẽ rất
tốn kém cho chủ nợ và họ mong muốn có những hành
động kịp thời để tránh hoặc giảm thiểu các chi phí này.
Như vậy, cần thiết phải có một mô hình dự báo kiệt quệ
tài chính đáng tin cậy, được phát triển không chỉ bao
gồm các sự kiện phá sản như là biến đầu vào mà còn
phải thể hiện khi công ty không đáp ứng được các nghĩa
vụ tài chính.
LƯỢC KHẢO CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM
01. TỔNG QUAN
Wruck (1990) xác định kiệt quệ tài chính như một tình
huống mà ở đó dòng tiền của doanh nghiệp không đủ
để trang trải nghĩa vụ tài chính hiện hành.
Wruck (1990)

×