Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

bài dự thi vận dụng kiến thức liên môn giải quyết tình huống thực tiễn ảnh hưởng của lũ lụt đến đời sống và một số biện pháp nhằm phòng tránh giảm thiểu thiệt hại do lũ lụt gây ra

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (772.77 KB, 19 trang )

Sở giáo dục & đào tạo Hà Nội
Trờng THPT Hoài Đức B

Bài Dự Thi
Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết
các tình huống thực tiễn Dành cho học sinh thpt
Tên tình huống:
ảnh hởng của lũ lụt đến đời sống và
một số biện pháp nhằm phòng tránh
giảm thiểu thiệt hại do lũ lụt gây ra
Các môn vận dụng: Ngữ Văn - Địa Lý - Giáo dục công dân
Môn chính: Ngữ Văn
Họ và tên học sinh:
1. Trần Hữu Quang
Lớp: 12A6 - THPT Hoài Đức B
2. Nguyễn Vĩnh Thụy
Lớp 12A6 - THPT Hoài Đức B
Hà Nội, 2014
TÌNH HUỐNG:
ẢNH HƯỞNG CỦA LŨ LỤT ĐẾN ĐỜI SỐNG VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP
NHẰM PHÒNG TRÁNH GIẢM THIỂU THIỆT HẠI DO LŨ LỤT GÂY RA
HS: Trần Hữu Quang HS: Nguyễn Vĩnh Thụy
Lớp 12A6 - THPT Hoài Đức B Lớp 12A6 - THPT Hoài Đức B
Họ và tên GV hướng dẫn:
BÙI THỊ QUẾ ANH
Tổ Văn - THPT Hoài Đức B
Hà Nội, 2014
Tên Tình Huống:
ẢNH HƯỞNG CỦA LŨ LỤT ĐẾN ĐỜI SỐNG
VÀ MỘT SỖ BIỆN PHÁP NHẰM PHÒNG TRÁNH,
GIẢM THIỂU THIỆT HẠI DO LŨ LỤT GÂY RA


I . Mục tiêu giải quyết tình huống
1. Ý nghĩa và tầm quan trọng của việc vận dụng kiến thức liên môn để giải
quyết tình huống thực tiễn.
- Việc vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn nhằm
giúp người học sinh biết suy nghĩ sâu hơn, rộng hơn. Họ sẽ nhìn nhận một vấn
đề của thực tiễn với nhiều khía cạnh toàn diện hơn.
- Việc vận dụng kiến thức này còn khuyến khích chúng em biết cách vận
dụng kiến thức của các môn học khác nhau để giải quyết tình huống thực tiễn,
tăng cường khả năng tư duy phân tích, tổng hợp, khả năng tự học của người học
sinh.
- Gắn lí thuyết với thực hành và áp dụng vào thực tế đời sống.
2. Mục tiêu giải quyết tình huống
- Phân tích ảnh hưởng của lũ lụt đến đời sống
- Chỉ ra những vấn đề cần phải giải quyết.
- Từ đó đưa ra những biện pháp phòng tránh và giảm thiểu thiệt hại của lũ
lụt đến đời sống xã hội.
II . Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống.
- Qua các phương tiện thông tin truyền thông.
- Qua các bài học trong sách giáo khoa.
- Qua thực tiễn đời sống.
Chúng em rút ra những kiến thức chung về lũ lụt như sau:
Bài văn thuyết minh về lũ lụt
1. Khái niệm lũ lụt.
Lụt là hiện tượng nước trong sông, hồ tràn ngập một vùng đất. Lụt cũng
có thể dùng để chỉ ngập do thủy triều, nước biển dâng do bão. Lụt có thể xuất
hiện khi nước trong sông, hồ tràn qua đê hoặc gây vỡ đê làm cho nước tràn
vào các vùng đất được đê bảo vệ. Trong khi kích thước của hồ hoặc các vực
nước có thể thay đổi theo mùa phụ thuộc vào giáng thủy, nó không có nghĩa
là lũ lụt trừ khi lượng nước này tràn ra gây nguy hiểm cho các vùng đất như
làng, thành phố hoặc khu định cư khác. Lụt có thể xảy ra khi mực nước sông

dâng cao do lũ lớn làm tràn ngập và phá hủy các công trình, nhà cửa dọc theo
sông.
2. Nguyên nhân
- Như chúng ta đã biết, lụt lội sẽ xảy ra khi một lượng nước lớn bất
thường tích tụ lại ở một khu vực. Có rất nhiều lý do gây nên hiện tượng này,
và cũng có rất nhiều thứ có thể xảy ra khi xuất hiện lụt lội. Thông thường,
chúng ta vẫn thường quen với hiện tượng ngập lụt, xuất hiện khi những cơn
giông bão xảy ra trong một khu vực trong một khoảng thời gian ngắn. Trong
trường hợp này, những con sông và dòng chảy đổ ra biển bị tràn ngập, không
kịp thoát nước đi. Ngoài ra, sự đa dạng về nhiệt độ trong các mùa dẫn đến
những khung cảnh thời tiết khác nhau. Vào mùa đông, không khí phía trên
các đại dương thường ấm hơn không khí trong đất liền, khiến cho các cơn gió
có xu hướng thổi từ trong đất liền ra biển. Nhưng vào mùa hè, không khí phía
trên lục địa sẽ ấm hơn, và gió sẽ thổi ngược lại: từ biển vào đất liền. Hệ thống
gió mùa này có thể tạo nên những giai đoạn mưa dữ dội, khác hẳn với các giai
đoạn thời tiết khác trong năm. Ở một số vùng khác, lụt lội có thể xảy ra do
tuyết tan quá nhanh, lượng nước sinh ra không thoát kịp
- Một trong những nguyên nhân khác của ngập lụt, là hoạt động bất
thường của thủy triều, khiến cho nước biển xâm nhập sâu hơn vào đất liền.
Điều này có thể bị gây ra bởi những cơn gió đặc biệt thổi sóng biển theo
những hướng khác nhau. Nó còn có thể gây ra những cơn sóng thần cực lớn,
được kích hoạt bởi hoạt động của lớp vỏ Trái đất.
- Vấn đề tương tự xảy ra với hệ thống đê điều – bức tường lớn được xây
dọc theo con sông để giữ cho nó không bị quá dòng. Những kiến trúc này
giúp mở rộng bờ sông, nên lượng nước chảy qua đó sẽ lớn hơn. Nhưng đó lại
là vấn đề lớn cho vùng đất cuối nguồn, nơi mà không có hệ thống đê điều:
vùng đất này có thể hứng chịu lượng nước quá lớn mà gây nên lũ lụt. Và cũng
giống như đập, đê cũng có thể bị vỡ - khi đê vỡ, một lượng lớn nước sẽ chảy
qua vùng đất xung quanh trong thời gian ngắn. Nó sẽ gây nên những trận lũ
lụt cực kì nghiêm trọng.

- Đô thị hóa nhanh làm giảm sức hút nước của đất và hệ thống thoát nước
không được qui hoạch tốt.
- Lụt lội cũng sẽ xảy ra, khi những con đập do con người xây dựng bị vỡ.
Chúng ta xây đập để thay đổi dòng chảy của con sông theo những mục đích
riêng. Thông thường, con đập nhận nước từ con sông và có khả năng dự trữ
được một lượng lớn nước, điều này giúp chúng ta có khả năng thay đổi lưu
lượng dòng chảy. Các kĩ sư phải tính toán, sao cho con đập có khả năng chịu
được bất kì lượng nước nào. Tuy nhiên, đôi khi, lượng nước có thể vượt quá
khả năng tính toán của các kĩ sư, và con đập sẽ bị vỡ. Khi đó, một lượng nước
cực lớn sẽ được giải phóng, tạo nên một bức tường nước hung hãn lướt qua và
phá hủy vùng đất nó chảy qua.
- Rừng điều tiết nước, phòng chống lũ lụt, xói mòn: Rừng có vai trò điều hòa
nguồn nước giảm dòng chảy bề mặt chuyển nó vào lượng nước ngấm xuống
đất và vào tầng nước ngầm. Khắc phục được xói mòn đất, hạn chế lắng đọng
lòng sông, lòng hồ, điều hòa được dòng chảy của các con sông, con suối (tăng
lượng nước sông, nước suối vào mùa khô, giảm lượng nước sông suối vào
mùa mưa).
3. Tác hại của lũ lụt
Hậu quả gây ra bởi lũ lụt, chỉ yếu gây ra bởi chính sức mạnh của dòng nước
chảy. Trong một trận lũ, dòng nước cao 2 feet (61 cm) đủ khả năng để cuốn
trôi một chiếc ô tô, và dòng nước chỉ 6 inchs (15 cm) sẽ khiến bạn không thể
đứng vững được nữa. Sau đó, nếu biết bơi, bạn có thể bơi theo dòng nước chảy
mà không bị đánh gục. Phần lớn các trường hợp, dòng nước chảy sẽ không đủ
mạnh để quật ngã bạn đâu.
Nước lũ rất nguy hiểm do nó có khả năng tác động một lực lớn hơn nhiều so
với dòng chảy của con sông hay sóng biển. Điều này phụ thuộc vào lượng
nước chảy trong trận lũ. Nó sẽ có xu hướng chảy từ nơi mực nước cao xuống
nơi mực nước thấp hơn và nơi chưa có nước, để đạt được mực nước cân bằng.
Mực nước càng chênh lệch nhiều, lực của dòng chảy càng mạnh. Nhưng thực
tế, mực nước chênh lệch không quá lớn. Ở nước ngoài, gần một nửa số tử vong

do lũ lụt là do con người vẫn đang lái xe trong khi dòng nước lũ đổ ập xuống.
Ở ngoài đại dương, rõ ràng lượng nước ở biển nhiều hơn nước của một trận lũ
lụt, tuy nhiên nước đã đạt được mức cân bằng của nó: nó không cần phải chảy
đi đâu cả, do vậy có vẻ biển rất yên bình.
Loại lũ nguy hiểm nhất, chính là lũ quét. Lũ quét sinh ra một cách rất nhanh
và bất ngờ, do vậy con người không thể biết được cơn lũ đang đến. Lũ quét
mang theo năng lượng cực lớn, đủ để quét sạch nhà cửa, xe cộ, và con người.
Lũ quét thường xảy ra khi có trận mưa giông lớn ở trên núi, nơi đầu nguồn.
Nước từ đó sẽ chảy xuống, mang theo năng lượng đủ phá hủy mọi thứ phía
dưới nó.
Ngôi nhà nằm giữa dòng lũ quét
Từ hình ảnh trên ta có thể thấy rằng hậu quả mà lũ lụt đem lại là vô cùng
lớn lao. Không chỉ tổn hại nặng nề đến của cải, vật chất của con người mà còn
chỉ trong nháy mắt đã cướp đi sinh mạng của biết bao con người. Chẳng thế
mà ông cha ta từng nói giặc nước là một trong ba loại giặc khó tiêu diệt nhất.
Nếu giặc dốt và giặc đói có thể khắc phục được nhưng giặc nước còn kinh
khủng hơn thế nữa!!!
* Tình hình thiệt hại
- Năm 2013: có 264 người chết và mất tích; 800 người bị thương; 11.851
nhà bị đổ, sập, trôi; 706.786 nhà bị ngập, hư hại, tốc mái; 122.449 ha diện
tích lúa, mạ bị thiệt hại; 206.172 ha hoa màu bị thiệt hại; 86.491 ha cây công
nghiệp và cây ăn quả bị thiệt hại; 105.058 ha thủy sản bị mất và 17,379 triệu
m
3
đất, đá đường giao thông bị sạt lở. Ước tính tổng giá trị thiệt hại về vật
chất khoảng 25.021 tỷ đồng
- Năm 2012: Thiên tai đã làm 258 người chết và mất tích; 408 người bị
thương; 6.292 nhà bị đổ, sập, trôi; 101.756 nhà bị ngập, hư hại, tốc mái;
408.383 ha diện tích lúa và hoa màu bị thiệt hại; 3.240.069 m
3

đất đá bị sạt
lở, Ước tính thiệt hại về vật chất khoảng 16.000 tỷ đồng
- Năm 2011: Thiên tai đã làm 295 người chết và mất tích; 274 người bị
thương; 2.170 nhà bị đổ, sập, trôi; 447.694 nhà bị ngập, hư hại, tốc mái;
350.367 ha diện tích lúa và hoa màu bị thiệt hại; 9.689.559 m
3
đất đá bị sạt
lở, Ước tính thiệt hại về vật chất khoảng 12.703 tỷ đồng
* Các trận lụt lớn
Trận lụt kinh hoàng 8/1971
Cơn lũ vào tháng 8/1971 đã làm vỡ đê Sông Hồng và 100.000 người đã bị
thiệt mạng. Đây là cơn lũ lớn nhất trong vòng 250 năm nay ở miền Bắc, và số
tổn thất nhân mạng vượt quá sức tưởng tượng so với tổn thất chừng 1000
người trong các cơn lũ lịch sử vào năm 1999 ở miền Trung và năm 2000 ở
miền Nam.
Trận lũ năm 1971 được liệt kê trong danh sách các trận lụt lớn nhất thế kỷ 20
của Cơ quan Quản trị Hải dương và Khí tượng Hoa Kỳ (“Top Global
Weather, Water and Climate Events of the 20th Century”, U. S. National
Oceanic & Atmospheric Administration). Lũ lịch sử năm 1971 đứng hàng
nhì sau trận lụt năm 1931 ở sông Dương Tử làm thiệt mạng gần 3 triệu
700.000 nguời ở Trung Hoa. Trận lũ năm 1971 đã gây vỡ đê ở ba địa điểm,
làm thiệt mạng 100.000 nguời, úng ngập 250.000 ha đất và hơn 2,7 triệu
người bị thiệt hại về kinh tế. Một trận lũ lớn khác vào tháng 8/1945 gây vỡ
đê tại 79 điểm, gây ngập 11 tỉnh với tổng diện tích 312.000 ha, ảnh hưởng tới
cuộc sống của 4 triệu người.
Năm 2008:
Từ đêm ngày 30 tháng 10 năm 2008, tại miền Bắc và các tỉnh phía Bắc
miền Trung Việt Nam một trận mưa lớn kỷ lục trong hơn 100 năm gần đây
đã diễn ra và kéo dài trong nhiều ngày. Đợt mưa lớn vượt quá mọi dự báo và
trái mùa này đã gây ra một trận lụt lịch sử ở Hà Nội; cùng lúc đó, những trận

mưa lớn trên các tỉnh miền Bắc và Bắc Trung bộ đã gây ra lũ lụt trên diện
rộng, làm nhiều người chết, gây thiệt hại vật chất đáng kể.
Trận mưa này đã rút nước vào ngày 4 tháng 11 năm 2008, tuy nhiên nhiều nơi
vẫn ngập rất nặng. Đối với riêng thủ đô Hà Nội đã gánh chịu nhiều thiệt hại:
ngập trên diện rộng; giao thông hỗn loạn, nhiều xe cộ ngập nước; nhiều người
chết (theo thống kê sơ bộ có khoảng 20 người thiệt mạng); thị trường hàng
hóa sốt giá; nhiều cơ sở ngừng hoạt động; đê phía bắc có nguy cơ vỡ, tràn đe
dọa Hà Nội; nguy cơ bệnh tật bùng phát cao; thiệt hại lớn về vật chất: ước
tính thiệt hại ban đầu là khoảng 3000 tỷ đồng.
Mưa lớn xảy ra trên diện rộng khiến các tỉnh miền Bắc và Bắc Trung Bộ bị
ngập lụt khắp nơi. Đài truyền hình Việt Nam (VTV) đã ghi nhận ít nhất 47
người thiệt mạng vì mưa, lũ. Báo Lao động lại xác định: “Theo thống kê sơ
bộ, tính đến 5 giờ sáng 2-11, mưa lũ đã làm 49 người chết, gây thiệt hại hàng
chục nghìn tỷ đồng. Đáng lo ngại là nhiều tuyến đê tại Ninh Bình, Vĩnh Phúc,
Hà Nam đang bị hư hỏng nặng, một số nơi đã bị vỡ.
Trận lụt lịch sử xảy ra tại Hà Nội năm 2008
Nhiều công sở, kho xưởng bị thiệt hại nặng nề
Nước lũ dâng cao tại sông Hoàng Long (Ninh Bình)
- Thế nhưng miền Trung mới là vùng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của lũ lụt.
Năm 2010:
Là một đợt mưa lũ lớn trên diện rộng tại các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng
Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên – Huế vào đầu tháng 10 năm 2010. Lũ lụt đã
làm 32 người chết và mất tích, hàng chục ngàn ngôi nhà bị ngập trong nước
lũ, giao thông đường bộ và đường sắt tê liệt. Lũ lớn còn đe dọa sự an toàn của
các đập thủy điện, làm hàng chục nghìn người phải sơ tán.
Nước lũ dâng cao đến tận mái nhà trong một trận lụt tại tỉnh Hà Tĩnh
Lũ nhấn chìm gần như toàn bộ những căn nhà
Cảnh tượng hoang tàn sau khi cơn lũ đi qua
III . Giải pháp giải quyết tình huống
1. Sử dụng kiến thức các môn như:

- Địa lý: Đặc điểm cơ bản của thiên nhiên Việt Nam
- Công dân: Ý thức của mỗi người trong việc bảo vệ môi trường và chống
biến đổi khí hậu.
- Sinh học: Vai trò,chức năng của thực vật trong sự bảo vệ môi trường góp
phần làm giảm đi các hiện tượng cực đoan.
- Ngữ văn: Trình bày một vấn đề (Ngữ văn 10); Bài văn thuyết minh (Ngữ
văn 10).
2. Những giải pháp cụ thể:
Bài văn thuyết trình:
Những giải pháp cụ thể phòng chống và giảm thiểu thiệt hại do lũ lụt gây
ra.
Là người học sinh, thanh niên chúng ta cần có những hiểu biết cơ bản về
thiên tai lũ lụt để chủ động ứng phó, nhằm giảm thiệt hại:
- Thường xuyên có ý thức và hành động cụ thể nhằm bảo vệ môi trường
như tham gia các hoạt động lao động, dọn dẹp xóm làng, dân phố
- Tuyên truyền về sự quan trọng của việc bảo vệ môi trường đối với phòng
chống lũ lụt (Đặc biệt là việc bảo vệ rừng đầu nguồn).
- Diễn tập tình huống ứng phó với lũ lụt.
- Tăng cường chất lượng dự báo, cảnh báo như: Tăng cường công tác tuyên
truyền giáo dục, phổ biến cho mọi người dân hiểu biết về các loại lũ.
- Củng cố công trình phòng chống lũ.
- Xây dựng kế hoạch phòng ngừa và thích hợp.
+ Xây dựng phương án phòng, chống.
+ Chuẩn bị vật tư dự phòng.
+ Bố trí lực lượng xung kích cứu hộ, phương tiện cứu hộ.
+ Tổ chức ứng phó, cứu nạn tại chỗ.
- Cứu trợ kịp thời cho những người bị thiệt hại nặng.
- Tăng cường vai trò quản lý của các cấp chính quyền.
- Nâng cao nhận thức cộng đồng và đào tạo cán bộ quản lý thiên tai lũ lụt. .
Công tác tuyên truyền phòng chống và giảm nhẹ thiên tai

Diễn tập sơ tán dân vùng nguy hiểm của lũ về nơi an toàn
Công tác cứu trợ ở nơi chịu ảnh hưởng của lũ
Thanh niên với công tác khắc phục hậu quả sau lũ
IV . Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống
Bước 1. Mô tả cách thức thực hiện đề tài
• Bài văn thuyết minh : Những nhận thức chung về đặc điểm khí hậu và
thời tiết, địa hình nước ta nhằm nâng cao về thiên tai lũ lụt.
Bài làm
Khí hậu nước ta là khí hậu nhiệt đới gió mùa, đa dạng và thất thường.
Bởi lẽ nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến.So với các nước khác trên cùng
vĩ độ, khí hậu Việt Nam không bị khô hạn như khu vực Bắc Phi và Tây Nam
Á, cũng không nóng ẩm quanh năm như các quốc đảo ở Đông Nam Á. Khí
hậu này không thuần nhất trên toàn quốc, phân hóa mạnh mẽ theo không gian
và thời gian, hình thành nên các vùng miền khác nhau rõ rệt sau đây:
- Miền khí hậu phía Bắc, từ Hoàng Sơn(vĩ tuyến 18 độ Bắc)trở ra, có mùa
đông lạnh, tương đối ít mưa và nửa cuối mùa đông rất ẩm ướt; mùa hè nóng và
nhiều mưa.
- Miền khí hậu Đông Trường Sơn bao gồm phần lãnh thổ Trung Bộ phía đông
dãy Trường Sơn, từ Hoành sơn tới Mũi Dinh (vĩ tuyến 11 độ B) có mùa mưa
lệch hẳn về thu đông.
- Miền khí hậu phía Nam bao gồm Nam Bộ và Tây Nguyên có khí hậu cận
xích đạo, nhiệt độ quanh năm cao, với một mùa mưa và một mùa khô tương
phản sâu sắc.
- Miền khí hậu Biển Đông Việt Nam mang tính chất gió mùa nhiệt đới hải
dương.
- Nước ta nhận được lượng bức xạ lớn do có góc nhập xạ lớn và ở mọi nơi
trong năm đều có 2 lần Mặt trời đi qua thiên đỉnh. Do tổng bức xạ lớn, cân
bằng bức xạ dương khiến cho nhiệt độ trung bình năm cao, vượt tiêu chuẩn
khí hậu nhiệt đới.
- Địa hình chủ yếu là đồi núi: 3/4 diện tích đất liền là đồi núi, chủ yếu là đồi

núi thấp, địa hình thấp dưới l.000m chiếm khoảng 85%, cao trên 2.000 chiếm
khoảng 1%, cao nhất là dãy Hoàng Liên Sơn với đỉnh Phanxipăng cao
3.143m.
- Cấu trúc địa hình nưóc ta rất đa dạng:
+ Do địa hình được Tân kiến tạo làm trẻ lại nên đã phân thành nhiều bậc kế
tiếp nhau như đồi núi, cao nguyên, đồng bằng, bờ biển, thềm lục địa.
+ Địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam (đa số sông ngòi Việt
Nam đổ ra biển Đông).
+ Cấu trúc địa hình có 2 hướng chính: Tây Bắc - Đông Nam và Vòng cung
- Tính chất: địa hình nước ta là địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa với
các biểu hiện như:
+ Xâm thực mạnh ở khu vực đồi núi với các biểu hiện như: trượt đất, lở đất
thường xuyên xảy ra vào mùa mưa, đặc biệt là có hiện tượng cacxtơ ở các
vùng núi đá vôi tạo nên nhiều hang động đẹp kỳ thú.
+ Bồi tụ nhanh ở khu vực ở đồng bằng, nhất là các đồng bằng châu thổ
hàng năm vẫn tiến ra biển.
+ Xuất hiện các dạng địa hình đặc biệt như cacxtơ, đầm lầy
- Địa hình nước ta chịu tác động mạnh mẽ của con người với nhiều kiểu địa
hình nhân tạo đã xuất hiện như các công trình chứa nước, các tuyến đường
giao thông, các khu dân cư.
Từ đó ta thấy được do ảnh hưởng của địa hình nhiều đồi núi sông ngòi nằm
trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa hơn nữa lại có nhiều thiên tai đặc biệt là lũ
lụt làm cho ảnh hưởng của thiên tai lũ lụt càng trở nên nặng nề hơn.
Bước 2. Diễn tập ứng phó với lũ lụt theo tình huống giả định tại địa
phương.
Bài văn trình bày một vấn đề: Diễn tập ứng phó với lũ lụt theo tình
huống giả định tại địa phương.
Bài làm:
Tình huống giả định của buổi diễn tập là: do ảnh hưởng của mưa lớn kéo
dài trên diên rộng với lượng mưa đo được từ 250 – 300mm, cùng với hệ

thống thoát nước không hiệu quả gây lũ lớn trên địa bàn xã. Trước tình hình
đó tập thể lớp phối hợp với nhà trường, ban chỉ huy lụt bão địa phương tổ
chức chuẩn bị sẵn sàng phương tiện, vật chất và phương án đối phó với lũ lụt
Lực lượng tham gia diễn tập:
+ Học sinh và người dân địa phương.
+ Lực lượng diễn tập tiến hành xử lý các tình huống nhằm giúp học sinh
và người dân làm tốt công tác chuẩn bị phòng chống lụt, bão; tổ chức sử dụng
lực lượng phương tiện tại chỗ; di dời người và tài sản ở nơi có nguy cơ ngập
sâu đến nơi an toàn; thực hành ứng cứu dân bị mắc kẹt khi có lũ lớn bất
thường; cứu người bị nước lũ cuốn trôi; tiếp tế lương thực, thực phẩm cho
người dân các khu vực ngập sâu dài ngày tại địa phương
+ Mục đích của buổi diễn tập: Buổi diễn tập nhằm nâng cao kỹ năng
phòng ngừa, ứng phó với bão lũ năm 2014, góp phần giảm thiểu thiệt hại về
người và tài sản khi bão lũ xảy ra; đồng thời, nâng cao khả năng ứng phó
trong tình huống có thiên tai mưa, lụt xảy ra trên địa bàn, góp phần thực hiện
tốt phương châm “Bốn tại chỗ” trong phòng chống lụt bão.
Một số hình ảnh trong buổi diễn tập:
Thực hiện sơ tán người và của về nơi an toàn
Chuẩn bị bao cát gia cố đê
Chuẩn bị các trang thiết bị phòng chống lũ lụt.
Bước 3. Lập kế hoạch phòng chống lũ lụt.
Bài văn thuyết trình:
Kế hoạch phòng chống lũ lụt của chúng em như sau:
* Mục tiêu:
Kế hoạch phòng chống lũ lụt nhằm giảm nhẹ ảnh hưởng. Tiếp tục nâng
cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh nhà trường chủ
động phòng chống lũ lụt trên địa bàn, ứng phó kịp thời, hiệu quả, giảm thiểu
thiệt hại đến mức thấp nhất về người và tài sản.
* Nhiệm vụ:
Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kĩ năng về phòng

chống thiên tai, nâng cao cảnh giác, thường xuyên theo dõi và thông tin kịp
thời diễn biến đến cho cán bộ, giáo viên và học sinh để ứng phó kịp thời với
mọi tình huống. Thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo về tình hình phòng
chống và khắc phục thiệt hại.
* Phương châm:
Chủ động phòng tránh, đối phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và có
hiệu quả khi có lũ lụt xảy ra. Cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh nhà
trường phải phát huy cao tinh thần trách nhiệm, quán triệt ý thức phòng tránh
là chính, chủ dộng , linh hoạt, sáng tạo, phối hợp chặt chẽ với người dân, cha
mẹ học sinh và chính quyền địa phương để xử lý tốt tình huống. Tăng cường
công tác tập huấn, phổ biến tuyên truyền nâng cao ý thức của cán bộ, giáo
viên, nhân viên và học sinh khả năng ứng phó với thiên tai lũ lụt
• Quá trình thực hiện:
Chúng em đã thực hiện đề tài này trong thời điểm vấn đề thiên tai đang ngay
một diễn biến phức tạp do biến đổi khí hậu, do tình trạng chặt phá rừng đầu
nguồn ngày càng nghiêm trọng dẫn đến hiện tượng lũ lụt xảy ra nhiều ở nước ta.
Thời gian để chúng em thực hiện đề tài là 06 tuần ( bao gồm 02 tuần nghiên cứu
tìm hiểu về đề tài, 02 tuần triển khai đề tài ở đơn vị lớp 12A6 – Trường THPT
Hoài Đức B, 02 tuần triển khai tại địa phương nơi cư trú của chúng em là xã An
Khánh và xã An Thượng, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội). Khi triển khai
đề tài ở trường và ở địa phương chúng em chọn hình thức thảo luận, tuyên
truyền 02 buổi sinh hoạt chuyên đề/một tuần.
• Các tư liệu được sử dụng trong bài viết:
 Tranh, ảnh, sách giáo khoa, các bài viết liên quan trên mạng
internet.
 Các bài học cụ thể thuộc các môn:
- Địa lý: Đặc điểm cơ bản của thiên nhiên Việt Nam.
- Công dân: Ý thức của mỗi người trong việc bảo vệ môi
trường và chống biến đổi khí hậu.
- Sinh học: Vai trò, chức năng của thực vật trong sự bảo vệ

môi trường góp phần làm giảm đi các hiện tượng cực đoan.
- Ngữ văn: Trình bày một vấn đề (Ngữ văn 10); Bài văn thuyết
minh (Ngữ văn 10).
• Các thiết bị được sử dụng:
Máy ảnh, máy chiếu, áp phích, băng dôn, loa phát thanh….
V . Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống
a. Đối với thực tiễn học tập của học sinh:
- Vận dụng kiến thức liên môn vào giải quyết tình huống này sẽ giúp học
sinh biết vận dụng học đi đôi với hành. Thấy được việc học tập vận dụng vào
thực tế có hiệu quả, do đó kích thích được việc học tập tốt hơn, ….
- Việc tìm hiểu bằng cách vận dụng kiến thức liên môn này làm cụ thể hóa
kiến thức được học trong sách giáo khoa. Đó là học sinh được nhìn thấy
những bức ảnh về lũ và được cung cấp những kiến thức liên quan về lũ lụt để
nhận thức rõ hơn với các dạng lũ, hình thức xảy ra, hậu quả do nó đem lại và
cách phòng tránh ra sao. Ngoài ra, những kiến thức này của học sinh lại được
giáo viên sửa chữa, bổ sung nhằm hoàn thiện những phần kiến thức chưa đầy
đủ.
b. Đối với đời sống kinh tế, xã hội
- Tích cực: việc giải quyết tình huống giúp giảm bớt thiệt hại mà lũ lụt gây
ra cho nền kinh tế. Giảm áp lực nên ngân sách nhà nước vì phải khắc phục
hậu quả sau thiên tai để tập chung cho việc phát triển kinh tế xã hội. Giúp cho
đời sống nhân dân được cải thiện. Đảm bảo cho công việc kinh doanh sản
xuất đạt hiệu quả cao nhất.
- Các giải pháp được thực hiện sẽ góp phần giảm thiểu ảnh hưởng thiệt hại
đến kinh tế và xã hội, nâng cao nhận thức của cộng đồng về phòng tránh và
giảm nhẹ ảnh hưởng lũ lụt. Nâng cao năng lực cứu hộ, cứu nạn, đẩy mạnh
hợp tác quốc tế.

×