Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Lượng giá tác động của biến đổi khí hậu đối với nuôi trồng thủy sản tại việt nam nghiên cứu trường hợp nuôi ngao tại xã giao xuân, huyện giao thủy, tỉnh nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (891.75 KB, 13 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SAU ĐẠI HỌC

NGUYỄN ANH MINH

LƯỢNG GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
ĐỐI VỚI NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TẠI VIỆT NAM:
NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP NUÔI NGAO TẠI XÃ
GIAO XUÂN, HUYỆN GIAO THỦY, TỈNH NAM ĐỊNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Chuyên ngành: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Mã số: Chương trình đào tạo thí điểm

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Viết Thành

HÀ NỘI – 2014


LỜI CẢM ƠN

Luận văn này được hoàn thành tại Khoa Sau đại học, Đại học Quốc
gia Hà Nội theo chương trình đào tạo Thạc sĩ chuyên ngành Biến đổi khí
hậu, Khóa 1 (2011-2013).
Trước hết, tôi xin cảm ơn PGS. TS. Phạm Văn Cự - Chủ tịch Hội
đồng chấm luận văn và các thành viên: TS. Bùi Đại Dũng (Phản biện 1),
TS. Ngô Đức Thành (Phản biện 2), GS.TS. Mai Trọng Nhuận (Ủy viên)
và TS. Nguyễn Bá Ngọc (Thư ký hội đồng) đã có những nhận xét, góp ý
vô cùng xác đáng và quý báu để tôi có thể hoàn thiện luận văn của mình.
Trong quá trình học tập và thực hiện bản luận văn, tôi đã nhận được
sự quan tâm, giúp đỡ của Ban lãnh đạo và các thầy cô của Khoa Sau đại


học, Đại học Quốc gia Hà Nội cùng các bạn bè và đồng nghiệp. Nhân dịp
này, tôi xin trân trọng ghi nhận về sự giúp đỡ quý báu và hiệu quả đó.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Viết Thành là
người đã trực tiếp giúp đỡ và hướng dẫn tôi rất tận tình, định hướng cho
tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.
Nhân dịp này tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Quỹ môi trường Đông
Nam Á (Economy and Environment Program for Southeast Asia –
EEPSEA) và Quỹ học bổng Sasakawa (thông qua Đại học Quốc gia Hà
Nội) đã có những hỗ trợ về mặt tài chính giúp tôi hoàn thiện luận văn.
Đặc biệt, tôi vô cùng biết ơn sự quan tâm của gia đình, đã luôn có sự
động viên khích lệ kịp thời trong suốt quá trình học tập và công tác.
Sau cùng, tôi xin trân trọng ghi nhận sự giúp đỡ của các cán bộ tham
gia Đề tài “Lượng giá kinh tế do biến đổi khí hậu đối với thủy sản miền
Bắc và đề xuất giải pháp giảm thiểu thiệt hại do biến đổi khí hậu”
(Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội), Trung tâm Bảo tồn


sinh vật biển và Phát triển cộng đồng (MCD), ông Trần Văn Tùng – Phó
Chủ tịch Ủy ban xã Giao Xuân, chủ hộ gia đình nuôi ngao tại địa bàn xã
Giao Xuân - ông Đỗ Văn Nguyên, ông Đoàn Văn Hà cùng tất cả những
ai đã quan tâm, hỗ trợ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện
luận văn này.
Hà Nội, tháng 8 năm 2014
Tác giả

Nguyễn Anh Minh


MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH VẼ

DANH MỤC BẢNG BIỂU
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ......................................................................................... 5
1.1. Tác động của biến đổi khí hậu đối với nuôi trồng thủy sản thế giới và Việt
Nam.............................................................................................................................. 5
1.1.1. Tác động của biến đổi khí hậu đối với nuôi trồng thủy sản thế giới ..............5
1.1.2. Tác động của biến đổi khí hậu đối với nuôi trồng thủy sản Việt Nam .........10
1.2. Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến tổn thất do biến đổi khí hậu đối
với ngành nuôi trồng thủy sản trên thế giới và Việt Nam .................................... 12
1.3. Phương pháp lượng giá tổn thất rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu ...... 13
1.3.1. Đánh giá rủi ro thiên tai liên quan biến đổi khí hậu ....................................14
1.3.2. Phương pháp lượng giá rủi ro do biến đổi khí hậu ......................................16
CHƯƠNG 2: ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU, PHƯƠNG PHÁP VÀ SỐ LIỆU ............ 18
2.1. Đặc điểm tình hình nuôi ngao xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam
Định ........................................................................................................................... 18
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy, tỉnh
Nam Định ................................................................................................................18
2.1.2. Nghề nuôi ngao xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định ..............21
2.1.2.1. Đặc điểm sinh học và kỹ thuật nuôi ngao ............................................21
2.1.2.2. Tình hình nuôi ngao xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định
...........................................................................................................................23
2.2. Phương pháp lượng giá tổn thất rủi ro do biến đổi khí hậu đối với nuôi
trồng thủy sản ........................................................................................................... 27
2.2.1. Xây dựng bài toán .........................................................................................27
2.2.2. Phương pháp phân tích cây sự kiện..............................................................29
2.3. Số liệu dùng cho lượng giá tổn thất rủi ro do biến đổi khí hậu đối với nghề
nuôi ngao xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định ............................... 30
2.3.1. Khảo sát hộ gia đình .....................................................................................30
2.3.2. Thảo luận nhóm ............................................................................................30
2.3.3. Phỏng vấn sâu...............................................................................................30



2.3.4. Số liệu thứ cấp và các kết quả của mô hình .................................................31
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................. 32
3.1. Tác động của biến đổi khí hậu tới nghề nuôi ngao xã Giao Xuân, huyện
Giao Thủy, tỉnh Nam Định những năm gần đây ................................................... 32
3.1.1. Xu thế biến đổi một số yếu tố khí hậu chính của tỉnh Nam Định trong 20
năm qua...................................................................................................................32
3.1.1.1. Nhiệt độ: ...............................................................................................32
3.1.1.2. Lượng mưa: ..........................................................................................33
3.1.1.3. Độ ẩm ...................................................................................................34
3.1.1.4. Lượng giờ nắng ....................................................................................35
3.1.2. Các hiện tượng thời tiết bất thường đã xảy ra và thiệt hại đối với tỉnh Nam
Định .........................................................................................................................36
3.1.2.1. Bão, lũ ...................................................................................................36
3.1.2.2. Thay đổi triểu cường ............................................................................38
3.1.2.3. Nắng nóng kéo dài ................................................................................39
3.1.3. Tác động của biến đổi khí hậu đối với nghề nuôi ngao xã Giao Xuân, huyện
Giao Thủy, tỉnh Nam Định......................................................................................39
3.2. Lượng giá tổn thất rủi ro do biến đổi khí hậu đối với nghề nuôi ngao xã
Giao Xuân, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định ...................................................... 43
3.3.1. Lượng giá tổn thất do thay đổi nhiệt độ trong bối cảnh biến đổi khí hậu tác
động tới sản lượng nuôi ngao .................................................................................44
3.3.2. Tổn thất do bão đối với cơ sở vật chất nghề nuôi ngao trong bối cảnh biến
đổi khí hậu ..............................................................................................................50
3.4. Khuyến nghị các biện pháp thích ứng đối với nghề nuôi ngao xã Giao
Xuân, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định ............................................................... 50
3.4.1. Khuyến nghị các biện pháp thích ứng đối với nuôi ngao giống và nuôi
thương phẩm ...........................................................................................................50
3.4.2. Thách thức khi thực hiện các biện pháp thích ứng cho nghề nuôi ngao xã

Giao Xuân, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định .......................................................54
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 56
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... 57
PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 60


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Ảnh vệ tinh chụp Khu vực Rừng Quốc gia Xuân Thủy (2007) ..............18
Hình 2.1. Thiệt hại tiềm tàng đối với nghề nuôi ngao ..............................................27
Hình 2.2. Mối tương quan giữa mức độ thiệt hại và xác suất xảy ra các kịch bản
trong đánh giá rủi ro ...................................................................................................28
Hình 2.3. Cây sự kiện hình thành sóng thần khi có dịch chuyển địa chất .............29
Hình 3.1. Biểu đồ Nhiệt độ trung bình năm khu vực Nam Định giai đoạn 1990-2009
.......................................................................................................................................32
Hình 3.2. Biểu đồ tổng lượng mưa trung bình năm khu vực Nam Định................34
giai đoạn 1990-2009 .....................................................................................................34
Hình 3.3. Biểu đồ độ ẩm trung bình khu vực Nam Định giai đoạn 1990-2009 ......35
Hình 3.4. Biểu đồ tổng số giờ nắng TB năm khu vực Nam Định giai đoạn 19902009 ...............................................................................................................................36
Hình 3.5. Nhiệt độ thích hợp cho sự tăng trưởng của ngao theo hàm của nhiệt độ
nước và kích thước ngao .............................................................................................47


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Các hình thức tác động trực tiếp do biến đổi khí hậu đối với nuôi trồng
thủy sản ...........................................................................................................................8
Bảng 1.2. Lượng mưa trung bình tháng và năm tại trạm Nam Định.....................19
Bảng 1.3. Nhiệt độ trung bình tháng và năm tại Nam Định ....................................20
Bảng 3.1. Thời gian nuôi ngao và các hiện tượng tự nhiên .....................................40
Bảng 3.2. Các hiện tượng thời tiết cực đoan và thiên tai xảy ra tại huyện Giao
Thủy những năm gần đây ...........................................................................................42

Bảng 3.3. Ma trận kịch bản thay đổi nhiệt độ khu vực đồng bằng sông Hồng năm 2030
.......................................................................................................................................45
Bảng 3.4. Các kịch bản thay đổi nhiệt độ và xác suất tại khu vực Đồng bằng sông
Hồng năm 2030 dựa trên số liệu của dự án Dự tính khí hậu tương lai với độ phân
giải cao cho Việt Nam ..................................................................................................46
Bảng 3.5. Môi tương quan phù hợp giữa nhiệt độ môi trường nước và sự tăng
trưởng của ngao ...........................................................................................................47
Bảng 3.6. Thiệt hại tiềm tàng do nhiệt độ tăng đối với nghề nuôi ngao xã Giao
Xuân năm 2030 đối với các nhóm kịch bản A1B, B1, A2 ........................................49
Bảng 3.7. Giá trị E giai đoạn 2010 - 2030 ..................................................................49
Bảng 3.8. Đề xuất các biện pháp thích ứng đối với nghề nuôi ngao xã Giao Xuân,
huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định ..............................................................................52


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nhiều nhà khoa học trên thế giới đã cho rằng: biến đổi khí hậu là nguy cơ toàn
cầu trầm trọng và cần được đối phó khẩn cấp. Báo cáo Stern 2006 đã khẳng định biến
đổi khí hậu sẽ tác động tới những yếu tố cơ bản của đời sống con người trên phạm vi
toàn cầu: nguồn nước, an ninh lương thực, sức khỏe và môi trường. Cũng trong báo
cáo này, Stern đã dự tính rằng nếu chúng ta không hành động, tổng chi phí và rủi ro do
biến đổi khí hậu gây ra, tương đương với thiệt hại mỗi năm ít nhất là 5% GDP toàn cầu
kể từ nay trở đi. Nếu xét đến rủi ro và tác động với biên độ rộng hơn thì thiệt hại (hàng
năm) được ước tính là 20% GDP hoặc lớn hơn.
Việt Nam, với đường bờ biển dài (khoảng 3.260 km) và mật độ dân số cao tập
trung ở vùng ven biển, được đánh giá là có mức độ dễ bị tổn thương cao đối với các
rủi ro do dao động thời tiết và biến đổi khí hậu (World Bank, 2007). Việt Nam cũng
đứng thứ 6 trong bảng xếp hạng toàn cầu chỉ số rủi ro do biến đổi khí hậu (CRI) giai
đoạn 1991-2010 (Harmeling, 2012). Theo các kịch bản về biến đổi khí hậu cho Việt
Nam của Bộ Tài nguyên Môi trường 2009), đến cuối thế kỷ 21, khí hậu trên tất cả các

vùng của Việt Nam sẽ có nhiều thay đổi, tổng lượng mưa năm và lượng mưa mùa mưa
tăng trong khi lượng mưa mùa khô lại giảm. Ngoài ra, mực nước biển sẽ dâng lên
khoảng 75cm so với trung bình thời kỳ 1980 – 1999. Thủy sản là ngành kinh tế quan
trọng, tổng giá trị ước đạt 99.432 tỷ đồng năm 2011, đóng góp khoảng 3,92% GDP cả
nước (Tạp chí thương mại thủy sản, 2012). Trong các hoạt động sản xuất của con
người, lĩnh vực thủy sản được xác nhận là ít đóng góp nhất vào việc thúc đẩy sự biến
đổi khí hậu của trái đất. Thế nhưng thủy sản lại là lĩnh vực chịu ảnh hưởng nhiều nhất
của biến đổi khí hậu (Williams L., 2010). Quả thật, với hơn 4 triệu lao động trực tiếp
và gián tiếp tham gia hoạt động sản xuất thủy sản (FAO, 2008), chủ yếu sống ở khu
vực ven biển, ngành thủy sản Việt Nam rất dễ bị tổn thương bởi các tai biến thiên
nhiên và nước biển dâng do biến đổi khí hậu gây ra. Theo đánh giá mới nhất của Tổ
chức DARA quốc tế phối hợp với Diễn đàn các nước dễ bị tổn thương do biến đổi khí
hậu (CVF) thực hiện trong khuôn khổ Chương trình Sáng kiến về Tính dễ Tổn thương,
Việt Nam đứng đầu trong danh sách các nước có mức thiệt hại ngành thủy sản do biến
đổi khí hậu ở mức nguy cấp, tức là mức báo động đỏ, khoảng 1,5 tỷ USD năm 2010 và
1


mức thiệt hại này sẽ tăng tới 25 tỷ USD vào năm 2030. Cùng với những khó khăn
ngày càng lớn của ngành thủy sản như suy giảm nguồn lợi, ô nhiễm môi trường sinh
thái, thiếu nguồn nước ngọt cho nuôi trồng thủy sản nội địa và ven biển, nhu cầu ngày
càng tăng của cộng đồng ngư dân trong sử dụng nguồn lợi thủy sản và áp lực sử dụng
tổng hợp tài nguyên mặt nước…, biến đổi khí hậu đang đặt thêm một gánh nặng phải
giải quyết nhằm thực hiện mục tiêu phát triển thủy sản bền vững (Nguyễn Việt Nam
và cs, 2010).
Ngày 02/12/2008, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký Quyết định
số158/QĐ-TTg phê duyệt "Chương trình mục tiêu Quốc gia ứng phó với biến đổi khí
hậu”. Chín nhóm nhiệm vụ và giải pháp đã đươc xác định, đó là: (i) Đánh giá mức độ
và tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) ở Việt Nam; (ii) Xác định giải pháp ứng
phó với BĐKH; (iii) Xây dựng chương trình khoa học công nghệ về BĐKH; (iv) Tăng

cường năng lưc tổ chức, thể chế, chính sách về BĐKH; (v) Nâng cao nhận thức và
phát triển nguồn nhân lực; (vi) Tăng cường hợp tác quốc tế; (vii) Tích hợp vấn đề
BĐKH vào các chiến lược, chương trình, quy hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH, phát
triển ngành và địa phương; (viii) Xây dựng kế hoạch hành động của các bộ, ngành, địa
phương ứng phó với BĐKH, (ix) Xây dựng và triển khai các dự án của chương trình.
Trong chín nhóm giải pháp trên, giải pháp đánh giá mức độ và tác động của
BĐKH được đưa lên hàng đầu và nhiệm vụ này cần được triển khai đồng bộ, cụ thể
thành kế hoạch hành động của các ngành và địa phương. Như vậy, nhiệm vụ trọng tâm
trước mắt đối với nghề nuôi trồng thủy sản nói chung là phải dự tính được những tổn
thất do biến đổi khí hậu trong tương lai nhằm giúp các nhà hoạch định chính sách, các
cán bộ hoạt động cộng đồng của các tổ chức phi chính phủ cùng cộng đồng địa
phương đưa ra những biện pháp thích ứng phù hợp cho người dân địa phương, giúp
các ngư dân có thể giảm thiểu những rủi ro có thể xảy ra.
2. Khái quát đặc điểm đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Nghề nuôi ngao, cũng tương tự các nghề nuôi trồng thủy sản khác ở vùng ven
biển, phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện môi trường tự nhiên như các hiện tượng thời
tiết cực đoan (bão, áp thấp nhiệt đới), độ mặn của nước, mưa và sự thay đổi nhiệt độ
(MCD, 2009). Trong những năm qua, hiện tượng ngao chết hàng loạt do bão hoặc do
cường độ mưa lớn làm cho nồng độ muối giảm đi trong một thời gian ngắn ở một số
tỉnh như Nam Định, Thái Bình, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Sóc Trăng… là một
2


minh chứng cho thấy biến đổi khí hậu đã và đang tác động tới ngành nuôi trồng thủy
sản nói chung và nuôi ngao thương phẩm nói riêng. Hiện nay, ở khu vực miền Bắc,
ngao Giao Thủy, tỉnh Nam Định đã trở thành một thương hiệu nổi tiếng và từ nhiều
năm nay, nghề này đã tạo việc làm thường xuyên và thu nhập ổn định cho hơn lao
động trong khu vực. Ðến năm 2012, Giao Thủy đã có vùng nuôi ngao rộng khoảng
1.500 ha, chiếm gần 30% diện tích nuôi trồng thủy sản nước mặn lợ, tạo việc làm,
thu nhập ổn định cho 3.000 lao động thường xuyên và hàng chục nghìn lao động thời

vụ. "Ngao Giao Thủy" chiếm hơn 44% sản lượng ngao thương phẩm của các tỉnh ven
biển phía bắc (Tổng cục thống kê, 2012), trong đó, Giao Xuân được xem là "vựa
ngao" lớn nhất.
3. Dự kiến những đóng góp của đề tài
Đề tài nghiên cứu “Lượng giá tác động của biến đổi khí hậu đối với nuôi trồng
thủy sản tại Việt Nam: Nghiên cứu trường hợp nuôi ngao tại xã Giao Xuân, huyện
Giao Thủy, tỉnh Nam Định” là cần thiết nhằm hạn chế đến mức thấp nhất tác động
tiêu cực do biến đổi khí hậu gây ra đối với ngành nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam nói
chung và nghề nuôi ngao tại xã Giao Xuân nói riêng.
Nghiên cứu này sẽ góp phần nâng cao nhận thức của chính quyền và người dân
địa phương về biến đổi khí hậu nói chung và các tổn thất có thể xảy ra do biến đổi khí
hậu; giúp họ chuẩn bị tốt cho việc xây dựng chiến lược ứng phó với biến đổi khí hậu
tại địa phương; đồng thời đóng góp cho Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với
Biến đổi khí hậu của Chính phủ Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong luận văn này, tác giả đã áp dụng phương pháp tiếp cận coi môi trường
cung cấp dịch vụ như một hàng hóa công cộng và rất nhiều dịch vụ môi trường chịu
tác động của các yếu tố bên ngoài như biến đổi khí hậu. Theo đó, phương pháp lượng
giá tổn thất của ICG (Trung tâm quốc tế về tai biến địa chất, Na Uy) được áp dụng
cùng với công thức về khả năng tổn thất do một hoặc một loại các tai biến thiên nhiên.

3


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
Bộ Tài nguyên & Môi trường. 2012. Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng
cho Việt Nam 2012.
Bùi, Đại Dũng. 2012. Bài giảng chương trình đào tạo Thạc sỹ Biến đổi khí hậu
Khóa 1, Khoa Sau Đại học, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Mai, Trọng Nhuận và cs. 2011. Lượng giá tổn thất tài nguyên - môi trường cửa
sông Hồng do tác động của các yếu tố tự nhiên và nhân sinh.
MCD - Trung tâm bảo tồn sinh vật biển và phát triển cộng đồng. 2009. Sổ
tay hướng dẫn kỹ thuật nuôi ngao giống.
MCD - Trung tâm bảo tồn sinh vật biển và phát triển cộng đồng. 2011. Đánh
giá tác động biến đổi khí hậu tại khu vực huyện Giao Thuỷ và tính dễ bị tổn thương
đối với phát triển sinh kế: nghiên cứu trường hợp điển hình tại xã Giao Xuân, huyện
Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định.
Nguyễn, Quang Hùng, Hoàng Đình Chiểu 2009. Đánh giá tác động, tổn hại
của Biến đổi khí hậu đến lĩnh vực thủy sản và nghiên cứu, đề xuất các biện pháp thích
ứng với biến đổi khí hậu trong ngành thủy sản Việt Nam". s.l. : Viện nghiên cứu hải
sản, 2009.
Nguyễn, Việt Nam và cs. 2010. Nghiên cứu tác động của BĐKH tới ngành thủy
sản Việt Nam, đề xuất các biện pháp và chính sách thích ứng với biến đổi khí hậu
trong thủy sản.
Nguyễn, V.T., Nguyễn T.H., Trần T., Phạm T.T.H., Nguyễn T.L., Vũ V.T.
2010. Biến đổi khí hậu và tác động ở Việt Nam. s.l. : Viện khoa học Khí tượng Thủy
văn và Môi trường, 2010.
Ong, Kim Ngân 2013. Xuất khẩu thủy sản 2012: Bước dừng cần thiết. 2013. p.
Số 158 tháng 2.
Phan, Nguyên Hồng, Lê Xuân Tuấn, Phan Thị Anh Đào. 2009. Đa dạng sinh
học ở Vườn Quốc gia Xuân Thủy.
Phan, Thị Vân. 2011. Nghiên cứu biện pháp phòng bệnh cho ngao nuôi ở miền
Bắc. s.l. : Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I, 2011.

57


Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nam Định. 2011. Kế hoạch hành động Ứng
phó với Biến đổi khí hậu của tỉnh Nam Định giai đoạn 2010 - 2015 tầm nhìn 2020.

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nam Định. 2012. Kịch bản Biến đổi khí
hậu, nước biển dâng cho Việt Nam và tỉnh Nam Định.
Trương Quang Học., Nguyễn Đức Ngữ 2011. Một số điều cần biết về Biến đổi
khí hậu.
UNDP. 2009. Việt Nam và Biến đổi khí hậu.
Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định. 2005. Niên giám thống kê tỉnh Nam Định.
Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên & môi trường (ISPONRE). 2009.
Biến đổi khí hậu ở Việt Nam.
Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường. 2012. Đánh giá tác động
của biến đổi khí hậu và xác định các giải pháp thích ứng.

Tài liệu tiếng Anh
Allison, Eadward H. et al. 2008. Vulnerability of national economies to the
impacts of climate changeon fisheries.
Canu, Donata Melaku et all. 2010. Effect of global change on bivalve rearing
action and the need for adaptive management. 2010 йил, Vols. 42: 13-26, 2010.
DARA International & Climate Vulnerable Forum. 2012. 2nd Climate
Vulnerability monitor - A guide to the cold calculus of a hot planet.
Delgado, Christopher L. et al. 2003. Fish to 2020 - Supply and Demand in
Changing Global Markets.
Economic Commission for Latin America and the Caribbean (ECLAC).
2011. Assessment of the Economic Impact of Climate Change on the Agriculture
sector in Guyana.
Narita, Daiju - Rehdanz, Katrin - Tol, Richard S. J. 2012. Economic costs of
ocean acidification: a look into the impacts on global shellfish production. s.l. :
Climate Change, 2012, Vols. 113:1049 - 1063. DOI 10.1007/s 10584-011-0383-3.
Ericson, Clifton A. 2005. Hazard Analysis Techniques for System Safety. 2005.
FAO. 2008. Technical background document from the expert consultation held
on 7-9 April 2008. Rome : s.n., 2008.


58


Handisyde N.T., Ross L.G., Badjeck M-C & Allisonn E.H. 2007. The effects
of Climate chang on World Aquaculture: A global perspective. s.l. : DFID, 2007.
Harley, Christopher D. G. et all. 2006. The impacts of climate change in
coastal marine system. s.l. : Blackwell Publising Ltd.,
Harmeling, Sven and David Eckstein. 2013. Global Climate Risk Index.
Intergovermental Panel on Climate Change.2007. SRES.
Intergovermental Panel on Climate Change. 2001. Third Assessment Report 2nd Working group: Impact, adaptation and vulnerability.
Leith, Peat and Haward, Marcus. 2010. Climate change Adaptation in the
Australian Edible Oyster Industry: an analysis of policy and practics.
MCD – Marinelife Conservation and Community Development. 2010.
Climate change vulnerability assessment and community livelihood resilience in the
coastal clam aquaculture: A casestudy in the Red River Delta, Vietnam.
Soheila khoshnevis Yazdi, Bahram Shakouri. 2010. The effects of Climate
Change on Aquaculture.
Soto, Sena S. De Silva and Doris. 2009. Climate change and aquaculture:
potential impacts, adaptation and mitigation.
Lacasse, Suzanne and Nadim, Farrrokh. 2009. Learning to Live with
Geohazards: From Research to Practice.
Stern, Nicolas. 2007. Stern Review.
UNDP. 2003. User's Guidebook for the Adaptation Policy Framework.
UNDP. 2003. User's Guidebook for the Adaptation Policy Framework Technical paper 4: Assessing current climate risks.
Vietnam Institute of Meteorology, Hydrology and Environment. 2013. Highresolution Climate Projection for Vietnam.
Williams L., Rota A. 2010. Impact of climate change on fisheries and
aquaculture in the developing world and opportunities for adaptation. s.l. : IFAD,
World Bank. 2010. Economics of Adaptation to Climate change - Vietnam.
World Bank. 2007. The impact of Sea level rise on developing countries: A
comparative analysis.

World Fish Center - WFC. 2007. Policy brief: The threat to fisheries and
aquaculture from climate change.
59



×