Tải bản đầy đủ (.pdf) (228 trang)

Nghiên cứu quy hoạch sinh thái lưu vực sông Đa Dâng thuộc thượng nguồn sông Đồng Nai - bước đầu ứng dụng hệ hỗ trợ quyết định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.75 MB, 228 trang )


TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
*************






Nguyễn Thị Mai

NGHIÊN CỨU QUY HOẠCH SINH THÁI LƢU VỰC
THƢỢNGNGUỒN SÔNG ĐỒNG NAI – BƢỚC ĐẦU
ỨNG DỤNG HỆ HỖ TRỢ QUYẾT ĐỊNH






DỰ THẢO LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH THÁI HỌC




1. PG. TS. Mai Đình Yên
2. PGS. TS. Nguyễn Kim Lợi






Hà Nội - 2011
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
*************





Nguyễn Thị Mai





NGHIÊN CỨU QUY HOẠCH SINH THÁI LƢU VỰC
SÔNG ĐA DÂNG THUỘC THƢỢNG NGUỒN
SÔNG ĐỒNG NAI – BƢỚC ĐẦU ỨNG DỤNG HỆ
HỖ TRỢ QUYẾT ĐỊNH








LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC









Hà Nội - 2012









































LỜI CẢM ƠN


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
*************




Nguyễn Thị Mai





NGHIÊN CỨU QUY HOẠCH SINH THÁI LƢU VỰC
SÔNG ĐA DÂNG THUỘC THƢỢNG NGUỒN
SÔNG ĐỒNG NAI – BƢỚC ĐẦU ỨNG DỤNG HỆ
HỖ TRỢ QUYẾT ĐỊNH





Chuyên ngành: Sinh thái học
Mã số: 62.42.60.01



LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC



NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. GS. TS. Mai Đình Yên
2. PGS. TS. Nguyễn Kim Lợi


Hà Nội - 2012

MỤC LỤC
Trang

LỜI CẢM ƠN
i
LỜI CAM ĐOAN
ii
MỤC LỤC
iii
DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT
v
DANH MỤC CÁC BẢNG
vi
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ BẢN ĐỒ
vii
MỞ ĐẦU
1
 Tính cấp thiết của đề tài
1
 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3
 Mục tiêu nghiên cứu
4
 Nội dung nghiên cứu
4
 Giới hạn không gian và phạm vi nghiên cứu
4
 Những điểm mới của luận án
5
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
7
1.1. Khái niệm về quy hoạch sinh thái
7

1.1.1. Khái niệm về quy hoạch
7
1.1.2. Khái niệm về quy hoạch môi trƣờng
8
1.1.3. Khái niệm về quy hoạch sinh thái
11
1.1.4. Những nghiên cứu về quy hoạch sinh thái ở Việt Nam
15
1.2. Tổng quan về hệ hỗ trợ quyết định
17
1.2.1. Định nghĩa về hệ hỗ trợ quyết định
17
1.3.2. Lịch sử phát triển của DSS
17
1.3.3. Thành phần của DSS
20
1.3.4. Vai trò của DSS
22
1.3.5. Sử dụng DSS vào quá trình quản lý lƣu vực
23
1.3. Tổng quan về các công trình nghiên cứu liên quan đến lƣu vực sông Đa
Dâng, tỉnh Lâm Đồng
26
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
29
2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
29
2.2. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu
32
2.2.1.Quan điểm nghiên cứu

32
2.2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
35
2.2.2.1. Phƣơng pháp kế thừa, thu thập, tổng hợp và xử lý số liệu
35
2.2.2.2. Phƣơng pháp điều tra, khảo sát thực địa, phân tích vật mẫu
35
2.2.2.3. Phƣơng pháp phân tích tổng hợp
36
2.2.2.4. Phƣơng pháp bản đồ và GIS
37
2.3. Nội dung quy hoạch sinh thái lƣu vực sông Đa Dâng
42
2.3.1. Nội dung
42
2.3.2. Nguyên tắc chung của quy hoạch sinh thái lƣu vực sông Đa Dâng
43
2.3.4. Các bƣớc trong nghiên cứu quy hoạch sinh thái lƣu vực sông Đa
Dâng
44
2.3.5. Ứng dụng hệ hỗ trợ quyết định cho quy hoạch sinh thái lƣu vực
sông Đa Dâng
45
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
54
3.1. Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học lƣu vực Đa Dâng,
tỉnh Lâm Đồng
54
3.1.1. Đa dạng loài
54

3.1.2. Đa dạng hệ sinh thái ở lƣu vực sông Đa Dâng
64
3.2. Nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến ĐDSH lƣu vực sông Đa Dâng,
tỉnh Lâm Đồng
79
3.2.1. Các nhân tố hình thành cảnh quan trong lƣu vực sông Đa Dâng
79
3.2.2. Cấu trúc cảnh quan lƣu vực sông Đa Dâng
98
3.3. Ứng dụng hệ hỗ trợ quyết định làm cơ sở khoa học trong nghiên cứu
quy hoạch sinh thái lƣu vực sông Đa Dâng, tỉnh Lâm Đồng
110
3.3.1. Những vấn đề cần quan tâm trong quy hoạch sinh thái lƣu vực
Đa Dâng
110
3.3.1.1. Đánh giá thực trạng về công tác quản lý và bảo tồn ĐDSH tại
các hệ sinh thái của lƣu vực sông Đa Dâng
110
3.3.1.2. Những vấn đề ƣu tiên trong quy hoạch sinh thái và các giải
pháp bảo tồn ĐDSH và đa dạng HST trong lƣu vực
113
3.3.2. Định hƣớng quy hoạch sinh thái lƣu vực sông Đa Dâng, tỉnh Lâm
Đồng
116
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
133
Kết luận
133
Kiến nghị
134

CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
135
TÀI LIỆU THAM KHẢO
136
PHỤ LỤC
146










































DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BTTN
Bảo tồn thiên nhiên
BTNMT
Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng
CQ
Cảnh quan
ĐD
Đa dạng
ĐDSH
Đa dạng sinh học
GIS

Hệ thống thông tin địa lý
HST
Hệ sinh thái
QHST
Quy hoạch sinh thái
QHMT
Quy hoạch môi trƣờng
QHSDD
Quy hoạch sử dụng đất
QHSTCQ
Quy hoạch sinh thái cảnh quan
QLMT
Quản lý môi trƣờng
QLTH
Quản lý tổng hợp
STH
Sinh thái học
STCQ
Sinh thái cảnh quan
UBND
Ủy ban nhân dân
DSS
Decision Support System
SWAT
Soil and Water Assessment Tool












DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1.
T
ƣơng quan với các hệ xử lý dữ liệu điện tử
theo 5 thuộc tính
ở DSS

19
Bảng 2.1.
Các dữ liệu gốc thành lập bản đồ sinh thái cảnh quan
39
Bảng 2.2
Dữ liệu đầu vào cho mô hình SWAT
49
Bảng 2.3.
Thông tin về các tập tin dữ liệu thời tiết
49
Bảng 2.4.
Các loại đất trong lƣu vực sông Đa Dâng
50
Bảng 2.5
Các loại hình sử dụng đất trong lƣu vực sông Đa Dâng
51

Bảng 3.1
Thống kê hiện trạng đa dạng loài thuộc lƣu vực sông Đa Dâng
55
Bảng 3.2
Số lƣợng họ, chi (giống) và loài thực vật có mạch tại lƣu vực
Đa Dâng
56
Bảng 3.3
Số loài, họ trong các bộ Thú lƣu vực sông Đa Dâng
67
Bảng 3.4.
Thành phần cấu trúc các loài chim lƣu vực nghiên cứu
59
Bảng 3.5.
Thành phần cấu trúc các loài bò sát, ếch nhái sông Đa Dâng
61
Bảng 3.6.
Thành phần cấu trúc các loài thực vật nổi lƣu vực sông Đa
Dâng
62
Bảng 3.7.
Thành phần cấu trúc các loài cá lƣu vực sông Đa Dâng
63
Bảng 3.8.
Các yếu tố khí hậu - thời tiết ở Đà Lạt và các trạm gần tỉnh
Lâm Đồng
80
Bảng 3.9.
Hệ thống phân loại cảnh quan khu vực nghiên cứu
99

Bảng 3.10.
Hiện trạng các hệ sinh thái lƣu vực sông Đa Dâng (Kịch bản 1)
119
Bảng 3.11.
Hiện trạng các hệ sinh thái lƣu vực sông Đa Dâng (Kịch bản 2)
120
Bảng 3.12.
Hiện trạng các hệ sinh thái lƣu vực sông Đa Dâng (Kịch bản 3)
121
Bảng 3.13.
Diễn biến lƣợng mƣa và lƣu lƣợng nƣớc lƣu vực Đa Dâng
(kịch bản 1)
122
Bảng 3.14.
Diễn biến lƣu lƣợng nƣớc trung bình tháng trong năm theo 3
kịch bản
123
Bảng 3.15.
Giá trị lƣu lƣợng tháng giai đoạn 2005 – 2010 theo 3 kịch bản
124
Bảng 3.16.
Thay đổi giá trị lƣu lƣợng nƣớc lƣu vực sông Đa Dâng theo
tháng của kịch bản 2 so với kịch bản 1
126
Bảng 3.17.
Lƣu lƣợng nƣớc tháng so sánh kịch bản 3 với kịch bản 1
127
Bảng 3.18.
Diễn biến lƣu bồi lắng trung bình tháng trong năm theo 3 kịch
bản

128
Bảng 3.19.
Giá trị lƣợng bồi lắng tháng giai đoạn 2005 – 2010 theo 3 kịch
bản
130
Bảng 3.20.
Thay đổi giá trị lƣợng bồi lắng lƣu vực sông Đa Dâng theo
mùa tại kịch bản 2 và 3 so với kịch bản 1
131


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ BẢN ĐỒ
Trang
Hình 1.1.
Các mức độ của cấu trúc ra quyết định (NCGIA)
20
Hình 1.2.
Các thành phần chính của DSS
21
Hình 2.1.
Vị trí lƣu vực sông Đa Dâng, tỉnh Lâm Đồng
30
Hình 2.2.
Bản đồ hành chính lƣu vực sông Đa Dâng
30
Hình 2.3
Các bƣớc thành lập bản đồ sinh thái cảnh quan lƣu vực sông
Đa Dâng
41
Hình 2.4.

Sơ đồ thành lập bản đồ phân bố các hệ sinh thái
46
Hình 2.5.
Quy trình nghiên cứu quy hoạch sinh thái lƣu vực sông Đa
Dâng
47
Hình 2.6.
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010
48
Hình 2.7
Kết quả phân chia các tiểu lƣu vực trong mô hình SWAT
53
Hình 3.1.
Hệ sinh thái rừng nguyên sinh
65
Hình 3.2.
Hệ sinh thái rừng thứ sinh
68
Hình 3.3.
Hệ sinh thái rừng trồng
68
Hình 3.4
Hệ sinh thái ruộng lúa
70
Hình 3.5.
Hệ sinh thái cây hoa màu và cây cảnh
70
Hình 3.6.
Hệ sinh thái cây trồng lâu năm
72

Hình 3.7.
Hệ sinh thái trảng cỏ lau, cây bụi
72
Hình 3.8.
Hệ sinh thái khu dân cƣ
74
Hình 3.9.
Hệ sinh thái sông, suối
77
Hình 3.10.
Hệ sinh thái ao, hồ
77
Hình 3.11.
Bản đồ địa chất lƣu vực sông Đa Dâng, tỉnh Lâm Đồng
83
Hình 3.12.
Bản đồ đất lƣu vực sông Đa Dâng, tỉnh Lâm Đồng
85
Hình 3.13.
Bản đồ hiện trạng rừng lƣu vực sông Đa Dâng, tỉnh Lâm Đồng
89
Hình 3.14.
Bản đồ sinh thái cảnh quan lƣu vực sông Đa Dâng, tỉnh Lâm
Đồng
100
Hình 3.15.
Chú giải bản đồ sinh thái cảnh quan
100
Hình 3.16.
Bản đồ phân bố hiện trạng đa dạng hệ sinh thái lƣu vực sông

Đa Dâng
118
Hình 3.17.
Quy hoạch sinh thái lƣu vực sông sông Đa Dâng (Kịch bản 2)
119
Hình 3.18.
Quy hoạch sinh thái lƣu vực sông sông Đa Dâng (Kịch bản 3)
121
Hình 3.19.
Diễn biến lƣu lƣợng nƣớc lƣu vực sông Đa Dâng theo năm của
3 kịch bản
124
Hình 3.20.
Diễn biến lƣu lƣợng nƣớc theo tháng của lƣu vực sông Đa
Dâng theo 3 kịch bản
125
Hình 3.21.
Diễn biến lƣợng bồi lắng lƣu vực sông Đa Dâng giai đoạn
2005 – 2020
129
Hình 3.22.
Diễn biến lƣợng bồi lắng theo tháng giai đoạn 2005 và 2010
theo 3 kịch bản
129









MỞ ĐẦU

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Việt Nam là một trong những quốc gia đƣợc thế giới luôn quan tâm bởi có
tính đa dạng sinh học cao nhƣng đồng thời cũng có nền kinh tế tăng trƣởng liên tục
trong những năm gần đây. Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế một cách nhanh chóng sẽ
tác động không nhỏ đến môi trƣờng chung, trong đó có môi trƣờng nƣớc và đa dạng
sinh học. Hiện tại, các hệ thống sông ở miền Bắc và miền Nam đều nằm trong tình
trạng ô nhiễm do phải chứa đựng và luân chuyển một khối lƣợng nƣớc thải khổng lồ
từ nền công nghiệp, nông nghiệp,… cũng nhƣ chịu tác động lớn từ xây dựng cơ sở
hạ tầng và chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Những nguyên nhân này đã làm cho hệ
sinh thái trong các lƣu vực mất cân bằng, môi trƣờng nƣớc mất đi khả năng tự làm
sạch và gây hủy hoại đa dạng sinh học. Do đó, điều đáng đƣợc quan tâm hiện nay là
phải phân tích các mối quan hệ trong hệ sinh thái, tiến hành các nghiên cứu để hiểu
rõ chúng, từ đó đƣa ra các giải pháp quy hoạch, quản lý, bảo vệ và sử dụng các
nguồn tài nguyên thiên nhiên trong lƣu vực một cách hợp lý.
Khi khoa học công nghệ chƣa phát triển, quản lý tài nguyên theo hƣớng cổ
điển là tập trung quản lý từng tài nguyên riêng lẽ hay quản lý riêng rẽ từng thành
phần của hệ sinh thái, quản lý môi trƣờng nƣớc, môi trƣờng không khí hoặc đất
đai,… Mặt khác, trong quản lý các hệ sinh thái, nhiều khi còn phân tách riêng các
thành phần nhỏ hơn nữa tùy thuộc vào ngƣời sử dụng. Do vậy, trong những năm
gần đây, quản lý toàn bộ lƣu vực sông đƣợc xem là cách tiếp cận hợp lý hơn để vừa
khai thác vừa bảo vệ tài nguyên. Đây cũng là cách làm tối ƣu hóa việc sử dụng tài
nguyên trong lƣu vực nhƣ làm tối đa sự cung cấp nƣớc, hạn chế tối đa các vấn đề
xói mòn và bồi lắng, lũ lụt và hạn hán. Tuy nhiên, để có thể quản lý lƣu vực sông
một cách bền vững, công việc đầu tiên cần làm là quy hoạch sinh thái.
Khi tiến hành các nghiên cứu để quy hoạch sinh thái, ngoài phƣơng pháp
truyền thống là khảo sát thực địa và phân tích tổng hợp, các nhà sinh thái học còn

ứng dụng kết hợp các thành tựu về khoa học công nghệ nhƣ GIS và một số mô hình
có liên quan. Sự kết hợp này mang lại hiệu quả cao, vừa không mất quá nhiều thời
gian, vừa chính xác và dễ dàng cập nhật các số liệu. Theo hƣớng nhƣ vậy, với mục
tiêu quy hoạch sinh thái lƣu vực sông Đa Dâng nhằm sử dụng hợp lý các nguồn tài
nguyên và bảo tồn đƣợc đa dạng sinh học, trên cơ sở mô tả đƣợc điều kiện hiện tại
và dự báo đƣợc các điều kiện trong tƣơng lai có liên quan đến sinh thái cảnh quan
và đa dạng sinh học, luận án đã sử dụng kết hợp giữa GIS và mô hình SWAT, một
công cụ mạnh, đắc lực trong hệ hỗ trợ quyết định để mang lại hiệu quả cao nhất
trong việc lựa chọn các phƣơng án và lập kế hoạch phù hợp trong quản lý lƣu vực
sông. Bƣớc thử nghiệm đầu tiên của sự kết hợp này là nghiên cứu đánh giá lƣợng
bồi lắng và lƣu lƣợng nƣớc, hai yếu tố quan trọng của một lƣu vực sông.
Lƣu vực sông Đa Dâng thuộc thƣợng nguồn hệ thống sông Đồng Nai, một
lƣu vực đóng vai trò rất quan trọng bởi nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng, có giá
trị lớn về kinh tế và khoa học, nhất là về mặt sinh thái, môi trƣờng. Tuy nhiên, lƣu
vực sông Đa Dâng hiện đang chịu sức ép rất lớn do sự phát triển kinh tế và xã hội,
do chặt phá rừng đầu nguồn và chuyển đổi đất rừng thành đất trồng các loại cây
công nghiệp, Các hoạt động này đã ảnh hƣởng rất lớn đến các hệ sinh thái tự
nhiên trong lƣu vực sông và từ đó gây nên hiện tƣợng suy thoái đa dạng sinh học
trong toàn lƣu vực. Vì vậy, đề tài đã chọn lƣu vực sông Đa Dâng thuộc tỉnh Lâm
Đồng làm đối tƣợng nghiên cứu. Mặc dù tại khu vực này đã có một số nghiên cứu
trƣớc đây nhƣng những nghiên cứu này hoặc chỉ tập trung vào các vấn đề môi
trƣờng nƣớc hoặc chỉ đề cập đến một khía cạnh hay một vấn đề sinh thái, môi
trƣờng riêng biệt hay chỉ tập trung về các dạng tài nguyên chung của cả hệ thống
sông Đồng Nai, mà chƣa có công trình nào nghiên cứu cụ thể, đầy đủ về các khía
cạnh sinh thái trên toàn bộ lƣu vực sông Đa Dâng. Do đó, nhằm phục vụ cho công
tác quy hoạch sinh thái, quản lý và duy trì hiệu quả đa dạng sinh học cũng nhƣ bảo
vệ tốt các hệ sinh thái, góp phần vào sự phát triển bền vững cho mỗi địa phƣơng
trong lƣu vực sông, luận án đã tiến hành nghiên cứu, đánh giá một cách hệ thống,
mang tính toàn diện những vấn đề về sinh thái, tài nguyên của toàn lƣu vực, đồng
thời kết hợp với các kết quả thu đƣợc từ việc áp dụng mô hình SWAT trong hệ hỗ

trợ quyết định để từ đó đƣa ra các phƣơng án lựa chọn quy hoạch phù hợp nhất với
tên đề tài: “Nghiên cứu quy hoạch sinh thái lưu vực sông Đa Dâng thuộc thượng
nguồn sông Đồng Nai – Bước đầu ứng dụng hệ hỗ trợ quyết định”.
2. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
 Ý nghĩa khoa học:
 Cung cấp đầy đủ các dẫn liệu cập nhật về hiện trạng đa dạng sinh học của
lƣu vực sông Đa Dâng nhằm tạo cơ sở khoa học cho việc quy hoạch sinh thái
và quản lý, bảo vệ đa dạng sinh học.
 Kết quả của luận án góp phần làm sáng tỏ thêm một số vấn đề trong phƣơng
pháp luận quy hoạch sinh thái lƣu vực sông (nhƣ: phƣơng pháp xây dựng bản
đồ sinh thái cảnh quan phù hợp cho lƣu vực sông; Ứng dụng mô hình toán
vào quy hoạch sinh thái), hỗ trợ cho quản lý các hệ sinh thái theo hƣớng phát
triển bền vững.
 Ý nghĩa thực tiễn:
 Những phân tích, đánh giá của luận án về đa dạng sinh học và tài nguyên,
môi trƣờng sẽ là cơ sở khoa học phục vụ cho công tác quản lý hiệu quả, đồng
thời nâng cao nhận thức cộng đồng địa phƣơng về bảo tồn đa dạng sinh học
dựa trên tiếp cận sinh thái.
 Kết quả quy hoạch sinh thái và các phƣơng án lựa chọn dựa trên hệ hỗ trợ ra
quyết định có thể giúp cho những nhà hoạch định chính sách, nhà ra quyết
định đƣa ra các giải pháp cụ thể nhằm phát triển bền vững trên toàn lƣu vực.
 Phƣơng pháp quy hoạch sinh thái đã áp dụng cho lƣu vực sông Đa Dâng,
tỉnh Lâm Đồng có thể đƣợc áp dụng cho việc quản lý và quy hoạch sinh thái
chung trên toàn hệ thống sông Đồng Nai.
3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
 Xác lập đƣợc cơ sở khoa học cho việc định hƣớng và thiết lập quy hoạch sinh
thái ở lƣu vực sông Đa Dâng nhằm sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên và
quản lý, bảo vệ đa dạng sinh học.
 Bƣớc đầu ứng dụng mô hình SWAT trong hệ hỗ trợ quyết định để đề xuất các
phƣơng án lựa chọn phục vụ cho quy hoạch sinh thái.

4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
 Tổng hợp và phân tích các quan điểm về quy hoạch sinh thái ở các lƣu vực
sông trên thế giới và tại Việt Nam.
 Phân tích, đánh giá hiện trạng các hệ sinh thái, đa dạng sinh học và những
vấn đề cấp bách trong công tác quản lý và bảo tồn đa dạng sinh học trên toàn
lƣu vực nghiên cứu.
 Đề xuất định hƣớng quy hoạch sinh thái lƣu vực sông Đa Dâng trên cơ sở
xác định ảnh hƣởng của một số yếu tố chính nhằm hỗ trợ các nhà quy hoạch,
hoạch định chính sách và ra quyết định trong quản lý lƣu vực.
 Trên cơ sở dữ liệu về môi trƣờng và đa dạng sinh học hiện có, áp dụng mô
hình SWAT trong hệ hỗ trợ quyết định kết hợp với hệ thống thông tin địa lý
để đề xuất các phƣơng án quy hoạch sinh thái cho lƣu vực sông Đa Dâng.
5. GIỚI HẠN KHÔNG GIAN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
 Giới hạn không gian: khu vực nghiên cứu là lƣu vực sông Đa Dâng, tỉnh Lâm
Đồng thuộc thƣợng nguồn sông Đồng Nai.
 Phạm vi nghiên cứu: với mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra, tác giả luận án chỉ giới
hạn phạm vi nghiên cứu ở các vấn đề sau:
 Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học (gồm đa dạng loài và đa
dạng hệ sinh thái) thuộc lƣu vực sông Đa Dâng.
 Nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến đa dạng sinh học lƣu vực sông Đa
Dâng, tỉnh Lâm Đồng (các nhân tố hình thành nên sinh thái cảnh quan và tác
động của con ngƣời).
 Áp dụng mô hình SWAT để đánh giá lƣu lƣợng nƣớc và lƣợng bồi lắng lƣu
vực sông nhằm tạo cơ sở khoa học có tính định lƣợng phục vụ cho định
hƣớng quy hoạch sinh thái lƣu vực sông Đa Dâng, tỉnh Lâm Đồng.
 Định hƣớng quy hoạch sinh thái lƣu vực sông Đa Dâng, tỉnh Lâm Đồng trên
cơ sở kết hợp hài hòa giữa bảo vệ các hệ sinh thái và đa dạng sinh học, đồng
thời đề xuất các phƣơng án sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên làm cơ sở
cho nhà ra quyết định lựa chọn phƣơng án tối ƣu.
6. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN

- Tổng hợp, hệ thống hóa và làm sáng tỏ thêm những khái niệm, định nghĩa, bản
chất và nội dung của quy hoạch sinh thái.
- Trên cơ sở kế thừa các tài liệu hiện có, kết hợp với các kết quả điều tra, khảo sát
ngoài thực địa và phân tích, xử lý trong phòng thí nghiệm, luận án đã cung cấp
đƣợc các dẫn liệu đầy đủ, cập nhật nhất từ trƣớc đến nay về đa dạng sinh học và
các nhân tố hình thành cảnh quan tại khu vực nghiên cứu làm cơ sở khoa học
phục vụ quy hoạch sinh thái cho một lƣu vực sông ở thƣợng nguồn của một hệ
thống sông lớn là hệ thống sông Đồng Nai.
- Luận án là công trình đầu tiên ở Việt Nam áp dụng tiếp cận mới là hệ hỗ trợ
quyết định, với sự kết hợp giữa GIS và mô hình SWAT để định hƣớng quy
hoạch sinh thái cho lƣu vực sông Đa Dâng, tỉnh Lâm Đồng.


















CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. KHÁI NIỆM VỀ QUY HOẠCH SINH THÁI
1.1.1. Khái niệm về quy hoạch
Quy hoạch là việc làm cần thiết và quan trọng phải thực hiện trƣớc một bƣớc
trong bất kỳ lĩnh vực nào của đời sống xã hội. Tuy nhiên, quy hoạch có bản chất
khó nắm bắt. Andrew Blower (1997), nhìn nhận quy hoạch nhƣ soạn thảo một tập
hợp các chƣơng trình liên quan đƣợc thiết kế để đạt đƣợc mục đích nhất định [53].
Nó bao gồm các việc định ra một vấn đề cần đƣợc giải quyết, thiết lập các mục tiêu
của quy hoạch, xác định các giả thiết mà quy hoạch cần dựa vào; tìm kiếm, đánh giá
các biện pháp hoặc hành động có thể thay thế và lựa chọn hành động cụ thể để thực
hiện [62].
Nói đến quy hoạch, ngƣời ta thƣờng hiểu đó là sự lựa chọn, hoạch định, quy
định, sắp xếp, bố trí theo không gian, theo cơ cấu của những đối tƣợng đƣợc quy
hoạch để thực hiện những định hƣớng, những mục tiêu của chiến lƣợc và của kế
hoạch theo những thời gian nhất định. Quy hoạch và kế hoạch là hai phạm trù độc
lập nhƣng thống nhất với nhau, cùng tồn tại và phụ thuộc lẫn nhau. Quy hoạch
mang tính không gian hoặc cơ cấu của sự triển khai, thực hiện kế hoạch. Kế hoạch
mang tính thời gian cùng với các định hƣớng, mục tiêu cho quy hoạch. Nói cách
khác, kế hoạch cụ thể thời gian cho quy hoạch còn quy hoạch cụ thể không gian cho
kế hoạch. Bởi vậy, quy hoạch có tính không gian nhƣng gắn với mục tiêu và thời
gian của kế hoạch; kế hoạch có tính thời gian gắn với không gian của quy hoạch. Ví
dụ, có các kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn và có các quy hoạch thực hiện các
mục tiêu của dài hạn, trung hạn, ngắn hạn đó. Quy hoạch là sự tích hợp giữa các
kiến thức khoa học và kỹ thuật, tạo nên những sự lựa chọn để có thể thực hiện các
quyết định về các phƣơng án cho tƣơng lai.
Có rất nhiều kiểu quy hoạch, đó là: quy hoạch chiến lƣợc và quy hoạch hành
động, quy hoạch tổng thể và quy hoạch chuyên ngành, quy hoạch chung và quy
hoạch chức năng, Trong công tác quản lý nhà nƣớc nhằm bảo vệ môi trƣờng, nhà
nƣớc thƣờng sử dụng phối hợp nhiều công cụ khác nhau: các công cụ luật pháp -
chính sách, công cụ kinh tế, kế hoạch hóa, đánh giá tác động môi trƣờng, giám sát
môi trƣờng.

1.1.2. Khái niệm về quy hoạch môi trƣờng
Môi trƣờng là một khái niệm hết sức phức tạp. Một cách khái quát nhất, môi
trƣờng của một vật thể hay một sự kiện và tổng thể các điều kiện bên ngoài có ảnh
hƣởng tới vật thể hay sự kiện đó. Các thành phần của môi trƣờng có thể là một hay một
vài hệ thống thành phần nhƣ hệ thống vật lý, hệ thống sinh học, sinh thái, xã hội, chính
trị, kinh tế và công nghệ. Các hệ thống thành phần này bao gồm tất cả các thành tố nhân
tạo và tự nhiên dƣới mặt đất, trên mặt đất và các thành phần trong khí quyển. Có nhiều
cách phát biểu khác nhau về khái niệm môi trƣờng nhƣng nhìn chung vẫn dựa vào những
biểu hiện và tính chất của môi trƣờng. Theo Điều 1, Luật bảo vệ Môi trƣờng của Việt
Nam [29] thì “Môi trƣờng bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan
hệ mật thiết với nhau, bao quanh con ngƣời, có ảnh hƣởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn
tại, phát triển của con ngƣời và thiên nhiên". Tuy nhiên đối với con ngƣời thì môi trƣờng
sống chính là tổng hợp các điều kiện vật lý, sinh học, hoá học, xã hội bao quanh và có
ảnh hƣởng tới sự sống và phát triển của mỗi cá nhân và cộng đồng con ngƣời. Môi
trƣờng sống của con ngƣời bao gồm toàn bộ các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho
sự sống, sản xuất của con ngƣời. Nói cách khác, môi trƣờng sống của con ngƣời chỉ bao
gồm các nhân tố tự nhiên và nhân tố xã hội trực tiếp liên quan tới chất lƣợng cuộc sống
của con ngƣời. Môi trƣờng còn có thể phân thành môi trƣờng tự nhiên, môi trƣờng nhân
tạo và môi trƣờng xã hội.
Khi đề cập đến quy hoạch môi trƣờng (QHMT) thì có nhiều cách trình bày
và diễn đạt khác nhau nhƣng QHMT là một trong các công cụ then chốt trong công
tác kế hoạch hóa hoạt động bảo vệ và QLMT. Theo Grey Lindsey, (1997) [68],
“QHMT là quá trình sử dụng một cách hệ thống các kiến thức để thông báo cho quá
trình ra quyết định về tƣơng lai của môi trƣờng” hay QHMT là “tổng của các biện
pháp môi trƣờng công cộng mà cấp có thẩm quyền về môi trƣờng có thể sử dụng”.
Trong từ điển về môi trƣờng và phát triển bền vững lại cho rằng, QHMT là sự xác
định các mục tiêu mong muốn đối với môi trƣờng tự nhiên, bao gồm mục tiêu kinh
tế – xã hội và tạo ra các chƣơng trình, quy trình quản lý để đạt đƣợc mục tiêu đó
[53]. QHMT cũng nhƣ các kiểu quy hoạch khác nhƣ quy hoạch tổng thể (dài hạn)
và quy hoạch phát triển dự án đều liên quan trực tiếp đến vấn đề sử dụng đất bởi vì

chúng liên quan đến phát triển các thành phần vật lý trên một khu vực cụ thể nào đó
[86].
Theo Anne Beer (1990) [39], “QHMT phải là cơ sở cho tất cả các quyết định
về phát triển có tính khu vực nếu nhƣ môi trƣờng thiên nhiên cần đƣợc bảo vệ và môi
trƣờng sống của con ngƣời cần đạt đƣợc”. Khái niệm này giới hạn trong phạm vi
tƣơng đối hẹp của khu vực phát triển, chú ý đến việc lựa chọn các điều kiện thích
hợp, tối ƣu cho các dự án phát triển. John Edington (1979) [65] cho rằng “QHMT là
sự cố gắng làm cân bằng và hài hoà các hoạt động phát triển mà con ngƣời vì quyền
lợi của mình sẽ áp đặt quá mức lên môi trƣờng tự nhiên”. Tác giả cũng cho biết các
nguyên lý của QHMT là: (1) mỗi loại hình công trình đòi hỏi một điều kiện khu vực
nhất định liên quan đến các đặc tính tự nhiên của cảnh quan; (2) và khi chúng đƣợc
đặt cạnh nhau thì cần có sự tƣơng thích nhất định.
QHMT có thể đƣợc thực hiện bằng cách gắn kết vấn đề môi trƣờng vào quy
hoạch phát triển hay thực hiện một cách độc lập. Nếu QHMT gắn kết với quy hoạch
phát triển thì thực chất QHMT là một dạng quy hoạch chuyên ngành hay một vấn
đề quan trọng cần đƣợc xem xét một cách kỹ lƣỡng trong quá trình xây dựng quy
hoạch phát triển. Malone – Lee Lai Choo (1997) [52] cho rằng, để giải quyết những
“xung đột” về môi trƣờng và phát triển, cần thiết phải xây dựng hệ thống quy hoạch
trên cơ sở những vấn đề về môi trƣờng. ADB (1991) và Emmanuel K.Boon (1998)
[52] cho rằng, các vấn đề môi trƣờng phải đƣợc gắn kết vào mọi cấp độ quy hoạch
phát triển khác nhau. Theo các cấp độ quy hoạch ta có: Chiến lƣợc  Quy hoạch 
Kế hoạch. Xu hƣớng này phát triển rất mạnh ở rất nhiều nƣớc nhƣ Anh, Canada,
Mỹ Từ năm 1998, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trƣờng phối hợp với các cơ
quan nghiên cứu về tài nguyên môi trƣờng trong nƣớc tiến hành soạn thảo phƣơng
pháp luận, phƣơng pháp nghiên cứu QHMT và xây dựng nghiên cứu mẫu QHMT ở
đồng bằng sông Hồng. Sau năm 1990, ở nƣớc ta, hầu hết các quy hoạch phát triển
kinh tế – xã hội đều có xem xét các yếu tố môi trƣờng. Điển hình là quy hoạch tổng
thể đồng bằng sông Hồng (1994), quy hoạch thành phố Hà Nội đến năm 2020, quy
hoạch đồng bằng sông Cửu Long, quy hoạch chuỗi đô thị Miếu Môn – Hoà Lạc –
Xuân Mai [29].

Nếu QHMT đƣợc thực hiện một cách độc lập thì môi trƣờng đƣợc quy hoạch
không song song hay có thể “đi trƣớc” một bƣớc, làm cơ sở hoạch định các chính sách
phát triển sau này. Đây là cách sử dụng một hệ thống kiến thức để thông báo quá trình ra
quyết định về tƣơng lai của môi trƣờng theo quan điểm của Greg Londsey (1997) [68].
Cách tiếp cận này đƣợc thực hiện thành công ở Singapore và Cộng hòa liên bang Đức.
Một cách khái quát, QHMT đƣợc hiểu là việc xác lập các mục tiêu môi
trƣờng mong muốn; đề xuất và lựa chọn phƣơng án, giải pháp để bảo vệ, cải thiện
và phát triển một hay những môi trƣờng thành phần hay tài nguyên của môi trƣờng
nhằm tăng cƣờng một cách tốt nhất năng lực, chất lƣợng của chúng theo mục tiêu
đã đề ra [39]. QHMT theo hƣớng tổ chức lãnh thổ hay quy hoạch sử dụng đất
(QHSDD) bền vững thƣờng hƣớng vào việc xác định các khu vực có những đòi hỏi
đặc biệt về sử dụng và quản lý. Việc hoạch định cần tuân thủ các yêu cầu pháp lý
đƣợc quy định trong luật đất đai và các luật pháp liên quan nhƣ luật bảo vệ môi
trƣờng, luật bảo vệ và phát triển rừng và nhiều quy định khác.
Mặc dù có sự khác nhau ít nhiều nhƣng với quan niệm rộng về QHMT nhƣ
đã nêu trên, có thể xem quy hoạch sinh thái, kiểu quy hoạch phát triển trên cơ sở
sinh thái – tài nguyên – môi trƣờng và quy hoạch quản lý môi trƣờng hay quy hoạch
bảo vệ môi trƣờng là các dạng khác nhau của QHMT.
Quy hoạch môi trƣờng là sự cụ thể hóa các chiến lƣợc, chính sách trong bảo
vệ môi trƣờng và là cơ sở để xây dựng các chƣơng trình, kế hoạch hành động về
môi trƣờng. Kế hoạch bảo vệ môi trƣờng đƣợc lập ra theo thời gian cùng với các
mục tiêu hoặc định hƣớng về môi trƣờng đã xác định có sự thống nhất với các mục
tiêu hoặc định hƣớng phát triển bền vững kinh tế, xã hội và môi trƣờng. Đây cũng là
cách gắn kết với chiến lƣợc môi trƣờng. Bởi vì, chiến lƣợc môi trƣờng là sự lựa
chọn các định hƣớng hoặc mục tiêu về môi trƣờng dựa trên các căn cứ khoa học, là
tiền đề căn bản của kế hoạch và quy hoạch môi trƣờng, là cơ sở để lập định các
chính sách môi trƣờng và những biện pháp căn bản cho sự thực hiện chiến lƣợc đó.
Cơ sở khoa học trong vấn đề quy hoạch môi trƣờng là việc ứng dụng lý
thuyết cảnh quan sinh thái và sinh thái học, tức là căn cứ vào điều kiện sinh thái của
đất đai để tổ chức lãnh thổ cho các hoạt động khác nhau nhƣ sản xuất nông nghiệp,

tổ chức bố trí khu dân cƣ, hạ tầng cơ sở, khu du lịch vui chơi giải trí.
Trong quy hoạch môi trƣờng, quá trình thực hiện có thể trên quy mô lớn nhỏ
khác nhau, nhƣ: có thể quy hoạch bảo vệ một thành phần của môi trƣờng (đất, nƣớc,
không khí, đa dạng sinh học,…) hay quy hoạch môi trƣờng tổng thể theo vùng hoặc
theo khu vực (lƣu vực, vùng ven biển, hệ thống đô thị, các vùng sinh thái hay vùng
địa lý sinh vật). Khi quy hoạch vùng phải quan tâm và chú ý đến tất cả các yếu tố tài
nguyên, chất lƣợng các thành phần môi trƣờng, các hệ sinh thái nhạy cảm, đa dạng
sinh học và các hoạt động kinh tế và phát triển trong khu vực nghiên cứu.
1.1.3. Khái niệm về quy hoạch sinh thái
Ngày nay, mọi ngƣời đều hiểu sâu sắc tầm quan trọng của sinh thái học đối
với sự nghiệp duy trì và nâng cao trình độ của nền văn minh hiện đại. Tuy vậy, dƣới
áp lực dân số gia tăng, nhu cầu đời sống và trình độ khoa học công nghệ ngày một
cao, con ngƣời ngày càng can thiệp sâu vào quá trình tự nhiên thì sinh thái học đang
phải tập trung mọi cố gắng của mình vào việc nghiên cứu và giải quyết những hậu
quả do con ngƣời gây ra, nhằm thiết lập lại mối quan hệ hài hòa giữa con ngƣời với
thiên nhiên. Do đó, sinh thái học không chỉ là nhu cầu của nhận thức mà trở thành
những nguyên tắc, nền tảng khoa học cho chiến lƣợc phát triển bền vững của xã hội
loài ngƣời. Sinh thái học luôn là cơ sở cho các quy hoạch đƣơng đại nhƣ: quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế xã hội theo hƣớng phát triển bền vững, quy hoạch môi
trƣờng theo hƣớng bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học, quy hoạch
môi trƣờng chiến lƣợc theo hƣớng nền nông nghiệp sinh thái,…Nhƣ vậy, quy hoạch
sinh thái là một quá trình hiểu, đánh giá, đƣa ra những lựa chọn để sử dụng cảnh
quan bảo đảm sự thích hợp hơn đối với nơi cƣ trú của con ngƣời và sinh vật.
“Về thực chất thì quy hoạch sinh thái hay quy hoạch tổng thể trên cơ sở sinh thái
– tài nguyên – môi trƣờng là kiểu quy hoạch môi trƣờng gắn liền với quy hoạch
phát triển”. Sự bền vững trong phát triển phụ thuộc mạnh mẽ vào sự bền vững của
các HST. Tính bền vững của các HST là trạng thái mà ở đó, HST Trái Đất có khả
năng hấp thụ các tác động do con ngƣời mà không bị suy thoái [39].
Theo Edington John M., (1979) [65], khi quy hoạch sinh thái, ngoài các dẫn
liệu về kinh tế xã hội, chúng ta cần quan tâm đến môi trƣờng tự nhiên và quá trình

biến đổi của nó. Các giai đoạn quy hoạch sinh thái nhƣ sau:
- Giai đoạn xác định chính xác vùng nghiên cứu
- Chuẩn bị và diễn giải những kiểm kê sinh thái học
- Kiểm kê kinh tế xã hội
- Xây dựng những chỉ tiêu, tiêu chí về cảnh quan
- Xây dựng những tiêu chí quản lý
- Nhấn mạnh đến những công cụ để thực hiện những gì đƣợc dự tính sẽ làm.
QHST hay còn gọi là QHMT trên quan điểm tiếp cận sinh thái học, là một trong
các kỹ thuật có thể áp dụng vào quy hoạch môi trƣờng khu vực. Trên quan điểm
sinh thái học, môi trƣờng khu vực là một tập hợp của các hệ sinh thái có quan hệ
mật thiết với nhau. P. E. Odum, (1971) [29] đã phân chia lãnh thổ cảnh quan dựa
trên các vai trò sinh thái cơ bản. Theo ông, các hệ thống môi trƣờng bao gồm bốn
kiểu hệ sinh thái cơ sở:
1. Các hệ thống sản xuất, ở đó diễn thế đƣợc con ngƣời kiểm soát liên tục nhằm
duy trì mức năng suất cao.
2. Các hệ thống bảo tồn hay hệ thống tự nhiên, nơi cho phép hay tạo điều kiện cho
quá trình diễn thế tiến tới trạng thái "trƣởng thành", do đó có thể bền vững.
3. Các hệ thống liên hợp, trong đó có sự kết hợp của cả hai kiểu trạng thái trên
cùng tồn tại, ví dụ các hệ thống đất ngập nƣớc có khả năng tái sử dụng chất thải,
điều hòa môi trƣờng chung.
4. Hệ thống đô thị và khu công nghiệp, là những khu vực không thật quan trọng về
sinh học.
Nhƣ vậy, quy hoạch không gian môi trƣờng trên cơ sở tiếp cận hệ sinh thái (hay
quy hoạch sinh thái) là việc đề xuất các phƣơng án tổ chức và sắp xếp các kiểu hệ
sinh thái. Để có một môi trƣờng khu vực bền vững, tính đa dạng hệ sinh thái càng
phải lớn và theo một tỷ lệ thích hợp nào đó để đáp ứng các yêu cầu sinh thái nhất
định. Chúng ta cần có những hệ sinh thái trẻ và những hệ sinh thái trƣởng thành, bởi
vì, theo P. E. Odum, 1971 [29] "những cảnh quan dễ chịu và an toàn nhất để chúng
ta sinh sống trong đó phải bao gồm nhiều cảnh quan mùa màng, rừng rú, hồ ao, đầm
lầy, các dòng chảy sông suối, vƣờn tƣợc, công viên, bãi biển và cả những khu vực

đổ thải". Nói một cách khác, mỗi vùng hay khu vực sẽ là một tập hợp của nhiều
kiểu hệ sinh thái có tuổi khác nhau.
Quy hoạch sinh thái đòi hỏi việc tuân thủ các nguyên tắc về mức độ phù hợp cao
nhất và việc sắp xếp các lô đất cận kề phải là tƣơng thích. Các mục tiêu môi trƣờng
nhƣ bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn các hệ sinh thái quan trọng, quản lý tốt các
vùng nhạy cảm môi trƣờng, phòng chống tai biến và ô nhiễm môi trƣờng sẽ là
những mục tiêu hàng đầu phải đƣợc chú trọng trong quá trình hoạch định cụ thể.
Trong quy hoạch sinh thái cũng cần quan tâm và chú trọng đến các mối quan hệ
giữa các thành phần cấu tạo nên môi trƣờng nhƣ đất nƣớc, không khí, bởi vì đất,
nƣớc và không khí luôn luôn tƣơng tác và ảnh hƣởng đến sinh giới tạo nên một hệ
thống nhất, ổn định và cũng vô cùng phức tạp. Hệ sinh thái luôn nhấn mạnh các mối
quan hệ bắt buộc, độc lập và nhân quả (quan hệ tƣơng hỗ). Bất kỳ thay đổi nào
trong môi trƣờng cũng sẽ ảnh hƣởng đến hệ sinh thái. Mặc dù tất cả các hệ sinh thái
tồn tại trong tự nhiên đều có hai đặc tính là năng lực tự cân bằng và năng lực chịu
tải trƣớc các tác động của thiên nhiên và con ngƣời, tuy nhiên nếu các tác động này
quá mạnh và không đƣợc kìm chế thì hệ sinh thái có thể vị phá vỡ hoàn toàn.
Quy hoạch sinh thái còn đƣợc hiểu là quy hoạch sử dụng đất hoặc quy hoạch
tổng hợp tài nguyên nƣớc trên cơ sở điều kiện sinh thái hay tính phù hợp của đất
hoặc nƣớc trên cơ sở sinh thái.
Trong hầu hết các dạng quy hoạch sử dụng đất hay có liên quan đến phân chia tổ
chức lãnh thổ, quá trình phân tích không gian thƣờng bắt đầu với việc nhận dạng
các vùng sinh thái. Một ví dụ về hệ thống đánh giá và nhận dạng này đƣợc xây dựng
tại Trung tâm Đông Tây ở Ha Oai. Trong hệ thống này, không những các yếu tố thổ
nhƣỡng và địa hình đƣợc điều tra mà phải biết đƣợc toàn bộ hệ sinh thái hay các
đơn vị cảnh quan. Các thành phần chính của một hệ sinh thái bao gồm: khí hậu,
thành phần địa chất, thủy văn, địa vật lý, địa mạo, địa hình, thổ nhƣỡng, hiện trạng
sử dụng đất và lớp phủ thực vật [91].
Một ví dụ khác về ứng dụng các nguyên tắc của sinh thái cảnh quan và các công
nghệ GIS vào quy hoạch sinh thái cảnh quan đƣợc thực hiện ở thành phố Jiaozuo
[96]. Cảnh quan của thành phố Jiaozuo đã đƣợc phân ra làm 6 dạng: đất nông

nghiệp, công viên, rừng, khu dân cƣ, cụm công nghiệp và vực nƣớc. Các chỉ số đa
dạng, ƣu thế, phân mảnh và cô lập đƣợc tính toán bằng mô hình và GIS để phân tích
các dạng không gian của những kiểu cảnh quan này. Dựa trên sự tối ƣu của các
dạng không gian cảnh quan, một khuôn mẫu dành cho việc phát triển một hệ sinh
thái tự nhiên và hợp lý của thành phố Jiaozuo đã đƣợc đề xuất, chẳng hạn nhƣ: duy
trì từ bốn đến năm khoảng không gian tự nhiên rộng, quy hoạch các khu trồng cây
xanh quy mô nhỏ, gắn kết các không gian lớn và nhỏ bằng các hành lang để bảo
đảm cho hệ sinh thái bên trong thành phố đƣợc bảo vệ tốt, gắn kết các vùng dân cƣ
thành khu đô thị với thị trấn Jiaozuo nằm ở trung tâm và 7 thị trấn khác xung quanh
đƣợc thông thƣơng bằng tuyến đƣờng sắt cao tốc. Sau khi quy hoạch nhƣ vậy, các
cụm đô thị mới đƣợc hình thành có thể liên kết lại với nhau và tạo thành một ma
trận hệ sinh thái tự nhiên. Mô hình này có thể tăng cƣờng tính liên kết sinh thái học,
tăng tính ổn định của hệ sinh thái, duy trì sự cân bằng của hệ thống hệ sinh thái đô
thị.
Theo một số tác giả, phƣơng pháp quy hoạch sinh thái sẽ đƣợc áp dụng nhiều
trong những năm sắp tới để quản lý đất đai. Tuy nhiên, cho dù phƣơng pháp chúng
ta dùng nhƣ thế nào thì cũng không đƣợc bỏ qua việc kiểm kê cơ sở dữ liệu sinh
học, các hệ sinh thái tự nhiên, nhân văn và các cơ sở khoa học khác. Công việc này
cần phải đƣợc thực hiện bởi một nhóm đa ngành để có những đề xuất tốt nhất về sử
dụng đất đai, biến đổi cảnh quan Rất nhiều tổ chức hiện nay đang thực hiện việc
xây dựng các bản đồ đề xuất cho những khu vực nhạy cảm môi trƣờng nhƣ ô nhiễm
nƣớc, không khí, chất thải Thêm vào đó, sẽ là có ích nếu tất cả các dẫn liệu đó
đƣợc lập thành cơ sở dữ liệu vùng và đƣợc thể hiện bằng bản đồ, phiếu, thông tin…
[65].
1.1.4. Những nghiên cứu về quy hoạch sinh thái ở Việt Nam
Xu thế tiếp cận sinh thái trong nghiên cứu tổng hợp lãnh thổ đang ngày một
mở rộng, hoàn thiện và phát triển do những giá trị và ý nghĩa thực tiễn của nó. Tại
Việt Nam, khoảng hơn mƣời năm trở lại đây, trong các công trình nghiên cứu về tổ
chức và sử dụng hợp lý lãnh thổ phục vụ phát triển bền vững, vấn đề sinh thái nói
chung và sinh thái cảnh quan nói riêng đã thực sự đƣợc quan tâm. Cơ sở của phƣơng

pháp luận nghiên cứu là vận dụng nhuần nhuyễn hai luận điểm về tính động lực và
tính liên kết của các đơn vị sinh thái cảnh quan.
Ngay từ năm 1976, tác giả Mai Đình Yên đã có bài viết về quy hoạch sinh
thái trong đó tác giả quan niệm rằng: “Dự án phát triển kinh tế đƣợc xây dựng dựa
trên các thông số về sinh thái học ngoài các thông số về kinh tế cho chính dự án
đƣợc gọi là quy hoạch sinh thái”, “Quy hoạch sinh thái có yêu cầu cao hơn; nó có
giá trị bổ sung, hoàn thiện các quy hoạch kinh tế”. Các nguyên tắc cơ bản của quy
hoạch sinh thái là:
(1) bảo đảm tính hệ thống;
(2) tôn trọng tính mảnh dẻ và dễ bị phá hủy của các hệ sinh thái ở vùng nhiệt
đới và
(3) làm tốt quy hoạch sinh thái ngay từ đầu. [49]
Tiếp theo nghiên cứu này, ở Việt Nam xuất hiện những quy hoạch mang tính
lẻ tẻ phục vụ cho sự phát triển của ngành cụ thể nhƣ nông nghiệp, lâm nghiệp, xây
dựng, vệ sinh… [Phạm Trí Minh, 1979; Hoàng Nhƣ Tiếp, 1978; Đào Ngọc Phong,
1978…và nhiều tác giả]. Đến năm 1994, chính tác giả Mai Đình Yên (1994) [51] đã
ứng dụng khái niệm nêu trên vào quy hoạch sinh thái xã Khải Xuân, một xã ở trung
du miền núi thuộc tỉnh Vĩnh Phú và trong báo cáo của mình, tác giả đã đề cập
những mục tiêu chính của quy hoạch sinh thái bao gồm:
- Sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên (một phần của quy hoạch sử dụng đất,
quy hoạch sản xuất nông lâm ngƣ nghiệp);
- Thiết kế tự nhiên (một phần của quy hoạch xây dựng, quy hoạch du lịch, quy
hoạch cảnh quan);
- Bảo vệ môi sinh (một phần của vệ sinh công cộng).
Tác giả còn cho rằng, quy hoạch sinh thái nên đƣợc thực hiện ở 3 cấp: cả nƣớc,
lãnh thổ (vùng, miền, tỉnh) và địa phƣơng (xã, huyện) theo yêu cầu của phát triển
kinh tế nâng cao mức sống [51].
Nghiên cứu đầu tiên có tính hệ thống ở Việt Nam có liên quan trực tiếp đến quy
hoạch sinh thái là công trình nghiên cứu của Vũ Quyết Thắng (2000) [40]. Trong
nghiên cứu này, Vũ Quyết Thắng đã đề xuất quy hoạch môi trƣờng trên cơ sở tiếp

cận sinh thái (cũng là một dạng của quy hoạch sinh thái) cho huyện Thanh Trì, một
huyện ở vùng ven đô của thành phố Hà Nội. Nghiên cứu có tính hệ thống tiếp sau
đó là của Đoàn Hƣơng Mai (2007) [29]. Với mục tiêu là phát triển bền vững đa
dạng sinh học và các hệ sinh thái ở một huyện miền núi của tỉnh Hòa Bình là huyện
Kim Bôi, tác giả của công trình này đã tiến hành các nghiên cứu phân chia, phân
tích và đánh giá các cảnh quan để đề xuất các định hƣớng quy hoạch sinh thái trên
phạm vi toàn huyện.
1.2.TỔNG QUAN VỀ HỆ HỖ TRỢ QUYẾT ĐỊNH
1.2.1. Định nghĩa về hệ hỗ trợ quyết định (Decision Support System- DSS)
Hệ hỗ trợ quyết định hay hệ hỗ trợ ra quyết định (DSS) là một hệ thống
thông tin dựa trên máy tính để trợ giúp một hoặc một nhóm ngƣời giải quyết các
vấn đề bán cấu trúc
(semi-structured problems) hoặc không cấu trúc (un-structured
problems), là những vấn đề không có phƣơng pháp nào giải quyết đƣợc một cách
chắc chắn hoặc những vấn đề mà phần lớn phải dựa vào phán đoán hay dựa trên
những kết quả nghiên cứu của các chuyên gia
[64, 71, 88]
.
Mục đích của DSS là giúp ngƣời ra quyết định
(decision
maker) dễ dàng đánh giá,
cân nhắc, lựa chọn các phƣơng án tối ƣu nhất để giải quyết các vấn đề đã biết và
đang tồn tại trong địa bàn mình quản lý [
88]
. Có thể nói, DSS tập trung giải quyết
các vấn đề có sẵn, đang xảy ra nhƣng chƣa có đƣợc một phƣơng pháp có sẵn và cụ
thể nào. DSS hỗ trợ trực tiếp cho ngƣời quản lý trong suốt quá trình giải quyết vấn
đề, từ nhận thức vấn đề cho đến khi tìm ra giải pháp cho từng tình huống cụ thể và
hoàn chỉnh [
55].


1.2.2. Lịch sử phát triển của DSS
Hệ hỗ trợ ra quyết định đƣợc bắt đầu nghiên cứu vào cuối những năm 1950
và đầu thập niên 1960 trong các nghiên cứu lý thuyết về quyết định tổ chức thực
hiện của Viện Công nghệ Carnegie và tiếp sau đó DSS lại xuất hiện trong nghiên
cứu “Kỹ thuật công trình trên các hệ thống máy tính tƣơng tác” bởi Viện Công nghệ
Massachusetts vào những năm 1960. Tuy nhiên, đến giữa những năm 1970, DSS
mới đƣợc coi là một khái niệm cụ thể và trở thành một lĩnh vực nghiên cứu riêng.
Những năm tiếp theo của thập niên 1970, lý thuyết về DSS mới phát triển và ứng
dụng vào việc lập kế hoạch cho ngành tài chính. Cụm từ DSS bắt đầu xuất hiện phổ
biến vào đầu thập niên 1980 và trong những năm giữa và cuối của thập niên 1980,
DSS tiếp tục đƣợc nghiên cứu mạnh mẽ và sâu rộng hơn cùng với các mô hình khác
nhƣ hệ thống thông tin quản lý (EIS), Hệ hỗ trợ ra quyết định nhóm (GDSS) và hệ
hỗ trợ quyết định tổ chức (ODSS). Đầu tiên DSS đƣợc xây dựng chạy trên máy tính
cá nhân (PC), sau đó đƣợc phát triển trên hệ thống mạng internet (Web-base DSS)
vào giữa thập niên 1990 [92].
Cuối thập niên 1970, một số nhà nghiên cứu và các công ty đã phát hiện các
giao diện hệ thống thông tin, trong đó có sử dụng dữ liệu và các mô hình phân tích
dữ liệu để hỗ trợ các nhà quản lý phân tích các vấn đề bán cấu trúc (semi-structure).
Những hệ thống này gọi chung là DSS và nó đƣợc thiết kế để hỗ trợ cho ngƣời ra
quyết định ở các cấp khác nhau. Trong thời gian này, DSS đƣợc coi là một mô hình
dựa trên phân tích số liệu nhằm hỗ trợ các nhà quản lý trong việc ra quyết định. Một
hệ thống DSS đƣợc xem là thành công khi hệ thống đó đơn giản, dễ điều khiển, dễ
sử dụng [58]. DSS có thể sử dụng dữ liệu không gian để phân tích và hiển thị cấu
trúc dữ liệu đa chiều và dữ liệu phi cấu trúc [74]. Các mô hình khác đƣợc sử dụng
trong DSS bao gồm: mô hình tối ƣu hóa, mô hình mô phỏng, mô hình phân tích
thống kê, Một tiện ích quan trọng là ngôn ngữ đƣợc lập trên bảng tính
(spreadsheet), trong mô hình có thể phân biệt đƣợc giữa ngôn ngữ và dữ liệu để xử
lý và cho kết quả.
Đầu thập niên 1980, các nhà nghiên cứu đã phát triển một loại phần mềm

mới hỗ trợ cho lập quyết định [71, 98; 102]. Và từ đây, định nghĩa về DSS đƣợc nêu
một cách rõ ràng và cụ thể hơn với việc coi DSS nhƣ là một hệ thống máy tính bao
gồm 3 thành phần cơ bản tƣơng tác với nhau: 1. Hệ thống ngôn ngữ (LS) nhằm kết
nối giữa những ngƣời sử dụng và các cấu phần khác trong hệ thống DSS; 2. Hệ
thống nhận biết (KS) là nơi chứa những vấn đề của DSS, cơ sở dữ liệu của DSS; 3.
Hệ thống tiến trình giải quyết vấn đề (PPS) là nơi liên kết giữa 2 cấu phần trên,
chứa một hay nhiều năng lực xử lý vấn đề tổng quát nhằm đƣa ra những đề nghị cho
những ngƣời ra quyết định [55]. Hahn, B. (2000) lại định nghĩa DSS bằng cách đƣa
ra mối tƣơng quan với các hệ xử lý dữ liệu điện tử
theo 5 thuộc tính nhƣ bảng 1.1.



Bảng 1.1. T
ƣơng quan với các hệ xử lý dữ liệu điện tử
theo 5 thuộc tính ở DSS

Thuộc tính
DSS
Hệ xử lý dữ liệu điện tử (EDP)

×