Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái của sâu cuốn lá dâu(diaphania pyloalis walkerr) và biện pháp phòng chống chúng ở hà nội và phụ cận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.44 MB, 105 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
----------------------*----------------------



PHẠM TUẤN NHO



NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ðẶC ðIỂM HÌNH THÁI,
SINH HỌC, SINH THÁI CỦA SÂU CUỐN LÁ DÂU
(DIAPHANIA PYLOALIS WALKER) VÀ BIỆN PHÁP
PHÒNG CHỐNG CHÚNG Ở HÀ NỘI VÀ PHỤ CẬN





LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP



Chuyên ngành: Bảo vệ thực vật
Mã số : 60 62 10

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Như Cường



HÀ NỘI - 2009




Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp…………
ii


LỜI CAM ðOAN
Tôi xin cam ñoan các kết quả nghiên cứu và ñiều tra ñược trình bày
trong luận văn là do tôi thực hiện, các số liệu công bố hoàn toàn trung
thực và chưa hề ñược sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam ñoan rằng, mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn
này ñã ñược cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn ñã ñược chỉ
rõ nguồn gốc.




Tác giả luận văn


Phạm Tuấn Nho



















Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp…………
iii


LỜI CẢM ƠN

ðể hoàn thành tốt bản luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu
sắc ñến TS. Nguyễn Như Cường - Bộ môn Côn Trùng- Viện Bảo Vệ Thực
Vật, TS Nguyễn Thị ðảm - Trung tâm nghiên cứu dâu tằm tơ ñã tận tình
hướng dẫn dìu dắt, giúp ñỡ tôi trong quá trình thực hiện bản luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám ðốc và toàn thể cán bộ công
nhân viên Trung tâm nghiên cứu dâu tằm tơ ñã tạo mọi ñiều kiện thuận lợi
giúp ñỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban ñào tạo sau ñại học - Viện khoa học
Nông nghiệp Việt Nam ñã tạo ñiều kiện giúp ñỡ tôi trong quá trình học
tập và nghiên cứu thực hiện luân văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể Cán bộ công nhân viên Bộ môn
Côn Trùng, Trung tâm ñấu tranh sinh học - Viện Bảo Vệ Thực vật ñã giúp
ñỡ tôi trong quá trình nghiên cứu thực hiện luận văn.
Do ñiều kiện cơ sở vật chất, thời gian và trình ñộ của bản thân có
hạn nên trong bản luận văn của tôi chắc chắn còn có thiếu sót. Tôi rất

mong nhận ñược sự ñóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các ñồng
nghiệp. Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn!

Tác giả luận văn


Phạm Tuấn Nho




Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp…………
iv


MỤC LỤC
Lời cam ñoan ii
Lời cảm ơn iii
Mục lục iv
Danh mục chữ viết tắt vii
Danh mục bảng viii
Danh mục hình x
MỞ ðẦU 1
Chương 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 6
1.1 Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu sâu hại dâu 6
1.2 Tình hình sản xuất dâu tằm. 7
1.3 Tình hình nghiên Ngoài nước 9
1.3.1 Nghiên cứu về giống tằm 9
1.3.2 Nghiên cứu về bệnh tằm 9
1.3.3 Nghiên cứu về giống dâu 10

1.3.4 Nghiên cứu về sâu bệnh hại dâu: 11
1.3.5 Nghiên cứu về sâu cuốn lá dâu (Diaphania pyloalis (Walker)) 14
1.4 Tình hình nghiên cứu trong nước 18
1.4.1 Nghiên cứu về giống tằm. 18
1.4.2 Nghiên cứu bệnh tằm: 18
1.4.3 Nghiên cứu về giống dâu: 19
1.4.4 Nghiên cứu về sâu bệnh hại dâu: 19
1.4.5 Nghiên cứu về sâu cuốn lá dâu 21
Chương II. NỘI DUNG, ðỐI TƯỢNG, ðỊA ðIỂM VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU 23
2.1 Nội dung nghiên cứu 23
2.2 ðối tượng và vật liệu nghiên cứu 23
2.2.1 ðối tượng nghiên cứu 23


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp…………
v


22.2 Vật liệu nghiên cứu 23
2.3 ðịa ñiểm và thời gian nghiên cứu 24
2.3.1 ðịa ñiểm nghiên cứu 24
2.3.2 Thời gian nghiên cứu 24
2.4 Phương pháp nghiên cứu 25
2.4.1 Phương pháp ñiều tra thành phần sâu hại dâu. 25
2.4.2 ðiều tra diễn biến số lượng và mức ñộ gây hại của sâu cuốn lá 25
2.4.3 Nghiên cứu một số ñặc ñiểm hình thái, sinh học và sinh thái của
sâu cuốn lá dâu (Diaphania pyloalis Walker) 25
2.4.4 ðánh giá hiệu lực trừ sâu cuốn lá của một số loại thuốc Bảo vệ
thực vật trong phòng thí nghiệm. 26

2.4.5 ðánh giá hiệu lực trừ sâu cuốn lá dâu của một số loại thuốc Bảo
vệ thực vật trong nhà lưới. 27
2.4.6 ðánh giá hiệu lực trừ sâu cuốn lá của một số loại thuốc Bảo vệ
thực vật ngoài ñồng ruộng. 27
2.4.7 Nuôi tằm kiểm tra thời gian cách ly và ảnh hưởng của thuốc
Bảo vệ thực vật ñối với tằm. 28
2.4.7 Phương pháp bảo quản mẫu vật 30
2.4.8 Phương pháp ñịnh loại dựa theo các tài liệu ñịnh loại: 30
2.4.9 Phương pháp tính toán số liệu 30
Chương III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 34
3.1 Thành phần sâu hại dâu tại Hưng Yên, Hà Nội năm 2008-2009. 34
3.2 ðặc ñiểm hình thái và sinh học sinh thái và tập tính gây hại của
sâu cuốn lá dâu (Diaphania pyloalis Walker) 40
3.2.1 Một số ñặc ñiểm hình thái của sâu cuốn lá dâu (Diaphania
pyloalis Walker) 42
3.2.2 Tập tính gây hại 44


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp…………
vi


3.2.3 Một số ñặc ñiểm sinh học cơ bản của sâu cuốn lá (Diaphania
pyloalis Walker) 45
3.3 Kết quả ghi nhận bước ñầu về thiên ñịch sâu cuốn lá dâu 40
3.4 Diễn biến mật ñộ sâu cuốn lá dâu dưới ảnh hưởng của ñiều
kiện sinh thái, giống và số lần thu hái trong năm ở ðông Anh và
Long Biên Hà Nội 51
3.4.1 Diễn biến mật ñộ sâu cuốn lá dâu trên 2 ñiều kiện sinh thái
ðông Anh và Long Biên H à Nội Năm 2008-2009 51

3.4.2 Diễn biến số lượng quần thể sâu cuốn lá dâu trên các ruộng có
số lần thu hái khác nhau. 56
3.4.3 Tỷ lệ hại của sâu cuốn lá trên các giống dâu năm 2008-2009. 60
3.5 Hiệu lực phòng trừ sâu cuốn lá dâu của một số loại thuốc bảo vệ
thực vật 64
3.6 Thời gian cách ly và ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật với
tằm dâu 67
4 KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 75
5 TÀI LIỆU THAM KHẢO 77






Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp…………
vii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BVTV Bảo vệ thực vật
CT Công thức
ð/c ðối chứng
ðSK ðồ sơn khoang
HN Hà Nội
HY Hưng Yên
HTX Hợp tác xã
KL Khối lượng
NSP Ngày sau phun

NXB Nhà xuất bản
PTK Khối lượng toàn kén
PVK Khối lượng vỏ kén
Quế II Quế ưu 62
TQ Trung Quốc











Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp…………
viii


DANH MỤC BẢNG
Số bảng Tên bảng Trang

3.1 Thành phần sâu hại dâu tại Hà Nội, Hưng Yên 2008- 2009 34
3.2 Mức ñộ phổ biến và thời gian xuất hiện của một số sâu hại dâu
tại Hà Nội, Hưng Yên 2008-2009 35
3.3 Thời gian phát dục của sâu non qua các ñợt nuôi tại Viện Bảo
vệ thực vật năm 2008 46
3.4 Thời gian phát dục các giai ñoạn sinh trưởng sâu cuốn lá dâu tại
phòng thí nghiệm Viện Bảo vệ thực vật năm 2008 48

3.5 Khả năng sinh sản của sâu cuốn lá dâu tại phòng thí nghiệm
Viện Bảo vệ thực vật năm 2008 50
3.6 Tỷ lệ nở của trứng sâu cuốn lá dâu qua các ñợt nuôi tại phòng
thí nghiệm Viện Bảo vệ thực vật năm 2008 51
3.7 Thành phần ký sinh thiên ñịch của sâu cuốn lá 41
3.8 Diễn biến mật ñộ quần thể sâu cuốn lá dâu con/m2 tại Long
Biên và ðông Anh, Hà Nội - 2008 52
3.9 Diễn biến số lượng quần thể sâu cuốn lá dâu con/m2 tại Long
Biên và ðông Anh, Hà Nội – 2009 54
3.10 Diễn biến mật ñộ quần thể sâu cuốn lá trên ruộng có số lần thu
hái khác nhau, tại Long Biên - 2008 57
3.11 Diễn biến số lượng quần thể sâu cuốn lá trên ruộng có số lần
thu hái khác nhau, Long Biên- 2009 58
3.12 Tỷ lệ hại của sâu cuốn lá trên một số giống dâu ñại trà tại Long
Biên-2008 61
3.12 Tỷ lệ hại của sâu cuốn lá trên một số giống dâu ñại trà tại Long
Biên-2009 62


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp…………
ix


3.13 Hiệu lực phòng trừ sâu cuốn lá dâu (Diaphania pyloalis
Walker) của một số loại thuốc bảo vệ thực vật trong phòng thí
nghiệm 65
3.14 Hiệu lực phòng trừ sâu cuốn lá dâu (Diaphania pyloalis
Walker) của một số loại thuốc bảo vệ thực vật trong nhà lưới 66
3.15 Hiệu lực phòng trừ sâu cuốn lá dâu (Diaphania pyloalis
Walker) của một số loại thuốc bảo vệ thực vật ngoài ñồng

ruộng 67
3.16 Ảnh hưởng của một số loại thuốc bảo vệ thực vật ñến sức sống
tằm (%) 67
3.17 Ảnh hưởng của một số loại thuốc bảo vệ thực vật ñến sức sống
nhộng (%) 69
3.18 Ảnh hưởng của một số loại thuốc bảo vệ thực vật ñến khối
lượng toàn kén (gr) 69
3.19 Ảnh hưởng của một số loại thuốc bảo vệ thực vật ñến tỷ lệ vỏ
kén (%) 70
3.20 Ảnh hưởng của một số loại thuốc bảo vệ thực vật ñến số
trứng/ổ (quả) 71
3.21 Ảnh hưởng của một số loại thuốc bảo vệ thực vật ñến tỷ lệ nở
của trứng (%) 72




Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp…………
x


DANH MỤC HÌNH
Số hình Tên hình Trang

3.1 Sâu cuốn lá hại dâu tại hợp tác xã La Tiến - Kim ðộng Hưng
Yên Tháng 5 năm 2008 38
3.2 Sâu róm hại dâu tại hợp tác xã La Tiến - Kim ðộng Hưng Yên
Tháng 5 năm 2008 39
3.3 Sâu ño hại dâu tại hợp tác xã Phù ðổng - Gia Lâm – Hà Nội
tháng 5 năm 2008 39

3.4 Sâu khoang hại dâu tại Ngọc Thụy – Long Biên - Hà Nội tháng
5 năm 2008 40
3.5 Sâu ñục thân hại dâu tại Ngọc Thụy – Long Biên – Hà Nội
tháng 7 năm 2009 40
3.6 Pha Trứng chụp tại Ngọc Thụy – Long Biên – Hà Nội tháng 8
năm 2009 42
3.7 Pha sâu non chụp tại Ngọc Thụy -Long Biên -Hà Nội tháng 8
năm 2009 43
3.8 Pha nhộng chụp tại Ngọc Thụy -Long Biên -Hà Nội tháng 8 năm 2009 43
3.9 Pha Trưởng thành chụp tại Viện Bảo vệ thực vật tháng 9 năm 2009 44
3.10 Tập tính gây hại của sâu cuốn lá dâu chụp tại hợp tác xã La
Tiến - Kim ðộng Hưng Yên Tháng 5 năm 2008 45
3.11 Sâu non qua ñông chụp tại Viện Bảo vệ Thực vật tháng 12 năm 2008 49
3.12 Thiên ñịch cuốn lá dâu chụp tại Ngọc Thụy - Long Biên -Hà
Nội tháng 9 năm 2009 41
3.13 Diễn biến mật ñộ quần thể sâu cuốn lá dâu tại Long Biên và
ðông Anh, Hà Nội – 2008 53
3.14 Diễn biến số lượng quần thể sâu cuốn lá dâu tại Long Biên và
ðông Anh, Hà Nội - 2009 56


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp…………
xi


3.15 Diễn biến số lượng quần thể sâu cuốn lá trên ruộng có số lần
thu hái khác nhau, tại Long Biên - 2008 58
3.16 Diễn biến mật ñộ quần thể sâu cuốn lá trên ruộng có số lần thu
hái khác nhau, Long Biên- 2009 60
3.17 Tỷ lệ hại của sâu cuốn lá trên một số giống dâu ñại trà tại Long

Biên-2008 62
3.18 Tỷ lệ hại của sâu cuốn lá trên một số giống dâu ñại trà tại
Long Biên-2009 64
3.19 Tỷ lệ tằm chết khi ăn lá dâu ñược phun một số loại thuốc bảo
vệ thực vật 69
3.20 Cân khối lượng vỏ kén, chụp tại Ngọc Thụy - Long Biên - Hà
Nội tháng 9 năm 2009 70
3.21 Cho ngài ñẻ, chụp tại Ngọc Thụy - Long Biên - Hà Nội tháng 9
năm 2009 72



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp…………
1


MỞ ðẦU

1. ðặt vấn ñề
Trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa là nghề có truyền thống lâu ñời ở
Việt Nam. Trải qua hàng ngàn năm với bao thăng trầm nhưng nghề trồng dâu,
nuôi tằm ở nước ta vẫn tồn tại và phát triển, bởi nghề trồng dâu nuôi tằm không
ñòi hỏi chi phí ñầu tư ban ñầu cao, yêu cầu kỹ thuật ñơn giản, chỉ sau 4- 6 tháng
trồng cây dâu ñã có thể cho thu hoạch lá dâu nuôi tằm, trồng một lần có thể thu
hoạch kéo dài tới 15 - 20 năm. Cây dâu là cây trồng có thể sinh trưởng, phát
triển trên nhiều loại ñất khác nhau như ñất bãi ven sông, ven biển và cả những
vùng ñất nghèo dinh dưỡng, vùng ñồi núi trung du. ðầu tư chi phí cho trồng dâu
thấp và nuôi tằm lại cho thu hoạch nhanh, chỉ sau 20 - 25 ngày ñã cho thu hoạch
một lứa tằm. Không chỉ thế, nghề này còn ñược thực hiện bởi nhiều ñối tượng
lao ñộng khác nhau, tạo công ăn việc làm cho người lao ñộng ở ñủ mọi lứa tuổi

và trình ñộ văn hóa. Do những ñặc thù trên, có thể nói, nghề trồng dâu nuôi tằm
là một nghề mang lại hiệu quả kinh tế cao so với nhiều ngành nghề khác. Nói
cách khác, phát triển trồng dâu nuôi tằm ở nước ta trong giai ñoạn hiện nay là
hoàn toàn phù hợp với phương hướng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp góp phần
làm tăng thu nhập cho người nông dân. Xoá ñói giảm nghèo ở nhiều vùng nông
thôn nước ta.
Nghề trồng dâu nuôi tằm của nước ta ñã có từ xa xưa, theo Trần Quốc
Vượng trích dẫn trong cuốn sách “Di vật chí” của Dương Phú ñời nhà Hán
thế kỷ I sau công nguyên chỉ rõ “Ở vùng Bắc Bộ và Trung Bộ có nuôi 8 lứa
tằm trong một năm” ñiều này chứng tỏ hai nghìn năm trước nghề trồng dâu
nuôi tằm của Việt Nam ñã tồn tại và phát triển (1953) [21]. Chính vì thế từ
miền Bắc ñến miền Nam nước ta ñã hình thành những vùng ươm tơ, dệt lụa
nổi tiếng như Lĩnh Bưởi ở Trích Sài, Lương The ở La Cả (Hà ðông), Nhiễu
Hồng ðô (Thanh Hoá), Lụa Hạ (Hà Tĩnh), Lụa Lĩnh (Quảng Nam), Lụa Tân


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp…………
2


Châu (Châu ðốc)....
Mặc dù thị trường tơ tằm trong nước, trên thế giới có lúc biến ñộng,
ngành có thể thay ñổi nhưng các làng nghề truyền thống sản xuất dâu tằm
vẫn duy trì sản xuất. ðặc biệt trong thời gian qua khi Việt Nam ñã trở thành
bạn hàng với nhiều nước trên thế giới, một số làng nghề truyền thống tơ tằm
như Vạn Phúc (Hà ðông), Nha Xá (Dung Tiên, Hà Nam), Cổ Chất (Nam
ðịnh), Nam Cao (Thái Bình) .v.v. ñã trở thành ñiểm ñến của nhiều ñoàn
khách du lịch của các nước. Từ ñó không chỉ giới thiệu ñược những bản sắc
văn hoá của dân tộc Việt Nam mà còn tạo ñiều kiện cho ngành sản xuất dâu
tằm tiêu thụ ñược sản phẩm của lụa tơ tằm.

Cho tới nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, con
người ñã nghiên cứu, sản xuất thành công khá nhiều loại tơ, sợi nhân tạo.
Nhưng chưa có một loại sợi nào thể thay thế ñược sợi tơ tằm với những ñặc
tính riêng biệt rất quý như: sợi tơ tằm có ñộ bóng cao, dễ tẩy chuội, dễ
nhuộm màu, ñộ ñàn hồi tốt, sức hút ẩm cao, khả năng cách nhiệt và cách ñiện
tốt. Mặt khác, các sản phẩm như quần áo bằng lụa tơ tằm vừa nhẹ, mềm mại,
bền ñẹp, mặc mát trong mùa hè và ấm áp trong mùa ñông, nên các sản phẩm
từ lụa tơ tằm ñược các bậc vua chúa, quý tộc sử dụng. Cho tới nay các sản
phẩm làm từ tơ tằm thiên nhiên rất ñược các doanh nhân và tầng lớp thu nhập
cao ưa chuộng, ñặc biệt là ở các nước như Mỹ, Nhật, Tây Âu…
Sự phát triển của tơ tằm phương ðông ñã góp phần thúc ñẩy sự giao
thương buôn bán và thúc ñẩy giao lưu văn hóa ðông - Tây, tạo nên con
ñường huyền thoại “Con ñường tơ lụa” nổi tiếng trong lịch sử.
Tơ tằm không chỉ là nguyên liệu phục vụ ngành công nghiệp may, mà
còn là nguyên liệu cho các ngành công nghiệp hiện ñại và y tế như chỉ dù,
lốp máy bay, vật liệu cách ñiện, chỉ khâu mổ…với những ñặc tính quí ñó tơ
tằm trước kia cũng như ngày nay vẫn là mặt hàng có giá trị kinh tế cao [3].
Trong thời gian gần ñây do nhu cầu tơ tằm tăng lên, nghề trồng dâu nuôi


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp…………
3


tằm ở nước ta ngoài các vùng sản xuất truyền thống ñã mở rộng ra các vùng sản
xuất mới và hình thành các vùng sản xuất tập trung như: Sơn La, các tỉnh ñồng
bằng Bắc Bộ, Nam khu 4 cũ, Lâm ðồng [19] diện tích trồng dâu cả nước ñã
lên tới trên 20 nghìn ha. Tuy nhiên diện tích, qui mô trồng dâu nuôi tằm của
nước ta có rất nhiều tiềm năng mở rộng phát triển theo Lê Quang Chút và các
cộng tác viên, 1993 [4] vùng Tây Nguyên có 1.6 triệu ha ñất chưa sử dụng

trong ñó ñất ñồng bằng khoảng 40.000 ha và ñất ñồi 125.000 ha. Phạm Văn
Vượng, 1995 [20] chỉ rõ. Ở ñồng bằng Bắc bộ, ñất có thể trồng dâu ñược là
2.759 ha. Theo ñiều tra của Viện Quy hoạch Thiết kế nông nghiệp 2001 [17]
toàn quốc có diện tích 4.926 nghìn ha thích nghi với các mức ñộ khác nhau
cho trồng dâu nuôi tằm (trong ñó: có 861 nghìn ha rất thích hợp, 1.628 nghìn
ha thích hợp, 2.437 nghìn ha ít thích hợp. Trong số ñất thích hợp có 160
nghìn ha hiện ñang là ñất trống ñồi núi trọc. Ngoài ra, có thể chuyển ñổi 10%
ñất trồng màu và cây công nghiệp ngắn ngày kém hiệu quả sang trồng dâu.
Như vậy chúng ta có khoảng 100.000ha dành cho Phát triển trồng dâu nuôi
tằm. ðiều kiện tự nhiên nước ta thuộc vùng nhiệt ñới ẩm có gió mùa nên cây
dâu có thể phát triển quanh năm, do vậy việc nuôi tằm có thể cho thu hoạch
từ 7 ñến 9 lứa tằm, trong khi ñó ở các nước ôn ñới chỉ có thể cho thu hoạch
1-3 lứa tằm/năm (ðỗ Thị Châm, 1995) [3].
Với những lợi thế ñất ñai, thời tiết khí hậu và hiệu quả kinh tế so với
một số ngành nghề khác, nghề trồng dâu nuôi tằm ñã ñược mở rộng và phát
triển một cách ñáng kể. Tuy nhiên, ñi ñôi với việc phát triển diện tích, ñầu tư
thâm canh ñưa các giống mới năng suất cao chịu phân bón vào sản xuất ñại
trà ñã dẫn ñến sự bùng phát và gây hại nghiêm trọng của một số ñối tượng
sâu bệnh như: sâu khoang, sâu ño, sâu róm…hại lá dâu, trong ñó quan trọng
nhất là sâu cuốn lá (Diaphania pyloalis Walker). Sâu cuốn lá dâu liên tục gây
thành dịch làm giảm năng xuất và chất lượng lá dâu. Tại HTX La Tiến - Kim
ðộng - Hưng Yên; Vũ Hồng, Vũ Phong - Thái Bình sâu cuốn lá ñã phát sinh


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp…………
4


thành dịch và phá hại toàn bộ diện tích sản xuất dâu gần 200 ha của 3 HTX
trên vào tháng 5, 6,7 năm 2008.


ðây chính là một trong những nguyên nhân
quan trọng làm sản xuất dâu không ổn ñịnh và ảnh hưởng ñáng kể tới việc
phát triển ngành dâu tằm tơ ở nước ta. Tuy nhiên, nghề trồng dâu nuôi tằm
mới chỉ tập trung nghiên cứu chủ yếu trong lĩnh vực giống tằm, bệnh tằm,
giống dâu và chế biến các sản phẩm tơ. Trong khi ñó, các nghiên cứu về
thành phần sâu bệnh và các biện pháp bảo vệ cây dâu nhằm ñảm bảo nguồn
thức ăn ổn ñịnh cho con tằm lại chưa ñược quan tâm ñúng mức, ñiều này ñã
gây ra rất nhiều khó khăn trong việc phòng chống khi xuất hiện sâu bệnh trên
cây dâu trên diện rộng và ở mức ñộ nghiêm trọng. Bởi vì, chúng ta chưa nắm
bắt ñược qui luật phát sinh gây hại cũng như biện pháp phòng trừ chúng hiệu
quả nhưng lại phải ñảm bảo sự an toàn của con tằm khi sử dụng lá dâu làm
thức ăn.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của sản xuất chúng tôi ñã tiến hành thực
hiện ñề tài:
“Nghiên cứu một số ñặc ñiểm hình thái, sinh học, sinh thái của sâu
cuốn lá dâu (Diaphania pyloalis Walker) và biện pháp phòng chống chúng
ở Hà Nội và phụ cận”. Nhằm tìm hiểu một số ñặc ñiểm sinh học, sinh thái
cơ bản và qui luật phát sinh gây hại của chúng làm cơ sở cho việc ñề xuất
biện pháp phòng trừ chúng một cách hiệu quả hạn chế thiệt hại do sâu cuốn
lá dâu gây ra từ ñó góp phần tăng năng suất lá, ñảm bảo năng suất chất lượng
tơ kén và ổn ñịnh sản xuất.
2. Mục tiêu của ñề tài
- Xác ñịnh một số ñặc ñiểm sinh học, sinh thái cơ bản của sâu cuốn lá dâu
(Diaphania pyloalis Walker)
- Xác ñịnh ñược diễn biến mật ñộ dưới ảnh hưởng của một số ñiều kiện
sinh thái, giống dâu, số lần thu hái lá dâu/năm của sâu cuốn lá dâu (Diaphania
pyloalis Walker)
- Khảo nghiệm hiệu quả một số loại thuốc bảo vệ thực vật có ñộ phân giải



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp…………
5


nhanh phòng trừ sâu cuốn lá dâu (Diaphania pyloalis Walker)
- Xác ñịnh ñược thời gian cách ly an toàn của một số loại thuốc bảo vệ
thực vật cho nuôi tằm.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài

ðề tài ñược thực hiện sẽ bổ sung một số dẫn liệu khoa học mới về
thành phần loài sâu hại dâu, thiên ñịch của chúng và một số ñặc ñiểm sinh
học, sinh thái và diễn biến mật ñộ của sâu cuốn lá dâu (Diaphania pyloalis
Walker) ñể nhận biết, dự tính dự báo kịp thời sự phá hại của chúng.

Về mặt thực tiễn: ðề tài ñã ñề xuất ñược số biện pháp phòng trừ sâu cuốn
lá dâu an toàn, hiệu quả, giảm ô nhiễm môi trường góp phần ổn ñịnh và phát
triển sản xuất dâu tằm.











Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp…………

6


Chương 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu sâu hại dâu
Theo Weires R.W & Chiang (1993) [34] so với hệ sinh thái tự nhiên, hệ
sinh thái nông nghiệp luôn bị hạn chế về tính ña dạng và kém bền vững, do
chịu sự tác ñộng không ngừng của nhiều nhân tố ngoại cảnh. Một trong
những tác ñộng có ảnh hưởng sâu sắc ñến hệ sinh thái nông nghiệp là việc
lạm dụng các hợp chất hóa học trong nông nghiệp bao gồm thuốc bảo vệ thực
vật và các loại phân khoáng nhằm tạo ra năng suất cây trồng cao. Kết quả là
sự bùng phát của một số loài dịch hại trên các cây trồng nông nghiệp trong
những năm gần ñây như rầy nâu hại lúa, sâu cuốn lá dâu..., ñã gây thiệt hại
ñáng kể cho sản xuất nông nghiệp nước ta.
Do vậy nếu con người hiểu biết về hệ sinh thái ñầy ñủ thì sẽ có các biện
pháp thích hợp tác ñộng ñến cấu trúc sinh quần trong hệ sinh thái, tạo nên thế
cân bằng sinh học cao theo hướng có lợi cho con người và hạn chế ñược sự
phá hại của dịch hại. ðây là cơ sở khoa học của công tác bảo vệ thực vật
(BVTV) hiện ñại. [5].
Chính vì vậy con người ñã tiến hành các nghiên cứu về sinh thái nói
chung, về sinh học sinh thái nông nghiệp nói riêng. Thông qua các nghiên
cứu sinh học, sinh thái của những loài dịch hại quan trọng cũng như các biện
pháp canh tác hợp lý ñối với cây trồng ñể không những quản lý ñược chúng
ñạt hiệu quả kinh tế theo mong muốn mà còn có thể giảm các tác ñộng xấu
tời môi trường sinh thái.
Cây dâu cũng như bất kỳ cây nào nằm trong hệ sinh thái nông nghiệp,
trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển ñều bị nhiều loài sâu bệnh khác
nhau phá hại. Chúng phá hại ngay từ khi bắt ñầu trồng cho ñến khi thu hoạch,
hại tất cả các bộ phận của cây cả trên mặt ñất và dưới ñất. Sự gây hại của sâu,
bệnh trên ñồng ruộng dễ nhìn thấy, nhưng ñôi khi cũng nhầm lẫn với những

hiện tượng bệnh sinh lý do thiếu các nguyên tố vi lượng hoặc thời tiết khí
hậu và môi trường gây ra. Mối quan hệ giữa côn trùng và cây trồng chịu ảnh


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp…………
7


hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp của các yếu tố môi trường, ñiều kiện canh tác
và bản thân cây trồng (giống, giai ñoạn sinh trưởng...). Thành phần, mức ñộ
phổ biến và tác hại sâu hại dâu ở nước ta ñã ñược một số tác giả trước ñây
nghiên cứu, tuy nhiên còn chưa ñược quan tâm ñứng mức. Trong những năm
gần ñây, do hiệu quả khá cao của nghề trồng dâu nuôi tằm mang lại cho
người sản xuất, do vậy song song với phát triển về diện tích, việc ñưa các
giống dâu mới có năng suất lá cao, chịu thâm canh và các biện pháp thâm
canh cây dâu ñã ñược áp dụng cho các vùng sản xuất dâu. Chính vì vậy, rất
nhiều loài sâu bệnh ñã xuất hiện và gây hại nghiêm trọng ở nhiều vùng trồng
dâu ở Hà Nội, Hưng Yên, Thái Bình.... Trong khi ñó, các nghiên cứu về sâu
bệnh hại dâu và các biện pháp phòng trừ chúng nói chung còn chưa ñược
quan tâm ñúng mức. Mặt khác, sự phát sinh và gây hại của mỗi loài côn
trùng nhất ñịnh phụ thuộc vào ñiều kiện sinh thái (bao gồm các ñiều kiện
sinh thái khu vực nói chung và từng tiểu vùng sinh thái), quan hệ giữa loài
sâu hại và cây trồng ký chủ (gồm các yếu tố giống, giai ñoạn sinh trưởng và
các biện pháp kỹ thuật canh tác cây trồng ...), mối quan hệ giữa thiên ñịch và
sâu hại.... Chính vì vậy, việc xác ñịnh thành phần sâu hại, mức ñộ phổ biến,
ñánh giá tác hại của chúng, từ ñó xác ñịnh ñược những loài sâu hại quan
trọng là việc làm không thể thiếu ở mỗi vùng sản xuất. Mặt khác, ñể tiến
hành phòng trừ hiệu quả bất kỳ ñối tượng sâu hại nào, chúng ta cần phải có
những hiểu biết nhất ñịnh về những ñặc ñiểm sinh học sinh thái cơ bản, qui
luật phát sinh gây hại của chúng và kết hợp những ñặc ñiểm về kinh tế xã

hội và kỹ thuật tại mỗi ñịa phương nhất ñịnh. Từ ñó làm cơ sở cho việc xây
dựng biện pháp phòng trừ chúng, nhằm ñảm bảo hiệu quả kinh tế, kỹ thuật,
môi trường và xã hội.

1.2. Tình hình sản xuất dâu tằm
Theo báo cáo của FAO ñến nay trên thế giới có khoảng 50 nước có


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp…………
8


nghề sản xuất dâu tằm. ðầu năm 2004 tổng sản lượng tơ trên thế giới ñạt
125.629 tấn, tăng 28% so với năm 2001. Trong vòng 10 năm qua sản lượng
tơ tằm của thế giới ñều tăng lên qua các năm. ðiều ñó chứng tỏ nhu cầu sử
dụng tơ tằm của các nước ñều không ngừng tăng. 90% tổng sản lượng tơ của
thế giới là do các nước ở Châu Á sản xuất ra. Nguyên nhân chủ yếu là do
Châu Á có nhiều ñiều kiện thuận lợi về khí hậu, ñất ñai và lao ñộng cho phát
triển dâu tằm.
Trung Quốc là nước có sản lượng tơ ñạt 102.560 tấn, chiếm 81% tổng
sản lượng tơ của thế giới. Hiện nay, Trung Quốc có diện tích dâu ñạt trên
100.000ha phân bổ ở 22 tỉnh thu hút trên 20 triệu hộ gia ñình trồng dâu nuôi
tằm. Năm 2004 bình quân mỗi hộ thu nhập từ trồng dâu nuôi tằm ñạt trên
3000 nhân dân tệ. Trung Quốc cũng là nước xuất khẩu tơ tằm lớn nhất thế
giới, hàng năm giá trị xuất khẩu của mặt hàng này ñem lại trên 236 triệu
USD/năm.
Ấn ðộ là nước duy nhất có ñủ cả 3 loại tơ tằm tự nhiên là tơ tằm dâu
(Silk of Bombyx mori), tơ tằm thầu dầu (Silk of eri silkworm), tơ tằm tạc
(Sink of tussah silkworm), trong ñó 90 % các sản phẩm tơ tằm này ñược tiêu
thụ chủ yếu ở thị trường nội ñịa [8].

Nhật Bản là một trong những thị trường tiêu thụ tơ lụa hàng ñầu thế
giới. ðây cũng là quốc gia có công nghệ chế biến, sản xuất hàng tơ lụa rất
phát triển. ðứng tiếp theo trong danh sách các quốc gia nhập khẩu tơ hàng
ñầu thế giới phải kể ñến Hàn Quốc, Rumani, ðức, Pháp, Bangladesk, Thổ
Nhĩ Kì và Thái Lan. Tổng giá trị nhập khẩu của các nước này năm 2004 ñạt
gần 65 triệu USD [9].
Nghề trồng dâu nuôi tằm ở Việt Nam ñã có lịch sử trên 4000 năm.
Nhưng sự phát triển của nó có sự biến ñộng thăng trầm tuỳ theo từng giai
ñoạn phát triển của ñất nước. ðến nay diện tích dâu của cả nước ñạt khoảng


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp…………
9


trên 20.000ha, theo Hiệp hội dâu tằm thế giới (ISA) hàng năm Việt Nam sản
xuất từ 1200 - 1500 tấn tơ ñứng ở vị trí thứ 5 của các nước sản xuất tơ trên
thế giới. Giá trị xuất khẩu tơ ñạt 150 triệu USD. Ngoài xuất khẩu ra, nhu cầu
tiêu thụ tơ trong nước cũng tăng lên ñáng kể. Năm 1997 số lượng lụa tơ tằm
trong nước chỉ có 150.000 mét nhưng từ năm 2001 - 2006 lượng tiêu thụ bình
quân hàng năm là 1,2 - 1,5 triệu mét. Chắc chắn trong các năm tới nhu cầu
tiêu thụ trong nước còn tăng nhiều. Như vậy sẽ mở ra thị trường tiêu thụ tơ
tằm rộng lớn góp phần kích thích sản xuất dâu tằm phát triển nhanh hơn.
Bên cạnh xuất khẩu tơ thô, Việt Nam còn xuất ñi sản phẩm phụ tơ tằm:
khoảng 400 tấn mỗi năm. Thị trường xuất khẩu chủ yếu tơ thô của Việt Nam
là Thái Lan qua con ñường tiểu ngạch (qua Lào ñến Thái Lan). Theo ước tính
mỗi năm thị trường Thái Lan nhập từ Việt Nam trên 1000 tấn tơ.
1.3. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
1.3.1. Nghiên cứu về giống tằm
Do công tác nghiên cứu nhằm cải lương giống tằm mà tỷ lệ vỏ kén ñã

tăng từ 10% lên 25 % và ñộ dài sợi tơ của một con kén từ 500 m lên 1500 m.
Chính ñiều này ñã giúp Nhật Bản giữ vị trí số 1 thế giới về sản lượng và chất
lượng tơ tằm trong những thập niên 70 thế kỷ trước. Trung quốc là cái nôi
của ngành trồng dâu nuôi tằm trên thế giới. Hiện nay Trung Quốc vẫn chiếm
vị trí hàng ñầu trong việc nghiên cứu, sản xuất dâu tằm tơ. Công tác nghiên
cứu chọn lọc và bồi dục giống tằm ñược tiến hành thường xuyên liên tục tại
các Viện nghiên cứu chuyên ngành dâu tằm tơ ở các tỉnh và Trung ương.
Hiện nay chất lượng tơ luôn yêu cầu ñược nâng cao, vì thế giống tằm
cũng luôn thay ñổi. Thông thường cứ 5- 6 năm lại thay ñổi giống tằm một
lần và giống tằm sử dụng trong sản xuất ña số là giống tứ nguyên.
1.3.2. Nghiên cứu về bệnh tằm
Nhìn chung, các nghiên cứu về bệnh hại tằm ñều tập trung mô tả triệu
chứng, xác ñịnh tác nhân gây bệnh, các ñiều kiện ảnh hưởng tới quá trình phát
sinh gây hại và các biện pháp phòng trừ chúng. Trên con tằm có rất nhiều loại


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp…………
10


bệnh gây hại do nhiều tác nhân gây ra. Tuy nhiên có nhóm 3 vi sinh vật quan
trọng nhất là: vi rút, vi khuẩn và ñộng vật nguyên sinh (bệnh gai).
Nhóm ñộng vật nguyên sinh gây ra khá nhiều loại bệnh trên tằm, trong ñó
bệnh tằm gai là do 1 loài ñộng vật nguyên sinh có tên Nosema bombycis (Nb)
gây ra và ñược ghi nhận ñầu tiên vào năm 1845 ở Pháp… và ñã gây tổn thất
ñáng kể cho ngành trồng dâu nuôi tằm của nước này trong khoảng thời gian từ
1853-1865. Sau nhiều năm nghiên cứu vào năm 1870 Louis Pasteur ñã xác
ñịnh ñược phương thức lan truyền của bệnh này là do miệng và phôi thai của
con ngài. Vì vậy việc kiểm tra con ngài trước khi ñưa trứng ra sử dụng là công
việc bắt buộc, chính vì ñiều này mà ñã kiểm soát ñược bệnh gai tằm, phục hồi

ñược ngành sản xuất dâu tằm tơ ở Pháp và các nước thuộc Châu Âu.
Nhóm bệnh tằm do vi rút và vi khuẩn ñã gây thiệt hại lớn ñối với
ngành sản xuất dâu tằm tơ. Trong ñiều kiện sản xuất của nước ta hiện nay
nhóm bệnh do vi khuẩn gây thiệt hại tới 40% trong khi ñó nhóm bệnh do vi
rút gây ra lên tới 70 % sản lượng kén hàng năm.
1.3.3. Nghiên cứu về giống dâu
Trên thế giới công tác nghiên cứu nhằm chọn tạo giống dâu có năng
xuất cao và chất lượng tốt rất ñược quan tâm, Nhật Bản từ thập niên 30 thế
kỷ trước ñã tiến hành chọn tạo thàng công một số giống dâu lai tam bội thể.
Ở Liên Xô (cũ) việc tập trung nghiên cứu nhằm chọn tạo ra các giống dâu
mới ñược thực hiện muộn hơn, nhà tạo giống cây trồng Trikob là người ñã
ñặt nền móng cho việc công tác này vào năm 1958. Kết quả là vào năm 1964
ðitrenko (1964) ñã chọn ra và ñưa vào sản xuất 2 tổ hợp dâu lai F1 cho năng
suất lá cao hơn ñối chứng 40-50%.
Ở Trung Quốc, công tác nghiên cứu chọn tạo và sản xuất các giống dâu
lai F1 trồng hạt ñược tập trung nghiên cứu từ những năm ñầu của thập niên
80 thế kỷ trước, và ñã thu ñược những kết quả rất to lớn. Trong thời gian gần
ñây, hàng năm nước này sản xuất từ 3-5 vạn kg hạt dâu lai. Các giống dâu lai


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp…………
11


ñã khẳng ñịnh ưu thế vượt trội của mình trong sản xuất, trong ñó các giống
Sha Nhị Luân, Quế Ưu 62 ñược trồng tại Quảng ðông, Quảng Tây ñạt năng
suất 50-55 tấn lá/ha/năm, giống Hà số 7 trồng tại Chiết Giang năng suất ñạt
tới 60 - 65 tấn lá/ha/năm và ñã góp phần ñưa sản lượng kén ñạt tới 3000-
3500kg/ha dâu. Thành công trong việc nghiên cứu và sản xuất hạt dâu lai tam
bội thể ñã mở ra triển vọng mới cho ngành sản xuất dâu tằm (Abakob, 1970).

1.3.4. Nghiên cứu về sâu bệnh hại dâu:
Cây dâu (Morus alba L.) có tới 61 loài nấm gây hại và 263 loài thuộc
56 họ và 7 bộ thuộc ngành chân khớp gây hại (Invasive Plants of Asian Origin
Established in the US and Their Natural Enemies) [24]; thiệt hại do bệnh và
côn trùng gây ra ñối với các vùng trồng dâu tập trung từ 5 ñến 10 %. [28]
+ Bệnh hại dâu
Rất nhiều loại bệnh hại dâu, mà nguyên nhân gây bệnh có thể là nấm,
vi khuẩn, virus hoặc bệnh sinh lý. Trong số ñó có trên 10 loại bệnh có ảnh
hưởng lớn ñến năng suất, chất lượng lá dâu. Các loại bệnh này có mặt ở hầu
hết các nước trồng dâu trên thế giới, mức ñộ gây hại phụ thuộc vào nhiều yếu
tố như mùa vụ, giống và biện pháp canh tác. Bệnh hại ở các bộ phận của cây
dâu như rễ, thân, lá hoa và quả nguyên nhân gây hại có thể do các nhóm vi
sinh vật như nấm, vi khuẩn và vi rút [26]
- Nhóm bệnh do nấm gây hại ở rễ phổ biến nhất là bệnh thối rễ trắng
(Rosellinia necntri Berlesse) và bệnh thối rễ tím (Helicobasidium mompa
Tanaka), Bệnh thối thân cây (Polyporus sp.). Bệnh hại ở lá dâu có bệnh ñốm
nâu (Septogloeum mori Briosiet Cavara), bệnh bạc thau (Phillactinia
moricola Saw), bệnh gỉ sắt (Aecidium mori Barel). Trong số các bệnh nấm
này thì bệnh bạc thau hại lá dâu là phổ biến nhất. Tại tỉnh Tứ Xuyên bệnh
bạc thau lá dâu thường phát sinh và gây hại nặng vào tháng 9-10. Trong khi
ñó ở Quảng ðông bệnh lại phát sinh sớm hơn vào tháng 3 và gây hại mạnh
vào các tháng 4, 5 sau ñó có xu hướng giảm vào các tháng 6,7,8 nhưng chúng


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp…………
12


lại phát sinh trở lại vào tháng 9 gây hại mạnh vào tháng 10. Các bào tử của
nấm bạc thau lá dâu (Phillactinia moricola) có thể tồn tại trong ñiều kiện ẩm

ñộ từ 30-100% tuy nhiên ñiều kiện tối ưu cho bào tử nẩy mần, phát triển ở
ñiều kiện nhiệt ñộ từ 22-24
0
C và ẩm ñộ 70-80% [31].
Các biện pháp phòng trừ tập trung chủ yếu là vệ sinh ñồng ruộng, dọn
dẹp tàn dư cây bệnh, thực hiện các biện pháp canh tác hợp lý: mật ñộ trồng
vừa phải, bón phân cân ñối…, và tiến hành phun thuốc hóa học sớm khi mới
bắt ñầu xuất hiện triệu chứng.
- Nhóm bệnh do Vi khuẩn gây hại
Bệnh vi khuẩn thối cành (Bacterium moricolum Yendo & Higuchi),
bệnh vi khuẩn thối lá (do 2 loại vi khuẩn Bacterium mori Boyer & Lambert)
và Bacterium cubonianus Machiatti)
Các biện pháp phòng trừ thực hiện chế ñộ canh tác hợp lý, ñốn cao, xử
lý ñất bằng Calxium Cynamide 50kg/100m
2
, tiêu huỷ tàn dư gây bệnh, vệ
sinh ñồng ruộng.
- Nhóm bệnh do vi rút và phytoplasma gây ra
Nhóm này có 2 bệnh quan trọng là bệnh dâu lùn do phytoplasma và
bệnh xoắn lá dâu do vi rút gây ra.
Một số biện pháp cơ bản phòng chống nhóm bệnh này là tiến hành sử
dụng giống sạch bệnh, áp dụng các biện pháp canh tác hợp lý và triệt ñể
phòng trừ côn trùng môi giới.
+ Sâu hại dâu
Như bất kỳ loại cây trồng nông nghiệp khác, cây dâu bị rất nhiều loài
sâu gây hoại, cho dù công việc hái lá và ñốn dâu làm hạn chế sự sinh trưởng
phát dục của sâu hại dâu, có nhiều loài côn trùng có khả năng hoàn thành
vòng ñời của mình trong một chu kỳ thu hoạch lá.
ðối với cây dâu, sâu thường gây hại rất nhanh và thiệt hại lớn. Các loại
côn trùng cánh vảy, bọ trĩ, rệp là những côn trùng chủ yếu gây hại cho dâu.



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp…………
13


Chúng có thể gây hại quanh năm hoặc theo mùa vụ. Tập tính gây hại của
chúng rất ña dạng: ăn lá, ăn ngọn non, một số chích hút nhựa, ñục thân, cành,
một số loài còn là môi giới truyền bệnh virus và Phytoplasma [26]
Theo Zheng Ting et all (1988) [39] thành phần côn trùng hại dâu tại
Trung Quốc có tới 200 loài, trong ñó có 50 loài thuộc các nhóm hại búp, ăn lá,
ñục thân, ñục cành, thường xuyên ñe doạ ngành sản xuất dâu, ñặc biệt là các loài
Diaphania pyloalis, paradoxecia pieli, Pseudaulacapsis pentagola; Drosicha
contra-hens,....
Các nước trồng dâu nuôi tằm thuộc châu Á như Trung Quốc, Ấn ðộ,
Philippines, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam, Malaysia và
Bangladesh..., ñã ghi nhận 27 loài sâu hại dâu phổ biến thuộc các bộ
Lepidoptera (14 loài), Hemiptera (7 loài), Coleoptera (4 loài), Orthoptera (2
loài), Thysanoptera (1 loài), bộ Isoptera (1 loài) và 1 loài nhện. Trong ñó có một
số loài gây hại nặng và xuất hiện ở tất cả các vùng trồng dâu của các nước là
Diaphania pyloalis, Phthomnandria atrilineata, Saissetia spp. [28], các loài côn
trùng, nhện hại dâu chính phải kể ñến:
- Nhóm sâu hại lá
Một số loài sâu róm ăn lá (Diacrisia obliqua Wlk., Eupterote
molliferaWlk., Euproctis Fraterna ), sâu cuốn lá dâu (Diaphania pyloalis
Walker.), bọ cánh cứng ăn lá (Myllocerus spp.)…


Biện pháp phòng trừ nhóm sâu ăn lá là vệ sinh ñồng ruộng, lợi dụng
các loài ký sinh thiên ñịch và sử dụng thuốc hóa học như Dimethyle

Dichloro, Viny Phosphat, BHC hoặc Parathion…khi mật ñộ cao.
- Nhóm chích hút
Rầy xanh (Emposca flavescens Fb.), nhóm bọ xít (Eusarcocoris
ventralis

Wlk., Nezara Virudula L.), nhóm rệp (Pseudaulacapsis pentagona
Targioni &Tozzetri, Saissettia nigra, Aonidella aurantii…), nhóm bọ trĩ
(Pseudodendroptrips mori, Taeniothripsclaratris, Taeniothripshlyciens,


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp…………
14


Haplothripscoloratus, Taeniothripsmelanicoris
)
và nhóm nhện hại
(Tetranychus equitorius, Tetranychus telarius)

- Nhóm ñục thân, ñục ngọn gồm có
Ruồi ñục ngọn dâu (Diplosismiri sp.),

sâu ñục cành, thân (Apriona
japonica, Xylotre chinensis, Sinoxylon pubens)
Biện pháp phòng trừ chính ñối với nhóm này gồm vệ sinh ñồng ruộng
dọn sạch tàn dư thực vật nhằm loại trừ nơi cư trú của trưởng thành, góp phần
giảm số lượng nhộng, thu bắt trưởng thành bằng các loại bẫy bả, tiến hành
phun thuốc hóa học sớm khi sâu non chưa ñục vào thân, cành hay ngọn dâu.
1.3.5. Nghiên cứu về sâu cuốn lá dâu (Diaphania pyloalis (Walker))
1.3.5.1 .Vị trí phân loại và phân bố

- Tên Việt Nam: Sâu cuốn lá dâu
Ngành: Chân khớp: Arthropod
Lớp: Côn trùng – Insecta
Bộ: Cánh vảy – Lepidoptera
Họ: Pyralidae
Họ phụ: Pyraustinae
Giống: Diaphania
Loài: pyloalis
Sâu cuốn lá dâu hay còn ñược gọi là ngài cuốn lá dâu có tên khoa học
là Diaphania pyloalis, thuộc giống Diaphania Hubner họ phụ Pyraustinae họ
Ngài sáng (Pyralidae) bộ Cánh vẩy (Lepidoptera). Ngoài ra còn có một số
ñồng danh (Synonym) là:
1. Margaronia pyloalis Walker (1859)
2. Glyphodes pyloalis Walker 1898
Sâu cuốn lá dâu (Diaphania pyloalis Walker) ñược ghi nhận có mặt tại
Ấn ðộ, Trung Quốc, Triều Tiên, Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam,
Uzbekistan, Philippines, Indonesia, Malaysia và Bangladesh, Myanmar...

×