Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Hình ảnh nhà chùa trong sáng tác của hồ xuân hương và phạm thái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (895.63 KB, 69 trang )



TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN



PHẠM THỊ DUNG

HÌNH ẢNH NHÀ CHÙA TRONG
SÁNG TÁC CỦA HỒ XUÂN HƢƠNG
VÀ PHẠM THÁI


KHA LUN TT NGHIP ĐẠI HỌC
Chuyên ngnh: Văn học Việt Nam

Ngƣi hƣng dn khoa học

TS. Nguyễn Thị Nhàn

HÀ NỘI - 2014


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN


PHẠM THỊ DUNG

HÌNH ẢNH NHÀ CHÙA TRONG


SÁNG TÁC CỦA HỒ XUÂN HƢƠNG
VÀ PHẠM THÁI

KHA LUN TT NGHIP ĐẠI HỌC
Chuyên ngnh: Văn học Việt Nam

Ngƣi hƣng dn khoa học

Th.S Nguyễn Thị Việt Hằng

HÀ NỘI - 2014
LỜI CẢM ƠN

Tác giả khóa luận xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành sâu sắc tới các
thầy cô trong Tổ bộ môn Văn học Việt Nam cùng các thầy giáo, cô giáo
trong khoa Ngữ Văn, trƣờng ĐHSP Hà Nội 2, đặc biệt là cô giáo hƣớng
dẫn Th.S Nguyễn Thị Việt Hằng, ngƣời đã luôn quan tâm, động viên và
tận tình hƣớng dẫn em trong quá trình thực hiện khóa luận này.
Trong quá trình học tập ở nhà trƣờng, lần đầu tiên làm công tác
nghiên cứu khoa học, thực hiện đề tài “Hình ảnh nhà chùa trong sáng
tác Hồ Xuân Hương và Phạm Thái”, khóa luận không tránh khỏi những
thiếu sót. Tác giả khóa luận rất mong nhận đƣợc sự chỉ bảo, góp ý của các
thầy cô giáo và các bạn sinh viên để khóa luận này đƣợc hoàn chỉnh hơn.
Hà Nội, tháng 05 năm 2014
Tác giả khóa luận

Phạm Thị Dung







LỜI CAM ĐOAN

Tác giả khóa luận xin cam đoan những kết quả nghiên cứu trong khóa
luận này là của riêng tác tôi dƣới sự hƣớng dẫn của Th.S Nguyễn Thị Việt
Hằng. Các kết quả nghiên cứu trong khóa luận là trung thực và chƣa đƣợc
công bố trong bất cứ công trình nào.
Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, tháng 05 năm 2014
Tác giả khóa luận

Phạm Thị Dung



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 2
3. Mục đích nghiên cứu 3
4. Nhiệm vụ nghiên cứu 4
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4
6. Phƣơng pháp nghiên cứu 4
7. Đóng góp của khóa luận 5
8. Bố cục của khóa luận 5
NỘI DUNG 6
Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 6
1.1. Thuật ngữ 6

1.2. Tình hình xã hội và văn hóa Phật giáo trong giai đoạn thế kỉ XVIII
đến đầu thế kỉ XIX 6
1.3. Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Hồ Xuân Hƣơng và Phạm Thái 9
1.3.1. Tác giả Hồ Xuân Hƣơng………………………………………………9
1.3.2. Tác giả Phạm Thái 12
1.4. Khảo sát, thống kê những tác phẩm viết về “nhà chùa” trong thơ
Hồ Xuân Hƣơng và Phạm Thái 14
Chƣơng 2: HÌNH ẢNH NHÀ CHÙA TRONG SÁNG TÁC CỦA
HỒ XUÂN HƢƠNG VÀ PHẠM THÁI 16
2.1. Hình ảnh nhà chùa dƣới góc nhìn Hồ Xuân Hƣơng 16
2.1.1. Hình ảnh nhà chùa dƣới góc nhìn phồn thực 16
2.1.2. HÌnh ảnh nhà chùa dƣới góc nhìn của ngƣời vãn cảnh 31
2.2. Hình ảnh nhà dƣới góc nhìn Phạm Thái 41
2.2.1. Hình ành nhà chùa dƣới góc nhìn hiện thực 41
2.2.2. Hình ảnh nhà chùa dƣới góc nhìn của ngƣời vãn cảnh 49
KẾT LUN 59
TÀI LIU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Từ xƣa đến nay, nghiên cứu văn học từ góc độ văn hóa là một hƣớng tiếp
cận đƣợc nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Nhất là trong thời gian gần đây, tủ
sách nghiên cứu văn học theo lối đi ấy ngày càng đa dạng, phong phú hơn và
lẽ dĩ nhiên trong một môi trƣờng xã hội coi trọng và tôn thờ Phật Giáo nhƣ
nƣớc ta hiện nay càng không thể thiếu những bài viết, những công trình
nghiên cứu văn học đi từ góc nhìn này. Thậm chí trải qua thời gian những bài
viết ấy ngày càng càng sâu sắc và chất lƣợng hơn. Nhận thấy những ƣu điểm
và khả năng sáng tạo từ con đƣờng này, chúng tôi cũng không nằm ngoài xu

hƣớng nghiên cứu ấy.
Hồ Xuân Hƣơng và Phạm Thái là hai tác giả quan trọng trong văn học
trung đại giai đoạn từ thế kỉ XVIII đến thế kỉ XIX. Bản thân tôi rất ấn tƣợng
với thơ Hồ Xuân Hƣơng và Phạm Thái bởi một chất thơ dung dị, dễ hiểu và
mang đậm dấu ấn cá nhân. Cùng lấy mảng đề tài về nhà chùa để phản ánh
trong thơ ca của mình nhƣng mỗi ngƣời lại xây dựng theo một lối đi riêng và
mang phong cách vô cùng độc đáo, mang lại cái nhìn đa chiều và sinh động
về hình ảnh nhà chùa trong xã hội đƣơng thời trƣớc mắt ngƣời đọc. Điều đó,
đã tạo hứng thú cho chúng tôi triển khai nghiên cứu đề tài này.
Là một sinh viên Ngữ Văn, tƣơng lai gắn bó với nghề nghiệp và công
việc dạy học, tôi rất muốn có những kiến thức phong phú và đa dạng để
truyền dạy lại cho học sinh của mình. Tất cả những lí do trên đã khiến tôi
quyết định lựa chọn đề tài “Hình ảnh nhà chùa trong sáng tác của Hồ Xuân
Hương và Phạm Thái” làm khóa luận tốt nghiệp.
2

2. Lịch sử vấn đề
Là một trong những hiện tƣợng văn học tài năng và độc đáo nên thơ Hồ
Xuân Hƣơng và Phạm Thái đƣợc giới nghiên cứu và những ngƣời yêu thích
văn học tìm hiểu trong khá nhiều công trình phản ánh về cả nội dung và hình
thức.Tuy nhiên nghiên cứu hình ảnh nhà chùa trong thơ Hồ Xuân Hƣơng và
Phạm Thái từ góc độ đối sánh là một đề tài mới lạ, chƣa có tác giả nào đề cập
và nghiên cứu. Hầu hết các tác giả mới chỉ đi từ góc độ đơn lẻ, riêng biệt và
chƣa chuyên sâu. Có thể kể đến một vài công trình nhƣ:
Phạm Trọng Chánh trong Hồ Xuân Hương với Phật giáo đã đƣa ra quan
điểm của mình về những bài thơ viết về mảng chùa chiền của Hồ Xuân
Hƣơng đặc biệt là những bài thơ nằm trong tập “Lưu hương kí”, ông đã lên
tiếng ca ngợi vốn hiểu biết học Phật sâu rộng của Xuân Hƣơng.
Đỗ Lai Thúy nhà nghiên cứu chuyên sâu về Xuân Hƣơng trong cuốn Hồ
Xuân Hươn - hoài niệm phồn thực phồn thực đã dùng lí lẽ và dẫn chứng của

mình để khẳng định tính thiêng liêng của phồn thực khi con ngƣời chƣa tách
biệt với vũ trụ, cây cỏ và động vật. Về sau với sự ra đời của đạo Phật, phồn
thực, Linga và Yoni, hoạt động tính giao mới bị coi là cái gì tục tĩu, dâm
đãng, phải cấm đoán và phồn thực phải bị che giấu dƣới những tấm voan, nửa
kín nửa hở để có thể tồn tại.
N. I. Niculin - Giáo sƣ, tiến sĩ Ngữ văn ngƣời Nga, còn so sánh việc thể
hiện nội dung tính tục trong thơ Hồ Xuân Hƣơng rất giống với cách thể hiện
của Rabelais: “Trong các sáng tác của bà cũng như thường hay thấy ở các
nhà thơ Việt Nam, thơ trữ tình phong cảnh chiếm một vị trí quan trọng và
điều này không có gì đáng lạ. Đáng lạ chẳng chính là bản thân những bức
phác họa phong cảnh của Hồ Xuân Hương. Ở đây nhục tình đã xâm nhập vào
cũng như trong những bài thơ khác của bà. Con người, thân thể con người
tựa hồ đã hòa lẫn vào với thiên nhiên. Nhà nữ thi sĩ đã sáng tạo những bài
3

thơ biểu tượng hai mặt trong đó hình ảnh kì dị của thân thể con người lẫn với
những chỗ lồi lõm trên mặt đất, một loại hình ảnh như của Rabelais, đã song
song xuất hiện với phong cảnh” [6: tr 630]. Điều này có phần rất đúng với
những bài thơ viết vè mảng chùa chiền trong sáng tác của Hồ Xuân Hƣơng.
Về Phạm Thái có cuốn:
Nhà văn và tác phẩm trong nhà trường Phạm Thái - Nguyễn Công Trứ -
Cao Bá Quát (1999), Nxb Giáo dục do Vũ Dƣơng Quý viết, trong đó có nêu
tiểu sử, giới thiệu các tác phẩm tiêu biểu, giới thiệu nét lớn về nội dung và
nghệ thuật thơ văn Phạm Thái. Trong đó có gợi ý phân tích cảnh chùa chiền
(trích sơ kính tân trang) theo hƣớng ca ngợi những thắng cảnh thiên nhiên
chốn thiền không hùng vĩ, tƣơi đẹp đồng thời thể hiện thái độ phê phán, mỉa
mai trƣớc bức chân dung của những sƣ hẩu lốn chốn chùa.
Hoàng Hữu Bội trong “Giọng điệu trữ tình của Phạm Thái qua trích
đọan “Cảnh chùa chiền” trong “Sơ kính tân trang”, Tạp chí văn học số 3,
(1994) có giới thiệu và chỉ ra giọng điệu trữ tình của Phạm Thái qua đoạn

trích “cảnh chùa chiền”.
Trong Về con người cá nhân trong văn học cổ Việt Nam (1997), Nxb
Giáo dục, Tp. HCM của tập thể tác giả Nguyễn Hữu Sơn, Trần Đình Sử,
Huyền Giang, Trần Ngọc Vƣơng, Trần Nho Thìn, Đoàn Thị Thu Vân có
những nhận định về tác phẩm Sơ kính tân trang nhƣ nói về ngoại hình nhân
vật, cách miêu tả thiên nhiên đẹp.
Kế thừa những công trình đi trƣớc và qua quá trình nghiên cứu tìm hiểu
ngƣời viết đã triển khai đề tài này.
3. Mục đích nghiên cứu
Mong muốn có cái nhìn hệ thống khách quan về hiện thực xã hội Phật
giáo đƣơng thời trong những sáng tác của hai tác giả.
4

Tìm ra những điểm nổi bật trong phong cách sáng tác của hai nhà thơ,
qua đó khẳng định tài năng, những đóng góp quan trọng của hai nhà thơ đối
với nền văn học Việt Nam.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Với đề tài “Hình ảnh nhà chùa trong sáng tác của Hồ Xuân Hƣơng và
Phạm Thái” nhiệm vụ nghiên cứu của chúng tôi là:
Làm sáng tỏ hình ảnh nhà chùa từ góc nhìn phồn thực Hồ Xuân Hƣơng
và góc nhìn tả thực Phạm Thái.
Giúp ngƣời đọc thấy đƣợc những nét chung và riêng cũng nhƣ sự độc
đáo của từng tác giả.
5. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu
1.1 . Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu là “hình ảnh nhà chùa” trong sáng tác của Hồ
Xuân Hƣơng và Phạm Thái.
1.2 . Phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi đề tài này, đứng từ góc độ nội dung tƣ tƣởng ngƣời viết
đi vào nghiên cứu các sáng tác thơ về mảng chùa chiền của Hồ Xuân Hƣơng

và các đoạn thơ về hình ảnh nhà chùa trong Sơ kính tân trang cũng nhƣ các
tác phẩm viết về mảng đề tài này của Phạm Thái. Ngƣời viết chọn văn bản
Sơ kính tân trang trong đó Hoàng Hữu Yên (1994) Nxb Giáo dục.
6. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài này đƣợc thực hiện trên cơ sở kết hợp nhiều phƣơng pháp nghiên
cứu, trong đó chúng tôi sử dụng chủ yếu những phƣơng pháp nghiên cứu sau:
5

- Phƣơng pháp nghiên cứu lịch sử: Tìm hiểu vấn đề từ hệ thống các
nghiên cứu đi trƣớc qua đó thống kê, xem xét để tìm ra hƣớng đi, cách viết
cho bài nghiên cứu của mình.
- Phƣơng pháp nghiên cứu liên ngành: Nghiên cứu văn học, nhìn nhận
văn học từ văn hóa, tín ngƣỡng đặc biệt là phạm trù đạo Phật để đƣa ra cái
nhìn khách quan và chính xác.
Ngoài ra để thực hiện tốt khóa luận người viết còn sử dụng kết hợp các
thao tác như thống kê, phân tích, bình luận, chứng minh, miêu tả.
7. Đóng góp của khóa luận
Nghiên cứu đề tài “Hình ảnh nhà chùa trong sáng tác Hồ Xuân Hƣơng và
Phạm Thái” góp phần :
Làm cho hƣớng nghiên cứu về văn học trung đại có đƣợc cái nhìn đầy đủ
và mở rộng hơn phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu và giảng dạy tác phẩm.
8. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, đề tài của chúng tôi gồm có
hai chƣơng chính:
Chƣơng 1: Những vấn đề chung
Chƣơng 2: Hình ảnh nhà chùa trong sáng tác của Hồ Xuân Hƣơng
và Phạm Thái
6

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Thuật ngữ
Theo Từ điển Tiếng Việt, “nhà chùa” đƣợc giải thích là “Nơi thờ Phật
hoặc những ngƣời tu hành theo đạo Phật (đây là cách nói khái quát )”.
Nhƣ vậy, thuật ngữ “nhà chùa” đƣợc dùng để chỉ không gian, cảnh sắc
nơi thờ Phật và chỉ con ngƣời - những con ngƣời tu hành theo đạo Phật cũng
nhƣ thiện nam tín nữ mến mộ tôn giáo này. Ở luận văn này chúng tôi sử dụng
thuật ngữ “nhà chùa” với ý nghĩa nói trên và mở rộng đến cả quang cảnh sinh
hoạt và mọi nhân vật gắn với nhà chùa.
1.2. Tình hình xã hội và văn hóa Phật giáo trong giai đoạn thế kỉ XVIII
đến nửa đầu thế kỉ XIX
Phạm Thái và Hồ Xuân Hƣơng sống vào khoảnh nửa cuối thế XVIII đầu
thế kỷ XIX. Đây là thời kỳ chế độ phong kiến Việt Nam rơi vào tình trạng
khủng hoảng trầm trọng, đó là sự thay thế liên tục các triều đại phong kiến mà
Phạm Thái từng tổng kết:
Ba mƣơi tuổi lẻ là bao nả
Năm sáu đời vua khéo chóng ghê!
Những mâu thuẫn chất chứa trong lòng xã hội phong kiến đến giai đoạn
này đã trở nên gay gắt. Đó là mâu thuẫn trong nội bộ giai cấp thống trị, mâu
thuẫn giữa nhân dân với giai cấp phong kiến. Giai cấp thống trị lúc này chỉ
lao vào ăn chơi sa đọa không quan tâm đến công việc triều chính, không chăm
chút đến cuộc sống nhân dân chỉ tranh giành chém giết lẫn nhau. Vua tôi lẫn
7

lộn, cƣơng thƣờng đảo ngƣợc, mọi giá trị văn hóa đều bị đứt tung. Nho giáo là
sợi dây cố kết xã hội cũng bị lung lay đến tận gốc rễ, những giáo điều khắt
khe không còn đủ sức giam hãm con ngƣời trong những khuôn khổ chặt hẹp,
càng không đủ sức dập tắt hoặc làm yếu đi cả một trào lƣu tƣ tƣởng mới, đòi
hỏi những quan hệ dễ thở hơn, những tình cảm tự do hơn giữa ngƣời và

ngƣời. Giống nhƣ nhiều nghệ sĩ khác, Hồ Xuân Hƣơng và Phạm Thái cũng
chịu ảnh hƣởng sâu sắc của thời đại.
Nói về Phật giáo trong giai đoạn này đã không còn giữ đƣợc vẻ tôn
nghiêm và hƣng thịnh nhƣ những triều đại trƣớc, từ cuối đời Trần, Phật giáo
đã trở nên suy sụp nên đến giai đoạn cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX khi đất
nƣớc sống trong cảnh chiến tranh thƣờng trực, ít ai có thì giờ nghĩ đến chuyện
chấn hƣng đạo đức tôn giáo thì Phật giáo lại càng suy vong. Một số chùa
chiền bị tàn phá, kinh điển thất lạc, cảnh hoang tàn thật tiêu điều buồn bã.
Vua Gia Long lên ngôi, công việc trƣớc tiên của Ngài là lập lại nền an ninh
trật tự trong nƣớc, chứ cũng chƣa có thì giờ nghĩ đến chuyện chấn hƣng Phật
Giáo. Qua đến đời Minh Mạng và Thiệu Trị, các Ngài cũng bắt đầu sắc trùng
tu những ngôi chùa tổ đình quan trọng nhƣng trong dân gian thì ảnh hƣởng
đạo Phật mỗi ngày mỗi lu mờ, phai nhạt dần. Các vị cao tăng vẫn có, nhƣ
Ngài Phổ Tịnh Hòa Thƣợng, Giác Ngộ Hòa Thƣợng. Nhƣng vì quá ít ỏi, nên
quý vị ấy, chẳng khác gì những chiếc sao lẻ tẻ trong bầu trời đen tối, chẳng
soi sáng đƣợc gì.
Ðến khi ngƣời Pháp đặt nền đô hộ trên đất nƣớc ta thì đạo Phật lại càng
suy đồi, mất hết cả những gì thuần túy, cao siêu, chỉ còn đƣợc coi nhƣ là một
thần đạo mà nhiệm vụ chính là lo việc cúng bái mà thôi. Ðể có một ý niệm
chung về một sự tồi tệ của Phật giáo trong giai đoạn này, chúng tôi xin trích
một đoạn nhận xét rất chính xác sau đây, mà Thƣợng Tọa Thích Mật thể đã
viết trong cuốn Việt Nam Phật Giáo sử lƣợc: “ Ðến đây,từ vua quan cho đến
8

thứ dân, ai ai cũng an trí đạo Phật là ở sự cúng cấp, cầu đảo, chứ không biết gì
khác nữa. Và phần đông họ chỉ trông ông thầy ở chỗ danh vọng, chức tƣớc,
mặc dù ông ấy thiếu học, thiếu tu”. Bởi tệ hại ấy, tăng đồ trong nƣớc lần dấn
vào con đƣờng trụy lạc, cờ bạc, rƣợu chè đắm trƣớc thanh sắc. “Ở miền trung
nguyên Bắc kỳ, về kỷ luật tăng già bên ngoài còn giữ đƣợc nghiêm chỉnh đôi
chút, chứ ở Trung kỳ, phần nhiều họ đã có vợ, có con một cách công nhiên,

không áy náy. Nhất là ở Nam kỳ lại càng hổn độn hơn nữa ”. Phần đông tăng
đồ chỉ nghĩ đến danh vọng, chức tƣớc: xin bằng Tăng cang, Trụ trì, Sắc tứ
v.v…hay chỉ biết cúng cấp, cầu đạo , phù chú, làm tay sai cho các vua chúa,
quan quyền, phú hộ để làm kế sinh nhai. Còn một hạng nữa, chỉ giữ mình cho
đƣợc thanh nhàn, ăn chơi tiêu khiển, bảo là giải thoát v.v ! “Bởi vậy, các
cảnh chùa trong nƣớc đã thành cảnh gia đình riêng, không còn gì là tính cách
đoàn thể của một tôn giáo nữa. Họ sống trong Phật Giáo hầu hết chỉ còn là
“dốt” và “quên”! “Quên” để khỏi phải biết đến bổn phận bổn phận chân chính
của một tăng đồ. “Ở trong tăng đồ thì nhƣ vậy, ở ngoài tín đồ cƣ sĩ thì ngơ
ngác, mù lòa tin bƣớng, theo càn, ít ai là ngƣời hiểu đạo lý.”
Trong bối cảnh đó, bọn sƣ mô núp bóng cửa chùa đều làm những điều
xấu xa, giả tạo… Bộ mặt xã hội đƣơng thời đã tác động mạnh mẽ đến đời
sống văn học, cũng chính là tiền đề để Xuân Hƣơng và Phạm Thái vạch trần,
bóc mẽ những thói hƣ, tật xấu, những bộ mặt giả nhân, giả nghĩa diễn ra nhan
nhản ngay trong cuộc đời. Nói nhƣ Bêlinxki: “Văn thơ nào không có gốc rễ
trong thực tế đương thời, văn thơ nào không rọi sáng vào thực tế khi lí giải nó
thì chỉ là một sự vô công rồi nghề, chỉ là một lối đốt thời gian một cách vô tội
vạ nhưng hão huyền, chỉ là một trò chơi trẻ con, chỉ là công việc của những
người trống rỗng”. Và lẽ dĩ nhiên các nhà thơ không lãng phí thời gian của
mình vào những việc “vô công rồi nghề ”, sáng tác của Hồ Xuân Hƣơng và
Phạm Thái thực sự không chỉ mang giá trị văn học mà còn là những ấn phẩm
sâu sắc làm nên tên tuổi của những thi sĩ này.
9

1.3. Cuộc đi và sự nghiệp sáng tác của Hồ Xuân Hƣơng v Phạm Thái
1.3.1. Tác giả Hồ Xuân Hương
Cuộc đời và con ngƣời Hồ Xuân Hƣơng chủ yếu lƣu truyền bằng các giai
thoại và ngoài sách sử. Chính vì vậy cho đến nay, giới nghiên cứu vẫn chƣa
có kết luận thống nhất, chính xác về cuộc đời nữ sĩ. Năm sinh, năm mất của
bà chỉ là ƣớc đoán theo phƣơng pháp loại trừ hay so sánh với một số tác giả,

một số sự việc đƣơng thời.
Theo giả thiết của Trần Thanh Mại, Hồ Xuân Hƣơng sinh khoảng năm
1775 - 1780 trong một gia đình của nhà nho Hồ Sĩ Danh (1706 - 1783), là
ngƣời gốc Nghệ An.
Nguyễn Hữu Tiến trong cuốn Giai nhân dị mặc lại khẳng định Xuân
Hƣơng là con ông Hồ Phi Diễn ở làng Quỳnh Đôi - Quỳnh Lƣu - Nghệ An.
Thân phụ của nữ sĩ là một nhà nho ra bắc dạy, kết duyên cùng ngƣời đàn
bà họ Hà (ngƣời Hải Dƣơng hoặc Bắc Kinh).
Căn cứ vào các tài liệu và sáng tác của Hồ Xuân Hƣơng, có thể bà sống
vào nửa cuối thế kỉ XVIII - đầu XIX. Đó là một giai đoạn lịch sử có rất
nhiều biến động.
Về chuyện hôn nhân, không có tài liệu chính xác nào ghi Xuân Hƣơng
làm vợ ai nhƣng theo giai thoại, ngƣời chồng đầu tiên là ông tổng Cóc. Ông
này đã có vợ và rất nhiều con nhƣng vẫn yêu quý bà vợ lẽ là Hồ Xuân Hƣơng
nên đã cho bà ở riêng trong một căn nhà ở hồ Thất Liễu.
Một ngƣời nữa mà Hồ Xuân Hƣơng lấy tên là Trần Phúc Hiển ở đàng
trong ra ngời Bắc làm quan. Một thời gian đã làm tri phủ ở Tam Đái - Tây
Sơn. Đến năm 1822, phủ này xác nhập với một số vùng đất khác gọi là phủ
Vĩnh Tƣờng. Theo Đào Thái Tôn trong cuốn Hồ Xuân Hương từ cội nguồn vào
thế tục, Hồ Xuân Hƣơng lấy Trần Phúc Hiển khoảng năm 1814. Ông này có thời
gian làm quan ở Móng Cái - Quảng Ninh. Hồ Xuân Hƣơng đã đi theo chồng nên
10

bà có khá nhiều bài thơ viết về vùng đất đó. Năm 1819, Trần Phúc Hiển vị vua
Gia Long kết án tử hình.
Hồ Xuân Hƣơng là ngƣời không gặp may mắn trong tình yêu và
hôn nhân.
Mặc dù là tác giả văn học viết nhƣng sáng tác của Hồ Xuân Hƣơng phần
lớn đƣợc lƣu truyền trong dân gian. Thơ Hồ Xuân Hƣơng đƣợc in ấn bằng
văn bản khá muộn. Theo Đào Thái Tôn và giới nghiên cứu, bản in sớm nhất

bằng chữ quốc ngữ là năm 1893. Số lƣợng những bài thơ của Hồ Xuân
Hƣơng cứ mỗi lần tái bản lại không trùng khớp nhau. Lần đầu tiên đƣợc in
trên dƣới 60 bài. Đến thập kỉ 30 của thế kỉ XX lên tới hơn 100 bài. Thực trạng
hiện thời cũng khá phức tạp. Tùy theo ngƣời biên soạn mà thơ ca Hồ Xuân
Hƣơng có số lƣợng không giống nhau. Trong sự nghiệp nghệ thuật, Hồ Xuân
Hƣơng sáng tác cả chữ Nôm và chữ Hán.
Văn bản thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hƣơng là vấn đề mà giới nghiên
cứu, phê bình văn học còn nhiều ý kiến tranh cãi và tiếp tục tìm hiểu. Theo
Đào Thái Tôn, văn bản thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hƣơng đƣợc thu thập
từ ba nguồn gốc :
- Các văn bản chép tay
- Các văn bản khắc ván chữ Nôm
- Các văn bản in chữ quốc ngữ
Theo Nguyễn Lộc “Hồ Xuân Hƣơng nổi tiếng với những sáng tác bằng
chữ Nôm. Về số thơ Nôm lâu nay nói là của bà, tổng cộng chừng 50 bài
nhƣng trong số đó chắc chắn còn lẫn bài của một số ngƣời khác”.
Nhà nghiên cứu Trần Thanh Mại ƣớc chừng số lƣơng thơ Nôm truyền
tụng của Hồ Xuân Hƣơng cũng khoảng 50 bài.
Từ những nghiên cứu khảo sát của giới nghiên cứu, chúng tôi thấy số
lƣợng những bài thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hƣơng vẫn chƣa có kết
11

luận thống nhất và chính xác cuối cùng. Song số lƣợng gần 50 bài đƣợc đa số
giới yêu thích thơ ca nữ sĩ chấp nhận.
Vấn đề Hồ Xuân Hƣơng còn là một nhà thơ chữ Hán đƣợc đặt ra một
cách sôi nổi bắt đầu từ năm 1963 - 1964.
Trên báo Văn học, số 242 và 243 ngày 15 và ngày 21/3/1963, nhà
thƣ tịch Trần Văn Giáp đã giới thiệu với bạn đọc về sự hoài nghi của ông
trong bài “Đồ Sơn bát Vịnh - thơ chữ Hán của Hồ Xuân Hƣơng?” Đó là
tám bài thơ vịnh cảnh Đồ Sơn. Ông đã tự hỏi: “Không biết có phải của

Hồ Xuân Hƣơng không?”
Trên tạp chí Văn học, 10/1964, Trần Thanh Mại đã cho công bố “Bài tựa
tập thơ Lưu hương kí” của Hồ Xuân Hƣơng do Nham Giác Phu Tốn
Phong Thị viết.
Sau đó, Trần Thanh Mại tìm đƣợc bản Lưu hương kí do ông Nguyễn
Văn Tú, cử nhân Hán học, ngƣời xã Hành Thiện, huyện Xuân Trƣờng, tình
Nam Định cung cấp. Ông Trần Thanh Mại giới thiệu tập Lưu hương kí này
nhƣ sau: “Có phần chắc bản chép tập Lưu hương kí mà ông Nguyễn Văn Tú
đã trao cho chúng tôi là phần còn lại của tập thơ mà Nham Giác Phu đã đọc
và đã đề tựa, hay ít nhất nó cũng thiếu nhiều tờ. Bản này chỉ có 22 trang, giấy
viết hàng tám, tổng cộng 30 đầu đề với 52 bài. Trong 52 bài này có 24 bài thơ
chữ Hán và 28 bài thơ chứ Nôm. Trong đầu đề có ghi rõ: “Lưu hương kí -
Hoan trung Cổ Nguyệt đường Xuân Hương nữ sử tập”. Hoan Trung tức là
tỉnh Nghệ An, Cổ Nguyệt đƣờng là tên nhà ở của Xuân Hƣơng đồng thời là
triết tự chữ Hồ, chỉ họ của tác giả” [7,tr 32].
Nguyễn Lộc nhận định: “Trong Lưu hương kí […] chúng ta thấy một
ngƣời phụ nữ giàu nhiệt huyết, yêu đời, bất chấp tất cả lễ giáo phong kiến, lúc
nào cũng tha thiết muốn yêu, và không bao giờ có một tình yêu toại nguyện”
[6, tr 287-290].
12

Hơn bốn chục năm qua, bằng sự nỗ lực của các nhà nghiên cứu đến nay,
chúng ta có thể tự tin hơn và kết luận rằng, Hồ Xuân Hƣơng còn sáng tác
thơ chữ Hán bên cạnh một “Bà chúa thơ Nôm”.
Ngoài Lưu hương kí, chúng ta còn may mắn tìm đƣợc tập thơ Hương
Đình Cổ Nguyệt thi tập do Bùi Hạnh Cẩn biên soạn và giới thiệu in trong
tuyển tập Hồ Xuân Hương - Thơ chữ Hán, chữ Nôm và giai thoại (1999), nxb
Văn hóa - thông tin, Hà Nội. Tập thơ này bao gồm 23 bài thơ chữ Hán của Hồ
Xuân Hƣơng. Những bài thơ này chủ yếu là thơ vịnh cảnh đặc biệt là các
danh lam thắng cảnh nhƣ Đồ Sơn, Hạ Long và thơ vãn cảnh chùa chiền.

Nhƣ vậy, giống nhƣ văn bản thơ chữ Nôm, văn bản thơ chữ Hán Hồ
Xuân Hƣơng cũng chƣa có kết luận cuối cũng về số lƣợng. Khóa luận của
chúng tôi xin tìm hiểu những bài thơ viết về mảng chùa chiền của Hồ
Xuân Hƣơng.
1.3.2. Tác giả Phạm Thái
Ông sinh ngày 19 tháng riêng năm Đinh Dậu (26 tháng 2 năm 1777) tại
làng Yên Thị, xã Yên Thƣờng, tổng Xuân Dục, huyện Đông Ngàn, phủ Từ
Sơn, trấn Kinh Bắc (nay thuộc huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội). Phạm
Thái còn có tên gọi là Phạm Phƣợng Sinh tự là Đan Phƣợng, hiệu là Chiên
Lỳ, đạo hiệu là Phổ Chiêu thiền sƣ.
Ông là con trai Trạch trung hầu Phạm Đạt, một võ tƣớng cao cấp đời
Cảnh Hƣng, đã khởi chống Tây Sơn nhƣng thất bại. Phạm Thái mồ côi mẹ từ
thủa nhỏ. Lớn lên học cả văn lẫn võ để ứng phó với thời đại loạn ly mà ông
đã trải qua.
Nối chí cha, năm 20 tuổi, Phạm Thái đi ngao du nhiều nơi để tìm và kết
giao với nững ngƣời cùng chí hƣớng. Ông học Phổ Tỉnh thiền sƣ
(Trƣơng Quang Ngọc), Nguyễn Đoàn rồi cũng nhau chống Tây Sơn nhƣng
không thành bị truy nã, ông cắt tóc, đội lốt nhà sƣ, vào tự ở chùa Tiêu Sơn
13

(Kinh Bắc), lấy đạo hiệu là Phổ Chiêu thiền sƣ đi tu đƣợc mấy năm thì bạn
ông là Thanh xuyên hầu Trƣơng Đăng Thụ (ngƣời làng Thanh Lê, thuộc
huyện Kiến Xƣơng, trấn Sơn Nam nay thuộc tỉnh Thái Bình) đang làm quan ở
Lạng Sơn cho ngƣời đón ông lên đấy tính chuyện phù Lê.
Một năm sau ông trở về kinh Bắc thăm nhà thì đƣợc tin Trƣơng Đăng
Thụ mất. Phạm Thái liền đến làng Thanh Lê điếu tang bạn, rồi đƣợc cha bạn
là Kiến Xƣơng hầu lƣu lại. Tại đây, Phạm Thái cùng em gái bạn là
Trƣơng Quỳnh Nhƣ, xƣớng họa thơ văn rồi thầm yêu nhau. Cảm phục tài thơ
của Phạm Thái Kiến Xƣơng hầu định gả con cho ông nhƣng ngƣời mẹ không
bằng lòng vì muốn ép gả cho một gƣời giàu có trong làng. Bị ép gả,

Quỳnh Nhƣ tự tử, Phạm Thái vì quá đau xót đã rời bỏ nơi đó đi lang bạt.
Quãng đời cuối cùng của ông là những chầu rƣợu say li bì, là những bài thơ
văn bi quan và yếm thế. Phạm Thái mắc bệnh rồi mất ở Thanh Hóa năm
Quý dậu (1813) lúc 36 tuổi.
Thơ văn Phạm Thái hầu hết viết bằng chữ Nôm, ông làm thơ, viết văn
chủ yếu để gửi gắm nỗi buồn riêng, chung hết sức tha thiết, xúc động. Trừ bài
Chiến Tụng Tây Hồ phú viết năm 1800 có tính chất chính trị, hầu hết các tác
phẩm còn lại đều là thơ văn trữ tình.
Thơ văn tự thuật, tự trào viết trƣớc năm 1802 đƣợm màu sắc chua chát,
thất vọng.
Văn Triệu Linh và Thuật hoài quốc âm khúc sáng tác trƣớc 1802 viết về
tình bạn tri ân tri kỷ giữa ông và Trƣơng Đăng Thụ.
Một số văn xuôi nhƣ: Văn tế Trương Quỳnh Như; ba bài phả khuyến;
Văn khao thần ôn dịch sáng tác trƣớc 1802.
Một vài bài thơ yết hậu.
Thơ tình yêu viết về mối tình Phạm - Trƣơng đầy thơ mộng và cũng đẫm
nƣớc mắt Sơ kính tân trang - một tác phẩm truyện Nôm hết sức độc đáo đƣợc
14

sáng tác vào năm 1804 gồm 1482 câu thơ, chủ yếu là thơ lục bát. Sơ kính tân
trang là một tác phẩm có nhiều giá trị độc đáo, nhiều yếu tố tự thuật và cái
nhìn trào lộng sâu sắc cũng nhƣ con mắt tinh tƣờng của nhà thơ. Tác giả đã
lấy chuyện của chính cuộc đời mình để viết nên tác phẩm. Vì vậy, Sơ kính tân
trang là một trong số rất ít truyện Nôm hoàn toàn là sáng tác của tác giả chứ
không vay mƣợn bất cứ nguồn cốt truyện nào.
1.4. Khảo sát, thống kê các tác phẩm viết về nhà chùa của Hồ Xuân
Hƣơng v Phạm Thái
Để ngƣời đọc có một cái nhìn bao quát nhất về hệ thống những tác phẩm
mà chúng tôi sử dụng để triển khai đề tài này tôi xin đƣa ra bảng thống kê các
bài thơ viết về mảng chùa chiền trong sáng tác của Hồ Xuân Hƣơng và Phạm

Thái trong đó phân làm hai bảng (Xem ở phụ lục).
Theo khảo sát của chúng tôi dựa trên các tác phẩm in trong cuốn
Hồ Xuân Hương thơ và đời do Lữ Huy Nguyên tuyển chọn và giới thiệu, Nxb
văn học (2008) thì số lƣợng những bài thơ viết về chùa chiền trong sáng tác
của Hồ Xuân Hƣơng là:
- Trong thơ Nôm truyền tụng có 14/50 bài (chiếm 28%).
- Trong Hƣơng Đình Cổ nguyệt thi tập có 2/9 bài (chiếm 22.2%).
- Trong Lƣu hƣơng kí có 7/24 bài thơ (chiếm 29.1%).
- Trong tổng 23 bài thơ ấy có 11 bài thơ (chiếm 47.8%) viết về nhà chùa
dƣới cái nhìn phồn thực 12 bài thơ còn lại (chiếm 52.2%) viết về nhà chùa
trong tâm thế ngƣời vãn cảnh.
Phạm Thái, Sơ kính tân trang (1960), Nxb Văn hóa của Lại Ngọc Cang
là công trình khảo dị và hiệu đính rất công phu về tác phẩm Sơ kính tân trang
và các sáng tác khác của Phạm Thái. Chúng tôi xin thống kê những tác phẩm
viết về nhà chùa của Phạm Thái theo cuốn này:
15

- Có 8/16 bài thơ (chiếm 50%).
- Trong đó có 2/8 bài thơ (chiếm 25%) viết về nhà chùa dƣới con mắt hiện
thực và số còn lại là những bài thơ đƣợc viết trong tâm thế ngƣời vãn cảnh.
Qua quá trình thống kê tôi thấy số lƣợng những bài thơ viết về chùa chiền
của Hồ Xuân Hƣơng và Phạm Thái tƣơng đối nhiều, điều đó cho thấy sự quan
tâm của hai nhà thơ đối với đề tài này. Thông qua những bài thơ ấy Xuân Hƣơng
và Phạm Thái đã để lại cho đời sau những kho tàng văn hóa đặc sắc, những nét
vẽ truyền thần và cả hiện thực xã hội Phật giáo đƣơng thời. Tuy nhiên mỗi nhà
thơ lại đi bằng con đƣờng nghệ thuật riêng của mình. Để tìm hiểu những nét
phong cách nghệ thuật riêng ấy, để khám phá xem hai nhà thơ muốn nói gì và
phản ánh gì trong tiếng thơ của mình, chúng tôi sẽ giới thiệu trong phần sau.

16


CHƯƠNG 2
HÌNH ẢNH NHÀ CHÙA TRONG SÁNG TÁC
HỒ XUÂN HƯƠNG VÀ PHẠM THÁI
2.1. Hình ảnh nh chùa dƣi góc nhìn Hồ Xuân Hƣơng
2.1.1. Hình ảnh nhà chùa dưới góc nhìn phồn thực
Hồ Xuân Hƣơng là một hiện tƣợng lạ trong suốt chiều dài lịch sử văn
học Việt Nam. Những vần thơ của bà là sự pha trộn đầy mê hoặc giữa tính
dân tộc và sự nổi loạn, giữa sự trào phúng lên đến cực điểm, cái nhìn mỉa mai,
chế giễu đầy ngạo mạn mà cũng lắm đắng cay với cái ý, cái tình nồng nàn,
đằm thắm. Thơ Hồ Xuân Hƣơng in đậm dấu ấn cá nhân của bà, một cá tính
mạnh mẽ, đặc sắc với những cái nhìn táo bạo, độc đáo. Hồ Xuân Hƣơng sáng
tác cách đây gần hai trăm năm, mà đến nay, vấn đề Xuân Hƣơng còn nhiều
phức tạp chƣa giải quyết dứt khoát đƣợc. Con ngƣời và thơ ca bà nhƣ là
một “cơn bão” luôn khuấy động trong dƣ luận. Hàng trăm công trình nghiên
cứu, phê bình, hàng chục khảo luận và chuyên luận, nhiều công trình luận án
tiến sĩ và thạc sĩ đã chứng tỏ cho địa vị “Bà chúa thơ Nôm” trên thi đàn văn
học Việt Nam. Thơ Hồ Xuân Hƣơng là tiếng cƣời tục nhã, cái cƣời ấy nhƣ có
trong văn học dân gian ta ngày xƣa, những câu tục ngữ, ca dao, trào phúng
của bình dân Việt Nam. Phải chăng Xuân Hƣơng đã tiếp thu bề dày văn hóa
ngàn năm đó để tạo cho mình một phong cách riêng độc đáo với những mảng
đề tài táo bạo, gây sửng sốt nơi ngƣời đọc. Một Hồ Xuân Hƣơng coi tình dục
là cảm xúc lành mạnh và cƣờng tráng. Thực tế hoàn cảnh tiếp nhận thơ Hồ
Xuân Hƣơng ở nhà trƣờng đã để lại cho ngƣời viết một ấn tƣợng sâu sắc, thôi
thúc ngƣời viết tìm hiểu sâu hơn về thơ của một bậc kì tài. Đặc biệt là mảng
nội dung táo bạo nhƣ yếu tố phồn thực. Xuân Hƣơng luôn nhìn sự vật đúng
17

với những gì tự nhiên của nó, say đắm trƣớc vẻ đẹp của tạo hóa ban cho con
ngƣời và những quy luật tự nhiên khó có thể di dịch. Do vậy mà các biểu

tƣợng phồn thực trong thơ Hồ Xuân Hƣơng đƣợc độc giả cảm thông và tiếp
nhận một cách dễ dàng đặc biệt là mảng đề tài về chùa chiền không chỉ vì trên
nền một cộng cảm chung, mà bởi hình ảnh nhà chùa đƣợc Hồ Xuân Hƣơng
đƣa vào thơ một cách sống động, gần gũi và hết sức tự nhiên. Bằng ngôn ngữ
tuyệt vời của mình, nhà thơ đã nói ra điều đó, tức thức hữu hóa cái vô thức,
hiển minh hóa cái còn tù mù trong độc giả.
Xuân Hƣơng luôn gây chú ý bởi sự kết hợp hài hòa giữa ngôn ngữ và
hình ảnh một cách tài tình, độc đáo. Tất cả các hình ảnh trong thơ Nôm truyền
tụng của bà dù là trực tiếp hay gián tiếp, đều khiến ngƣời ta liên tƣởng tới nét
nghĩa ngầm trên nền tảng của hiện thực, một mặt Xuân Hƣơng phác họa hình
ảnh nhà chùa nguyên sơ dƣới góc nhìn của mình mặt khác Xuân Hƣơng lại
khéo léo phô ra điều mình muốn giãi bày mà chẳng cần phải đích thân điểm
mặt, chỉ tên. Đơn cử nhƣ những bài thơ viết về các hang động. Vốn biết rằng
hang động hầu hết là những nơi thờ Phật - là chốn linh thiêng nên khi đọc
những bài thơ của bà, ta nhận thấy cái thiêng luôn đƣợc đặt dƣới góc nhìn
phồn thực. Nhƣ nhiều nhà nghiên cứu đánh giá, đây không hẳn là sự đả kích
tôn giáo hoặc “hạ bệ”, “giải thiêng” mà là đƣa đạo Phật trở về với thời xa xƣa
thủa nó còn gắn chặt với tín ngƣỡng phồn thực. Cả hai nghĩa này đều rất
đúng, không thể tách rời nhau đƣợc và nhƣ Đỗ Lai Thúy nhận xét: “Đặc trƣng
thơ Hồ Xuân Hƣơng trong đó thanh cũng rất thanh, nhƣng cũng bắt buộc dẫn
ngƣời ta đến những cái rất tục một cách thú vị…” [ tr 11; 13]. Thật vô vị khi
nghĩ rằng Hang Cắc Cớ, Hang Thanh Hóa, Động Hương Tích hay Kẽm
Trống, Đèo Ba Dội, Qua Cửa Đó… chỉ là những bài thơ tả cảnh. Đây là bức
tranh nơi Cắc Cớ :
18

Trời đất sinh ra đá một chòm,
Nứt làm hai mảnh hỏm hòm hom.
Kẽ hầm rêu mốc trơ toen hoẻn,
Luồng gió thông reo vỗ phập phòm.

Giọt nƣớc hữu tình rơi lõm bõm,
Con đƣờng vô ngạn tối om om.
Khéo ai đẽo đá tài xuyên tạc,
Khéo hớ hênh ra lắm kẻ dòm!
(Hang Cắc Cớ)
Bài thơ tả cảnh một cái hang - hang Cắc Cớ với những chi tiết tỉ mỉ, cụ
thể. Nhà thơ miêu tả từ chòm đá tới rêu xanh đến gió lá và cả đƣờng đi, đâu
đây giọt nƣớc từ những thạch nhũ rơi xuống vũng nƣớc lõm bõm, con đƣờng
vào hang thiếu ánh sáng nên “vô ngạn tối om om”. Là một bài thơ vịnh cảnh
nhƣng có một điều không thể chối cãi đƣợc là thơ Xuân Hƣơng có một cái gì
đó khác thƣờng. Nhà thơ có cái nhìn kì lạ đối với mọi hiện tƣợng xung quanh,
trong thiên nhiên cũng nhƣ trong xã hội. Từ quả mít, con ốc nhồi đến hòn đá
Ông Chồng, Bà Chồng hay ngay cả “cái chòm hỏm hom” trong hang Cắc
Cớ…Xuân Hƣơng đều nhƣ muốn nói đến chuyện khác nữa, chuyện của đàn
bà, Xuân Hƣơng đã sử dụng một số từ có dụng ý nhƣ “nứt làm đôi mảnh”,
“kẽ hầm rêu mốc”, “giọt nƣớc hữu tình”, “con đƣờng vô ngạn”, “hớ hênh”,
“đẽo đá”, “xuyên (tạc)” và tử vận om (chòm,hòm, lõm bõm, om, dòm) kề cận
nhau trong một văn bản đã dậy lên sự “lấp lửng hai mặt”, với một nghĩa phô
ra đập ngay vào nhận thức của ngƣời đọc và một nghĩa ngầm cho trí tƣởng
tƣợng phong phú của ngƣời đọc. Cả hai nghĩa này đều rất đúng và không thể
tách khỏi nhau đƣợc. Có thể nói rằng, không gian nghệ thuật thể hiện cái
nhìn, thái độ của ngƣời nghệ sĩ về xã hội, con ngƣời, cuộc sống. Xuân Hƣơng
với khí phách “ghé mắt trông ngang thấy bảng treo”, “Giơ tay với thử trời
19

cao thấp, Xoạc cẳng đo xem đất vắn dài” sẽ không chịu gò mình trong không
gian chặt hẹp, tù túng. Vốn biết rằng, không gian hang động thuộc về không
gian tự nhiên, không gian vũ trụ. Nó thuộc về cái bát ngát, mênh mông.
Nhƣng rõ ràng trong thơ Xuân Hƣơng, hang động không phải chỉ là cái tự
nhiên, mà nó mang theo biểu tƣợng ám ảnh đặc trƣng của thơ Nôm truyền

tụng của bà. Trong bài Động Hương Tích Xuân Hƣơng cũng dùng cách thức
này để nói đến cái nghĩa lấp lửng phía sau một cách thú vị, dùng đối tƣợng
này để nói đến vấn đề kia. Cứ nhƣ thế qua bề mặt câu chữ ta hình dung ra một
động Hƣơng Tích:
Bày đặt ai kia khéo khéo phòm!
Nứt ra một lỗ hỏm hòm hom
Ngƣời quen cõi phật chen chân xọc
Kẻ lạ bầu tiên mỏi mắt dòm
Giọt nƣớc hữu tình rơi thánh thót
Con thuyền vô trạo cúi lom khom
Lâm tuyền quyến cả phồn hoa lại
Rõ khéo trời già đến dở dom
(Động Hương Tích)
Cái động ấy dƣờng nhƣ là do ai đó cố “bày đặt” đầy dụng ý. Động
Hƣơng Tích mở ra nhƣ một “lỗ”, “nứt”, “hỏm hòm hom”. Mọi thứ nguyên sơ
của cửa động đƣợc miêu tả đầy ý vị. Bầu tiên lạ lùng trƣớc mắt kẻ trần tục
khiến con ngƣời cứ “mỏi mắt dòm” không thôi. Rồi “giọt nước hữu tình”,
“con thuyền vô trạo”,… mọi thứ đặt kề cận bên nhau nhƣ một cõi “lâm tuyền
phồn hoa” hấp hẫn. Đã thế, nhà thơ lại bỏ lửng vào đó một lời trách thật đáng
yêu “Rõ khéo trời già đến dở dom”. Tại sao lại có lời trách đáng yêu đầy chất

×