Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Phân tích Dioxin trong mẫu sữa mẹ và góp phần đánh giá phơi nhiễm Dioxin trong cộng đồng dân cư sinh sống tại các khu vực lân cận sân bay Đà Nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.95 MB, 83 trang )



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN




NGÔ THỊ HUYỀN

PHÂN TÍCH DIOXIN TRONG MẪU SỮA MẸ VÀ GÓP PHẦN
ĐÁNH GIÁ PHƠI NHIỄM DIOXIN TRONG CỘNG ĐỒNG
DÂN CƯ SINH SỐNG TẠI CÁC KHU VỰC LÂN CẬN
SÂN BAY ĐÀ NẴNG





LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC






Hà Nội – 2014



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN



NGÔ THỊ HUYỀN

PHÂN TÍCH DIOXIN TRONG MẪU SỮA MẸ VÀ GÓP PHẦN
ĐÁNH GIÁ PHƠI NHIỄM DIOXIN TRONG CỘNG ĐỒNG
DÂN CƯ SINH SỐNG TẠI CÁC KHU VỰC LÂN CẬN
SÂN BAY ĐÀ NẴNG

Chuyên ngành: Hóa phân tích
Mã số: 60440118

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. Nguyễn Hùng Minh
TS. Phạm Thị Ngọc Mai

Hà Nội – 2014


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn đối với TS. Nguyễn
Hùng Minh (Phòng thí nghiệm Dioxin, Trung tâm Quan trắc môi trường, Tổng cục
Môi trường) và TS. Phạm Thị Ngọc Mai (Khoa Hóa học, Trường Đại học Khoa học
Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội), người đã giao đề tài và tận tình hướng dẫn
em hoàn thành luận văn này.
Em xin gửi tới các thầy cô giáo trong trường Đại Học Khoa học Tự nhiên, Đại

học Quốc gia Hà Nội, đặc biệt là các thầy cô trong Khoa Hóa học lòng tri ân sâu
sắc vì những kiến thức các thầy cô truyền đạt cho em trong suốt quá trình học tập
và nghiên cứu.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các anh chị và các bạn đồng nghiệp trong
Phòng thí nghiệm Dioxin, Trung tâm Quan trắc Môi trường, Tổng cục môi trường
đã nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình thực hiện luận văn này.
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn đến Dự án xây dựng phòng thí nghiệm
Dioxin tại Việt Nam (AP-16657 và BMGF-50799) và chương trình nghiên cứu khoa
học KHCN-33.01/11-15 từ chương trình nghiên cứu Khoa học và Kĩ thuật quốc gia
KHCN-33/11-15 (Nghiên cứu và khắc phục hậu quả lâu dài của chất độc da
cam/Dioxin đối với môi trường và sức khỏe con người Việt Nam ) vì đã hỗ trợ kinh
phí để em có thể hoàn thành được luận văn này.

Hà nội, 24/11/2014
Học viên


Ngô Thị Huyền




MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Giới thiệu chung về các hợp chất Dioxin 3
1.1.1. Cấu tạo 3
1.1.2. Tính chất 5
1.1.3. Cơ chế gây độc và độc tính của Dioxin … 6
1.1.4. Nguồn phát thải Dioxin ra môi trường 9

1.1.5. Nguồn phơi nhiễm Dioxin ở người 11
1.1.6. Các nghiên cứu về phân tích Dioxin trong mẫu sữa mẹ 11
1.2. Giới thiệu sơ lược về khu vực lấy mẫu 13
1.2.1. Vị trí địa lý 13
1.2.2. Tình trạng nhiễm độc Dioxin tại sân bay Đà Nẵng 13
1.2.3. Tình trạng phơi nhiễm Dioxin ở cộng đồng dân cư sinh sống lân cận sân
bay Đà Nẵng 14
1.3. Tổng quan về phương pháp phân tích Dioxin trong mẫu sữa 16
1.3.1. Phương pháp tách chiết 16
1.3.2. Phương pháp làm sạch 17
1.3.3. Phương pháp định lượng chất phân tích 19
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
2.1. Đối tượng nghiên cứu 23
2.1.1. Chỉ tiêu phân tích 23
2.1.2. Đối tượng phân tích 23
2.2. Nội dung nghiên cứu 24
2.3. Phương pháp nghiên cứu 25
2.3.1. Phương pháp lấy mẫu và bảo quản mẫu 25


2.3.2. Phương pháp phân tích mẫu 26
2.4. Hóa chất, chất chuẩn, dụng cụ, thiết bị 27
2.4.1. Hóa chất 27
2.4.2. Chất chuẩn 28
2.4.3. Dụng cụ 29
2.4.4. Thiết bị 30
2.5. Thực nghiệm 30
2.5.1. Khảo sát hệ dung môi chiết 30
2.5.2. Quy trình chiết mẫu 31
2.5.3. Quy trình làm sạch 31

2.5.4. Điều kiện phân tích trên thiết bị HRGC/HRMS 32
2.5.5. Khảo sát độ chính xác của phương pháp phân tích 32
2.5.6. Phân tích mẫu sữa thu thập tại Đà Nẵng 33
2.5.7. Tính toán và đánh giá kết qủa phân tích 33
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 35
3.1. Xác nhận giá trị sử dụng của phương pháp phân tích 35
3.1.1. Đường chuẩn phân tích Dioxin 35
3.1.2. Giới hạn phát hiện, giới hạn định lượng của thiết bị và phương pháp 36
3.1.3. Kết quả bước khảo sát dung môi chiết 37
3.1.4. Kết quả đánh giá hiệu suất quá trình chiết và làm sạch 38
3.1.5. Kết quả đánh giá độ chính xác của phương pháp phân tích 39
3.2. Kết quả phân tích Dioxin trong mẫu sữa tại Đà Nẵng 43
3.2.1. Hàm lượng Dioxin trong mẫu sữa thu thập tại phường Khuê Trung 43
3.2.2. Hàm lượng Dioxin trong mẫu sữa thu thập tại phường An Khê 44
3.2.3. Hàm lượng Dioxin trong mẫu sữa thu thập tại phường Hòa Thuận Tây… . 45
3.2.4. Hàm lượng Dioxin trong mẫu sữa mẹ thu thập tại phường Chính Gián 47


3.2.5. Hàm lượng Dioxin tiêu thụ hàng ngày (pg/kg bw/ngày) ở trẻ 47
3.3. Đánh giá kết qủa phân tích mẫu sữa mẹ tại Đà Nẵng 48
3.3.1. Đánh giá kết qủa phân tích hàm lượng 17 đồng loại Dioxin theo khối
lượng và TEQ 48
3.3.2. Đánh giá đặc trưng đồng loại Dioxin 50
3.3.3. So sánh kết quả của luận văn với một số nghiên cứu trên thế giới 51
3.3.4. Đánh giá lượng tiêu thụ hàng ngày (TDI) ở trẻ 55
KẾT LUẬN 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO 58
PHỤ LỤC 64





















DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Số nhóm đồng loại của các hợp chất Dioxin 3
Bảng 1.2: Thông số thể hiện tính chất của một số đồng loại Dioxin 5
Bảng 1.3: Hệ số độc tương đương của 17 đồng loại độc Dioxin 8
Bảng 1.4: Tóm tắt một số kết quả nghiên cứu phân tích Dioxin trong mẫu sữa 12
Bảng 1.5: Tóm tắt một số kết quả nghiên cứu sử dụng thiết bị HRGC/HRMS 20
Bảng 1.6: Tóm tắt một số kết quả nghiên cứu sử dụng phương pháp CALUX 22
Bảng 2.1: Mười bảy chỉ tiêu phân tích Dioxin 23
Bảng 2.2: Số lượng và kí hiệu mẫu đã thu thập 24
Bảng 2.3: Tóm tắt thông tin mẫu sữa mẹ tại Đà Nẵng 25
Bảng 2.4: Nồng độ dung dịch chuẩn dựng đường chuẩn 28
Bảng 2.5: Điều kiện chiết mẫu trên thiết bị chiết lỏng - rắn áp suất cao 31

Bảng 2.6: Điều kiện tách và phân tích các chất Dioxin 32
Bảng 3.1: Phương trình hồi qui và hệ số tương quan tuyến tính của đường chuẩn 35
Bảng 3.2: Giới hạn phát hiện và giới hạn định lượng của phương pháp phân tích 36
Bảng 3.3: Mức khảo sát dung môi chiết mỡ trong mẫu sữa bột 38
Bảng 3.4: Hiệu suất thu hồi chất chuẩn
13
C khi phân tích mẫu sữa bột 38
Bảng 3.5: Hiệu suất thu hồi chất chuẩn khi phân tích mẫu lặp thêm chuẩn 42
Bảng 3.6: Hàm lượng PCDD/Fs và tổng TEQ (pg/g mỡ) trong mẫu sữa mẹ, thu thập
tại phường Khuê Trung 43
Bảng 3.7: Hàm lượng PCDD/Fs và tổng TEQ (pg/g mỡ) trong mẫu sữa mẹ, thu thập
tại phường An Khê 44
Bảng 3.8: Hàm lượng PCDD/Fs và tổng TEQ (pg/g mỡ) trong mẫu sữa mẹ, thu thập
tại phường Hòa Thuận Tây 45
Bảng 3.9: Hàm lượng PCDD/Fs và tổng TEQ (pg/g mỡ) trong mẫu sữa mẹ, thu thập
tại phường Chính Gián 46
Bảng 3.10: Lượng tiêu thụ PCDD/Fs hàng ngày (pg/kg bw/ngày) ở trẻ 48



DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Cấu trúc hóa học của 17 đồng loại Dioxin 4
Hình 1.2: Cấu trúc chung của các hợp chất policlo biphenyl 5
Hình 1.3: Cơ chế gây độc của các đồng loại Dioxin 7
Hình 1.4: Sơ đồ cơ chế của phương pháp CALUX 21
Hình 2.1: Bản đồ lấy mẫu 24
Hình 2.2: Quy trình phân tích mẫu sữa sử dụng thiết bị HRGC/HRMS 33
Hình 3.1: Độ thu hồi trung bình của chất chuẩn trong mẫu 39
Hình 3.2: Phần trăm sai lệch của chất phân tích khi phân tích mẫu lặp 40
Hình 3.3: Hàm lượng Dioxin trong mẫu sữa tại Đà Nẵng 48

Hình 3.4: Đặc trưng đồng loại của Dioxin theo nồng độ khối lượng trong mẫu sữa mẹ 50
Hình 3.5: Đặc trưng đồng loại của Dioxin theo TEQ trong mẫu sữa mẹ 51
Hình 3.6: So sánh hàm lượng Dioxin trong mẫu sữa mẹ của luận văn với một số…
nước trên thế giới ……53
Hình 3.7: So sánh kết quả phân tích hàm lượng Dioxin trong mẫu sữa mẹ 54
Hình 3.8: So sánh mức tiêu thụ PCDD/Fs hàng ngày ở trẻ ……55















DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Bw: khối lượng cơ thể (body weight)
k.l mỡ: khối lượng mỡ
GC: Gas Chromatography
HpCDD: Heptaclo Dibenzo-Para Dioxin
HpCDF: Heptaclo Dibenzo Furan
HRMS: High Resolution Mass Spectrometry
HxCDD: Hexaclo Dibenzo-Para Dioxin
HxCDF: Hexaclo Dibenzo Furan

OCDD: Octaclo Dibenzo-Para Dioxin
OCDF: Octaclo Dibenzo Furan
PCB: Polyclobiphenyl
PCDD: Polyclo Dibenzo-Para Dioxin
PCDF: Polyclo Dibenzo Furan
PeCDD: Pentaclo Dibenzo-Para Dioxin
PeCDF: Pentaclo Dibenzo Furan
TCDD: Tetraclo Dibenzo-Para Dioxin
TCDF: Tetraclo Dibenzo Furan
TDI: Lượng tiêu thụ hàng ngày (Tolerable Daily Intake)
TEQ : Độ độc tương đương (Toxic Equivalency Quantity)
TT: Thứ tự
TB: Trung bình
KT, AK, HTT, CG: Khuê Trung, An Khê, Hòa Thuận Tây, Chính Gián
WHO: Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization)


1

MỞ ĐẦU
Dioxin là một nhóm các hợp chất hóa học được đưa vào danh sách các chất ô
nhiễm môi trường khó phân hủy trong quy ước Stockholm – một công ước quốc tế
về bảo vệ sức khỏe con người và môi trường trước nguy cơ do các chất ô nhiễm hữu
cơ khó phân hủy gây ra. Những hợp chất này là các sản phẩm phụ phát thải không
chủ định từ các hoạt động sản xuất công nghiệp, đặc biệt là các quá trình đốt cháy.
Ngoài những trường hợp phơi nhiễm với các hợp chất Dioxin do các vụ tai nạn hóa
chất xảy ra trên thế giới, theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) con người chủ yếu bị
phơi nhiễm với các hợp chất này qua con đường tiêu thụ thực phẩm bị nhiễm độc
Dioxin. Nhiều nghiên cứu về tác hại của Dioxin đã cho thấy các hợp chất này, đặc
biệt là 2,3,7,8-tetraclodizenzo-p-Dioxin (TCDD) gây ra một số ảnh hưởng nghiêm

trọng đối với môi trường và sức khỏe con người.
[36]

Tại Việt Nam, một lượng rất lớn các chất diệt cỏ được ước tính chứa khoảng
trên 360 kg Dioxin được quân đội Mỹ phun rải xuống nhiều khu vực tại miền Nam
trong suốt những năm 1962 - 1971 trong cuộc chiến tranh Việt Nam - Mỹ.
[19]
Trong
suốt khoảng thời gian đó, sân bay Đà Nẵng, thành phố Đà Nẵng là một trong số
những sân bay quân sự đã được sử dụng làm địa điểm tập trung, lưu trữ, trộn và nạp
chất diệt cỏ chứa Dioxin để chuẩn bị cho các phi vụ phun rải cũng như tẩy rửa hóa
chất dư sau khi phun rải. Sân bay này đã được xác định là một“điểm nóng” về
nhiễm độc Dioxin tại Việt Nam do mức độ tồn lưu Dioxin rất cao được phát hiện
thấy trong các mẫu đất, trầm tích và thủy sinh thu thập tại đây. Ngoài ra, một số
nghiên cứu tiến hành phân tích mẫu sinh phẩm người (máu, sữa mẹ) sinh sống lân
cận sân bay Đà Nẵng cho thấy hàm lượng Dioxin, đặc biệt là hàm lượng của chất
độc TCDD rất cao.
[32, 39]

Một số nghiên cứu dịch tễ học tiến hành tại cộng đồng dân cư sinh sống xung
quanh điểm nóng sân bay Đà Nẵng cho thấy sự xuất hiện của một số bệnh nghiêm
trọng trong đó có ung thư, rối loạn sinh sản ở phụ nữ và đặc biệt khuyết tật bẩm
sinh ở trẻ em. Vì vậy, cộng đồng dân cư sinh sống xung quanh sân bay đang đối mặt
2

với nguy cơ phơi nhiễm Dioxin cao. Tuy nhiên, cho đến nay những nghiên cứu
đánh giá phơi nhiễm Dioxin trong cộng đồng dân cư sinh sống tại khu vực xung
quanh sân bay Đà Nẵng còn rất ít.
Nhận thấy tầm quan trọng và tính cấp thiết của việc đánh giá mức độ phơi
nhiễm của cư dân sống gần sân bay Đà Nẵng, chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu

“Phân tích Dioxin trong mẫu sữa mẹ và góp phần đánh giá phơi nhiễm Dioxin trong
cộng đồng dân cư sinh sống tại các khu vực lân cận sân bay Đà Nẵng”. Luận văn
này được thực hiện với mục tiêu đánh giá sơ bộ mức độ phơi nhiễm của các cộng
đồng dân cư sinh sống tại bốn phường lân cận sân bay Đà Nẵng gồm Khuê Trung,
quận Cẩm Lệ; Hòa Thuận Tây, quận Hải Châu và hai phường An Khê và Chính
Gián, thuộc quận Thanh Khê với các chất Dioxin và nguy cơ phơi nhiễm ở trẻ sơ
sinh qua con đường bú sữa mẹ bị nhiễm độc thông qua việc phân tích hàm lượng
Dioxin trong mẫu sữa mẹ và liều lượng tiêu thụ Dioxin hàng ngày ở trẻ.
Phân tích Dioxin trong mẫu sữa mẹ là một phép phân tích phức tạp do hàm
lượng chất phân tích chỉ ở cấp vết/siêu vết, hơn nữa vấn đề tách chiết chất phân tích
ra khỏi nền mẫu gặp khó khăn do mẫu sữa có thành phần phức tạp gồm chất béo,
protein, đường, chất khoáng… nên đòi hỏi các phương pháp chiết tách phải có hiệu
quả cao để tách chiết được tối đa chất phân tích và thiết bị phân tích phải có độ
nhạy cao cũng như giới hạn phát hiện thấp để có thể định lượng được từng chất
phân tích riêng rẽ. Trong luận văn này, chúng tôi tiến hành tách chiết các mẫu sử
dụng phương pháp chiết lỏng - rắn áp suất cao (PLE), một phương pháp hiện đại,
khắc phục được một số nhược điểm của phương pháp tách chiết thông thường như
chiết lỏng - lỏng hay chiết Soxhlet bao gồm giảm thời gian chiết mẫu, giảm dung
môi phân tích và tăng cường tính tự động hóa mà vẫn đạt hiệu quả tách chiết cao.
Chất phân tích được phát hiện và định lượng sử dụng thiết bị sắc kí khí ghép nối
khối phổ phân giải cao, dựa trên tham khảo phương pháp tiêu chuẩn US-EPA 1613
do Cục bảo vệ môi trường Mỹ ban hành đã được điều chỉnh phù hợp với phân tích
tại phòng thí nghiệm Dioxin, Trung tâm Quan trắc môi trường, Tổng cục Môi
trường.
[45]

3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Giới thiệu chung về các hợp chất Dioxin

1.1.1. Cấu tạo

Dioxin là tên gọi chung của một nhóm các hợp chất gồm 75 đồng loại Policlo-
Dibenzo-p-Dioxin (PCDDs) và 135 đồng loại Policlo-Dibenzofuran (PCDFs), liệt
kê trong bảng 1.1
[17]
.
Bảng 1.1: Số nhóm đồng loại của các hợp chất Dioxin
Số nguyên tử
Clo
Số hợp chất
PCDDs
Kí hiệu
PCDFs
Kí hiệu
Mono-
Di-
Tri-
Tetra-
Penta-
Hexa-
Hepta-
Octa-
2
10
14
22
14
10
2

1
Cl
1
DD
Cl
2
DD
Cl
3
DD
Cl
4
DD
Cl
5
DD
Cl
6
DD
Cl
7
DD
Cl
8
DD
4
16
28
38
28

16
4
1
Cl
1
DF
Cl
2
DF
Cl
3
DF
Cl
4
DF
Cl
5
DF
Cl
6
DF
Cl
7
DF
Cl
8
DF
Tổng số
75
135

Trong tổng số 210 chất đồng loại của Dioxin chỉ có 17 chất độc là các phân tử
chứa ít nhất bốn nguyên tử Clo được thế ở các vị trí 2,3,7,8, trong đó có 7 đồng loại
độc PCDDs và 10 đồng loại độc PCDFs. Vì vậy khi nhắc tới phép phân tích Dioxin
chính là phân tích 17 đồng loại độc này. Các hợp chất PCDD/Fs có cấu trúc cơ bản
là hai vòng thơm nối với nhau qua nguyên tử Oxy. Đối với PCDDs, các vòng được
nối qua hai cầu oxy trong khi các vòng thơm trong PCDFs được nối với nhau bằng
một liên kết Cacbon và một cầu Oxy.
[17]
Cấu trúc chung của hai nhóm chất cùng với
cấu trúc của 17 đồng loại độc được mô tả trong hình 1.1 và 1.2, trong đó có đánh số
vị trí nhóm thế của nguyên tử Clo trong phân tử chất.
[1]

4































Hình 1.1: Cấu trúc hóa học của 17 đồng loại Dioxin
Ngoài ra, một số hợp chất policlo biphenyl (PCBs) có tính chất độc tương tự
như Dioxin cũng thường được biết đến bao gồm 12 chất, chia thành hai nhóm:
5

PCBs đồng phẳng và mono-otho PCBs. Cấu trúc chung của các hợp chất PCBs
được biểu diễn trong hình 1.2.

Hình 1.2: Cấu trúc chung của các hợp chất policlo biphenyl
1.1.2. Tính chất

Tính chất của các đồng loại Dioxin phụ thuộc chủ yếu vào số nguyên tử Clo
và vị trí thế của chúng trong phân tử. Một trong những tính chất nổi bật là độ bền
vật lý và hóa học cao.
[17,45]


1.1.2.1. Tính chất vật lý
Các hợp chất Dioxin là các chất không màu, không mùi, có nhiệt độ sôi tương
đối cao. Các đồng loại này tồn tại ở trạng thái rắn ở điều kiện bình thường. Các hợp
chất Dioxin có một số đặc điểm chính như áp suất hơi thấp, độ tan trong nước thấp.
Ngoài ra, những hợp chất này liên kết ưu tiên với các thành phần hữu cơ trong đất
và trầm tích. Các tính chất trên được thể hiện qua một số thông số được tóm tắt
trong bảng 1.2.
Bảng 1.2: Thông số thể hiện tính chất của một số đồng loại Dioxin
Hợp chất
Áp suất hơi
(mm Hg 25
o
C)
Log Kow
Độ tan
(mg L
-1
25
o
C)
Hằng số
Henry
TCDD
8,1 × 10
-7

6,4
3,5 × 10
-4


1,35 × 10
-3

PeCDD
7,3 × 10
-10
6,6
1,2 × 10
-4

1,07 × 10
-4

HxCDD
5,9 × 10
-11
7,3
4,4 × 10
-6

1,83 × 10
-3

HpCDD
3,2 × 10
-11
8,0
2,4 × 10
-6


5,14 × 10
-4

OCDD
8,3 × 10
-13
8,2
7,4 × 10
-8

2,76 × 10
-4

TCDF
2,5 × 10
-8
6,2
4,2 × 10
-4

6,06 × 10
-4

PeCDF
2,7 × 10
-9
6,4
2,4 × 10
-4


2,04 × 10
-4

HxCDF
2,8 × 10
-10
7,0
1,3 × 10
-5

5,87 × 10
-4

HpCDF
9,9 × 10
-11
7,9
1,4 × 10
-6

5,76 × 10
-4

OCDF
3,8 × 10
-12
8,8
1,4 × 10
-6


4,04 × 10
-5

6

1.1.2.2. Tính chất hóa học
Các chất Dioxin có độ bền hóa học cao do chúng không bị phân hủy trong môi
trường axit, bazơ, và các chất oxi hóa mà không có mặt chất xúc tác ngay cả ở nhiệt
độ cao. Dioxin không bị thủy phân trong nước ở điều kiện bình thường. Tuy nhiên,
nước siêu tới hạn ở nhiệt độ T = 375
0
C, áp suất P = 222 atm và khối lượng riêng d =
0,307 g/cm
3
có thể hòa tan và oxi-hóa Dioxin với hiệu suất lên đến 99,999%. Ngoài
ra, Dioxin cũng có độ bền nhiệt cao do chúng chỉ phân hủy hoàn toàn ở nhiệt độ
trên 1200
0
C. Đồng loại độc nhất 2,3,7,8-TCDD có nhiệt độ sôi lên đến 412
0
C.
[4]


Dioxin là các hợp chất có tính ưa mỡ và kị nước, vì vậy các chất này có xu
hướng liên kết với các thành phần hữu cơ trong trầm tích, đất và di chuyển vào
chuỗi thức ăn do tích lũy trong các mô mỡ của các sinh vật sống. Đặc tính ái mỡ và
kị nước của Dioxin liên quan chặt chẽ với độ bền vững của chúng trong tự nhiên, sự
phân bố trong cơ thể sống cũng như các cơ quan ở người.
[17]

Thời gian bán hủy là một thông số rất quan trọng để đánh giá độ bền vững của
các hợp chất Dioxin. Dioxin trong các đối tượng khác nhau có thời gian bán hủy rất
khác nhau như trong người khoảng 7 - 11 năm, trong các lớp đất bề mặt và sâu hơn
dưới bề mặt khoảng 9 - 12 và 25 - 100 năm và trong trầm tích thời gian bán hủy lên
tới hàng trăm năm.
[16]


1.1.3. Cơ chế gây độc và độc tính của Dioxin
1.1.3.1. Cơ chế gây độc
Dioxin là hợp chất ưa mỡ nên khi các hợp chất này đi vào cơ thể người sẽ tích
tụ chủ yếu trong các mô mỡ. Dioxin liên kết không thuận nghịch với một loại
protein trong tế bào, có tên gọi Ah receptor (Ah-R: thụ thể hydrocacbon thơm). Mối
liên kết này càng bền vững chứng tỏ độ độc càng cao. Sau đó chúng tiếp tục liên kết
với một loại protein khác, Arnt (Ah-receptor nuclear translocator: protein vận
chuyển hạt nhân thụ cảm) để đi sâu vào tế bào rồi nhân tế bào và liên kết với axit
deoxyribonucleic (ADN). Đây là nguyên nhân gây ra các tác động sinh học không
có lợi đối với con người.
[3]

7



Hình 1.3: Cơ chế gây độc của các đồng loại Dioxin
1.1.3.2. Ảnh hưởng của Dioxin trên động vật thí nghiệm
Một số nghiên cứu trên động vật thí nghiệm cho thấy 2,3,7,8-TCDD gây ra
một loạt các ảnh hưởng nghiêm trọng như quái thai, cản trở một số chức năng của
hệ hocmon hay tế bào. Đặc biệt, hợp chất 2,3,7,8-TCDD được biết đến là chất gây
ra khối u ở gan động vật ở liều lượng thấp hơn tất cả các hóa chất khác.

Ngoài ra, phơi nhiễm Dioxin trong quá trình mang thai và cho bú ở động vật
cũng gây ra một số ảnh hưởng đến chức năng đối với đời sau ngay cả ở liều lượng
rất thấp. Một trong các thông số để phản ánh độ độc của các độc chất đối với động
vật là giá trị LD
50

(Lethal dose, 50%), liều lượng gây chết 50% số động vật thí
nghiệm. Giá trị LD
50
của hợp chất 2,3,7,8-TCDD đối với từng loài động vật tương
đối khác nhau, tương đối thấp với lợn (0,6 - 2,0 µg/kg); trung bình đối với khỉ (70
µg/kg), nhưng khá cao đối với chuột đồng (80 - 200 µg/kg).
[8]

8

Cơ quan quốc tế nghiên cứu về ung thư (IARC, 1997) đã đưa ra một số ảnh
hưởng có thể có đối với động vật như: Giảm khả năng sinh sản ở các loài động vật
có vỏ, cá, chim và động vật có vú; Giảm tỉ lệ sống sót ở đời sau và Thay đổi chức
năng hệ miễn dịch cũng như hành vi của các loài chim và động vật có vú.
[22]


1.1.3.3. Ảnh hưởng của Dioxin đến con người
Để đánh giá mức độ phơi nhiễm với các chất PCDD/Fs, khái niệm hệ số độc
tương đương (Toxicity Equivalency Factor - TEF) đã được đưa ra và gán cho từng
đồng loại Dioxin, trong đó giá trị TEF của đồng loại độc nhất 2,3,7,8- TCDD là 1.
Giá trị TEF của 17 đồng loại Dioxin do WHO đề xuất được đưa ra trong bảng 1.3.
Độc tính của hỗn hợp các chất Dioxin hay còn được gọi là tổng độ độc tương đương
(Toxic Equivalent - TEQ) được tính toán bằng cách lấy tổng tích số của nồng độ

từng đồng loại và giá trị hệ số độc của chúng.
[46]

Bảng 1.3: Hệ số độc tương đương của 17 đồng loại độc Dioxin
Tên hợp chất
WHO-TEF

Tên hợp chất
WHO-TEF
1998
2005
1998
2005
Dibenzo-p-Dioxin
(PCDD)
2,3,7,8-TCDD
1,2,3,7,8-PeCDD
1,2,3,4,7,8-HxCDD
1,2,3,6,7,8-HxCDD
1,2,3,7,8,9-HxCDD
1,2,3,4,6,7,8-HpCDD
OCDD


1
1
0,1
0,1
0,1
0,01

0,0001


1
1
0,1
0,1
0,1
0,01
0,0003
Dibenzofuran
(PCDF)
2,3,7,8-TCDF
1,2,3,7,8-PeCDF
2,3,4,7,8-PeCDF
1,2,3,4,7,8-HxCDF
1,2,3,6,7,8-HxCDF
2,3,4,6,7,8-HxCDF
1,2,3,7,8,9-HxCDF
1,2,3,4,6,7,8-HpCDF
1,2,3,4,7,8,9-HpCDF
OCDF


0,1
0,05
0,5
0,1
0,1
0,1

0,1
0,01
0,01
0,0001


0,1
0,03
0,3
0,1
0,1
0,1
0,1
0,01
0,01
0,0003
Một nhóm nghiên cứu của IARC đã phân loại TCDD là chất gây ung thư
nhóm I ở động vật cũng như ở người. Các ảnh hưởng của việc phơi nhiễm Dioxin
9

chủ yếu được quan sát thấy trong các trường hợp phơi nhiễm do tai nạn nghề nghiệp
bao gồm sự xuất hiện của các dấu hiệu tổn thương trên da như ban clo và sạm da.
Trong một số nghiên cứu dịch tễ học ở người, triệu chứng nhiễm độc với TCDD
tương tự với triệu chứng phát hiện thấy khi nghiên cứu ở động vật thí nghiệm.
[46]

Dioxin có thể gây ra một số ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người
nếu quá trình phơi nhiễm xảy ra trong thời gian dài bao gồm biến đổi chức năng gan
trong đó có sự thay đổi hoạt động của enzym gan và cơ chế chuyển hóa chất béo,
suy giảm chức năng hệ miễn dịch, hệ nội tiết, hệ thần kinh, rối loạn chức năng của

cơ quan sinh sản, gia tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tim mạch và một số bệnh
nhẹ liên quan đến cân nặng. Ngoài ra phải kể đến những ảnh hưởng sức khỏe
nghiêm trọng của Dioxin đối với trẻ em do các bà mẹ bị phơi nhiễm với các chất
Dioxin sinh ra như cân nặng khi sinh thấp, hệ thần kinh phát triển chậm, rối loạn
ứng xử, rối loạn nhận thức và rối loạn hóc môn tuyến giáp, thị lực và thính lực yếu.
[6,26,37]

Trong số các nghiên cứu đã được tiến hành trên thế giới có thể kể đến nghiên
cứu dịch tễ học do các nhà khoa học ở Việt Nam và Nhật Bản tiến hành trên 47,000
bệnh binh bị và không bị phơi nhiễm với chất độc Da cam/ Dioxin trong cuộc chiến
tranh Việt - Mỹ. Kết quả cho thấy phần trăm số người bị phơi nhiễm với Dioxin bị
các vấn đề về sinh sản, dị tật khi sinh và một số bệnh khác cao hơn số người không
bị phơi nhiễm. Chỉ số thông minh (IQ - Intelligence Quotient) của trẻ em trong độ
tuổi từ 6 - 9 tuổi ở vùng bị nhiễm Dioxin thấp hơn nhiều so với nơi khác. Các nhà
khoa học Việt Nam đã nghiên cứu và phát hiện ra một số biến đổi sinh học ở những
người bị nhiễm độc chất Da Cam/ Dioxin, đặc biệt là các dấu hiệu về sự suy giảm
miễn dịch, thay đổi nhiễm sắc thể và gen trong đó có gen gây ung thư.
[3]

1.1.4. Nguồn phát thải Dioxin ra môi trường


Một phần nhỏ PCDD/Fs có thể được tạo thành do các quá trình cháy trong tự
nhiên nhưng chủ yếu là sản phẩm phụ của các hoạt động nhiệt khác nhau trong công
nghiệp cũng như dân sinh.
[45]


10


Trong tự nhiên, các hợp chất Dioxin được tạo thành do quá trình cháy không
hoàn toàn của các hợp chất hữu cơ (cháy rừng hoặc núi lửa).
[11]


Tuy nhiên Dioxin được phát thải ra môi trường chủ yếu qua các hoạt động đốt
rác, trong các ngành công nghiệp sản xuất sắt thép, đốt nhiên liệu (than đá, dầu mỏ
và khí thiên nhiên) và một số quá trình công nghiệp có sự tham gia của các hợp chất
chứa Clo hay sản xuất các hợp chất cơ Clo (clophenols) như các nhà máy giấy hay
nhà máy sản xuất thuốc diệt cỏ và thuốc trừ sâu, trong đó 2,3,7,8-TCDD là sản
phẩm phụ trong quá trình sản xuất axit 2,4,5-triclophenoxyacetic. Trong số những
nguồn phát thải Dioxin vào môi trường, các lò đốt rác không kiểm soát (Lò đốt chất
thải rắn và chất thải y tế) là nguồn phát thải chủ yếu do quá trình đốt cháy không
hoàn toàn. Ngoài ra một lượng nhỏ PCDD/Fs cũng được phát hiện trong khói thuốc
lá, các hệ thống sưởi và các động cơ chạy bằng chì và dầu diesel.

Một điều đáng
ngại là mặc dù sự phát thải Dioxin chỉ ở một khu vực nhất định nhưng các hợp chất
này lại có xu hướng phân bố trên toàn cầu. Điều này được khẳng định trong một số
nghiên cứu cho thấy Dioxin được tìm thấy ở Bắc cực, khu vực được biết đến là
không hề có sự xuất hiện của nguồn phát thải Dioxin. Sự vận chuyển của Dioxin
trong không khí do các quá trình phát thải ở trên là con đường chính Dioxin thâm
nhập vào môi trường và chuỗi thức ăn trong đó động vật càng cao trong chuỗi thức
ăn thì lượng Dioxin được tìm thấy trong chúng càng lớn. Hàm lượng Dioxin cao
thường được phát hiện thấy trong đất, trầm tích và thực phẩm, đặc biệt các sản
phẩm sữa, thịt, cá và một số loài động vật có vỏ trong khi hàm lượng trong thực vật,
nước và không khí xung quanh khá thấp.
[16,29, 44]
Tại Việt Nam, nguồn Dioxin chủ yếu là từ một lượng lớn các chất diệt cỏ có
chứa Dioxin được quân đội Mỹ tiến hành phun rải xuống miền Nam Việt Nam

trong cuộc chiến tranh Việt Nam - Mỹ với mục đích chính là phá hoại mùa màng và
rừng ngụy trang của quân đội giải phóng Việt Nam trong khoảng thời gian những
năm 1962 - 1971. Lượng Dioxin sử dụng trong chiến tranh được ước tính lên đến
trên 80 triệu lít thuốc diệt cỏ tương đương với trên 360 kg Dioxin với thành phần
chính là 2,3,7,8-TCDD - sản phẩm phụ trong quá trình sản xuất thuốc diệt cỏ chứa
11

axit 2,4-Diclophenoxyacetic và 2,4,5-triclophenoxyacetic. Lượng Dioxin hình thành
từ các hoạt động công nghiệp và dân sinh tại Việt Nam không đáng kể so với lượng
Dioxin nguồn gốc chiến tranh. Thậm chí lượng này còn lớn hơn rất nhiều so với
lượng được tạo ra qua các hoạt động công nghiệp và đốt rác tại các nước liên minh
châu Âu và Mỹ (0,89 - 1,592 kg).
[29]


1.1.5. Nguồn phơi nhiễm Dioxin ở người
Con người có thể bị phơi nhiễm với các chất Dioxin thông qua một vài con
đường như hít thở các hạt lơ lửng chứa Dioxin trong không khí, hấp thụ qua da hay
tiêu thụ thực phẩm có chứa Dioxin. Năm 1990, một nhóm nghiên cứu của WHO đã
kết luận rằng khoảng trên 90% lượng Dioxin hấp thụ vào cơ thể là do tiêu thụ thực
phẩm bị nhiễm Dioxin, đặc biệt các loại thực phẩm có nguồn gốc động vật như thịt,
sữa, trứng và một số loài cá. Đó là kết quả của sự tích lũy các hợp chất Dioxin từ
môi trường vào chuỗi thức ăn mà mắt xích cao nhất trong chuỗi thức ăn là con
người, do vậy các chất độc trong thực phẩm sẽ đi vào trong cơ thể người và được
tích lũy ở các mô mỡ.
[16]

Ngoài ra con người còn bị phơi nhiễm nghề nghiệp với TCDD ở hàm lượng
rất cao từ những năm 1940s do các vụ tai nạn hóa chất xảy ra tại các nhà máy sản
xuất thuốc diệt cỏ clophenol và clophenoxyl. Điển hình có thể kể đến vụ tai nạn xảy

ra tại hai nhà máy sản xuất 2,4,5-Triclophenol gồm nhà máy Badische Anilin und
Soda Fabrik tại Tây Đức vào năm 1953 phát thải Dioxin ra hai cộng đồng dân cư
sống gần nhà máy hay vụ nổ tại nhà máy ICMASE, Seveso, Ý vào năm 1976 khiến
cho gần 37,000 người bị tiếp xúc trực tiếp với đám khói độc hóa chất có chứa
Dioxin.
[17]


Trong các nghiên cứu tiến hành đánh giá về ảnh hưởng do phơi nhiễm với
Dioxin, mới chỉ có thông tin về đồng loại độc nhất, 2,3,7,8-TCDD mặc dù tất cả các
đồng loại có vị trí nhóm thế Clo ở vị trí 2,3,7,8 đã được chứng minh là đều gây độc.
[17]
1.1.6. Các nghiên cứu về phân tích Dioxin trong mẫu sữa mẹ
Khi nghiên cứu đánh giá độ tồn lưu của Dioxin trong cơ thể người, hay nói
12

cách khác là đánh giá tình trạng phơi nhiễm Dioxin ở người, sữa mẹ là một trong
những đối tượng chính được sử dụng do phương pháp lấy mẫu tương đối không
phức tạp. Hơn nữa, thông qua phân tích hàm lượng Dioxin trong mẫu sữa mẹ các
nhà nghiên cứu còn có thể đánh giá được nguy cơ phơi nhiễm Dioxin ở trẻ bú sữa
mẹ bị nhiễm độc Dioxin. Trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu được tiến hành để
xác định hàm lượng Dioxin trong mẫu sữa mẹ ở nhiều quốc gia khác nhau bao gồm
các nước công nghiệp phát triển cũng như các nước đang phát triển hay các vùng
được coi là điểm nóng về Dioxin do chiến tranh hay các vụ tai nạn hóa chất liên
quan đến các hợp chất Dioxin. Như vậy, tùy thuộc vào vị trí lấy mẫu và đặc điểm về
nguồn gốc của sự phát thải Dioxin trong môi trường mà kết quả thu được khác
nhau. Kết quả của một số nghiên cứu trên được tóm tắt trong bảng 1.4.
Bảng 1.4: Tóm tắt một số kết quả nghiên cứu phân tích Dioxin trong mẫu sữa mẹ
TT
Khu vực lấy mẫu

Kết quả
Tài liệu
tham khảo
1
Pháp (n=44)
Hàm lượng PCDD/Fs trung bình: 11,4 pg
TEQ/g mỡ; Hàm lượng tiêu thụ hàng
ngày ở trẻ: 62,3 pg TEQ/kg bw/ngày
[23]
2
Hokkaido, Nhật Bản
(n=125)
Hàm lượng trung bình: 6,19 (Khoảng:
0,02 – 22,3 pg TEQ/g mỡ)
[27]
3
Mẫu sữa thu thập tại
Australia (n=173)
Hàm lượng TCDD trumg bình: 0,8 pg/g
TEQ mỡ (Khoảng: 0,6 - 1,4 pg/g TEQ
mỡ)
[12]
4
2 vùng công nghiệp,
Hàn Quốc (n=24)
Hàm lượng trumg bình: 20,8; Khoảng:
7,42-58,8 pg TEQ/g béo
[24]
5
13 quốc gia trên thế

giới (n=97)
Giá trị trung vị hàm lượng: 3,92-18,2 pg
TEQ/g mỡ
[13]
6
Đà Nẵng – điểm nóng
về Dioxin tại Việt
Hàm lượng trung bình: 14,3- 70,5 g
TEQ/g mỡ
[15]
13

Nam (n=14)
7
A Lưới, Việt Nam –
điểm nóng về Dioxin
tại Việt Nam (n= 16)
Hàm lượng Dioxin trung bình: 12,08;
Khoảng: 3,01-21,8 pg TEQ/g mỡ
Liều lượng tiêu thụ Dioxin hàng ngày
trung bình: 59,2 (Khoảng: 14,7-107
TEQ/kg bw/ngày)
[30]
8
Kim Bảng, Hà Nam,
Việt Nam- vùng không
bị nhiễm Dioxin trong
chiến tranh (n=8)
Hàm lượng trung bình: 6,03 (Khoảng:
4,95-6,94 pg TEQ/g mỡ)

[9]

1.2. Giới thiệu sơ lược về khu vực lấy mẫu

1.2.1. Vị trí địa lý
Thành phố Đà Nẵng là một thành phố lớn thuộc khu vực miền Trung Tây
Nguyên, Việt Nam có tọa độ 15
0
55' đến 16
0
14' vĩ độ Bắc, 107
0
18' đến 108
0
20' kinh
độ Đông. Đơn vị hành chính thuộc phường Chính Gián, quận Thanh Khê.
Sân bay quốc tế Đà Nẵng nằm ở quận Hải Châu, cách trung tâm thành phố Đà
Nẵng 1 km về phía Đông, với tổng diện tích khu vực sân bay là 842 ha, trong đó
diện tích khu vực hàng không dân dụng là 150 ha. Sân bay Đà Nẵng có phía Bắc
giáp với phường Chính Gián, quận Thanh Khê; phía Nam giáp phường Khuê Trung,
quận Cẩm Lệ; phía Tây giáp với phường An Khê; phía Đông giáp với phường Hòa
Thuận Tây, quận Hải Châu.
1.2.2. Tình trạng nhiễm độc Dioxin tại sân bay Đà Nẵng

Trong cuộc chiến tranh do Mỹ tiến hành tại miền Nam Việt Nam, thành phố
Đà Nẵng có một vị trí chiến lược vô cùng quan trọng. Thành phố có cảng và sân
bay ở vị trí thuận lợi. Từ đây quân đội Mỹ đưa chất độc vào cảng và sân bay nhằm
thực hiện chiến dịch “Bàn tay nông dân” (Ranch-hand) để tiến hành các phi vụ phun
14


rải chất khai quang. Để triển khai thực hiện chiến dịch này, quân đội Mỹ đã lập các
phi trường khai quang trong sân bay gồm các bãi tập kết, tồn trữ chất diệt cỏ và khu
chứa các vỏ thùng sau phun rải. Trong suốt những năm 1965 - 1971, phi trường Đà
Nẵng và khu vực Đà Nẵng bị ô nhiễm nặng Chất độc hóa học/Dioxin do chất diệt cỏ
chứa Dioxin bị rò rỉ ra ngoài môi trường; thùng trống sau khi phun rải được sử dụng
cho các mục đích sinh hoạt và phương tiện sau khi phun rải được rửa hóa chất dư
trực tiếp tại khu vực.
[3]
Lượng chất diệt cỏ được tập kết tại sân bay này để tiến hành
phun rải được ước tính khoảng 105,400 thùng (208 lít/thùng) bao gồm 52.700 thùng
chất Da cam; 29.000 thùng Chất Trắng và 5000 thùng Chất Xanh.
[43]


Trong sân bay Đà Nẵng có ba điểm ô nhiễm nặng bao gồm khu trộn và nạp
chất khai quang với hàm lượng Dioxin cao nhất trong mẫu đất là 365.000 ppt I-TEQ
và hàm lượng trung bình trên 50.000 ppt I-TEQ, khu gần kho chứa với hàm lượng
Dioxin cao nhất trong mẫu đất là 134.802 ppt I-TEQ và hàm lượng trung bình
39.883 ppt I-TEQ) và khu rửa phương tiện sau phun rải có hàm lượng trung bình
trong mẫu đất khoảng 51.000 ppt. Một mẫu cá được đánh bắt trong một hồ ở phía
Bắc sân bay có hàm lượng Dioxin lên đến 3000 ppt và một mẫu trầm tích lấy tại hồ
này cho kết quả 12.393 ppt I-TEQ. Như vậy, hàm lượng Dioxin trong các mẫu đất,
trầm tích và cá đều vượt xa ngưỡng cho phép của Dioxin trong các loại mẫu trên
theo tiêu chuẩn Việt Nam cũng như nước ngoài (1000 ppt TEQ đối với mẫu đất;
150 pg/g TEQ đối với trầm tích và 4 pg/g khối lượng tươi).
[7]

Vì vậy, sân bay Đà Nẵng đã được xác định là một trong những điểm nóng
nghiêm trọng về nhiễm độc Dioxin từ trong chiến tranh tại Việt Nam.
1.2.3. Tình trạng phơi nhiễm Dioxin ở cộng đồng dân cư sinh sống lân cận sân

bay Đà Nẵng

Nghiên cứu của Ban 10-80 (2000) tiến hành lấy mẫu máu của dân cư sinh
sống tại các vùng bị phun rải hóa chất ở miền Nam Việt Nam cho thấy hàm lượng
TEQ trong mẫu máu tại Đà Nẵng cao nhất trong tất cả các khu vực đã lấy mẫu (96
ppt).
[7]
15

Trong một nghiên cứu do Nguyễn Hùng Minh cùng cộng sự tiến hành phân
tích 55 mẫu máu của người dân liên quan trực tiếp đến sân bay Đà Nẵng cho thấy
hàm lượng Dioxin phân tích được cao nhất tại Việt Nam từ trước cho đến thời điểm
đó, vượt qua tất cả các tiêu chuẩn cho phép về hóa chất trên thế giới. Những người
dân làm việc trong sân bay (bao gồm thu hoạch cá và sen ở hồ Sen và làm việc
trong vườn trong sân bay) có hàm lượng Dioxin trong máu cao hơn hàng trăm lần
hàm lượng mà một số tổ chức trên thế giới đưa ra, trong đó hàm lượng cao nhất
phân tích được là 1150 ppt tính theo khối lượng mỡ (k.l mỡ) (1220 ppt TEQ; 94%
TCDD).
[7]
Nguyễn Văn Tường và cộng sự đã phân tích 41 mẫu máu của trẻ em bị dị tật
bẩm sinh tại phường An Khê (khu vực bị ô nhiễm Dioxin từ trong sân bay). Kết quả
cho thấy Dioxin được phát hiện thấy trong tất cả các mẫu máu đã phân tích, cao
nhất là 352 ppt và thấp nhất là 2,06 ppt dựa theo khối lượng mỡ. Trong 9 mẫu máu
trộn của trẻ em cũng phát hiện thấy 2,3,7,8-TCDD, nồng độ trong khoảng 6,7 - 21,7
ppt.
[42]


Phân tích sự tồn lưu của các đồng loại Dioxin trên 158 mẫu sinh phẩm của
người và môi trường ở Biên Hòa và Đà Nẵng cho thấy hàm lượng Dioxin trong các

mẫu sinh phẩm của người đều rất cao so với vùng Hải Phòng - vùng đối chứng,
vượt xa giới hạn cho phép của Mỹ và các nước phát triển.
[2]
Báo cáo tổng thể do công ty Hatfield tiến hành năm 2009 khi phân tích 14
mẫu sữa mẹ và 94 mẫu máu tại Đà Nẵng cho thấy Dioxin được tìm thấy trong tất cả
các mẫu đã phân tích và hàm lượng TCDD cao nhất được tìm thấy trong mẫu sữa
của một bà mẹ trẻ (232 pg/g mỡ). Người này trước đó đã ăn cá trong hồ Sen – một
trong ba vị trí được xác định là bị nhiễm độc Dioxin ở phía Bắc sân bay. Hàm lượng
Dioxin tiêu thụ hàng ngày ở trẻ trong tất các các mẫu được tính toán dựa theo tham
khảo WHO/Euro (1998) có giá trị trong khoảng 23,4 - 2320 pg TEQ/kg bw/ngày,
đều vượt quá ngưỡng đề xuất của WHO (4 pg TEQ/kg bw/ngày).
[15]


Theo thống kê của Hội Chữ Thập Đỏ, thành phố Đà Nẵng (2005), thành phố
16

có tới 7510 người dân bị nghi nhiễm chất độc da cam, trong đó có 2410 người ở thế
hệ thứ hai và 34 người ở thế hệ thứ ba.

1.3. Tổng quan về phương pháp phân tích Dioxin trong mẫu sữa

Về cơ bản, phân tích Dioxin trong mẫu sữa gồm các giai đoạn chính gồm tách
chiết chất phân tích ra khỏi nền mẫu, làm sạch dịch chiết mẫu để loại bỏ tạp chất và
định lượng các chất phân tích bằng kĩ thuật thích hợp.
1.3.1. Phương pháp tách chiết

- Chiết lỏng - lỏng
Một trong những phương pháp chiết cổ điển nhất là chiết lỏng - lỏng, nhưng
phương pháp có nhược điểm tốn thời gian, cần lượng dung môi lớn và ít tự động

hóa. Trong phương pháp này, mẫu sữa lỏng (30 g) được cho vào phễu chiết 1000
mL cùng với 4 mL dung dịch KOH bão hòa, 200 mL etanol và 100 mL dietyl ete
theo thứ tự lần lượt để phá vỡ liên kết protein trong sữa. Sau đó, hỗn hợp trong phễu
chiết được tiến hành chiết hai lần bằng 100 mL n - pentan, thu pha dung môi hữu cơ
và tiến hành lọc qua muối natri sunfat khan để loại nước.
[38]

- Chiết Soxhlet
Phương pháp tiến hành với mẫu khô nên mẫu sữa lỏng cần phải được đông
khô trước khi tiến hành chiết. Một lượng mẫu sữa khô (5 - 10 g) được chiết trên hệ
chiết Soxhlet có thể tích ống chiết 200 mL. Hệ dung môi sử dụng để chiết mẫu có
thể là 400 mL toluen/diclometan/hexan (1/1/1, v/v/v) hoặc pentan/DCM (1/1 v/v).
Mẫu sữa được chiết qua đêm và trong quá trình chiết phải đảm bảo 6 chu kì chiết/ h.
Sau khi chiết, dịch chiết mẫu được cho qua muối Na
2
SO
4
để loại nước và được tiến
hành cô đuổi dung môi trên thiết bị cô quay chân không. Hàm lượng k.l mỡ được
xác định bằng phương pháp trọng lượng.
[21]

- Chiết lỏng rắn áp suất cao
Trong phương pháp này, một lượng mẫu khô hoặc mẫu tươi được trộn với một
lượng vật liệu nhồi theo tỉ lệ nhất định, sau đó hỗn hợp trên được đưa vào cột chiết.

×