Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

giữ gìn bảo tồn và phát triển nghề trồng đào truyền thống ở nhật tân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.05 MB, 9 trang )

Trường THCS Nhật Tân
Áp dụng kiến thức liên môn

Gìn giữ, bảo tồn và phát triển nghề trồng đào truyền thống ở Nhật Tân

I. TÊN TÌNH HUỐNG:
“Giữ gìn, bảo tồn và phát triển nghề trồng đào truyền thống ở Nhật Tân”
II. MỤC TIÊU GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG:
1. Cơ sở lý luận:
Làng Nhật Tân nay được đổi thành phường Nhật Tân, tên xưa là Nhật Chiêu,
nằm ở phía bắc thành phố Hà Nội, thuộc quận Tây Hồ. Phía bắc giáp phường Phú
Thượng, nam giáp phường Quảng An, tây giáp Hồ Tây, đông giáp sông Hồng.
Nói đến ngày Tết của mỗi gia đình ở Hà Nội cùng với muôn vàn loài hoa khoe
sắc với mùa xuân, một loài hoa không thể không nhắc đến mỗi độ tết đến xuân về đó
là sắc thắm của hoa Đào Nhật Tân. Để cho sắc đào ngày càng tươi thắm, người trồng
đào không chỉ áp dụng theo cách trồng đào truyền thống mà còn cần nhiều hơn nữa
những ứng dụng của khoa học công nghệ.
2. Cơ sở thực tiễn:
Cây Đào đối với mỗi người dân Nhật Tân không chỉ là một giống hoa đơn thuần
trong ngày tết mà nó còn là niềm tự hào gắn bó như máu thịt, là nguồn thu nhập chính
để nuôi sống con dân của Nhật Tân. Sinh ra và lớn lên ở làng Đào Nhật Tân, chứng
kiến sự thăng trầm của cây đào, cùng với sự buồn vui của gia đình, của cha, ông chúng
em gắn với cây Đào hàng năm, mỗi độ tết đến xuân về. Chính vì vậy chúng em đã có
suy nghĩ vận dụng kiến thức các môn học, góp một phần sức lực bé nhỏ của mình để
giúp bảo tồn và phát triển cho cây Đào Nhật Tân còn mãi với thời gian.
3. Mục đích:
Vận dụng kiến thức của các môn học khác nhau như: Sinh học, Lịch sử, Địa lý,
Công nghệ để giải quyết tình huống thực tiễn: giữ gìn, bảo tồn và phát triển nghề trồng
đào truyền thống và cũng là niềm tự hào của người dân quê em, là nét đẹp văn hóa
riêng của người Hà Nội, là linh hồn của Thăng Long ngàn năm văn hiến. Đồng thời,
giúp cho người nông dân có được năng suất lao động cao hơn, kinh tế gia đình phát


triển hơn và qua nghiên cứu, tăng cường khả năng vận dụng tổng hợp, khả năng tự
học, tự nghiên cứu của bản thân; thúc đẩy việc gắn kiến thức lý thuyết và thực hành
trong nhà trường với thực tiễn đời sống; đẩy mạnh thực hiện dạy học theo phương
châm “Học đi đôi với hành”.
Tổng kết những kinh nghiệm, tìm ra giải pháp thích hợp, hiệu quả trong việc
giữ gìn, bảo tồn và phát triển giống Đào truyền thống.
Trường THCS Nhật Tân
Áp dụng kiến thức liên môn

Gìn giữ, bảo tồn và phát triển nghề trồng đào truyền thống ở Nhật Tân

2

Qua đề tài “Giữ gìn, bảo tồn và phát triển nghề trồng Đào truyền thống ở
Nhật Tân” này, chúng em mong muốn sẽ làm rõ những vấn đề mang tính lý luận và
thực tiễn của quá trình cấy ghép, vun trồng giống Đào Nhật Tân. Từ đó phân tích làm
rõ cơ sở khoa học, tính đúng đắn, tính khả thi của việc áp dụng các phương pháp làm
đất, cách trồng lại Đào sau Tết, cách tỉa, ghép đào, cách chăm sóc đào cả năm để sao
cho đào nở đúng vào dịp Tết Nguyên Đán để phục vụ thú chơi hoa của người miền
Bắc.
III. TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐỂ GIẢI
QUYẾT TÌNH HUỐNG
A. Thuận lợi:
Trong quá trình triển khai đề tài trên, chúng em đã có những thuận lợi đó là:
Nhờ có phương pháp “Học đi đôi với hành” chúng em có cơ hội được tìm tòi, nghiên
cứu, tìm hiểu nhiều lĩnh vực của cuộc sống. Tạo cho học sinh được phát triển tư duy
sáng tạo của mình.
Sự chỉ đạo và triển khai kế hoạch kịp thời của Ban giám hiệu nhà trường, của cô
giáo chủ nhiệm.
Sự giúp đỡ tận tình của các thầy, cô giáo bộ môn trong việc giúp chúng em

nghiên cứu và thực hiện đề tài.
Gia đình tạo mọi điều kiện cả về thời gian, công sức và tài chính để giúp chúng
em thực hiện được nghiên cứu của mình.
Sự phát triển của khoa học công nghệ cũng là một yếu tố quan trọng để giúp
chúng em có được những thông tin nhanh chóng và hữu hiệu trong quá trình nghiên
cứu và triển khai đề tài.
B. Khó khăn:
Tầm hiểu biết còn hạn chế là cản trở không nhỏ trong quá trình chúng em triển
khai và thực hiện đề tài.
Áp lực học hành, thi cử của học sinh cuối cấp trước kỳ thi vào cấp Trung học
phổ.
C. Các nghiên cứu:
Để đạt được hiệu quả cao trong sản xuất cần áp dụng nhiều môn học khác nhau
về các mặt sau:
Trường THCS Nhật Tân
Áp dụng kiến thức liên môn

Gìn giữ, bảo tồn và phát triển nghề trồng đào truyền thống ở Nhật Tân

3

1. Kiến thức:
- Có hiểu biết về đối tượng nghiên cứu - nghề trồng đào ở địa phương.
- Nắm được các kiến thức về các môn học như: Sinh học, Lịch sử, Vật lí, Công nghệ,
Toán học có liên quan đến đối tượng nghiên cứu.
- Khai thác sự hiểu biết về các mối quan hệ giữa các môn học để giải quyết tình
huống.
2. Kĩ năng:
Sử dụng các kiến thức đã biết trong một tình huống mới: Vận dụng kiến thức
các môn học để giải quyết vấn đề thực tiễn: giữ gìn, bảo tồn và phát triển nghề trồng

đào ở Nhật Tân.
3. Thái độ:
- Nâng cao ý thức giữ gìn, trân trọng và tự hào về nghề truyền thống của địa phương.
- Xây dựng hứng thú và thái độ nghiêm túc, khoa học trong học tập.
IV. GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG:
Vận dụng kiến thức liên môn
1. Môn Lịch sử:
Áp dụng môn Lịch sử để tìm hiểu nguồn gốc đối tượng nghiên cứu:
Dinh đào Nhật Tân còn được sử sách chép lại là Tết Kỷ Dậu (1789), sau khi tiêu
diệt 20 vạn quân xâm lược nhà Thanh ở Thăng Long, Quang Trung đã sai quân phi
ngựa thần tốc ngày đêm mang một cành đào của chính Dinh đào Nhật Tân vào Phú
Xuân để tặng công chúa Ngọc Hân thay thiệp báo tin mừng chiến thắng và cành hoa
đào tươi thắm cũng là lời nhắn gửi tình cảm tới người vợ yêu. Sự tích này, đến nay
con cháu trồng đào Nhật Tân vẫn được các cụ trong làng truyền miệng cho nghe.
Năm 1954 người dân địa phương rất vinh dự được mang cây đào tặng Bác Hồ.
Cây Đào Nhật Tân còn được trồng tại Phủ chủ tịch, nơi Bác đón tiếp các vị nguyên thủ
quốc gia và các đoàn khách quốc tế.
Ngày nay đối diện với quảng trường Ba Đình, dọc theo phố Bắc Sơn - nơi có
tượng Đài liệt sỹ của Hà Nội, chúng ta có thể nhìn thấy hai dãy Đào Nhật Tân được
trồng tại nơi trang trọng đó.
2. Môn Sinh hoc:
Trường THCS Nhật Tân
Áp dụng kiến thức liên môn

Gìn giữ, bảo tồn và phát triển nghề trồng đào truyền thống ở Nhật Tân

4

Sinh học là môn học chính để áp dụng trong toàn bộ quá trình từ lựa chọn
giống đào phù hợp đến quá trình chăm bón, phát triển của cây đào từ lúc trồng mới

đến lúc thu hoạch.
3. Môn Địa lý:

Áp dụng môn địa lý để nghiên cứu về đất đai, thổ nhưỡng. Trồng đất ở dinh đào
là đẹp nhất. Nhưng do quá trình đô thị hóa nên đất ở dinh đào giờ đây không còn nữa.
Trước thực tế đó, chúng em đã cùng gia đình khắc phục bằng cách lựa chọn đất trồng
sao cho vẫn giữ được vẻ đẹp đặc trưng, không nơi nào có được của đào Nhật Tân. Giải
pháp đó là chọn đất trồng ở ngoài bãi sông Hồng. Đây là vùng đất được phù sa con
sông Hồng bồi đắp. Đất ở đây rất thích hợp cho việc trồng các loại cây như: rau, đậu,
hoa màu, đặc biệt là hoa đào. Chọn lựa được đúng loại đất trồng, kết hợp với kỹ thuật
chăm sóc thì sẽ tạo ra được những cây đào với những bông hoa to, cánh dày, sắc thắm
lâu tàn, lá xanh mướt.
4. Môn Công nghệ (kỹ thuật nông nghiệp)
Áp dụng môn công nghệ trong việc trồng và chăm sóc cây Đào như kiểm tra sâu
bệnh hại, chú ý các loại bệnh mà Đào thường mắc, chỉ phun thuốc trừ sâu khi dịch hại
tới ngưỡng gây hại, tránh lạm dụng thuốc hóa học vì không có lợi cho sức khỏe của
người trồng Đào và môi trường không khí. Đảm bảo tưới tiêu đầy đủ để cây trồng sinh
trưởng và phát triển. Trong việc trồng đào cần hơn hết sự “Thiên thời, địa lợi”. Chính
vì thế nên việc theo dõi sự thay đổi của thời tiết, quá trình sinh trưởng của cây để kịp
đưa ra những biện pháp, những kĩ thuật chăm sóc hợp lí là hết sức quan trọng. Công
việc này phải được thực hiện suốt 12 tháng trong năm.
5. Môn Toán học:
Áp dụng môn toán để tính khoảng cách giữa các luống, khoảng cách giữa các
gốc Đào. Tính bán kính, đường kính, diện tích, chiều cao để tạo ra các kích thước các
hố trồng Đào sao cho phù hợp. Áp dụng phương thẳng đứng để trồng cho cây Đào
không bị xiên xẹo, nghiêng ngả.
Tính độ cao của luống, khoảng cách giữa các luống và cây sao cho cây Đào có
độ thoáng vừa đủ để không lãng phí đất và đón được tối đa ánh sáng và không khí.
V. TIẾN TRÌNH GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG:
1- Phương pháp làm đất: (Tháng giêng)

Trường THCS Nhật Tân
Áp dụng kiến thức liên môn

Gìn giữ, bảo tồn và phát triển nghề trồng đào truyền thống ở Nhật Tân

5

Trong một năm rễ cây đã hút hết chất trong đất nên ta phải bổ sung đất mới.
Lưu ý đất mới phải đảm bảo yêu cầu là đất chưa qua trồng cây gì. Đất này sẽ giúp cho
cây phát triển tốt hơn (ví dụ như đất phù sa). Sau những ngày tết nguyên Đán ngắn
ngủi, người dân Nhật Tân lại bắt tay ngay vào việc làm đất để chuẩn bị cho vụ Đào
năm tới. Các gia đình sẽ mua đất phù sa, rồi đổ đất vào các hố để chuẩn bị đón những
gốc Đào mới. Đào là cây không chịu úng nên cần chọn đất cao ráo, thoát nước tốt, làm
đất tơi xốp, lên luống cao 25-30 cm, rộng 70 cm theo hướng Đông Tây, tạo rãnh để
thoát nước tốt. Bón lót phân chuồng với lượng 2-3kg hay phân hữu cơ Đầu Trầu với
lượng 1-2kg/ cây
2. Phương pháp trồng mới: (Tháng 2)
Sau khi khâu làm đất đã được chuẩn bị xong, nhận cây về, ổn định gốc trồng,
cắt tỉa dăm cũ. Khoảng cách giữa các cây 1 mét/ 1 cây. Các cây trên hai luống kề nhau
được trồng so le với nhau để tận dụng tốt ánh sáng mặt trời. Tháng hai là thời điểm
cây nảy lộc, tuy nhiên, đây cũng là thời điểm sâu bệnh phát triển rất mạnh. Vì vậy
người trồng đào phải tích cực chăm bón, phun thuốc chống sâu ngọn, thuốc chống
nấm, bệnh nhện đỏ gây rụng lá.
3. Phương pháp tỉa gọt, chăm bón: (Tháng 3 đến tháng 6)
Tiến hành sửa ngọn, chăm bón. Tháng 3 cũng là thời điểm uốn dáng cho những
cây đào mới. Từ tháng 3 đến tháng 6, các quy trình chăm sóc cây giống nhau: Hằng
ngày tưới nước giữ ẩm, bón phân, phun thuốc chống sâu ngọn… Trung bình từ 30 đến
40 ngày (tùy vào từng giống đào) sửa ngọn một lần để tạo thêm dăm, một năm tiến
hành sửa từ 4 đến 5 lứa.
Khi phun thuốc chống sâu ngọn cần tuân thủ đúng quy trình để bảo vệ môi

trường, tránh lạm dụng.
Tưới nước giữ ẩm để đảm bảo cho cây trồng sinh trưởng và phát triển. Tránh
tưới quá nhiều dẫn đến việc cây bị thối gốc.
4. Phương pháp tạo tán, tạo thế:
Người chủ vườn đào phải hiểu biết được hình dáng các loại thế cây cơ bản mà
mình định tạo qua học hỏi ở tài liệu, kinh nghiệm thực tế. Ví dụ: Thế long giáng có
hình con rồng xà xuống mặt đất; thế phu thê: hai cành cấp 1 quấn quít lấy nhau; thế
quần tụ: tán cao (biểu tượng của cha) tạo bởi thân chính, cao; các tán phụ (biểu tượng
của con, cháu) bao xung quanh tạo bằng những cành thấp nhỏ Việc tạo thế phải
Trường THCS Nhật Tân
Áp dụng kiến thức liên môn

Gìn giữ, bảo tồn và phát triển nghề trồng đào truyền thống ở Nhật Tân

6

tiến hành liên tục 5-7 ngày/lần, kết hợp uốn, buộc các cành non vào với nhau hoặc vào
một khung đã định, cắt tỉa bỏ những cành ngoài ý muốn. Thế càng phức tạp, tốn nhiều
thời gian và công phu sẽ có giá trị cao, thu nhập lớn.
(Tháng 7) Để cho ngọn Đào phát triển tự nhiên.
(Tháng 8) Tiến hành khoanh gốc hoặc thân cây để cho ngọn ngừng phát triển.
5. Phương pháp đôn Đào: (Tháng 9)
Đôn đào, tiến hành tạo vừng cho các gốc mới trong năm. Khi đôn đào, ta cần
khéo léo dùng xẻng bới đất ở cây ra. Tùy vào từng cây, cây to phải bới vừng to, cây
nhỏ thì bới vừng nhỏ. Sau đó chặt bớt đất để thu nhỏ vừng đào. Tiếp theo ta quấn dây
chun và tạo một lớp đai cho bộ rễ của cây. Mục đích của việc làm này là làm cho cây
ngừng phát triển vì trong một năm, rễ đào phát triển rất to. Nếu ta không đôn đào thì
đến Tết, khi đánh vào chậu, cây sẽ bị héo. Nên ta phải loại những rễ to, tạo ra bộ rễ
nhỏ cho cây.
6. Phương pháp xử lý hoa nở đúng dịp Tết: (Tháng 10, 11)

Cuối tháng 10 đến giữa tháng 11 (âm lịch) là thời điểm bắt đầu tiến hành tuốt lá
đào để cho cây đào dồn hết sức sống cho nụ và hoa. Nếu ta không tuốt lá đào thì cây
sẽ chỉ nuôi lá mà thôi bởi mỗi lá đào là một mắt hoa. Thời điểm tuốt lá phải căn cứ
vào từng giống đào, vào thời tiết và cả bằng kinh nghiệm cha ông. Đây là một bí quyết
riêng của người trồng đào, phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm, tay nghề của từng người
và là khâu quyết định thành, bại của nghề trồng đào cảnh.
Nói chung có một số biện pháp kỹ thuật dùng đơn điệu hoặc phối hợp với nhau như
sau, vào tháng 10-11 (tuỳ từng năm nhuận hay năm thường, phụ thuộc vào cây sinh
trưởng tốt hay xấu để áp dụng) có thể:
- Không bón phân, tưới nước muộn (từ tháng 10 trở đi).
- Tuốt hết lá bằng tay hoặc phun thuốc hoá học, phun ướt đều tán sau 7-10 ngày
lá rụng hết.
- Dùng dao khoanh 1 hay nhiều vòng xung quanh cành đào, thân đào để hạn chế
vận chuyển dinh dưỡng nuôi tán cây, ức chế quá trình sinh trưởng thân lá, kích thích
quá trình phát triển ra nụ, ra hoa sau đó 50-60 ngày.
- Nếu rét đậm kéo dài (nhiệt độ <10
0
C) quá 7 ngày thì hầu hết nụ đào bích sẽ bị
toe nên ta phải sưởi ấm bằng cách thắp bóng điện hoặc phun nước ấm bổ sung 5-6
Trường THCS Nhật Tân
Áp dụng kiến thức liên môn

Gìn giữ, bảo tồn và phát triển nghề trồng đào truyền thống ở Nhật Tân

7

lần/ngày để duy trì nụ kịp nở đúng thời gian đã định.
- Có thể tạo dáng cổ kính cho cành đào bằng cách khắc vẩy trên thân cành tuỳ
theo nhu cầu thị hiếu của từng địa phương.
7. Trồng cây đến ngày hái quả: (Tháng 12)

- Đây là tháng cao điểm, chính vụ. Phải theo dõi sát sao thời tiết để có những
biện pháp chăm bón kịp thời giúp hoa nở đúng thời điểm.
- Sau Đông chí đến hết tháng Giêng là thời điểm thời tiết thích hợp cho việc
trồng gốc mới, ghép mắt đào.
Tháng 12 âm lịch là hoa bắt đầu nở.
- Nếu thời tiết rét đậm phải tưới cho cây một ngày một lần. Nếu thấy đào vẫn
còn non hoa, ta phải tưới thêm phân để cho bộ rễ của cây hút được chất và tác động
vào cây để hoa nhanh nở.
- Nếu thời tiết nắng, ta ngừng tưới nước, bón phân, bởi nếu tưới nước, bón phân
là ta đã kích thích để cây nhanh nở hoa.
8. Các loại Đào ở Nhật Tân:
Thương hiệu đào Nhật Tân gắn với loại đào bích, có bông to, dày cánh, nở rộ,
màu hồng thắm. Loại đào này được các nhà trồng nhiều nhất do dễ tiêu thụ. Gặp thời
tiết gió bấc, mưa phùn, đào bích có tới 24 cánh, nở căng tràn, khoe sắc hồng may mắn.
Dạng đào phai cũng khá phổ biến, vẫn cho cánh kép, nở rộ. Giống như bích đào,
đào phai cũng có giống mắt đen, mắt nâu có thời gian tuốt lá cho hoa nở khác nhau.
Đào trắng có rải rác ở Nhật Tân do khách không có nhu cầu nhiều nên ít người
trồng. Thường hoa đào trắng chỉ có trong các cây đào ghép với đào bích, đào phai.
Giống đào trắng cho hoa to, tới 24 cánh, mang một màu trắng tinh khôi.
Đặc biệt, ở Nhật Tân có giống đào thất thốn, thường gắn với cái tên "đào tiến
Vua". Khi thời tiết thuận lợi, đào thất thốn cho hoa to nhất, đỏ nhất, bền nhất, hoa nở
điểm không nở rộ. Song giống đào này nở hoa muộn, không mang lại giá trị kinh tế
nên ít được trồng. Hiện ở làng Nhật Tân chỉ có một nghệ nhân nắm được bí quyết ép
đào thất thốn nở vào Tết Nguyên đán. Vì thế mà nó càng trở nên quý hiếm.
Lạc giữa rừng đào bích, đào phai nếu bắt gặp một cây đào ta 5 cách phớt hồng
cũng dễ làm khách chơi tư lự. Giống hoa mỏng manh này cũng có tiếng nói riêng của
Trường THCS Nhật Tân
Áp dụng kiến thức liên môn

Gìn giữ, bảo tồn và phát triển nghề trồng đào truyền thống ở Nhật Tân


8

nó, vẫn được các nhà dân trồng vài cây trong vườn để ngắm.
Để đáp ứng nhu cầu mọi khách hàng, đào Nhật Tân còn ghép các loại đào với
nhau. Có cây ghép 2 loài, 3 loài, 5 loài hoa, song phổ biến nhất là đào ghép 3 loại gồm
bích đào, đào phai, đào trắng.








VI. Ý NGHĨA CỦA VIỆC GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG.
Trên đây là một số học hỏi của bản thân chúng em về kinh nghiệm trồng đào
của cha ông truyền lại kết hợp với sự chỉ bảo hướng dẫn hàng ngày của cha mẹ và đặc
biệt là việc vận dụng kiến thức liên môn vào việc giải quyết một tình huống thực tiễn
gắn bó với công việc của gia đình, của địa phương. Những việc làm trên, bước đầu đã
thu được hiệu quả hiệu quả kinh tế cao cho gia đình chúng em nói riêng và người
trồng Đào ở quê hương nói chung. Chúng em tin tưởng rằng nghề trồng Đào truyền
thống Nhật Tân sẽ trường tồn mãi với thời gian, mãi là một nét đẹp tinh túy của
MỘT SỐ HÌNH ẢNH CHÚNG EM LAO ĐỘNG CÙNG GIA ĐÌNH TẠI VƯỜN ĐÀO
Hình ảnh chuyển đào
Hình ảnh làm đất và đôn đào



Trường THCS Nhật Tân

Áp dụng kiến thức liên môn

Gìn giữ, bảo tồn và phát triển nghề trồng đào truyền thống ở Nhật Tân

9

người Hà Nội trong mỗi dịp Tết đến Xuân về.

×