Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Trách nhiệm xã hội trong kinh doanh.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (242.9 KB, 22 trang )

Trách nhiệm xã hội trong kinh doanh
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
...............................................................................................................................
2
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
...............................................................................................................................
3
1. Khái niệm trách nhiệm xã hội
.......................................................................................................................
3
2. Các khía cạnh của trách nhiệm xã hội
.......................................................................................................................
3
3. Phát triển bền vững – mục tiêu thực hiện TNXH của doanh nghiệp
.......................................................................................................................
5
4. Đạo đức và trách nhiệm xã hội
.......................................................................................................................
6
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHO VIỆC THỰC HIỆN
TNXH TẠI VIỆT NAM
...............................................................................................................................
8
1. Tình hình chung
.......................................................................................................................
8
2. Các công cụ quản lý
.......................................................................................................................
9
3. Một số thành công bước đầu


.......................................................................................................................
10
4. Những tồn tại còn nổi cộm, nguyên nhân và giải pháp khắc phục
.......................................................................................................................
10
5. Một số ví dụ
.......................................................................................................................
18
LỜI KẾT
1
Trách nhiệm xã hội trong kinh doanh
...............................................................................................................................
20
TÀI LIỆU THAM KHẢO
...............................................................................................................................
21
LỜI MỞ ĐẨU
Cùng với nhịp độ phát triển kinh tế toàn cầu, quá trình công nghiệp hóa -
hiện đại hóa của đất nước ta cũng đang từng ngày gặt hái được những thành
công nhất định. Tuy nhiên, đó cũng là khởi nguồn gây ra một vấn đề nan
giải cho các doanh nghiệp nói riêng và toàn xã hội nói chung: Trách nhiệm
đối với người lao động, môi trường, cũng như những gì mà guồng quay kinh
tế khổng lồ ấy ảnh hưởng tới trong quá trình phát triển của nó. Những vấn đề
đó đang ngày càng trở nên bức thiết, và cái giá phải trả sẽ là rất đắt nếu
chúng ta không có hướng giải quyết một cách triệt để và kịp thời. Trách
2
Trách nhiệm xã hội trong kinh doanh
nhiệm xã hội (TNXH) của doanh nghiệp đang là đề tài nóng bỏng hiện nay,
nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng hiểu về nó một cách đầy đủ, đúng
đắn, và con số những chủ thể kinh doanh có thể thực hiện các quy định bảo

đảm TNXH lại càng ít hơn nữa.
“Trách nhiệm xã hội trong kinh doanh” cũng là chủ đề mà nhóm chúng
em chọn làm tiểu luận lần này, vừa để tìm hiểu thêm kiến thức cho chính
bản thân mình, vừa hy vọng có thể giúp người đọc hiểu rõ hơn về khái niệm
cũng như thực trạng của việc thực hiện trách nhiệm xã hội ở các doanh
nghiệp Việt Nam hiện nay một cách đúng đắn nhất, đồng thời đưa ra một số
giải pháp tháo gỡ những khó khăn đang gặp phải cho vấn đề này.
Dù đã cố gắng để hoàn thành tốt nhất có thể nhưng do vấn đề rộng và
kiến thức có hạn nên bài tiểu luận này sẽ không tránh khỏi những thiếu sót.
Nhóm chúng em rất mong nhận được ý kiến đóng góp chỉ dạy của thầy để
bài làm được hoàn thiện tốt hơn và có giá trị tham khảo.
Chúng em xin cám ơn!
Chương I : CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Khái niệm TNXH của doanh nghiệp:
TNXH của doanh nghiệp :
3
Trách nhiệm xã hội trong kinh doanh
• Là sự tự cam kết của doanh nghiệp thông qua việc xây dựng và thực
hiện hệ thống các quy định về quản lý của doanh nghiệp, bằng phương pháp
quản lý thích hợp trên cơ sở tuân thủ pháp luật hiện hành, nhằm kết hợp hài
hoà lợi ích của doanh nghiệp, người lao động, Nhà Nước và xã hội.
• Là việc ứng xử trong quan hệ lao động của doanh nghiệp nhằm đảm
bảo lợi ích của người lao động, doanh nghiệp, khách hàng và cộng đồng; bảo
vệ người tiêu dùng và tuân thủ các quy định của pháp luật nhằm đạt được
mục tiêu chung là phát triển bền vững.
2. Các khía cạnh của TNXH :
Nhiều lãnh đạo của doanh nghiệp cho rằng, TNXH của doanh nghiệp là
tham gia vào các chương trình trợ giúp các đối tượng xã hội như hỗ trợ
người tàn tật, trẻ em mồ côi, xây dựng nhà tình nghĩa, ủng hộ đồng bào lũ lụt
và thiên tai... Điều đó là đúng nhưng hoàn toàn chưa đủ, mặc dù các hoạt

động xã hội là một phần quan trọng trong trách nhiệm của một công ty.
Quan trọng hơn, một doanh nghiệp phải dự đoán và đo lường được những
tác động về xã hội và môi trường mà hoạt động của doanh nghiệp gây ra,
đồng thời phát triển những chính sách làm giảm bớt những tác động tiêu
cực.

TNXH của doanh nghiệp còn là cam kết của doanh nghiệp đóng góp vào
sự phát triển kinh tế bền vững; hợp tác cùng người lao động, gia đình họ,
cộng đồng và xã hội nói chung để cải thiện chất lượng cuộc sống cho họ sao
cho vừa tốt cho doanh nghiệp vừa ích lợi cho phát triển. Nếu là doanh
nghiệp sản xuất xe hơi, phải tính toán được ngay cả năng lượng mà cơ sở
tiêu thụ và tìm cách giảm thiểu; là doanh nghiệp sản xuất giấy, phải xem
chất thải ra bao nhiêu và tìm cách xử lý ...

Vì vậy ngày nay một doanh nghiệp có TNXH liên quan đến mọi khía
cạnh vận hành của nó: kinh tế, pháp lý, đạo đức, môi trường ....
 Khía cạnh kinh tế :
Khía cạnh kinh tế trong TNXH của một doanh nghiệp là phải sản xuất
hàng hóa và dịch vụ mà xã hội cần và muốn với một mức giá có thể duy trì
doanh nghiệp ấy và làm thỏa mãn nghĩa vụ của doanh nghiệp với các nhà
đầu tư; tìm kiếm nguồn cung ứng lao động, phát hiện những nguồn tài
nguyên mới, thúc đẩy tiến bộ công nghệ, phát triển sản phẩm; phân phối các
nguồn sản xuất như hàng hoá và dịch vụ như thế nào trong hệ thống xã hội.
Trong khi thực hiện các công việc này, các doanh nghiệp thực sự góp phần
4
Trách nhiệm xã hội trong kinh doanh
vào tăng thêm phúc lợi cho xã hội, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của
doanh nghiệp.
Đối với người lao động, khía cạnh kinh tế của doanh nghiệp là tạo công
ăn việc làm với mức thù lao xứng đáng, cơ hội việc làm như nhau, cơ hội

phát triển nghề và chuyên môn, hưởng thù lao tương xứng, hưởng môi
trường lao động an toàn, vệ sinh và đảm bảo quyền riêng tư, cá nhân ở nơi
làm việc.
Đối với người tiêu dùng, ngoài trách nhiệm chủ yếu là cung cấp hàng
hoá và dịch vụ, doanh nghiệp còn phải quan tâm đến vấn đề về chất lượng,
an toàn sản phẩm, định giá, thông tin về sản phẩm (quảng cáo), phân phối,
bán hàng và cạnh tranh.

Khía cạnh kinh tế trong TNXH là cơ sở cho các hoạt động của doanh
nghiệp. Phần lớn các nghĩa vụ kinh tế trong kinh doanh đều được thể chế
hoá thành các nghĩa vụ pháp lý. Một ví dụ điển hình: Vào những năm 1990,
điều kiện lao động khắc nghiệt tại các nhà máy của Nike ở Đông Á và Đông
Nam Á, trong đó có Việt Nam, đã bị nhiều tổ chức phi chính phủ và phương
tiện truyền thông lên án kịch liệt. Từ đó đã dấy lên phong trào tẩy chay sản
phẩm Nike tại các thị trường chính của tập đoàn ở Tây Âu và Bắc Mỹ. Tuy
phong trào tẩy chay không ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận, nhưng Nike
đã lập tức đưa ra những chương trình xây dựng lại hình ảnh. Hiện tại, bên
cạnh vô số những chương trình TNXH tại thị trường tiêu thụ của Nike ở các
nước phát triển và đang phát triển, Nike đã thành lập một hệ thống các tổ
chức giám sát độc lập nhằm kiểm tra lao động tại các nhà máy ở vùng châu
Á.
Vì vậy , để đảm bảo lợi nhuận của mình, các doanh nghiệp ý thức rằng
không thể phát triển mà phớt lờ sức ép của dư luận vốn vừa là khách hàng,
công nhân viên hoặc cả các đối tác, chủ đầu tư trong nước lẫn quốc tế. Các
nhà quản lý doanh nghiệp quốc tế không những cần biết cách làm tăng tối đa
lợi nhuận cho công ty, mà còn phải ý thức rất rõ được việc tạo nên những
điều kiện để duy trì và phát triển bền vững những lợi ích kinh tế đó.
 Khía cạnh pháp lý
Khía cạnh pháp lý trong TNXH của một doanh nghiệp là doanh nghiệp
đó phải thực hiện đầy đủ những quy định về pháp lý chính thức đối với các

bên hữu quan. Những điều luật như thế này sẽ điều tiết được cạnh tranh, bảo
vệ khách hàng, bảo vệ môi trường, thúc đẩy sự công bằng và an toàn và
cung cấp những sáng kiến chống lại những hành vi sai trái. Các nghĩa vụ
pháp lý được thể hiện trong luật dân sự và hình sự. Về cơ bản, nghĩa vụ pháp
lý bao gồm năm khía cạnh:
5
Trách nhiệm xã hội trong kinh doanh
• Điều tiết cạnh tranh.
• Bảo vệ người tiêu dùng.
• Bảo vệ môi trường.
• An toàn và bình đẳng.
• Khuyến khích phát hiện và ngăn chặn hành vi sai trái.
Thông qua trách nhiệm pháp lý, xã hội buộc các thành viên phải thực thi
các hành vi được chấp nhận. Các tổ chức không thể tồn tại lâu dài nếu họ
không thực hiện trách nhiệm pháp lý của mình.

 Khía cạnh đạo đức
Khía cạnh đạo đức trong TNXH của một doanh nghiệp là những hành vi
và hoạt động mà các thành viên của tổ chức, cộng đồng và xã hội mong đợi
từ phía các doanh nghiệp dù cho chúng không được viết thành luật.
Khía cạnh đạo đức của một doanh nghiệp thường được thể hiện thông
qua những nguyên tắc, giá trị đạo đức được tôn trọng trình bày trong bản sứ
mệnh và chiến lược của công ty. Thông qua các công bố này, nguyên tắc và
giá trị đạo đức trở thành kim chỉ nam cho sự phối hợp hành động của mỗi
thành viên trong công ty và với các bên hữu quan.
 Khía cạnh môi trường :
Môi trường sống trong lành là nhu cầu đầu tiên và quan trọng nhất của
con người. Tuy nhiên, cứ nhìn vào dòng nước đen và mùi nồng của sông Tô
Lịch hay bầu không khí đầy bụi và khói của Hà Nội. Chúng ta sẽ thấy nhu
cầu đầu tiên ấy đang bị hy sinh cho những nhu cầu vật chất khác. Phần lớn

các chất thải không thể phân hủy là do hoạt động sản xuất, kinh doanh tạo
ra. Vậy TNXH đầu tiên của các doanh nghiệp là không kinh doanh trên sự
tổn hại của môi trường.
3. Phát triển bền vững - mục tiêu thực hiện TNXH của các doanh
nghiệp:
• Khái niệm phát triển bền vững:
Phát triển bền vững là một khái niệm tương đối rộng và có thể có nhiều
cách hiểu khác nhau. Tuy nhiên, một định nghĩa chung nhất đã được đưa ra
cho khái niệm phát triển bền vững trong Báo cáo Brundtland như sau:
“Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại
mà không làm ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng đầy đủ nhu cầu của thế hệ
tương lai”
6
Trách nhiệm xã hội trong kinh doanh
Định nghĩa này mặc dù còn chung chung nhưng đã nhấn mạnh được hai
yếu tố quan trọng nhất của phát triển bền vững. Đó là vấn nạn môi trường
và mối tương quan của nó với sự phát triển kinh tế; và nhu cầu của sự
phát triển đó đối với mục tiêu xóa đói giảm nghèo.
• Nội dung của chiến lược phát triển bền vững:
Phát triển bền vững phải bảo đảm có sự phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội
công bằng và môi trường được bảo vệ, gìn giữ. Để đạt được điều này, tất cả
các thành phần kinh tế - xã hội, nhà cầm quyền, các tổ chức xã hội... phải bắt
tay nhau thực hiện nhằm mục đích dung hòa 3 lĩnh vực chính: kinh tế- xã
hội- môi trường.
• Phát triển bền vững, về cơ bản bao hàm 3 phương diện: Môi trường
bền vững, kinh tế bền vững và xã hội bền vững.
a. Môi trường trong phát triển bền vững: đòi hỏi chúng ta duy trì sự cân
bằng giữa bảo vệ môi trường tự nhiên với sự khai thác nguồn tài nguyên
thiên nhiên phục vụ lợi ích con người nhằm mục đích duy trì mức độ khai
thác những nguồn tài nguyên này ở một giới hạn nhất định, cho phép môi

trường tiếp tục hỗ trợ điều kiện sống cho con người và các sinh vật sống trên
trái đất
b. Xã hội của phát triển bền vững: cần được chú trọng vào sự phát triển sự
công bằng và xã hội luôn cần tạo điều kiện thuận lợi cho lĩnh vực phát triển
con người và cố gắng cho tất cả mọi người cơ hội phát triển tiềm năng bản
thân và có điều kiện sống chấp nhận được.
c. Kinh tế bền vững: đóng một vai trò không thể thiếu trong phát triển bền
vững. Nó đòi hỏi sự phát triển của hệ thống kinh tế trong đó cơ hội để tiếp
xúc với những nguồn tài nguyên được tạo điều kiện thuận lợi và quyền sử
dụng những nguồn tài nguyên thiên nhiên cho các hoạt động kinh tế được
chia sẻ một cách bình đẳng. Khẳng định sự tồn tại cũng như phát triển của
bất cứ ngành kinh doanh , sản xuất nào cũng được dựa trên những nguyên
tắc đạo lý cơ bản. Yếu tố được chú trọng ở đây là tạo ra sự thịnh vượng
chung cho tất cả mọi người, không chỉ tập trung mang lại lợi nhuận cho một
số ít, trong một giới hạn cho phép của hệ sinh thái cũng như không xâm
phạm những quyền cơ bản của con người.
4. Đạo đức kinh doanh và TNXH:
• Phân biệt đạo đức kinh doanh và TNXH của doanh nghiệp:
Khái niệm “đạo đức kinh doanh” và “TNXH” thường hay bị sử dụng lẫn
lộn. Trên thực tế, khái niệm TNXH được nhiều người sử dụng như là một
7
Trách nhiệm xã hội trong kinh doanh
biểu hiện của đạo đức kinh doanh. Tuy nhiên, hai khái niệm này có ý nghĩa
hoàn toàn khác nhau.
Nếu TNXH là những nghĩa vụ một doanh nghiệp hay cá nhân phải thực
hiện đối với xã hội nhằm đạt được nhiều nhất những tác động tích cực và
giảm tối thiểu các tác động tiêu cực đối với xã hội thì đạo đức kinh doanh lại
bao gồm những quy định và các tiêu chuẩn chỉ đạo hành vi trong thế giới
kinh doanh. TNXH được xem như một cam kết với xã hội trong khi đạo đức
kinh doanh lại bao gồm các quy định rõ ràng về các phẩm chất đạo đức của

tổ chức kinh doanh, mà chính những phẩm chất này sẽ chỉ đạo quá trình đưa
ra quyết định của những tổ chức ấy. Nếu đạo đức kinh doanh liên quan đến
các nguyên tắc và quy định chỉ đạo những quyết định của cá nhân và tổ chức
thì TNXH quan tâm tới hậu quả của những quyết định của tổ chức tới xã hội.
Nếu đạo đức kinh doanh thể hiện những mong muốn, kỳ vọng xuất phát từ
bên trong thì TNXH thể hiện những mong muốn, kỳ vọng xuất phát từ bên
ngoài.
• Mối quan hệ giữa đạo đức kinh doanh và TNXH của doanh nghiệp:
Đạo đức và TNXH là những vấn đề không thể thiếu trong kinh doanh.
Rất nhiều cơ hội và lợi ích chiến lược sẽ đến khi doanh nghiệp xem đạo đức
và TNXH là trọng tâm của các hoạt động kinh doanh. Sự tồn vong của
doanh nghiệp không chỉ đến từ chất lượng của bản thân các sản phẩm - dịch
vụ cung ứng mà còn chủ yếu từ phong cách kinh doanh của doanh nghiệp.
Hành vi kinh doanh thể hiện tư cách của doanh nghiệp, và chính tư cách ấy
tác động trực tiếp đến thành bại của tổ chức. Đạo đức kinh doanh, trong
chiều hướng ấy, trở thành một nhân tố chiến lược trong việc phát triển doanh
nghiệp.
Xem đạo đức và TNXH là một phần thiết yếu của chiến lược kinh doanh,
các doanh nghiệp cũng sẽ cảm thấy tự nguyện và chủ động hơn trong việc
thực hiện. Khi đó, những vấn đề này không còn là môt gánh nặng hay điều
bắt buộc mà là nguồn và cơ sở của những thành công. Rất nhiều cơ hội và
lợi ích chiến lược sẽ đến khi doanh nghiệp xem đạo đức và TNXH là trọng
tâm của các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Việc tôn trọng đạo đức và TNXH của doanh nghiệp sẽ mang lại lợi ích
chung cho nhân viên, khách hàng, đối tác và cộng đồng. Đây là những bộ
phận quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của mọi doanh nghiệp. Khi
thực hiện tốt đạo đức và TNXH, doanh nghiệp sẽ nhận được sự ủng hộ trung
thành và nhiệt tình của nhân viên, khách hàng và các đối tác này. Đây chính
là điều kiện cơ bản nhất của mọi thành công. Ngày nay, đề làm cho khách
hàng và cộng đồng thương yêu thương hiệu của công ty, các doanh nghiệp

8

×