Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

Thành ngữ trong sáng tác của nam cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (772.09 KB, 57 trang )


























TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN



NGUYỄN THỊ THU HIỀN





THÀNH NGỮ TRONG SÁNG TÁC
CỦA NAM CAO


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học

Người hướng dẫn khoa học
TS. ĐỖ THỊ THU HƯƠNG


HÀ NỘI - 2014


LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình triển khai khoá luận, chúng tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp
đỡ của các thầy cô bộ môn trong tổ Ngôn ngữ, các thầy cô khoa Ngữ văn, đặc biệt
là cô giáo hướng dẫn: TS.GVC Đỗ Thị Thu Hương, giáo viên trực tiếp giúp đỡ tôi
vượt qua những khó khăn để hoàn thành khoá luận tốt nghiệp. Chúng tôi chân
thành biết ơn sâu sắc đối với thầy cô giáo và các bạn.
Dù đã cố gắng hoàn thành khoá luận, nhưng bản thôi tôi tự thấy khả năng của
mình còn hạn chế, thời gian có hạn và cũng là lần đầu chúng tôi làm quen với việc
nghiên cứu khoa học, nên khoá luận không tránh khỏi những sai sót. Chúng tôi rất
mong sẽ nhận được sự đóng góp của thầy cô và các bạn để khoá luận được hoàn
thiện hơn.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!

Xuân hoà, tháng 5 năm 2014
Sinh viên

Nguyễn Thị Thu Hiền



\





LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan khoá luận tốt nghiệp với đề tài: “Thành ngữ trong sáng tác
của Nam Cao” là công trình nghiên cứu của riêng tôi và kết quả không trùng với
kết quả nghiên cứu của tác giả khác.
Sinh viên

Nguyễn Thị Thu Hiền

















MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 1
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 3
5. Phương pháp nghiên cứu. 3
6. Đóng góp của khoá luận 3
7. Bố cục của khoá luận 4
NỘI DUNG 5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT 5
1.1 Khái niệm về thành ngữ 5
1.2 Đặc điểm của thành ngữ 6
1.2.1 Đặc điểm cấu tạo…………………………………………………………… 6
1.2.2 Đặc điểm ý nghĩa…………………………………………………………… 7
1.3 Phân loại thành ngữ. 7
1.3.1 Dựa vào đặc điểm cấu tạo 7
1.3.1.1 Thành ngữ so sánh………………………………………………………… 7
1.3.1.2 Thành ngữ đối………………………………………………………………7
1.3.1.3 Thành ngữ điệp
…………………………………………………………… 8
1.3.2 Dựa vào nguồn gốc của thành ngữ. 8

1.3.2.1 Thành ngữ Thuần Việt…………………………………………………… 8
1.3.2.2 Thành ngữ Hán Việt…… …………………………………………………9
1.3.3 Dựa vào cấu trúc……… 9
1.3.3.1 Thành ngữ ẩn dụ hoá đối xứng…………………………………………… 9


1.3.3.2 Thành ngữ ẩn dụ hoá phi đối xứng…………………………………………9
1.4 Vài nét về tác giả Nam Cao. 9
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM SỬ DỤNG THÀNH NGỮ TRONG SÁNG TÁC
CỦA NAM CAO. 15
2.1 Kết quả thống kê. 15
2.1.1 Phân loại kết quả thống kê 15
2.1.2 Nhận xét chung. 16
2.2 Đặc điểm sử dụng thành ngữ trong sáng tác của Nam Cao 16
2.2.1 Đặc điểm cấu tạo. 16
2.2.1.1 Thành ngữ ẩn dụ hoá đối xứng 16
2.2.1.2 Thành ngữ ẩn dụ hoá phi đối xứng 23
2.2.2 Giá trị ngữ nghĩa. 27
2.2.2.1 Thành ngữ với việc miêu tả ngoại hình nhân vật. 27
2.2.2.2 Thành ngữ với việc miêu tả tính cách nhân vật 30
2.2.2.3 Thành ngữ với việc miêu tả hoàn cảnh sống nhân vật 33
2.2.3 Sự sáng tạo của Nam Cao trong việc sử dụng thành ngữ 34
2.2.3.1 Đối với thành ngữ Hán Việt 35
2.2.3.2 Đối với thành ngữ Thuần Việt 36
KẾT LUẬN 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

1


MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Thành ngữ là một đơn vị đặc biệt trong ngôn ngữ dân tộc. Trong sáng tác dân
gian của mỗi dân tộc, thành ngữ là loại hình có mối quan hệ hữu cơ với cả lời ăn
tiếng nói của nhân dân. Thành ngữ ra đời từ bao giờ không ai xác định được, không
ai biết có từ thời kì nào trong lịch sử loài người mà chỉ biết nó là “túi trí khôn”
chứa đựng những tri thức dân gian về mọi mặt của đời sống. Đằng sau cái vỏ là
ngôn ngữ giao tiếp, thành ngữ ẩn giấu những đặc điểm của một nền văn hoá, phong
tục tập quán, phép đối nhân xử thế, tư tưởng tình cảm của cả dân tộc.
Nam Cao là một trong những tác giả tiêu biểu của trào lưu hiện thực phê phán.
Thông qua những sáng tác của ông, người đọc cũng phần nào thấy rõ được quan
điểm sáng tác, quan điểm nghệ thuật cùng với cách sử dụng ngôn ngữ trong việc
xây dựng cốt truyện, lời kể, lời đối thoại giữa các nhân vật. Hệ thống ngôn ngữ
được tác giả sử dụng thường rất dung dị, tự nhiên mang đậm hơi thở cuộc sống.
Đặc biệt, Nam Cao đã nhận thức được ý nghĩa của việc đưa ngôn ngữ dân gian,
ngôn ngữ của cuộc sống sinh hoạt đời thường vào trong tác phẩm của mình. Trong
đó, thành ngữ dân gian là một chất liệu nghệ thuật được ông sử dụng thường xuyên,
linh hoạt và đạt hiệu quả nghệ thuật cao. Qua đó ta có thể thấy được tài năng, sự
sáng tạo và phong cách nghệ thuật của ông trong việc thể hiện số phận của người
nông dân trước Cách mạng tháng Tám cũng như thái độ của ông đối với họ.
Đó là những lí do chúng tôi chọn đề tài cho khoá luận tốt nghiệp của mình là:
“Thành ngữ trong sáng tác của Nam Cao”
2. Lịch sử vấn đề
Thành ngữ là một đơn vị rất đặc biệt trong hệ thống từ vựng, đơn vị này nhận
được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, cho đến nay các kết quả nghiên cứu
về thành ngữ tương đối nhiều, các kết quả nghiên cứu chủ yếu tập trung ở các
phương diện như: nghiên cứu về cấu tạo, từ điển về thành ngữ, giải thích về thành
2


ngữ, Tiêu biểu là các công trình: “Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam” của
Nguyễn Lân xuất bản năm 1989 và “ Kể chuyện về thành ngữ, tục ngữ” (1988-
1990) do Hoàng Văn Hoành chủ biên,“Góp ý kiến về phân biệt tục ngữ và thành
ngữ”(1973) của Cù Đình Tú, “Tục ngữ Việt Nam” (1975) của Chu Xuân Diên,
Lương Văn Đang, Phương Tri và gần đây nhất là “ Phân biệt thành ngữ và tục ngữ
bằng mô hình cấu trúc” (2006) của Triều Nguyên. Đây là những công trình quan
trọng đặt nền móng cho việc nghiên cứu các thành ngữ sau này. Bên cạnh những
thành tựu nghiên cứu về thành ngữ nói chung thì cũng đã có nhiều công trình
nghiên cứu về việc vận dụng thành ngữ vào trong các sáng tác cụ thể.
Cũng đã có khá nhiều công trình viết về tác giả Nam Cao, đặc biệt là việc sử
dụng ngôn ngữ trong sáng tác của mình. Các đề tài nghiên cứu về vấn đề này như:
“Các phương tiện từ ngữ biểu hiện tình thái chủ quan trong tác phẩm của Nam
Cao” tác giả Dương Thị Thuý Vinh [2], hay đề tài “Các lớp nghĩa trong sáng tác
của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám” của tác giả Nguyễn Thị Thu Huyền
[11], đề tài “Phương tiện và biện pháp tu từ cú pháp trong truyện ngắn Nam Cao”
tác giả Nguyễn Thị Thu Thuỷ [12]. Các đề tài trên cùng bàn về vấn đề sử dụng
ngôn ngữ trong các sáng tác của Nam Cao. Song các công trình đó chỉ dừng lại ở
việc nghiên cứu về ngôn ngữ phần lớn dựa trên các biện pháp tu từ, các vấn đề lí
thuyết chung trong sáng tác của Nam Cao. Việc nghiên cứu về vấn đề sử dụng
thành ngữ, vốn văn hoá quý báu của dân tộc thì không nhiều.
Qua việc tra cứu, tìm hiểuchúng tôi nhận thấy việc nghiên cứu thành ngữ trong
sáng tác của Nam Cao là một đề tài khá hấp dẫn và bổ ích. Chúng tôi đã quyết định
lựa chọn đề tài: “Thành ngữ trong sáng tác của Nam Cao”. Chúng tôi nghiên cứu
vấn đề này với mong muốn tìm ra sự linh hoạt, phong phú, đặc sắc, độc đáo trong
cách sử dụng thành ngữ của nhà văn Nam Cao, một đại diện tiêu biểu cho văn học
Việt Nam thế kỉ XX.

3

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích
Qua nghiên cứu đề tài “ Thành ngữ trong sáng tác của Nam Cao”, chúng tôi
hướng tới mục đích:
Thấy được sự hoạt động và biến đổi của thành ngữ tiếng Việt trong hoạt động
giao tiếp, qua đó khẳng định tài năng của Nam Cao trong việc sử dụng thành ngữ.
3.2 Nhiệm vụ
- Tổng hợp những vấn đề lí thuyết về thành ngữ.
- Tập hợp, thống kê và xử lí số liệu.
- Phân tích đặc điểm và hiệu quả sử dụng thành ngữ trong sáng tác của Nam Cao.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Là toàn bộ những thành ngữ tiếng Việt, bao gồm thành ngữ Thuần Việt và
thành ngữ Hán Việt trong các tác phẩm văn xuôi của Nam Cao trước Cách mạng
tháng Tám.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Các truyện ngắn của Nam Cao giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám, in trong
cuốn “ Nam Cao toàn tập”, Nxb Hội Nhà văn.
5. Phương pháp nghiên cứu.
Trong khoá luận, tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp thống kê tư liệu.
- Phương pháp miêu tả tư liệu.
- Phương pháp phân tích ngôn ngữ học.
- Phương pháp so sánh tổng hợp.
- Phương pháp hệ thống.
6. Đóng góp của khoá luận
Với khoá luận này, tôi mong muốn sẽ đóng góp những phần rất nhỏ trong việc
nghiên cứu vấn đề sử dụng ngôn ngữ như sau:
4

Ý nghĩa khoa học: Thông qua việc khảo sát thành ngữ trong các truyện ngắn của

Nam Cao, chúng ta thấy được những giá trị nghệ thuật của thành ngữ, khẳng định
những giá trị văn hoá dân tộc được thể hiện trong thành ngữ. Qua đó khẳng định tài
năng, phong cách nghệ thuật độc đáo của Nam Cao trong việc sử dụng ngôn ngữ,
gợi mở những tiếp cận mới khi tìm hiểu về tác giả này.
Ý nghĩa thực tiễn: Phân tích giá trị nghệ thuật của các thành ngữ trong tác phẩm
của Nam Cao giúp chúng ta thấy được sự vận dụng linh hoạt, sáng tạo thành ngữ
trong hoạt động giao tiếp. Qua đó nâng cao kĩ năng sử dụng thành ngữ đúng và hay
trong giao tiếp, góp phần giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. Kết quả nghiên cứu,
khảo sát của khoá luận cũng góp phần hữu ích khi giảng dạy Tiếng Việt cũng như
giảng dạy những truyện ngắn của Nam Cao trong chương trình bậc phổ thông.
7. Bố cục của khoá luận
Phần 1: Mở đầu
Phần 2: Nội dung
Chương 1: Cơ sở lí thuyết.
Chương 2: Đặc điểm sử dụng thành ngữ trong sáng tác của Nam Cao.
Phần 3: Kết luận.
Tài liệu tham khảo
Phụ lục

5

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT

1.1 Khái niệm về thành ngữ
Các nhà nghiên cứu đưa ra rất nhiều khái niệm khác nhau về thành ngữ, nhưng
nhìn chung họ đều thống nhất khi đưa ra định nghĩa về thành ngữ.Theo cách hiểu
thông thường thì: Thành ngữ là một loại tổ hợp từ cố định, bền vững về hình thái,
cấu trúc hoàn chỉnh, bóng bẩy về ý nghĩa, được sử dụng rộng rãi trong giao tiếp
hàng ngày.

Vũ Ngọc Phan cho rằng: “Thành ngữ là một phần câu có sẵn, nó là một bộ phận
của câu mà nhiều người đã quen dùng nhưng tự riêng nó không diễn đạt được một
ý trọn vẹn”[Tr 34,16].
Hoàng Văn Hành cho rằng: “ Thành ngữ là một tổ hợp từ cố định, bền vững về
hình thái, cấu trúc hoàn chỉnh, bóng bẩy về ý nghĩa, được sử dụng rộng rãi trong
giao tiếp hàng ngày,đặc biệt là khẩu ngữ”[Tr 26,5].
Đồng quan niệm trên với Hoàng Văn Hành, Cù Đình Tú cũng cho rằng: “Thành
ngữ là những tổ hợp từ có sẵn (cụm từ cố định) trong ngôn ngữ có chức năng định
danh như: từ dùng để gọi tên sự vật, tính chất, hoạt động [Tr 32,1].
Mỗi tác giả đều có quan niệm khác nhau về thành ngữ, nhưng nhìn chung đa số
các tác giả đều có điểm chung, cho rằng: “Thành ngữ là những cụm từ cố định,
hoặc những tổ hợp từ mang tính chất bền vững về cấu tạo, đặc biệt là hình thức và
nội dung hoàn chỉnh”. Không những vậy các quan niệm còn nêu được tính hình
tượng, tính biểu cảm, tính gọt giũa, bóng bẩy của thành ngữ.
Trên cơ sở tổng hợp các quan niệm và cách lập luận khác nhau về thành ngữ của
các tác giả ta có thể khái niệm về thành ngữ như sau: “Thành ngữ là những cụm từ
cố định, được dùng để định danh cho các sự vật, hiện tượng, tính chất, hành
động”. Thành ngữ có nội dung và hình thức khá hoàn chỉnh. Nghĩa của thành ngữ
6

có tính hình tượng, tính gợi cảm và hình thức diễn đạt có tính bóng bẩy, trau chuốt,
giàu tính biểu cảm.
1.2 Đặc điểm của thành ngữ
1.2.1 Đặc điểm cấu tạo
Về cấu tạo, thành ngữ là một loại cụm từ có tính chất ổn định, chặt chẽ. Các
cụm từ tự do không có tính chất này. Chính tính chất chặt chẽ, cố định về đặc điểm
cấu tạo mà thành ngữ được sử dụng tương đương như từ.
Tính cố định, ổn định của từ ngữ thể hiện ở chỗ thành phần từ vựng cấu tạo nên
thành ngữ hầu như được giữ nguyên trong quá trình sử dụng. Người ta không thể
thay thế, thêm bớt hoặc chêm xen bất kì một yếu tố nào khác trong lòng thành ngữ.

Chẳng hạn :“ Trời sinh voi sinh cỏ” không thể thay thế thành“ Trời đẻ voi đẻ cỏ”
được, thành ngữ “ Khóc như cha chết” không thể thay bằng thành ngữ“ Khóc như
bố chết” được.
Thành ngữ có tính chất cố định, ổn định về thành phần từ vựng về cấu trúc là
do thói quen của người bản ngữ. Để có được đặc điểm này trước khi được hình
thành, thành ngữ cũng chỉ là những tổ hợp từ tự do. Những tổ hợp này được sử
dụng lặp đi lặp lại nhiều lần trong lời nói, cùng với sự di chuyển nghĩa nhất định
như ẩn dụ, hoán dụ… đã tạo nên dạng ổn định của thành ngữ như ngày nay.
Tuy nhiên, tính cố định, bền vững của hình thái cấu trúc của thành ngữ không
phải là bất biến. Nghĩa là trong giao tiếp, người ta chấp nhận sự thay đổi nhất định
trong việc sử dụng thành ngữ một cách sáng tạo, linh hoạt. Ví dụ, Nam Cao đã sử
dụng thành ngữ “ Rẻ như bèo” với sự sáng tạo của mình ông đã viết: “Bèo
cũngkhông rẻ thế”( Trẻ con không biết đói), qua đó ông đã cho ta thấy được phần
nào cuộc sống nghèo khổ, khó khăn của người nông dân.
Tính cố định, bền vững và tính uyển chuyển của thành ngữ trong sử dụng là hai
mặt không hề mâu thuẫn, loại trừ nhau mà có tính chất bổ sung cho nhau. Chính
điều này khiến cho kho tàng thành ngữ ngày càng được mở rộng, phong phú hơn do
7

sự xuất hiện của nhiều biến thể ở một số thành ngữ. Ví dụ: “Nhà tan cửa nát” và
“Tan cửa nát nhà”.
1.2.2 Đặc điểm ý nghĩa
Thành ngữ có đặc trưng nổi bật về ý nghĩa là có tính hoàn chỉnh, bóng bẩy và
tính gợi cảm cao. Nghĩa của thành ngữ không chỉ là nghĩa đen của các yếu tố cấu
thành cộng lại mà là nghĩa bóng, nghĩa toàn khối. Nghĩa này được suy ra trên cơ sở
nghĩa của các yếu tố cấu thành. Chẳng hạn, thành ngữ “ Vò đầu rứt tóc” không đơn
thuần chỉ hành động vò đầu rứt tóc mà còn thể hiện ý nghĩa khác, thể hiện vẻ bối
rối, lúng túng vì chưa tìm ra cách giải quyết hoặc vì thấy ân hận, tự trách mình đã
làm điều không phải.
Quá trình biểu trưng được thể hiện theo con đường liên tưởng tương đồng và

tương cận. Theo con đường tương đồng ta có các thành ngữ ẩn dụ hoặc so sánh,
theo con đường tương cận ta có thành ngữ hoán dụ.
1.3 Phân loại thành ngữ
Thành ngữ được phân loại theo nhiều kiểu khác nhau:
1.3.1 Dựa vào đặc điểm cấu tạo
1.3.1.1 Thành ngữ so sánh.
Thành ngữ so sánh hay còn gọi là thành ngữ tỉ dụ hoá bắt nguồn bằng phép so sánh.
Kết cấu của thành ngữ so sánh gồm hai vế được nối kết với nhau bằng từ có
nghĩa tương đồng hay đồng nhất.
Ví dụ: Ngủ say như chết
Đặc như rươi
Thành ngữ so sánh được cấu tạo theo các dạng tổng quát sau:
Dạng đầy đủ: A như B
Dạng tỉnh lược: như B
1.3.1.2 Thành ngữ đối
Thành ngữ đối được thiết lập gồm hai vế đối nhau trong từng cặp của vế này
đối với từng cặp của vế kia, tạo nên tính cân đối, hài hoà làm cho thành ngữ thêm
8

âm điệu, nhịp nhàng, dễ nhớ, dễ thuộc. Quan hệ đối ứng của hai vế được hình thành
bởi thuộc tính tương đồng về ngữ nghĩa, ngữ pháp giữa các yếu tố được đưa vào
hai yếu tố của thành ngữ.
Ví dụ: Tứ cố vô thân
Nay đây mai đó
Chân yếu tay mềm
1.3.1.3 Thành ngữ điệp
Tính điệp trong thành ngữ là sự khác nhau ở hình thức ngữ âm (phụ âm đầu và
vần) và đặt chúng ở vị trí khác nhau. Thành ngữ điệp còn là loại thành ngữ đối, đặc
biệt ở quan hệ đối ứng đồng nghĩa, có một trường hợp là các từ đối ứng ở vế đầu và
vế sau trùng hoàn toàn về âm và nghĩa.

Ví dụ:
Chạy ngược chạy xuôi
Tím ruột tím gan
Tận tâm tận lực
1.3.2 Dựa vào nguồn gốc của thành ngữ
Ta có 2 loại:
1.3.2.1 Thành ngữ Thuần Việt.
Thành ngữ Thuần Việt là những thành ngữ do người Việt tự sáng tạo dựa trên
những chất liệu ngữ âm Thuần Việt, phản ánh đời sống văn hóa, tinh thần, phong
tục tập quán, thói quen, nếp cảm, nếp nghĩ của con người Việt. Dấu ấn Thuần Việt
của thành ngữ thể hiện ở các phương diện ngữ âm, ngữ nghĩa, màu sắc phong cách
và cấu trúc.
Ví dụ: Cơm bưng nước rót
Như mèo thấy mỡ
Nóng như lửa đốt
Chạy ngược chạy xuôi

9

1.3.2.2 Thành ngữ Hán Việt
Thành ngữ Hán Việt là những thành ngữ được cấu tạo bằng các yếu tố Hán Việt,
chứa đựng những nội dung cao siêu, trọng đại mang ý nghĩa răn dạy… mang phong
cách trang trọng, cổ kính, tĩnh tại… được sử dụng nhiều trong phong cách viết.
Ví dụ: Quần ngư tranh thực
Bền đến thiên niên vạn đại
Thập tử nhất sinh
Tha phương cầu thực.
1.3.3 Dựa vào cấu trúc
Theo Nguyễn Thiện Giáp trong “ Từ vựng học Tiếng Việt”, thành ngữ có hai
loại lớn là thành ngữ hợp kết và thành ngữ hoà kết. Về mặt cấu trúc của thành ngữ

ta có thể hình dung hệ thống thành ngữ tiếng Việt bằng sơ đồ tổng quát sau đây:













1.4 Vài nét về tác giả Nam Cao
Nam Cao (1915 - 1951) là một trong số những nhà văn xuất sắc của nền văn
xuôi hiện đại Việt Nam.Ông có vai trò đặc biệt trong trào lưu văn học hiện thực phê
Thành ngữ
đối xứng
Thành ngữ phi
đối xứng
Thành ngữ
Thành ngữcó
cấu trúc vị ngữ
Thành ngữ phi
đối xứng dạng
so sánh
10

phán 1930 - 1945. Thời gian càng lùi xa, các tác phẩm của ông càng bộc lộ ý nghĩa

hiện thực sâu sắc, tư tưởng nhân đạo cao cả và vẻ đẹp nghệ thuật điêu luyện, độc
đáo.
Nam Cao là một nhà văn hiện thực. Các tác phẩm của ông đã phản ánh hiện
thực bộ mặt xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám, một xã hội mà ở đó số
phận của những người nông dân chất phác hồn hậu đã bị bần cùng trong đói khổ,
quằn quại trong sự chèn ép của bọn phong kiến thực dân. Tư tưởng chủ đạo trong
sáng tác của Nam Cao là tinh thần nhân đạo sâu sắc mà ông thể hiện trong mỗi tác
phẩm của mình. Nam Cao tỏ thái độ trân trọng, xót thương đối với những người
nông dân nghèo, những người trí thức trong xã hội. Gấp những trang sách của
Nam Cao lại người đọc dường như vẫn thấy ngột ngạt và ám ảnh không nguôi với
những số phận của những con người khốn khổ. Đặt ra vấn đề nông dân và viết về
họ với tấm lòng yêu thương nhân đạo là một đóng góp đáng ghi nhận của Nam
Cao. Ông là nhà văn đồng tình với khát vọng sống lương thiện và khát vọng được
phát huy đến tận độ tài năng của con người. Tư tưởng nhân đạo mới mẻ, phong
phú và sâu sắc đó cho thấy nhà văn không chỉ dừng lại ở chỗ tố cáo những thế lực
tàn bạo chà đạp quyền sống của con người mà còn đòi hỏi xã hội tạo những điều
kiện để con người được sống một cuộc sống thực sự có ý nghĩa.
Có thể nói rằng sẽ có một khoảng trống không nhỏ nếu vì một lý do nào đấy
dòng văn học của Việt Nam không có Nam Cao. Không chủ quan khi chúng ta
hoàn toàn có quyền tự hào xếp Nam Cao của chúng ta bên cạnh những Môpatxăng
(Pháp), Đôttôiepxki, Bunhin, (Nga) Tác phẩm của Nam Cao không có những
xung đột căng thẳng, không đao to búa lớn mà cứ đời thường giản dị, thông qua các
tình huống, các cuộc đời nhân vật để nêu bật nên những giằng xé trong nội tâm,
những ước mơ về một tương lai tốt đẹp. Văn Nam Cao viết về những kiếp người
mà cuộc đời họ là những chuyển tiếp khác nhau của nỗi buồn, nỗi khổ, của những
tâm hồn đẹp đẽ, đáng trân trọng dù là người đàn bà quanh năm bị áp lực của thiếu
thốn, lo toan đè nặng, lúc nào cũng nặng mặt, bẳn gắt chì chiết chồng con hay
11

những anh chàng trí thức tiểu tư sản ăn nói độc địa, hằn học Bởi trên tất cả những

biểu hiện ấy vẫn toát lên bản chất của họ là hồn hậu, chất phác, chứa chan tình
người. Nhà văn đã thấy phần “u tối” của cuộc sống, tìm ra trong đó cái đẹp và ông
viết về những người nông dân, những trí thức tiểu tư sản cùng khổ với một thái độ
đầy tôn trọng, không phải là sự miệt thị cũng không thi vị hoá.
Nam Cao là nhà văn có tầm cỡ còn là bởi vì ngay từ thời của ông, giữa lúc
dòng văn học hiện thực phê phán, dòng văn học lãng mạn đang là một trào lưu
mạnh mẽ, Nam Cao đã không quá đắm chìm hoàn toàn theo hướng đó mà ông chọn
cho mình một hướng đi đúng đắn, hướng đi ấy đã góp phần xếp Nam Cao là một
trong những nhà văn đặt nền móng cho nền văn học hiện đại Việt Nam : “Văn
chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa
cho. Văn chương chỉ dung nạp được những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi
những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có” (Đời thừa - 1943), ông
lên án thứ văn chương “tả chân”, “hời hợt”. Nam Cao đã thông qua một loạt tình
huống để miêu tả chiều sâu đời sống nội tâm của con người. Viết về nhân vật “Chí
Phèo”, về sự tha hoá của con người – cái gã Chí mà chất “con” đôi lúc nhiều hơn
chất “người”, lúc tỉnh lúc say, khi thì thật bản năng lúc lại như một con người có ý
thức Vậy mà Nam Cao vẫn có cái nhìn đầy nhân ái, ông thấy Chí Phèo không
phải là thứ bỏ đi mà là một con người cũng có những khoảng lặng của cảm xúc, có
những lúc luôn muốn vươn tới cái tốt, cái người nhất để rồi qua ông, người đọc
cũng có cái nhìn bao dung với dạng người như Chí Phèo này, chia sẻ, cảm thông
với ước muốn làm người lương thiện của hắn chứ không phải cảm giác ghê tởm,
cái nhìn không thiện chí. Lòng nhân ái, tình người còn bao trùm ở Làng Vũ Đại của
người nông dân nghèo khổ, của anh thả ống lươn nhặt Chí Phèo xám ngắt từ lò
gạch bỏ không mang về, là bát cơm của bác Phó Cối, là bát cháo hành tình nghĩa
của Thị Nở, là những người bạn tế nhị xử sự vô cùng nhân ái khi đến nhà người
bạn nghèo của mình, chứng kiến những vũng bùn đứa con đau bụng thổ ra từ đêm,
chứng kiến cái nhà dột nát, nghèo túng khốn cùng “Anh nào cũng làm ra dễ tính.
12

Sự cố gắng ấy do lòng quý bạn. Cái nhà thật không đáng cho lòng tôi phải bận ”

(truyện ngắn “Mua nhà” – năm 1943). Hiện thực cuộc sống luôn là chất liệu để nhà
văn phản ánh hay nói như Bandăc “Nhà văn là thư ký trung thành của thời đại”.
Làng Vũ Đại của Nam Cao chỉ là một làng quê như bao làng quê khác, ta thấy có
dòng sông hiền hoà hai bên bờ là những vườn chuối thấm đẫm ánh trăng, thấy tiếng
dệt cửi và tiếng lao xao của các bà, các chị đi chợ sớm, thấy những vườn trầu
không, những vườn mía tả tơi sau bão và trên mảnh đất ấy là những người nông
dân chất phác, nhân hậu. Họ bần cùng mỗi người một kiểu. Người mẹ và bầy con
nhỏ lê la trên nền nhà vũng nước trộn lẫn bùn; bát cháo cám đắng nghét không thể
nuốt nổi; người đàn ông đi lĩnh những đồng tiền ít ỏi về mua thuốc cho đứa con
nhỏ ốm đau mà không nỡ trách cứ viên thư ký ở nhà dây thép tỉnh bẳn gắt lại làm
thiệt mất của gã một đồng bạc bởi lẽ “Điền thấy thương ông ấy quá. Điền tưởng ra
cho ông ấy một gia đình đông con túng thiếu tựa nhà Điền. Số lương chẳng đủ tiêu.
Sau mỗi ngày công việc rối tít mù, loạn óc lên vì những con số, vì những cái bưu
phiếu, ông mỏi mệt giở về nhà, lại phải nghe mấy đứa con lớn chí choé đánh nhau,
đứa con nhỏ khóc, chủ nợ réo đòi và vợ thì sưng sỉa hoặc gào thét như con mẹ
dại… để sáng hôm sau lại mải mốt đến sở, nhăn mặt lại khi thấy những người gửi
tiền, người lĩnh tiền vòng trong, vòng ngoài và người nào cũng muốn ông làm
trước cho” và “Chỉ vì người nào cũng khổ cả, và người nọ cứ tưởng vì người kia
mà khổ” – tấm lòng nhân ái, cảm thông và độ lượng của con người Nam Cao, nhân
cách Nam Cao thể hiện rõ nét trong hầu hết tất cả các tác phẩm của ông mà những
dẫn chứng trên chỉ là một đôi nét phác hoạ.
Giá trị nhân đạo của các tác phẩm của Nam Cao thể hiện sâu sắc ở tấm lòng
yêu thương trân trọng của tác giả với những người nghèo khổ. Nói như văn hào
Nga Eptusenco: “Chẳng có ai tẻ nhạt ở trên đời/ Mỗi số phận chứa một điều cao
cả”. Nam Cao đã tìm thấy những hạt trân châu lóng lánh trong sâu thẳm những thân
phận con người - Nam Cao tỏ ra rất nhạy bén trong việc miêu tả tâm lý nhân vật,
ông đi vào từng ngóc ngách tâm hồn của con người để tìm ra được những cái hay,
13

cái dở trong mỗi nhân vật và bao trùm lên tất cả là một tấm lòng nhân ái, tình người

thấm đậm trong từng trang viết và trong cuộc sống thời đại nào và lúc nào cũng cần
lòng nhân ái, cái nhìn thiện chí – nó giúp con người sống vươn tới “chân, thiện,
mỹ” hơn, xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn và phải chăng khi ngắm nhìn một buổi
hoàng hôn trên mảnh đất mình đang sinh sống, đâu đó giữa bộn bề công việc bắt
gặp một bức tranh đẹp, một áng thơ hay, một tác phẩm văn học mang nhiều thông
điệp mà ta dửng dưng không rung động thì cuộc sống sẽ mất đi nhiều phần ý nghĩa!
và phải chăng đọc Nam Cao chúng ta thấy rằng: hãy cố gắng hiểu những người
xung quanh ta, thông cảm và có cái nhìn thiện chí, có cái tâm trong sáng chính là
sợi dây nối liền con người với con người – nền tảng để xây dựng cuộc sống tốt đẹp
hơn.
Để làm nên những thành công ấy, chúng ta không thể bỏ qua giá trị về nghệ
thuật, yếu tố quan trọng giúp Nam Cao làm nên những tuyệt tác đó. Bên cạnh sự
thành công trong việc khắc hoạ tâm trạng nhân vật, độc thoại nội tâm, kết cấu tâm
lý, hình thức tự truyện… thì khả năng sử dụng ngôn ngữ của ông cũng là một yếu
tố vô cùng quan trọng góp phần làm nên nét đặc sắc, độc đáo trong các tác phẩm.
Đối với các tác phẩm của mình, Nam Cao luôn cố gắng lựa chọn từ ngữ cũng như
phương thức diễn đạt sao cho đạt được hiệu quả cao nhất. Có thể thấy rằng thành
ngữ- đơn vị ngôn ngữ gần gũi với nhân dân lao khổ xuất hiện khá ổn định trong các
tác phẩm của Nam Cao. Đó những lí do mà văn chương của Nam Cao sống mãi
trong lòng người đọc. Nam Cao xứng đáng là nhà văn hiện thực xuất sắc của trào
lưu văn học hiện thực phê phán, và là một trong những nhà văn mở đầu cho văn
học Cách mạng Việt Nam.
Tiểu kết chương 1
Thành ngữ là bằng chứng rất thuyết phục về cái giàu, cái đẹp của ngôn ngữ
Tiếng Việt. Những vấn đề lí thuyết về thành ngữ là một trong những phương diện
cơ bản và quan trọng, nó là chìa khoá để chúng ta đi sâu vào tìm hiểu những thành
ngữ mà Nam cao đã sử dụng trong các tác phẩm.
14

Không phải nhà văn nào cũng có khả năng vận dụng thành ngữ một cách linh

hoạt và thành công như tác giả Nam Cao. Ông đã mang đến cho nền văn học Việt
Nam những kiệt tác đi mãi theo thời gian, bởi ở trong những sáng tác của ông
không chỉ đơn giản là những vấn đề thời sự mà ở đó ta còn thấy cả sự tài năng của
một nhà văn bậc thầy trong việc sử dụng ngôn ngữ.


15

CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM SỬ DỤNG THÀNH NGỮ TRONG SÁNG
TÁC CỦA NAM CAO
2.1 Kết quả thống kê
2.1.1 Phân loại kết quả thống kê
Dựa vào cấu trúc cú pháp của thành ngữ, qua việc khảo sát 52 truyện trong “Nam
Cao toàn tập”, chúng tôi đã thống kê được 280 thành ngữ. Chúng tôi đề xuất bảng
phân loại như sau:
Thành ng



n d


hoá đ

i x

ng

(110)(39,3%)
Thành ng




n d


hoá phi đ

i
xứng
(170)(60,7%)
4 y
ế
u t


(102)(92,8%)
6,8 y
ế
u
tố
(8)(7,2%)

Thành ng


dạng so sánh
(98)(57,3%)
Thành ng



miêu tả
(72)(42,7%)
M

i v
ế

là một
thành tố


M

i v
ế

là một
kết cấu
C-P
M

i v
ế

là một
kết cấu
C-V
M


i v
ế

là một
kết cấu
Đ-T
Ch


y
ế
u
là các
động ngữ
hay danh
ngữ

Nhi

u mô hình

3 mô hình
chính

2.1.2 Nhận xét chung
Từ kết quả này, dựa vào đặc điểm cấu trúc của thành ngữ, chúng tôi đưa ra một
số nhận xét như sau:
Nam Cao đã sử dụng 110 thành ngữ dạng đối xứng (39%). Trong dạng đối
xứng thì tác giả đã sử dụng thành ngữ đối xứng 4 yếu tố và thành ngữ 6, 8 yếu tố.
Trong đó, thành ngữ 4 yếu tố có 102 thành ngữ (92,8%) chiếm số lượng nhiều hơn

cả so với thành ngữ 6, 8 yếu tố, chỉ có 8 thành ngữ (7,2%). Như vậy có thể thấy
16

thành ngữ 4 yếu tố là loại thành ngữ phổ biến, có số lượng nhiều và độc đáo, chiếm
vị trí quan trọng trong hệ thống thành ngữ được Nam cao sử dụng trong tác phẩm
của mình.
Bên cạnh thành ngữ ẩn dụ hoá đối xứng, thì thành ngữ ẩn dụ hoá phi đối xứng lại
được Nam Cao sử dụng nhiều hơn trong sáng tác của mình, cụ thể là 170 thành ngữ
( 60,4%). Trong đó thành ngữ dạng so sánh có 98 thành ngữ ( 57,3 %) và thành ngữ
có cấu trúc vị ngữ gồm 72 thành ngữ (42,7%)
2.2 Đặc điểm sử dụng thành ngữ trong sáng tác của Nam Cao
2.2.1 Đặc điểm cấu tạo
2.2.1.1 Thành ngữ ẩn dụ hoá đối xứng
Thành ngữ ẩn dụ hoá đối xứng là loại thành ngữ phổ biến trong Tiếng Việt.
Theo thống kê của chúng tôi trong các truyện ngắn của Nam Cao giai đoạn 1930-
1945 có 110 thành ngữ, chiếm tỉ lệ 39,6%. Loại thành ngữ này có đặc điểm nổi bật
về mặt cấu trúc là có tính chất đối xứng giữa các bộ phận và các yếu tố tạo nên
thành ngữ. Chẳng hạn trong thành ngữ “Đầu trộm đuôi cướp” thì “Đầu trộm” đối
xứng với “Đuôi cướp” Đa số các thành ngữ đối xứng đều gồm 4 yếu tố, lập thành
hai vế cân xứng với nhau. Quan hệ đối xứng giữa hai vế của thành ngữ được thiết
lập nhờ vào những thuộc tính nhất định về ngữ pháp, ngữ nghĩa giữa các yếu tố
được đưa vào trong hai vế đó. Khảo sát 110 đơn vị thành ngữ ẩn dụ hoá đối xứng
mà chúng tôi thu được thì thành ngữ 4 yếu tố có tới 102/110, số còn lại là các thành
ngữ đối xứng có 6, 8 yếu tố. Như vậy có thể nói thành ngữ 4 yếu tố đối ngẫu cặp
đôi là hiện tượng phổ biến, có số lượng nhiều và độc đáo, chiếm vị trí quan trọng
trong hệ thống thành ngữ mà Nam Cao sử dụng trong tác phẩm của mình. Vì lí do
đó chúng tôi chia thành ngữ 4 yếu tố này riêng và loại thành ngữ 6,8 yếu tố riêng.
a. Thành ngữ ẩn dụ hoá đối xứng 4 yếu tố
Thành ngữ ẩn dụ hoá đối xứng 4 yếu tố là loại thành ngữ có đặc điểm nổi bật và
quan trọng nhất là tính cặp đôi và ngẫu hứng trong cấu trúc từ vựng ngữ pháp, ngữ

17

nghĩa và đặc biệt là về mặt ngữ âm. Quan hệ ngữ nghĩa giữa các yếu tố trong thành
ngữ kết cấu hai vế cân xứng có thể chia ra làm bốn loại như sau:
Thành ngữ hai vế cân xứng, mỗi vế là một thành tố
Thành ngữ hai vế cân xứng, mỗi vế là một kết cấu chủ vị.
Thành ngữ hai vế cân xứng, mỗi vế là một kết cấu đề thuyết.
Thành ngữ hai vế cân xứng, mỗi vế là một kết cấu chính phụ.
Dựa vào bốn mô hình này cho việc phân tích các thành ngữ ẩn dụ hoá đối xứng
bốn yếu tố được sử dụng trong các truyện ngắn của Nam Cao chúng tôi thu được
kết quả:
a1. Thành ngữ hai vế cân xứng, mỗi vế là một thành tố
Loại này chỉ có 18 thành ngữ. Đặc điểm của thành ngữ này cũng là tính chất đối
xứng hai vế và tương ứng trong cấu trúc từ vựng- ngữ pháp. Có thể đưa ra một số
ví dụ cụ thể như:
Đầu xuôi đuôi ngược
A B C D

Mồ hôi // nước mắt
Bất công // vô lý
Thành ngữ trong các ví dụ trên tương ứng về cấu trúc từ vựng. Chẳng hạn như
thành ngữ “ Mồ hôi nước mắt” thì “ mồ hôi” và “nước mắt” đều là hai danh từ,
thành ngữ “Cờ bạc rượu chè” cũng đều là hai danh từ chung… còn ở thành ngữ
“Chết đói chết khát”thì hai vế tương ứng của mỗi thành ngữ đều là động từ.
a2. Thành ngữ hai vế cân xứng, mỗi vế là một kết cấu chính phụ.
Đây là loại thành ngữ chiếm đại đa số và có vai trò rất lớn trong nghệ thuật sử
dụng của nhà văn. Phân loại thành ngữ kiểu này chúng tôi sẽ đi sâu phân tích theo
mô hình cụ thể như sau:
- Mô hình 1: Động từ-danh từ +động từ- danh từ
Có thể kể ra các thành ngữ kiểu này như:

18

Thắt lưng // buộcbụng
Giận cá // chém thớt.
Cãi chày // cãi cối
A B A C
Trong thành ngữ “ thắt lưng buộc bụng” những yếu tố thắt và buộc là động từ,
lưng và bụng đều là danh từ. Thành ngữ “ giận cá chém thớt”những yếu tố giận và
chém đều là động từ, cá và thớt đều là danh từ. Đa số các yếu tố trong mô hình này
là thực từ, chúng có khả năng hoạt động độc lập. Điều đáng chú ý ở đây là các cặp
yếu tố 1 và 3, 2 và 4 đều là những từ cấu tạo nên từ ghép đẳng lập. Chẳng hạn như
thành ngữ “ van ông lạy bà”. Thành ngữ này được cấu tạo trên cơ sở hai từ ghép
đẳng lập “van ông” và “lạy bà”.
Một đặc điểm khác nữa trong mô hình loại này chúng tôi thu được là yếu tố 1 và
3 giống nhau, còn yếu tố 2 và 4 là danh từ thuộc cùng một trường nghĩa. Loại thành
ngữ này chúng tôi gặp khá nhiều trong quá trình khảo sát.
Ví dụ : Bóp mồm // bóp miệng
Đổ đình // đổ chùa
Cắn rơm // cắn cỏ
- Mô hình 2: Danh từ-tính từ+ danh từ- tính từ
Trong Tiếng Việt cụm “danh từ- tính từ” là cụm từ rất phổ biến (hoa thơm,
người đẹp, mây trắng,…). Tuy nhiên, trong số các thành ngữ đối xứng bốn yếu tố
mỗi vế là một kết cấu chính phụ, thành ngữ loại này rất ít.
Ví dụ: Lời hay // ý đẹp.
Chân yếu //tay mềm
Cũng như ở mô hình thứ nhất, trong số thành ngữ thuộc mô hình này có
những thành ngữ mang yếu tố lặp. Yếu tố lặp thường là những yếu tố thứ nhất. Ví
dụ “ống thấp ống cao”.
Từ ghép có vai trò quan trọng trong việc tạo nên loại thành ngữ thuộc dạng
này. Chẳng hạn như: Thành ngữ “Nay ốm mai đau” được tạo nên bởi từ ghép “đầu

19

tóc” kết hợp với từ đơn “bù” và “rối”, thành ngữ “ Nay ốm mai đau” được tạo nên
bởi sự xen ghép giữa hai từ ghép “nay ốm” và “mai đau”, thành ngữ “Chân yếu tay
mềm” được tạo nên bởi sự xen ghép giữa hai từ ghép” chân tay” và “yếu mềm”.
- Mô hình 3: Danh từ- động từ + danh từ- động từ.
Loại thành ngữ có cấu trúc “danh từ- động từ + danh từ -động từ” được sử
dụng không nhiều trong truyện ngắn Nam Cao.
Ví dụ:
Tiền mất // tật mang
Đầu trộm //đuôi cướp
Cấu trúc “danh từ- động từ” là một trong những cấu trúc thường gặp nhất
trong tiếng Việt. Quan hệ giữa các yếu tố trong trường hợp này thường rất rõ ràng.
“đầu đuôi” và “trộm cướp” được tách ra và ghép vào nhau tạo thành một thành ngữ
giàu tính biểu cảm thường mang nghĩa chê bai khinh thường.
- Mô hình 4: Động từ- tính từ + động từ- tính từ.
Trong số thành ngữ ẩn dụ hoá đối xứng bốn yếu tố chúng tôi thu được thì có
không nhiều thành ngữ thuộc loại này gồm những thành ngữ sau:
Ví dụ:
Ăn đói // mặc rách
Ăn ngon // mặc đẹp
Loại thành ngữ này có thể có yếu tố lặp. Đó là những yếu tố ở vị trí 1, 3.
Chẳng hạn yếu tố “chết” trong thành ngữ “chết dấm chết dúi” và “làm” trong “làm
vụng làm trộm”. Bên cạnh đó chúng tôi còn thấy rằng loại thành ngữ này còn có
thể được tạo nên bởi phương thức từ đơn xen vào giữa từ láy. Ví dụ là thành ngữ
“chết dấm chết dúi”.Từ đơn “chết” lặp lại xen giữa từ láy “dấm dúi” làm cho thành
ngữ càng mang sắc thái biểu hiện về sự chì chiết mạnh hơn bình thường.
- Mô hình 5: Danh từ-danh từ + danh từ-danh từ.
Thành ngữ loại này rất ít trong tổng số thành ngữ ẩn dụ hoá đối xứng bốn
yếu tố trong tư liệu của chúng tôi .

20

Ví dụ:
Đầu bò // đầu bướu
Một nắng // hai sương
Tất cả bốn yếu tố trong số thành ngữ ví dụ nêu trên đều là danh từ đơn âm tiết.
Các yếu tố 1, 3 và 2, 4 có quan hệ với nhau về mặt từ vựng- ngữ pháp và cả về mặt
ngữ nghĩa, chúng cùng thuộc một trường nghĩa: “năm, bẩy”, “một, hai”, “nắng,
sương”… Các yếu tố thuộc thành ngữ loại này đều thuộc về một loại từ loại.Danh
từ có vai trò rất quan trọng trong cấu trúc thành ngữ bốn yếu tố đối xứng.
Nghĩa của các yếu tố danh từ trong thành ngữ loại này rất đa dạng: liên quan
đến thiên nhiên, con người và hoạt động của con người, động vật, sự vật… tức là
nó liên quan đến nhiều hiện tượng khách quan của thế giới bên ngoài. Số lượng
những thành ngữ có yếu tố 1, 3 là số từ chiếm khá lớn.
Ví dụ :
Năm bè // bảy bối
Một nắng // hai sương
Có trường hợp yếu tố 2, 4 là số từ như: “mồm năm miệng mười”
Loại thành ngữ này có thể có yếu tố lặp.Danh từ ở vị trí 1 và 3 có sự lặp lại.
Ví dụ: “đầu bò đầu bướu”. Trong số liệu của chúng tôi không có trường hợp yếu tố
ở vị trí 2 lặp lại ở vị trí 4.
- Mô hình 6: Tính từ-danh từ + tính từ-danh từ.
Loại thành ngữ này có số lượng không lớn, chỉthu được 4 đơn vị trong tổng
số thành ngữ ẩn dụ hoá đối xứng bốn yếu tố:
Ví dụ:
Tím ruột // tím gan
Mát lòng // mát dạ
Trong các loại thành ngữ này chúng tôi nhận thấy có hai đặc điểm nổi bật
nhất đó là cấu trúc lặp yếu tố 1, 3 và cách đảo ngược trật tự từ. Cũng như nhiều mô
hình đã nói ở trên thành ngữ có thể có yếu tố lặp.

×