SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHU VĂN AN
HỒ SƠ DỰ THI
DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP
1. Tên chủ đề dạy học:
DẠY HỌC TÍCH HỢP BÀI “BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ PHÒNG
CHỐNG THIÊN TAI”
2. Môn học chính của chủ đề: ĐỊA LÝ
3. Các môn được tích hợp: GIÁO DỤC CÔNG DÂN, SINH HỌC, KỸ
THUẬT NÔNG NGHIỆP, VẬT LÝ, NGỮ VĂN
Hà Nội, tháng 12 năm 2014
1
2
PHIẾU THÔNG TIN VỀ GIÁO VIÊN DỰ THI
CUỘC THI DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP
DÀNH CHO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC
- Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội
- Trường THPT Chu Văn An
- Địa chỉ: số 10, Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội
Điện thoại: 0438233139; Email:
- Thông tin về giáo viên:
Họ và tên: Trần Thị Tuyến
Ngày sinh: 10/02/1982
Môn: Địa lý
Điện thoại: 0904126968
Email:
3
PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN
1.Tên hồ sơ dạy học:
Dạy học tích hợp bài “Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai”.
2.Mục tiêu dạy học
Tiết 14. Bài 15. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI
2.1. Kiến thức:
2.1.1. Môn Địa lí
- Biết được những nguyên nhân, biểu hiện và hậu quả của tình trạng mất cân bằng
sinh thái và ô nhiễm môi trường ở nước ta.
- Trình bày được hoạt động, vùng chịu ảnh hưởng, hậu quả của bão và các biện
pháp phòng chống bão ở nước ta.
- Biết được những nơi thường xuyên xảy ra hạn hán, ngập lụt, lũ quét và các thiên
tai khác ở nước và giải thích được nguyên nhân.
2.1.2. Môn Ngữ văn
- Biết được những kinh nghiệm phòng chống thiên tai mà nhân dân ta đúc kết
trong ca dao, tục ngữ Việt Nam.
2.1.3. Môn Giáo dục công dân
- Biết được chính sách bảo vệ Tài nguyên và môi trường
+ Lớp 11. Bài 12. Chính sách Tài nguyên và bảo vệ môi trường.
2.1.4. Môn Vật Lí
- Giải thích được hiện tượng khi Trái Đất nóng lên, băng ở hai cực tan ra làm cho
mực nước biển dâng cao, vì vậy khí hậu, thời tiết có sự biết đổi thất thường;
- Giải thích hiện tượng mùa bão chậm dần từ Bắc vào Nam do sự lùi dần của các
đai khí áp trong khí quyển.
- Giải thích được nguyên nhân dẫn đến hiện tượng triều cường trầm trọng ở Đồng
bằng sông Cửu Long.
+ Bài 11 : Lực hấp dẫn. Định luật vạn vật hấp dẫn - Vật lí 10
2.1.5. Môn Sinh học
- Biết được sinh thái học và việc khai thác tài nguyên thiên nhiên.
4
+ Bài 64 – Chương trình Sinh học 12 nâng cao
- Biết được ý nghĩa của chất diệp lục đối với quá trình quang hợp của cây xanh.
2.1.6. Kỹ thuật nông nghiệp
- Bài 9 : Chương trình Kỹ thuật nông nghiệp lớp 10.
- Trình bày được các biện pháp kỹ thuật nông nghiệp trên đất đồi núi nhằm bảo vệ
tài nguyên và môi trường ở nước ta.
2.2. Kỹ năng
2.2.1. Môn Địa lí
- Quan sát, phân tích tranh ảnh, video.
- Phân tích bản đồ khí hậu để trình bày hoạt động và vùng chịu ảnh hưởng của bão
ở nước ta.
- Xác lập mối quan hệ nhân quả giữa các thành phần tự nhiên.
- Liên hệ và giải thích được các hiện tượng thiên nhiên đang xẩy ra xung quanh
cuộc sống của mình.
2.2.2. Môn Ngữ văn
- Phân tích một số câu ca dao nói về kinh nghiệm phát hiện và phòng chống bão
của nhân dân ta.
- Vận dụng kiến thức Tập làm văn để ghi lại cảm xúc của bản thân trước các thiên
tai xảy ra xung quanh cuộc sống của học sinh.
2.2.3. Môn Giáo dục công dân
- Gắn các nội dung Chiến lược quốc gia về bảo vệ môi trường để giải quyết từng
vấn đề về tài nguyên và môi trường ở nước ta.
2.1.4. Môn Vật Lí
- Lượng CO2 và các chất thải công nghiệp quá nhiều trong khí quyển gây ra hiệu
ứng nhà kính, làm cho Trái Đất nóng lên, vì vậy băng ở hai cực tan ra làm cho mực nước
biển tăng lên khiến vùng ven biển bị ngập mặn.
- Do chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời nên vào mùa hè, khi Bắc Bán
cầu ngả về phía Mặt Trời, nhiệt độ các địa điểm ở phía Bắc nước ta cao (gần chí tuyến
Bắc) nên vị trí các áp thấp của vùng nhiệt đới dịch chuyển lên phía Bắc nên các cơn bão
5
thường đến miền Bắc sớm hơn. Ngược lại, mùa thu đông, khi Bắc Bán cầu khuất dần về
phía Mặt Trời, mặt đất ở lục địa Châu Á bị mất nhiệt nên hình thành áp cao Xibia, áp
cao này hoạt động và bành trướng xuống phía Nam, đẩy các áp thấp nhiệt đới lùi dần
xuống miền Trung và phía Nam nên bão thường xuất hiện ở miền Trung và miền Nam
vào cuối năm.
- Hiện tượng triều cường xảy ra nghiêm trọng vào thời điểm: ngày đầu tháng,
ngày rằm âm lịch khi Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất nằm trên một đường thẳng. Vùng
Đồng bằng sông Cửu Long nước ta do địa hình thấp và gần xích đạo nên sức hút của
Mặt Trăng, Mặt trời với Trái Đất lớn.
+ Bài 11 : Lực hấp dẫn. Định luật vạn vật hấp dẫn - Vật lí 10
2.1.5. Môn Sinh học
- Làm thí nghiệm đối với hiện tượng sương muối phá hủy chất diệp lục, làm hư
hại cây trồng.
2.1.6. Kỹ thuật nông nghiệp
- Giải thích ý nghĩa của việc trồng cây theo băng, làm ruộng bậc thang, chống xói
mòn đất ở miền núi.
2.3. Thái độ
- Nhận thức được vai trò của môi trường và sự cần thiết phải bảo vệ môi trường.
- Hiểu rõ việc phòng chống thiên tai là trách nhiệm của cả cộng đồng. Chúng ta
cần chủ động hơn nữa trong việc ứng phó với các mối đe dọa từ thiên nhiên.
- Yêu thích các môn học và biết vận dụng kiến thức liên môn vào học tập môn Địa
lí làm cho môn học trở nên hấp dẫn hơn.
- Biết được vài trò của người dân vùng biển trong phòng chống bão thông qua
dịch phụ đề trong đoạn clip.
3. Đối tượng dạy học
- Học sinh trường THPT Chu Văn An
+ Số lượng: 90 học sinh
+ Số lớp: 02 lớp
+ Khối lớp: Khối 12
6
4. Ý nghĩa của bài học
4.1. Ý nghĩa của bài học đối với thực tiễn dạy học
- Qua việc dạy học theo chủ đề giúp cho học sinh phát triển được tư duy, biết vận
dụng những kiến thức đã học của nhiều môn học khác nhau để giải quyết và nhận thức
một chủ đề.
- Phát triển được kỹ năng làm việc nhóm; kỹ năng phân tích bản đồ, tranh ảnh; kỹ
năng xem, ghi nhớ, dịch các thông tin trong đoạn video; kỹ năng phân tích ca dao về tự
nhiên; kỹ năng giải thích các hiện tượng trong tự nhiên.
4.2. Ý nghĩa của bài học đối với thực tiễn đời sống
Qua bài học thấy được ý nghĩa thực tiễn của các vấn đề trong môi trường sống, đó
là:
- Môi trường tự nhiên:
+ Môi trường tự nhiên có vai trò rất quan trọng với xã hội loài người, nhưng con
người đã làm nó thay đổi chúng theo hướng tiêu cực, vì vậy chính cuộc sống của chúng
ta đang bị đe dọa.
+ Bảo vệ môi trường là bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta.
- Biết được nơi xảy ra, nguyên nhân và hậu quả của các thiên tai ở nước ta để:
+ Chủ động ứng phó và có biện pháp khắc phục hậu quả trước và sau mùa thiên
tai.
+ Chủ động lên kế hoạch và sắp xếp các công việc trong năm cho phù hợp để
tránh tổn thất về người và của.
5. Thiết bị dạy học và học liệu
5.1. Thiết bị dạy học
5.1.1. Phần chuẩn bị của thầy:
- Máy tính, máy chiếu, loa ngoài.
- Các hình có trong sách giáo khoa: H 9.3 trang 43.
- Bản đồ trong Át lát Địa lý Việt Nam: trang 9
- Video clip về hậu quả của bão và các biện pháp phòng chống bão.
5.1.2. Phần chuẩn bị của trò
7
- Các slide ảnh, nội dung thảo luận theo nhóm về các thiên tai: bão, ngập lụt, lũ
quét, hạn hán ở nước ta.
- Một số thông tin về những thiên tai gần đây ở nước ta và Hà Nội - nơi học sinh
đang sinh sống.
5.3. Ứng dụng công nghệ thông tin
- Sử dụng phần mềm Microsoft Office PowerPoint 2007.
- Sử dụng phần mềm Violet tải từ Internet.
6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học
6.1. Ổn định tình hình lớp: (2 phút): Lớp trưởng báo cáo sĩ số và tình hình chuẩn bị
bài của lớp
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG CHÍNH
GV. Mở bài ( 01 phút).
Môi trường là một trong những vấn đề mang
tính toàn cầu. Là một quốc gia đang phát triển
với lãnh thổ kéo dài và hẹp ngang, Việt Nam
đang đối diện với nhiều vấn đề trong tự nhiên.
Liệu chúng ta sẽ giải quyết những vấn đề này ra
sao? Cô cùng các em sẽ cùng tìm hiểu nội dung
này trong bài học ngày hôm nay.
Tiết 14. Bài 15
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ
PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI
Hoạt động 1 (HĐ1): (01 phút)
- GV hỏi: Theo các em, vì sao ở nước ta cần
phải quan tâm đến việc bảo vệ môi trường?
- HS trả lời.
- GV chuẩn kiến thức: Chúng ta cần bảo vệ môi
trường vì:
+ Môi trường tự nhiên có vai trò rất lớn với cuộc
sống của chúng ta.
+ Môi trường nước ta đang đứng trước nhiều
thách thức.
+ Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức
khỏe, đe dọa cuộc sống của chúng ta.
Có 2 vấn đề môi trường đang được quan tâm
ở nước ta hiện nay đó là tình trạng mất cân bằng
sinh thái và ô nhiễm môi trường.
1.Bảo vệ môi trường
Hoạt động 2 (HĐ2): Cặp đôi (03 phút) a.Tình trạng mất cân bằng sinh
8
- GV yêu cầu 02 học sinh ngồi cùng bàn cùng
nghiên cứu vấn đề: Dựa vào nội dung SGK
trang 62 và hiểu biết của mình hãy trình bày
biểu hiện, nguyên nhân và hậu quả của tình
trạng mất cân bằng sinh thái?
- HS suy nghĩ, trả lời.
- GV bổ sung kiến thức.
Kiến thức liên môn theo chủ đề
-GV: Dựa vào kiến thức môn Vật lý, hãy cho
biết thế nào là hiện tượng biến đổi khí hậu? Vì
sao nước ta là một trong những quốc gia chịu
hậu quả nặng nề nhất của hiện tượng này?
-HS: Trả lời:
+Do nhiệt độ của Trái Đất tăng lên trong những
năm gần đây khiến băng ở hai cực và các đỉnh
núi cao tan ra, vì vậy mực nước biển dâng cao
nhấn chìm các vùng đất thấp.
+Do nước ta có đường bờ biển dài (3260km)
nên khi mực nước biển dâng cao sẽ ảnh hưởng
trầm trọng đến các vùng ven biển (28/63 tỉnh,
thành phố).
thái
- Biểu hiện: Khi các TP trong môi
trường TN bị biến đổi dẫn đến sự mất
cân bằng của các chu trình tuần hoàn
vật chất.
- Nguyên nhân:
+ Nguyên nhân tự nhiên
+ Con người khai thác quá mức
TNTN, sự phát triển của các ngành
công nghiệp.
-Hậu quả:
+Sự gia tăng của thiên tai, bão lụt,
hạn hán;
+Khí hậu, thời tiết biến đổi thất
thường.
Đe dọa cuộc sống của con người
Hoạt động 3 (HĐ3): Cá nhân (03 phút)
-GV: Quan sát 3 hình ảnh trên màn hình, hãy
cho biết: Các hình ảnh trên nói lên điều gì?
-HS: Trả lời:
+Hình ảnh 1: Nước thải sinh hoạt chưa được xử
lí đổ trực tiếp vào sông gây ô nhiễm nguồn nước
+Hình ảnh 2: Khói bụi từ một chiếc xe buýt xả
ra trước dòng người đông đúc trên đường phố
Hà Nội
+Hình ảnh 3: Một bác nông dân phun thuốc sâu
b.Tình trạng ô nhiễm môi trường
-Biểu hiện:
Sự xuất hiện các chất lạ trong môi
trường quá giới hạn cho phép khiến:
MT nước, không khí, đất đang bị ô
nhiễm trầm trọng (đặc biệt là các
thành phố).
-Nguyên nhân:
+Nguyên nhân tự nhiên: mưa, lũ…
+Chất thải sinh hoạt, hoạt động SX
9
và vứt vỏ chai đựng thuốc sâu bên dòng kênh
dẫn nước.
Kiến thức liên môn theo chủ đề
-GV hỏi: Hãy vận dụng kiến thức môn Sinh học
để trình bày biểu hiện, nguyên nhân, hậu quả
của tình trạng ô nhiễm môi trường ở nước ta.
-HS: Trả lời
-GV chuẩn kiến thức.
công nghiệp, nông nghiệp chưa qua
xử lí đổ trực tiếp vào môi trường.
-Hậu quả: Gây ảnh hưởng đến sức
khỏe của con người, sinh vật,…
Hoạt động 4 (HĐ4): Đóng vai (02 phút)
Kiến thức liên môn theo chủ đề
- GV: Vận dụng môn Giáo dục công dân: Giả sử
bạn là một đại sứ về môi trường, bạn sẽ đưa ra
các biện pháp gì để giải quyết các vấn đề môi
trường của nước ta?
- HS: HS thứ nhất, thứ hai, thứ ba trả lời
- GV chuẩn kiến thức: Có thể chia các biện pháp
bảo vệ môi trường thành 3 nhóm đó là:
+Xây dựng ý thức bảo vệ môi trường: trồng cây
xanh, đi xe đạp, xả rác đúng nơi qui định, không
dùng túi ni lông, phân loại rác
+Xử phạt hành chính với các trường hợp vi
phạm
+Hợp tác với các nước để cùng giải quyết vấn
đề môi trường vì Trái Đất là ngôi nhà chung, đất
nước Việt Nam trải dài và hẹp ngang, nền kinh
tế chưa phát triển nên cần có sự phối hợp giữa
nhiều quốc gia để cùng bảo vệ môi trường.
c.Biện pháp bảo vệ môi trường
-Xây dựng ý thức của người dân
-Xử phạt hành chính nếu có những vi
phạm
-Hợp tác quốc tế để cùng giải quyết
Chuyển ý: Bên cạnh những vấn đề môi trường
nghiêm trọng, nước ta còn đối diện với rất nhiều
thiên tai. Có thể nói, là một nước có rất nhiều
thiên tai, thiên tai đến thường xuyên nhưng
người dân chúng ta vẫn chưa hoàn toàn biết
cách phòng chống và ứng phó với những thảm
họa đến từ thiên nhiên. Vì sao lại như thế, cô
cùng các em sẽ cùng tìm hiểu và giải thích vấn
đề này trong phần 2. Ở nội dung này cô đã phân
công các nhóm tìm hiểu trước ở nhà và mang
2.Một số thiên tai chủ yếu và biện
pháp phòng chống.
10
sản phẩm đến cùng thảo luận với cả lớp. Cô mời
lần lượt các nhóm trình bày sản phẩm của mình.
Hoạt động 5 (HĐ5): Thảo luận nhóm (20
phút)
Kiến thức liên môn theo chủ đề
*Nhóm 1: Tìm hiểu về bão (Tích hợp môn Ngữ
văn, Vật lý và Tiếng Anh)
- HS thứ nhất: Đọc một số câu ca dao về kinh
nghiệm của người dân ta trong việc dự báo bão
và các biện pháp phòng chống bão:
+“Đông rắc tía tía màu hồng
Gọi con thủ thỉ bảo chồng nhỏ to
Nhà em tìm kiếm cây to
Chống nhà tránh bão đỡ lo sau này”.
+ “Bạn chài thợ lái bảo nhau
Mống đông chớp lạch quay mau về nhà”
+ “Kiến đắp thành thì bão
Kiến ẵm con chạy vào thì mưa”
- HS thứ hai: Giải thích các hiện tượng thời tiết
trong các câu ca dao trên để nói về nguyên nhân,
hậu quả, biện pháp phòng chống bão của ông
cha ta đúc rút trong các câu ca dao.
- HS thứ ba: Dựa vào bản đồ trong trang 9 Át lát
Địa lý Việt Nam trình bày một số thông tin khác
về bão: hướng bão, mùa bão, vùng chịu ảnh
hưởng của bão.
- HS thứ tư: Chiếu video clip về bão và yêu cầu
cả lớp trả lời câu hỏi: Bão gây ra những hậu quả
gì? Trong đoạn video clip này có một số lời
thoại của người đàn ông vùng biển được thể
hiện qua phụ đề bằng Tiếng Anh, bạn hãy dịch
sang tiếng Việt và cho biết: người đàn ông ấy đã
nói gì?
- HS nhóm khác trả lời
- GV bổ sung, chuẩn kiến thức và nhấn mạnh:
+ Sở dĩ mùa bão chậm dần từ Bắc vào Nam là
do ảnh hưởng của chuyển động biểu kiến hàng
a. Bão
- Về số lượng: Mỗi năm nước ta có 3-
5 cơn bão (năm nhiều thì 9-10 cơn
bão, năm ít thì có 1-2 cơn).
- Hoạt động của bão:
+ Hướng bão chủ yếu là Tây-Tây Bắc
+ Mùa bão: từ tháng 6-tháng 12, bão
mạnh nhất là vào tháng 9, mùa bão
chậm dần từ Bắc vào Nam.
- Vùng chịu ảnh hưởng của bão: vùng
ven biển, đặc biệt là khu vực ven biển
miền Trung, Đồng bằng sông Cửu
Long rất hiếm khi có bão.
- Hậu quả của bão:
+Trên biển: song to, gió mạnh nên
gây lật úp tàu thuyền, biển động dữ
dội
+Vùng ven biển: sạt lở bờ biển, nước
biển dâng cao gây ngập mặn, mưa lớn
gây lũ lụt, phá hoại tài sản, cây cối,
mùa màng, tổn thất về người và
của…
+Vùng núi: sạt lở đất, lũ quét, xói
mòn…
-Biện pháp phòng chống:
+Dự báo chính xác về quá trình hình
thành, hướng di chuyển và sức ảnh
hưởng
+Gọi tàu thuyền về nơi trú ẩn
+Củng cố các công trình đê biển
+Sơ tán dân
+Chống lũ lụt, xói mòn sạt lở đất
11
năm của Mặt Trời và sự lùi dần vị trí của các dải
khí áp cao và khí áp thấp theo mùa xuống phía
Nam (Tính chất hấp thụ, tỏa nhiệt của lục địa và
đại dương – kiến thức môn Vật lý).
+ Bão là một thiên tai điển hình của nước ta
trong năm, các vùng ven biển thường xuyên
phải đối mặt với bão, mặc dù có nhiều biện pháp
phòng chống bão nhưng có lẽ chủ động đối phó
với nó, kiên cường và dũng cảm để bám trụ quê
hương, đó mới là phẩm chất đáng quý của người
dân nước ta.
*Nhóm 2: Tìm hiểu về Ngập lụt
- HS thứ nhất chiếu một số hình ảnh ngập lụt và
hỏi: Bạn có biết những hình ảnh ngập lụt trên
xảy ra ở đâu không? Vì sao ngập lụt lại xảy ra ở
những vùng này?
- HS nhóm khác trả lời: Hình ảnh trên nói về
ngập lụt xảy ra ở Hà Nội. Vì Hà Nội thuộc đồng
bằng sông Hồng nơi có địa hình thấp, xung
quanh có đê ngăn, mật độ xây dựng cao, hệ
thống thoát nước kém nên khi mưa lớn và tập
trung (đặc biệt là tháng 8) nước khó thoát nên
dồn trên bề mặt gây ra ngập lụt.
- HS thứ hai tiếp tục hỏi: Ngoài đồng bằng sông
Hồng, ngập lụt còn xảy ra ở những nơi nào của
nước ta nữa và nguyên nhân vì sao?
- HS nhóm khác trả lời: Ngập lụt còn xảy vùng
trũng ở miền Trung do mưa lớn, nước biển
dâng, lũ nguồn và thường xuyên xảy ra ở đồng
bằng sông Cửu Long do mưa lớn và triều cường.
Kiến thức liên môn theo chủ đề: Tích hợp môn
Vật lý
- HS thứ ba hỏi: Vì sao triều cường lại xảy ra
thường xuyên ở vùng Đồng bằng sông Cửu
Long?
- HS nhóm khác trả lời: Do vùng Đồng bằng
sông Cửu Long có địa hình thấp, có nhiều cửa
b.Ngập lụt
- Nơi xảy ra, nguyên nhân:
+Đồng bằng sông Hồng. Do địa hình
thấp, xung quanh có đê ngăn, mật độ
xây dựng cao, hệ thống thoát nước
kém nên khi mưa lớn và tập trung
(đặc biệt là tháng 8)
+Vùng đồng bằng sông Cửu Long: do
mưa lớn và triều cường.
+Vùng trũng ở miền Trung: do mưa
lớn, nước biển dâng, lũ nguồn
- Hậu quả:
+Ảnh hưởng đến mùa màng: nhất là
vụ hè thu
+Ảnh hưởng đến môi trường
+Ảnh hưởng đến đời sống
-Biện pháp: Xây dựng các công trình
thoát lũ, ngăn triều cường.
12
sông lớn. Ngoài ra, đồng bằng sông Cửu Long
gần xích đạo, gần Mặt Trăng hơn vì vậy chịu
sức hút từ Mặt Trăng lớn hơn các địa điểm khác
nhất là vào các ngày đầu tháng, ngày giữa tháng
âm lịch khi Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất
nằm trên một đường thẳng.
- HS thứ tư: Chiếu trên màn hình một số hình
ảnh nói về hậu quả của ngập lụt và hỏi: Để
phòng chống ngập lụt chúng ta cần phải có các
biện pháp gì?
- HS nhóm khác trả lời.
- GV chuẩn kiến thức.
*Nhóm 3: Tìm hiểu về Lũ quét
Kiến thức liên môn theo chủ đề: Tích hợp môn
Kỹ thuật nông nghiệp
- HS thứ nhất trình bày bằng hình ảnh về những
đợt lũ quét gần đây nhất ở vùng núi phía Bắc và
một số đợt lũ quét ở vùng núi miền Trung. Sau
đó hỏi: Theo các bạn vì sao lũ quét lại thường
xảy ra ở những địa điểm trên và xảy ra vào thời
gian nào trong năm?
- HS nhóm khác trả lời:
+Nguyên nhân: Ở lưu vực sông suối miền núi
thường xảy ra lũ quét do địa hình bị chia cắt, độ
dốc lớn, mất lớp phủ thực vật.
+Thời gian xảy ra: những tháng mùa mưa: miền
Bắc từ tháng 6-tháng 10, tập trung vào tháng 8;
miền Trung từ tháng 10 đến tháng 12.
- HS thứ hai: Để giảm thiểu những thiệt hại do
lũ quét gây ra, cần phải có những biện pháp gì?
Các bạn hãy điền thông tin vào cột sau nêu rõ ý
nghĩa của các biện pháp phòng chống lũ quét.
- HS nhóm khác trả lời
- GV bổ sung và chốt kiến thức:
TT Tên biện pháp Ý nghĩa
1 Quy hoạch dân cư
tránh vùng lũ quét
Hạn chế tối thiểu
tổn thất về người
c. Lũ quét
- Nơi xảy ra: vùi núi phía Bắc và
miền Trung nước ta.
- Nguyên nhân: Ở lưu vực sông suối
miền núi thường xảy ra lũ quét do địa
hình bị chia cắt, độ dốc lớn, mất lớp
phủ thực vật.
- Hậu quả:
+Gây thiệt hại về người và của rất
nghiêm trọng
+Phá hủy các công trình xây dựng
-Biện pháp:
+Quy hoạch các điểm dân cư tránh
vùng lũ quét
+Quản lí và sử dụng đất hợp lí
+Thực hiện các biện pháp kỹ thuật
thủy lợi
13
và của
2 Sử dụng hợp lý đất
đai
Tránh lãng phí tài
nguyên, cải tạo đất
để nâng cao hiệu
quả sử dụng
3 Thực hiện các biện
pháp kỹ thuật thủy
lợi, trồng rừng, kỹ
thuật nông nghiệp
trên đất dốc
Hạn chế dòng chảy
mặt, chống xói
mòn đất
Trong các biện pháp trên, việc trồng rừng, thực
hiện các biện pháp kỹ thuật nông nghiệp trên đất
dốc được coi là biện pháp hữu hiệu, có tác động
tích cực đến hai biện pháp trên vì biện pháp này
vừa giúp cải tạo và sử dụng hợp lý tài nguyên
đất đồng thời tạo ra môi trường sống tốt cho
đồng bào dân cư miền núi, trung du.
*Nhóm 4: Tìm hiểu về Hạn hán
- HS thứ nhất đưa ra câu hỏi: Các bạn nghe một
đoạn trong bài hát sau đây và cho biết: câu nào
trong đoạn trích của bài hát nói lên hiện tượng
hạn hán? Nó xảy ra vào thời gian nào? Và xảy
ra ở đâu?
- HS thứ hai hát một đoạn trong bài hát “Cùng
mắc võng trên rừng Trường Sơn” là: “Còn em
thương bên Tây anh mùa đông, nước khe cạn
bướm bay lèn đá. Biết lòng anh say miền đất lạ,
mà chắc em lo đường chắn bom thù”.
- HS nhóm khác trả lời:
+Câu hát “bên Tây anh mùa đông, nước khe
cạn, bướm bay lèn đá” nói về hạn hán xảy ra ở
Tây Nguyên vào mùa đông (mùa khô) do: Tây
Nguyên có khí hậu cận xích đạo, với một mùa
khô kéo dài do ảnh hưởng của gió tín phong Bắc
bán cầu.
- HS thứ ba: Chiếu lên màn hình bản đồ khí hậu
Át lát Địa lý Việt Nam trang 9 và hỏi: Ngoài
Tây Nguyên vào mùa khô, hạn hán còn xảy ra ở
c. Hạn hán
- Vùng chịu ảnh hưởng - nguyên
nhân:
+ Phía Bắc: Yên Châu, sông Mã, Lục
Ngạn. Do các thung lũng khuất gió
(đặc biệt nghiêm trọng vào thời kỳ
đầu mùa đông).
+ Phía Nam: Đồng bằng sông Cửu
Long, vùng thấp Tây Nguyên, cực
Nam Trung Bộ. Do mùa khô kéo dài
(tháng 11 - tháng 4).
- Hậu quả:
+ Thiếu nước cho cây trồng
+ Cháy rừng
+ Ảnh hưởng đến sản xuất và đời
sống (thiếu nước sinh hoạt).
- Biện pháp:
+ Trồng rừng
+ Xây dựng các công trình thủy lợi
14
những vùng nào của nước ta nữa?
- HS nhóm khác trả lời,
- GV bổ sung và chuẩn kiến thức.
+ Hạn hán gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng
cho sản xuất và đời sống.
+ Hạn hán ở miền Bắc không nghiêm trọng
bằng miền Nam do ở miền Bắc trong mùa đông
thỉnh thoảng lại có mưa phùn, còn miền Nam
mùa khô kéo dài gây thiếu nước trầm trọng.
- GV hỏi: Quan sát hình ảnh trên đây, hãy cho
biết đây là địa điểm nào ở nước ta?
-HS trả lời.
-GV bổ sung: Đây là hồ Dầu Tiếng – một công
trình thủy lợi nổi tiếng của nước ta ở Đông Nam
Bộ. Công trình này được xây dựng nhằm cung
cấp nước cho vùng Đông Nam Bộ đặc biệt trong
mùa khô.
Hoạt động 6 (HĐ6): Cá nhân (06 phút)
- GV hỏi: Ngoài các thiên tai trên, ở nước ta còn
có những thiên tai nào?
- HS trả lời.
- GV yêu cầu học sinh quan sát các hình ảnh và
trả lời 03 câu hỏi:
Câu 1: Động đất là một thảm họa rất nghiêm
trọng, ở nước ta, động đất thường xảy ra ở
những vùng nào? Nếu xảy ra động đất em sẽ
làm gì?
Câu 2: Các em đã bao giờ chứng kiến mưa đá ở
Hà Nội chưa? Mưa đá gây ra những hậu quả
gì?
Kiến thức liên môn theo chủ đề
Câu 3: Vì sao sương muối lại làm hư hại cây
trồng?
- HS theo dõi và lần lượt trả lời các câu hỏi:
- GV bổ sung và chốt kiến thức:
+ Vùng Tây Bắc là nơi thường xuyên chịu ảnh
hưởng của động đất
đ) Các thiên tai khác:
- Động đất: thường xảy ra ở Tây Bắc
- Mưa đá
- Sương muối.
- Lốc…
15
+ Ở Hà Nội, năm 2006 đã có mưa đá vào buổi
tối. Mưa đá làm hư hại cây trồng, phá hủy các
công trình xây dựng (cửa kính ).
+ Những hạt sương bị đóng thành băng đậu trên
lá cây làm cho chất diệp lục bị phá hủy, cây
không quang hợp được nên bị chết hoặc gián
đoạn quá trình sinh trưởng (đặc biệt là những
cây nhỏ, yếu, nông sản).
Hoạt động 7 (HĐ7): Cá nhân (05 phút)
Kiến thức liên môn theo chủ đề (Tích hợp nội
dung môn Giáo dục công dân)
-GV hỏi: Để giải quyết các vấn đề về Tài
nguyên và môi trường, Nhà nước đã đưa ra
những chính sách gì? Cơ sở nào để đưa ra
những chính sách đó?
-HS: Trả lời
-GV phát phiếu học tập cho học sinh và yêu cầu:
Hãy điền thông tin vào các ô trống có dấu chấm
hỏi để cho biết: Những nội dung của Chiến lược
quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường
đưa nhằm giải quyết những vấn đề gì về tài
nguyên và môi trường ở nước ta?
-HS điền thông tin vào phiếu
-GV yêu cầu 1 học sinh trình bày, sau đó đưa ra
đáp án và phân tích ý nghĩa của đáp án đó.
3.Chiến lược quốc gia về bảo vệ tài
nguyên và môi trường.
- Dựa vào nguyên tắc của Chiến lược
bảo vệ toàn cầu và nền tảng pháp luật,
nguyên lý phát triển bền vững nước ta
đã đề ra Chiến lược quốc gia về bảo
vệ tài nguyên và môi trường.
- Nội dung chiến lược gồm 6 nhiệm
vụ nhằm khắc phục các vấn đề suy
thoái tài nguyên và môi trường ở
nước ta.
6.2. CỦNG CỐ BÀI: (2 PHÚT)
16
- Chơi trò chơi tiếp sức: 2 đội , mỗi đội gồm 2 học sinh
- Hình thức: Lần lượt từng bạn điền vào 1 nội dung sau đó bạn thứ 2 tiếp sức điền tiếp
nội dung cứ như thế cho hết yêu cầu.
- Câu hỏi: Hãy ghi thật nhanh tên các thiên tai và nơi xảy ra các thiên tai ấy ở nước ta?
- Thời gian: 2 phút
- Ban giám khảo: học sinh
- Kết quả: đội nào nhanh nhất, đúng nhất sẽ chiến thắng.
6.3 DẶN DÒ: (01 phút). Tích hợp môn Tập làm văn.
Bài tập về nhà: Hãy ghi lại cảm xúc của em về một thiên tai ở nước ta mà em đã
từng chứng kiến trực tiếp hoặc gián tiếp. (Bài viết giới hạn trong 1 trang giấy khổ A4.
Thể loại: Thơ, văn xuôi,…)
6.4. NHẬN XÉT LỚP HỌC: (01 phút)
7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập
7.1. Mục đích kiển tra đánh giá.
- Đánh giá tính hiệu quả và tính khả thi của việc vận dụng kiến thức liên môn
trong giải quyết “Vấn đề sử dụng và bảo vệ tự nhiên”.
7.2. Kiểm tra, đánh giá
Sau khi kết thúc quá trình dạy thực nghiệm, tôi thu thập toàn bộ thông tin và kết
quả thực nghiệm, tiến hành kiểm tra – đánh giá trên 3 lớp thực nghiệm, thống kê, xử lý
các kết quả thu được từ thực nghiệm trên các phương diện định tính và định lượng.
Tôi tiến hành kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS ngay sau khi kết thúc dạy
thực nghiệm và đều được kiểm tra cùng một đề và cùng một tiêu chí đánh giá.
Định tính: Phân tích bài kiểm tra của HS nhằm so sánh, đánh giá chất lượng làm
bài ở các lớp thực nghiệm.
Định lượng: Tôi tiến hành đánh giá qua số liệu thống kê về điểm số bài kiểm tra.
7.4. Xử lý số liệu.
7.4.1. Phương tiện đánh giá.
Trong quá trình thực nghiệm, tôi chủ yếu sử dụng các biện pháp chủ yếu là:
17
- Lập phiếu ghi chép nhận xét khi dự giờ dạy của GV, ghi chép tiến trình giờ học
và quan sát biểu hiện thái độ của HS trong giờ học.
- Căn cứ vào khả năng vận dụng của HS khi trả lời câu hỏi của GV hay làm bài
tập để xác định mức độ nhận thức của HS: biết, hiểu, vận dụng.
- Phiếu trắc nghiệm, phiếu thăm dò, phiếu kiểm tra: là cơ sở đánh giá khả năng
hiểu biết và vận dụng dạy học tích hợp của GV và HS.
- Phân tích các thông tin thu được và đánh giá theo các tiêu chí đã đề ra.
7.4.2. Phân tích kết quả định tính.
Căn cứ vào tiêu chuẩn trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS, chúng tôi
xây dựng tiêu chí đánh giá gồm:
- Những dấu hiệu nhận thức tích cực của HS trong quá trình dạy học:
+ Không khí lớp học: sôi nổi, trầm
+ Sự tương tác giữa thầy và trò trong các hoạt động dạy học.
+ Tinh thần và thái độ chuẩn bị bài ở nhà của học sinh
- Chất lượng các bài kiểm tra theo các tiêu chí:
+ Khả năng trả lời đúng các câu hỏi, đặc biệt là những câu hỏi khó trong bài kiểm
tra.
+ Khả năng vận dụng kiến thức của nhiều môn để trả lời và giải quyết các tình
huống dạy học.
Các tiêu chí trên được cụ thể hóa trong các phiếu đánh giá, bài kiểm tra của HS.
7.4.3. Phân tích kết quả định lượng.
Sau khi dạy học thực nghiệm, tôi tiến hành kiểm tra, và xử lý số liệu thu được
theo phương pháp thống kê toán học.
7.5. Kết quả thực nghiệm.
7.5.1. Phân tích định tính.
- Phân tích các hoạt động và thái độ của HS trong quá trình dạy học.
Thông qua việc dự giờ thăm lớp, tôi nhận thấy rằng HS lớp thực nghiệm có thái
độ học tập tốt, HS hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài, chủ động tích cực tìm hiểu
thông tin trên internet. Khi GV yêu cầu HS vận dụng kiến thức Văn học, Sinh học, Giáo
18
dục công dân, Tiếng Anh, Kỹ thuật nông nghiệp và Vật lý để giải quyết nhiệm vụ của
bài học thì HS hăng hái, sôi nổi thảo luận và trình bày ý kiến. Nhiều học sinh tìm tòi
sách giáo khoa, trao đổi với các thầy cô giáo bộ môn. Phát triển năng lực hoạt động
nhóm, năng lực trình bày và thuyết trình trước đám đông.
- Phân tích khả năng ứng dụng các kiến thức liên môn để hỗ trợ việc học tập.
Việc vận dụng kiến thức liên môn trong một giờ học giúp các em học sinh có thể
củng cố kiến thức, thấy hiệu quả của việc học tập toàn diện các môn văn hóa.
7.5.2. Phân tích chất lượng bài kiểm tra của HS.
* Về mức độ hiểu bài ngay sau bài học:
Đa số các em đều vận dụng được kiến thức trả lời câu hỏi phần củng cố, giải quyết
các tình huống trong đời sống thực tế. Các em đều chăm chú làm bài tập theo yêu cầu
của cô.
* Về độ bền kiến thức sau thực nghiệm:
Sau thực nghiệm tôi cho HS làm bài kiểm tra 15, để đánh giá độ bền kiến thức
(khả năng lưu giữ thông tin của HS). Kết quả các bài kiểm tra cho thấy, phần lớn các em
lưu giữ được thông tin rất tốt khoảng điểm từ khá đến giỏi chiếm tỉ lệ lớn.
* Về khả năng vận dụng kiến thức liên môn vào việc thể hiện thái độ với các hiện
tượng xảy ra trong cuộc sống:
Các em đã tiến hành làm bài tập tôi giao trong phần dặn dò khá tốt, những cảm
xúc các em ghi lại chân thực và được diễn đạt bằng hành văn trong sáng. Nhiều bài đã
thể hiện được thái độ tích cực của bản thân học sinh trong việc đề ra các biện pháp giải
quyết các hậu quả của hiện tượng ngập lụt xảy ra ở Hà Nội trong tương lai.
7.5.3. Phân tích định lượng.
- Kết quả thực nghiệm (Qua bài kiểm tra 15 phút).
Sau thực nghiệm, kết quả kiểm tra – đánh giá được phân tích để rút ra các kết luận
khoa học mang tính khách quan. Cụ thể là:
+ Tôi cho học sinh làm bài kiểm tra trắc nghiệm với nội dung. (Phụ lục).
+ Lập bảng thống kê các số liệu: điểm số của học sinh theo thang điểm 10.
+ So sánh giá trị trung bình để đánh giá mức độ hiểu bài của HS.
19
8. Sản phẩm của giáo viên và học sinh
1. Bài chuẩn bị nội dung kiến thức chuyên đề (Giáo án PowerPoint đã được giáo
viên thiết kế trong thư mục đính kèm).
2. Sản phẩm hoạt động nghiên cứu của các nhóm (Các slide của PowerPoint):
Nội dung của các nhóm chuẩn bị ở nhà về các thiên tai thường xuyên xảy ra ở
nước ta. Đó là:
- Tổ 1: Chuẩn bị nội dung về “Bão”
- Tổ 2: Chuẩn bị nội dung về “Ngập lụt”
- Tổ 3: Chuẩn bị nội dung về “Lũ quét”
- Tổ 4: Chuẩn bị nội dung về “Hạn hán”.
3. Video clip về “Bão và lũ lụt” của tổ 1.
4. Một số hình ảnh về hoạt động dạy - học của thầy và trò:
Khởi động:
Tổ 1: Trình bày về Bão
20
Tổ 2: Ngập lụt
21
Tổ 3: Lũ quét
22
Tổ 4: Hạn hán
Hoạt động: Củng cố
23
24
PH LC 1: kim tra 15 phỳt (Trc nghim).
TRNG THPT CHU VN AN KIM TRA 15 PHT
MễN A Lí LP 12
H v tờn:
Lp:
IM
Lựa chọn một ý đúng trong các câu trả lời sau rồi đánh dấu X vào bảng dới đây
(Dùng bút màu xanh hoặc màu đen)
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
a
b
c
d
Cõu 1: Bóo nc ta thng tp trung nhiu nht vo thỏng my?
a. Thỏng 6 b. Thỏng 7 c. Thỏng 8 d. Thỏng 9
Cõu 2: Vựng chu lt ỳng nghiờm trng nht nc ta l vựng no?
a. ng bng chõu th sụng Hng b. ng bng chõu th sụng Cu Long
c. Vựng trng Bc Trung B d. C 3 vựng trờn
Cõu 3: Thi im thng xy ra l quột min Bc nc ta l?
a. Thỏng 6 n thỏng 10 b. Thỏng 10 n thỏng 12
c. Thỏng 8 d. Thỏng 10
Cõu 4: Thi k khụ hn ng bng Nam B v vựng thp ca Tõy Nguyờn kộo di
trong my thỏng?
a. 3 4 thỏng b. 4 5 thỏng c. 5 6 thỏng d. 6 7 thỏng
Cõu 5: Bin phỏp lõu di phũng chng hn hỏn l?
a. Trng v bo v vn rng
b. Xõy dng cỏc cụng trỡnh thy li hp lý
25