Tải bản đầy đủ (.pdf) (174 trang)

Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái cơ thể trẻ em người dân tộc Thái, Hmông, Dao ở tỉnh Yên Bái và các yếu tố liên quan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.81 MB, 174 trang )


MỤC LỤC

Trang
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Những chữ viết tắt dùng trong luận án
Danh mục các bảng
Danh mục các hình
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 . TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN 3
1.1.1. Phát triển thể chất 3
1.1.2. Tập quán dinh dưỡng 3
1.1.3. Suy dinh dưỡng 3
1.1.4. Các kích thước nhân trắc thường dùng trong đánh giá tình trạng dinh
dưỡng trẻ em 4
1.2. SỰ PHÁT TRIỂN HÌNH THÁI CƠ THỂ TRẺ EM QUA TÌNH TRẠNG SUY
DINH DƯỠNG 7
1.2.1. Tình hình suy dinh dưỡng trên thế giới 7
1.2.2. Tình hình suy dinh dưỡng tại Việt Nam 9
1.3. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VĂN HÓA TỘC NGƯỜI CỦA NGƯỜI THÁI,
HMÔNG VÀ DAO 11
1.3.1. Người Thái 11
1.3.2. Người Hmông 13
1.3.3. Người Dao 15
1.4. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ HÌNH THÁI CƠ THỂ, TÌNH TRẠNG SUY
DINH DƯỠNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN 17
1.4.1. Trên thế giới 17
1.4.2. Tại Việt Nam 23


CHƯƠNG 2 . ĐỊA BÀN, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 35
2.1. ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 35
2.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 36
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37

2.3.1. Phương pháp nhân trắc học 37
2.3.2. Phương pháp xã hội học 41
2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu 43
2.3.4. Một số hạn chế trong nghiên cứu 45
CHƯƠNG 3 . KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 46
3.1. THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU TRA 46
3.1. Tình trạng kinh tế các hộ gia đình 46
3.2. Tình trạng học vấn của các bà mẹ đang nuôi con dưới 5 tuổi 47
3.2. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CƠ THỂ TRẺ EM NGƯỜI THÁI,
HMÔNG VÀ DAO 48
3.2.1. Cân nặng 48
3.2.2. Chiều cao 51
3.2.3. Vòng đầu 55
3.2.4. Vòng cánh tay trái duỗi 58
3.2.5. Vòng ngực bình thường 62
3.2.6. Vòng bụng qua rốn 63
3.2.7. Bề dày lớp mỡ dưới da tại điểm I15 64
3.2.8. Bề dày lớp mỡ dưới da tại điểm E6 68
3.2.9. Bề dày lớp mỡ dưới da tại điểm G15 71
3.2.10. Bề dày lớp mỡ dưới da tại điểm A8 72
3.2.11. Sự tương quan giữa các kích thước nhân trắc của trẻ em người Thái,
Hmông và Dao 74
3.2.12. Tình hình suy dinh dưỡng của trẻ em người Thái, Hmông và Dao 81
3.3. HIỆN TRẠNG VỀ TẬP QUÁN SINH ĐẺ, CHĂM SÓC TRẺ, HÀNH VI
CỦA BÀ MẸ VÀ TRẺ EM NGƯỜI THÁI, HMÔNG VÀ DAO 93

3.3.1. Ở nhóm trẻ dưới 5 tuổi 93
3.3.2. Ở nhóm trẻ 8-10 tuổi 102
3.4. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐẶC ĐIỂM KÍCH THƯỚC HÌNH
THÁI CƠ THỂ THÔNG QUA TÌNH TRẠNG SUY DINH DƯỠNG CỦA
TRẺ EM 106
3.4.1. Nhóm trẻ dưới 5 tuổi 107
3.4.2. Nhóm trẻ 8-10 tuổi 111
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 124
CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 126
TÀI LIỆU THAM KHẢO 127
PHỤ LỤC

NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT DÙNG TRONG LUẬN ÁN


BDLMDD
: Bề dày lớp mỡ dưới da
BDLMDD DMB
: Bề dày lớp mỡ dưới da dưới mỏm bả
BDLMDD CTĐCT
: Bề dày lớp mỡ dưới da tại điểm cơ tam đầu cánh tay
BMI
: Body Mass Index (Chỉ số khối cơ thể)
GTSH
: Giá trị sinh học
OR
: Odds Ratio (Tỷ suất chênh)
SDD
: Suy dinh dưỡng
SDD cân nặng/chiều cao

: Suy dinh dưỡng cân nặng theo chiều cao
SDD cân nặng/tuổi
: Suy dinh dưỡng cân nặng theo tuổi
SDD chiều cao/tuổi
: Suy dinh dưỡng chiều cao theo tuổi
SDD BMI/tuổi
: Suy dinh dưỡng BMI theo tuổi
VCTTD
: Vòng cánh tay trái duỗi
VCTTD/tuổi
: Vòng cánh tay trái duỗi theo tuổi
WHO
: World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới)


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Số lượng trẻ em trong nghiên cứu 37
Bảng 2.2. Số trẻ được khảo sát tại địa bàn nghiên cứu 42
Bảng 2.3. Chuẩn suy dinh dưỡng cho trẻ dưới 5 tuổi của WHO 44
Bảng 2.4. Chuẩn suy dinh dưỡng người 5-19 tuổi của WHO 44
Bảng 3.1. Tình trạng kinh tế của gia đình nơi trẻ đang sống 46
Bảng 3.2. Trình độ học vấn của các bà mẹ đang nuôi con dưới 5 tuổi 47
Bảng 3.3. Cân nặng (kg) của trẻ dưới 5 tuổi 48
Bảng 3.4. So sánh cân nặng trung bình của trẻ dưới 5 tuổi với các nghiên cứu khác 49
Bảng 3.5. Cân nặng (kg) của trẻ 8 -10 tuổi 50
Bảng 3.6. Chiều cao/chiều dài (cm) của trẻ dưới 5 tuổi 52
Bảng 3.7. So sánh chiều cao trung bình của trẻ dưới 5 tuổi với các nghiên cứu khác 53
Bảng 3.8. Chiều cao đứng (cm) của trẻ 8 -10 tuổi 54
Bảng 3.9. Vòng đầu (cm) của trẻ dưới 5 tuổi 55

Bảng 3.10. Kích thước vòng đầu/tuổi của trẻ dưới 5 tuổi so với chuẩn của WHO 57
Bảng 3.11. Vòng đầu (cm) của trẻ 8 -10 tuổi 57
Bảng 3.12. Vòng cánh tay trái duỗi (cm) của trẻ dưới 5 tuổi 59
Bảng 3.13. Kích thước vòng cánh tay trái duỗi/tuổi của trẻ dưới 5 tuổi so với chuẩn
của WHO 60
Bảng 3.14. Vòng cánh tay trái duỗi (cm) của trẻ 8 -10 tuổi 61
Bảng 3.15. Vòng ngực bình thường (cm) của trẻ 8 -10 tuổi 62
Bảng 3.16. Vòng bụng qua rốn (cm) của trẻ 8 -10 tuổi 63
Bảng 3.17. Bề dày lớp mỡ dưới da tại cơ tam đầu cánh tay (mm) của trẻ dưới 5 tuổi 65
Bảng 3.18. Bề dày lớp mỡ dưới da tại cơ tam đầu cánh tay theo tuổi so với chuẩn
của WHO 66
Bảng 3.19. BDLMDD (mm) tại điểm I15 của trẻ 8 -10 tuổi 67
Bảng 3.20. Bề dày lớp mỡ dưới da dưới mỏm bả (mm) của trẻ dưới 5 tuổi 68
Bảng 3.21. Bề dày lớp mỡ dưới da dưới mỏm bả theo tuổi so với chuẩn của WHO70
Bảng 3.22. BDLMDD (mm) tại điểm E6 của trẻ 8-10 tuổi 70
Bảng 3.23. BDLMDD (mm) tại điểm G15 của trẻ 8 -10 tuổi 72
Bảng 3.24. BDLMDD (mm) tại điểm A8 của trẻ 8 -10 tuổi 73
Bảng 3.25. Mô hình hồi quy tuyến tính giữa chiều cao và vòng đầu 76
Bảng 3.26. Mô hình hồi quy tuyến tính về các kích thước nhân trắc của trẻ dưới 5 tuổi . 77
Bảng 3.27. Các hệ số của mô hình hồi quy tuyến tính giữa chiều cao và vòng cánh
tay trái duỗi (Mô hình 1), giữa BDLMDD tại điểm A8 và E6 (Mô hình 2),
giữa BDLMDD tại điểm I5 và G15 (Mô hình 3) 79
Bảng 3.28. Mô hình hồi quy tuyến tính về các kích thước nhân trắc của trẻ 8-10 tuổi 80
Bảng 3.29. Tỷ lệ suy dinh dưỡng cân nặng/chiều cao của trẻ dưới 5 tuổi 81
Bảng 3.30. Tỷ lệ suy dinh dưỡng chiều cao/tuổi của trẻ dưới 5 tuổi 82
Bảng 3.31. Tỷ lệ còi của trẻ dưới 5 tuổi các dân tộc theo nhóm tuổi 84
Bảng 3.32. Tỷ lệ còi của bé trai và bé gái dưới 5 tuổi 85

Bảng 3.33. Tỷ lệ suy dinh dưỡng cân nặng/tuổi của trẻ dưới 5 tuổi 85
Bảng 3.34. Tỷ lệ nhẹ cân của trẻ dưới 5 tuổi xét theo nhóm tuổi 86

Bảng 3.35. Tình trạng nhẹ cân của trẻ dưới 5 tuổi xét theo giới tính 87
Bảng 3.36. Tỷ lệ suy dinh dưỡng theo BMI/tuổi của trẻ dưới 5 tuổi 88
Bảng 3.37. Tình trạng còm xét theo vòng cánh tay trái duỗi của trẻ dưới 5 tuổi 89
Bảng 3.38. Tỷ lệ suy dinh dưỡng chiều cao/tuổi của trẻ 8-10 tuổi 90
Bảng 3.39. Tỷ lệ suy dinh dưỡng cân nặng/tuổi của trẻ 8-10 tuổi 92
Bảng 3.40. Tỷ lệ suy dinh dưỡng BMI/tuổi của trẻ 8-10 tuổi 92
Bảng 3.41. Hiểu biết của bà mẹ về thời điểm cai sữa cho trẻ 94
Bảng 3.42. Hiểu biết của bà mẹ về thời điểm cho trẻ ăn bổ sung lần đầu 95
Bảng 3.43. Hiểu biết của bà mẹ về loại thức ăn bổ sung cho trẻ 96
Bảng 3.44. Hiểu biết của các bà mẹ về việc chăm sóc khi trẻ bị tiêu chảy 97
Bảng 3.45. Tình hình tiêm chủng cho trẻ 100
Bảng 3.46. Hiểu biết của các bà mẹ về các biện pháp phòng trừ giun sán cho trẻ . 100
Bảng 3.47. Khoảng cách từ chỗ ở tới chuồng gia súc, gia cầm 102
Bảng 3.48. Số con hiện có trong gia đình 102
Bảng 3.49. Điều kiện vệ sinh môi trường ở nhà 103
Bảng 3.50. Thói quen rửa tay 104
Bảng 3.51. Số bữa ăn trong ngày 105
Bảng 3.52. Thói quen uống nước lã 106
Bảng 3.53. Liên quan giữa SDD chiều cao/tuổi ở trẻ dưới 5 tuổi với một số yếu tố 108
Bảng 3.54. Liên quan giữa SDD cân nặng/tuổi ở trẻ dưới 5 tuổi với một số yếu tố 110
Bảng 3.55. Liên quan giữa SDD chiều cao/tuổi của trẻ 8-10 tuổi với một số yếu tố 112
Bảng 3.56. Liên quan giữa SDD cân nặng/tuổi của trẻ 8-10 tuổi với một số yếu tố 114
Bảng 3.57. Liên quan giữa tình trạng còm của trẻ 8-10 tuổi với một số yếu tố 116
Bảng 3.58. Mô hình hồi quy đa biến dự đoán nguy cơ mắc suy dinh dưỡng chiều
cao/tuổi của trẻ 8-10 tuổi người Thái 118
Bảng 3.59. Mô hình hồi quy đa biến dự đoán nguy cơ bị SDD chiều cao/tuổi của trẻ
8-10 tuổi người Dao 119
Bảng 3.60. Mô hình hồi quy đa biến dự đoán nguy cơ bị suy dinh dưỡng cân
nặng/tuổi của trẻ 8-10 tuổi người Thái 120
Bảng 3.61. Mô hình hồi quy đa biến dự đoán nguy cơ bị suy dinh dưỡng cân

nặng/tuổi của trẻ 8-10 tuổi người Hmông 120
Bảng 3.62. Mô hình hồi quy đa biến dự đoán nguy cơ bị suy dinh dưỡng cân
nặng/tuổi của trẻ 8-10 tuổi người Dao 121
Bảng 3.63. Mô hình hồi quy đa biến dự đoán nguy cơ còm ở trẻ 8-10 tuổi người
Thái 122
Bảng 3.64. Mô hình hồi quy đa biến dự đoán nguy cơ bị còm của trẻ 8-10 tuổi
người Hmông 123

DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang
Hình 2.1. Địa bàn nghiên cứu 38
Hình 2.2. Các điểm mỡ dưới da A8, E6, I15 và G15 ở người 39
Hình 3.1. So sánh cân nặng trung bình của các bé gái (a) và các bé trai (b) 8-10 tuổi
với nghiên cứu khác 51
Hình 3.2. So sánh chiều cao đứng trung bình của các bé gái (a) và các bé trai (b) 8-
10 tuổi với nghiên cứu khác 54
Hình 3.3. So sánh kết quả về vòng đầu của bé gái (bên trái) và bé trai (bên phải)
dưới 5 tuổi người Thái, Hmông và Dao với nghiên cứu khác 56
Hình 3.4. So sánh vòng đầu trung bình của các bé gái (a) và các bé trai (b) 8-10 tuổi
với nghiên cứu khác 58
Hình 3.5. So sánh vòng cánh tay trái duỗi trung bình của các bé gái (a) và các bé trai
(b) dưới 5 tuổi với nghiên cứu khác 60
Hình 3.6. So sánh vòng cánh tay trái duỗi trung bình của các bé gái (a) và các bé trai
(b) 8-10 tuổi với nghiên cứu khác 61
Hình 3.7. So sánh vòng ngực trung bình của các bé gái (a) và các bé trai (b) 8-10
tuổi với nghiên cứu khác 63
Hình 3.8. Vòng bụng trung bình của các bé gái (a) và các bé trai (b) 8-10 tuổi 64
Hình 3.9. Bề dày lớp mỡ dưới da tại cơ tam đầu cánh tay trung bình của các bé gái
(a) và các bé trai (b) dưới 5 tuổi 66

Hình 3.10. BDLMDD tại điểm I15 trung bình của các bé gái (a) và các bé trai (b) 8-10 tuổi 68
Hình 3.11. Trung bình bề dày lớp mỡ dưới da dưới mỏm bả của các bé gái (a) và
các bé trai (b) dưới 5 tuổi 69
Hình 3.12. BDLMDD tại điểm E6 trung bình của các bé gái (a) và các bé trai (b) 8-10 tuổi 71
Hình 3.13. BDLMDD tại điểm G15 trung bình của các bé gái (a) và các bé trai (b)
8-10 tuổi 72
Hình 3.14. So sánh trung bình BDLMDD tại điểm A8 của các bé gái (a) và các bé
trai (b) 8-10 tuổi với nghiên cứu khác 73
Hình 3.15. Ma trận đồ thị phân tán các kích thước nhân trắc của trẻ em người
Hmông dưới 5 tuổi 74
Hình 3.16. Sử dụng biểu đồ histogram để kiểm tra tính chuẩn của các biến chiều cao
(height) và vòng cánh tay trái duỗi (muac) 75
Hình 3.17. Đồ thị phân tán mô tả mối quan hệ tuyến tính giữa chiều cao (HEIGHT)
và vòng đầu (HC) của trẻ người Hmông dưới 5 tuổi 76
Hình 3.18. Ma trận đồ thị phân tán các kích thước nhân trắc của trẻ em người Thái
8-10 tuổi 78
Hình 3.19. Đồ thị phân tán và các đường hồi quy phù hợp nhất giữa các kích thước
nhân trắc chiều cao đứng và vòng cánh tay trái duỗi (a); BDLMDD tại điểm
A8 và E6 (b); BDLMDD tại điểm I5 và G15 (c) 79
Hình 3.20. Tình trạng còi của trẻ dưới 5 tuổi theo nhóm tuổi 84
Hình 3.21. Tình trạng nhẹ cân của trẻ dưới 5 tuổi (theo nhóm tuổi) 87

1
MỞ ĐẦU

Chăm sóc trẻ em là một trong những việc làm quan trọng có ý nghĩa quyết
định đối với sự phát triển của con người ở giai đoạn đầu cuộc đời. Một nội dung
chăm sóc trẻ em được quan tâm nhiều là chăm sóc về dinh dưỡng. Càng ngày người
ta càng nhận thức được rằng: dinh dưỡng có vai trò quan trọng với đời sống con
người và nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Bên cạnh các nhà khoa học đi

sâu vào nghiên cứu thực nghiệm (tìm hiểu nhu cầu về dinh dưỡng của con người,
vai trò của các chất dinh dưỡng cũng như những hậu quả do thiếu dinh dưỡng gây
ra, v.v.) thì có một hướng khác là nghiên cứu thực địa, tìm hiểu những tập quán
chăm sóc dinh dưỡng nhằm tìm ra những tập quán tốt, có lợi, giúp con người hấp
thu tốt nguồn dinh dưỡng hiện có, đồng thời chỉ ra những tập quán lạc hậu, ảnh
hưởng đến tình trạng hấp thụ nguồn dinh dưỡng của con người.
Gordon M. Wardlaw (1999) đã cho thấy: ngoài việc cung cấp đủ số lượng và
chất lượng các chất dinh dưỡng thì việc chăm sóc cho trẻ em (chế độ ăn), cách chế
biến thức ăn (tập quán) là những vấn đề không thể thiếu trong dinh dưỡng học
[112]. Barbara A. Bowman, Robert M. Russel (2001) cho rằng: ngay từ những ngày
đầu trong thời tiền sử, con người đã có nhận thức về dinh dưỡng và sự nhận thức
ngày càng được bổ sung [102]. Tuy nhiên, cho đến nay hiểu biết về dinh dưỡng vẫn
khác nhau ở các cộng đồng người, phụ thuộc nhiều vào tập quán và có những nhận
thức sai lệch về dinh dưỡng.
Các nguyên nhân của suy dinh dưỡng (SDD) là phức hợp từ nguyên nhân
trực tiếp là ăn uống, bệnh tật đến các yếu tố về chăm sóc mà bắt nguồn từ sự nghèo
đói, v.v. Theo Viện Dinh dưỡng, năm 2007 tỷ lệ SDD trẻ em dưới 5 tuổi trên toàn
quốc là 21,2%, tỷ lệ này ở tỉnh Yên Bái là 26,7% [93]. Nước ta đưa ra chỉ tiêu đến
năm 2010, phải hạ tỷ lệ SDD trẻ em dưới 5 tuổi xuống còn 20% [3].
Viện Dinh dưỡng và Bộ môn Dinh dưỡng của trường Đại học Y Hà Nội ngay
từ khi mới thành lập đã có những nghiên cứu về dinh dưỡng, đi sâu vào thực
nghiệm, tìm hiểu nhu cầu dinh dưỡng cho các lứa tuổi và các đối tượng lao động.

2
Những nghiên cứu về chế độ dinh dưỡng cho trẻ em đã được tiến hành. Các nhà
dinh dưỡng Việt Nam đã đưa ra bảng khẩu phần ăn cho người trưởng thành cũng
như trẻ em.
Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu về tập quán chăm sóc và sự phát triển cơ thể
của trẻ, nhưng những công trình về mối liên quan giữa tập quán chăm sóc và sự
phát triển cơ thể trẻ của từng vùng, đặc biệt là vùng dân tộc thiểu số còn hạn chế.

Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái
cơ thể trẻ em người dân tộc Thái, Hmông, Dao ở tỉnh Yên Bái và các yếu tố
liên quan” với những mục tiêu sau:
- Xác định một số đặc điểm hình thái cơ thể trẻ em người Thái, Hmông, Dao
ở tỉnh Yên Bái;
- Mô tả hiện trạng về tập quán sinh đẻ, chăm sóc trẻ, hành vi vệ sinh của bà
mẹ và trẻ em;
- Xác định một số yếu tố liên quan đến đặc điểm hình thái cơ thể và tình
trạng suy dinh dưỡng của trẻ em.
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, luận án này gồm 3 chương:
chương 1: Tổng quan tài liệu; chương 2: Đối tượng, địa bàn và phương pháp nghiên
cứu; và chương 3: Kết quả và bàn luận.



3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.1.1. Phát triển thể chất
Phát triển thể chất ở người là quá trình tăng trưởng của các cơ, xương, sự
thay đổi của giọng nói, sự tăng trưởng của lông ở nách và vùng mu. Toàn bộ cơ thể
được cấu tạo từ các tế bào, sự nhân lên của các tế bào giúp cơ thể tăng trưởng về
kích thước. Phát triển thể chất bao gồm sự tăng trưởng về mặt thể chất và sự phát
triển của quá trình vận động toàn thể (như đi bộ) và tinh vi (như vận động của các
ngón tay) nhằm kiểm soát cơ thể.
1.1.2. Tập quán dinh dưỡng
Sự phát triển của trẻ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có vai trò quan
trọng của gia đình và cộng đồng về chăm sóc dinh dưỡng. Quá trình chăm sóc dinh
dưỡng được bắt đầu ngay từ khi người mẹ mang thai, giai đoạn cho bú và trong các

giai đoạn tiếp theo. Việc chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
số lượng, chất lượng chất dinh dưỡng và cách thức sử dụng, cung cấp nguồn dinh
dưỡng đó (còn gọi là tập quán dinh dưỡng). Tập quán dinh dưỡng của người Việt
Nam rất đa dạng, phụ thuộc vào từng vùng sinh thái, từng tộc người.
1.1.3. Suy dinh dưỡng
Suy dinh dưỡng là một trạng thái nghèo dinh dưỡng liên quan tới việc hấp
thụ không đủ hoặc quá nhiều thức ăn, hấp thụ không đúng loại thức ăn và phản ứng
của cơ thể với hàng loạt các lây nhiễm dẫn tới hấp thụ không tốt hoặc không có khả
năng sử dụng các chất dinh dưỡng một cách hợp lý để duy trì sức khỏe. Về mặt lâm
sàng, SDD được đặc trưng bởi sự hấp thụ thừa hoặc thiếu protein, năng lượng và
các vi chất như vitamin và hậu quả là sự xuất hiện của các bệnh lây nhiễm và rối
loạn [143].
Theo WHO (2006), có các loại SDD sau: SDD thể còm (wasting), thể còi
(stunting), thể nhẹ cân (underweight), thừa cân hay quá cân (overweight) và béo phì
(obesity) [140].

4
Theo ước tính của WHO (2002) trên thế giới có khoảng 150 triệu trẻ tương
đương 26,7% tổng số trẻ dưới 5 tuổi bị SDD thể nhẹ cân, 182 triệu trẻ bị SDD thể
còi. Trên 2/3 trẻ bị SDD trên thế giới tập trung ở Châu Á (đặc biệt là Nam Á) và
25,6% nằm ở Châu Phi. Ở Việt Nam, tỷ lệ SDD trẻ em đã giảm nhiều, năm 1985 là
51,5% giảm xuống còn 28,4% vào năm 2003 [1].
Mặc dù SDD có thể do những nguyên nhân khác nhau gây nên nhưng các
loại SDD đều có ảnh hưởng giống nhau đến sức khỏe. Mức độ hậu quả từ nhẹ đến
nặng phụ thuộc vào chất dinh dưỡng nào và thời gian kéo dài của vấn đề này [59].
Nguyên nhân chính của SDD là do nghèo và hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn,
một bộ phận dân số (nhất là những người sống ở nông thôn hay vùng sâu, vùng xa)
vẫn chưa đủ ăn. SDD là một trong những yếu tố nguy cơ có liên quan đến (hay
nguyên nhân dẫn đến) các bệnh như tiêu chảy, nhiễm trùng, sốt rét, bệnh đường hô
hấp, v.v. So với trẻ em phát triển bình thường, trẻ em SDD thường có chiều cao

thấp hơn tiềm năng tăng trưởng, thể lực kém và trí thông minh suy giảm. Do đó,
SDD là một vấn nạn y tế cộng đồng, một phần vì những ảnh hưởng xấu đến sức
khỏe, nhưng một phần tác hại đến tương lai và phát triển của một dân tộc.
1.1.4. Các kích thước nhân trắc thường dùng trong đánh giá tình trạng dinh
dưỡng trẻ em
Chiều cao theo tuổi (chiều cao/tuổi), cân nặng theo tuổi (cân nặng/tuổi) và
cân nặng theo chiều cao (cân nặng/chiều cao) là 3 chỉ số nhân trắc bắt nguồn từ các
kích thước cân nặng và chiều cao đứng thường được sử dụng trong đánh giá tình
trạng SDD. Mặc dù những chỉ số này có liên quan tới nhau nhưng mỗi chỉ số lại có
một ý nghĩa đặc trưng về phương diện quá trình hoặc hậu quả của sự tăng trưởng
không trọn vẹn. Hơn nữa, các bất thường về tình trạng thể chất dựa trên cơ sở của
những chỉ số này cũng khác nhau ở các quần thể. Trong một quần thể bình thường,
tỷ lệ các cá thể có chiều cao/tuổi thấp thường cao hơn tỷ lệ các cá thể có cân
nặng/chiều cao thấp. Nếu một cá thể có ít nhất một trong 3 chỉ số nhân trắc trên ở
mức thấp so với giá trị của quần thể chuẩn thì cá thể đó rơi vào trạng thái SDD.

5
Cân nặng theo tuổi tiện dụng cho việc nhận định tình trạng dinh dưỡng nói
chung, nhưng không phân biệt được tình trạng thiếu dinh dưỡng mới gần đây hay đã
kéo dài từ lâu. Tuy vậy, theo dõi cân nặng là việc tương đối dễ thực hiện ở cộng
đồng hơn cả, nên tỷ lệ thiếu cân theo tuổi vẫn được sử dụng thông dụng như là tỷ lệ
chung của thiếu dinh dưỡng (thể nhẹ cân) và được ứng dụng để theo dõi tăng trưởng
thông qua biểu đồ. Nhìn chung, trên phạm vi toàn cầu, sự dao động của chỉ số cân
nặng theo tuổi thấp và sự phân bố theo lớp tuổi của nó tương tự như ở chiều cao
theo tuổi.
Chiều cao theo tuổi phản ánh tiền sử dinh dưỡng; chiều cao theo tuổi thấp
phản ánh sự chậm tăng trưởng do điều kiện dinh dưỡng không hợp lý và sức khoẻ
kém. Đây là một chỉ số tốt để đánh giá sự cải thiện điều kiện kinh tế - xã hội. Chiều
cao theo tuổi thấp, trẻ bị SDD thể còi, có nghĩa là trẻ đã bị thiếu dinh dưỡng từ
trước và đã diễn ra trong thời kỳ dài. Thường ở các nước đang phát triển tỷ lệ thấp

còi tăng nhanh ở trẻ sau 3 tháng tuổi, đến 3 tuổi tỷ lệ này ổn định, sau đó chiều cao
đứng trung bình đi song song với chiều cao đứng của quần thể tham khảo.
Cân nặng theo chiều cao đánh giá tình trạng dinh dưỡng hiện tại; cân nặng
theo chiều cao đứng thấp phản ánh SDD thời kỳ hiện tại (thể gày còm), trẻ thiếu ăn,
làm cho ngừng lên cân hoặc tụt cân nên bị còm. Ở các nước nghèo, nếu không khan
hiếm thực phẩm, tỷ lệ này thường dưới 5%; nếu từ 10-14% là cao và trên 15% là rất
cao. Thường tỷ lệ này cao nhất ở 2 tuổi [41].
Tuy nhiên, để kiểm soát sự tăng trưởng của trẻ em nói chung thì việc chỉ sử
dụng chỉ số cân nặng theo tuổi là không đủ. Vì vậy, người ta thường sử dụng thêm
các chỉ số khối cơ thể (BMI) theo tuổi, vòng cánh tay trái duỗi (VCTTD), vòng đầu
và bề dày lớp mỡ dưới da (BDLMDD) tại một số điểm trên cơ thể.
BMI theo tuổi: chỉ số này được dùng để bổ sung cho chỉ số chiều cao/tuổi
trong việc đánh giá mức độ gầy (BMI/tuổi thấp), thừa cân và béo phì (BMI/tuổi
cao) cùng với còi (chiều cao/tuổi thấp) ở trẻ em trong độ tuổi đi học và người
trưởng thành. Sử dụng riêng chỉ số cân nặng/tuổi chỉ có thể đánh giá sự tăng trưởng
của trẻ trong giai đoạn trước 10 tuổi, bởi vì sau 10 tuổi thì chỉ số cân nặng/tuổi

6
không phân biệt được chiều cao đứng và cân nặng trong giai đoạn này khi có nhiều
trẻ đang trải qua đỉnh tăng trưởng do dậy thì và nhiều trẻ có biểu hiện thừa cân
nhưng thực tế là do chúng chỉ cao lên đơn thuần [121].
Vòng cánh tay trái duỗi: Vòng cánh tay trái duỗi (VCTTD) dựa trên một
ngưỡng duy nhất cho trẻ dưới 5 tuổi đã được sử dụng trong nhiều năm trước với tư
cách là một kích thước thay thế để đánh giá tình trạng của trẻ trong các cuộc khủng
hoảng đói và tị nạn, đồng thời cũng là một công cụ sàng lọc trong các tình huống
không khẩn cấp. Tuy vậy, gần đây có nhiều câu hỏi đặt ra về việc liệu VCTTD có
độc lập với tuổi và giới tính hay không. Sau khi xem xét các bằng chứng khoa học
về việc sử dụng và giải thích VCTTD, Hội đồng chuyên gia của WHO đã đề xuất
dữ liệu tham chiếu VCTTD theo tuổi sử dụng cho trẻ dưới 5 tuổi. Tuy nhiên trong
một số phạm vi, khó có thể xác định được tuổi của trẻ, vì vậy VCTTD theo chiều

cao đứng có thể được dùng là chỉ số thay thế hợp lý. Thước đo Quaker được WHO
cải tiến là một công cụ đơn giản trong việc hiệu chỉnh ngưỡng VCTTD theo chiều
cao đứng [142].
Bề dày lớp mỡ dưới da: Chỉ số BDLMDD tại các điểm trên cơ thể ban đầu
được sử dụng để đánh giá tình trạng béo phì ở người trưởng thành. Tuy nhiên,
nghiên cứu mới đây của WHO cho thấy: các chỉ số về lớp mỡ dưới da tại vị trí dưới
mỏm bả và cơ tam đầu cánh tay là những chỉ số tiện dụng trong đánh giá tình trạng
dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi. Vì vậy, các chỉ số về BDLMDD là các chỉ số bổ
sung hữu ích trong việc đánh giá mức độ béo phì của trẻ [148].
Vòng đầu (được xác định bằng cách đo chu vi đầu qua hai điểm ở chẩm và
trán (op-f)) thường được sử dụng trong lâm sàng để đánh giá các thiểu năng liên
quan tới thần kinh hoặc tới quá trình phát triển của trẻ. Kích thước vòng đầu quá
nhỏ hoặc quá lớn đều cảnh báo các nguy cơ về sức khỏe. Nghiên cứu của Malina và
cộng sự cho rằng chỉ số vòng đầu ít có giá trị trong đánh giá tình trạng dinh dưỡng
của người lớn và trẻ em (ngoại trừ trẻ sơ sinh) [115].

7
1.2. SỰ PHÁT TRIỂN HÌNH THÁI CƠ THỂ TRẺ EM QUA TÌNH TRẠNG SUY
DINH DƯỠNG
1.2.1. Tình hình suy dinh dưỡng trên thế giới
1.2.1.1. Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và thể còi
Hội nghị lần thứ 35 của Ủy ban thường trực về dinh dưỡng của Liên Hiệp
Quốc cho biết: trong năm 2007, có đến 1.600.000 trẻ em dưới 5 tuổi bị SDD thiếu
cân (chiếm 21,2%) và 2.600.000 em bị SDD thể còi (chiếm 33,9%).
Theo phân bố của loại SDD thể còi ở các quốc gia đang phát triển, dữ liệu
mới nhất của WHO chia mức độ còi thành: mức thấp (< 20%), trung bình (20-29%),
cao (30-39%) và rất cao (≥ 40%). Kết quả cho thấy tỷ lệ thể còi rất cao xuất hiện ở
nhiều quốc gia thuộc khu vực Châu Phi cận Sahara, Trung Nam Châu Á và Đông
Nam Á. Đa số các nước ở khu vực Mỹ La Tinh và Caribê có tỷ lệ thể còi ở mức
thấp hoặc trung bình [118].

Theo WHO, các khuynh hướng của SDD thể còi từ năm 1980 đến năm 2020
cho thấy tỷ lệ SDD thể còi tổng số ở các quốc gia đang phát triển sẽ tiếp tục giảm từ
29,8% (năm 2000) xuống còn 16,3% (năm 2020). Tuy nhiên khuynh hướng tiếp tục
giảm này sẽ không đều ở các khu vực khác nhau. Từ năm 2000 tới 2020, tỷ lệ còi ở
Châu Phi sẽ giảm ít hơn (từ 39,4% xuống 31,1%) nhưng số lượng trẻ bị SDD thể
còi lại tăng (từ 44 triệu vào năm 2000 lên 48 triệu vào năm 2020) do sự gia tăng dân
số. Ở Châu Á, Mỹ La tinh và Caribê thì cả phần trăm và số lượng trẻ bị còi được dự
đoán là tiếp tục giảm nhanh trong giai đoạn 2000-2020 [118].
1.2.1.2. Suy dinh dưỡng thể thừa cân và thể còm
Thừa cân phản ánh một cực khác của SDD ở trẻ, tình trạng thừa cân của trẻ
đã và đang trở thành một vấn đề đáng lo ngại. Ở các quốc gia phát triển, một vài
nghiên cứu đã cho thấy tỷ lệ thừa cân ở trẻ nhỏ đang có chiều hướng tăng [119].
Trong khi đó ở các quốc gia đang phát triển thì vấn đề này còn ít các nghiên cứu đề
cập tới. Dữ liệu mới nhất về tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị thừa cân và còm ở 102 quốc gia
cho thấy: các quốc gia có tỷ lệ còm cao tập trung chủ yếu ở Trung Đông, Bắc Phi và

8
Mỹ La tinh. Tỷ lệ còm nói chung cao hơn so với tỷ lệ thừa cân, ở Châu Á và Châu
Phi tỷ lệ còm cao gấp 2,5-3,5 lần so với tỷ lệ thừa cân.
1.2.1.3. Những khuynh hướng của suy dinh dưỡng trên toàn thế giới
Một phân tích dữ liệu đại diện cho 39 quốc gia trong các nghiên cứu gần đây
ở các nước đang phát triển đã cho thấy rằng trung bình z-score khi sinh của chiều
cao/tuổi tương tự nhau ở Châu Phi, Châu Á và Mỹ La tinh và cũng gần với trung
bình của quần thể chuẩn. Tuy nhiên, ở cả 3 khu vực này lại có sự giảm mạnh của
trung bình z-score trong giai đoạn từ 0-24 tháng tuổi và tiếp tục giảm trong 3 năm
đầu cho dù với tốc độ chậm hơn. Độ lớn của sự giảm ở Mỹ La tinh và Caribê là
khoảng 1,25 SD trong khi đó con số này ở Châu Phi và Châu Á là 2 SD [131].
Những dữ liệu thu được của WHO cho phép có thể mô tả và đánh giá chính
xác được độ lớn và phân bố địa lý của thiếu dinh dưỡng (undernutrition) và thừa
dinh dưỡng (overnutrition) trên toàn cầu. Có thể nói thiếu dinh dưỡng ở trẻ là một

vấn đề chính ở nhiều quốc gia, tình trạng này tiếp tục cản trở sự tăng trưởng thể chất
cũng như sự phát triển tâm thần của trẻ. Thực vậy, thiếu dinh dưỡng là một mối
nguy lớn đe dọa sự tồn tại và phát triển của loài người.
Mặc dù tỷ lệ trẻ bị còi đang giảm ở tất cả các quốc gia đang phát triển nhưng
ở một vài quốc gia tỷ lệ này vẫn đang tăng [120]. Một phát hiện quan trọng là có sự
tương tự đáng chú ý của mô hình tăng trưởng chậm ở các quốc gia đang phát triển
không chỉ trong phạm vi một khu vực mà trên toàn thế giới mặc dù các công cụ
đánh giá và phương pháp đo đạc sử dụng là khác nhau. Các kết quả này cho thấy
những can thiệp trong thời kỳ sớm nhất của cuộc đời chắc chắn sẽ có tác động tốt
nhất trong việc phòng chống SDD cho trẻ. Vì thế cần phải tập trung can thiệp vào
giai đoạn 0-24 tháng tuổi để ngăn chặn sự chậm tăng trưởng đáng chú ý trong giai
đoạn này [131].
Một cực khác của SDD là tình trạng thừa cân. Thừa cân đang trở thành một
vấn đề ngày càng gây nhiều quan ngại, vì vậy cần phải chú ý hơn trong việc kiểm
soát mức độ và khuynh hướng thừa cân ở trẻ dưới 5 tuổi thuộc các quốc gia đang
phát triển cũng như trên toàn thế giới [119].

9
Một khó khăn chính trong việc đánh giá tình hình SDD toàn cầu đó là sự
thiếu tính đặc hiệu trong việc sử dụng các kích thước nhân trắc để đánh giá tình
trạng dinh dưỡng của trẻ bởi vì những thay đổi trong các chỉ số cơ thể rất nhạy cảm
với nhiều tác nhân bao gồm việc hấp thụ các chất dinh dưỡng cần thiết, sự lây
nhiễm, độ cao, stress và tác nhân di truyền.
Năm 2006, WHO đã công bố bộ chuẩn tăng trưởng thứ nhất của trẻ dưới 5
tuổi, gồm các chuẩn về chiều cao theo tuổi (chiều cao/tuổi), cân nặng theo tuổi (cân
nặng/tuổi), cân nặng theo chiều cao (cân nặng/chiều cao) và BMI theo tuổi
(BMI/tuổi). Trong bộ chuẩn tăng trưởng này có một chỉ số mới được đưa ra là chỉ
số BMI/tuổi. Điều này cũng phù hợp với sự chuyển dịch dinh dưỡng đã và đang
xuất hiện ở các quốc gia trên thế giới. Chỉ số BMI/tuổi giúp đánh giá được tình
trạng thừa dinh dưỡng (thừa cân và béo phì) của trẻ trước tuổi đi học.

Đồng thời để theo kịp sự chuyển dịch dinh dưỡng nói trên thì cần chuyển
trọng tâm sử dụng chỉ số cân nặng/tuổi truyền thống sang chỉ số chiều cao/tuổi và
chỉ số cân nặng/chiều cao. Việc chuyển sự tập trung sang các chỉ số liên quan tới
chiều cao đứng cho phép xác định được những trẻ bị còi với cân nặng/tuổi thấp
nhưng cân nặng/chiều cao lại bình thường, những trẻ này không nên hấp thu thêm
năng lượng bởi điều này sẽ dẫn tới béo phì [136].
1.2.2. Tình hình suy dinh dưỡng tại Việt Nam
Tuy tỷ lệ SDD ở Việt Nam vẫn còn cao so với tỷ lệ bình quân của thế giới,
nhưng theo Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) thì Việt Nam là một trong số
các nước có mức giảm SDD ấn tượng nhất [137].
1.2.2.1. Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân
Theo số liệu của WHO năm 2000, tình trạng SDD thể nhẹ cân của Việt Nam
là 26,7%. Cho tới năm 2008 thì con số này là 19,9% (theo thống kê của Bộ Y tế
Việt Nam). Rõ ràng tỷ lệ trẻ em SDD ở Việt Nam đã giảm liên tục từ năm 2000 đến
2008 với tốc độ trung bình 1,5% mỗi năm. Việt Nam cam kết phấn đấu để giảm tỷ
lệ SDD ở trẻ em xuống dưới 20% vào năm 2010, dưới 15% vào năm 2015 và giảm
các bệnh thiếu vi chất dinh dưỡng như vitamin A, sắt và iốt.

10
Hội nghị tổng kết đánh giá các hoạt động dinh dưỡng năm 2007 do Bộ Y tế
và Viện Dinh dưỡng quốc gia tổ chức vào đầu năm 2008 cho biết “tỷ lệ trẻ em dưới
5 tuổi trên cả nước suy dinh dưỡng đã giảm từ 23,4% (năm 2006) xuống còn
21,2% (năm 2007)”. Nói cách khác, cứ 5 trẻ em ở nước ta thì có 1 em SDD và đó là
một vấn nạn y tế cộng đồng. Có lẽ tỷ lệ 1/5 còn thấp so với thực tế. Theo báo cáo
của UNICEF, trên thế giới ngày nay có khoảng 146 triệu trẻ em dưới 5 tuổi được
xem là thiếu cân, phần lớn tập trung ở Châu Á, Châu Phi và Châu Mĩ La tinh. Trong
số này có khoảng 2 triệu em ở Việt Nam. Theo thống kê, số trẻ em dưới 5 tuổi ở
nước ta hiện nay khoảng 5,65 triệu (chiếm 6,71% dân số toàn quốc), vậy nên con số
2 triệu em thiếu cân cũng có nghĩa là cứ 3 em thì có 1 em thiếu cân.
Trong một nghiên cứu về tình trạng SDD trong cộng đồng ở tỉnh Đồng Nai,

ước tính trong số trẻ em dưới 5 tuổi, có đến 31% bị SDD. Do đó, có thể nói rằng, dù
tỷ lệ SDD ở trẻ em có xu hướng giảm, nhưng vẫn còn 1/3 số trẻ em ở trong tình
trạng kém phát triển cơ thể. Con số này đặt nước ta vào nhóm 36 nước trên thế giới
có tỷ lệ trẻ em SDD cao nhất thế giới [16].
1.2.2.2. Suy dinh dưỡng thể còi
Theo số liệu của WHO, tỷ lệ SDD thể còi của trẻ em dưới 5 tuổi ở Việt Nam
vào loại cao (43,4%). Nếu xét theo các vùng sinh thái thì Đông Bắc, Bắc Trung Bộ
và Tây Nguyên là 3 vùng có tỷ lệ trẻ bị SDD cao nhất Việt Nam với tỷ lệ lần lượt là
57,8%, 52,7% và 53,4%.
Lê Danh Tuyên và cộng sự (2005) cho thấy tỷ lệ SDD thấp còi ở nước ta
đang giảm nhanh, năm 1990 là 53,4%, xuống còn 30,7% (giảm 22,7%); có sự thay
đổi về mô hình SDD thấp còi. Kết quả điều tra trước năm 2000 cho thấy tỷ lệ SDD
thấp còi tiếp tục tăng ở trẻ sau 2 năm tuổi. Ngược lại, kết quả điều tra gần đây cho
thấy tỷ lệ này tăng nhanh trong 2 năm đầu, sau 2 tuổi vẫn duy trì ở mức đó nhưng
không có xu hướng tăng thêm [87]
Hội nghị Dinh dưỡng toàn quốc năm 2009 do Viện Dinh dưỡng - Bộ Y tế tổ
chức cho biết: Tỷ lệ trẻ SDD chung ở Việt Nam dù đã giảm nhưng tỷ lệ trẻ SDD

11
chiều cao đứng lại hết sức nghiêm trọng với 32,6% trẻ (tức là cứ 3 trẻ em thì có 1
trẻ SDD về chiều cao) và khá phổ biến tại tất cả các vùng sinh thái trên cả nước.
Năm 2007, Hội Nhi khoa Việt Nam lần đầu tiên chính thức công bố “Khuyến
nghị về nhu cầu dinh dưỡng của trẻ em Việt Nam và sử dụng chuẩn tăng trưởng của
Tổ chức Y tế Thế giới 2006”. Sau đó là việc quyết định áp dụng thí điểm loại biểu
đồ tăng trưởng sử dụng hai chỉ tiêu là cân nặng/tuổi và chiều cao đứng/tuổi thay cho
loại biểu đồ tăng trưởng trước đây vẫn sử dụng (loại này chỉ sử dụng một kích
thước là cân nặng/tuổi). Việc sử dụng loại biểu đồ tăng trưởng liên quan tới chiều
cao đứng/tuổi sẽ cho phép chúng ta phát hiện sớm SDD thể còi ở trẻ dưới 5 tuổi và
từ đó có các can thiệp kịp thời để giảm thiểu tình trạng này.
1.2.2.3. Suy dinh dưỡng thể còm và tình trạng thừa cân

Tỷ lệ còm của trẻ dưới 5 tuổi ở Việt Nam là 6,1%. Phân bố theo các nhóm
tuổi của loại SDD này có những điểm đáng chú ý đó là sự tăng giảm thất thường
của suy dưỡng thể còm trong các giai đoạn khác nhau của trẻ dưới 5 tuổi. Trong giai
đoạn trẻ từ 0 đến 5 tháng tuổi, tỷ lệ còm giảm sau đó lại tăng ở giai đoạn 6-11 tháng
tuổi. Nói chung thì tỷ lệ còm có xu hướng giảm khi trẻ sinh ra cho tới 60 tháng tuổi.
Theo số liệu của WHO, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi người Việt Nam bị thừa cân
là 2,5%. Xét theo khu vực thì tỷ lệ trẻ bị thừa cân ở thành thị cao gấp gần 2,5 lần so
với nông thôn (4,8% ở thành thị so với 2% ở nông thôn) [146].
1.3. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VĂN HÓA TỘC NGƯỜI CỦA NGƯỜI THÁI,
HMÔNG VÀ DAO
1.3.1. Người Thái
Theo số liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 1999, dân tộc Thái có
1.328.725 người, đứng thứ hai về dân số trong các dân tộc thiểu số (sau dân tộc
Tày) ở Việt Nam [78]. Người Thái cư trú trên một địa bàn khá rộng, liền từ Tây Bắc
Việt Nam đến các tỉnh Hoà Bình, Thanh Hoá, Nghệ An (trải suốt từ sông Thao qua
sông Đà, sông Mã đến tận sông Lam). Họ cư trú khắp tỉnh Sơn La, Lai Châu, tập
trung ở các huyện thuộc các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Hoà Bình, Thanh Hoá, Nghệ An
[30].

12
Người Thái ở Việt Nam bao gồm nhiều ngành và nhóm khác nhau: Ngành
Thái Đen (Tay Đăm); ngành Thái Trắng (Tay Đón hay còn gọi là Tay Khao); nhóm
Thái Mai Châu (Hòa Bình); nhóm Thái Thanh Hóa; nhóm Thái Nghệ An [8].
Dân tộc Thái của Yên Bái có khoảng 41.000 người (chiếm 6,1% dân số của
tỉnh), 4 đơn vị hành chính phía Tây tỉnh là thị xã Nghĩa Lộ và các huyện: Văn Chấn,
Trạm Tấu, Mù Cang Chải là nơi người Thái tập trung sinh sống nhưng đông hơn cả
là ở 11 xã gồm: Tú Lệ, Hạnh Sơn, Phúc Sơn, Thanh Lương, Phù Nham, Sơn A, Sơn
Lương, Gia Hội và Nghĩa Phúc (huyện Văn Chấn), Nghĩa An, Nghĩa Lợi (thị xã
Nghĩa Lộ).
Người Thái làm ruộng lúa nước với kỹ thuật canh tác tiến bộ (đặc biệt là kỹ

thuật tưới nước với hệ thống mương, phai hoàn thiện), ngoài ra còn làm nương.
Lương thực có lúa nếp, lúa tẻ, hoa màu và nhiều loại cây khác; chăn nuôi gia súc,
gia cầm. Nghề thủ công có đan lát, làm đệm dệt vải, làm gốm; dệt thổ cẩm là nghề
và hàng truyền thống độc đáo.
Người Thái đã có chữ viết riêng từ rất sớm. Kho tàng văn hóa, văn nghệ dân
gian phong phú, nhiều thần thoại, cổ tích, truyền thuyết, truyện thơ, ca dao, v.v.
Làng bản người Thái nằm trên những cánh đồng và thung lũng, mỗi bản có
từ 40-50 nóc nhà, nhà cửa san sát; mái nhà sàn có hình dáng như mai rùa. Trên bản
là mường, gồm nhiều bản hợp thành [73].
Người Thái ở Việt Nam có tín ngưỡng riêng và trải qua hàng ngàn năm lịch
sử vẫn nguyên vẹn. Họ quan niệm có sự tồn tại của hai thế giới: thế giới của sự sống
và thế giới của cõi hư vô (hay còn gọi là thế giới Phi bao gồm thần linh, ma quỷ).
Từ quan niệm như vậy nên người Thái có những nghi thức và tập tục cúng lễ như:
cúng nhà, cúng bản, cúng mường, v.v. [8]
Đối với ăn uống, ngày nay gạo tẻ đã trở thành lương thực chính, gạo nếp vẫn
là lương thực truyền thống. Trên mâm ăn cơm của người Thái không thể thiếu được
món ớt giã hoà muối, tỏi, rau thơm, mùi, lá hành, v.v. và có thể thêm gan gà luộc
chín, ruột cá, cá nướng, v.v. Hễ có thịt các con vật ăn cỏ thuộc loài nhai lại thì buộc
phải có nước chấm lấy từ lòng non (nặm pịa). Thịt, cá ăn tươi thì làm món nộm,

13
nhúng (lạp, cỏi), ướp muối; nếu ăn chín, thích hợp nhất phải kể đến các món chế
biến từ cách nướng, lùi, đồ, sấy, sau đó mới đến canh, xào, rang, luộc, v.v. Người
Thái ưa thức ăn có các vị: cay, chua, đắng, chát, bùi; ít dùng các món ngọt, lợ, đậm,
nồng, v.v.; thường uống rượu cần, rượu cất. Họ hút thuốc lào bằng điếu ống tre, nứa
và châm lửa bằng mảnh đóm tre ngâm phơi khô [17], [52].
Trẻ em người Thái cũng như trẻ em các dân tộc thiểu số khác luôn được
cưng chiều, ít bị người lớn nói nặng lời, roi vọt. Các em lớn lên trong bầu không khí
thân tình của mọi người xung quanh và được bố mẹ, anh chị dìu dắt tập việc lúc 7-8
tuổi. Trước khi lấy vợ, lấy chồng các em đã trưởng thành và thông thạo các công

việc gia đình. Tập quán của người Thái là luôn quan tâm chăm sóc bà mẹ, trẻ em,
tôn trọng, hướng nghiệp cho trẻ em từ thuở còn thơ để khi lớn lên các em vững
vàng trong cuộc sống [17], [52].
1.3.2. Người Hmông
Người Hmông với tên tự gọi là Mông, Na Miẻo (tên gọi khác là Mẹo, Mèo,
Miếu Hạ, Mán Trắng). Phân loại người Hmông theo nhóm địa phương có Mông
Trắng, Mông Hoa, Mông Đỏ, Mông Đen, Mông Xanh, Na Miẻo. Dân tộc Hmông ở
Việt Nam có 558.053 người. Tiếng Hmông thuộc ngôn ngữ Mông – Dao [37], [69].
Người Hmông tập trung đông ở một số tỉnh miền núi phía Bắc như Hà
Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, v.v. (người Hmông còn di cư vào sinh
sống ở một số tỉnh thuộc Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ từ sau năm 1975).
Người Hmông thường cư trú ở vùng núi cao, vùng đầu nguồn, có khí hậu khắc
nghiệt, thiếu nước sản xuất và sinh hoạt và điều đó đã quyết định hình thái sản xuất
của họ. Nông nghiệp trồng trọt là nguồn sống chính của đồng bào. Dân tộc Hmông
ở Yên Bái có khoảng 55.000 người, chiếm 8,1% dân số toàn tỉnh, cư trú tập trung
tại 40 xã vùng cao, đặc biệt khó khăn thuộc 5 huyện: Mù Cang Chải, Trạm Tấu,
Văn Chấn, Văn Yên, Trấn Yên, Lục Yên. Tại huyện Mù Cang Chải, đồng bào cư
trú ở 13/13 xã, chiếm 95% dân số toàn huyện; tại huyện Trạm Tấu, 10/11 xã (trừ xã
Hát Lừu) có đồng bào Hmông sinh sống, chiếm 70% dân số toàn huyện

14
Người Hmông chăn nuôi chủ yếu trâu, bò, lợn, gà, ngựa. Ngựa thồ là phương
tiện vận chuyển rất có hiệu quả trên vùng cao núi đá. Con ngựa rất gần gũi và thân
thiết với từng gia đình Hmông.
Người Hmông phát triển đa dạng các nghề thủ công như đan lát, rèn, làm yên
cương ngựa, đồ gỗ, nhất là các đồ đựng, làm giấy bản, đồ trang sức bằng bạc phục
vụ nhu cầu và thị hiếu của người dân. Thợ thủ công người Hmông phần lớn làm bán
chuyên nghiệp, nhưng chế tạo ra những sản phẩm nổi tiếng như lưỡi cày, nòng
súng, các đồ đựng bằng gỗ ghép.
Người Hmông thường ăn ngày hai bữa, riêng ngày mùa ăn ba bữa. Bữa ăn

với các thực phẩm truyền thống có mèn mén (bột ngô đồ) hay cơm, rau xào mỡ và
canh. Bột ngô được xúc ăn bằng thìa gỗ. Phụ nữ khéo léo làm các loại bánh bằng
bột ngô, gạo vào những ngày tết, ngày lễ. Người Hmông quen uống rượu ngô, rượu
gạo, hút thuốc bằng điếu cày.
Người Hmông quần tụ trong từng bản vài chục nóc nhà. Nhà trệt, ba gian hai
chái, có từ hai đến ba cửa. Gian giữa đặt bàn thờ. Nhà giàu thì tường trình, cột gỗ kê
trên đá tảng hình đèn lồng hay quả bí, mái lợp ngói, sàn gác lát ván. Phổ biến loại
nhà bưng ván hay vách nứa, mái tranh. Lương thực được cất trữ trên sàn gác. Một
số nơi có nhà kho chứa lương thực ở ngay cạnh nhà. Chuồng gia súc được lát ván
cao ráo, sạch sẽ. Ở vùng cao núi đá, mỗi nhà có một khuôn viên riêng cách nhau
bằng bức tường xếp đá cao gần 2 mét.
Tập quán sinh đẻ và nuôi dạy con cái của người Hmông trước đây nói chung
có nhiều nghi thức, nghi lễ. Sau khi mang thai, người phụ nữ được giảm hoặc miễn
làm các công việc nặng nhọc, tránh xa những điều rủi ro. Họ thích sinh nở ở nhà,
trong buồng ngủ của vợ chồng (có thể đốt lửa sưởi), được mẹ chồng hay bà con
láng giềng có kinh nghiệm giúp đỡ đẻ. Trường hợp khó đẻ gia đình sẽ mời thầy
cúng làm lễ, có gia đình còn bắt sản phụ uống nước rửa ngón tay mẹ chồng vì cho
rằng trong sinh hoạt hàng ngày con dâu đã có điều gì ứng xử không tốt với mẹ
chồng; uống xong bát nước đó con dâu còn phải vái lạy mẹ chồng xin tha lỗi. Khi
đứa trẻ được sinh ra, đồng bào thường dùng cật nứa hay mảnh sành cắt rốn rồi chôn

15
nhau thai cạnh cột chính trong nhà nếu là con trai, hoặc chôn dưới gầm giường ngủ
của bố mẹ nếu là con gái.
Trẻ em người Hmông cũng được cha mẹ quan tâm chăm sóc về vật chất và
tình thần như nhiều dân tộc khác. Trong quá trình lớn lên chúng không bao giờ bị
hắt hủi, chửi mắng, đánh đập mà luôn được yêu thương, quý trọng. Đến lúc trưởng
thành chúng tự lập và sống hòa đồng trong môi trường xã hội tộc người [17], [52].
1.3.3. Người Dao
Theo số liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 1999, dân tộc Dao có

620.538 người, đứng thứ 7 về dân số trong các dân tộc thiểu số ở Việt Nam [78].
Người Dao tập trung đông ở một số tỉnh miền núi phía Bắc như Hà Giang, Cao
Bằng, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Lạng Sơn, Sơn La, v.v. (người Dao còn di
cư vào sinh sống ở một số tỉnh thuộc Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ từ sau
năm 1975). Theo Lý Hành Sơn, người Dao ở nước ta có 7 nhóm: Dao Đỏ, Dao
Tiền, Dao Quần Chẹt, Dao Thanh Phán (còn gọi là Dao Lô Gang), Dao Quần Trắng
(còn gọi là Dao Họ), Dao Thanh Y (còn gọi là Dao Chàm), Dao Áo Dài (còn gọi là
Dao Làn Tiển) [70].
Trong các dân tộc anh em sinh sống ở Yên Bái, người Dao là dân tộc có dân
số khá đông, hiện nay có khoảng 62.000 người, chiếm 9,1% dân số toàn tỉnh. Địa
bàn cư trú của người Dao chủ yếu ở rẻo giữa – vùng tiếp giáp giữa vùng thấp và
vùng cao. Người Dao sống tập trung đông nhất ở huyện Văn Yên, chiếm đến hơn
30% tổng số người Dao ở Yên Bái, sau đó đến các huyện Yên Bình, Lục Yên, Văn
Chấn và Trấn Yên. Các xã có đồng bào Dao cư trú là: Xuân Tầm, Mỏ Vàng, Viễn
Sơn, Đại Sơn, Lang Thíp, Châu Quế Thượng (huyện Văn Yên); Bảo Ái, Phúc An,
Tân Nguyên, Yên Thành, Tân Hương, Cảm Nhân, Tích Cốc, Vũ Linh, Bạch Hà,
Vĩnh Kiên (huyện Yên Bình); Tân Lĩnh, Phúc Lợi, Phan Thanh, Trung Tâm, Tân
Phượng, Động Quan (huyện Lục Yên); Lương Thịnh, Y Can, Tân Đồng, Kiên
Thành (huyện Trấn Yên); Minh An, Nậm Mười, Suối Quyền, An Lương, Nậm
Lành, Nậm Búng (huyện Văn Chấn), các xã có đông người Dao sinh sống chủ yếu
là ở phía thượng huyện Văn Yên, là địa bàn tiếp giáp giữa các huyện Văn Chấn và

16
Văn Yên, huyện Văn Chấn và Trấn Yên, thuộc phía Tây bắc và Đông bắc huyện
Yên Bình, vùng giáp ranh giữa huyện Lục Yên và Yên Bình, vùng giáp ranh giữa
huyện Lục Yên và huyện Bảo Yên (tỉnh Lào Cai).
Người Dao chủ yếu trồng lúa nương và làm ruộng lúa nước, trồng hoa màu,
có nhiều nghề thủ công như: dệt vải, rèn, mộc, làm giấy, ép dầu, chăn nuôi gia súc
và tìm kiếm lâm thổ sản, đánh cá.
Bản làng của người Dao thường bố trí ở gần nơi có nước hay có khả năng

bắc máng nước dẫn từ suối về; nhà ở là nhà đất, hoặc nửa sàn nửa đất, hoặc nhà sàn
với vật liệu sẵn có trong vùng [73].
Trong đời sống, ngoài những nghi lễ trong gia đình, bản làng, những nghi lễ
liên quan đến sản xuất, người Dao còn có tục cấp sắc, tết nhảy, cúng Bàn Vương.
Một trong những tập quán phổ biến của người Dao là cúng Bàn Vương bởi Bàn
Vương được coi là thuỷ tổ của dân tộc, là ma nhà, được cúng chung với tổ tiên của
từng gia đình, dòng họ cùng với 5 vị thần khác là: thần thóc gạo, thần coi sóc ca hát
văn nghệ, thần săn bắn và hai thần chăn nuôi. Thờ cúng Bàn Vương được coi là việc
liên quan đến vận mệnh mỗi người, mỗi dòng họ và mỗi dân tộc [18].
Người Dao sử dụng chữ Hán để sáng tạo ra chữ viết cho mình gọi là Nôm
Dao (một loại tương tự như chữ nôm của người Việt) [73]. Sách cổ của người Dao
rất phong phú về số lượng và có nhiều giá trị về văn học, văn hoá, ngôn ngữ. Nội
dung sách cổ khá phong phú, gồm nhiều loại hình: thiên văn, địa lý, văn học, tôn
giáo tín ngưỡng, y học, hướng dẫn các nghi lễ cúng chữa bệnh, v.v. Sách cổ của
người Dao có nhiều giá trị trong nghiên cứu nếp sống văn hóa của dân tộc Dao, là
nguồn tư liệu phong phú cho quá trình hình thành và phát triển chữ Dao cổ. Tuy
vậy, sách cổ của người Dao đang có xu hướng mai một về số lượng [71].
Người Dao có một số phong tục như: ở rể dài hạn hay ngắn hạn; thờ nhiều vị
thần và chi phí tốn kém trong nghi lễ. Sinh hoạt và văn hoá dân gian phong phú,
thích ca hát, có nhiều tri thức dân gian đặc biệt là y học cổ truyền [73].

17
1.4. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ HÌNH THÁI CƠ THỂ, TÌNH TRẠNG SUY
DINH DƯỠNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
Xác định các chỉ tiêu nhân trắc là việc làm quan trọng và cần được tiến hành
thường xuyên sau một khoảng thời gian nhất định nhằm đánh giá tình trạng dinh
dưỡng, thể lực của con người. Từ đó có thể đưa ra các biện pháp nhằm cải thiện tình
trạng dinh dưỡng, thể lực, chăm sóc sức khỏe cho người dân trong cộng đồng.
Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy yếu tố dinh dưỡng hầu như giữ vai trò
chi phối chính trong sự phát triển của trẻ em, vì vậy các chỉ tiêu nhân trắc đã được

UNICEF sử dụng rộng rãi trong hoạt động đánh giá và giám sát dinh dưỡng [139].
Sau đây là tóm lược các nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam về hình thái cơ thể,
tình trạng suy dinh dưỡng và các yếu tố liên quan.
1.4.1. Trên thế giới
1.4.1.1. Các nghiên cứu về hình thái cơ thể và tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em
Năm 1754, Christan Friedich Jampert đã trình bày một công trình nghiên cứu
cắt ngang đầu tiên về tăng trưởng trẻ em bằng các số liệu về chiều cao và cân nặng.
Biểu đồ tăng trưởng trẻ em xuất hiện lần đầu tiên vào thế kỷ XIX, khi Bowditch
nghiên cứu trẻ em học đường ở Boston. Năm 1914, Baldwin báo cáo thống kê về sự
tăng trưởng và phát triển của trẻ em học đường. Năm 1942, D’Arey Thompson đưa
khái niệm tốc độ tăng trưởng vào nghiên cứu về tăng trưởng [31].
Một nghiên cứu của Freedman, Dietz và cộng sự (2005) ở Bongalusa, trên
2.610 trẻ 2-17 tuổi cho thấy trẻ 2-5 tuổi có BMI  95
th
percentile thì có nguy cơ trở
thành béo phì khi lớn cao gấp 4 lần so với trẻ có BMI ≤ 50
th
percentile [111].
Theo Barlow và Dietz (1998), sử dụng BMI ở trẻ em và vị thành niên còn
phụ thuộc vào tuổi, giới của đối tượng và phương pháp đo lượng mỡ. Mặc dù mức
thay đổi BMI chỉ ra nguy cơ chưa được xác định, nhưng con số tăng hàng năm 3-4
đơn vị BMI có thể phản ánh sự tăng nhanh mỡ cơ thể ở hầu hết trẻ em [99], [101].
Cole T.J. và cộng sự (2000) nghiên cứu với quy mô lớn ở 6 nước bao gồm
các đối tượng 0-25 tuổi để xây dựng một chuẩn đánh giá tình trạng béo phì ở trẻ em,

18
đã đề nghị sử dụng ngưỡng BMI < 85
th
được coi là bình thường, 85-95
th

có nguy cơ
thừa cân và  95
th
là béo phì [107].
Trước đây, Gomez đã phân loại tình trạng dinh dưỡng trẻ em chỉ dựa vào chỉ
tiêu cân nặng/tuổi. Tuy nhiên, cách phân loại này không phân biệt được thiếu dinh
dưỡng mới xảy ra hay đã có từ lâu trước đó, do đó Waterlow và cộng sự đề nghị
cách phân loại như sau: Thiếu dinh dưỡng thể gầy còm (thiếu dinh dưỡng hiện tại)
biểu hiện bằng cân nặng/chiều cao thấp so với chuẩn, thiếu dinh dưỡng thể thấp còi
(thiếu dinh dưỡng trường diễn) biểu hiện bằng chiều cao/tuổi thấp so với chuẩn và
thiếu dinh dưỡng thể hỗn hợp biểu hiện bằng cả hai chỉ tiêu chiều cao/tuổi thấp và
cân nặng/chiều cao thấp so với chuẩn [43], [44].
Rolland Cachera và cộng sự (1997) tính khối nạc và khối mỡ trẻ em dựa vào
vòng cánh tay trên và BDLMDD cơ tam đầu, sau đó tính % mỡ vùng cánh tay trên,
lấy phương pháp chụp cộng hưởng từ (MRI) để so sánh. Phương pháp của Rolland
tính % mỡ vùng cánh tay trên đưa ra kết quả rất gần với phương pháp MRI, áp dụng
thuận lợi cho trẻ em, có thể tiến hành trên thực địa dễ dàng. Do vậy tác giả khuyến
cáo dùng phương pháp nhân trắc để tính % mỡ cánh tay đặc biệt cho các đối tượng
đang trong thời kì phát triển [127], [128].
Muốn nhận định các kết quả nhân trắc cần phải chọn một quần thể tham
chiếu để so sánh. Theo WHO (1995), không nên coi quần thể tham chiếu là chuẩn
mà chỉ là cơ sở để đưa ra các nhận định thuận tiện cho các so sánh trong nước và
quốc tế [141].
Do nhận thấy ở trẻ em dưới 5 tuổi nếu được nuôi dưỡng hợp lý và điều kiện
sống hợp vệ sinh thì khả năng tăng trưởng không khác nhau theo chủng tộc, WHO
(1995) đã đề nghị lấy quần thể NCHS (National Centre of Health Statistic) của Hoa
Kỳ làm quần thể tham chiếu. Từ trước những năm 90 của thế kỷ trước, đề nghị này
được ứng dụng rộng rãi tại nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam [141].
Năm 1990, WHO thành lập Nhóm nghiên cứu về tăng trưởng của trẻ nhằm
đưa ra những khuyến cáo cho việc sử dụng và giải thích một cách hợp lý về các

kích thước nhân trắc áp dụng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Theo báo cáo của nhóm

19
nghiên cứu, dữ liệu tham chiếu của Trung tâm Quốc gia về thống kê y học/WHO có
những sai sót và thất bại trong việc dự đoán một cách đầy đủ sự tăng trưởng về mặt
thể chất của trẻ. Những hạn chế này đã làm cản trở công tác quản lý dinh dưỡng hợp
lý của trẻ nhỏ. Vì vậy, cần phải có những đường tăng trưởng mới để đáp ứng cho
nhu cầu trên [150].
Năm 2006, WHO đã công bố bộ chuẩn tăng trưởng thứ nhất của trẻ dưới 5
tuổi, gồm các chuẩn về chiều cao đứng theo tuổi (chiều cao/tuổi), cân nặng theo tuổi
(cân nặng/tuổi), cân nặng theo chiều cao đứng (cân nặng/chiều cao) và BMI theo
tuổi (BMI/tuổi) [147].
Năm 2007, WHO tiếp tục công bố bộ chuẩn tăng trưởng thứ 2 cho trẻ dưới 5
tuổi gồm các chuẩn về vòng đầu theo tuổi (vòng đầu/tuổi), Vòng cánh tay trái duỗi
theo tuổi (VCTTD/tuổi), BDLMDD tại cơ tam đầu cánh tay theo tuổi (BDLMDD
CTĐCT/tuổi) và bề dày lớp mỡ dưới mỏm bả theo tuổi (BDLMDD DMB/tuổi)
[148].
Tiếp theo đó là chuẩn tăng trưởng của trẻ ở tuổi học đường và người trưởng
thành đã đánh dấu một mốc quan trọng cho các nghiên cứu về ứng dụng của các
kích thước nhân trắc để đánh giá trình trạng dinh dưỡng và phát triển thể lực của
con người [121].
Nghiên cứu của Shankar Prinja và cộng sự (2009) ở Ấn Độ sử dụng tiêu
chuẩn của WHO để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi cho thấy: với
cùng một quần thể trẻ dưới 5 tuổi, tỷ lệ trẻ nhẹ cân khi áp dụng chuẩn tăng trưởng
mới của WHO thấp hơn so với khi áp dụng chuẩn của Viện Nhi khoa Ấn Độ [130].
1.4.1.2. Một số nghiên cứu về các yếu tố liên quan đến hình thái cơ thể và tình trạng
suy dinh dưỡng của trẻ em
Thiên chức của người mẹ là sinh con và nuôi dưỡng con. Trẻ con ngay từ khi
sinh ra đã được nuôi bằng sữa mẹ. Nếu động tác bú là phản xạ bẩm sinh của đứa trẻ
thì cho con bú là phản xạ bản năng của người mẹ.

Chỉ bắt đầu từ thế kỷ XIX, khi nền công nghiệp phát triển, phụ nữ phải đi
làm và không thể cho con bú được thoải mái, mặt khác do công nghiệp phát triển,

×