ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SAU ĐẠI HỌC
NGUYỄN ANH MINH
LƯỢNG GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
ĐỐI VỚI NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TẠI VIỆT NAM:
NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP NUÔI NGAO TẠI XÃ
GIAO XUÂN, HUYỆN GIAO THỦY, TỈNH NAM ĐỊNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Chuyên ngành: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Mã số: Chương trình đào tạo thí điểm
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Viết Thành
HÀ NỘI – 2014
LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được hoàn thành tại Khoa Sau đại học, Đại học Quốc
gia Hà Nội theo chương trình đào tạo Thạc sĩ chun ngành Biến đổi khí
hậu, Khóa 1 (2011-2013).
Trước hết, tơi xin cảm ơn PGS. TS. Phạm Văn Cự - Chủ tịch Hội
đồng chấm luận văn và các thành viên: TS. Bùi Đại Dũng (Phản biện 1),
TS. Ngô Đức Thành (Phản biện 2), GS.TS. Mai Trọng Nhuận (Ủy viên)
và TS. Nguyễn Bá Ngọc (Thư ký hội đồng) đã có những nhận xét, góp ý
vơ cùng xác đáng và q báu để tơi có thể hồn thiện luận văn của mình.
Trong quá trình học tập và thực hiện bản luận văn, tôi đã nhận được
sự quan tâm, giúp đỡ của Ban lãnh đạo và các thầy cô của Khoa Sau đại
học, Đại học Quốc gia Hà Nội cùng các bạn bè và đồng nghiệp. Nhân dịp
này, tôi xin trân trọng ghi nhận về sự giúp đỡ quý báu và hiệu quả đó.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Viết Thành là
người đã trực tiếp giúp đỡ và hướng dẫn tôi rất tận tình, định hướng cho
tơi trong suốt q trình thực hiện luận văn này.
Nhân dịp này tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Quỹ môi trường Đông
Nam Á (Economy and Environment Program for Southeast Asia –
EEPSEA) và Quỹ học bổng Sasakawa (thơng qua Đại học Quốc gia Hà
Nội) đã có những hỗ trợ về mặt tài chính giúp tơi hồn thiện luận văn.
Đặc biệt, tôi vô cùng biết ơn sự quan tâm của gia đình, đã ln có sự
động viên khích lệ kịp thời trong suốt quá trình học tập và công tác.
Sau cùng, tôi xin trân trọng ghi nhận sự giúp đỡ của các cán bộ tham
gia Đề tài “Lượng giá kinh tế do biến đổi khí hậu đối với thủy sản miền
Bắc và đề xuất giải pháp giảm thiểu thiệt hại do biến đổi khí hậu”
(Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội), Trung tâm Bảo tồn
sinh vật biển và Phát triển cộng đồng (MCD), ông Trần Văn Tùng – Phó
Chủ tịch Ủy ban xã Giao Xn, chủ hộ gia đình ni ngao tại địa bàn xã
Giao Xn - ơng Đỗ Văn Ngun, ơng Đồn Văn Hà cùng tất cả những
ai đã quan tâm, hỗ trợ tơi trong q trình học tập, nghiên cứu và thực hiện
luận văn này.
Hà Nội, tháng 8 năm 2014
Tác giả
Nguyễn Anh Minh
MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH VẼ
DANH MỤC BẢNG BIỂU
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ......................................................................................... 5
1.1. Tác động của biến đổi khí hậu đối với ni trồng thủy sản thế giới và Việt
Nam.............................................................................................................................. 5
1.1.1. Tác động của biến đổi khí hậu đối với ni trồng thủy sản thế giới ..............5
1.1.2. Tác động của biến đổi khí hậu đối với nuôi trồng thủy sản Việt Nam .........10
1.2. Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến tổn thất do biến đổi khí hậu đối
với ngành ni trồng thủy sản trên thế giới và Việt Nam .................................... 12
1.3. Phương pháp lượng giá tổn thất rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu ...... 13
1.3.1. Đánh giá rủi ro thiên tai liên quan biến đổi khí hậu ....................................14
1.3.2. Phương pháp lượng giá rủi ro do biến đổi khí hậu ......................................16
CHƯƠNG 2: ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU, PHƯƠNG PHÁP VÀ SỐ LIỆU ............ 18
2.1. Đặc điểm tình hình ni ngao xã Giao Xn, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam
Định ........................................................................................................................... 18
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy, tỉnh
Nam Định ................................................................................................................18
2.1.2. Nghề nuôi ngao xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định ..............21
2.1.2.1. Đặc điểm sinh học và kỹ thuật ni ngao ............................................21
2.1.2.2. Tình hình ni ngao xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định
...........................................................................................................................23
2.2. Phương pháp lượng giá tổn thất rủi ro do biến đổi khí hậu đối với ni
trồng thủy sản ........................................................................................................... 27
2.2.1. Xây dựng bài tốn .........................................................................................27
2.2.2. Phương pháp phân tích cây sự kiện..............................................................29
2.3. Số liệu dùng cho lượng giá tổn thất rủi ro do biến đổi khí hậu đối với nghề
ni ngao xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định ............................... 30
2.3.1. Khảo sát hộ gia đình .....................................................................................30
2.3.2. Thảo luận nhóm ............................................................................................30
2.3.3. Phỏng vấn sâu...............................................................................................30
2.3.4. Số liệu thứ cấp và các kết quả của mơ hình .................................................31
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................. 32
3.1. Tác động của biến đổi khí hậu tới nghề nuôi ngao xã Giao Xuân, huyện
Giao Thủy, tỉnh Nam Định những năm gần đây ................................................... 32
3.1.1. Xu thế biến đổi một số yếu tố khí hậu chính của tỉnh Nam Định trong 20
năm qua...................................................................................................................32
3.1.1.1. Nhiệt độ: ...............................................................................................32
3.1.1.2. Lượng mưa: ..........................................................................................33
3.1.1.3. Độ ẩm ...................................................................................................34
3.1.1.4. Lượng giờ nắng ....................................................................................35
3.1.2. Các hiện tượng thời tiết bất thường đã xảy ra và thiệt hại đối với tỉnh Nam
Định .........................................................................................................................36
3.1.2.1. Bão, lũ ...................................................................................................36
3.1.2.2. Thay đổi triểu cường ............................................................................38
3.1.2.3. Nắng nóng kéo dài ................................................................................39
3.1.3. Tác động của biến đổi khí hậu đối với nghề ni ngao xã Giao Xuân, huyện
Giao Thủy, tỉnh Nam Định......................................................................................39
3.2. Lượng giá tổn thất rủi ro do biến đổi khí hậu đối với nghề nuôi ngao xã
Giao Xuân, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định ...................................................... 43
3.3.1. Lượng giá tổn thất do thay đổi nhiệt độ trong bối cảnh biến đổi khí hậu tác
động tới sản lượng nuôi ngao .................................................................................44
3.3.2. Tổn thất do bão đối với cơ sở vật chất nghề nuôi ngao trong bối cảnh biến
đổi khí hậu ..............................................................................................................50
3.4. Khuyến nghị các biện pháp thích ứng đối với nghề ni ngao xã Giao
Xuân, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định ............................................................... 50
3.4.1. Khuyến nghị các biện pháp thích ứng đối với ni ngao giống và nuôi
thương phẩm ...........................................................................................................50
3.4.2. Thách thức khi thực hiện các biện pháp thích ứng cho nghề ni ngao xã
Giao Xuân, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định .......................................................54
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 56
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... 57
PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 60
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Ảnh vệ tinh chụp Khu vực Rừng Quốc gia Xuân Thủy (2007) ..............18
Hình 2.1. Thiệt hại tiềm tàng đối với nghề ni ngao ..............................................27
Hình 2.2. Mối tương quan giữa mức độ thiệt hại và xác suất xảy ra các kịch bản
trong đánh giá rủi ro ...................................................................................................28
Hình 2.3. Cây sự kiện hình thành sóng thần khi có dịch chuyển địa chất .............29
Hình 3.1. Biểu đồ Nhiệt độ trung bình năm khu vực Nam Định giai đoạn 1990-2009
.......................................................................................................................................32
Hình 3.2. Biểu đồ tổng lượng mưa trung bình năm khu vực Nam Định................34
giai đoạn 1990-2009 .....................................................................................................34
Hình 3.3. Biểu đồ độ ẩm trung bình khu vực Nam Định giai đoạn 1990-2009 ......35
Hình 3.4. Biểu đồ tổng số giờ nắng TB năm khu vực Nam Định giai đoạn 19902009 ...............................................................................................................................36
Hình 3.5. Nhiệt độ thích hợp cho sự tăng trưởng của ngao theo hàm của nhiệt độ
nước và kích thước ngao .............................................................................................47
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Các hình thức tác động trực tiếp do biến đổi khí hậu đối với ni trồng
thủy sản ...........................................................................................................................8
Bảng 1.2. Lượng mưa trung bình tháng và năm tại trạm Nam Định.....................19
Bảng 1.3. Nhiệt độ trung bình tháng và năm tại Nam Định ....................................20
Bảng 3.1. Thời gian nuôi ngao và các hiện tượng tự nhiên .....................................40
Bảng 3.2. Các hiện tượng thời tiết cực đoan và thiên tai xảy ra tại huyện Giao
Thủy những năm gần đây ...........................................................................................42
Bảng 3.3. Ma trận kịch bản thay đổi nhiệt độ khu vực đồng bằng sông Hồng năm 2030
.......................................................................................................................................45
Bảng 3.4. Các kịch bản thay đổi nhiệt độ và xác suất tại khu vực Đồng bằng sông
Hồng năm 2030 dựa trên số liệu của dự án Dự tính khí hậu tương lai với độ phân
giải cao cho Việt Nam ..................................................................................................46
Bảng 3.5. Môi tương quan phù hợp giữa nhiệt độ môi trường nước và sự tăng
trưởng của ngao ...........................................................................................................47
Bảng 3.6. Thiệt hại tiềm tàng do nhiệt độ tăng đối với nghề nuôi ngao xã Giao
Xuân năm 2030 đối với các nhóm kịch bản A1B, B1, A2 ........................................49
Bảng 3.7. Giá trị E giai đoạn 2010 - 2030 ..................................................................49
Bảng 3.8. Đề xuất các biện pháp thích ứng đối với nghề nuôi ngao xã Giao Xuân,
huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định ..............................................................................52
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nhiều nhà khoa học trên thế giới đã cho rằng: biến đổi khí hậu là nguy cơ tồn
cầu trầm trọng và cần được đối phó khẩn cấp. Báo cáo Stern 2006 đã khẳng định biến
đổi khí hậu sẽ tác động tới những yếu tố cơ bản của đời sống con người trên phạm vi
toàn cầu: nguồn nước, an ninh lương thực, sức khỏe và môi trường. Cũng trong báo
cáo này, Stern đã dự tính rằng nếu chúng ta khơng hành động, tổng chi phí và rủi ro do
biến đổi khí hậu gây ra, tương đương với thiệt hại mỗi năm ít nhất là 5% GDP toàn cầu
kể từ nay trở đi. Nếu xét đến rủi ro và tác động với biên độ rộng hơn thì thiệt hại (hàng
năm) được ước tính là 20% GDP hoặc lớn hơn.
Việt Nam, với đường bờ biển dài (khoảng 3.260 km) và mật độ dân số cao tập
trung ở vùng ven biển, được đánh giá là có mức độ dễ bị tổn thương cao đối với các
rủi ro do dao động thời tiết và biến đổi khí hậu (World Bank, 2007). Việt Nam cũng
đứng thứ 6 trong bảng xếp hạng toàn cầu chỉ số rủi ro do biến đổi khí hậu (CRI) giai
đoạn 1991-2010 (Harmeling, 2012). Theo các kịch bản về biến đổi khí hậu cho Việt
Nam của Bộ Tài nguyên Môi trường 2009), đến cuối thế kỷ 21, khí hậu trên tất cả các
vùng của Việt Nam sẽ có nhiều thay đổi, tổng lượng mưa năm và lượng mưa mùa mưa
tăng trong khi lượng mưa mùa khơ lại giảm. Ngồi ra, mực nước biển sẽ dâng lên
khoảng 75cm so với trung bình thời kỳ 1980 – 1999. Thủy sản là ngành kinh tế quan
trọng, tổng giá trị ước đạt 99.432 tỷ đồng năm 2011, đóng góp khoảng 3,92% GDP cả
nước (Tạp chí thương mại thủy sản, 2012). Trong các hoạt động sản xuất của con
người, lĩnh vực thủy sản được xác nhận là ít đóng góp nhất vào việc thúc đẩy sự biến
đổi khí hậu của trái đất. Thế nhưng thủy sản lại là lĩnh vực chịu ảnh hưởng nhiều nhất
của biến đổi khí hậu (Williams L., 2010). Quả thật, với hơn 4 triệu lao động trực tiếp
và gián tiếp tham gia hoạt động sản xuất thủy sản (FAO, 2008), chủ yếu sống ở khu
vực ven biển, ngành thủy sản Việt Nam rất dễ bị tổn thương bởi các tai biến thiên
nhiên và nước biển dâng do biến đổi khí hậu gây ra. Theo đánh giá mới nhất của Tổ
chức DARA quốc tế phối hợp với Diễn đàn các nước dễ bị tổn thương do biến đổi khí
hậu (CVF) thực hiện trong khn khổ Chương trình Sáng kiến về Tính dễ Tổn thương,
Việt Nam đứng đầu trong danh sách các nước có mức thiệt hại ngành thủy sản do biến
đổi khí hậu ở mức nguy cấp, tức là mức báo động đỏ, khoảng 1,5 tỷ USD năm 2010 và
1
mức thiệt hại này sẽ tăng tới 25 tỷ USD vào năm 2030. Cùng với những khó khăn
ngày càng lớn của ngành thủy sản như suy giảm nguồn lợi, ô nhiễm môi trường sinh
thái, thiếu nguồn nước ngọt cho nuôi trồng thủy sản nội địa và ven biển, nhu cầu ngày
càng tăng của cộng đồng ngư dân trong sử dụng nguồn lợi thủy sản và áp lực sử dụng
tổng hợp tài nguyên mặt nước…, biến đổi khí hậu đang đặt thêm một gánh nặng phải
giải quyết nhằm thực hiện mục tiêu phát triển thủy sản bền vững (Nguyễn Việt Nam
và cs, 2010).
Ngày 02/12/2008, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký Quyết định
số158/QĐ-TTg phê duyệt "Chương trình mục tiêu Quốc gia ứng phó với biến đổi khí
hậu”. Chín nhóm nhiệm vụ và giải pháp đã đươc xác định, đó là: (i) Đánh giá mức độ
và tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) ở Việt Nam; (ii) Xác định giải pháp ứng
phó với BĐKH; (iii) Xây dựng chương trình khoa học công nghệ về BĐKH; (iv) Tăng
cường năng lưc tổ chức, thể chế, chính sách về BĐKH; (v) Nâng cao nhận thức và
phát triển nguồn nhân lực; (vi) Tăng cường hợp tác quốc tế; (vii) Tích hợp vấn đề
BĐKH vào các chiến lược, chương trình, quy hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH, phát
triển ngành và địa phương; (viii) Xây dựng kế hoạch hành động của các bộ, ngành, địa
phương ứng phó với BĐKH, (ix) Xây dựng và triển khai các dự án của chương trình.
Trong chín nhóm giải pháp trên, giải pháp đánh giá mức độ và tác động của
BĐKH được đưa lên hàng đầu và nhiệm vụ này cần được triển khai đồng bộ, cụ thể
thành kế hoạch hành động của các ngành và địa phương. Như vậy, nhiệm vụ trọng tâm
trước mắt đối với nghề nuôi trồng thủy sản nói chung là phải dự tính được những tổn
thất do biến đổi khí hậu trong tương lai nhằm giúp các nhà hoạch định chính sách, các
cán bộ hoạt động cộng đồng của các tổ chức phi chính phủ cùng cộng đồng địa
phương đưa ra những biện pháp thích ứng phù hợp cho người dân địa phương, giúp
các ngư dân có thể giảm thiểu những rủi ro có thể xảy ra.
2. Khái quát đặc điểm đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Nghề nuôi ngao, cũng tương tự các nghề nuôi trồng thủy sản khác ở vùng ven
biển, phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện môi trường tự nhiên như các hiện tượng thời
tiết cực đoan (bão, áp thấp nhiệt đới), độ mặn của nước, mưa và sự thay đổi nhiệt độ
(MCD, 2009). Trong những năm qua, hiện tượng ngao chết hàng loạt do bão hoặc do
cường độ mưa lớn làm cho nồng độ muối giảm đi trong một thời gian ngắn ở một số
tỉnh như Nam Định, Thái Bình, Hải Phịng, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Sóc Trăng… là một
2
minh chứng cho thấy biến đổi khí hậu đã và đang tác động tới ngành ni trồng thủy
sản nói chung và ni ngao thương phẩm nói riêng. Hiện nay, ở khu vực miền Bắc,
ngao Giao Thủy, tỉnh Nam Định đã trở thành một thương hiệu nổi tiếng và từ nhiều
năm nay, nghề này đã tạo việc làm thường xuyên và thu nhập ổn định cho hơn lao
động trong khu vực. Ðến năm 2012, Giao Thủy đã có vùng ni ngao rộng khoảng
1.500 ha, chiếm gần 30% diện tích ni trồng thủy sản nước mặn lợ, tạo việc làm,
thu nhập ổn định cho 3.000 lao động thường xuyên và hàng chục nghìn lao động thời
vụ. "Ngao Giao Thủy" chiếm hơn 44% sản lượng ngao thương phẩm của các tỉnh ven
biển phía bắc (Tổng cục thống kê, 2012), trong đó, Giao Xuân được xem là "vựa
ngao" lớn nhất.
3. Dự kiến những đóng góp của đề tài
Đề tài nghiên cứu “Lượng giá tác động của biến đổi khí hậu đối với ni trồng
thủy sản tại Việt Nam: Nghiên cứu trường hợp nuôi ngao tại xã Giao Xuân, huyện
Giao Thủy, tỉnh Nam Định” là cần thiết nhằm hạn chế đến mức thấp nhất tác động
tiêu cực do biến đổi khí hậu gây ra đối với ngành ni trồng thủy sản tại Việt Nam nói
chung và nghề ni ngao tại xã Giao Xn nói riêng.
Nghiên cứu này sẽ góp phần nâng cao nhận thức của chính quyền và người dân
địa phương về biến đổi khí hậu nói chung và các tổn thất có thể xảy ra do biến đổi khí
hậu; giúp họ chuẩn bị tốt cho việc xây dựng chiến lược ứng phó với biến đổi khí hậu
tại địa phương; đồng thời đóng góp cho Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với
Biến đổi khí hậu của Chính phủ Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong luận văn này, tác giả đã áp dụng phương pháp tiếp cận coi môi trường
cung cấp dịch vụ như một hàng hóa cơng cộng và rất nhiều dịch vụ mơi trường chịu
tác động của các yếu tố bên ngồi như biến đổi khí hậu. Theo đó, phương pháp lượng
giá tổn thất của ICG (Trung tâm quốc tế về tai biến địa chất, Na Uy) được áp dụng
cùng với công thức về khả năng tổn thất do một hoặc một loại các tai biến thiên nhiên.
3
5. Bố cục luận văn
Cấu trúc luận văn gồm 3 chương chính như sau:
Chương 1: Tổng quan (tổng quan về tác động của BDKH đối với thủy sản nói
chung và ngành ni trồng thủy sản tại Việt Nam nói riêng, các đề tài nghiên cứu có
liên quan và sự cần thiết của đề tài nghiên cứu cũng như lý do lựa chọn khu vực và đối
tượng nghiên cứu; Phương pháp lượng giá tổn thất do thiên tai nói chung, đối với ni
trồng nói riêng và phương pháp lượng giá tổn thất với nuôi trồng thủy sản được sử
dụng trong đề tài);
Chương 2: Địa bàn nghiên cứu, phương pháp và số liệu (Mô tả tổng quan về khu
vực nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu: nghề nuôi ngao xã Giao Xuân, huyện Giao
Thủy, tỉnh Nam Định; mô tả cách thức thu thập, nội dung thu thập, các biểu số liệu đã
thu thập được….);
Chương 3: Kết quả và thảo luận (Lượng giá tổn thất do biến đổi khí hậu đối với
nghề ni ngao xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định; Đề xuất giải pháp
ứng phó với biến đổi khí hậu cho nghề nuôi ngao giống và ngao thương phẩm xã Giao
Xuân, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định đồng thời nêu các khó khăn có thể sẽ gặp phải
khi thực hiện các biện pháp thích ứng nói trên).
4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Tác động của biến đổi khí hậu đối với nuôi trồng thủy sản thế giới và Việt Nam
1.1.1. Tác động của biến đổi khí hậu đối với nuôi trồng thủy sản thế giới
Nuôi trồng và đánh bắt thủy sản đóng góp đáng kể đối với an ninh lương thực và
sinh kế nhưng cũng phụ thuộc rất nhiều vào hệ sinh thái biển, tuy nhiên, thực tế này ít
được quan tâm. Thật vậy, các lồi cá cung cấp nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng cho 3 tỷ
người trên trái đất và ít nhất 50% lượng đạm và khoáng chất từ động vật cho 400 triệu
người ở các nước nghèo nhất trên thế giới. Hơn 500 triệu người ở các nước đang phát
triển đang phải sống phụ thuộc, một cách trực tiếp hay gián tiếp vào nuôi trồng và
đánh bắt thủy sản cho sinh kế của họ. Các sản phẩm về cá cũng là mặt hàng lương thực
có giá trị thương mại lớn nhất thế giới chiến hơm 37% giá trị thương mại trên toàn thế
giới (FAO, 2008). Theo số liệu của Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc (FAO),
thủy sản hiện đang là mặt hàng thực phẩm được tiêu thụ mạnh nhất với khoảng 102 tỉ
đô la năm 2008. Cũng theo số liệu của FAO thì từ nay cho đến năm 2015, tiêu thụ thủy
sản tính theo đầu người trên toàn cầu sẽ tăng trưởng khoảng 0,8%/năm, tổng nhu cầu
thủy sản và các sản phẩm thủy sản sẽ tăng khoảng 2,1%/năm.
Biến đổi khí hậu tồn cầu đang ngày càng ảnh hưởng lớn đến lĩnh vực NTTS,
trong đó nhiệt độ đóng vai trị quan trọng trong q trình sinh trưởng, phát triển của
sinh vật nói chung và các lồi ni trồng thuỷ sản nói riêng. Hiện tượng nắng nóng đã
làm cho nhiệt độ nước tăng lên quá ngưỡng chịu đựng của nhiều loài thủy sinh. Thay
đổi nhiệt độ cịn là điều kiện phát sinh của nhiều lồi dịch bệnh xảy ra cho các lồi
ni. Nhiệt độ tăng cao làm cho sức khỏe của các lồi ni, mơi trường nước bị xấu đi,
là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các loài sinh vật gây hại (FAO, 2008).
Theo báo cáo của Tổ chức Nông lương thế giới FAO năm 2008, biến đổi khí hậu
tồn cầu có thể tác động tiêu cực lẫn tích cực lên ngành ni trồng thủy sản do các tác
động trực tiếp cũng như gián tiếp lên các nguồn lực tự nhiên phục vụ ngành ni trồng
thủy sản, có thể kể ra như nước, đất, giống, thức ăn và năng lượng. Hoạt động đánh bắt
thủy sản cung cấp một lượng đáng kể đầu vào về con giống và thức ăn cho nuôi trồng
thủy sản và đến lượt mình, lĩnh vực này lại tác động tới năng suất và khả năng sinh lợi
của hệ thống ni trồng thủy sản (FAO, 2008). Tính dễ bị tổn thương của cộng đồng
5
nuôi trồng thủy sản là do sự phụ thuộc vào các nguồn lực tự nhiên cũng như sự phơi
lộ trước các hiện tượng thời tiết cực đoan.
Báo cáo của FAO năm 2008 cũng chỉ ra rằng những biến đổi về thời tiết có thể
làm tăng áp lực đối với trữ lượng thủy sản. Biến đổi khí hậu khơng chỉ ảnh hưởng tới
năng suất mà con làm tăng tính dễ bị tổn thương trước các bệnh truyền nhiễm, làm
tăng rủi ro và giảm doanh thu cho các nông hộ.
Nhiệt độ nước bề mặt đại dương tăng cùng với hiện tượng axit hóa đại dương tác
động mạnh mẽ tới hệ sinh thái biển. Biến đổi khí hậu đang làm thay đổi sự phân bố
các lồi cá và năng suất ni trồng các loài nước ngọt cũng như nước mặn. Điều này
ảnh hưởng tới tính bền vững của ni trồng và đánh bắt thủy sản cũng như sinh kế của
các cộng đồng sống bằng nghề này, đồng thời tác động tới khả năng bắt và thu giữ các
bon của đại dương (Harley, 2006).
Hiện tượng axit hóa đại dương gây ảnh hưởng khơng tốt tới các lồi sinh vật biển
như tơm, hàu hay rạn san hô để tạo nên lớp vỏ của chúng – q trình này được gọi là
canxi hóa. Điều này ảnh hưởng tới toàn bộ lưới thức ăn dưới đại dương. Ngoài ra, dân
cư ven biển và sống bằng nghề cá cũng như các nước xuất khẩu thủy sản đặc biệt dễ bị
tổn thương trước biến đổi khí hậu. (Soheila khoshnevis Yazdi, 2010). Các cộng đồng
NTTS ở Bangladesh không chỉ chịu tác động của hiện tượng nước biển dâng mà còn
chịu ảnh hưởng của lũ lụt và sự gia tăng của các cơn bão. Cộng đồng sống phụ thuộc
vào sông Cửu Long sản xuất hơn 1 triệu tấn các basa mỗi năm và sinh kế cũng như sản
lượng cá đang phải đương đầu với hiện tượng xâm nhập mặn do nước biển dâng. Một
số mơ hình khí hậu chỉ ra rằng sản lượng cá tồn cầu có thể tăng dưới 10% vào năm
2090 có thể coi là một tác động tích cực của BĐKH.
Sena S. De Silva và Doris Soto trong nghiên cứu “Biến đổi khí hậu và ni trồng
thủy sản: các tác động tiềm tàng, thích ứng và giảm thiểu” (2009) đã nêu rằng nóng lên
tồn cầu sẽ là yếu tố biến đổi khí hậu chính tác động lên ngành nuôi trồng thủy sản, và
điều này dẫn tới nhiệt độ nước bề mặt tăng. Theo dự tính, điều này sẽ thấy rõ ở các
khu vực nước lạnh và ảnh hưởng tới việc nuôi trồng thủy sản tại của vùng ôn đới, như
cá hồi và các loài thân mềm. Hiện tượng ấm lên tồn cầu cũng có thể khiến cho các
lồi tảo độc sinh trưởng nhiều hơn và làm gia tăng các độc tố đặc biệt gây hại cho việc
nuôi trồng các lồi thân mềm. Tuy nhiên, cũng có những ảnh hưởng tích cực do hiện
tượng ấm lên tồn cầu, đó là nhiệt độ tăng sẽ làm tăng khả năng sinh trưởng của quần
6
thể vật ni và tăng sản lượng nói chung đặc biệt ở khu vực nhiệt đới và á nhiệt đới
(Soto, 2009)
Theo báo cáo “Tác động của Biến đổi khí hậu lên NTTS toàn cầu: một viễn cảnh
toàn cầu” của DFID cũng đã chỉ ra rằng: gió và sóng mạnh có thể phá hủy cơ sở hạ
tầng NTTS như việc nuôi các lồi sị hến, tơm cua và các lồi cá có vây trên lồng, bè
và điều này sẽ làm giảm sản lượng cũng như phá hủy các trang thiết bị hỗ trợ. Hiện
tượng ngập lụt ở khu vực duyên hải cũng sẽ trở nên trầm trọng hơn ở các vùng thấp/
trũng – khu vực thích hợp cho ni trồng một số lồi nước lợ như tơm. Ảnh hưởng của
bão và áp thấp nhiệt đới lên NTTS cũng sẽ trở nên khắc nghiệt hơn tại đối với NTTS
nước mặn và nước lợ, và các ngành này thường mang lại lợi nhuận cao gây ra thiệt hại
lớn về kinh tế.
Leo William và Antonio Rota trong báo cáo “Tác động của Biến đổi khí hậu đối
với nghề cá và thủy sản ở các nước đang phát triển và cơ hội thích ứng” cũng nhấn
mạnh rằng biến đổi khí hậu ảnh hưởng rõ rệt tới nuôi trồng và đánh bắt thủy sản. Ở các
vùng vĩ độ thấp, ảnh hưởng tiêu cực có xu hướng lớn hơn đối với đánh bắt, phá hủy hệ
sinh thái quan trọng như rạn san hô, rừng ngập mặn, làm giảm trữ lượng cá do nhiệt độ
nước bề mặt tăng đồng và góp phần giảm năng suất. Điều ảnh ảnh hưởng mạnh mẽ tới
an ninh lương thực và việc làm ở những khu vực sống phụ thuộc vào nghề cá
(Williams L., 2010)
Nghiên cứu “Thích ứng với biến đổi khí hậu của ngành cơng nghiệp ni hàu của
Úc: phân tích và thực thi chính sách” của Peat Leith và Marcus Haward năm 2010
cũng đã chỉ ra rằng biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng tới nghề nuôi hàu theo nhiều hướng
khác nhau ở các khu vực khác nhau có thể kể ra như sự mạnh lên của dịng hải lưu
Đơng Úc, thay đổi lượng mưa, thay đổi tần suất của các đợt nắng nóng, nước biển
dâng và hiện tượng axit hóa đại dương (Leith, 2010).
Nhóm nghiên cứu của Donata Melaku Canu, Viện nghiên cứu quốc gia về đại
dương và địa vật lý Ý cũng đưa ra nhận định: vào cuối thế kỷ 21, theo kịch bản A2 của
IPCC, nhiệt độ có nguy cơ tăng lên 4oC sẽ khiến giảm sản lượng của nghề nuôi ngao
khu vực phá Venice do thay đổi về chất dinh dưỡng có trong nước (Canu, 2010).
Các nghiên cứu của NOAA cũng chỉ ra rằng độ pH nước biển cũng giảm 0,02/
thập kỷ trong 30 năm qua và độ axit của đại dương cũng tăng 30% kể từ khi cách
mạng cơng nghiệp diễn ra. Các lồi kiến tạo vỏ từ canxi như hàu, ngao rất nhạy cảm
7
đối với sự thay đổi này, đặc biệt khi còn sống. Chỉ một sự thay đổi nhỏ về độ pH cũng
dẫn tới sự thay đổi lớn trong cơ thể.
Dưới đây là bảng tóm tắt những tác động trực tiếp của biến đổi khí hậu lên ni
trồng và đánh bắt thủy sản theo Trung tâm nghề cá thế giới (World Fish Center WFC, 2007)
Bảng 1.1. Các hình thức tác động trực tiếp do biến đổi khí hậu đối với ni trồng
thủy sản
Tác động đối với nuôi trồng
Tác động sinh lý
Tác nhân
thủy sản
Sự phát triển của các loài tảo độc; Giảm
lượng oxi hòa tan; Gia tăng các dịch Thay đổi cơ sở hạ tầng và chi phí
bệnh; Thay đổi hệ sinh thái; Thay đổi vận hành .
thành phần các sinh vật phù du.
Mùa sinh trưởng dài hơn; Tỷ lệ tử vong
tự nhiên giảm vào mùa đông; Tăng khả
năng trao đổi chất và tỷ lệ tăng trưởng.
Thay
Nhiều khả năng sẽ tăng sản
lượng và lợi nhuận
Nhiều khả năng sẽ mang lại lợi
đổi
của
nhiệt Tăng năng suất ban đầu.
nhuận nhưng đánh đổi lại là sự
độ
nước
thay đổi thành phần các loài.
biển bề mặt
Thay đổi thời gian và khả năng di cư, đẻ
trứng và trưởng thành cũng như tỷ lệ
giới tính.
Thay đổi địa điểm và kích cỡ các khu
vực thích hợp cho từng lồi.
Ảnh hưởng tới khả năng cung
cấp con giống.
Ảnh hưởng tích cực và tiêu cực.
Nguy hiểm với các rạn san hô là nơi cư Các mối nguy hại từ sóng biển
trú của nhiều lồi đồng thời bảo vệ bờ ảnh hưởng tới cơ sở hạ tầng và lũ
biển khỏi các tác động của song.
lụt sẽ trầm trọng hơn.
Giảm các vùng đất thích hợp cho
Mất đất.
ni trồng thủy sản.
Thay đổi sự sinh trưởng, phân bố và cơ
Mực nước Thay đổi hệ thống cửa sơng
cấu các lồi và giống cho nuôi trồng.
biển dâng
Giảm lượng nước ngọt cho nuôi
Xâm nhập mặn vào nước ngầm.
trồng thủy sản và chuyển sang
các loài nước lợ.
8
Suy giảm giống trong nuôi trồng
Phá hủy các hệ sinh thái ven biển như
rừng ngập mặn.
thủy sản. Làm trầm trọng hơn sự
phơi lộ trước sóng biển và bão
ảnh hưởng tới nuôi trồng thủy
san trong đất liền.
Tăng khả năng trao đổi chất và tăng
trưởng, nếu nước có chất lượng tốt thì
sẽ giúp tăng lượng oxi hòa tan và lượng
thức ăn sẽ đủ cung cấp, nếu khơng thì sẽ
làm giảm lượng thức ăn và giảm khả
năng tăng trưởng. Nhiều khả năng sẽ
Có khả năng sẽ mang giúp tăng
lợi nhuận đặc biệt hệ thống ao
nuôi thâm canh và bán thâm
canh.
tăng năng suất ban đầu.
Tăng nhiệt Thay đổi về địa điểm và kích thước các
độ
trong
nước khu vực tiềm năng cho một số loài nhất Ảnh hưởng tích cực và tiêu cực.
đất định.
liền
Thay đổi các lồi ni trồng và
Giảm chất lượng nước, đặc biệt về khả có thể làm tăng nguy cơ mất mát
năng hịa tan oxi; Thay đổi về phạm vi do bệnh dịch (làm tăng chi phí
và sự sinh sơi của các độc tố, các loài ăn vận hành) đồng thời làm tăng chi
thịt và lồi cạnh tranh.
phí vốn cho các thiết bị sục khí
hoặc phải đào ao sâu hơn.
Thay đổi thời gian và khả năng di cư, đẻ Ảnh hưởng tới khả năng cung
trứng và trưởng thành.
cấp con giống.
Lượng nước dùng cho nuôi trồng giảm.
Thay đổi về Suy giảm chất lượng nước làm tăng tỷ Chi phí tăng do phải duy trì mức
giáng thủy lệ tử vong. Tăng sự cạnh tranh với các nước cần thiết trong ao, hồ.
và khả năng lĩnh vực khác cũng sử dụng nước. Thay Giảm khả năng sinh sản. Mâu
cung
cấp đổi và giảm khả năng cung cấp nước thuẫn với các ngành/ nghề khác.
nước
ngọt với nguy cơ hạn hán ngày càng Thay đổi các lồi ni trồng.
lớn.
Thay đổi vè Sóng mạnh triều cường do bão. Ngập Thiệt hại về trữ lượng vật nuôi
tần suất và/ lụt trong đất liền do lượng giáng thủy và có nguy cơ phá hủy hoặc
hoặc cường tăng. Độ mặn thay đổi. Xuất hiện bệnh giảm các trang thiết bị cho nuôi
độ của các dịch mới hoặc loài ăn thịt lọt vào khu trồng thủy sản.
9
cơn bão
vực nuôi trồng trong thời gian lũ lụt xảy
ra.
Suy giảm chất lượng nước và lượng
Hạn hán
nước cung cấp cho chăn nuôi.
Thiệt hại về trữ lượng vật nuôi
cũng như trữ lượng tự nhiên.
Tăng chi phí sản xuất. Mất cơ
Thay đổi độ mặn
hội do hạn chế về sản xuất.
(World Fish Center - WFC, 2007)
1.1.2. Tác động của biến đổi khí hậu đối với nuôi trồng thủy sản Việt Nam
Như đã đề cập ở trên, thủy sản là ngành ít đóng góp nhất vào sự thúc đẩy biến
đổi khí hậu tồn cầu nhưng lại là một trong những ngành chịu tác động nhiều nhất do
biến đổi khí hậu (Williams L., 2010). Cùng với những khó khăn ngày càng lớn của
ngành thủy sản như suy giảm nguồn lợi, ô nhiễm môi trường sinh thái, thiếu nguồn
nước ngọt cho nuôi trồng thủy sản nội địa và ven biển, nhu cầu ngày càng tăng của
cộng đồng ngư dân trong sử dụng nguồn lợi thủy sản và áp lực sử dụng tổng hợp tài
nguyên mặt nước…, biến đổi khí hậu đang đặt thêm một gánh nặng phải giải quyết
nhằm thực hiện mục tiêu phát triển thủy sản bền vững (Nguyễn V. N. et al, 2010)
Thật vậy, BĐKH không chỉ tác động tới môi trường thủy sinh trên biển, tới nền
kinh tế thủy sản nói chung mà cịn tác động trực tiếp đến mơi trường ni trồng thủy
sản (Nguyễn V.T., 2010).
- Hàm lượng ô xy trong nước giảm nhanh, làm chậm tốc độ sinh trưởng của thủy
sản, tạo điều kiện bất lợi cho các thủy sinh đã thích nghi với mơi trường thủy sản từ
trước đến nay, giảm lượng thức ăn của thủy sinh.
- Điều kiện thủy lý và thủy hóa có thể thay đổi, ảnh hưởng đến chất lượng sống
và tốc độ phát triển của thủy sinh.
- Mất nơi sinh sống thích hợp của một số loài thủy sản nước ngọt trong các rừng
ngập mặn. Ao hồ cạn kiệt trước thời kỳ thu hoạch, sản lượng ni trồng giảm đi rõ rệt.
Có thể kể ra các yếu tố biến đổi khí hậu có thể ảnh hưởng tới NTTS Việt Nam
như sau: (i) sự gia tăng nhiệt độ; (ii) nước biển dâng và xâm nhập mặn; (iii) lũ lụt, tiêu
thoát nước và sạt lở đất; (iv) bão và áp thấp nhiệt đới (Trương Q. H., 2011).
Theo báo cáo “Đánh giá tác động, tổn hại của Biến đổi khí hậu đến lĩnh vực thủy
sản và nghiên cứu, đề xuất các biện pháp thích ứng với Biến đổi khí hậu trong ngành
thủy sản Việt nam” (2009) của ThS. Nguyễn Quang Hùng và KS. Hồng Đình Chiểu,
10
các tác giả đã phân tích rõ các tác động của BĐKH đối với nghề nuôi trồng thủy sản ở
Việt Nam như sau:
Nhiệt độ tăng: thay đổi về nhiệt độ môi trường sống sẽ ảnh hưởng đáng kể tới sự
trao đổi chất, tốc độ phát triển, sự sinh sản và tái sản xuất theo mùa vụ của các sinh vật
sống trong mơi trường nước đó, đồng thời chúng sẽ dễ bị nhiễm bệnh và các loại độc
tố. Khi nhiệt độ tăng lên làm cho hàm lượng Ôxi trong nước trong giảm mạnh vào ban
đêm, do sự tiêu thụ quá Ôxi làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của lồi
ni, tơm cá có thể bị chết hoặc chậm lớn. Điều này dễ nhận thấy qua hiện tượng phù
dưỡng của các ao nuôi; cá nổi đầu vào buổi sáng trong các ao nuôi; thủy triều đỏ và
tảo chết hàng hoạt ở các vùng ven biển.
Lũ lụt: Đối với nghề nuôi thủy sản nước mặn nước lợ, độ mặn lại là yếu tố ảnh
hưởng rất lớn đến sinh trưởng và phát triển của lồi ni. Khi xảy ra mưa lớn, độ mặn
trong các ao nuôi giảm xuống đột ngột vượt ra khỏi ngưỡng chịu đựng làm cho tôm cá
bị sốc, chết hoặc chậm lớn. Lũ xảy ra còn làm cho độ mặn các vực nước gần bờ như
các cửa sông giảm xuống, nghề nuôi nhuyễn thể, tôm cá, rong đều bị ảnh hưởng
nghiêm trọng.
Giông bão: Bão và áp thấp nhiệt đới gây ra mưa to, gió lớn, sóng dữ dội có thể
tàn phá hồn tồn hệ thống đê bao của các ao ni, lồng bè trên biển, vì vậy tổn thất là
điều khó tránh khỏi. Sự tàn phá của bão và áp thấp nhiệt đới còn ảnh hưởng đến hệ
sinh thái của vùng nuôi – cần thời gian dài mới có thể phục hồi. So với sự thay đổi
nhiệt độ, bão và áp thấp nhiệt đới thường khó có thể dự đốn, ngược lại mức độ ảnh
hưởng của nó ảnh hưởng nghiêm trọng hơn rất nhiều.
Mực nước biển dâng: có những ảnh hưởng khá lớn đến nuôi trồng thủy sản
nhưng chủ yếu là nuôi trồng thủy sản ven biển và vùng cửa sông. Khi mực nước biển
dâng sẽ làm biến đổi cấu trúc hệ sinh thái, các vùng nuôi tôm cua ven rừng ngập mặn;
khu vực nuôi ngao trên bãi triều sẽ bị thu hẹp; khu vực nuôi lồng bè, nuôi hầu ở khu
vực cửa sông bị thu hẹp hoặc ảnh hưởng đến sinh trưởng của lồi ni.
Trong báo cáo “Kinh tế học thích ứng với Biến đổi khí hậu – Việt Nam” của
Ngân hàng thế giới năm 2010, các tác giả đã nêu rằng tác động trực tiếp của hiện
tượng mực nước biển dâng có thể đặc biệt trở nên quan trọng do lũ lụt ra tăng và hiện
tượng nhiễm mặt sẽ tác ảnh hưởng tới nuôi trồng thủy sản vùng duyên hải đặc biệt là ở
các ao, hồ ngay sát bãi biển. Bất kỳ sự tăng lên nào về cường độ và tần suất của các
11
hiện tượng thời tiết cực đoan như bão đều có thể ảnh hưởng tới ngành nuôi trồng thủy
sản do phá hủy các tài sản sử dụng trong sản xuất và cơ sở hạ tầng giao cần thiết để
giao thương trên thị trường (World Bank, 2010).
Theo đánh giá mới nhất của Tổ chức DARA quốc tế phối hợp với Diễn đàn các
nước dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu (CVF) thực hiện trong khn khổ Chương
trình Sáng kiến về Tính dễ Tổn thương năm 2012, Việt Nam đứng đầu trong danh sách
các nước có mức thiệt hại ngành thủy sản do biến đổi khí hậu ở mức nguy cấp, tức là
mức báo động đỏ, khoảng 1,5 tỷ USD năm 2010 và mức thiệt hại này sẽ tăng tới 25 tỷ
USD vào năm 2030 (DARA International & Climate Vulnerable Forum, 2012).
1.2. Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến tổn thất do biến đổi khí hậu đối với
ngành ni trồng thủy sản trên thế giới và Việt Nam
Như đã đề cập ở phần trên, thủy sản là một trong những ngành chịu ảnh hưởng
đáng kể do tác động của biến đổi khí hậu, đặc biệt là các nước có thu nhập trung
bình và thấp. Nghiên cứu của Allison (2008) đã cho thấy 33 nước có ngành thủy
sản dễ bị tổn thương nhất đối với tác động của biến đổi khí hậu chỉ đóng góp
khoảng 2,3% GDP tồn cầu, trong đó 22 nước nằm trong số những nước kém phát
triển nhất (Allison, 2008).
Nghiên cứu “Đánh giá tác động kinh tế của biến đổi khí hậu đối với ngành nơng
nghiệp Guyana” của Ủy ban Kinh tế châu Mỹ La-tinh và Ca-ri-bê năm 2011 sử dụng
hàm sản xuất gia tăng là khung cơ sở chung cho mơ hình tác động của BĐKH đối với
sản lượng nông nghiệp. Ưu điểm của nghiên cứu này là số liệu sẵn có: cụ thể ở đây,
các số liệu là số liệu tổng hợp của nhiều tiểu ngành được lựa chọn. Tuy nhiên, chuỗi
thời gian tương ứng không có đủ để với các vùng sản xuất hàng hóa liên quan tại
Guyana. Nhằm đánh giá tác động của biến đổi khí hậu, tác giả đã phân tích kiểm sốt
tác động về giá và các đầu vào nông nghiệp đặc trưng như khu vực thu hoạch, lao
động, máy móc, phân bón và thuốc trừ sâu. Ngồi ra, phương pháp kinh tế lượng cũng
được sử dụng trong nghiên cứu này cụ thể là phương pháp kiểm định giới hạn phân
phối trễ tự hồi quy (ARDL) và phương pháp kiểm định giới hạn sử dụng Wald hoặc Ftest chú trọng các mức độ trễ của biến. Ba kịch bản BAU, A2 và và B2 của IPCC
(2007) được sử dụng để dự tính tác động của biến đổi khí hậu đến năm 2050. Theo kết
quả của nghiên cứu, đối với lĩnh vực thủy sản, với kịch bản A2, ước tính thiệt hại đến
năm 2050 là từ 15 triệu USD (tỷ lệ trượt giá 4%) tới 34 triệu USD (tỷ lệ trượt giá 1%);
12
cịn đối với kịch bản B2, ước tính thiệt hại đến năm 2050 là từ 12 triệu USD (tỷ lệ
trượt giá 4%) tới 20 triệu USD (tỷ lệ trượt giá 1%). Kết quả này chủ yếu phản ánh mức
tăng hoặc giảm dự tính của lượng mưa lần lượt theo kịch bản khí hậu A2 và B2 của
IPCC (Economic Commission for Latin America and the Caribbean (ECLAC), 2011).
Phương pháp phân tích mơ hình cân bằng từng phần đã được sử dụng trong
nghiên cứu “Chi phí kinh tế của hiện tượng a xít hóa đại dương: một cái nhìn về tác
động đối với ni trồng động vật thân mềm tồn cầu” của Daiju Narita và cộng sự năm
2012. Nghiên cứu này ước tính chi phí kinh tế cho việc giảm sản lượng động vật thân
mềm do hiện tượng axit hóa đại dương trên khn khổ cân bằng từng phần. Với giả sử
có một cú sốc ngoại sinh, hiện tượng axit hóa làm tăng chi phí đơn vị sản lượng của
sản lượng thân mềm và làm dịch chuyển đường cung. Nhà sản xuất sẽ bù lại một phần
tổn thất doanh thu từ việc tăng giá đơn vị sản lượng bằng cách tăng giá. Kết quả là làm
điểm cân bằng dịch chuyển từ e sang e’ và từ đó tính tốn được tổn thất ròng đối với
nền kinh tế (Economic Commission for Latin America and the Caribbean (ECLAC),
2011). Tác giả đã sử dụng các số liệu thứ cấp của các tác giả khác (van Vuuren,
Gaffin) để chỉ ra được các quốc gia có doanh thu từ động vật thân mềm thay đổi cũng
như tính toán được tổn thất lợi nhuận của người sản xuất.
Tại Việt Nam, hiện chưa có nghiên cứu lượng giá tác động của biến đổi khí hậu
đối với thủy sản nói chung và đối với nghề ni ngao nói riêng theo các kịch bản của
biến đổi khí hậu ở khu vực miền Bắc (đồng bằng sơng Hồng). Tuy nhiên, đã có một số
nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đối với nuôi trồng thủy sản được thực hiện ở
miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long. Nghiên cứu của Kam và các cộng sự (2010)
ở đồng bằng sông Cửu Long cho thấy nếu khơng có giải pháp thích ứng, thu nhập của
các hộ ni cá tra có thể giảm 3 tỷ đồng/ha vào năm 2020 và các hộ nuôi tơm có thể
giảm 130 triệu đồng/ha vào năm 2020 và lên đến 950 triệu đồng/ha năm 2050. Chi phí
thích ứng biến đổi khí hậu trong ni tơm có thể sẽ tăng bao gồm các gia tăng chi phí
bơm nước và lấy nước, tại các đầm ni tơm có thể chiếm khoảng 2,4 tổng chi phí
hàng năm giai đoạn 2010-2050 (World Bank, 2010). Tuy vậy, nghiên cứu này chỉ
đánh giá một cách định tính tác động của biến đổi khí hậu thông qua chỉ số tổn thương.
1.3. Phương pháp lượng giá tổn thất rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu
Phương pháp tiếp cận của hầu hết các phân tích kinh tế liên quan đến biến đổi khí
hậu đều dựa trên cơ sở việc giải thích hiện tượng ngoại ứng và dịch vụ - hàng hóa
13
công cộng (Stern, 2007). Báo cáo năm 2007 của Nicolas Stern đã coi biến đổi khí hậu
do con người gây ra là một hiện tượng ngoại ứng và giải thích rằng những đối tượng
đã góp phần phát thải khí nhà kính – nhân tố gây ra biến đổi khí hậu, theo đó làm thiệt
hại tới nền kinh tế tồn cầu cũng như các thế hệ tương lai lại không hề phải đối mặt
trực tiếp với các hậu quả mà họ gây ra. Thật vậy, rất nhiều hoạt động kinh tế liên quan
đến phát thải khí nhà kính và các khí này tích tụ dần trong khơng khí làm cho nhiệt độ
tăng dẫn tới biến đổi khí hậu làm gia tăng các chi phí (ở một số nơi là lợi nhuận) cho
xã hội. Tuy nhiên, chi phí cho việc phát thải này lại không được chi trả bởi những bộ
phận đã tạo ra sự phát thải đó cũng như họ khơng phải bồi thường cho những thiệt hại
do biến đổi khí hậu gây ra. Và trong trường hợp này, biến đổi khí hậu do con người
gây ra là một hiện tượng ngoại ứng và không được “chỉnh sửa” thông qua các thể chế
hay thị trường trừ khi có yếu tố chính trị tác động (Stern, 2007).
Ở đây, khí hậu được coi là một hàng hóa cơng cộng: người ta khơng cần phải trả
tiền để hưởng lợi từ nó và mặt khác một người hưởng lợi từ khí hậu cũng khơng hề
làm suy giảm lợi ích của khí hậu mang lại cho người khác. Thị trường khơng tự động
đưa ra hình thức và số lượng hợp lý của hàng hóa cơng cộng do thiếu các chính sách
cơng để ràng buộc các nhà đầu tư tư nhân làm điều đó. Trong trường hợp này, thị
trường của các hàng hóa và dịch vụ liên quan như năng lượng, sử dụng đất đai,…
không phản ánh kết quả của việc các sự lựa chọn tiêu thụ hay đầu tư khác nhau cho khí
hậu. Chính vì vậy, biến đổi khí hậu là một ví dụ của thất bại thị trường liên quan đến
các hiện tượng ngoại ứng và hàng hóa cơng cộng (Stern, 2007). Đây chính là cơ sở để
lượng giá các rủi ro về kinh tế do biến đổi khí hậu.
1.3.1. Đánh giá rủi ro thiên tai liên quan biến đổi khí hậu
Theo phương pháp tiếp cận của Khung Chính sách Thích ứng (APF – Adaptation
Policy Framework) của UNDP dành cho các nước đang phát triển không thuộc Phụ lục
I của Nghị định thư Kyoto để xây dựng chiến lược quốc gia ứng phó với biến đổi khí
hậu cũng như tích hợp với kế hoạch phát triển bền vững và các vấn đề mơi trường tồn
cầu (UNDP, 2003), khái niệm rủi ro là sự kết hợp giữa khả năng xảy ra (xác suất sự
cố) và các hậu quả của sự kiện có hại như thảm họa do biến đổi khí hậu gây ra. Các ra
yếu tố chính của rủi ro có thể kể ra như thảm họa (hazard), xác suất xảy ra
(probability) và tính dễ bị tổn thương (vulnerability), ngoài ra, một số thuật ngữ khác
như độ phơi lộ (exposure), độ nhạy cảm (sensibility) cũng có thể được sử dụng. Thảm
14
họa là sự kiện tiềm tàng có thể gây hại, VD: bão nhiệt đới, hạn hán, lũ lụt,… Xác suất
xảy ra liên quan tới tần số và mức độ của 1 thảm họa nhất định. Xác suất có thể được
thể hiện một cách định tính (sử dụng các mơ tả như “chắc chắn” hay “độ tin cậy cao”)
hoặc một cách định lượng bằng các con số xác suất cụ thể.
Khung chính sách này cũng đưa ra 4 phương pháp tiếp cận để thực hiện:
(i)
Phương pháp tiếp cận Rủi ro Khí hậu: phân tích các kết quả đầu ra có thể xảy ra
do 1 rủi ro khí hậu cụ thể;
(ii) Phương pháp tiếp cận dựa vào Tính dễ bị tổn thương: xác định khả năng của các
tổn thương có thể xảy ra do các thảm họa khí hậu trong tương lai;
(iii) Phương pháp tiếp cận Phân tích Chính sách: điều tra tính hiệu quả của chính sách
hiện tại hoặc đề xuất có lưu ý tơi sự thay đổi về độ phơi lộ và độ nhạy cảm;
(iv) Phương pháp tiếp cận dựa trên Năng lực thích ứng: phân tích các rào cản đổi với
thích ứng và đề xuất giải pháp để vượt qua.
Do nghiên cứu này tập trung vào bước số 2 và 3 của APF: Đánh giá tính dễ bị tổn
thương trong hiện tại và Xác định các rủi ro trong tương lai để từ đó lượng hóa được
các tổn thất, rủi ro do biến đổi khí hậu gây ra, 2 phương pháp tiếp cận được áp dụng ở
đây là: Phương pháp tiếp cận Rủi ro khí hậu và Phương pháp tiếp cận dựa vào Tính dễ
bị tổn thương.
Phương pháp tiếp cận dựa trên các thảm họa thiên nhiên (Natural hazardsbased approach): được dùng để đánh giá các rủi ro về khí hậu dựa trên việc xác định
các tai biến về khí tượng và được mơ tả bằng cơng thức:
R = P*V
(1)
Trong đó:
R: là khả năng tổn thất do tai biến gây ra
P: xác suất xảy ra tai biến theo thời gian
V: khả năng xảy ra có thể gây ra tổn thương đến con người, môi trường và các
đối tượng liên quan tới đời sống sản xuất, sinh hoạt của con người
Nhìn chung, tai biến sẽ được cố định ở 1 mức nhất định để ước lượng sự thay đổi
về khả năng tổn thương theo khơng gian và thời gian. Ví dụ, một đợt lũ với độ cao
nhất định hoặc một cơn bão với tốc độ gió nhất định có thể tăng về tần suất xảy ra theo
thời gian sẽ làm tăng rủi ro sẽ phải đối mặt (giả định rằng tính dễ bị tổn thương là
khơng đổi).
15
Phương pháp tiếp cận dựa trên tính dễ bị tổn thương (Vulnerability-based
approach) được bắt đầu bằng cách xác định tính dễ bị tổn thương để đưa ra các tiêu chí
để từ đó đánh giá rủi ro như đánh giá khả năng vượt qua ngưỡng chịu đựng và được
mô tả bằng công thức sau:
R = P (xác suất) vượt qua ngưỡng của 1 hoặc nhiều tiêu chí của tính dễ bị tổn thương
Việc cố định mức độ tính dễ bị tổn thương sẽ cho phép dự đoán được cường độ
và tần số của các tai biến liên quan đến khí hậu tác động tới khả năng tổn thương. Mặc
dù được sử dụng khá phổ biến ở các ngành khác, phương pháp này chưa được sử dụng
rộng rãi trong việc đánh giá các rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu (UNDP, 2003).
1.3.2. Phương pháp lượng giá rủi ro do biến đổi khí hậu
Với cách tiếp cận dựa trên thảm họa thiên nhiên như đã nêu ở phần 1.3.1, theo
phương pháp luận về lượng giá mức độ rủi ro của ICG (Trung tâm quốc tế về tai biến
địa chất, Na Uy), khả năng tổn thất do một hoặc một loại các tai biến thiên nhiên nói
chung có thể tính tốn bằng cơng thức khái qt như sau:
R = H*V*E
(1)
Trong đó:
R (Risk – rủi ro): là khả năng tổn thất hay rủi ro do tai biến gây ra
H (Hazard – tai biến): là khả năng xảy ra tai biến
V (Vulnerability – khả năng bị tổn thương): khả năng xảy ra có thể gây ra tổn
thương đến con người, môi trường và các đối tượng liên quan tới đời sống sản xuất,
sinh hoạt của con người.
E (Value of vulnerable Elements – giá trị ước tính của các yếu tố có thể bị tổn
thất): các yếu tố này bao gồm con người, tài sản vật chất, hoạt động sinh kế, môi
trường cũng như các giá trị vơ hình khác.
Đây là cơng thức thường được dùng để tính tốn cụ thể giá trị của các rủi ro,
trong đó R là khả năng tổn thất của đối tượng gặp rủi ro; H là khả năng xảy ra thảm
họa (được xác định là xác suất theo thời gian của các hiện tượng không mong muốn
tác động lên đối tượng gặp rủi ro); V là tính dễ bị tổn thương về mặt vật chất (mức độ
thiệt hại hoặc khả năng thiệt hại của yếu tố chịu rủi ro trong trường hợp thảm họa xảy
ra, có giá trị từ 0 đến 1), và E là giá trị của thiệt hại hoặc mức thiệt hại lớn nhất có thể
khi thảm họa xảy ra. Trong phần lớn các trường hợp, công thức này được coi là tổng
hợp của 3 hàm nói trên và là tổng của tất cả các kịch bản có thể xảy ra.
16
Trên thực tế, người ta sẽ đặt ra một số giả định và đơn giản hóa vấn đề. Để lượng
giá tổn thất do biến đổi khí hậu, người ta sẽ áp dụng phương pháp tiếp cận dựa trên
kịch bản. Có thể áp dụng các kịch bản biến đổi khí hậu của IPCC làm cơ sở tính tốn.
Ở Việt Nam, ta thường sử dụng kịch bản biến đổi khí hậu do Bộ Tài ngun & Mơi
trường ban hành. Ta có thể giả định xác suất xảy ra của các kịch bản dựa trên phương
pháp phân tích cây sự kiện (Event Tree Analysis) nhưng tổng tất cả các giá trị xác suất
phải bằng 1. Phương pháp này sẽ được trình bày cụ thể hơn ở phần 2.2.2.
Và đối với mỗi kịch bản, ta cũng cần phải xác định tính dễ bị tổn thương mà bản
thân các giá trị này cũng là những giá trị khơng chắc chắn nhưng nó sẽ tăng lên khi
cường độ của thảm họa tăng.
Và cuối cùng, E sẽ là giá trị của yếu tố dự đoán sẽ chịu rủi ro do biến đổi khí hậu.
Như vậy, cơng thức (1) như trình bày ở trên có thể sử dụng đối với mọi rủi ro do
tai biến thiên nhiên gây ra trong đó có biến đổi khí hậu.
17
CHƯƠNG 2: ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU, PHƯƠNG PHÁP VÀ SỐ LIỆU
2.1. Đặc điểm tình hình ni ngao xã Giao Xn, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy, tỉnh
Nam Định
Vị trí địa lý, địa hình, thổ nhưỡng
Xã Giao Xuân là một xã thuộc huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định, là khu vực
đồng bằng tương đối bằng phẳng, nằm trong hành lang trọng điểm của vùng đồng
bằng châu thổ sông Hồng, cạnh 2 cửa sông lớn là cửa Ba Lạt và Hà Lạn.
Hình 1.1. Ảnh vệ tinh chụp Khu vực Rừng Quốc gia Xuân Thủy (2007)
Là xã vùng ven biển thuộc vùng đệm VQG Xuân Thuỷ cách trung tâm huyện
7km về phía Đơng Nam. Phía Đơng Bắc giáp xã Giao Lạc, phía Tây nam giáp xã Giao
Hải, phía Tây Bắc giáp xã Bình Hồ và Giao Hà, phía Đơng Nam giáp với biển Đơng
có đê biển và bờ biển dài 2,6 km. Xã Giao Xuân có diện tích đất tự nhiên là 775,54ha.
Đây là xã có vị trí rất thuận lợi để phát triển, đặc biệt là phát triển về các hoạt
động đánh bắt, nuôi trồng thủy sản. Đất đai tự nhiên được tạo ra từ nguồn phù sa bồi
lắng của sông Hồng. Vật chất bồi lắng gồm hai loại hình chủ yếu: bùn phù sa và cát
lắng đọng với 2 vùng có đặc điểm thổ nhưỡng như sau:
18