Tải bản đầy đủ (.pdf) (174 trang)

Nghiên cứu tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nước sạch đô thị ở thành phố Huế theo hướng quản lý nhu cầu (DSM)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.96 MB, 174 trang )




ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN & MÔI TRƢỜNG




Trần Anh Tuấn






NGHIÊN CỨU TIẾT KIỆM VÀ SỬ DỤNG HIỆU QUẢ NƢỚC
SẠCH ĐÔ THỊ Ở THÀNH PHỐ HUẾ THEO HƢỚNG
QUẢN LÝ NHU CẦU (DSM)







LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG












Hà Nội – Năm 2013
i


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN & MÔI TRƢỜNG





Trần Anh Tuấn





NGHIÊN CỨU TIẾT KIỆM VÀ SỬ DỤNG HIỆU QUẢ
NƢỚC SẠCH ĐÔ THỊ Ở THÀNH PHỐ HUẾ THEO HƢỚNG
QUẢN LÝ NHU CẦU (DSM)

Chuyên ngành: Môi trƣờng trong phát triển bền vững
(Chƣơng trình đào tạo thí điểm)


LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG




NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. GS.TS Ngô Đình Tuấn
2. PGS.TS Lê Văn Thăng




Hà Nội – Năm 2013
ii

MỤC LỤC

Trang phụ bìa i
Lời cám ơn ii
Lời cam đoan iii
Mục lục iv
Danh mục các chữ viết tắt vii
Danh mục các bảng ix
Danh mục các hình vẽ và đồ thị xi
MỞ ĐẦU 1
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
II. MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI VÀ GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU 2
1. Mục tiêu nghiên cứu 2
2. Đối tƣợng nghiên cứu 2

3. Phạm vi nghiên cứu 3
4. Các nội dung nghiên cứu 6
III. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN 7
1. Về khoa học 7
2. Về thực tiễn 8
IV. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN 8
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 9
1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN TRONG NGHIÊN CỨU PHƢƠNG THỨC
QUẢN LÝ NHU CẦU NƢỚC SẠCH ĐÔ THỊ 9
1.1.1. Các khái niệm và thuật ngữ liên quan 9
1.1.2. Lý thuyết về quản lý nhu cầu dùng nƣớc 11
1.1.3. Các chính sách và giải pháp quản lý nhu cầu nƣớc sạch đô thị 13
1.2. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƢỚC VỀ
PHƢƠNG THỨC QUẢN LÝ NHU CẦU NƢỚC SẠCH ĐÔ THỊ 16
iii

1.2.1. Các nghiên cứu ở nƣớc ngoài 16
1.2.2. Các nghiên cứu trong nƣớc 27
1.3. TỔNG QUAN VỀ TÀI NGUYÊN NƢỚC VÀ HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC
CẤP NƢỚC ĐÔ THỊ Ở THỪA THIÊN HUẾ 29
1.3.1. Tóm lƣợc về tài nguyên nƣớc ở Thừa Thiên Huế và tình hình khai thác, sử
dụng 29
1.3.2. Công tác cung cấp nƣớc sạch đô thị 33
1.3.3. Công tác quản lý chất lƣợng nƣớc sạch đô thị 35
1.4. TỔNG QUAN VỀ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ VÀ CẤP NƢỚC
ĐÔ THỊ Ở THỪA THIÊN HUẾ 36
CHƢƠNG 2. CÁC CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37
2.1. CÁC CÁCH TIẾP CẬN 41
2.1.1. Tiếp cận theo hƣớng quản lý nhu cầu 41
2.1.2. Tiếp cận hệ thống theo mô hình DPSIR 44

2.2.2. CÁC PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 47
2.2.1. Phƣơng pháp tổng hợp và phân tích tài liệu 47
2.2.2. Phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi kết hợp với khảo sát thực tế 47
2.2.3. Phƣơng pháp dự báo nhu cầu tính theo đầu ngƣời và ngoại suy 49
2.2.4. Phƣơng pháp phân tích các thiết bị dùng nƣớc (phân tích End - use) 50
2.2.5. Phƣơng pháp tính thời gian hoàn vốn giản đơn 51
2.2.6. Phƣơng pháp xác định mức tiêu thụ của các thiết bị dùng nƣớc 52
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 54
3.1. NHU CẦU VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA QUẢN LÝ NHU CẦU NƢỚC SẠCH
ĐÔ THỊ Ở THỪA THIÊN HUẾ 54
3.1.1. Hiện trạng nhu cầu nƣớc sạch đô thị ở Thừa Thiên Huế 54
3.1.2. Dự báo nhu cầu nƣớc sạch đô thị ở Thừa Thiên Huế vào năm 2020 57
3.1.3. Các tác động tiêu cực của sự gia tăng nhu cầu nƣớc sạch đô thị ở Thừa Thiên
- Huế 65
iv

3.2. TIỀM NĂNG TIẾT KIỆM VÀ SỬ DỤNG HIỆU QUẢ NƢỚC SẠCH ĐÔ THỊ
Ở THÀNH PHỐ HUẾ 72
3.2.1. Cơ sở khoa học của việc đánh giá tiềm năng 72
3.2.2. Nhóm đối tƣợng sinh hoạt hộ gia đình 74
3.2.3. Nhóm đối tƣợng sản xuất 91
3.2.4. Nhóm đối tƣợng KD – DV 101
3.2.5. Tiềm năng sử dụng nƣớc mƣa ở thành phố Huế 108
3.3. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHU CẦU Ở TP HUẾ 112
3.3.1. Cơ sở khoa học của việc đề xuất các giải pháp 112
3.3.2. Đề xuất các giải pháp quản lý nhu cầu nƣớc sạch đô thị cho TP Huế 114
3.3.3. Các thách thức khi thực hiện phƣơng thức quản lý nhu cầu nƣớc sạch đô thị ở
thành phố Huế và một số nguyên tắc & hành động hỗ trợ 134
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 141
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN

LUẬN ÁN 143
TÀI LIỆU THAM KHẢO 144
PHỤ LỤC
v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BĐKH Biến đổi khí hậu
DPSIR Driver - Pressure - State - Impact - Response (Động lực -
Áp lực - Hiện trạng - Tác động – Đáp ứng)
DSM Demand Side Management (Quản lý nhu cầu)
ĐHKH Đại học Khoa học
ĐH Huế Đại học Huế
ĐHQG Đại học Quốc gia
ĐHNN Đại học Ngoại ngữ
FIDECO Công ty Cổ phần Phát triển Thủy sản Huế
HC - SN Hành chính – Sự nghiệp
HUEWACO Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nhà Nƣớc Một thành viên
Xây dựng và Cấp nƣớc Thừa Thiên Huế
IWA International Water Association (Hiệp hội Nƣớc Quốc tế)
KD - DV Kinh doanh – Dịch vụ
KHTN Khoa học tự nhiên
PDVMTR Phí dịch vụ môi trƣờng rừng
POLIS Tên gốc La Tinh của Trung tâm Nghiên cứu và Hành động
thuộc Viện Nghiên cứu Toàn cầu, Canada
PNT Phí nƣớc thải
PTBV Phát triển bền vững
SaniCon – Asia Sanitation Constraints Classification and Alternatives
Evaluation for Asian Cities (Phân loại các hạn chế về điều
kiện vệ sinh và đánh giá các lựa chọn cho một số thành phố
Châu Á)

SXSH Sản xuất sạch hơn
TN và MT Tài nguyên và Môi trƣờng
UBND Ủy ban Nhân dân
vi

UNDP United Nations Development Programme (Chƣơng trình
Phát triển của Liên Hiệp Quốc)
UNESCO–IHE UNESCO–IHE Institute for Water Education (Viện
Giáo dục Tài nguyên nƣớc UNESCO-IHE)
UNESCO–IHP UNESCO International Hydrological Program (Chƣơng
trình Thủy văn quốc tế của UNESCO)
UNEP United Nations Environment Programme (Chƣơng trình
Môi trƣờng của Liên Hiệp Quốc)
USAID United States Agency for International Development
(Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ)
Viện TN-MT và CNSH Viện Tài nguyên-Môi trƣờng và Công nghệ sinh học



vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Khung liệt kê các giải pháp quản lý nhu cầu nƣớc sạch đô thị 15
Bảng 3.1. Nhu cầu nƣớc sạch đô thị ở Thừa Thiên Huế trong 10 năm qua 54
Bảng 3.2. Lƣợng nƣớc thƣơng phẩm ở Thừa Thiên Huế trong những năm qua 56
Bảng 3.3. Lƣợng nƣớc thƣơng phẩm ở thành phố Huế trong những năm qua 57
Bảng 3.4. Lƣợng bùn thải từ các nhà máy nƣớc của HUEWACO năm 2011 68
Bảng 3.5. Mức tiết kiệm điện và nƣớc của các loại tay sen so với tay sen 11,5
lít/phút trong trƣờng hợp có sử dụng nƣớc nóng 76

Bảng 3.6. Chi tiết các loại tay sen thông dụng trên thị trƣờng ở thành phố Huế 77
Bảng 3.7. Thời gian hoàn vốn của các loại tay sen tiết kiệm so với các loại tay sen
không tiết kiệm nƣớc ở hộ gia đình 78
Bảng 3.8. Mức sử dụng nƣớc và tiềm năng tiết kiệm nƣớc của các loại xí bệt xả
nƣớc ở thành phố Huế 80
Bảng 3.9. So sánh khối lƣợng nƣớc tiết kiệm và thời gian hoàn vốn giữa loại xí bệt
2 mức xả và 1 mức xả cùng chủng loại ở thành phố Huế 81
Bảng 3.10. Thời gian hoàn vốn của bộ phận tạo bọt vòi rửa ở hộ gia đình 83
Bảng 3.11. Một số thông tin về các loại máy giặt thông dụng ở thành phố Huế 84
Bảng 3.12. Thời gian hoàn vốn của máy giặt Samsung WF8550 so với các loại máy
giặt có mức giá bình quân 4,5 triệu đồng 85
Bảng 3.13. Thời gian hoàn vốn của hệ thống tƣới nhỏ giọt bằng đầu chiết dịch so
với các phƣơng pháp tƣới truyền thống trong hộ gia đình có vƣờn 1 hecta 88
Bảng 3.14. Kết quả điều tra về thói quen sử dụng nƣớc của các hộ gia đình 89
Bảng 3.15. Kết quả điều tra về ý thức tiết kiệm nƣớc của các hộ gia đình 90
Bảng 3.16. Mức tiêu thụ nƣớc và tiềm năng tiết kiệm nƣớc trong quy trình sản xuất
3 tấn mực/ngày của FIDECO 95
Bảng 3.17. Thời gian hoàn vốn của giải pháp sử dụng thùng cách nhiệt 2 lớp 98
Bảng 3.18. Thời gian hoàn vốn của giải pháp tận dụng nƣớc Clo ngâm dụng cụ
dùng cho các hố lội ủng 99
viii

Bảng 3.19. Lợi ích kinh tế của giải pháp tận dụng nƣớc giặt khăn và rửa tay 100
Bảng 3.20. Lƣợng nƣớc tiêu thụ qua trong năm 2011 của Khách sạn Xanh 102
Bảng 3.21. Chi phí sử dụng tấm card của Hiệp hội Khách sạn xanh trong phòng
khách lƣu trú 105
Bảng 3.22. Thời gian hoàn vốn của giải pháp tận dụng nƣớc thải từ hồ bơi 107
Bảng 3.23. Lƣợng mƣa trung bình ở thành phố Huế trong 5 năm qua 108
Bảng 3.24. Giá thành của bồn, bể chứa nƣớc mƣa và hệ thống đấu nối 109
Bảng 3.25. Mức tiết kiệm của các nhóm đối tƣợng dùng bồn và bể chứa 110

Bảng 3.26. Thời gian hoàn vốn khi sử dụng bồn hoặc bể chứa ở các hộ gia đình . 110
Bảng 3.27. Thời gian hoàn vốn khi dùng bồn/bể chứa ở cơ sở sản xuất 111
Bảng 3.28. Thời gian hoàn vốn khi dùng bồn/bể chứa ở các cơ sở KD – DV 111
Bảng 3.29. Sản lƣợng và doanh thu nƣớc sạch đô thị ở thành phố Huế của
HUEWACO trong năm 2009 và 2011 115
Bảng 3.30. Giá bán nƣớc sạch của HUEWACO áp dụng kể từ ngày 1/6/2003 118
Bảng 3.31. Giá bán nƣớc sạch của HUEWACO áp dụng kể từ ngày 1/6/2006 118
Bảng 3.32. Giá bán nƣớc sạch của HUEWACO áp dụng kể từ ngày 1/3/2009 119
Bảng 3.33. Giá bán nƣớc sạch của HUEWACO áp dụngkể từ ngày 1/6/2011 119
Bảng 3.34. Tóm tắt các lợi ích của tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nƣớc đô thị 123
Bảng 3.35. Tóm tắt về các giải pháp quản lý nhu cầu đề xuất cho TP Huế 132
ix

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ

Hình 1. Bản đồ hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế 4
Hình 2. Bản đồ hành chính thành phố Huế 5
Hình 3. Mối liên hệ giữa các nội dung chính trong khung nghiên cứu của luận án 7
Hình 1.1. Mối quan hệ giữa nhu cầu và giá cả 11
Hình 1.2. Mô hình vai trò công cụ chính sách trong quản lý nhu cầu nƣớc đô thị 14
Hình 1.3. Các hồ và đập chính ở Thừa Thiên Huế 31
Hình 1.4. Quy trình sản xuất và cung cấp nƣớc sạch của nhà máy Quảng Tế II 34
Hình 1.5. Sơ đồ Quy hoạch định hƣớng hệ thống đô thị vùng của tỉnh Thừa Thiên
Huế đến năm 2025 38
Hình 2.1. Hƣớng nghiên cứu của luận án trong Khung tiết kiệm và sử dụng hiệu quả
nƣớc sạch đô thị 43
Hình 2.2. Các hợp phần trong mô hình DPSIR 44
Hình 2.3. Sơ đồ tổng quát của mô hình DPSIR áp dụng trong quản lý TN nƣớc 45
Hình 2.4. Đáp ứng về quản lý nhu cầu nƣớc sạch đô thị ở tỉnh Thừa Thiên Huế dựa
vào mô hình DPSIR 45

Hình 2.5. Các loại thiết bị dùng nƣớc thông dụng của 2 nhóm đối tƣợng dùng nƣớc
sinh hoạt và HC – SN 51
Hình 3.1. Lƣợng khách hàng sử dụng nƣớc của HUEWACO trong 10 năm qua 55
Hình 3.2. Biến thiên giá trị DO của sông Hƣơng từ năm 2002 đến 2011 67
Hình 3.3. Sơ đồ phân tích các thiết bị dùng nƣớc trong quản lý nhu cầu nƣớc 72
Hình 3.4. Các phƣơng pháp cơ bản áp dụng để đánh giá tiềm năng tiết kiệm và sử
dụng hiệu quả nƣớc sạch đô thị cho thành phố Huế 73
Hình 3.5. Tỷ lệ sử dụng nƣớc của các thiết bị nƣớc hộ gia đình không vƣờn 75
Hình 3.6. Tỷ lệ sử dụng nƣớc của các thiết bị nƣớc trong hộ gia đình có vƣờn 75
Hính 3.7. Thời gian hoàn vốn của các loại tay sen tiết kiệm nƣớc so với các loại
không tiết kiệm nƣớc 78
Hình 3.8. Hiện trạng các loại nhà vệ sinh hộ gia đình ở thành phố Huế 79
x

Hình 3.9. Tình hình sử dụng vòi rửa trong các hộ gia đình ở thành phố Huế 82
Hình 3.10. Tỷ lệ sử dụng các nguồn nƣớc cho mục đích tƣới cây trong các nhà vƣờn
có diện tích trên 100m2 ở thành phố Huế 86
Hình 3.11. Tỷ lệ sử dụng các dụng cụ tƣới trong các hộ gia đình nhà vƣờn 87
Hình 3.12. Quy trình chế biến mực của FIDECO 92
Hình 3.13. Mức tiêu thụ nƣớc bình quân tính trên đầu khách lƣu trú tại một số
khách sạn ở thành phố Huế 103
Hình 3.14. Các luận cứ khoa học giúp đề xuất các giải pháp quản lý nhu cầu nƣớc
sạch đô thị cho thành phố Huế 113
Hình 3.15. Giá nƣớc sạch bình quân và mức tăng giá nƣớc từ 2003 đến 2017 119
Hình 3.16. Tích hợp các thách thức chung của công tác quản lý nhu cầu ở thành phố
Huế vào Mô hình công cụ chính sách 136
Hình 3.17. Khung lôgic nghiên cứu của luận án 140










1

MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Sự khan hiếm nƣớc ngọt ngày càng gia tăng trên phạm vi toàn cầu đang gây
ra nhiều áp lực cho công tác quản lý‎ tài nguyên nƣớc nói chung và nƣớc sạch đô thị
nói riêng. Nhằm đối phó với thực trạng này, việc chuyển hƣớng từ phƣơng thức
quản lý cung truyền thống (Supply Side Management) chỉ tập trung nâng cao năng
lực cấp nƣớc sang quản lý nhu cầu (Demand Side Management) ở nhiều quốc gia đã
giúp giảm bớt đáng kể nhiều áp lực lên các nguồn nƣớc ngọt hữu hạn, góp phần bảo
vệ môi trƣờng và xây dựng một xã hội bền vững theo hƣớng tiết kiệm và sử dụng
hiệu quả các nguồn tài nguyên.
Với tốc độ phát triển đô thị nhanh chóng nhƣ hiện nay, Việt Nam đang gặp
phải nhiều thách thức lớn trong lĩnh vực cung cấp nƣớc sạch đô thị. Nhu cầu sử
dụng nƣớc sạch đô thị trên toàn quốc không ngừng gia tăng về số lƣợng và đòi hỏi
cao hơn về chất lƣợng. Tuy nhiên, hiện trạng cấp nƣớc ở nhiều tỉnh, thành cho thấy
vẫn đang tồn tại khá nhiều bất cập; cụ thể là sự không đồng bộ giữa nhà máy xử lý
và mạng lƣới đƣờng ống cấp nƣớc, tỷ lệ thất thoát và thất thu còn khá cao, sử dụng
quá nhiều nƣớc ngầm, chất lƣợng nƣớc của nhiều con sông cấp nƣớc cho các nhà
máy sản xuất nƣớc sạch bị ô nhiễm nghiêm trọng, chất lƣợng nƣớc cấp đô thị nhiều
nơi đang gặp nhiều sự cố, tỷ lệ ngƣời dân dùng nƣớc sạch đô thị còn thấp,
Ở tỉnh Thừa Thiên Huế, Kết luận số 48-KL/TW ngày 25 tháng 5 năm 2009
của Bộ Chính trị về việc Xây dựng, phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế và đô thị Huế
đến năm 2020 đã tán thành phƣơng hƣớng sớm đƣa Thừa Thiên Huế trở thành đô

thị loại 1 trực thuộc Trung ƣơng. Cả tỉnh Thừa Thiên Huế trong tƣơng lai sẽ đƣợc
phát triển theo hƣớng thành phố sinh thái của nhiều công viên và nhà vƣờn; trong
đó, thành phố Huế hiện nay là đô thị hạt nhân của một hệ thống đô thị hiện đại với
thành phố Chân Mây – Lăng Cô, các thị xã Hƣơng Thủy, Tứ Hạ, Thuận An và các
thị trấn vệ tinh Bình Điền, Phú Đa, Sự chuyển biến mạnh mẽ này trong thời gian
sắp đến là một tín hiệu đáng mừng, tuy nhiên cũng sẽ làm nảy sinh một số thách
2

thức lớn; một trong số đó là nhu cầu sử dụng nƣớc sạch đô thị sẽ tăng nhanh nhằm
phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Theo dự báo, để đáp ứng các
yêu cầu phát triển và đạt chỉ tiêu cấp nƣớc sạch đô thị cho 90% dân số trên toàn tỉnh
vào năm 2020, Thừa Thiên Huế cần phải đảm bảo một lƣợng cung lớn hơn 2,5 lần
so với tổng công suất cung cấp nƣớc sạch của năm 2011.
Cùng với thách thức đáp ứng nhu cầu dùng nƣớc cho tƣơng lai, nhu cầu nƣớc
sạch đô thị hiện nay trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, đặc biệt là ở thành phố Huế,
các thị trấn Tứ Hạ và Phú Bài đang tăng nhanh. Chỉ tính riêng cho thành phố Huế,
lƣợng nƣớc thƣơng phẩm tăng bình quân vào khoảng 40% trong vòng 3 năm qua và
chiếm hơn 66% tổng lƣợng nƣớc thƣơng phẩm của toàn tỉnh. Để đáp ứng nhu cầu,
HUEWACO đã không ngừng đẩy mạnh công suất sản xuất của các nhà máy cấp
nƣớc và tăng cƣờng khai thác các nguồn nƣớc ngọt. Thực tế này đã và đang gây ra
nhiều tác động tiêu cực lên môi trƣờng tự nhiên cũng nhƣ kinh tế - xã hội và tạo ra
nhiều áp lực cho công ty cấp nƣớc trong công tác cân đối cung - cầu nƣớc sạch đô
thị trên toàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Chính vì vậy, việc nghiên cứu áp dụng phƣơng
thức quản lý nhu cầu nƣớc sạch đô thị ở thành phố Huế là một công việc rất thiết
thực nhằm tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nƣớc sạch, bảo vệ môi trƣờng và góp phần
giải quyết nhiều vấn nạn nảy sinh khác một khi nhu cầu nƣớc sạch đô thị tăng cao.
II. MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI VÀ CÁC NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Mục tiêu nghiên cứu
Hệ thống hóa đƣợc một số vấn đề lý luận và thực tiễn của phƣơng thức quản
lý nhu cầu nƣớc sạch đô thị và đề xuất đƣợc các giải pháp quản lý nhu cầu liên quan

đến kinh tế, giáo dục nâng cao nhận thức và thể chế nhằm góp phần tiết kiệm và sử
dụng hiệu quả nƣớc sạch đô thị ở thành phố Huế.
2. Đối tƣợng nghiên cứu
Các đối tƣợng nghiên cứu chính của luận án bao gồm:
- Các nhóm khách hàng sử dụng nƣớc sạch đô thị ở thành phố Huế bao gồm
3

nhóm hộ gia đình, nhóm hành chính – sự nghiệp (HC – SN), nhóm kinh doanh -
dịch vụ (KD - DV) và nhóm sản xuất;
- Các thiết bị dùng nƣớc thông dụng trong hộ gia đình ở thành phố Huế: tay
sen tắm, xí bệt xả nƣớc, vòi chậu rửa, máy giặt và dụng cụ tƣới cây;
- Công ty TNHH Nhà Nƣớc Một thành viên Xây dựng và Cấp nƣớc Thừa
Thiên Huế (HUEWACO) và công tác cung cấp nƣớc sạch.
3. Phạm vi nghiên cứu
Về địa bàn
- Đối với nội dung hiện trạng, dự báo nhu cầu và đánh giá các tác động tiêu cực
của sự gia tăng nhu cầu nƣớc sạch đô thị, địa bàn nghiên cứu là tỉnh Thừa Thiên
Huế với diện tích 503.321ha và tổng dân số là 1.103.136 ngƣời vào năm 2011
[2] (xem bản đồ hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế ở Hình 1);
- Đối với nội dung điều tra nghiên cứu về tiềm năng tiết kiệm và đề xuất các giải
pháp quản lý nhu cầu nƣớc sạch đô thị, địa bàn nghiên cứu là thành phố Huế bao
gồm 27 phƣờng với tổng diện tích 71 km
2
và dân số là 342.550 ngƣời vào năm
2011 [1] (xem bản đồ hành chính thành phố Huế ở Hình 2).
Về các nội dung
Hiện nay, hệ thống cấp nƣớc và các hoạt động của HUEWACO mang tính
kết hợp và liên đới trên toàn tỉnh do công ty này còn có nhiệm vụ cấp nƣớc cho các
khu vực nông thôn của tỉnh. Ngoài ra, trong thời gian sắp đến (trƣớc năm 2015),
toàn tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ trở thành thành phố đô thị loại I trực thuộc Trung

ƣơng. Đây cũng chính là lý do giải thích vì sao địa điểm nghiên cứu chính của luận
án là thành phố Huế nhƣng các nhu cầu, dự báo nhu cầu và các tác động của sự gia
tăng nhu cầu nƣớc sạch đô thị đƣợc nghiên cứu trên địa bàn toàn tỉnh.
4


Hình 1. Bản đồ hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế

5


Hình 2. Bản đồ hành chính thành phố Huế

6

Do hạn chế về nhân lực và kinh phí nên luận án không thể tiến hành điều tra
tiềm năng tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nƣớc sạch đô thị cho tất cả các loại hình
sản xuất và KD - DV ở thành phố Huế. Thay vào đó, luận án sử dụng phƣơng pháp
nghiên cứu điển hình (case study): FIDECO đại diện nhóm đối tƣợng sản xuất và
Khách sạn Xanh đại diện nhóm đối tƣợng KD – DV.
Phƣơng thức quản lý nhu cầu nƣớc sạch đô thị bao gồm các giải pháp phi
công trình áp dụng trên các nhóm đối tƣợng dùng nƣớc lẫn các giải pháp công trình
áp dụng cho toàn hệ thống cấp nƣớc. Tuy nhiên, luận án chỉ đi sâu nghiên cứu các
giải pháp phi công trình là chủ yếu, nghĩa là chỉ tập trung nghiên cứu trên các nhóm
đối tƣợng dùng nƣớc.
4. Các nội dung nghiên cứu
Các nội dung nghiên cứu của luận án bao gồm:
1) Làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến quản lý nhu cầu nói
chung và quản lý nhu cầu nƣớc sạch đô thị nói riêng;
2) Phân tích hiện trạng, dự báo nhu cầu đến năm 2020 và làm rõ các tác động tiêu

cực của sự gia tăng nhu cầu nƣớc sạch đô thị ở tỉnh Thừa Thiên Huế;
3) Đánh giá các tiềm năng tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nƣớc sạch đô thị trên địa
bàn thành phố Huế;
4) Đề xuất các giải pháp quản lý nhu cầu nƣớc sạch đô thị về kinh tế, giáo dục
nâng cao nhận thức và thể chế cho thành phố Huế.
Bốn nội dung chính đề cập trên đây có liên quan chặt chẽ với nhau để cùng
nhau giải quyết các mục tiêu nghiên cứu. Trong đó, nội dung 2 nhấn mạnh sự cần
thiết của công tác quản lý nhu cầu nƣớc sạch đô thị, nội dung 3 làm rõ tính khả thi
về kinh tế của phƣơng thức quản lý này; qua đó góp phần xác lập cơ sở khoa học
cho việc đề xuất các giải pháp quản lý nhu cầu nƣớc sạch đô thị ở thành phố Huế.
Mối liên quan này đƣợc minh họa cụ thể trong sơ đồ ở Hình 3.
7





























III. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
1. Về khoa học
1) Hiện nay, Việt Nam hầu nhƣ chƣa có nghiên cứu chính thức nào về phƣơng
thức quản lý nhu cầu trong lĩnh vực cấp nƣớc đô thị; do vậy, có thể xem luận án
là công trình nghiên cứu có hệ thống đầu tiên về tiết kiệm và sử dụng hiệu quả
nƣớc sạch đô thị theo hƣớng quản lý nhu cầu ở nƣớc ta;
2) Luận án bƣớc đầu đã xây dựng đƣợc các luận cứ khoa học cho công tác tiết
kiệm và sử dụng hiệu quả nƣớc sạch đô thị theo phƣơng thức quản lý nhu cầu ở
Việt Nam nói chung và ở thành phố Huế nói riêng;
Nội dung 4
Đề xuất các giải pháp quản lý nhu cầu

Mục tiêu nghiên cứu
Phƣơng pháp luận và phƣơng
pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận
Cơ sở thực tiễn
Hình 3. Mối liên hệ giữa các nội dung chính trong Khung nghiên cứu
của luận án


Nội dung 1
Các vấn đề về
lý luận và
thực tiễn của
quản lý nhu
cầu

Nội dung 2
Hiện trạng,
dự báo nhu
cầu và các
tác động của
nhu cầu

Nội dung 3
Tiềm năng
tiết kiệm
nước sạch đô
thị ở thành
phố Huế


8

3) Luận án ứng dụng thành công mô hình DPSIR trong tiếp cận hệ thống về 3
phƣơng diện Kinh tế - Xã hội - Môi trƣờng nhằm làm rõ các tác động tiêu cực
của sự gia tăng nhu cầu và các tiềm năng tiết kiệm, sử dụng hiệu quả nƣớc sạch
đô thị ở thành phố Huế.
2. Về thực tiễn
1) Một phần nghiên cứu tổng quan của luận án đã đƣợc Chƣơng trình Giáo dục

của Bộ Giáo dục & Đào tạo về Môi trƣờng và Bảo vệ môi trƣờng sử dụng làm tài
liệu truyền thông tại địa chỉ:
2) Trong chƣơng trình hợp tác Hành động hướng đến các thành phố ít carbon và
sử dụng hiệu quả tài nguyên ở Châu Á (Dự án LCC) giữa thành phố Huế và Viện
Công nghệ Châu Á (Thái Lan), một số giải pháp tiết kiệm và sử dụng hiệu quả
nƣớc sạch đô thị đề cập trong luận án đã đƣợc áp dụng cho hơn 70 các đơn vị
trực thuộc chính quyền thành phố Huế;
3) Luận án đã góp phần đào tạo 3 cử nhân ngành Khoa học Môi trƣờng, trƣờng
ĐHKH, ĐH Huế.
IV. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN
Luận án bao gồm tổng cộng 148 trang (không tính phần phụ lục) với 2 bản
đồ, 28 sơ đồ và biểu đồ, 37 bảng thông tin và số liệu. Ngoài phần Mở đầu (8 trang),
Kết luận và Kiến nghị (2 trang), Danh mục các công trình đã công bố (1 trang), Tài
liệu tham khảo (5 trang) và Phụ lục (15 trang), các nội dung chính của luận án đƣợc
trình bày trong 3 chƣơng:
- Chƣơng 1: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu (32 trang);
- Chƣơng 2: Các cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu (13 trang);
- Chƣơng 3: Kết quả nghiên cứu và bàn luận (87 trang).
9

CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU NGHIÊN CỨU
1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN TRONG NGHIÊN CỨU PHƢƠNG THỨC
QUẢN LÝ NHU CẦU NƢỚC SẠCH ĐÔ THỊ
1.1.1. Các khái niệm và thuật ngữ liên quan
- Quản lý tổng hợp tài nguyên nước: ”Là quá trình đẩy mạnh, phối hợp phát
triển và quản lý nguồn nƣớc, đất đai và các nguồn tài nguyên liên quan sao cho tối
đa hoá các lợi ích kinh tế và phúc lợi xã hội một cách công bằng mà không phƣơng
hại đến tính bền vững của các hệ sinh thái thiết yếu” [35]. Về mặt lý luận cũng nhƣ
thực tiễn, phƣơng thức quản lý tổng hợp tài nguyên nƣớc đạt hiệu quả cao nhất khi

đƣợc thực hiện theo lƣu vực sông.
- Quản lý nhu cầu các nguồn tài nguyên là hƣớng tiếp cận hiện đại giúp sử
dụng bền vững các nguồn tài nguyên, giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng và tạo điều
kiện phát triển bền vững kinh tế - xã hội [11].
- Nước sạch là nƣớc đáp ứng các chỉ tiêu chất lƣợng theo Quy chuẩn kỹ thuật
Quốc gia về chất lƣợng nƣớc sinh hoạt (QCVN 02:2009/BYT do Bộ Y tế ban hành
vào ngày 17/6/2009) [5].
- Nước sạch đô thị (còn đƣợc gọi là nƣớc cấp đô thị hay nƣớc máy) ở Thừa
Thiên Huế là nguồn nƣớc sạch đƣợc sản xuất bởi HUEWACO và cấp cho các đô
thị, khu công nghiệp và các cụm dân cƣ nông thôn. Ngoài ra, các nguồn nƣớc
UNICEF ở tỉnh Thừa Thiên Huế đƣợc nối mạng với hệ thống nƣớc sạch đô thị và do
HUEWACO quản lý cũng đƣợc gọi là nƣớc sạch đô thị [6].
- Tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nước sạch đô thị: Tiết kiệm (saving) liên
quan đến nhận thức và thói quen sử dụng nƣớc, ví dụ không sử dụng bồn tắm, quan
tâm đến các rò rỉ, Trong khi đó, sử dụng hiệu quả (efficiency) đồng nghĩa với việc
sử dụng một lƣợng nƣớc ít hơn nhƣng vẫn đảm bảo đầy đủ các chức năng của thiết
bị dùng nƣớc, công nghệ hay quy trình sản xuất; ví dụ nhƣ hệ thống tƣới nhỏ giọt
10

giúp tiết kiệm nhiều nƣớc nhƣng vẫn đảm bảo năng suất cây trồng hoặc máy giặt tiết
kiệm nƣớc nhƣng vẫn đảm bảo giặt sạch quần áo [30].
- Quản lý nhu cầu nước sạch đô thị là phƣơng thức quản lý bao gồm việc xây
dựng và thực hiện các nhóm giải pháp hay giải pháp áp dụng trên các đối tƣợng
dùng nƣớc nhằm khuyến khích hoặc khuyến cáo việc tiết kiệm và sử dụng hiệu quả
nguồn nƣớc sạch đô thị trong khi vẫn đáp ứng nhu cầu dùng nƣớc của khách hàng
[33]. Quản lý nhu cầu là một nội dung quan trọng của quản lý tổng hợp tài nguyên
nƣớc vì nó đảm bảo an ninh nƣớc cho con ngƣời.
- Thiết bị tiết kiệm nước: Theo USAID (2003), kể từ sau năm 2000, các loại
xí bệt hai nút xả 3 lít/6 lít, tay sen tắm có lƣu lƣợng nƣớc dƣới 10 lít/phút, máy giặt
tiêu thụ nƣớc ít hơn 15 lít/kg quần áo, vòi rửa có bộ phận tạo bọt và hệ thống tƣới

tiết kiệm nƣớc (giúp giảm đƣợc 15 - 40% lƣợng nƣớc tƣới) đƣợc xem là những thiết
bị tiết kiệm nƣớc [52]. Tuy cụm từ thiết bị tiết kiệm nước không phản ảnh nghĩa
chính xác nhƣng do đƣợc dùng phổ biến ở Việt Nam nên luận án sử dụng thuật ngữ
này thay thế cho thiết bị sử dụng nước hiệu quả, ví dụ nhƣ máy giặt tiết kiệm nƣớc,
tay sen tiết kiệm nƣớc,
- Kiểm toán sử dụng nước là hoạt động đo lƣờng, phân tích và đánh giá để
xác định mức tiêu thụ nƣớc, tiềm năng tiết kiệm nƣớc và đề xuất các giải pháp tiết
kiệm và sử dụng hiệu quả nƣớc sạch cho các đối tƣợng dùng nƣớc [30].
- Các nhóm đối tượng khách hàng sử dụng nước: Theo HUEWACO (2009),
các nhóm đối tƣợng sử dụng nƣớc đƣợc quy định tóm lƣợc nhƣ sau:
1) Nhóm đối tượng sinh hoạt bao gồm các bên mua nƣớc sạch sử dụng cho
nhu cầu sinh hoạt của gia đình và cá nhân;
2) Nhóm đối tượng KD – DV bao gồm các cơ sở kinh doanh thƣơng nghiệp,
dịch vụ, các cơ sở du lịch và kinh doanh dịch vụ du lịch, ;
3) Nhóm đối tượng sản xuất là tất cả các bên mua nƣớc sạch để sử dụng vào
sản xuất thuộc các ngành sản xuất vật chất;
4) Nhóm đối tượng HC – SN bao gồm các cơ quan hành chính Nhà nƣớc,
đơn vị lực lƣợng vũ trang, trƣờng học và bệnh viện.
11

1.1.2. Lý thuyết về quản lý nhu cầu dùng nƣớc
Cho đến nay, quản lý nhu cầu đã trở thành khái niệm phổ biến và đƣợc áp
dụng trong nhiều lĩnh vực, nhất là trong công tác bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên
nhiên nhạy cảm và qu ý giá mà thị trƣờng không phản ảnh đƣợc các giá trị thực của
chúng. Kể từ khi diễn ra hai cuộc khủng khoảng năng lƣợng thế giới vào năm 1973
và 1979, quản lý nhu cầu đƣợc áp dụng cho ngành năng lƣợng và tiếp theo sau là
lĩnh vực cấp nƣớc cho nông nghiệp và đô thị [27, 28].
Khác với phƣơng thức quản lý cung truyền thống, quản lý nhu cầu cho rằng
nhu cầu dùng nƣớc có thể bị ảnh hƣởng bới các công cụ kỹ thuật và chính sách khác
nhau; một trong số đó là giá nƣớc. Theo thuật ngữ trong kinh tế học, lƣợng nƣớc

đƣợc sử dụng bởi các hoạt động đƣợc gọi là hàm số của giá nƣớc. Điều này có
nghĩa là giá nƣớc sẽ có tác động mạnh lên lƣợng nƣớc mà khách hàng sử dụng [42].
Ảnh hƣởng của giá nƣớc lên hành vi sử dụng nƣớc của khách hàng đƣợc minh họa
ở Hình 1.1. Đồ thị này mô tả 2 đƣờng cầu của khách hàng loại 1 và khách hàng loại
2 với sự khác nhau rõ ràng về độ dốc trên đồ thị, và sự thay đổi nhu cầu dùng nƣớc
phụ thuộc vào độ dốc của hàm cầu.













Hình 1.1. Mối quan hệ giữa nhu cầu và giá cả
(Nguồn: Louw và Kassier, 2002 [39])
P2
P1
Khách hàng 2
Số lƣợng
Q2
Q1
Khách hàng 1
Giá nƣớc
12


Đƣờng biểu diễn cho khách hàng 1 ít dốc hơn so với khách hàng 2. Khi giá
nƣớc tăng lên từ P1 đến P2, việc giảm nhu cầu dùng nƣớc của khách hàng 1 sẽ lớn
hơn khách hàng 2 (Q1>Q2). Vì lý do này nên nếu biểu giá nƣớc gia tăng đƣợc cho
là một giải pháp của quản lý nhu cầu nƣớc thì cũng cần phải nắm rõ về tính co dãn
của nhu cầu. Nguyên lý này có thể giúp đánh giá mức độ tác động của biểu giá nƣớc
lên nhu cầu dùng nƣớc [39].
Ngoài giá nƣớc, các nhân tố khác nhƣ sự gia tăng dân số, các thay đổi về thu
nhập, quản lý nhu cầu, … cũng sẽ làm thay đổi nhu cầu dùng nƣớc. Công thức của
O'Sullivan và Sheffrin (2003) thể hiện mối tƣơng quan này nhƣ sau:
Q = f (P; Y, P
rg
, Pop, X)
Trong đó:
Q : Lƣợng cầu;
P : Giá nƣớc;
Y : Thu nhập;
P
rg
: Giá cả của dịch vụ liên quan đến nƣớc;
Pop : Dân số;
X : Một vài thay đổi có liên quan trong tƣơng lai nhƣ BĐKH hay các
giải pháp quản lý nhu cầu;
Dấu ; : Các tham số bên tay phải của dấu chấm phẩy sẽ không đổi khi mối
liên hệ đƣợc phân định theo hai chiều về giá cả và số lƣợng.
Nếu một trong những tham số trên đây thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi của
đƣờng cầu; ví dụ nhƣ biến đổi khí hậu, hoặc nếu áp dụng các chính sách và giải
pháp quản lý nhu cầu dùng nƣớc, đƣờng cầu của đồ thị sẽ dịch chuyển về phía bên
trái vì quản lý nhu cầu sẽ giúp giảm nhu cầu sử dụng nƣớc sạch. Sự dịch chuyển này
đƣợc xem nhƣ là sự thay đổi về nhu cầu. Các dịch chuyển dọc theo đƣờng cầu chỉ

xảy ra khi lƣợng cầu thay đổi do ảnh hƣởng của thay đổi giá nƣớc.
13

1.1.3. Các chính sách và giải pháp quản lý nhu cầu nƣớc sạch đô thị
Để có một cái nhìn cụ thể và rõ ràng hơn về phƣơng thức quản lý nhu cầu
nƣớc đô thị, các nhà quản lý nƣớc cấp đô thị trên thế giới đã đƣa ra nhiều cách phân
chia các chính sách và giải pháp quản lý nhu cầu khác nhau; chẳng hạn nhƣ nhóm
thị trƣờng và phi thị trƣờng, nhóm công trình và phi công trình, nhóm kinh tế và phi
kinh tế, Tuy nhiên, phổ biến nhất hiện nay là sự phân chia thành nhóm chính sách
và giải pháp dựa trên Mô hình vai trò công cụ chính sách trong quản lý nhu cầu
nước sạch đô thị và Khung liệt kê (checklist) các giải pháp quản lý nhu cầu nước
sạch đô thị của Trung tâm POLIS, Canada (POLIS Project on Ecological
Governance). Đây cũng là mô hình chính sách và khung giải pháp đƣợc IWA
(2007) khuyến nghị áp dụng cho các nƣớc đang phát triển nhằm nhận diện và đề
xuất các giải pháp quản lý nhu cầu nƣớc sạch đô thị một cách nhanh chóng và hiệu
quả [37].
Hình 1.2 minh họa chi tiết Mô hình vai trò công cụ chính sách trong quản lý
nhu cầu nước đô thị. Mô hình này đƣợc phân thành hai hạng mục chính: mục tiêu
và công cụ chính sách để đạt đƣợc mục tiêu. Mục tiêu cần phải đạt đƣợc là tạo ra
các thay đổi tích cực về “tâm lý” (các thói quen và ý thức tiết kiệm nƣớc của các
nhóm đối tƣợng khách hàng dùng nƣớc) và thay đổi về “vật lý” (các thiết bị dùng
nƣớc và các công nghệ - kỹ thuật sử dụng nƣớc hiệu quả). Nhƣ vậy, trong lĩnh vực
quản lý nhu cầu nƣớc sạch đô thị, nói đến tiết kiệm nƣớc là đề cập đến các thay đổi
về thói quen và ý thức nhằm phân biệt với hiệu quả dùng nƣớc đƣợc tạo ra do sự
can thiệp của các yếu tố công nghệ - kỹ thuật [43].
Tuy nhiên, mục tiêu để đạt đƣợc các thay đổi về ”tâm lý” và ”vật lý” giúp
tiết kiệm và sử dụng hiệu quả tài nguyên nƣớc không chắc chắn sẽ đƣợc chấp nhận
và áp dụng trong thực tế. Do vậy, các nhà quản lý cần đƣa vào áp dụng các chính
sách để khuyến khích hoặc khuyến cáo các thay đổi về thói quen hay ý thức cũng
nhƣ các thay đổi công nghệ - kỹ thuật; ví dụ nhƣ các chƣơng trình giáo dục và tuyên

14

truyền, các chính sách về giá nƣớc, các quy định trong xây dựng và cấp thoát nƣớc,
Công cụ chính sách trong Mô hình vai trò công cụ chính sách trong quản lý nhu
cầu nước đô thị đƣợc chia thành 3 nhóm: chính sách về giáo dục nâng cao nhận
thức, chính sách về kinh tế và chính sách về thể chế. Những nhóm chính sách này
cần phải luôn bổ trợ cho nhau và đƣợc sử dụng nhằm đạt đƣợc các mục tiêu thay
đổi về ”tâm lý” và ”vật lý”.










Hình 1.2. Mô hình vai trò công cụ chính sách trong phƣơng thức quản lý nhu cầu
nƣớc sạch đô thị
(Nguồn: POLIS Project on Ecological Governance, 2005 [43])
Khung liệt kê các giải pháp quản lý nhu cầu nước sạch đô thị tóm lƣợc các
giải pháp quản lý nhu cầu thiết yếu giúp tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nƣớc sạch đô
thị (xem nội dung Khung liệt kê ở Bảng 1.1). Về cơ bản, những giải pháp này đƣợc
xây dựng dựa trên sự phân nhóm chính sách của Mô hình vai trò công cụ chính sách
trong quản lý nhu cầu nước cấp đô thị. Dựa vào Khung liệt kê, luận án tiến hành
xác định và đánh giá những giải pháp quản lý nhu cầu hiện đang đƣợc thực hiện bởi
HUEWACO, đồng thời đề xuất những giải pháp bổ sung cần đƣợc tiến hành thực
Công cụ chính sách










Kinh tế
Giáo dục nâng
cao nhận thức
Mục tiêu
* Các thay đổi về tâm lý
* Các thay đổi về vật lý

Thể chế

×