Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Nghiên cứu đánh giá tài nguyên và chất lượng môi trường nước dưới đất tỉnh Bắc Ninh làm cơ sở khoa học định hướng sử dụng hợp lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 112 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN






NGUYỄN THỊ XOAN




NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN VÀ CHẤT LƯỢNG
MÔI TRƯỜNG NƯỚC DƯỚI ĐẤT TỈNH BẮC NINH LÀM
CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG HỢP LÝ

Chuyên ngành: Khoa học môi trường
Mã số: 60440301


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC




NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. Nguyễn Thị Phương Loan










Hà Nội – Năm 2014



2

Lời cảm ơn

Luận văn tốt nghiệp cao học của tác giả được thực hiện và hoàn thành tại
Khoa Môi trường, trường Đại học khoa học tự nhiên dưới sự hướng dẫn của TS.
Nguyễn Thị Phương Loan. Trong thời gian học tập và nghiên cứu viết luận văn, tác
giả đã nhận được sự động viên, hướng dẫn tận tình của giáo viên hướng dẫn, sự
dạy dỗ và góp ý quý báu của các thầy cô giáo trong Bộ môn Sinh thái Môi trường
nói riêng và Khoa Môi trường, phòng Sau đại học, Trường đại học Khoa học tự
nhiên nói chung. Để thực hiện đề tài nghiên cứu này, tác giả đã được phép của Liên
đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Bắc sử dụng các kết quả điều tra,
phân tích mẫu nước của dự án “Điều tra đánh giá tài nguyên nước vùng thủ đô Hà
Nội”. Sự đóng góp những ý kiến quý báu của các thầy, cô giáo và các bạn bè đồng
nghiệp đã giúp tác giả hoàn thành luận văn đúng thời hạn.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới tất cả các thầy cô giáo, các bạn
bè, đồng nghiệp và gia đình đã động viên, giúp đỡ tác giả để hoàn thành bản luận
văn này.

Hà Nội ngày tháng năm 2014


Tác giả luận văn




Nguyễn Thị Xoan








3

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ
công trình nào khác.

Hà Nội, ngày tháng năm 2014

Tác giả luận văn





Nguyễn Thị Xoan





4

MC LC
Mở ĐầU 7

Chơng 1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 9

1.1. c im a lý t nhiờn, dõn c v kinh t 9

1.1.1.
V trớ a lý 9

1.1.2.
c im a hỡnh a mo 10

1.1.3.
c im khớ hu 10

1.1.4.
c im dõn c 11

1.1.5.
Thc trng phỏt trin kinh t xó hi 12


1.1.6.
c im thy vn 14

1.2. Tng quan thc trng nghiờn cu ti nguyờn nc di t tnh Bc Ninh 17

1.2.1.
Ngun gc v cỏc quỏ trỡnh hỡnh thnh thnh phn húa hc nc di t . 17

1.2.2.
Tng quan mc nghiờn cu ti nguyờn nc di t 23

1.2.3.
Nhng vn cũn tn ti trong khai thỏc s dng nc di t 24

Chơng 2. Đối tợng và phơng pháp nghiên cứu 26

2.1. i tng nghiờn cu 26

2.2. Phng phỏp nghiờn cu 26

2.3. Phng phỏp ỏnh giỏ tim nng nc di t 27

Chơng 3. Kết quả nghiên cứu 30

3.1. ỏnh giỏ hin trng ti nguyờn nc di t tnh Bc Ninh 30

3.1.1.
c im a cht thy vn v phõn b ti nguyờn nc di t 30


3.1.2.
ỏnh giỏ tim nng nc di t 46

3.2. ỏnh giỏ hin trng cht lng mụi trng nc di t tnh Bc Ninh 49

3.2.1.
Tng quan v ỏnh giỏ cht lng mụi trng nc 49

3.2.2.
Cht lng nc ma 49

3.2.3.
Cht lng nc mt 50

3.2.4.
Hin trng cht lng mụi trng nc di t 54

3.3. ỏnh giỏ hin trng khai thỏc s dng ti nguyờn nc di t v cỏc ỏp lc
lờn ti nguyờn mụi trng nc di t tnh Bc Ninh 84

3.3.1.
Hin trng khai thỏc ti nguyờn nc mt 84

3.3.2.
Hin trng khai thỏc ti nguyờn nc di t 84

3.4. xut nh hng quy hoch s dng hp lý 89

3.4.1.
Phng hng iu tra, ỏnh giỏ nc di t 89


3.4.2.
Quy hoch khai thỏc, s dng ND 90

3.4.3.
Phõn vựng s b nc di t theo kh nng s dng 90

3.4.4.
D bỏo cỏc i tng v kh nng khai thỏc nc ngm 98

3.4.5.
Qun lớ bo v ti nguyờn ND v Mụi trng 102

3.4.6.
xut cỏc gii phỏp bo v ti nguyờn nc di t 104

Kết luận 107

Tài liệu tham khảo 111




5


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường
BVMT Bảo vệ môi trường

CCN Cụm công nghiệp
ĐCTV Địa chất thủy văn
ĐCCT Địa chất công trình
KCN Khu công nghiệp
KT-XH Kinh tế xã hội
KTSD Khai thác sử dụng
KTTV Khí tượng thủy văn
NDĐ Nước dưới đất
LK Lỗ khoan
NĐ-CP Nghị định - Chính phủ
NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
QCVN Quy chuẩn Việt Nam
QĐ Quyết định
TCN Tầng chứa nước
TNN Tài nguyên nước
TNNM Tài nguyên nước mặt
TNNDĐ Tài nguyên nước dưới đất
TNMT Tài nguyên môi trường
UBND Ủy ban nhân dân



6


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Giá trị tổng sản phẩm của tỉnh Bắc Ninh phân theo khu vực kinh tế 12

Bảng 3.1. Phân chia phân vị địa tầng địa chất thủy văn 30


Bảng 3.2. Kết quả phân tích mẫu Clo 32

Bảng 3.3. Kết quả hút nước thí nghiệm các lỗ khoan lớp trên tầng chứa nước qp 33

Bảng 3.4. Kết quả hút nước thí nghiệm các lỗ khoan 35

Bảng 3.5. Kết quả hút nước thí nghiệm các lỗ khoan trong khoảnh 36

Bảng 3.6. Kết quả hút nước thí nghiệm các lỗ khoan trong khoảnh 37

Bảng 3.7. Kết quả hút nước thí nghiệm các lỗ khoan trong khoảnh 37

Bảng 3.8. Kết quả hút nước thí nghiệm các lỗ khoan trong khoảnh 38

Bảng 3.9. Kết quả hút nước thí nghiệm các lỗ khoan trong khoảnh 39

Bảng 3.10. Kết quả hút nước thí nghiệm các lỗ khoan trong khoảnh 40

Bảng 3.11. Kết quả hút nước thí nghiệm các lỗ khoan trong khoảnh 41

Bảng 3.12. Kết quả hút nước thí nghiệm tầng chứa nước qp (vùng nước lợ) 42

Bảng 3.13. Kết quả hút nước thí nghiệm 43

Bảng 3.14. Tổng hợp kết quả tính trữ lượng khai thác dự báo cho các khu đô thị và
công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh 48

Bảng 3.15. Một số chỉ tiêu chất lượng nước mưa trong tỉnh Bắc Ninh 50

Bảng 3.16. Chất lượng nước ao hồ tại thành phố Bắc Ninh 51


Bảng 3.17. Bảng tổng hợp kết quả phân tích các chỉ tiêu nhiễm bẩn, nhu cầu oxy
sinh hoá và oxy hoá học nước sông Cà Lồ 52

Bảng 3.18. Đặc điểm nước một số sông thuộc khu vực Bắc Ninh 53

Bảng 3.19. Thống kê các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn 88

Bảng 3.20. Hiện trạng khai thác sử dụng NDĐ (m
3
/ng) 89


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1. Sơ đồ vị trí địa lý của tỉnh Bắc Ninh 9

Hình 1.2. Đồ thị dao động mực nước năm 2008 tại S.Đuống và S.Cầu 16

Hình 3.1. Bản đồ địa chất thủy văn tỉnh Bắc Ninh 45

Hình 3.2. Mặt cắt cấu trúc địa chất thủy văn tỉnh Bắc Ninh 46

Hình 3.3. Sơ đồ hiện trạng chất lượng nước tầng chứa nước pleistocen tỉnh Bắc
Ninh 83

Hình 3.4. Bản đồ quy hoạch khai thác sử dụng nước dưới đất 101



7



Më §ÇU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Sự suy kiệt nguồn nước dưới đất đang diễn ra ở hầu hết các khu vực trên địa
bàn tỉnh Bắc Ninh, thể hiện ở chỗ trong những năm gần đây, lưu lượng, mực nước,
chất lượng các nguồn nước mặt, nước dưới đất đều có xu hướng giảm. Nhiều khả
năng trong tương lai xu hướng này còn tiếp tục diễn ra.
Nguyên nhân của sự suy kiệt tài nguyên nước dưới đất được gắn với nhu cầu
sử dụng nước ngày càng tăng, tác động xấu của hoạt động phát triển lên các quá
trình tự nhiên hình thành tài nguyên và việc khai thác không đi đôi với các biện
pháp bảo vệ. Phát triển kinh tế xã hội, gia tăng dân số làm tăng mạnh nhu cầu dùng
nước, trong khi chỉ số lượng nước đảm bảo trên đầu người đang giảm liên tục. Quá
trình đô thị hoá, phát triển sản xuất công nghiệp, giao thông đã và đang làm biến đổi
mạnh mẽ các điều kiện tự nhiên hình thành tài nguyên nước dưới đất. Nước thải từ
các hoạt động dân sinh, kinh tế trên địa bàn tỉnh đã dẫn đến tình trạng ô nhiễm
nguồn nước mặt ngày càng trở nên nghiêm trọng, đặc biệt trên các đoạn sông chảy
qua các khu công nghiệp, làng nghề. Vấn đề này đã và đang ảnh hưởng rất nhiều
đến nhu cầu sử dụng nước khi mà nguồn nước đã khan hiếm lại bị ô nhiễm nặng nề,
không đảm bảo chất lượng sử dụng. Suy thoái tài nguyên nước đã và đang ảnh
hưởng tới sự phát triển bền vững của đô thị.
Nguồn nước nước dưới đất chính cung cấp cho thành phố Bắc Ninh là bãi
giếng khai thác trong tầng chứa nước Pleistocen trên địa bàn phường Hòa Long –
TP Bắc Ninh. Với tốc độ suy giảm mực nước và xâm nhập mặn như hiện nay, trong
tương lai rất gần nước dưới đất tại các khu vực nước nhạt có nguy cơ bị nhiễm mặn.
Vì vậy, cần phải điều tra, đánh giá chi tiết để có giải pháp bảo vệ, quy hoạch khai
thác, sử dụng hợp lý nguồn nước ngọt này.
2. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Các tầng chứa nước trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
Phạm vi nghiên cứu là toàn bộ diện tích tỉnh Bắc Ninh.



8

Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế: sử dụng để thu thập thông tin về hiện
trạng khai thác nước dưới đất và chất lượng nước dưới đất
Phương pháp thu thập, nghiên cứu, tổng hợp tài liệu thứ cấp: gồm việc thu
thập tài liệu trong và nước ngoài hiện có liên quan đến trữ lượng khai thác NDĐ,
các phần mềm về mô hình của lĩnh vực địa chất thủy văn đã và đang được áp dụng
trên thế giới.
Phương pháp so sánh, phân tích tổng hợp
Phương pháp chuyên gia và ý kiến cộng đồng
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Nghiên cứu đánh giá tài nguyên và chất lượng môi trường nước dưới đất
tỉnh Bắc Ninh.
- Đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước dưới đất trên địa
bàn tỉnh Bắc Ninh
- Đề xuất giải pháp quy hoạch khai thác sử dụng tài nguyên nước dưới đất
tỉnh Bắc Ninh một cách hợp lý.
4. Cấu trúc luận văn
Cấu trúc của luận văn gồm 3 chương không kể mở đầu và kết luận.


9

Ch¬ng 1. Tæng quan vÒ vÊn ®Ò nghiªn cøu

1.1.
Đặc điểm địa lý tự nhiên, dân cư và kinh tế

1.1.1.
Vị trí địa lý
Bắc Ninh là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, nằm trong tam giác
kinh tế trọng điểm Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, cửa ngõ phía Đông Bắc của
thành phố Hà Nội. Tỉnh Bắc Ninh có tọa độ địa lý là từ 20
°
58' đến 21
°
16' vĩ độ Bắc
và 105
°
54' đến 106
°
19' kinh độ Đông. Ranh giới địa chính tỉnh Bắc Ninh xác định
như sau: phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang, phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên và một phần
Hà Nội, phía Đông và Đông - Nam giáp tỉnh Hải Dương, phía Tây giáp thành phố
Hà Nội.

Hình 1.1.
Sơ đồ vị trí địa lý của tỉnh Bắc Ninh

Tỉnh Bắc Ninh có nhiều điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế xã hội:
- Có các tuyến đường giao thông quan trọng chạy qua như quốc lộ QL1A,
QL18, đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn, đường thuỷ sông Đuống, sông Cầu, sông Thái
Bình nên rất thuận lợi cho vận chuyển hàng hoá và hành khách lưu thông với các


10

tỉnh trong cả nước, đặc biệt nhất là việc trở thành cầu nối giữa Hà Nội với các tỉnh

trung du miền núi phía bắc và có vị trí quan trọng đối với an ninh quốc.
- Nằm gần thủ đô Hà Nội, một thị trường rộng lớn tiêu thụ trực tiếp các mặt
hàng của Bắc Ninh như nông - lâm - thuỷ sản, vật liệu xây dựng, hàng tiêu dựng,
hàng thủ công mỹ nghệ ,, đồng thời cũng là nơi cung cấp thông tin, chuyển giao
công nghệ và tiếp thị thuận lợi đối với mọi miền đất nước.
- Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc gồm Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh,
Hải Dương, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh,Hưng Yên sẽ có tác động trực tiếp đến hình thành
cơ cấu và tốc độ tăng trưởng kinh tế của Bắc Ninh về mọi mặt, đặc biệt là công
nghiệp và dịch vụ du lịch;
Vị trí địa lý thuận lợi là yếu tố phát triển quan trọng và là một trong các tiềm
lực to lớn cần được phát huy một cách triệt để nhằm phục vụ phát triển kinh tế xã
hội của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
1.1.2.
Đặc điểm địa hình địa mạo
Bắc Ninh là tỉnh nằm ở ranh giới giữa đồng bằng Bắc Bộ và vùng trung du
miền núi phía Bắc Việt Nam, được bao bọc bởi hệ thống sông Cầu, sông Đuống và
sông Thái Bình. Địa hình Bắc Ninh tương đối bằng phẳng, đồng bằng chiếm 96,3%
tổng diện tích, độ cao tuyệt đối 37m, thấp dần về phía Đông, Đông Nam, được thể
hiện qua các dòng chảy mặt đổ về sông Cầu, Sông Đuống và sông Thái Bình, tạo
nên các vùng trũng ở các huyện Gia Bình và Lương Tài. Mức độ chênh lệch địa
hình trên toàn tỉnh không lớn. Địa hình trung du đồi núi chiếm khoảng 3,7% diện
tích toàn tỉnh, phân bố chủ yếu ở Tiên Sơn và Quế Võ. Các đỉnh núi có độ cao phổ
biến từ 70- 200m, trong đó 171m núi Bàn Cờ thuộc thành phố Bắc Ninh, núi Bu
thuộc Quế Võ cao 153m, núi Phật Tích thuộc huyện Tiên Du cao 84m, núi Thiên
Thai thuộc huyện Gia Bình cao 71m.
1.1.3.
Đặc điểm khí hậu
Bắc Ninh thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh. Nhiệt độ
trung bình năm 23,3
°

C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất 28,9
o
C (tháng 7), nhiệt
độ trung bình tháng thấp nhất là 15,8
°
C (tháng 1), chênh lệch nhiệt độ giữa các


11

tháng cao nhất và thấp nhất là 13,1
°
C. Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ
1.530 - 1.776 giờ, trong đó tháng 7 có nhiều giờ nắng, tháng 1 có ít giờ nắng nhất.
Hàng năm có 2 mùa gió chính: gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam.
Gió mùa Đông Bắc thịnh hành từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau, gió mùa
Đông-Nam thịnh hành từ tháng 4 đến tháng 9 mang theo hơi ẩm, gây mưa rào.
Nhìn chung Bắc Ninh có điều kiện khí hậu thuận lợi cho phát triển nền nông
nghiệp đa dạng và phong phú. Mùa Đông với khí hậu khô, lạnh làm cho vụ đông trở
thành vụ chính có thể trồng được nhiều loại cây rau màu ngắn ngày cho giá trị cao
và xuất khẩu. Yếu tố hạn chế lớn nhất đối với sử dụng đất là mưa lớn tập trung theo
mùa thường làm ngập úng các khu vực thấp trũng gây khó khăn cho việc thâm canh
tăng vụ mở rộng diện tích.
Tài nguyên nước mưa
Lượng mưa trung bình hàng năm tại Bắc Ninh là gần 1500mm. Mưa phân bố
không đều trong năm. Mùa mưa chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 80% tổng
lượng mưa cả năm, còn lại là mùa khô. Khu vực có lượng mưa trung bình lớn nhất
là Từ Sơn, Yên Phong, Tiên Du, huyện Quế Võ có lượng mưa trung bình nhỏ nhất,
khoảng 1200mm/năm.
1.1.4.

Đặc điểm dân cư
Theo số liệu thống kê năm 2012, dân số toàn tỉnh Bắc Ninh là 1.079.900
người, trong đó dân cư nông thôn khoảng 74,1%, dân số thành thị khoảng 25,9%.
Cơ cấu dân số của tỉnh chuyển dịch theo xu hướng tăng dân số thành thị và
giảm dần dân số nông thôn. Tốc độ đô thị hóa của Bắc Ninh diễn ra nhanh, năm
2006 dân số sống ở khu vực thành thị 136.327 người thì đến năm 2010 đó là
268.504 người; trong khi ở khu vực nông thôn lại giảm từ 863.503 người năm 2006
xuống còn 769.725 người năm 2010.
Tổng lao động năm 2012 có 563.219 người. Tỷ lệ lao động qua đào tạo
chiếm 45% so với tổng số lao động, tỷ lệ thất nghiệp thành thị 2,89% so với tổng số
lao động, giải quyết việc làm cho người lao động bằng nhiều hình thức khác nhau;


12

Trong năm 2010 đó giải quyết việc làm cho 22.100 lao động, thu nhập bình quân
người/năm là 20,40 triệu đồng.
1.1.5.
Thực trạng phát triển kinh tế xã hội
Kết quả phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 1997-2011 thể hiện như sau: Tốc
độ tăng trưởng GDP (giá so sánh 1994) bình quân hàng năm giai đoạn 2006-2010
đạt 15,3%; Xét theo quy mô cơ cấu kinh tế: Khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản
từ 21,3% giảm xuống còn 10,5%, khu vực công nghiệp - xây dựng tăng từ 49,50 %
năm 2006, lên 66,10% năm 2010, khu vực dịch vụ từ 29,2% năm 2006 giảm xuống
còn 23,40% năm 2010.
Năm 2012, tổng sản phẩm toàn tỉnh GDP (theo giá hiện hành) đạt 35.963 tỷ
đồng, bình quân 1.906 USD/người. GDP theo thời giá 1994 là 9.697,3 tỷ đồng,
trong đó khu vực công nghiệp và xây dựng đạt 5.272 tỷ đồng, nông, lâm nghiệp và
thuỷ sản đạt 1.264 tỷ đồng, dịch vụ đạt 3.162 tỷ đồng. (Niên giám thống kê năm
2011 tỉnh Bắc Ninh)

Bảng 1.1. Giá trị tổng sản phẩm của tỉnh Bắc Ninh phân theo khu vực kinh tế
(giai đoạn 1997-2011)
Chỉ tiêu
Đơn vị
tính
Năm
1997 2000 2005 2010 2011
1. Tổng sản phẩm theo giá so sánh 1994

Tỷ đồng

1.707,2 2.488,3 4.766,2 9.641,1 12.008,3

+ Nông - Lâm nghiệp - Thủy sản Tỷ đồng

762,6 937,4 1.206,1 1.262,4 1.277,1
+ Công nghiệp - XDCB Tỷ đồng

417,8 885,9 2.206,3 5.281,7 7.336,9
+ Dịch vụ Tỷ đồng

526,8 665,0 1.353,8 3.097,0 3.394,3
2. Tổng sản phẩm theo giá thực tế Tỷ đồng

2.019,7 3.366,8 8.331,1 37.111 51.533,9

+ Nông - Lâm nghiệp - Thủy sản Tỷ đồng

909,8 1.277,9 2.187,6 3.937,1 3.991,6
+ Công nghiệp - XDCB Tỷ đồng


480,3 1.201,0 3.825,6 25.379,7 38.593,5

+ Dịch vụ Tỷ đồng

629,6 887,9 2.317,9 7.794,1 8.948,8
3. Cơ cấu (%) % 100 100 100 100 100
+ Nông - Lâm nghiệp - Thủy sản % 44,95 37,96 26,26 10,61 7,75
+ Công nghiệp - XDCB % 23,77 35,57 45,92 68,39 74,89
+ Dịch vụ % 31,18 26,37 27,82 21,00 17,36


13

Chỉ tiêu
Đơn vị
tính
Năm
1997 2000 2005 2010 2011
4. GDP bình quân đầu người
(Giá hiện hành)
Nghìn
đồng
2.166 3.542 8.406 35.644 48.602
Nguồn: Niên giám thống kê năm 2011 tỉnh Bắc Ninh
a. Công nghiệp.
Trên địa bàn toàn tỉnh đã có 10 khu công nghiệp tập trung; hơn 18 khu công
nghiệp vừa và nhỏ, cụm công nghiệp làng nghề với hàng trăm nhà máy có công
nghệ sản xuất hiện đại đã và đang hoạt động. Tốc độ tăng trưởng bình quân với giá
trị sản xuất công nghiệp giai đoạn 2002- 2012 là 42,76%/năm, đặc biệt khu vực có

vố đầu tư nước ngoài tăng vọt từ 0,34 tỷ đồng năm 1997 lên 5505,4 tỷ đồng năm
2012. Sản phẩm của ngành công nghiệp không chỉ phục vụ nhu cầu ngày càng cao
của thị trường trong nước mà còn tham gia vào thị trường xuất khẩu, tạo nguồn thu
ngoại tệ tiếp tục đầu tư và phát triển. Ngành tiểu thủ công nghiệp rất phát triển với
nhiều làng nghề truyền thống như là đồ gỗ mỹ nghệ, đúc đồng
b. Nông nghiệp.
Sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh có những chuyển dịch tích cực về cơ
cấu: Tỷ trọng ngành trồng trọt giảm từ 67,2% năm 2002 xuống 33,11% năm 2012,
tỷ trọng ngành chăn nuôi tăng từ 29,4% năm 2002 lên 41% năm 2012 và phát triển
theo hướng sản xuất hàng hóa từng bước gắn với thị trường, nâng cao năng xuất,
chất lượng và hiệu quả kinh tế. Trong ngành trồng trọt đang hình thành các vùng
sản xuất hàng hóa tập trung như vùng chuyên canh rau sạch, vùng trồng hoa cây
cảnh, vùng trồng lúa chất lượng cao. Việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất
đã làm tăng đáng kể cả về năng suất cũng như chất lượng của sản phẩm, nhưng lúa
vẫn là cây trồng chính của tỉnh. Chăn nuôi dần chuyển sang phương thức chăn nuôi
bán công nghiệp đã làm nâng cao hiệu quả kinh tế cho ngành chăn nuôi trong tỉnh,
tăng từ 338,5 tỷ đồng năm 2002 lên 791,3 tỷ đông năm 2012.
c. Giao thông


14

Tỉnh Bắc Ninh có điều kiện thuận lợi về giao thông vận tải. Mạng lưới giao
thông đường sắt, đường bộ, đường thuỷ đã được hình thành từ lâu, các tuyến đường
huyết mạch như Quốc lộ 1, quốc lộ 18, quốc lộ 38 và tuyến đường sắt Hà Nội - Bắc
Ninh - Lạng Sơn đã được Nhà nước đầu tư mạnh. Hệ thống đường nội tỉnh được
nâng cấp và xây dựng mới, đã góp phần tích cực vào việc mở rộng thông thương,
khai thác tiềm năng của tỉnh, rút ngắn “khoảng cách” giữa Bắc Ninh với các tỉnh
trong vùng, giữa thành thị và nông thôn. Tính đến nay trên địa bàn tỉnh đã có 375
km đường quốc lội trải nhựa. 290 km đường tỉnh lộ phần lớn được trải nhựa và hơn

3000 km đường huyện, đường xã, đường thôn xóm trong đó có gần 2000km được
trải bê tông và lát gạch
.
d. Thương mại và du lịch, dịch vụ
Hoạt động thương mại và dịch vụ trên địa bàn tỉnh có những chuyển biến sâu
sắc: Tăng nhanh về qui mô và mở rộng về thị trường, chuyển dịch tích cực về cơ
cấu các hoạt động sản xuất kinh doanh, nhóm mặt hàng, phương thức kinh doanh.
Năm 1997 giá trị sản xuất của ngành đạt 139,8 tỷ đồng đến năm 2007 là 663,8 tỷ
đồng. Quan hệ thương mại với các nước trong khu vực và trên thế giới ngày càng
được phát triển và mở rộng. Cho đến nay Bắc Ninh đã có quan hệ thương mại với
30 nước trong khu vực và trên thế giới, do đó tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa
của tỉnh ngày càng tăng.
1.1.6.
Đặc điểm thủy văn
Mạng lưới sông ngòi củ tỉnh Bắc Ninh khá phát triển, mật độ lưới sông đạt
1,0 - 1,2 km/km². Ba hệ thống sông lớn chảy qua tỉnh gồm:
Sông Đuống dài 65 km, đoạn chảy qua tỉnh Bắc Ninh dài 42 km. Tài nguyên
nước sông Đuống phong phú, với tổng lượng dòng chảy năm là 31,6 tỷ m³/năm,
dòng chảy phù sa lớn, vào mùa mưa lên đến 2,8 kg/ m³, mực nước cao nhất tại bến
Hồ là 9,64m (tháng 8/1945), cao hơn so với mặt ruộng 3 - 4 m.
Sông Cầu dài 290 km, đoạn chảy qua tỉnh Bắc Ninh dài 69 km, tổng lượng
dòng chảy năm khoảng 3 tỷ m³, mực nước mùa lũ cao, từ 3 - 6 m, cao nhất là 8 m,
cao hơn mặt ruộng 1 - 2 m, mùa cạn thường thấp, chỉ 0,5 - 0,8 m.


15

Sông Thái Bình dài 93km, đoạn chảy qua tỉnh Bắc Ninh dài 16 km. Mức
nước lũ lụt lịch sử sông Thái Bình đo được tại Phả Lại năm 1971 đạt tới 7,21 m với
lưu lượng lớn nhất tại Cát Khê là 5000 m

3
/s. Phần lớn lưu vực sông bắt nguồn từ
các vùng đồi trọc miền Đông Bắc, đất đai bị xói mòn nhiều nên nước sông rất đục,
hàm lượng phù sa lớn. Do đặc điểm lòng sông rộng, ít dốc, đáy nông, nên Thái Bình
là một trong những sông bị bồi nhiều.
Trên địa bàn tỉnh có các hệ thống sông ngòi nội địa như sông Ngũ Huyện
Khê, sông Dâu, sông Đông Côi, sông Bùi, ngòi Tào Khê, sông Đồng Khởi, sông
Đại Quảng Bình. Các sông này đều có nhiệm vụ tưới, tiêu nước phục vụ dân sinh xã
hội và sản xuất nông nghiệp cho 8 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh và một phần
của thành phố Hà Nội, Hưng Yên và Hải Dương
Tài nguyên nước mặt
a. Đặc điểm sông ngòi
Mạng lưới sông ngòi tỉnh Bắc Ninh khá dày đặc, mật độ 1,0-1,2km/km
2
.
- Sông Đuống là một phân lưu của sông Hồng, bắt đầu từ làng Xuân Canh
(Gia Lâm) chảy theo hướng Đông, đổ vào sông Thái Bình ở Phả Lại. Sông dài
67km, trong đó có 42km chảy qua tỉnh Bắc Ninh. Do lòng sông dốc, rộng, sâu, nên
hàng năm sông Đuống chuyển một lượng nước và phù sa rất lớn từ sông Hồng sang
sông Thái Bình, tổng lượng nước bình quân năm là 31,6 tỉ m
3
. Dòng chảy trung
bình nhiều năm của sông đo ở Thượng Cát khoảng 915 m
3
/s, mùa kiệt lưu lượng
giảm xuống chỉ còn 91,5m
3
/s. Lưu lượng dòng chảy trong năm biến động mạnh,
năm 2008 lưu lượng dòng chảy lớn nhất là 6150 m
3

/s (ngày 17/8) thấp nhất là 369
m
3
/s (ngày 17/2). Đặc biệt đã quan trắc được lưu lượng dòng chảy trong trận lũ lịch
sử năm 1971 đạt tới 9.150m
3
/s.
- Sông Cầu bắt nguồn từ dãy núi Văn Ơn thuộc huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc
Cạn, chảy qua các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh và đổ vào sông Thương
ở Phả Lại (Hải Dương). Sông có 2 chi lưu chính là sông Công và sông Cà Lồ, tổng
chiều dài là 290km, với lưu vực khoảng 6.030 km
2
, trong đó đoạn chảy qua Bắc
Ninh dài khoảng 69km và đồng thời là ranh giới tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang, có


16

tổng lượng nước hàng năm khoảng 5 tỉ m
3
. Tại Đáp Cầu, lưu lượng dòng chảy vào
mùa mưa khoảng 1288,5m
3
/s và vào mùa khô là 51,74m
3
/s, mực nước cao nhất đo
được là 0,596m (ngày 11/4), mực nước thấp nhất là 0,014m (ngày 13/2).

Hình 1.2.
Đồ thị dao động mực nước năm 2008 tại S.Đuống và S.Cầu


- Sông Thái Bình là sông lớn thứ hai ở miền Bắc, do hợp lưu của 3 sông :
sông Cầu, sông Thương và sông Lục Nam tạo thành. Sông có tổng diện tích lưu vực
khoảng 12.680km
2
, dài 385 km, trong đó có 16 km chảy qua Bắc Ninh, có tổng lưu
lượng nước hằng năm khoảng 35,95 tỉ m
3
. Do phần lớn lưu vực sông bắt nguồn từ
các vùng đồi trọc miền Đông Bắc, đất đai bị xói mòn nhiều nên hàm lượng phù sa
tại đây lớn. Tại trạm thủy văn Cát Khê lưu lượng dòng chảy là 2274,1m
3
/s vào mùa
mưa còn vào mùa khô là 336,45m/s.
Chất lượng nước sông bị ảnh hưởng bởi các khu dân cư và các làng nghề,
khu công nghiệp vv dọc theo chi lưu của các con sông, đặc biệt là ở sông Cầu và
sông Thương (khu hoá chất Vĩnh Thịnh hoặc khu phân đạm-hoá chất Bắc Giang).
- Sông Cà Lồ là một nhánh của hệ thống sông Cầu, bắt nguồn từ dãy Thằn
Lằn (nhánh của dãy Tam Đảo), chảy qua các huyện Mê Linh, Sóc Sơn. Sông dài
khoảng 60 km, quanh co uốn khúc, lòng hẹp, bờ dốc, độ dốc lòng sông nhỏ. Đoạn
sông chảy qua địa phận Bắc Ninh khoảng 8km, bắt đầu từ cầu Đò Lo và gặp sông
Cầu tại ngã ba Lương Phúc (Tam Giang). Mặc dù là sông nhỏ, nhưng Cà Lồ phải
tiếp nhận nhiều nước thải từ khu công nghiệp Xuân Hoà (Phúc Yên) và các điểm
dân cư khá đông đúc dọc hai bờ, nên nước sông đã bắt đầu có dấu hiệu ô nhiễm.


17

- Sông Ngũ Huyện Khê bắt nguồn từ đầm Vân Trì (Đông Anh), dài 25km,
chảy qua 5 huyện, với 3 huyện của tỉnh Bắc Ninh, đổ ra sông Cầu ở xã Vạn An,

thành phố Bắc Ninh. Sông hiện đang bị ô nhiễm, do chảy qua rất nhiều xã với các
làng nghề khác nhau, nên phải nhận nguồn nước thải chứa rất nhiều loại chất nguy
hiểm của các làng này, như làng nghề sắt Đa Hội mỗi ngày thải ra 2,5- 3,2 tấn rỉ sắt;
3000 - 4000 m
3
nước thải chứa a xít, kim loại nặng, làng chế biến gỗ Đồng Kỵ, làng
nghề giấy Phú Lâm, Phong Khê mỗi ngày có 12000 - 15000 m
3
nước thải chứa
nhiều xút, thuốc tẩy, phèn, nhựa thông, phẩm màu….
Nhìn chung nguồn nước mặt trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh khá dồi dào, nhưng
phân bố không đều theo thời gian và không gian; Khi lượng nước đến quá lớn vào
mùa lũ, việc giữ đê phòng lụt và chống úng ngập trở nên phức tạp hơn. Ngược lại,
những đợt nắng hạn và thiếu nước kéo dài cũng làm cho nhu cầu sử dụng nước của
nông nghiệp nói riêng và các ngành kinh tế nói chung gặp rất nhiều khó khăn.
1.2.
Tổng quan thực trạng nghiên cứu tài nguyên nước dưới đất
tỉnh Bắc Ninh
1.2.1.
Nguồn gốc và các quá trình hình thành thành phần hóa học
nước dưới đất
Các quá trình xảy ra trong nước dưới đất
Thành phần hoá học nước dưới đất là kết quả của các quá trình hình thành
nước, chịu tác động của các nhân tố và điều kiện hình thành nước diễn ra trong hệ
thống nước theo thời gian. Các quá trình hình thành nước dưới đất tiếp theo có thể
thay thế hết hoặc không hết các sản phẩm của các quá trình đã xảy ra trước đó tuỳ
thuộc vào thời gian kéo dài của quá trình đó.
1.2.1.1. Quá trình ngấm
Ngấm do mưa là quá trình cấp nước chính cho nước dưới đất. Thành phần
chính của nước mưa chứa Cl-Na, HCO

3
-Na-Ca, với độ khoáng hoá 0,02-0,07g/l,
giảm dần từ bờ biển vào lục địa, thành phần nước mưa cũng chuyển từ Cl-Na sang
HCO
3
-Na-Ca. Nước mưa thường bão hoà ôxy, có ảnh hưởng rất lớn đến sự dịch


18

chuyển các nguyên tố dễ biến đổi với điều kiện ôxy hoá-khử của môi trường và các
chất hữu cơ.
1.2.1.2. Quá trình hoà tan - rửa lũa
Rửa lũa là quá trình tách các nguyên tố trong mạng tinh thể của khoáng vật
đưa vào nước mà không phá vỡ cấu trúc mạng của nó. Hoà tan gây phá vỡ mạng
tinh thể khoáng vật, tạo ion và đưa chúng vào môi trường nước. Trong tự nhiên, hai
quá trình này không thể tách rời nhau. Hoà tan, rửa lũa diễn ra chủ yếu ở nước nhạt,
siêu nhạt, thành phần nước phụ thuộc thành phần nguồn nước cấp, thành phần đất
đá chứa nước và thời gian tồn tại của nước trong đất đá.
Nhiệt độ có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình rửa lũa - hoà tan. Thông thường
đô tan của nhiều muối tăng theo sự tăng nhiệt độ, nhưng chỉ tăng lên đến một mức
nào đó, sau đó lại giảm, thậm chí có loại muối khi nhiệt độ tăng thì lại kết tủa, như
CaCO
3
. Đối với các khí thì nhiệt độ tăng thường làm giảm độ hoà tan của các khí.
Độ pH của nước có ảnh hưởng khá lớn đến quá trình rửa lũa hoà tan. Hầu hết
các muối đều hoà tan tốt hơn khi độ pH của nước giảm đi. Quá trình rửa lũa hoà tan
còn chịu ảnh hưởng của sự chênh lệch nồng độ các thành phần trong nước và trong
đất đá và độ chênh lệch đó càng lớn thì quá trình rửa lũa diễn ra càng mạnh. Nước
vận động mạnh làm tăng quá trình rửa lũa hoà tan.

Phần lớn đất đá có khả năng hoà tan rửa lũa kém. Độ khoáng hoá của nước
dưới đất chỉ do hoà tan và rửa lũa mà có, thường không quá 5g/l với thành phần
Ca(Mg)-SO
4
và 2g/l đối với Ca-HCO
3
thường dưới 1,5g/l. Rửa lũa hoà tan thường
là quá trình chủ yếu để thành tạo các loại nước có độ tổng khoáng hoá thấp từ đất
đá: các khoáng vật dễ hoà tan rửa lũa, từ các khoáng sàng: các vành phân tán
1.2.1.3. Quá trình pha trộn nước (hỗn hợp)
Theo Oghinvi (1925), quá trình pha trộn các loại nước khác nhau xảy ra
mạnh mẽ ở phần trên của vỏ Trái đất khi nước từ trên ngấm xuống, tạo ra một loại
nước thứ ba, theo quy luật đường thẳng. Tuy nhiên, nước dưới đất là dung dịch tự
nhiên rất phức tạp. Khi trộn hai loại nước với nhau không có nghĩa là trộn hai dung
dịch với nhau và chỉ trong trường hợp hai dung dịch giống nhau chúng mới hoà trộn


19

với nhau theo quan hệ đường thẳng. Trong thực tế, khi trộn hai dung dịch với nhau,
sẽ xảy ra một số phản ứng hoá học, nên thành phần của dung dịch chung sẽ không
còn tương tự các dung dịch thành phần, do đó sự pha trộn hai loại nước không tuân
theo định luật đường thẳng của Oghinvi. Vai trò của nước chứa trong các trầm tích
hạt mịn cũng rất lớn, vì chúng dễ bị tách ra rồi pha trộn với nước có trong các tầng
chứa nước liền kề.
1.2.1.4. Quá trình bốc hơi
Bốc hơi trực tiếp từ mặt đất làm nước bị cô đặc, các chất hoà tan còn lại có
thể chuyển sang thể rắn nếu nồng độ của chúng vượt quá độ bão hoà, bốc hơi do cây
cối hấp phụ mất nước và một số chất tan tuỳ thuộc vào loại cây, kết quả là thành
phần hoá học của nước bị biến đổi. Ở ĐBBB có hai mùa mưa và khô rõ rệt, quá

trình này là nguyên nhân chính gây nên sự dao động theo mùa của một số ion chính
trong nước ngầm.
1.2.1.5. Quá trình trao đổi - hấp phụ
Quá trình trao đổi - hấp phụ có ý nghĩa quan trọng trong sự hình thành thành
phần hoá học của nước dưới đất. Hấp phụ và trao đổi là hai quá trình không thể tách
rời nhau, nên thường được xem xét chung khi nghiên cứu thành phần hoá học của
nước dưới đất. Quá trình chung này xảy ra đặc biệt mạnh mẽ khi vật chất sét từ lục
địa được vận chuyển ra biển và được tích tụ trong môi trường biển.
Hấp phụ có thể xảy ra theo các cơ chế lý học, hoá học và sinh học… Trong
quá trình hấp thụ vật lý, hạt sét có thể hấp phụ các thành phần dưới dạng ion, phân
tử, keo… từ nước, không khí, gây thay đổi thành phần hoá học của nước dưới đất.
Quá trình hấp phụ xẩy ra mạnh mẽ trong các trầm tích biển. Quá trình trao đổi tác
động rất lớn đến sự thay đổi thành phần hoá học của nước dưới đất, do làm thay đổi
vị trí của các thành phần hấp phụ từ hạt sét với thành phần trong nước.
Thành phần khoáng vật của đất đá có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình trao
đổi hấp phụ. Nhóm khoáng vật Montmorilonit có khả năng hấp phụ lớn hơn nhóm
Inlit và nhóm Caolinit có khả năng hấp phụ kém nhất. Theo Ghedroi (1932), năng
lực trao đổi của các cation được sắp xếp theo thứ tự giảm dần của các nguyên tố:


20

Fe>Al>Ba>Ca>Mn>Mg>K>Na>Li. Ngoài ra, kích thước hạt càng nhỏ, khả năng
trao đổi hấp phụ càng lớn và nồng độ các ion trong dung dịch càng lớn thì khả năng
trao đổi càng mạnh, quá trình trao đổi mạnh mẽ.
Môi trường cũng có ảnh hưởng đến quá trình trao đổi. Trao đổi ion chủ yếu
với các thành phần khoáng vật của đất đá chứa nước; pha trộn: nhạt hoá, mặn hoá
1.2.1.6. Quá trình khuếch tán
Quá trình khuếch tán diễn ra với hướng di chuyển của các nguyên tố từ nơi
có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp. Quá trình khuếch tán diễn ra rất phức tạp,

biểu hiện rõ ở nơi có sự chênh lệch nồng độ lớn, nước vận động kém, phụ thuộc
nhiều vào sự chênh lệch nhiệt độ và đặc điểm môi trường. Môi trường axit thuận lợi
cho sự khuếch tán của một số ion: Ca
2+
, Mg
2+
, SO
4
2-
Cl
-
, Ni
+
, Mo, Fe, Cu, Co,
ngược lại, môi trường kiềm thuận lợi cho khuếch tán của các ion, phân tử của các
chất Na, Ca, Mg, HCO
3
, Cl, Be, Li, Xn, Sr, Ti, Cr.
Di chuyển vật chất theo cơ chế khuếch tán phân tử xảy ra rất chậm chạp.
Thời gian để nước biển ảnh hưởng đến nước nhạt khi chúng được ngăn cách bởi
một lớp sét chặt dày 5m cần khoảng 10.000 năm và nếu theo cơ chế khuếch tán
cưỡng bức thì quá trình di chuyển nhanh hơn rất nhiều.
1.2.1.7. Quá trình kết tủa
Mỗi loại muối có độ hoà tan khác nhau, thay đổi theo nhiệt độ và đặc điểm
môi trường. Các hợp chất dễ hoà tan như NaCl, CaCl
2
, MgCl
2
, NaHCO
3

thường có
hàm lượng trong nước ngầm ứng với độ hoà tan trong môi trường và nhỏ hơn tích
số hoà tan của chúng. Khi có sự biến đổi các điều kiện, nồng độ của một số chất tăng
lên, làm tăng tích số hoà tan của chúng, khi vượt giới hạn chúng sẽ kết tủa và tách
khỏi nước tạo khoáng vật thứ sinh và lắng đọng muối. Quá trình này tạo nên các
mạch canxit xuyên cắt qua các tầng đá cứng, các loại đất bở rời được gắn kết bởi
ximăng các loại, hoặc các mạch thạch cao, thạch anh lấp đầy khe nứt các loại đất đá.
Sự lắng đọng muối hầu như luôn có liên quan với biến đổi chế độ nhiệt động, tức là
sự biến đổi của nhiệt độ và áp suất khí quyển và sự hỗn hợp các loại muối khác nhau,
hoặc có liên quan đến sự biến đổi của môi trường tự nhiên. Khi nước từ sâu đi lên do


21

áp suất giảm, khí CO
2
thoát ra khỏi nước làm cho CaCO
3
kết tủa tạo ra các
Travectin quanh các mạch lộ.
Khi nước dưới sâu đi lên gặp nước mưa ngấm xuống H
2
S bị oxy hoá có thể
tạo kết đọng lưu huỳnh theo phản ứng H
2
S + O
2
 S + H
2
O

Nhiều kim loại di chuyển tốt trong môi trường pH thấp (axit), khi chuyển
sang môi trường kiềm sẽ bị kết tủa. Trường hợp này quan sát được khi gặp các kim
loại lắng đọng ở ranh giới các tầng cacbonat hoặc hang hốc cactơ. Quá trình thành
tạo các muối thứ sinh đã tạo nên các mỏ sa thạch đồng, hoặc các mỏ sunphua kim
loại thứ sinh làm biến đổi mạnh mẽ thành phần hoá học của nước ngầm.
1.2.1.8. Quá trình phân dị trọng lực
Quá trình phân dị trọng lực có ý nghĩa quyết định trong hình thành các tích
tụ dầu khí. Khi di chuyển trong đá mẹ, dầu, khí, nước thường tồn tại ở dạng hỗn
hợp - nhũ tương. Khi vào các tầng chứa có lỗ hổng lớn gây hiện tượng giảm áp, khí
trong nước tách ra, nổi lên chiếm các vị trí cao trong đá chứa, dầu tách khỏi nước
nổi lên trên và tập trung thành các tích tụ dầu; Thành phần hoá học của nước ban
đầu cũng thay đổi, tạo cơ sở khoa học giải thích tính phân đới thuỷ địa hoá của nước
trong các bồn trầm tích lớn, trong đó ở phần trên thường gặp nước có tổng khoáng
hoá nhỏ và loại hình hoá học phổ biến là bicacbonat canxi hay natri, phần giữa
thường gặp nước có khoáng hoá trung bình nước sunphat magie chiếm ưu thế, còn
phần thấp thường là nước mặn với thành phần chủ yếu là clorua natri hoặc canxi.
Theo lý thuyết, nước có tổng khoáng hoá lớn thì tỷ trọng lớn nên lắng xuống phần
dưới cùng, hay nước clorua nằm thấp rồi đến SO
4
và trên cùng là bicacbonat, ngoài
ra mật độ của ion Cl
-
lớn hơn SO
4
-2
và lớn hơn HCO
3
-
cũng là một nguyên nhân
khác của quá trình phân dị này.


1.2.1.9. Hiệu suất thấm
Thực nghiệm đã chứng minh rằng khi cho một dung dịch thấm qua các đất
đá có tính thấm khác nhau thì nhiều thành phần trong dung dịch không có khả năng
di chuyển đồng thời với dung môi, từ đó làm thay đổi nồng độ dung dịch thấm.
Hiện tượng đó là hiện tượng hiệu suất thấm, và quá trình đó gọi là quá trình hiệu


22

suất thấm. Quá trình này đã giải thích vì sao nước ở sâu lại có độ khoáng hoá hàng
trăm g/l mặc dù nguồn ban đầu chỉ là nước vũng vịnh với độ khoáng hoá 35g/l.
1.2.1.10. Quá trình thoát khí
Trong nước ngầm thường chứa các khí hoà tan, nhất là các tầng chứa nước ở
sâu trong các vùng phát triển các mỏ khí. Khi áp lực giảm đi, các khí hoà trong
nước trở thành quá bão hoà và tạo thành các bọt khí thoát ra khỏi nước. Chính quá
trình này đã tạo nên các mỏ khí và các vật chất lắng đọng. Khi các khí thoát ra
không chỉ làm thay đổi thành phần khí hoà tan, mà còn làm thay đổi cả thành phần
hoá học của nước.
1.2.1.11. Các quá trình vi sinh vật
Các quá trình vi sinh vật ngày càng được quan tâm vì nó có vai trò quan
trọng trong việc hình thành thành phần hoá học của nước ngầm. Các vật chất hữu cơ
khi chết đi bị các vi sinh vật phân huỷ thành các hợp chất đơn giản hơn. Ngược lại
các vi sinh vật còn có khả năng biến các vật chất vô cơ thành các hợp chất hữu cơ.
Các quá trình vi sinh vật có ý nghĩa rất quan trọng và có thể nói là có tính chất
quyết định trong sự hình thành dầu khí theo thuyết hữu cơ. Ngày nay trong xử lý
nước thải sinh hoạt người ta thường sử dụng vi khuẩn nhằm làm sạch nước.
1.2.1.12. Quá trình xâm nhập mặn
Quá trình thứ nhất: nước biển dâng cao, nước mặn tràn vào lục địa. Nước
mặn sẽ xâm nhập vào những chỗ trũng, những tầng thấm nước tốt. Kết quả khi nước

biển thoái lui để lại các tầng chứa nước mặn là kết quả của hai quá trình hỗn hợp và
xâm nhập mặn.
Quá trình thứ hai: xâm nhập mặn xảy ra khi gradient thuỷ lực lớn (do khai
thác nước, ) nước mặn từ biển hoặc từ phần nước ngầm mặn sẽ làm mặn hoá phần
nước nhạt.
Tóm lại sự hình thành phần hoá học của nước ngầm là kết quả tổng hợp
của nhiều quá trình xảy trong nước ngầm trong suốt quá trình tồn tại và vận
động của nó trong môi trường lỗ hổng của đất đá. Trong khuôn khổ luận án với


23

giới hạn tài liệu hiện có, tác giả chỉ có thể tập trung vào 4 quá trình chính là quá
trình ngấm, rửa lũa -hoà tan, pha trộn nước và xâm nhập mặn.
1.2.2.
Tổng quan mức độ nghiên cứu tài nguyên nước dưới đất
Trong vùng nghiên cứu đã có một số đề án điều tra, đánh giá và tìm kiếm
thăm dò nước dưới đất, trong đó nghiên cứu điều tra ĐCTV chủ yếu do Liên đoàn
ĐCTV - ĐCCT miền Bắc (nay là Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước
miền Bắc) thực hiện. Kết quả chung của các nghiên cứu đó là đã xác định được điều
kiện ĐCTV của các vùng, xác định được các đối tượng có khả năng cấp nước, tính
toán trữ lượng khai thác trong giới hạn nghiên cứu. Sau đây là tổng hợp các công
trình nghiên cứu điều tra, tìm kiếm thăm dò nước dưới đất như sau:
- Báo cáo lập bản đồ Địa chất thuỷ văn - Địa chất công trình tỷ lệ 1/200.000
tờ Hà Nội do Đoàn địa chất 63 nay là Đoàn tài nguyên nước Tây Bắc thành lập
trong thời gian 1973 -1978 có bao trùm phần phía Tây nam và Tây của tỉnh.
- Báo cáo lập bản đồ địa chất thuỷ văn 1/200.000 tờ Hải Phòng ở phần đông
của tỉnh do Đoàn địa chất 63 Liên đoàn 2 (nay là Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra
tài nguyên nước miền Bắc) thực hiện năm 1978- 1985.
Năm 1983 hoàn thành Báo cáo tìm kiếm nước dưới đất vùng Từ Sơn- Bắc

Ninh với diện tích khoảng 256km
2
. Kết quả đã đánh giá được trữ lượng tĩnh là
35.575 m
3
/ng, cấp C1 là 30.000 m
3
/ng, cấp C2 là 18.364 m
3
/ng.
- Năm 1982 - 1986 đoàn địa chất 58, Liên đoàn địa chất thuỷ văn địa chất
công trình hoàn thành Báo cáo tìm kiếm NDĐ vùng Bắc Ninh, trên cơ sở khoan
1497,90 m/37LK, hút nước thí nghiệm 37 lỗ khoan, lấy 230 mẫu nước các loại. Báo
cáo đã làm sáng tỏ được những nét cấu trúc địa chất cơ bản, phân chia được 6 đơn
vị chứa nước, trong đó riêng đối với tầng chứa nước qp, là đối tượng giàu nước
nhất, đã làm sáng tỏ quy luật phân bố, thành phần thạch học, sự biến đổi chiều dày,
quan hệ thuỷ lực, chiều sâu thế nằm, chất lượng nước. Đã đánh giá được trữ lượng
khai thác cấp A = 1.300 m
3
/ng, cấp B= 13.800 m
3
/ng, cấp C1 = 9.600 m
3
/ng và cấp
C2 = 26.000 m
3
/ng.


24


- Năm 2006 Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Bắc
hoàn thành báo cáo lập bản đồ địa chất thủy văn - địa chất công trình tỉnh Bắc Ninh.
Kết quả của báo cáo đã xác định được trữ lượng khai thác tiềm năng cho các tầng
chứa nước lỗ hổng và đặc biệt là đã xác định được trữ lượng khai thác dự báo tại
các khu công nghiệp ở mức độ sơ bộ. Những kết quả đó có ý nghĩa quan trọng trong
việc định hướng quy hoạch chi tiết cho từng vùng cụ thể trên toàn tỉnh Bắc Ninh.
1.2.3.
Những vấn đề còn tồn tại trong khai thác sử dụng nước dưới
đất
Đa phần các trạm khai thác tập trung và các trạm khai thác nhỏ đều được khai
thác trong tầng chứa nước cát cuội sỏi tầng aQ
1
2-3
ở độ sâu từ 20 đến 60 m. Trên cơ
sở đánh giá các tài liệu trên có thể rút ra một số vấn đề khai thác và sử dụng bảo vệ
tài nguyên nước như sau:
1. Kết quả tìm kiếm thăm dò NDĐ ở tỉnh Bắc Ninh đã phát hiện các địa tầng
địa chất thuỷ văn có triển vọng cung cấp nước. Trong đó tầng chứa nước lỗ hổng
trong cát, cuội sỏi Pleistocen ( qp) là đối tượng chứa nước phong phú nhất có thể
khai thác tập trung quy mô lớn và vừa. Các địa tầng khác chỉ có thể khai thác quy
mô nhỏ, hoặc lẻ tẻ.
2. Tiềm năng trữ lượng khai thác khá dồi dào nhưng phân bố không đồng
đều, đối với tầng chứa nước lỗ hổng trong cát cuội sỏi pleistocen, nước nhạt chỉ
phân bố ở phía Tây Bắc, Tây, còn phía Đông diện tích tỉnh bị nhiễm mặn, không có
triển vọng. Vì vậy cần phải tăng cường công tác quản lý tài nguyên NDĐ chặt chẽ
hơn. Làm chính xác hoá cả về số lượng và chất lượng để lập qui hoạch khai thác
hợp lí và sử dụng bền lâu NDĐ.
3. Các nguồn hình thành trữ lượng khai thác NDĐ trên địa bàn tỉnh chủ yếu
do nguồn bổ cập từ các dòng mặt, lượng mưa và thầm từ nước tưới thấm xuyên qua

các lớp thấm nước yếu và một phần trữ lượng động thiên nhiên của tầng chứa nước
khai thác, có nghĩa là khi khai thác sẽ cuốn sự tham gia của tất cả các nguồn nước
trên địa bàn tỉnh. Do đó cần thiết phải đầu tư nghiên cứu xây dựng mô hình quản lý
nước theo lưu vực.


25

4. Do công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, đô thị hoá đã và đang phát triển
rất mạnh làm biến đổi môi trường sinh thái của tỉnh cộng với xu thế biến đổi khí
hậu của toàn cầu, sẽ ảnh hưởng đến NDĐ. Vì vậy tỉnh nên tổ chức mạng lưới quan
trắc trên toàn tỉnh mới có thể kiểm soát được sự biến đổi về chất lượng cũng như trữ
lượng nước. Trên cơ sở đó đề ra các giải pháp quy hoạch khai thác hợp lý, bảo vệ
tài nguyên, bảo vệ môi trường.
5. Hệ thống khai thác nhỏ có ý nghĩa thực tế lớn, vốn đầu tư ít hiệu quả kinh
tế cao, nên phát triển hệ thống này.
6. Hệ thống khai thác lẻ tẻ, cấp nước nông thôn khai thác hết sức tuỳ tiện, cần
phải quản lý chặt chẽ hơn tiến tới loại bỏ. Cần tổ chức kiểm soát chặt chẽ và hướng
dẫn nông dân khai thác và bảo vệ nguồn nước
- Những nội dung chủ yếu của công tác quản lí và bảo vệ tài nguyên NDĐ:
Quản lý tốt việc khoan đào thăm dò địa chất và khai thác NDĐ, điều tra đánh giá
hiện trạng khai thác NDĐ, xử lý các lỗ khoan khai thác có kiến trúc không đảm bảo
chất lượng, đặc biệt các lỗ khoan tay trong các công trình khai thác tập trung.
+ Cần xác định độ sâu cho phép đối với các lỗ khoan tay để khai thác nước
cho tầng vùng, nên hạn chế khoan tay tại các vùng có qui mô lớn hoặc nhiễm mặn.
+ Sớm xây dựng quy hoạch kĩ thuật và bảo vệ nguồn nước, trữ lượng nước.
+ Từng bước xử lí các nguồn chất thải và cải tạo các hệ thống dẫn nước thải.
+ Chấm dứt ngay việc xây dựng các công trình có khối lượng chất thải độc
hại lớn tại các nơi khai thác nước ngầm, hố xí tại các phễu khai thác nước.
+ Tăng cường kiểm tra thanh tra việc khoan đào địa chất, khai thác nước.

+ Sớm chấm dứt tình trạng khoan thăm dò địa chất, khai thác nươc không có
giấy phép hành nghề và giấy phép khai thác.
+ Nghiêm chỉnh chấp hành luật tài nguyên nước;

×