Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Hạnh phúc của một tang gia- VŨ TRỌNG PHỤNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.85 KB, 19 trang )

“Hạnh phúc của một tang gia” (Trích “Số đỏ”) – Vũ
Trọng Phụng
1. Nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng trong
đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” (trích “Số đỏ”)
Bài làm
Từ lâu nhiều người đã kể Số đỏ của Vũ Trọng Phụng vào hàng
những tác phẩm xuất sắc của thể loại tiểu thuyết trào phúng.
Số đỏ như chính là hiện thân của nghệ thuật trào phúng trong
văn xuôi Việt Nam. Với Số đỏ, người đọc được cười từ đầu
đến cuối, cười một cách hả hê, thoải mái. Nhưng cũng với Số
đỏ người đọc phải phẫn uất mà kêu lên: Trời, cái xã hội gì, cái
lũ người gì mà giả dối, bịp bợm đến thế, bất nhân bạc ác đến
thế.
Đọc Số đỏ, người ta nghĩ: đây đúng là đất sở trường của Vũ
Trọng Phụng, đây thật là ngón võ sở trường của Vũ Trọng
Phụng. Trong tác phẩm này, ngón võ ấy được sử dụng một
cách cực kỳ lợi hại trong một chương, chương XV, có nhan đề
là Hạnh phúc của một tang gia.
Ngón võ ấy là ngón gì? Ấy chính là nghệ thuật tạo mâu thuẫn.
Thật ra thì không phải Vũ Trọng Phụng tạo ra mâu thuẫn. Mâu
thuẫn vốn nó tự có trong bản chất xã hội, và nhà văn họ Vũ,
với cái nhìn sắc như dao của mình, với cái tài của một nhà trào
phúng bẩm sinh, đã nhận ra nó, chỉ nó ra, nâng nó lên cho cả
bàn dân thiên hạ nhìn thấy, để cười, để căm ghét và khinh bỉ
nó.
Cách đặt nhan đề chương sách của Vũ Trọng Phụng đã lạ
lùng, đầy mâu thuẫn: Hạnh phúc của một tang gia. Tang gia
mà cũng hạnh phúc à? Tang gia mà cũng có thể hạnh phúc
được ư? Cái chết, cái chết của người thân gia đình có thể đem
lại cho người ta hạnh phúc được sao? Nếu chỉ đọc nhan đề,
người ta có thể nghĩ là nhà văn đã bịa ra, bịa ra một cách ác ý


sự kết hợp của hai khái niệm hoàn toàn đối lập ấy. Nhưng
không, đó không phải là ác ý của nhà văn, đó là sự thật của
đời sống, sự thật của một xã hội mà nhà văn muốn mổ xẻ ra để
mọi người nhìn thấy nó tận mặt.
Mọi sự bắt đầu từ cái chết của một ông già. Ông già ấy là cha,
là ông của một gia đình đông đảo và “đáng kính” của một xã
hội “thượng lưu”. Cả gia đình ấy đã nhao lên, “nhao lên mỗi
người một cách”. Nhưng nhao lên vì đau khổ, vì đau đớn, vì lo
lắng… trước cái chết của người thân chăng? Không phải,
chúng đã nhao lên vì … hạnh phúc! “Cái chết kia đã làm cho
nhiều người sung sướng lắm”. Câu văn tưởng chừng ngược
đời kia của Vũ Trọng Phụng đã thâu tóm cả một thứ “thế thái
nhân tình”.
Nhận định ấy không hề là một sự bịa đặt cho vui của nhà văn.
Sự thật rành rành rất cụ thể này đây: Ông phán mọc sừng, sau
cái chết của ông bố vợ, bỗng thấy cái “sự mọc sừng” của mình
đột nhiên tăng giá lên thêm vài nghìn đồng. Cụ cố Hồng sung
sướng “mơ màng đến cái lúc mặc đồ xô gai, lụ khụ chống gậy,
vừa ho khạc vừa khóc mếu” để được người ta ngợi khen “một
cái đám ma như thế, một cái gậy như thế…”. Còn ông Văn
Minh, cháu đích tôn, nhà cải cách xã hội? Ông ta sung sướng
tột đỉnh, bởi vì, với cái chết của ông nội, ông ta thấy rằng cái
tờ di chúc đã được thực hiện, nghĩa là cái ao ước cho ông nội
mình chết đi, để chia của, đã trở thành sự thật. Bà Văn Minh
sung sướng theo đúng cách của một phụ nữ tân thời, bà ta
nhận ra từ cái chết của ông nội chồng một dịp may hiếm có để
có thể mặc “tang phục tân thời”, đồ xô gai tân thời, “dernìeres
créations” của tiệm may Âu Hóa!
Tâm địa cái lũ người kia tưởng đến thế đã là tởm. Nhưng chưa
hết. Đến đây, Vũ Trọng Phụng còn đầy mâu thuẫn lên một

tầng nữa. Bởi bọn con cháu bất hiếu bất mục nhất trần đời đó
còn muốn tỏ ra mình là những kẻ có hiếu có thảo cũng nhất
trần đời nữa kia. Thế là dưới ngòi bút của nhà văn trào phúng,
sự bịp bợm cao nhất, đáng phỉ nhổ nhất cũng bộc lộ ra. Những
kẻ mong cho ông già mau chết đã tổ chức một đám ma thật to
để bày tỏ lòng hiếu thảo, nghĩa tiếc thương đối với người đã
chết! Chính vì thế, ngòi bút của Vũ Trọng Phụng đã tập trung
sức mạnh, như có thần, trong phần thứ hai của chương sách,
nghĩa là phần tả cảnh đám ma.
Trước hết, nhà văn tả cô Tuyết, một cô gái hư hỏng như chỉ
“hư hỏng một nửa”, một thứ thiếu nữ đang rất tiêu biểu trong
xã hội “tân thời ngày ấy”. Tuyết mặc bộ tang phục “ngây thơ”
nửa kín nửa hở, với nét mặt có “vẻ buồn lãng mạn” (vì nhớ
nhân tình chứ không phải vì thương người chết) đã gây một
hiệu quả lạ lùng: các vị tai to mặt lớn đi đưa đám chỉ nhìn vào
vẻ khêu gợi của Tuyết để mà cảm động, cứ như thực sự cảm
động trước nỗi buồn tang tóc vậy.
Đám ma thật to, to đến nước “có thể làm cho người chết nằm
trong quan tài cũng phải mỉm cười sung sướng”. Người ta đã
lợi dụng đám ma đến mức cao nhất để khoe giàu khoe sang và
khoe lòng hiếu thảo giả vờ của mình! Nếu như mong muốn
của tất cả đám con cháu của người chết kia là, trong đám ma
này, đưa sự giả dối, bịp bợm đồng thời cũng là sự tàn nhẫn,
bất nhân, đểu giả của mình lên đến mức hoàn toàn, thì quả thật
chúng đã đạt được một cách trọn vẹn, xuất sắc.
Nhưng chưa hết đâu, dưới mắt Vũ Trọng Phụng, cái lũ người
giả dối không chỉ bao gồm một nhóm nhỏ ấy đâu. Chúng đông
đảo lắm. Chúng là toàn xã hội.
Bắt đầu là đại diện bộ máy cảnh sát, nghĩa là đại diện của Nhà
nước: thầy Min Đơ và thầy Min Toa. Tác giả đã nói đến vẻ

mừng rỡ hí hửng của hai thầy khi được nhà chủ đám ma thuê
làm người giữ trật tự. Lí do của sự mừng rỡ duy nhất chỉ là vì
họ đang không có việc gì để làm, và đang “buồn rầu như nhà
buôn sắp vỡ nơ”. Thứ đến là các vị tai to mặt lớn, lớp “tinh
hoa” của giới thượng lưu xã hội, mặt mũi long trọng, ngực đeo
đầy đủ thứ “bội tinh”. Trong đám ma này, sự cảm động của họ
không phải vì tưởng nhớ đến người đã khuất, cũng không vì
tiếng kèn đưa ma não ruột bi ai, mà chỉ vì… được ngắm không
mất tiền làn da trắng thập thò trong làn áo mỏng của cô Tuyết.
Sự xuất hiện của hai tên đại bịp trong dịp này lại khiến người
ta “cảm động” đến cực điểm: Xuân Tóc Đỏ và sư cụ Tăng
Phú. Vì sao? Vì với sáu chiếc xe kéo và những vòng hoa đồ
sộ, hai kẻ này đã làm cho đám ma thêm long trọng, to tát. Đến
bà cụ cố Hồng, có lẽ người lương thiện nhất trong cái gia đình
vừa hư hỏng vừa đại bịp ấy, cũng cảm động đến hớt hãi lên.
Những người đi đưa đám thật đông đảo. Bằng điệp khúc
“Đám cứ đi…” được nhắc lại đến mấy lần, tác giả như muốn
nói: đám ma thật là to, thật là đông, thiên hạ tha hồ màchiêm
ngưỡng để thấy rõ sự to tát của nó. Nhưng cứ tìm thử xem
trong đám người đông đảo ấy có ai là người đang thực sự “đi
đưa đám”, nghĩa là thực sự có chút tiếc thương đối với người
chết mà họ đang đưa tiễn? Không có ai cả. Tất cả mọi người
đàn ông cũng như đàn bà, già cũng như trẻ, tuy đang giữ một
vẻ nghiêm chỉnh, nhưng đều đang nói một điều gì đó, làm một
điều gì đó, nghĩ một điều gì đó không dính dáng đến người
chết và đám ma cả. Trai thanh gái lịch thì chim nhau, bình
phẩm, chê bai nhau, ghen tuông nhau, hẹn hò nhau… nhưng
tất cả đều “bằng vẻ mặt buồn rầu của những người đi đưa ma”.
Thật là nhẫn tâm, thật là vô liêm sỉ. Ta sẽ nghĩ thế. Nhưng với
Vũ Trọng Phụng, có nghe được những lời mà bọn họ nói với

nhau mới thấy sự vô liêm sỉ ấy còn trơ tráo đến mức nào. Và
nhà văn đã đưa ra một số lời ấy.
“Đám cứ đi…” nghĩa là sự vô liêm sỉ ấy không hề khép lại, nó
còn kéo dài.
Đến lúc đám không “cứ đi” nữa mà dừng lại để hạ huyệt. Vũ
Trọng Phụng còn hiến cho người đọc hai chi tiết đặc sắc, đẩy
cảnh đưa đám này lên đến đỉnh điểm. Chi tiết thứ nhất là cảnh
cậu Tú Tân bắt bẻ từng người một làm những động tác, giữ
những tư thế đau buồn để cho cậu ta chụp ảnh. Chi tiết thứ
hai là ông phán mọc sừng, cái kẻ giả dối và vô liêm sỉ nhất
trong gia đình này, đã khóc đến tưởng chừng ngất đi. Tuy vậy,
giữa lúc oằn người khóc lóc, chính ông ta đã giúi vào tay
Xuân Tóc Đỏ món tiền năm đồng vì đã có
công gọi ông ta là “người chồng mọc sừng” (chính là cái công
gián tiếp khiến cho ông già đã chết). Thật là những kịch sĩ
thượng hạng của những tấn trò đời. Hai chi tiết ấy đóng lại
một cách trọn vẹn và sắc sảo chương sách nói về sự giả dối
của người đời.
Những điều Vũ Trọng Phụng viết trong chương sách là
chuyện thật ư? Lẽ nào… Những điều ấy toàn là hư cấu ư?
Nhưng những điều ấy đều hợp lí lắm mà, và hình như đều có
thật cả. Ngòi bút Vũ Trọng Phụng đúng là sắc như dao. Đằng
sau những lời nói như đùa, sự thật của đời sống cứ hiện ra lồ
lộ trên đó nổi lên hai điều lớn nhất: sự tàn nhẫn và sự dối trá.
2. Phân tích nghệ thuật xây dựng những chân dung trào
phúng của Vũ Trọng Phụng trong đoạn trích “Hạnh phúc
của một tang gia”
Bài làm
Nhắc đến bút danh Vũ trọng phụng là ta lại nhớ ngay tới một "ông vua
phóng sự đất Bắc" với những tác phẩm được ví như một quả bom ném

vào cái xã hội lố lăng, ô trọc của Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX.
Nổi bật nhất là tác phẩm "Số đỏ". Đó là một cuốn tiểu thuyết mà mỗi
chương truyện sinh động, sắc sảo, nhạy bén như một thiên phóng
sự, Tiêu biểu cho nghệ thuật trào lộng, châm biếm sâu cay của ông.
trong đó, đoạn trích "Hạnh phúc của một tang gia" là đoạn trích tiêu
biểu cho nghệ thuật trào phúng sắc sảo của Vũ Trọng Phụng trong tác
phẩm này.
Vậy nghệ thuật trào phúng là gì? Nói đến nghệ thuật trào phúng là nói
đến nghệ thuật gây tiếng cười mang ý nghĩa phê phán, lên án, đả kích
xã hội. Trước hết nó đòi hỏi vạch ra những mâu thuẫn đáng cười của
đối tượng, rồi dùng biện pháp phóng đại (hay còn gọi là cường điệu) để
tô đậm làm nổi bật mâu thuẫn đó, khiến cho đối tượng càng trở nên
đáng cười. Đương nhiên nhà văn trào phúng sẽ là người giỏi tìm ra các
mâu thuẫn trào phúng, tạo nên những tình huống trào phúng, dựng
thành các chân dung trào phúng.
Mâu thuẫn trào phúng đầu tiên được thể hiện chính qua cái nhan đề
chứa đầy nghịch lí "Hạnh phúc của một tang gia". Tang gia là gia đình
có tang, có người thân mất đi, nghĩa là có sự mất mát về người. Trong
khi đó hạnh phúc là trạng thái thỏa mãn, thoải mái về tinh thần khi
được đáp ứng một nhu cầu nào đó trong cuộc sống. Vậy tại sao đã là
một gia đình đang có tang mà còn hạnh phúc?! Đó là bởi tang gia tuy
có mất mát về người song bù lại nó đem lại rất nhiều lợi lộc về tiền bạc
và danh tiếng. Từ đây tác giả đã dần hé mở bản chất của tầng lớp
thượng lưu trong xã hội. Chúng chỉ quan tâm đến danh lợi mà bất chấp
đạo lí nghĩa tình. Tuy nhiên, không dừng lại ở nhan đề, mâu thuẫn trào
phúng còn được tác giả triển khai trong toàn bộ chương truyện và được
tăng dần về mức độ cũng như sự phóng đại cái niềm hạnh phúc
đó. Ban đầu là niềm hạnh phúc của các thành viên trong gia đình, sau
đó là hạnh phúc được tràn ra cả ngoài xã hội. Cái chết cụ cố Tổ ban
phát niềm hạnh phúc cho tất cả các thành viên trong và ngoài gia đình.

Thật hạnh phúc không thể nào mà kể hết.
Tình huống trào phúng được lựa chọn là một tình huống dựa vào đạo
đức. Tác giả dùng cái chết của người thân để làm thước đo đạo hiếu
trong gia đình, dùng cái chết đồng loại để đo tình người và tính người.
Để triển khai tình huống, Vũ Trọng Phụng đã tập hợp và miêu tả
những tâm trạng, hành vi, cách ứng xử, thái độ hoàn toàn trái với
chuẩn mực đạo đức thông thường. Đó là tang gia, song không ai nghĩ
đến người chết và việc báo hiếu. Mỗi người đều có mối quan tâm riêng
nhưng đều hướng đến hai chữ ''danh lợi'' thu được từ cái chết ấy. Đó là
tang gia song không ai đau buồn, thương tiếc. Nếu có đau buồn,
thương tiếc cũng chỉ là cái mặt nạ, là màn kịch được dựng lên để che
đậy những nhu cầu, mưu đồ, toan tính. Ẩn sau lớp mạt nạ là niềm vui
thực sự của cả người thân trong gia đình và những người ngoài gia
đình. Niềm vui ấy khiến đám tang có xu hướng trở thành đám hội tưng
bừng, náo nhiệt. Lần lượt các chân dung biếm họa hiện lên dưới ngòi
bút như có thần của Vũ Trọng Phụng.
Đó là cụ cố Hồng, con trai cả của người chết.Với vị trí này, trách
nhiệm của ông là lo ma chay của cha mình cho chu tất nhưng những
hành động cụ thể của ông lại hoàn toàn trái ngược. Ông nằm dài, hút
thuốc phiện và mơ màng theo khói thuốc. Ông nghĩ đến việc cưới chạy
cho cô con gái Tuyết nhưng lại đùn đẩy việc cưới xin cho vợ. Cái danh
mà ông mơ ước và tô vẽ là gia thế của một gia đình nề nếp, gia phong,
danh gia vọng tộc. Vì thế ông đã tỏ ra già cả dù chưa đến 60 để được
gọi là “ cụ Cố”. Ông sẵn sàng mùa hè mặc áo bông, trả nhầm tiền xe để
chứng minh mình lẩm cẩm; luôn gắt gỏng để chứng tỏ mình già cả, ốm
yếu. Nghĩ đến cái chết của bố mình, ông sung sướng đến độ đê mê nên
“ đã nhắm nghiền mắt lại để mơ màng đến cái lúc cụ mặc đồ xô gai, lụ
khụ chống gậy, vừa ho khạc vừa khóc mếu, để cho thiên hạ phải chỉ
trỏ: Úi kìa, con giai nhớn đã già đến thế kia kìa!” và khen “ một cái
đám ma như thế, một cái gậy như thế”… Tấm lòng của người con trơ

như khúc gỗ, vô cảm trước cái chết của người cha. Vai trò và tình cảm
của một đứa con trong ông đã chết bởi ông chỉ nghĩ đến cái gậy mà
thôi.
Ông Văn Minh là đứa cháu đích tôn, là ''nhà cải cách xã hội'' danh giá
thì sung sướng tột đỉnh vì ''Thế là từ nay mà đi, cái chúc thư kia sẽ đi
vào thời kì thực hành chứ không còn là lí thuyết viển vông nữa''. Mọi
hành động của ông đều đối lập với trách nhiệm và tình cảm của một
người cháu. Ông mời luật sư đến chứng kiến cái chết của ông nội để
đảm bảo tính pháp lí của chúc thư. Ông còn nghĩ đến cách đối xử với
Xuân Tóc Đỏ mà thực chất là tìm cách bịt miệng vì Xuân Tóc Đỏ biết
những bí mật tày đình của ông. Ông quan niệm tội bôi nhọ danh dự của
người thân trong gia đình là tội nhỏ và tội làm chết người thân trong
gia đình mới là cái ơn lớn. Để trả cái ơn to lớn ấy, ông đã dùng hạnh
phúc trăm năm của cô em gái lá ngọc cành vàng để trả ơn cho một kẻ
vô học. Ở ông tồn tại sự mâu thuẫn giữa cái bên ngoài là vẻ mặt “đăm
đăm chiêu chiêu” của cái bối rối lo lắng rất hợp thời trang nhà có tang
với cái bên trong là việc nghĩ cách đối xử với người đã mang đến cái
''ơn to'' cho gia đình.
Cô Tuyết, cô cháu gái giữ gìn nửa chữ trinh, mới chỉ hư hỏng được
một nửa. Mặt cô phảng phất vẻ buồn lãng mạn vì nhớ nhung nhân tình
chứ không phải xót thương ông nội. Đám tang mang đến niềm hạnh
phúc cho cô vì cô được mặc bộ y phục ''Ngây thơ'' để chứng tỏ phẩm
giá mới chỉ đánh mất nửa chữ trinh. Bộ y phục nửa kín nửa hở làm cho
các ông tai to mặt lớn bạn của cụ cố Hồng cảm động thực sự, còn hơn
cả ''những khi nghe tiếng kèn Xuân nữ ai oán, não nùng''.
Cậu tú Tân thì ''cứ điên người lên vì cậu đã sẵn sang mấy cái máy ảnh
mà mãi cậu không được dùng đến''. Ông nội chết là dịp để cậu trổ tài
đạo diễn, chụp ảnh trong dịp đám tang. Cậu tỏ ra là một tài tử chụp
ảnh, những chiếc máy ảnh được chuẩn bị từ lâu nay sẽ có dịp dùng
đến. Cậu và bạn hữu của cậu rầm rộ nhảy lên những ngôi mộ khác

nhau để chụp ảnh ở những khoảnh khác nhau. Cậu đạo diễn mọi người
gục đầu, cong lưng, khóc rồi đóng kịch xót thương cho đúng không khí
đám tang.
Ông Phán mọc sừng là con rể của cụ cố Hồng. Ông sung sướng vì
''không ngờ rằng giá trị của đôi sừng vô hình trên đầu ông lại lớn đến
như thế'', nó có giá đến ''vài nghìn đồng'' Đông Dương. Ông trù tính
ngay một cuộc doanh thương với Xuân Tóc Đỏ để nhân cái số vốn ấy
lên. Là một diễn viên đại tài, ông Phán đã hoàn thành xuất sắc màn
kịch vờ tỏ ra khóc thương. Trong đám tang ông vợ, ông mặc cái khăn
trắng to tướng, áo thụng trắng lòe xòe và khóc mãi không thôi. Ngay cả
Xuân Tóc Đỏ- kẻ chuyên đi lừa đảo người khác cũng bị ông lừa.
Tưởng rằng ông khóc đến lả oặt người đi nên đã đưa tay ra đỡ, nhưng
đến khi ông Phán dúi vào tay tờ 5 đồng gấp tư hắn mới hiểu ra bộ mặt
thật tham lam đến mức tình người khô héo, trái tim vô cảm và thậm chí
là việc bán rẻ cả danh dự bản thân. Ngay trước mặt cha vợ, trước linh
hồn ông vợ, ông ta vẫn thản nhiên hoàn thành công việc thanh toán tiền
để chuẩn bị chuyển nốt sang công việc toan tính khác.
Cảnh trào phúng là những cảnh tượng trái với lẽ thông thường, tập
trung rất nhiều điều trái với thuần phong mĩ tục được phóng đại lên để
gây cười. Cảnh đưa tang là một cảnh trào phúng vì bề ngoài là đám
tang nhưng thực chất lại mang tính chất đám hội, đám rước. Được tổ
chức pha tạp, đám tang có cả âm thanh thuộc về nghi thức tang lễ và
âm thanh không thuộc nghi thức tang lễ song cảm giác chung là nhốn
nháo, ầm ĩ. Âm thanh thuộc tang lễ đó là tiếng kèn pha tạp, lẫn lộn cả
kèn ta, tàu và Tây; tiếng khóc “ Hứt! Hứt! Hứt!.” của Phán mọc
sừng- một thứ âm thanh lạ lùng sẽ khiến người khác bật cười vì ngạc
nhiên.Thực chất đây là hành vi ngụy trang che đậy cho mục đích thực
sự của ông. Âm thanh không thuộc tang lễ là tiếng cãi cọ, chê trách
nhau của đám người trong nhà. Tiếng cái cọ này sẽ phơi bày những
mâu thuẫn ngấm ngầm dù luôn được dàn xếp trong vẻ ngoài êm đẹp.

Đó còn là tiếng trêu chọc, đùa cợt thô lỗ, tục tĩu của đám “ giai thanh
gái lịch” càng bộc lộ rõ sự tồi tệ, vô liêm xỉ tầng lớp thượng lưu. Hình
ảnh trong đám tang có hình ảnh thuộc nghi lễ và không liên quan đến
tang lễ song đều tạo ấn tượng về sự phô trương đầy kệch cỡm. Hình
ảnh thuộc nghi lễ thông thường là vòng hoa, câu đối và người đưa tang
nhưng nó xuất hiện với số lượng khổng lồ và còn nhiều hơn cả mức
cần thiết. Nó cho thấy sức ảnh hưởng và mối quan hệ rộng rãi của gia
đình. Với những bộ y phục tang lễ tân thời do tiệm may Âu hóa thiết
kế đã biến đám tang thành một cuộc trình diễn mốt để quảng cáo sản
phẩm với mục đích kinh doanh. Hình ảnh thuộc nghi lễ là kiệu bát
cống, lợn quay đi lọng; bộ y phục ''Ngây thơ' của cô Tuyết cùng những
huân chương của các bạn cụ Cố. Một hình ảnh ấn tượng nhất với người
đọc chính là tờ 5 đồng được gấp tư, thể hiện sự chuẩn bị chu đáo để
hoàn thiện phần còn lại của bản hợp đồng. Nó cho thấy bản chất bỉ ổi
và cũng là lời kết đầy chua chát về một xã hội vì tiền, chạy theo đồng
tiền mà quên đi tình nghĩa.
Ngoài ra còn có giọng điệu mỉa mai, chua chát là giọng điệu bao trùm
chương truyện. Có những câu văn tưởng như là giọng trần thuật khách
quan bình thản ''Đám cứ đi'' nhưng khi nhắc đến hai lần nó đã mang ý
nghĩa mỉa mai châm biếm đám ma thật to, thiên hạ tha hồ ngắm thật kĩ
cái giả dối, vô nhân đạo của đám người ấy. ''Đám cứ đi'' nghĩa là sự vô
liêm sỉ không khép lại mà kéo dài tưởng như vô tận, nó kéo theo cái
xác chết đến tận huyệt miệng. Về ngôn từ, tác giả đã sử dụng những
kết hợp từ độc đáo trong các câu văn để tạo nên tiếng cười hài hước
như ''vẻ buồn lãng mạn đúng mốt'', ''chưa đánh mất cả chữ trinh''. Cùng
những so sánh gây cười như ''Tuyết như bị kim châm vào lòng vì
không thấy bạn giai đâu cả''. Tất cả những đặc điểm trên đã góp phần
làm nên giá trị của nghệ thuật trào phúng Võ Trọng Phụng. Bằng tiếng
cười mang ý nghĩa đả kích phê phán, nhà văn đã vạch trần bản chất xấu
xa của xã hội thượng lưu tư sản thành thị đương thời. Đó là một xã hội

băng hoại đạo đức, khô héo tình người, chạy theo lối sống văn minh
rởm, vô cùng đồi bại, lố lăng. Đằng sau tiếng cười không phải niềm vui
mà là nỗi đau đời , là khao khát đổi thay, muốn chôn vùi xã hội ấy.
Qua đó thể hiện tấm lòng tốt đẹp, mong muốn con người tránh được sự
suy đồi về đạo đức do xã hội bất lương tác động. Quan trọng hơn cả,
nghệ thuật tào phúng đã thể hiện tài năng, phong cách riêng của Vũ
Trọng Phụng.
Ngòi bút trào phúng của Vũ Trọng Phụng sắc bén đến lạnh lùng. Đằng
sau những lời nói như đùa, sự thật của xã hội thượng lưu thành thị buổi
''Âu hóa'' dưới chế độ thực dân nửa phong kiến cứ hiện lên rõ mồn một,
trên đó nổi lên hai sự thực khắc nghiệt, sự tàn nhẫn, vô nhân đạo và sự
giả dối, bịp bợm. Vũ Trọng Phụng đã đứng về phía nhân dân mà phê
phán mạnh mẽ bản chất giả dối và sự lố lăng, đồi bại của xã hội thượng
lưu ở thành thị những năm trước Cách mạng tháng Tám 1945 thời bấy
giờ.
Phân tích tấn bi kịch trong vở kịch “Vĩnh biệt cửu trùng đài”.
“Vũ Như Tô” là vở kịch lịch sử có qui mô hoành tráng xuất sắc của
Nguyễn Huy Tưởng và của nền kịch nói Việt Nam hiện đại. Tác phẩm
được sáng tác vào năm 1941, dựa trên một sự kiện lịch sử xảy ra ở kinh
thành Thăng Long vào thời hậu Lê. Tác phẩm gồm 5 hồi. Đoạn trích
“Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài” là hồi 5, hồi cuối của vở kịch. Trong đoạn
trích được học, gây ấn tượng sâu sắc nhất trong lòng người đọc là nhân
vật Vũ Như Tô cùng bi kịch của người nghệ sĩ thiên tài.
Hành động, sự kiện chính của hồi này có thể tóm tắt như sau:
Lợi dụng tình hình rối ren và mâu thuẫn giữa nhân dân, thợ xây đài với
Vũ Như Tô và bạo chúa Lê Tương Dực, Trịnh Duy Sản cầm đầu một phe
cánh đối nghịch trong triều đình đã dấy binh nổi loạn, lôi kéo thợ thuyền
làm phản.
Biết tin có binh biến, bạo loạn trong phủ chúa, nguy hiểm đến tính mạng
Vũ Như Tô, Đan Thiềm hết lời khuyên và giục chàng đi trốn. Nhưng Vũ

khăng khăng không nghe vì tự tin mình “quang minh chính đại”, “không
làm gì nên tội” và hi vọng ở chủ tướng An Hòa Hầu.
Tình hình càng lúc càng nguy kịch. Lê Tương Dực bị giết; đại thần,
hoàng hậu, cung nữ của y cũng vạ lây; Đan Thiềm bị bắt, .… Kinh thành
điên đảo.
Khi quân khởi loạn đốt Cửu trùng đài thành tro, Vũ Như Tô mới tỉnh ngộ.
Chàng trơ trọi, đau đớn vĩnh việt cửu trùng đài rồi bình thản ra pháp
trường.
Theo từ điển văn học, bi kịch là mâu thuẫn giữa khát vọng, hoài bão, lí
tưởng của cá nhân với thực tại. Thực tại chưa đủ điều kiện cho cá nhân
thực hiện khát vọng, lý tưởng của mình nên rơi vào thất bại, thậm chí dẫn
đến cái chết thảm thương. Hiểu theo nghĩa thông thường là nỗi đau khổ
vò xé dai dẳng không có cách nào giải thoát. Trong Vĩnh biệt cửu Trùng
Đài, Vũ Như Tô là người nghệ sĩ thiên tài có lý tưởng cao đẹp nhưng
lâm vào cảnh ngộ không giải quyết được một cách đúng đắn vấn đề sáng
tạo nghệ thuật cho ai và để làm gì nghĩa là không giải quyết được mối
quan hệ phức tạp giữa nghệ thuật và đời sống cuối cùng rơi vào bi kịch
đau đớn.
Vũ Như Tô là một nhân vật có thật đã từng được Đại Việt sử ký toàn thư
ghi chép rất tỉ mỉ: “Trước đây, Vũ Như Tô một người thợ ở Cẩm Giàng,
xếp những thanh nứa làm thành kiểu mẫu cung điện lớn trăm nóc, dâng
lên nhà vua; nhà vua bằng lòng phong cho Như Tô làm đô đốc đứng trông
nom việc dựng hơn trăm nóc cung điện lớn có gác, lại khởi công làm Cửu
trùng đài. “(Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục Chính Biên,
quyển 26). Tuy nhiên Cửu Trùng Đài đã làm “Dân chúng đau khổ, binh
lính mệt nhọc. Quân năm phủ đắp thành chưa xong được, đến đây lại có
lệnh bắt các nha môn ở trong ngoài kinh thành phải làm, tập hợp nhau lấy
hồ, khiêng đất. Vua hàng ngày bất thần ngự chơi các nơi, chỗ nào vừa ý
thì thưởng cho bài vàng, bài bạc. Có chỗ đã làm xong lại phải làm lại, sửa
đổi xây đắp lại, hết năm này qua năm khác, liên miên không dứt. Quân

lính đắp thành mắc chứng dịch lệ đến một phần mười.”(Đại Việt sử ký
toàn thư, Bản kỷ thực lục, Quyển XV, Kỷ Nhà Lê, Tương Dực Đế). Sau
đó, Trịnh Duy Sản phản nghịch, dẫy binh, Vũ Như Tô bị thợ thuyền giết
chết, xác quăng ngoài chợ, bị mọi người khinh khi nhổ nước bọt. Tuy
nhiên, bi kịch đó của họ Vũ là sự oan khuất bởi ông chỉ là người thừa
lệnh của vua làm Cửu Trùng Đài vì thế nhân dân lầm tưởng ông chỉ biết
phụng sự cho hôn quân bạo chúa. Năm 1941, Nguyễn Huy Tưởng đã
minh oan cho họ Vũ bằng vở kịch năm hồi này.
Trong vở kịch Vũ Như Tô hiện lên là một kiến trúc sư thiên tài, là hiện
thân của niềm khao khát say mê sáng tạo cái đẹp, “là người ngàn năm dễ
có một….có thể sai khiến gạch đá như viên tướng cầm quân, có thể xây
lâu đài cao cả, nóc vờn mây mà không hề tính sai một viên gạch nhỏ…chỉ
vẩy bút là chim hoa đã hiện trên mảnh lụa thần tình biến hóa như cảnh
hóa công”. Qua vài lời của tác giả ta thấy Vũ Như Tô là một nghệ sĩ lớn
mang trong mình nhân cách cao đẹp, một nghệ sĩ có hoài bão lớn lao, có
lý tưởng nghệ thuật cao cả. Khát vọng nghệ thuật của ông lớn lao hơn bao
giờ hết, ông muốn xây dựng một toà lâu đài vĩ đại “bền như trăng sao” để
cho “dân ta nghìn thu còn hãnh diện” . Đó là một công trình kiến trúc vĩ
đại, tuyệt mĩ, tô điểm cho non sông đất nước: “để ta xây một Cửu Trùng
Đài, dựng một kì công muôn thuở, vài năm nữa Cửu Trùng Đài hoàn
thành, cao cả huy hoàng, giữa cõi trần lao lực có một cảnh Bồng Lai….
Đời ta không quý bằng Cửu Trùng Đài”. Tâm Hồn của Vũ dành hết cho
Cửu trùng đài.
Cửu Trùng Đài – như cái tên của nó – là một công trình kiến trúc mà tầm
vóc không thể chỉ tính đếm bằng lượng gỗ cây, đá khối, cho dù đó là
những con số nghe qua cũng đã đủ kinh hoàng (“hai trăm vạn cây gỗ chất
đống cao như núi, toàn những gỗ quý vô ngần”,“hai mươi vạn phiến đá
lớn, bốn mươi vạn phiến đá nhỏ, từ Chân Lạp tải ra”). Tầm vóc của nó,
phải hình dung bằng chính tầm vóc ý tưởng, khát vọng đầy ngạo nghễ của
người sẽ tạo ra nó: một công trình độc nhất vô nhị, vượt xa tất cả những

kỳ quan ở Trung Quốc, Ấn Độ, Chiêm Thành,… và những công trình mà
người đời từng biết đến, từng truyền tụng. Lại là một kỳ quan bền vững,
bất diệt. Xây công trình, họ Vũ không thèm “tranh tinh xảo” với người,
chỉ “tranh tinh xảo với Hóa công”! Đó là hiện thân của cái Đẹp, không
phải cái Đẹp nói chung mà là cái Đẹp “siêu đẳng”.
Tuy nhiên, Đài Cửu Trùng lại là hiện thân cho cái Đẹp xa hoa. Xây nên
kỳ quan ấy, tất nhiên cực kỳ tốn kém, một sự tốn kém không chỉ tính
bằng tiền của ngân khố quốc gia, mà còn phải tính bằng cả mồ hôi, nước
mắt và máu nữa. Mà Đài chỉ xây cho kẻ ăn chơi sa đọa là vua dâm Lê
Tương Dực. Còn nhớ đời Tây Chu bên Trung Hoa, U vương vì Bao Tự
mà bắt dân xây Giao Đài để ăn chơi hưởng lạc, khiến cho lòng dân trong
nước oán hận rồi cuối cùng đời Tây Chu cũng diệt vong. Cái mầm mống
bi kịch của Vũ Như Tô ở đây là ước mơ khát vọng to lớn như vậy nhưng
bản thân thì không thực hiện được vì không có tài chính. Còn phụng sự
cho hôn quân bạo chúa Lê Tương Dực thì ông không bao giờ hợp tác.
Nhưng rồi, Đan Thiềm xuất hiện: sắc đẹp, lời ngon tiếng ngọt và sự tôn
kính của Đan Thiềm đã làm cho Vũ xiêu lòng và bằng lòng xây Cửu Đài.
Cái oái oăm là ở đó, và mầm mống bi kịch của Vũ Như Tô cũng là ở đó.
Theo đó, ý nghĩa biểu tượng thâm trầm của Cửu Trùng Đài được xác lập
trên nhiều mối quan hệ. Với Vũ Như Tô, Cửu Trùng Đài hiện thân cho
“mộng lớn”. Với Đan Thiềm, Cửu Trùng Đài hiện thân cho niềm kiêu
hãnh nước nhà. Với Lê Tương Dực, Cửu Trùng Đài là quyền lực và ăn
chơi. Với dân chúng, Cửu Trùng Đài là món nợ mồ hôi, xương máu,… từ
đó bi kịch đã đến với Vũ Như Tô.
Vì quá đam mê thi thố tài năng Vũ Như Tô nào có hiểu được sâu xa, trên
thực tế, Cửu Trùng Đài đã xây dựng bằng mồ hôi xương máu của nhân
dân và nếu được hoàn thành thì nó cũng chỉ là nơi ăn chơi xa xỉ, sa đoạ
của vua chúa, giống như công trình kiến trúc “Vạn Niên” của triều đình
Nguyễn sau này : “Vạn niên là vạn niên nào? Thành xây xương lính, hào
đào máu dân”. Như vậy, Vũ Như Tô đã sai lầm khi lợi dụng quyền lực

của bạo chúa để thực hiện khát vọng nghệ thuật của mình. Chỉ đứng trên
lập trường nghệ sĩ thuần tuý nên đã vô hình chung, trở thành kẻ đối
nghịch với nhân dân, gây đau khổ cho nhân dân. Để xây dựng Cửu đài,
triều đình đã ra lệnh tăng sưu thuế, bắt thêm thợ giỏi, tróc nã, hành hạ
những người chống đối. Dân căm phẫn vua làm cho dân cùng nước kiệt;
thợ oán Vũ vì nhiều người chết vì tai nạn, vì ông cho chém những kẻ bỏ
trốn. Vì thế cho nên nhân dân căm giận bạo chúa, đồng thời cũng oán
trách, nguyền rủa, thậm chí là oán hận kiến trúc sư đầy tài năng Vũ Như
Tô và cuối cùng đã giết chết cả tên hôn quan bạo chúa Lê Tương Dực lẫn
Vũ Như Tô, đốt cháy cả Cửu Trùng Đài.
Mâu thuẫn đỉnh điểm được giải quyết bằng vũ lực. Trịnh Duy Sản cầm
đầu bọn phản nghịch đã náo loạn kinh thành. Chúng tìm Lê Tương Dực
và giết chết tên hôn quân ấy. Chúng đốt phá Cửu trùng đài, chúng tìm Vũ
Như Tô để rửa hận. Nhưng Vũ đúng là một nhân vật bi kịch. Ông không
thể nào trả lời câu hỏi “xây dựng Cửu Trùng Đài là đúng hay sai, là có
công hay có tội?. Thật đau đớn thay, bi kịch thay cho đến khi cuộc nổi
loạn nổ ra, Đan Thiềm mặt cắt không còn hột máu, hốt hoảng đến báo
cho Vũ Như Tô, nếu không chạy trốn thì ông sẽ bị giết, nhưng Vũ Như
Tô vẫn không chịu đi và vẫn day dứt một câu hỏi: “Tôi có tội gì? Tôi làm
gì nên tội? Làm gì phải trốn?”. Thậm chí Vũ Như Tô còn khẳng định “
Bà không nên lo cho tôi. Tôi không trốn đâu. Người quân tử không bao
giờ sợ chết. Mà vạn nhất có chết, thì cũng để cho mọi người biết rằng
công việc mình làm chính đại quang minh. Tôi sống với Cửu Trùng Đài,
chết cũng với Cửu Trùng Đài. Tôi không thể xa Cửu Trùng Đài một
bước. Hồn tôi để cả đây!”. Khi được Đan Thiềm giục giã chạy trốn bởi
nguy hiểm cận kề, Vũ Như Tô còn “Ngây thơ” : “Họ tìm tôi nhưng có lý
gì họ giết tôi. Tôi có gây oán gây thù gì với ai”. Câu nói thể hiện sự bảo
thủ và có phần mê muội. Ngay cả khi bị bắt Vũ vẫn không tin là sự thật,
vẫn vĩnh biệt Đan Thiềm “đời ta chưa tận, mệnh ta chưa cùng. Ta sẽ xây
một đài vĩ đại để tạ lòng tri kỷ”. Khi bị quân sĩ vả vào miệng Vũ vẫn

không ngừng nói về Cửu đài: “…vài năm nữa, Đài cửu trùng sẽ hoàn
thành, cao cả, huy hoàng giữa cõi trần lao lực, có một cảnh Bồng Lai”.
Đến chết vẫn hi vọng sẽ thuyết phục được An Hoà Hầu, một kẻ cầm đầu
một phe nổi loạn, song sự thực đã diễn ra một cách phũ phàng tàn nhẫn,
không như ảo tưởng của Vũ Như Tô. An Hoà Hầu đã cho quân đốt phá
kinh thành, đốt phá cả Cửu trùng đài. Cửu Trùng đài tan thành tro bụi.
Tất cả chỉ là ảo vọng. Đan Thiềm và Vũ bị bắt, Cửu Trùng Đài bị thiêu
huỷ thì Vũ mới bừng tỉnh, ngửa mặt lên trời mà cất lên tiếng than ai oán
tuỵệt vọng “Đốt thực rồi! Ôi đảng ác! Trời ơi! Phú cho ta cái tài để làm
gì. Ôi mộng lớn! Ôi Đan Thiềm! Ôi Cửu Trùng Đài! Thôi thế là hết! Dẫn
ta đến pháp trường”. Trong tiếng kêu than ấy, tiếng “Đan Thiềm, mộng
lớn Cửu Trùng Đài” dồn dập vang lên hoà nhập vào nhau thành khúc ca
bi tráng, ai oán, đầy tiếc thương. Đó chính là âm hưởng chủ đạo của đoạn
trích “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài”. Vậy là cuối cùng Vũ Như Tô cũng đã
phải trả giá cho chính hành động của mình. Cái chết của người nghệ sĩ
vừa đáng thương lại vừa đáng giận.
Là một nghệ sĩ đầy tài năng và giàu sáng tạo, Vũ Như Tô muốn khẳng
định tài năng của mình, muốn tô điểm cho đất nước, muốn làm đẹp cho
đời, nhưng khát vọng nghệ thuật và đam mê sáng tạo của ông đã đặt lầm
nơi lạc chốn, lạc điệu với thời thế, xa rời thực tế, nên đã phải trả giá bằng
chính sinh mệnh của bản thân và của cả công trình thấm đẫm mồ hôi tâm
não của mình. Người đọc, người xem thương người nghệ sĩ có tài có tâm,
đam mê nghệ thuật, khao khát sáng tạo, sẵn sàng hi sinh tất cả cho cái đẹp
nhưng xa rời thực tế, mà phải trả giá đắt bằng cả sinh mệnh và cả công
trình nghệ thuật đầy tâm huyết sáng tạo cuả mình
Đoạn trích nói riêng và vở kịch nói chung đã để lại giá trị nhân văn sâu
sắc rằng: “Không có cái đẹp tách rời cái chân cái thiện. Tác phẩm nghệ
thuật không thể chỉ mang cái đẹp thuần tuý, nó phải có mục đích chân
chính là phục vụ nhân dân, phục vụ cuộc đời. “Văn chương không chỉ là
văn chương mà thực chất là cuộc đời, cuộc đời là nơi xuất phát và là nơi

đi tới của văn chương”. Người nghệ sĩ phải có hoài bão lớn, có khát vọng
sáng tạo những công trình vĩ đại cho muôn đời, nhưng cũng biết xử lý
đúng đắn mối quan hệ giữa khát vọng đó với điều kiện thực tế cuộc sống
với đòi hỏi của muôn dân”. Một vấn đề đặt ra nữa là “Xã hội phải biết tạo
điều kiện sáng tạo cho các tài năng, vun đắp tài năng, quý trọng nâng niu
những giá trị nghệ thuật đích thực”.
Qua tấn bi kịch của người nghệ sĩ thiên tài Vũ Như Tô, Nguyễn Huy
Tưởng gợi những suy nghĩ sâu sắc về mối quan hệ giữa người nghệ sĩ với
hoạt động sáng tạo nghệ thuật và thực tế đời sống nhân dân. Vì vậy vấn
đề tác giả đặt ra ngày ấy, giờ đây bước sang thiên niên kỉ mới, nó vẫn còn
nguyên giá trị.

×