Tải bản đầy đủ (.doc) (135 trang)

cảm hứng giễu nhại trong sáng tác của hồ anh thái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (595.24 KB, 135 trang )

Phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Sau chiến dịch lịch sử Hồ Chí Minh đại thắng năm 1975, đất nước Việt
Nam thống nhất, hoà bình và có những bước chuyển mình lớn lao về kinh tế-
xã hội. Thời đại mới tạo điều kiện cho sự phát triển của con người về nhiều
mặt trong đó có ý thức cá nhân. Trong lĩnh vực văn học, chính sự phát triển
của ý thức cá nhân Êy đã thôi thúc các nhà văn (bao gồm cả lớp nhà văn
trước, trong chiến tranh và đội ngũ những nhà văn trẻ sau 1975) phải có
những tìm tòi, đổi mới cả về đối tượng, nội dung tư tưởng và cách viết. Một
trong những biểu hiện rõ nhất cả về nội dung lẫn hình thức nghệ thuật của văn
học sau 1975 là sự hồi sinh mạnh mẽ của tiếng cười, của cảm hứng trào lộng.
Trên cơ sở những tiền đề kinh tế - xã hội, những quan điểm mới về hiện thực
và con người và cái gốc tiếng cười, cảm hứng trào lộng của văn học, cảm
hứng giễu nhại trong văn xuôi sau 1975 có điều kiện hình thành và phát triển
mạnh mẽ.
Trong quá trình đổi mới, một số nhà văn thuộc thế hệ thứ tư của văn
học Việt Nam như Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái,
Phạm Thị Hoài, Phan Thị Vàng Anh…có nhiều tìm tòi, thể nghiệm và quan
trọng hơn đã có những đóng góp nhất định. Trong số những nhà văn thành
danh Êy, Hồ Anh Thái được xem như một cây bút có dấu Ên riêng. Một đặc
điểm mà nhiều bạn đọc dễ nhận thấy trong văn chương Hồ Anh Thái chính là
cảm hứng giễu nhại. Tuy nhiên cho đến nay, vẫn chưa có những công trình
nghiên cứu riêng biệt, có quy mô về văn chương của anh nói chung, về cảm
hứng giễu nhại nói riêng. Đi sâu nghiên cứu vấn đề Cảm hứng giễu nhại
trong sáng tác của Hồ Anh Thái, chúng tôi hướng tới mong muốn góp phần
khẳng định vị trí và tài năng của nhà văn này.
2. Lịch sử vấn đề
Mặc dù được coi là nhà văn đã có những thành công nhất định nhưng sáng
tác của Hồ Anh Thái chủ yếu mới được bạn đọc tiếp nhận dưới giác độ thưởng
1
thức, giải trí. Độc giả phổ thông dường như chưa biết nhiều đến Hồ Anh Thái và


tác phẩm của anh trong khi anh có một lợi thế lớn: vừa là nhà ngoại giao vừa là
Chủ tịch Hội nhà văn Hà Nội. Dư luận về cây bút tài năng đã được khẳng định
này chủ yếu tập trung trong giới chuyên môn qua một số bài viết, phê bình, đánh
giá, giới thiệu sách và một số khóa luận, luận văn tốt nghiệp của sinh viên, học
viên. Những đánh giá của bạn đọc nói chung, các nhà nghiên cứu, phê bình nói
riêng về sáng tác của tác giả này trong thời gian qua có giá trị định hướng, và
khơi gợi sự khám phá. Chúng tôi nhận thấy một điểm chung trong đánh giá,
nhận xét của đồng nghiệp và giới phê bình về sáng tác của Hồ Anh Thái là chất
giọng hài hước, trào lộng đậm nét trong nhiều sáng tác của anh.
Sau một vài truyện ngắn có dư vị hài hước trong tập truyện ngắn Mảnh
vỡ của đàn ông, dư luận đã bắt đầu chú ý nhiều hơn đến chất giọng hài hước,
trào lộng của Hồ Anh Thái trong tập truyện ngắn Tự sù 265 ngày. Đối tượng
hài hước, châm biếm của tập truyện là giới công chức mà tập trung nhất là
những trí thức thời đổi mới. Trong bài Có ai chẳng muốn đùa, nhà văn Ngô
Thị Kim Cúc nhận xét: “Thật thú vị khi được dẫn đường bởi một người hiểu
chuyện, hóm hỉnh và biết đùa như thế. Ở đâu, với ai, trong chuyện gì Hồ Anh
Thái cũng tìm ra được bao nhiêu là cái hài hước, đáng cười, mà lại cười một
cách rất đúng mực, chỉn chu, rất an toàn. Tưởng có thể cười mãi với Hồ Anh
Thái cho đến lúc buông sách ra” [5; 231]. Đọc Hồ Anh Thái “người ta có thể
cười một cách vô tư nhưng cũng đầy xót xa” [5; 235].
Sau khi nhận xét khá sắc sảo về cái tôi cô đơn của Hồ Anh Thái, Lê
Quang Toản trong bài Che giấu sự cô đơn cũng không quên nhắc đến cái chất
cười cợt, trào tiếu của tập truyện: “Hồ Anh Thái cần có nơi để đùa cợt, để xả
soupape hay là tác giả đã quá khéo léo che giấu sự cô đơn của mình trong
những tiếng cười rất đời” [5; 239]. Vân Long trong Một giọng văn khác đã
viết: “Ở tập truyện ngắn này, nhà văn hình thành một giọng văn hoàn toàn
khác thời kỳ đầu: Trào lộng, châm biếm, hóm hỉnh và sắc sảo những câu
chuyện, những thói tật đáng cười trong xã hội. Đọc tập truyện này, người đọc
2
nhiều chỗ phải bật cười thành tiếng như đọc Số đỏ của Vũ Trọng Phụng,

truyện ngắn Nguyễn Công Hoan hay Azit Nêxin” [5; 245]. Trên báo Nông
nghiệp Việt Nam ngày 05/10/2001, Trần Thị Trường dẫn ra ý kiến của người
khác cho rằng trong “Tự sù 265 ngày có cái cười nửa miệng của thi hào
Gôgôl, có cái giọng điệu hiện thực huyền ảo của Milan Kundera…nếu muốn
cười mà lòng vẫn đau đủ chín khúc thì hãy đọc Tự sù 265 ngày. Cười người
hay cười mình lẫn lộn cả nhưng đọc rồi cũng thấy muốn cười một tí…” [5;
247]. Bằng lập luận kiểu phản đề, Nguyễn Chí Hoan trong bài Nhà văn
không cười đã viết: “có lẽ nói cho đúng, nhà văn cười nhưng chỉ nhếch
mép…Toàn bộ 11 truyện trong tập đều một lối hoạt kê, không thể không cười
song “ý tại ngôn ngoại” ở đây thì đều đắng đót” [5; 249].
Từ Tự sù 265 ngày đến Bốn lối vào nhà cười, đối tượng giễu nhại đã
mở rộng ra cả cõi nhân sinh bằng bốn lối Sinh - Lão - Bệnh - Tử. Giới thiệu
tập truyện ngắn Bốn lối vào nhà cười, báo điện tử Vietnamnet.vnn.vn viết:
“Cuộc đời theo Hồ Anh Thái như một cái nhà cười mà bốn con đường đi vào
ngôi nhà Êy là Sinh - Lão - Bệnh - Tử”, “Hồ Anh Thái viết như để giảm stress
bởi bốn con đường vào nhà cười của anh đều lát đá hoạt kê. Cái giọng văn hài
hước, ngôn ngữ đường phố, chợ búa đầu thế kỷ XXI đọc để giải sầu” [38]. Có
điều đặc biệt là “ở lối vào nhà cười nào cũng có tiếng cười, nó biến giọng văn
của Hồ Anh Thái thành giọng của một trí thức châm chọc, giọng hoạt kê, đả
kích bằng thứ ngôn ngữ đáo để, hài hước” [38]. Báo Sài Gòn tiếp thị nêu nhận
xét: “Ở Bốn lối vào nhà cười, tiếng cười thật chua chát, bật lên được ý thức
tự trào của một người Việt tự trào. Từ những chuyện vặt nhưng khả năng
phóng chiếu, châm biếm của nó thì không vặt chút nào, bởi nó chạm đến phần
nhạy cảm trong tính cách con người ta. Nếu tự tri ngộ tức là tự cười mình để
thoát ra tứ đại khổ, nhìn xuống nhân sinh có khi chợt thấy một nhà cười” [38].
Tạp chí Sức khoẻ và đời sống cũng có những đánh giá khá thống nhất với
những gì dẫn ra trên đây: “Nhà văn Hồ Anh Thái đã mang đến cho bạn đọc
những giây phút sảng khoái cười. Ngòi bút trơn lướt, anh viết hấp dẫn, giọng
3
văn châm biếm, trào lộng; ngôn ngữ hoạt kê hiện đại… Cái sự gây cười nhiều

hơn là ở những chi tiết đắt giá” [38].
Gần đây, Hồ Anh Thái đã cho ra mắt độc giả tập truyện mới Sắp đặt và
diễn. Có thể nói, tập truyện này là sự sắp đặt các truyện ngắn trong ba giai
đoạn sáng tác của anh: Giai đoạn trước Ên Độ, giai đoạn viết về Ấn Độ và
giai đoạn sau Ên Độ. Hầu hết những truyện ngắn trong giai đoạn sau Ên Độ
đã được in trong tập Bốn lối vào nhà cười, Tự sù 265 ngày. Nhà văn Nguyễn
Thị Thu Huệ trong cuộc nói chuyện với Phạm Xuân Nguyên đã nhận xét:
“Tôi không thấy những chuyện tưởng chỉ để cười nếu đọc thoáng qua chỉ
đơn thuần là những chuyện cười cho vui, mà ở đây là cười ra nước mắt” [46].
Trên đây là những đánh giá về truyện ngắn. Về tiểu thuyết của Hồ Anh
Thái xét trên đặc điểm đang bàn chúng tôi nhận thấy đáng chú ý nhất là Cõi
người rung chuông tận thế và Mười lẻ một đêm.
Tiểu tuyết Cõi người rung chuông tận thế không phải ngay từ khi ra
đời đã được công chúng đón nhận nhiệt tình. Nét nổi bật ở tiểu thuyết này
theo nhiều người đánh giá là chất giọng đa thanh nhưng cũng không Ýt người
đã nhận ra giọng hài hước, trào lộng. Trong bài Cái ảo trên nền thực tác giả
Vân Long viết: “Về mặt này, Hồ Anh Thái đặc biệt mài sắc được giọng kể
trào lộng, châm biếm có duyên… giọng văn trào lộng, hóm hỉnh nhà văn như
chỉ dành cho nhận vật phản diện…” [53].
Trần Duy Hiển trong Rung chuông cảnh tỉnh con người nhận xét:
“Đọc Cõi người rung chuông tận thế, người ta thấy nụ cười chua chát của
nhà văn trước mọi nhố nhăng của đời sống…” [4, 325]. Ghi nhận tài năng của
lớp trẻ, nhà văn Ma Văn Kháng khẳng định trong Cái mà văn chương ta còn
thiếu rằng: “Tôi thích giọng văn của Hồ Anh Thái. Nó có cái thông minh,
hóm hỉnh, vừa sâu sắc vừa có tính truyền thống. Hơn nữa, cái này mới là cái
thật thích đây: Chất trào phúng, giễu nhại cay chua mà tâm thiện, chất này
văn chương ta thiếu quá. Không có tài, chịu đấy!” [4; 326, 327]. Phạm Chí
Dũng trong bài ám ảnh và dự cảm đăng trên báo Văn nghệ ngày 22/11/2003
4
đã nhận định: “Cõi người rung chuông tận thế có lẽ là một trong sè Ýt

những sự phơi bày được văn học hoá thành công bởi ngoài yếu tố mạch
truyện chuyển động nhanh, hiện đại, đi thẳng vào vấn đề của xã hội hôm nay
như nhà văn Tô Hoài nhận xét; còn vì bút pháp châm biếm trào lộng mặc dù
có đôi chỗ hơi thái quá nhưng quả tình là đặc biệt và đặc sắc, với cả một kho
ngôn ngữ dân gian Èn dụ và tả thực phải nói là rất phong phú, cùng với điểm
nhìn xuất phát từ góc độ khách quan và thái độ giễu cợt của nhà văn với
những mặt trái của xã hội cứ thế mà tuôn trào ra, được lôi tuột ra, không che
giấu gì cả… đã làm cho cuốn tiểu thuyết này trở nên cuốn hút” [4; 334, 335].
Đánh giá chung về Cõi người rung chuông tận thế và mét số sáng tác giai
đoạn sau của Hồ Anh Thái, tác giả Nguyễn Đăng Điệp trong bài nghiên cứu
Hồ Anh Thái, người mê chơi cấu trúc đã khái quát: “Trong sáng tác của Hồ
Anh Thái nhất là giai đoạn sau, ta bắt gặp khá nhiều chất giọng giễu nhại. Sự
xuất hiện của loại giọng này hiếm khi xuất hiện trong tư duy nghệ thuật sử
thi. Cái nụ cười chua chát về cõi nhân sinh, khả năng lật tẩy những trớ trêu,
nghịch cảnh trong đời chỉ có thể có được khi nhà văn không nhìn đời bằng
cảm hứng lãng mạn thuần tuý màu hồng mà nhìn nó như những mảnh vỡ…”
[4; 348].
Gần đây nhất, Hồ Anh Thái được bạn đọc đón nhận bằng tiểu thuyết
mới Mười lẻ một đêm. Trong Nhà văn đích thực phải là người tử tế đăng
trên Tạp chí Thể thao - Văn hóa ngày 15/4/2006, Ngọc Lan viết: “Giữa thời
buổi người khôn của khó, sách in 1000 bản bán vẫn còn lay lắt, Hồ Anh Thái
vẫn sống khỏe, sống tốt nhờ những cuốn bestseller… Mới đây nhất là Mười
lẻ một đêm. Vẫn thấy cái chất giễu nhại, sự sắc sảo như đọc thấu gan ruột
thiên hạ của Hồ Anh Thái… những câu chuyện khiến người ta phải cười thắt
ruột, cười ra nước mắt” [10; 321]. Tác giả Tuyền Lâm trong bài viết ngắn
Nghìn lẻ một chuyện đời đã đưa ra cảm nhậm về tiểu thuyết này: “Vẫn một
sân khấu cuộc đời nhưng không phải cười xong… đỏ mặt mà cười xong để
xót, để suy tư. Đọc Hồ Anh Thái xong còn muốn ngứa tay để viết văn, mà
5
khó” [10; 328]. Đời cười trong Mười lẻ một đêm là bài viết của Thuý Nga

đăng trên báo Tuổi trẻ Thành phố Hồ Chí Minh ngày 01/3/2006 trong đó có
đoạn: “Hồ Anh Thái hay đùa, có lần đùa hơi dai với nhân vật văn hoá lớn.
Giọng bỡn cợt và hài hước theo suốt chiều dài cuốn tiểu thuyết mới nhất này
của anh” [10; 330]. “Khá giống với phong cách và giọng điệu của ba cuốn
tiểu thuyết và truyện ngắn gần đây, Hồ Anh Thái đem đến cho độc giả từ đầu
đến cuối là một giọng điệu châm biếm, hài hước và cười cợt quen thuộc
những trò lố lăng, kệch cỡm về đời sống thị dân, giới trí thức nửa mùa, những
kẻ bất tài mang danh nghệ sĩ…” [10; 332] là nhận xét của Lê Hồng Lâm về
Mười lẻ một đêm đăng trên tạp chí Đàn ông tháng 3/2006. Với một cái tên
gây Ên tượng mạnh Tiếng cười trên từng trang đăng trên tờ Tin tức cuối
tuần tháng 6/2006, tác giả Từ Nữ ca ngợi Hồ Anh Thái: “Một cuốn tiểu
thuyết hơn 300 trang với cách viết hài hước, tràn đầy chi tiết Carnaval khiến
nó trở thành cuốn sách được yêu thích nhất trong tháng 3/2006. Không ai lạ
lẫm gì lối viết Thị Mầu của nhà văn Hồ Anh Thái nhưng bạn đọc vẫn vấp từ
bất ngờ này sang bất ngờ khác” [10; 333]. “Mười lẻ một đêm được viết bằng
giọng hài hước chủ đạo, thậm chí có đoạn được lồng vào cả truyện dân gian.
Câu văn thụt thò, dài ngắn có chủ đích. Chương 1, chương 2 cái ngả nghiêng
còn liu riu, rồi cái sự ngả nghiêng cứ tăng dần…” (Ngả nghiêng trần thế -
Sông Thương, báo Thanh niên ngày 11/4/2006) [10; 337]. “Tiểu thuyết Mười
lẻ một đêm của nhà văn Hồ Anh Thái có thể khiến người ta phải bật cười bởi
tính chất hài hước của nó… Có thể thấy, giọng văn ở đây là kiểu giọng phát
ngôn tưng tửng, nó được xuyên thấm bởi tính chất bỡn cợt, giễu nhại” [55].
Qua liệt kê chưa đầy đủ nhưng những đánh giá trên đây đều có điểm
chung là khẳng định tính chất hài hước, trào lộng, giễu nhại trong giọng điệu,
ngôn ngữ nghệ thuật, nghệ thuật xây dựng nhân vật… nhằm qua đó thể hiện
nội dung giễu nhại trong sáng tác của Hồ Anh Thái. Điều đó chứng tỏ đây là
một đặc điểm nổi trội, xuyên thấm nhiều sáng tác của nhà văn này. Tuy nhiên
nội dung giễu nhại trong sáng tác của Hồ Anh Thái chưa được các tác giả tìm
6
hiểu một cách hệ thống, chưa đặt thành những luận điểm rõ ràng đồng thời

chưa chỉ ra được ý nghĩa xã hội và thẩm mỹ của nó. Bên cạnh đó, các biểu
hiện của cảm hứng giễu nhại thâm nhập sâu vào từng yếu tố của hình thức
nghệ thuật như nghệ thuật xây dựng nhân vật, giọng điệu, ngôn ngữ… cũng
chưa được chú ý khai thác. Chính vì thế, một công trình có tính chất tổng kết,
đánh giá trên cơ sở phân tích kỹ lưỡng các tác phẩm cụ thể để có những kết
luận về cảm hứng giễu nhại trong sáng tác của Hồ Anh Thái là một việc làm
cần thiết đối với người nghiên cứu văn chương Hồ Anh Thái nói riêng, văn
học sau 1975 nói chung.
Từ những đánh giá, nhận xét mang tính gợi mở và định hướng trên đây,
chúng tôi đặt vấn đề nghiên cứu đề tài Cảm hứng giễu nhại trong sáng tác của
Hồ Anh Thái với mong muốn đánh giá một cách toàn diện và có hệ thống đặc
điểm nói trên ở văn chương Hồ Anh Thái.
3. Mục đích và nhiệm vụ
Qua việc nghiên cứu đề tài, chúng tôi muốn chỉ ra mét trong những đặc
điểm nổi bật trong sáng tác của Hồ Anh Thái chính là cảm hứng giễu nhại.
Cảm hứng Êy được thể hiện trong cái nhìn đời sống và con người trong sáng
tác của Hồ Anh Thái cũng như trong các phương diện nghệ thuật ở sáng tác
của nhà văn.
Qua việc nghiên cứu cảm hứng giễu nhại trong sáng tác của Hồ Anh
Thái, luận văn khẳng định những đóng góp của nhà văn trong việc khám phá
và miêu tả hiện thực đời sống xã hội và con người cũng như những đóng góp
của anh cho sự đổi mới văn xuôi nghệ thuật Việt Nam đương đại. Để đạt được
mục đích nghiên cứu nh trên, luận văn phải giải quyết những nhiệm vụ nghiên
cứu chính sau đây:
Tìm hiểu những vấn đề lý thuyết về giễu nhại, văn học nhại và cảm
hứng giễu nhại trong văn học.
Đặt sáng tác của Hồ Anh Thái vào xu hướng nảy sinh và phát triển cảm
hứng giễu nhại trong văn học Việt Nam từ sau 1975.
7
Tìm hiểu sự thể hiện cụ thể cảm hứng giễu nhại trong cái nhìn hiện thực

và con người ở sáng tác của Hồ Anh Thái và các phương thức nghệ thuật đặc
trưng của tác giả để thể hiện cảm hứng Êy.
4. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu của luận văn chính là cảm hứng giễu nhại trong
sáng tác của Hồ Anh Thái. Tuy nhiên, không phải mọi sáng tác của Hồ Anh
Thái đều thể hiện tập trung cảm hứng giễu nhại, do đó đối tượng khảo sát của
luận văn chỉ giới hạn trong những tiểu thuyết và tập truyện ngắn sau đây:
- Tiểu thuyết Cõi người rung chuông tận thế
- Tiểu thuyết Mười lẻ một đêm
- Tập truyện ngắn Mảnh vỡ đàn ông
- Tập truyện ngắn Tự sù 265 ngày
- Tập truyện ngắn Bốn lối vào nhà cười
- Tập truyện ngắn Sắp đặt và diễn
4.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích - tổng hợp
Thông qua việc phân tích các tác phẩm văn chương của Hồ Anh Thái,
chúng tôi tìm ra các biểu hiện của cảm hứng giễu nhại trong từng sáng tác để
từ đó, bằng thao tác tổng hợp khái quát những biểu hiện của cảm hứng Êy
trong sáng tác của Hồ Anh Thái nói chung ở những phương diện nội dung tư
tưởng và nghệ thuật, từ đó xây dựng hệ thống luận điểm của các chương trong
luận văn.
- Phương pháp hệ thống
Xem xét cảm hứng giễu nhại trong sự thống nhất và vận động của sáng
tác Hồ Anh Thái, trong hệ thống các biểu hiện từ nội dung, cái nhìn đời sống
và con người đến các phương thức nghệ thuật. Đồng thời cũng tìm hiểu cảm
hứng giễu nhại của Hồ Anh Thái trong sự hồi sinh và phát triển cảm hứng Êy
của văn xuôi Việt Nam sau 1975.
8
- Phương pháp so sánh

Sử dụng phương pháp so sánh là nhằm làm rõ những nét đặc trưng
riêng trong cách thể hiện cảm hứng giễu nhại của Hồ Anh Thái ở các phương
diện nội dung và nghệ thuật trong tương quan đồng đại và lịch đại với một số
nhà văn có cùng đặc điểm hài hước, trào lộng, giễu nhại trong sáng tác.
5. Cấu trúc của luận văn
Luận văn gồm ba phần: Phần mở đầu, phần nội dung và kết luận. Trong
đó, phần nội dung gồm 3 chương:
Chương 1: Giễu nhại, một cảm hứng nổi bật trong văn học việt nam sau 1975
1.1. Giễu nhại trong văn học
1.2. Cảm hứng giễu nhại trong văn xuôi Việt Nam sau 1975
Chương 2: Cảm hứng giễu nhại trong cái nhìn đời sống và con người của Hồ
Anh Thái
2.1. Giễu nhại trong cái nhìn đời sống
2.2. Giễu nhại trong cái nhìn về con người
Chương 3: Cảm hứng giễu nhại với một số thủ pháp nghệ thuật trong sáng tác
của Hồ Anh Thái
3.1. Xây dựng những nhân vật hài hước, nghịch dị
3.2. Giọng điệu
3.3. Ngôn ngữ nghệ thuật
9
10
Phần nội dung
Chương 1
Giễu nhại, một cảm hứng nổi bật
trong văn học việt nam sau 1975
1.1. GIỄU NHẠI TRONG VĂN HỌC
1.1.1. Khái niệm giễu nhại và khái quát về văn học nhại
Nhại theo từ điển tiếng Việt được dùng nh nhái với nghĩa động từ tức là
bắt chước ví nh nhái điệu bộ của ai. Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa:
“Một thể văn châm biếm dùng sự bắt chước để chế giễu một tác phẩm hoặc cả

một trào lưu nghệ thuật. Phương tiện chủ yếu của nhại là bắt chước phong
cách. Hai kiểu nhại chủ yếu (đôi khi tách thành những thể tài riêng) là: kiểu
khôi hài trong đó đối tượng thấp được trình bày bằng một phong cách cao; và
kiểu chế nhạo trong đó đối tượng cao được trình bày bằng phong cách thấp.
Sự chế nhạo có thể nhằm vào phong cách, có thể nhằm vào đề tài, có thể
nhằm vào những thủ pháp thi ca đã trở thành khuôn sáo, lỗi thời hoặc những
hiện tượng đời sống vốn dung tục không xứng với thi ca. Có thể có lối nhại
một thi pháp, một tác giả, một thể loại, một thế giới quan…” [39; 155]
Nhại (parody) có nguồn gốc từ tiếng Hy lạp paroidia, có nghĩa là “một
bài hát được hát cùng lúc với bài hát khác”. Trong văn học, từ xuất phát điểm
của khái niệm, nhại là hình thức phê bình châm biếm hoặc là hình thức chế
giễu khôi hài bằng cách bắt chước phong cách (style) và bút pháp (manner)
của một nhà văn hoặc nhóm nhà văn đặc biệt để nhấn mạnh đến sự non yếu
của nhà văn Êy hoặc những quy ước bị lạm dụng của trường phái Êy. Xét
theo quan niệm về kiểu nhại giữa tác phẩm này với tác phẩm khác như trên,
tức là bao gồm hầu hết các yếu tố làm nên chỉnh thể tác phẩm như hình tượng
nhân vật, hệ thống chi tiết, ngôn từ nghệ thuật, nghệ thuật trần thuật… “nhại
khác với với trò hài hước (burlesque) ở độ sâu từ sự xâm nhập kỹ thuật của nó
vào đối tượng nhại và bởi độ sâu từ sự bôi bác được dùng để xử lý những vấn
11
đề được đề cao trong bút pháp tầm thường, nhại thật sự bóc trần một cách tàn
nhẫn những mánh lới của bút pháp lẫn tư tưởng của những nạn nhân của nó,
nhưng nhại không thể được thực hiện nếu không có sự đánh giá thấu đáo tác
phẩm mà nó chế giễu” [27; 31].
Xét ở phạm vi rộng hơn, trong văn học còn có những kiểu nhại khác nh
nhại chính các đối tượng phản ánh của văn học. Kiểu nhại này đa dạng cả về
đối tượng nhại và cấp độ nhại. Các vấn đề về thể chế chính trị, văn hoá khoa
học, văn chương nghệ thuật, đạo đức lối sống, thói hư tật xấu của con người ở
mọi tầng lớp, địa vị xã hội… Mức độ của nhại có thể đi từ khái quát đến chi
tiết tuỳ theo mục đích của chủ thể sử dụng nhại trong tác phẩm của mình. Đặc

điểm dễ nhận thấy nhất ở nhại là sự mô phỏng, dựa theo, bắt chước đối tượng
nhại hoặc một đặc điểm nào đó của đối tượng nhại để làm bật nên cái đáng
cười, đáng phê phán, chế giễu. Nhại gắn với bắt chước, mô phỏng âm thanh
của đối tượng nhại (một bài hát, điệu hát) nhưng nhại còn gắn với bắt chước,
mô phỏng cả dáng hình, cử chỉ, điệu bộ, phong cách của đối tượng là con
người.
Văn học nhại là kiểu sáng tác văn học phổ biến trong thời hậu hiện đại
khi ý thức về cái tôi cá nhân đã trở thành một trong những giá trị định hình để
đánh giá trình độ văn minh của xã hội. Con người có nhiều cơ hội nhìn nhận,
đánh giá người khác và chính bản thân nó nhằm thúc đẩy sự hoàn thiện các
quan hệ xã hội và tự hoàn thiện ứng xử của mình trong quan hệ với cộng
đồng. Chính vì thế, các tác phẩm văn học nhại trở thành công cụ thúc đẩy sự
tiến bộ của xã hội. Nhìn chung, văn học nhại thường gắn liền tiếng cười nhằm
tống tiễn cái xấu, cái ác và chào đón cái thiện, cái tốt đẹp. Tiếng cười của văn
học nhại luôn có tác dụng thanh lọc tâm hồn; cảnh tỉnh, định hướng suy nghĩ
và hành động của con người thông qua thái độ phê phán quyết liệt và triệt để
của tác giả. Chủ thể nhại khi đã ý thức được sức mạnh và sự thắng thế của
mình trước đối tượng nhại tức là anh ta đã nắm trong tay mình một phương
tiện có giá trị nhằm thực hiện sứ mệnh xã hội và nghệ thuật với tư cách là nhà
12
văn. Cái khó ở đây chính là ở chỗ, không phải mọi trường hợp chủ thể nhại
cũng luôn giành sự thắng thế trước đối tượng nhại bởi trong nhiều trường
hợp, chủ thể và đối tượng nhại cùng tồn tại trong mét con người. Đây là lúc
chủ thể nhại bị thử thách nhiều nhất. Anh ta buộc phải vượt lên chính mình,
vượt lên trên những xấu xa, nhá nhen, ti tiện của bản thân để dũng cảm chỉ ra,
vạch ra và lên án nó. Đây chính là cơ sở hình thành khái niệm tự nhại trong
văn học.
Rất gần với nhại, trong văn học còn có giễu. Thuật ngữ này chủ yếu
được các nhà lý luận, phê bình văn học của Việt Nam sử dụng trong các công
trình nghiên cứu gần đây. Khái niệm này được sử dụng song hành với nhại

một cách khá phổ biến trong nghiên cứu các tác phẩm văn học chứa đựng yếu
tố hài hước, trào lộng, châm biếm… Tuy nhiên nội hàm khái niệm này lại
chưa được nghiên cứu một cách thấu đáo kể cả những công trình mang tính
chất công cụ như Từ điển thuật ngữ văn học. Trong từ điển Tiếng Việt, từ
này được định nghĩa nh sau: “Giễu là nêu ra để đùa bỡn, chế nhạo hoặc đả
kích”, “giễu cợt là nêu thành trò cười nhằm chế nhạo, đả kích” [73].
Trong nghiên cứu văn học Việt Nam, giễu thường đi liền với nhại và
trở thành một thuật ngữ kép là giễu nhại và được sử dụng khá phổ biến trong
nghiên cứu, phê bình văn học sau 1975. Qua tìm hiểu thuật ngữ giễu nhại cả
trên lý luận và thực tiễn, chúng tôi nhận thấy giễu nhại vừa là sự nhắc lại, mô
phỏng, bắt chước một lời nói, một cử chỉ hay mét phong cách, giọng điệu của
đối tượng nhại (bao gồm cả đối tượng phản ánh của văn học, tác giả văn học
và bản thân văn học) nhằm làm bật lên cái đáng cười, cái tầm thường, xấu xa,
kệch cỡm đáng phê phán của chúng. Trong giễu nhại luôn có sự bắt chước,
mô phỏng các đặc điểm của đối tượng giễu nhại nhằm tạo ra sự đối lập giữa
bản chất và hiện tượng, nội dung và hình thức, bên trong và bên ngoài…
hướng người đọc đến nhận thức cái khiếm khuyết, cái lỗi thời, lạc hậu, phản
tiến bộ của đời sống xã hội và trong bản thân con người để cùng nhau nhận
thức lại, hoàn thiện bản thân và thúc đẩy tiến bộ xã hội. Giễu nhại có quan hệ
13
mật thiết với một số phạm trù và khái niệm nh: cái hài, châm biếm, trào
phóng…
Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa: Cái hài là một phạm trù mỹ
học, phản ánh một hiện tượng phổ biến của thực tế đời sống vốn có khả năng
tạo ra tiếng cười ở nhiều cung bậc và sắc thái khác nhau. Đó là sự mâu thuẫn,
sự không tương xứng mà người ta có thể cảm nhận được về phương diện xã
hội - thẩm mỹ nh hình thức với nội dung, mục đích và phương tiện, bản chất
và hiện tượng… Trong đó, hoặc là chính bản thân mâu thuẫn hoặc là những
mặt của nó đối lập với lý tưởng thẩm mỹ cao đẹp. Cái hài bao hàm một ý
nghĩa xã hội gắn liền với sự khẳng định lý tưởng thẩm mỹ cao cả. Nó là sự

phê phán mang tính cảm xúc sáng tạo tích cực và có sức công phá mãnh liệt
đối với những cái xấu xa, lỗi thời. Sức mạnh phê phán của nó vừa có tính phủ
định lại vừa mang ý nghĩa khẳng định. Nó phủ định cái lỗi thời, xấu xa nhân
danh cái cao đẹp (một chiều). Ba yếu tố tạo nên cái hài là bản chất mang tính
hài của đối tượng mà ai cũng dễ nhận thấy; sự cường điệu những đường nét,
kích thước và những liên hệ của chúng trong việc mô tả đối tượng; sự sắc bén,
ý nhị, hóm hỉnh của người thể hiện làm tăng hiệu quả của tiếng cười. Có thể
thấy, cảm hứng giễu nhại nằm trong phạm trù cái hài, là một dạng biểu hiện
độc đáo bằng thủ pháp giễu cợt và mô phỏng (nhại) đối tượng để tạo nên cái
hài nh một hiệu quả thẩm mỹ ở người đọc.
Châm biếm là một dạng của văn học trào phúng, dùng lời lẽ sắc sảo,
cay độc, thâm thuý để vạch trần thực chất xấu xa của những đối tượng và hiện
tượng trong xã hội. Châm biếm gắn liền với tình cảm xã hội như yêu nước,
yêu lẽ phải, tình yêu con người. Châm biếm khác hài hước ở mức độ gay gắt
của sự phê phán và ý nghĩa sâu sắc của hình tượng nghệ thuật.
Trào phóng là một loại đặc biệt của sáng tác văn học và đồng thời cũng
là một nguyên tắc phản ánh nghệ thuật trong đó các yếu tố của tiếng cười mỉa
mai, châm biếm, phóng đại, khoa trương, hài hước… được sử dụng để chế
nhạo, chỉ trích, tố cáo, phản kháng những cái tiêu cực, xấu xa, lỗi thời, độc ác
14
trong xã hội. Trào phóng theo nghĩa từ nguyên là dùng lời lẽ bóng bẩy, kín
đáo để cười nhạo, mỉa mai kẻ khác, song trong lĩnh vực văn học, trào phóng
gắn liền với phạm trù mỹ học cái hài với các cung bậc hài hước, châm biếm.
Trào phóng bao gồm nhiều dạng nh khôi hài, châm biếm, đả kích mà sự phân
biệt các dạng này là ở mức độ và tính chất cùng với phương thức thể hiện.
Còn giễu nhại sử dụng những phương thức đặc trưng nh mô phỏng, giễu cợt
nhằm cười cợt, châm biếm, đả kích đối tượng.
Nh vậy, giễu nhại có thể chứa đựng sự châm biếm nhưng lối văn châm
biếm không chỉ sử dụng giễu nhại. So với các khái niệm trên, sự khác biệt chủ
yếu của giễu nhại là ở độ sâu của sự xâm nhập vào đối tượng giễu nhại, tức là

sự giễu nhại có thể có ở tất cả các cấp độ trong chỉnh thể tác phẩm từ cảm
hứng chủ đạo, nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật (kết cấu, hình tượng
nghệ thuật, nghệ thuật xây dựng nhân vật, giọng điệu, ngôn ngữ). Khi đời
sống văn học xuất hiện những tác phẩm văn học mang tính chất giễu nhại là
khi Êy xã hội cần có một sự thay đổi theo hướng tiến bộ vì bản chất của giễu
nhại là mang tiếng cười tống tiễn cái xấu xa, độc ác tiếp nhận cái đẹp, cái
thiện. Một điểm khác biệt nữa của giễu nhại so với các khái niệm gần nó nh
đã nói ở trên là tính đa trị, đa diện mạo của tác phẩm do giễu nhại tạo nên.
Giễu nhại thường tạo ra “độ mờ hoá” cao cho sự kiện, hình tượng. Do đó, để
hiểu được giá trị của sự kiện, hình tượng giễu nhại và rộng hơn là ý nghĩa tác
phẩm là điều không hề đơn giản. Giễu nhại thường đòi hỏi ở người đọc và cả
người sáng tác một tầm trí tuệ cao, một nền tảng kiến thức văn hoá đủ rộng và
sâu sắc mới có cơ sở để suy luận, liên hệ, khái quát nên những giá trị của nó.
Từ đặc điểm này, văn học nhại tự nó đã phân hoá được độc giả: “điểm hấp
dẫn của văn học nhại so với các dạng tác phẩm khác là nó đáp ứng được cả
hai dạng độc giả: bình dân và bác học. Với đối tượng độc giả bình dân, tác
phẩm nhại chủ yếu được tiếp nhận ở góc độ giải trí, gây cười; còn đối với đối
tượng độc giả bác học thì đằng sau tiếng cười Êy, người đọc có thể khai thác
sự kiện, hình tượng ở nhiều cấp độ nghĩa khác nhau” [27; 35].
15
Trên thực tế, văn học nhại còn gắn với giải thiêng, thay thế. Đây là một
nguyên tắc sống còn của con người phương Tây và vì thế văn học nhại ở
phương Tây rất phát triển. Có thể nói, cùng với khoa học kỹ thuật, điều này
góp phần tạo ra động lực cho sự phát triển cao hơn của xã hội của phương
Tây so với phương Đông.
1.1.2. Cảm hứng giễu nhại trong văn học
Có thể nói, cảm hứng giễu nhại chính là trạng thái tình cảm phê phán ở
mức độ mãnh liệt, say đắm xuyên suốt tác phẩm được lồng vào trong những
phương thức biểu hiện có tính chất hài hước, trào lộng, gợi lại, vẽ lại, bắt
chước đối tượng giễu nhại để làm bật lên tiếng cười và quan trọng hơn, nó tác

động mạnh mẽ đến nhận thức và tình cảm của chủ thể tiếp nhận tác phẩm văn
chương về hiện thực mà nó phản ánh.
Cảm hứng giễu nhại trở thành một yếu tố của nội dung nghệ thuật, của
thái độ, tư tưởng và cảm xúc phê phán của người nghệ sĩ đối với thế giới hiện
thực mà tác giả mô tả, phản ánh trong tác phẩm. Trên bình diện này, cảm
hứng giễu nhại có quan hệ thống nhất với chủ đề và tư tưởng của tác phẩm,
chi phối sự lựa chọn đề tài và phương thức thể hiện nội dung tư tưởng Êy. Nó
tạo ra trong tác phẩm một không khí xúc cảm tinh thần là sự phê phán mạnh
mẽ không né tránh tất cả những thói tật của con người trong xã hội và những
quan hệ xã hội đã lỗi thời, phản tiến bộ qua đó giúp mỗi người trong chóng ta
tự nhìn lại, tự nhận thức và nỗ lực làm thay đổi, loại bỏ những cái xấu xa, tầm
thường, giả dối… hướng tới một cuộc sống tốt đẹp hơn.
1.2. CẢM HỨNG GIỄU NHẠI TRONG VĂN XUÔI VIỆT Nam SAU 1975
1.2.1. Những tiền đề xã hội chủ yếu làm hồi sinh cảm hứng giễu
nhại
Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, cả dân tộc bắt tay vào thời kỳ xây
dựng lại đất nước. Cùng với tình hình kinh tế - xã hội đất nước đang gặp rất
nhiều khó khăn, khủng hoảng, văn học cũng chững lại và dường như rơi vào
16
“khoảng chân không”. Đứng trước hiện thực đó, nhu cầu đổi mới đã trở thành
cấp thiết hơn bao giờ hết. Ở vào thời kỳ đó, “những nhà văn mẫn cảm với
cuộc sống và có ý thức trách nhiệm cao về ngòi bút của mình đã không ngừng
nỗ lực, tìm tòi đổi mới”. Cùng thời điểm này, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ
VI nêu ra yêu cầu đổi mới: “Đối với nước ta, đổi mới đang là yêu cầu bức
thiết của sự nghiệp cách mạng, là vấn đề có ý nghĩa sống còn, phải đổi mới,
trước hết là đổi mới tư duy, chóng ta mới có thể vượt qua khó khăn…” [73;
64]. Những đòi hỏi từ sự phát triển của nền kinh tế thị trường, sự hội nhập
kinh tế quốc tế và giao lưu văn hoá trong khu vực và trên thế giới đã làm nảy
sinh những quan hệ xã hội mới; thời cơ và thách thức cả trên phương diện
kinh tế và văn hoá; vấn đề cũ mới, sự suy thoái về đạo đức lối sống; những

biểu hiện mới của tính cách con người v.v đã trở thành chất liệu mới của
văn học. Cuộc sống mới có nhiều giá trị tốt đẹp song cũng không Ýt điều tồi
tệ, xấu xa. Đây là lúc văn học có thể ngợi ca và cũng có thể lựa chọn cảm
hứng phê phán. Với cái xấu xa, lạc hậu, lỗi thời thì tiếng cười giễu nhại như
một cái chổi quét sạch mọi rác rưởi xã hội đã được văn học lựa chọn.
Trên tinh thần dân chủ của thời đại, quan điểm chỉ đạo văn nghệ thông
thoáng và cởi mở hơn “đã thổi một luồng gió lớn vào đời sống văn học nghệ
thuật nước nhà, mở ra một thời kỳ đổi mới của văn học Việt Nam trong tinh
thần đổi mới tư duy và nhìn thẳng vằo sự thật” [52; 11] . Điều đó cho phép
con người thể hiện chính kiến, quan điểm của mình về mọi vấn đề trong đời
sống xã hội một cách thẳng thắn, trung thực. Có thể nói, ý thức cá nhân, trách
nhiệm cá nhân được đề cao hơn bao giờ hết. Khi văn học bắt đầu đi vào khám
phá con người ở muôn mặt cuộc sống đời thường thì những giá trị tinh thần,
khát vọng cá nhân được đề cao. Cùng với nó, nhu cầu thể hiện cá tính, vai trò
cá nhân của con người trong mối quan hệ với tập thể, cộng đồng trở nên bức
thiết hơn. Nhu cầu được thư giãn, được giải toả và được đánh giá, bình phẩm
về các hiện tượng đời sống mà văn học phản ánh, thể hiện cũng trở nên mạnh
mẽ hơn. Chính vấn đề số phận cá nhân, thân phận con người và yêu cầu được
17
thoả mãn những nhu cầu Êy trên tinh thần nhìn thẳng vào sự thật đã khơi
nguồn cho những cảm hứng phê phán mới mẻ trong văn học. Trên cơ sở đó,
tiếng cười và cảm hứng giễu nhại đã gặp được cơ hội hồi sinh. Đúng như Tiến
sĩ Nguyễn Thị Bình đã nhận định: “Trong công cuộc đổi mới đất nước sau
chiến tranh, ý thức cá nhân được giải phóng, ý thức cá tính được đề cao trong
văn chương đã là cơ sở cho tiếng cười nở rộ” [29].
1.2.2. Cảm hứng giễu nhại trong văn xuôi Việt Nam sau 1975
Nhìn một cách đại thể trong văn học Việt Nam sau 1975 nói chung, văn
xuôi sau 1975 nói riêng, giễu nhại dường như đã trở lại và hồi sinh thành một
cảm hứng khá rõ nét ở một số cây bút. Nó rất gần gũi với cảm hứng trào lộng,
châm biếm, trào tiếu… vốn đã từng có trong văn học Việt Nam trước đây.

Càng về sau, cảm hứng giễu nhại càng đậm nét và trở thành một cảm hứng
chủ đạo ở nhiều nhà văn trẻ. Trước năm 1975, văn học mải mê đi tìm hình
mẫu con người lý tưởng mang tầm vóc sử thi, mang vẻ đẹp và khát vọng của
thời đại. Cảm hứng tụng ca trở thành tiếng nói có trọng lượng, có sức mạnh
trong đời sống cộng đồng. Tiếng cười giễu nhại không có cơ hội nảy sinh và
phát triển trong một môi trường nghiêm túc, trong không khí sử thi thiêng
liêng Êy. Đất nước hoà bình, thống nhất đưa con người trở về với quỹ đạo đời
thường. Con người đối mặt với muôn mặt đời thường và ở đó mặt trái của
cuộc sống luôn mở ra với tất cả màu vẻ của nó. Đó là những bất ổn, những
ngang trái, những thói tật của con người mà không phải đến lúc này mới phát
lộ. Chỉ có điều, bây giờ họ mới đủ bình tĩnh, đủ tâm thế, đủ bản lĩnh để nhìn
nhận, để chiêm nghiệm
1.2.2.1. Giai đoạn từ 1975 đến 1986
Nguyễn Minh Châu, nhà văn được coi là “người mở đường tinh anh và
tài năng” trong Hãy đọc lời ai điếu cho mét giai đoạn văn nghệ minh họa đã
nhanh chóng nhận ra vai trò, trách nhiệm của người cầm bút trước yêu cầu đổi
mới của văn học. Với Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Chiếc thuyền
18
ngoài xa, Mùa trái cóc ở miền Nam, Sắm vai… Nguyễn Minh Châu đã tạo
ra một “cú vặn mình” cho sự đổi mới, trong đó Èn chứa chất giễu nhại được
gợi ra từ mối quan hệ giữa thật và giả, những tình huống nghịch lý, dở khóc
dở cười trong cuộc sống hàng ngày. Trong mỗi truyện ngắn của ông luôn Èn
giấu những suy tư, trăn trở; những cái cười đùa hóm hỉnh, cái “cười ra nước
mắt”, hoặc là giọng châm biếm phẫn nộ. Đó là hình ảnh nhà văn T trong Sắm
vai, một người “dám tự tước bỏ đi hết cái phù phiếm, những lớp vỏ bề ngoài,
tất cả những cái gì lấp lánh có thể lừa dối mình và người khác” nhưng để
chiều lòng người vợ trẻ, đã chấp nhận sống một cuộc sống “sắm vai”, sẵn
sàng đánh mất mình, tự biến mình thành một con rối. Đó còn là nhà nghệ sỹ
nhiếp ảnh và vị quan toà nông nổi trước cuộc sống như một bể thẳm không
cùng của người phụ nữ làng chài. Là Toàn trong Mùa trái cóc ở miền Nam,

một kẻ hèn nhát, sợ chết trong chiến tranh, tiểu đoàn trưởng mà chưa biết đến
mùi thuốc súng, đã đẻ ra cái quân lệnh nghiêm ngặt mà vô lý hết sức là bắt
“những người lính giải phóng vừa chiến thắng luyện khoa mục đi đều dưới
trời mưa” [15; 791].
Nếu Nguyễn Minh Châu được coi là người mở đường của văn học thời
đổi mới thì Lê Lựu được xem là người tạo ra bước ngoặt của tiến trình đổi
mới văn xuôi nghệ thuật giai đoạn này. Thời xa vắng được in năm 1986 là
một tiểu thuyết có giá trị nhiều mặt trong đó cảm hứng giễu nhại là một sự thể
nghiệm độc đáo. Từ vị trí người trần thuật từng trải, hiểu đời, tác giả đã dẫn
người đọc trở về với “thời xa vắng” đầy bi hài. Cái làng Hạ Vị của Giang
Minh Sài dẫu đã lên đến hợp tác xã cấp cao, trải qua những cuộc chiến tranh
chống Pháp, chống Mỹ, có đủ cả bộ máy đảng, chính quyền nhưng vẫn chỉ là
một hình ảnh thu nhỏ của một vương quốc “rất ngố”, “rất nhắng”. Sự Êu trĩ
của những người nắm quyền lực, nắm sinh mạng kẻ khác đã giết chết con
người cá nhân, những mơ ước khát vọng và tài năng của không Ýt người
trong đó có Giang Minh Sài. Tiếng cười xen lẫn dư vị chua cay mà tác phẩm
tạo ra được khai thác ở những “chuyện thật như đùa” ngay trong hiện thực đời
19
sống đất nước sau chiến tranh, vốn trước nay “vẫn bị dồn nén, che giấu cẩn
thận”.
1.2.2.2. Giai đoạn từ 1987 đến nay
Bước sang giai đoạn này, Nguyễn Minh Châu tiếp tục có những thể
nghiệm về cảm hứng giễu nhại trong sáng tác. Đó là cái nực cười trong cuộc
đối thoại ngầm của lão Khúng và “người lãnh đạo huyện” chỉ chăm chăm
“cách cái mạng” của người dân quê muôn đời nghèo khổ trong Phiên chợ
Giát. Vậy mà cái lão dân quê tăm tối kia không hiểu cứ thận trọng lảng ra.
Khúng “nín lặng nghe một cách cung kính” ông chủ tịch giảng giải về “hai
con đường” mà chỉ chực thốt lên: “tôi gần mười đứa con, vào hợp tác xã để
mà chết đói à?”. Ông chủ tịch là nhà cách mạng luôn thường trực bầu máu
nóng “lúc nào cũng như cái chảo nước đang sôi, hễ thích làm gì là làm, bất

chấp tất cả” nhưng với lão Khúng thì: “công trường với chả công triếc… toàn
là một lũ ăn cắp”. Bằng ngòi bút của mình, Nguyễn Minh Châu đã giễu nhại
những căn bệnh trầm kha của xã hội mà biểu hiện rõ nhất là những sự phi lý
cứ ngang nhiên tồn tại trong cuộc sống.
Tô Hoài là nhà văn thuộc lớp những nhà văn mở đường cũng đã nhập
cuộc với không khí đổi mới bằng một tâm thế đầy hứng khởi. Những tác
phẩm thể hiện cái nhìn quá khứ vừa nghiêm khắc, vừa hóm hỉnh và có phần
tinh quái. Cái áo tế là một trong những truyện ngắn khá tiêu biểu về đề tài tín
ngưỡng dân gian được viết ở thời kỳ đổi mới. Cùng với sự phát triển của đời
sống vật chất theo kiểu “phú quý sinh lễ nghĩa”, chuyện thờ cúng, đình đám,
chùa chiền được cả xã hội quan tâm. Nhưng cũng chính vì thế mà không khó
nhận ra cái nhiêu khê, cái hủ lậu trong cách nghĩ của không Ýt người. Chỉ
việc tranh cãi xem ai xứng đáng là chủ tế của một cuộc lễ hội cũng đã bộc lộ
những suy nghĩ lạc hậu, thói háo danh, sù ganh tỵ nhỏ nhen của những người
trong cuộc - những thứ có thể phá vỡ những điều tốt đẹp trong truyền thống
văn hoá dân tộc. Có thể dẫn ra đây suy nghĩ vừa lạc hậu vừa mê tín của những
người nông dân qua con mắt hài hước của tác giả: “Ngài thiêng lắm. Đến
20
ngày kỵ, hàng giáp mổ lợn, mổ trâu mặc lòng bao giờ trên bàn thờ, dưới tay
ngai cũng phải buộc đôi Õch - phải vào tận trong núi kiếm Õch hương về nuôi
vỗ béo hàng tháng. Làng lại kiêng những huý kỵ. Con Õch được gọi là “Ông
ộp”, mà lại phải nói nhẹ nhàng như khấn, sợ to tiếng, ngài quở ” [19; 307].
Cùng với Nguyễn Minh Châu, những gợi mở của Tô Hoài đã chuẩn bị cho
những bước phát triển tiếp theo của cảm hứng giễu nhại.
Với những nhà văn trẻ “thuộc thế hệ thứ tư”, yêu cầu đổi mới văn học
dường như đã trở thành một nhu cầu quyết liệt, sống còn. Trong công trình
nghiên cứu Những đổi mới của văn xuôi nghệ thuật Việt Nam sau 1975
(khảo sát trên những nét lớn) năm 1996, PGS.TS Nguyễn Thị Bình đã khẳng
định giễu nhại là một trong những đặc điểm khá tiêu biểu của văn xuôi sau
1975: “Ở lớp nhà văn trẻ, nổi bật là giọng giễu nhại. Tuổi trẻ nhạy cảm với

cái mới và sớm được hít thở làn gió dân chủ lại nhập cuộc hầu như cùng cơ
chế thị trường. Họ công khai chống lại các thứ quy tắc bảo thủ, lỗi thời, các
quy phạm, thói trịnh trọng cứng đờ, tính giáo huấn, những quan hệ xã giao
nhiều đạo đức giả, lối thưa gửi khúm núm, những huý kỵ, tóm lại là tất cả
những gì trói buộc cá tính. Dường như không quá coi trọng văn chương như
lớp đàn anh nên họ ứng xử với nó tự do hơn, họ đưa vào văn chương cái nhìn
suồng sã, không quan trọng hoá cái gì, có khi cực đoan đến mức không coi cái
gì là quan trọng” [28; 123]. Trong lời đánh giá trên về quá trình đổi mới của
văn xuôi sau 1975, có cả sự cắt nghĩa về những nguyên cớ sâu xa cho sự hồi
sinh của cảm hứng giễu nhại.
Với Lê Minh Khuê, một cây bút nữ khá nổi bật thì cảm hứng giễu nhại
chỉ thấp thoáng trong một số tác phẩm ban đầu, càng về sau càng trở nên
mạnh mẽ và đậm nét. Bằng cảm quan của mình, tác giả đã tập trung giễu nhại
sự tha hoá và lối sống thực dụng của con người thời hiện đại, những bất ổn
của cơ chế xã hội, những quan niệm lệch lạc, Êu trĩ của con người. Tất cả
được nhà văn trình bày bằng một giọng văn hài hước, châm biếm theo kiểu:
“đường về làng trồng nhiều cây bạch đàn, con mương thẳng theo hàng cây.
21
Hai cái quán karaokê đứng cạnh mấy đống rơm… bố mẹ Na cũng xây cái hộp
vuông như cái bánh chưng, bên trên nhọn hoắt những tháp của người ả rập…”
(Làng xi măng). Nhà văn giễu sự mù quáng của con người trước đồng tiền
đến mức tự biến mình thành một kiểu con vật - người (Anh lính Tony.D);
giễu chủ nghĩa bình quân, chủ nghĩa lý lịch, chủ nghĩa thành phần (Ga xép)
và cũng chẳng ngại ngần châm biếm loại người “cỗ máy”, công cụ (Thân
phận cu li). Chất giễu nhại trong văn Lê Minh Khuê được bộc lộ ngay trên bề
mặt lời văn thông qua từ ngữ, cách gọi tên nhân vật, hình ảnh, lời trữ tình
ngoại đề. Cũng có lúc Èn sâu sau lời trần thuật khách quan hoặc trong nhịp
văn. Tuy nhiên, tiếng nói trong tác phẩm của chị về cơ bản không nhẹ nhàng,
kín đáo mà có phần chất chứa cay đắng. Đằng sau đó là cái nhìn nghiêm khắc
đối với hiện thực.

Có thể nói, cảm hứng giễu nhại đến Nguyễn Huy Thiệp và Phạm Thị
Hoài mới thực sự rõ nét cả về nội dung tư tưởng lẫn hình thức nghệ thuật.
Nhiều nhà nghiên cứu, phê bình đã khẳng định chất giễu nhại trong sáng tác
của Nguyễn Huy Thiệp như là một nét phong cách ở nhà văn này. PGS.TS Lê
Huy Bắc trong bài viết Bậc hiền triết - con chó xồm hay kỹ thuật nhại của
Nguyễn Huy Thiệp đã sử dụng chính hình ảnh trong sáng tác của Nguyễn
Huy Thiệp để khái quát thành một đặc điểm trong bút pháp của ông: “Trời rất
xanh. Giữa trời có đám mây trắng trông hệt dáng điệu một nhà hiền triết.
Thoắt cái, gió xua mây đi, nhà hiền triết biến thành con chó xồm lớn” [52;
319].
Nguyễn Huy Thiệp viết về lịch sử bằng một cái nhìn hoàn toàn mới.
Vấn đề lịch sử được đặt ra để nhìn lại, để suy ngẫm và để đánh giá. Chính vì
thế, trong sáng tác của ông có hẳn một mảng đề tài viết về lịch sử nh Phẩm
tiết, Kiếm sắc, Vàng lửa… với mục đích “giải thiêng”, giải huyền thoại.
Trong Phẩm tiết, người đọc ngỡ ngàng trước những lời lẽ thô tục, lỗ mãng
chẳng khác một kẻ hạ dân của Gia Long và cũng ngạc nhiên bởi sự nghiệp lẫy
lừng của ông ta hoá ra cũng chỉ là thứ trò chơi không hơn không kém: “Mày
22
tưởng công mày to ư? Mày ở gần ta mà không biết ta. Trò chơi nào chẳng vô
công? Mày phạm luật thì mày chịu. Đừng trách ta ác… Binh đao là trò chơi
của trời. Sao mày lại hỏi ta? Ta chơi trò khác, chơi trò đế vương! Thằng mặt
xanh kia! Kề miệng lỗ còn dê ư? Ta cho cắt dái mày! Ta cho mày ăn cứt” [22;
220]. Qua đây, bậc đế vương dưới ngòi bút của Nguyễn Huy Thiệp hiện lên
như bao người bình thường, thậm chí tầm thường khác. Nghệ thuật giễu nhại
của Nguyễn Huy Thiệp đã giúp nhân vật lịch sử hiện ra thật hơn, đời thường
hơn và trọn vẹn hơn, điều mà người đọc có thể chưa nhận thức được. Với
những vấn đề khác của hiện thực đời sống, nhà văn nói nhiều đến cái lố bịch
nảy sinh trong đời sống xã hội bằng sự phê phán mạnh mẽ. Hàng loạt truyện
ngắn như Tướng về hưu, Những người thợ xẻ, Sang sông, Không có vua…
được tác giả viết bằng cảm hứng giễu nhại. Trong Tướng về hưu, tác giả đã

sử dụng nhại để “giải thiêng” những quan niệm anh hùng, thi vị hoá cuộc
sống. Chẳng hạn, tác giả dẫn vào trong truyện cuộc đối thoại ngắn giữa đứa
cháu thơ ngây và ông nội để làm bật lên cái hiện thực trớ trêu của vị tướng
giữa đời thường: “Cái Mi hỏi: Ông đi ra trận hả ông? Cha tôi bảo: Ừ! Cái Vi
hái: Đường ra trận mùa này đẹp lắm có phải không ông? Cha tôi chửi: Mẹ
mày! Láo!” [22; 34]. Ở đoạn khác, nhà văn lấy suy nghĩ của những đứa trẻ để
giễu nhại và xót xa về lối sống thực dụng đã ăn sâu vào tiềm thức mỗi con
người: “Cái Mi hái: Sao chết đi qua đò cũng phải trả tiền? Sao lại cho tiền vào
miệng bà? Cái Vi bảo: Đấy có phải ngậm miệng ăn tiền không bố? Tôi khóc:
Các con không hiểu đâu. Bố cũng không hiểu, đấy là mê tín. Cái Vi bảo: Con
hiểu đấy. Đời người cần không biết bao nhiêu là tiền. Chết cũng cần” [22 ;
29]. Trong truyện ngắn Sang sông, dường như ngòi bút giễu nhại của tác giả
đã hướng về những vấn đề đạo đức, niềm tin tôn giáo khi cho người đọc
chứng kiến hành động đập vỡ chiếc bình quý của hai tên buôn đồ cổ để cứu
đứa bé bị kẹt tay trong miệng bình. Chính ông giáo, một biểu tượng sống của
văn hoá, đạo đức phải thốt lên: “Trời! Anh Êy dám đập vỡ bình! Thật đúng là
một anh hùng! Một nhà cách mạng! Một nhà cải cách! Chị lái đò giấu nụ cười
23
thầm. Chị biết, vô phúc cho ai một mình gặp hắn trong đêm” [22; 235]. Kẻ
cướp có thể trở thành anh hùng, thậm chí thành Phật nếu chúng ta đối sánh
với nhà sư - người từ đầu đến cuối không hề biểu lộ một lời nói hay hành
động nào. Đó chính là một vài dẫn chứng minh hoạ cho triết lý mang cảm
hứng giễu nhại “bậc hiền triết - con chó xồm” mà Nguyễn Huy Thiệp đã sử
dụng khá thành công trong sáng tác của mình.
Cùng với Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài là một trong số những
nhà văn có ý thức cách tân mạnh mẽ với một mục tiêu “viết như một phép
ứng xử”. Trong Thiên sứ, các mô hình nhân vật lý tưởng, mẫu mực đều trở
nên “mất giá” dưới ngòi bút của tác giả. Đây chính là điều mà có người gọi
thẳng là “sự phá huỷ kiểu nhân vật truyền thống”. Tác giả đã dành nhiều trang
viết, sử dụng số lượng nhân vật trí thức “đủ để tạo một dàn hợp xướng trí thức

Việt Nam thời quá độ” để lật tẩy, phê phán, để phá huỷ hình tượng loại nhân
vật này. Đó là những gương mặt méo mó, đội lốt trí thức, thậm chí là phản trí
thức. Bố Hoài sưu tập sách nhằm mục đích khai báo một “bộ mặt tinh thần
tươi tốt” và để “mở hiệu cho thuê sách khi về hưu”, ông quan tâm đến độ dày
mỏng của cuốn sách chứ không phải nội dung, tư tưởng của nó. Hùng là một
người có trình độ (bằng đỏ Lômôlôxốp) nhưng tiếc thay anh ta lại là người
“trung lập và ôn hoà tuyệt đối”, “toàn diện và hời hợt”, suốt đời “thủ thế
phòng ngự”. Kiên là giáo viên nhưng chẳng sư phạm chút nào mỗi khi giảng
bài xong lại “lồm ngồm tìm dép ở xó nào”, “bọt trào ra trắng xoá hai bên
mép”. Hoàng thuộc loại người làm thầy thì bạc nhược và yếm thế nhưng làm
con buôn lại mạnh mẽ, tự tin; sẵn sàng bẻ nát một “bông cẩm chướng không
gai” và đẩy cái đẹp trong sáng, ngây thơ vào vòng xoáy tha hoá. Những
chuyện học hành, yêu đương…đều như là những trò chơi, đều mang tính chất
giả dối, sống sượng. Người đọc phải bật cười chua chát khi nghe một lời tỏ
tình “y như khẩu hiệu chính trị” của một nhân vật: “Anh yêu Hoài. Nhưng
chúng ta không thể để tình yêu lấn át lý trí. Anh cần ra đi. Nhiều nhiệm vụ
cấp bách của cách mạng đang đòi hỏi” [52; 216].
24
Dù chưa điểm hết những tác giả có tác phẩm mang cảm hứng giễu nhại
song có thể thấy sự phát triển mạnh mẽ cả về chiều rộng lẫn chiều sâu trong
đó có sự tìm tòi đổi mới cách thức thể hiện của văn xuôi Việt Nam thời kỳ đổi
mới là một thực tế không thể phủ nhận. Với cái nhìn thẳng vào sự thật, khám
phá hiện thực ở nhiều chiều kích khác nhau trên cơ sở của những cảm xúc
mới mẻ trong đó có cảm hứng giễu nhại, các tác giả văn xuôi sau năm 1975
đã đem đến cho văn học một diện mạo mới, sắc thái mới. Qua đó, chúng ta
có thể khẳng định cảm hứng giễu nhại là một đặc điểm khá nổi bật trong văn
xuôi nước nhà sau 1975 đồng thời là một vấn đề cần được nghiên cứu tìm
hiểu một cách nghiêm túc và có hệ thống khi nghiên cứu văn học sau 1975.
1.2.3. Giễu nhại, một cảm hứng chủ đạo trong sáng tác của Hồ Anh
Thái

Hồ Anh Thái bước vào làng văn từ cuối những năm 70 của thế kỷ XX
nhưng phải sau đó gần 10 năm, tác phẩm của anh mới được người đọc chú ý.
Khởi đầu cho những sáng tác thành công của Hồ Anh Thái là tập truyện ngắn
mang tên Chàng trai ở bến đợi xe (1985). Ngay sau đó tiểu thuyết Người và
xe chạy dưới ánh trăng xuất hiện năm 1987 đã chứng tỏ một sự đổi mới rõ
rệt về tư duy nghệ thuật của nhà văn ở khả năng khám phá hiện thực. Đó là
thứ hiện thực mờ ảo, chập chờn hư thực giữa thực tại và những giấc mơ. Có
thể nói, cảm hứng chủ đạo của tác phẩm là chất trữ tình nhân văn thấm đẫm
không gian của thực tại và hồi ức, cả hiện tại và quá khứ của nhân vật trung
tâm là Toàn. Chiến tranh được nhìn nhận từ nhiều góc độ khác nhau, được soi
chiếu từ chiều sâu tâm hồn con người, từ số phận cá nhân. Một cái nhìn hiện
thực không bằng mắt thường mà bằng tâm linh.
Cùng cảm hứng nhân văn với Người và xe chạy dưới ánh trăng, tiểu
thuyết Trong sương hồng hiện ra, lại hướng góc nhìn vào chiều sâu vô thức,
tái hiện hiện thực qua những giấc mơ, những yếu tố kỳ ảo. Qua tác phẩm, tác
giả như “muốn bày tỏ khát khao của một thế hệ hậu chiến đuợc nhìn xuyên
25

×