Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔI TRƯỜNG (tham khảo)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.93 KB, 19 trang )

1
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔI TRƯỜNG (tham khảo)
1. Định nghĩa môi trường? Khái niệm ô nhiễm môi trường? Phân
tích các chức năng chủ yếu của môi trường?
- Khái niệm về môi trường: Theo điều 3, Luật Bảo vệ Môi trường sửa
đổi năm 2005 thì “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất
nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất,
sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật.”
- Khái niệm ô nhiễm môi trường:
+ Ô nhiễm môi trường là làm thay đổi trạng thái vật lý, hóa học của
môi trường. Ví dụ, môi trường nước ở sông Thị Vải từ nước sạch,
không có mùi bị biến thành màu đen và bốc mùi hôi; không khí ở thủ
đô Bắc Kinh của Trung Quốc trước kia vốn trong lành, ngày nay đã
chuyển sang ô nhiễm có nhiều bụi.
+ Ô nhiễm môi trường do hoạt động sản xuất của con người gây ra. Ví
dụ: Hoạt động công nghiệp làm ô nhiễm không khí, hoạt động sử dụng
phân bón thuốc trừ sâu của con người làm ô nhiễm đất, nước ở đồng
ruộng.
- Phân tích các chức năng chủ yếu của môi trường:
2
- Chức năng cung cấp không gian sinh sống: môi trường là không gian (nơi)
sinh sống của con người và các loài sinh vật. Chức năng này đòi hỏi môi trường
phải có một phạm vi không gian thích hợp cho mỗi người và các loài sinh vật.
a) Đối với con người:
- Mỗi cá thể và gia đình đều cần có một không gian nhất định để phục vụ cho
các hoạt động sống như nhà ở, chỗ làm việc, nơi nghỉ ngơi, đất để trồng trọt và
chăn nuôi,…
- Nhu cầu về không gian sinh sống của con người thay đổi theo trình độ khoa
học và công nghệ.
- Tuy nhiên, môi trường tự nhiên toàn cầu cũng có giới hạn chịu đựng nhất định
cung cấp không gian sinh tồn cho xã hội loài người.


Chức năng cung cấp
không gian sinh sống
Chức năng chứa đựng Chức năng thông tin
Chức năng tiếp nhận
chất thải
3
- Hội nghị về môi trường nhân loại của Liên hợp quốc cảnh báo tài nguyên Trái
Đất chỉ có thể nuôi sống được 11 tỉ người là thích hợp. Nếu dân số thế giới
đông hơn nữa sẽ vượt quá ngưỡng chịu đựng của môi trường.
- Chức năng cung cấp không gian sinh sống của con người có thể phân thành
các dạng cụ thể như sau:
+ Chức năng xây dựng
+ Chức năng vận tải
+ Chức năng sản xuất
+ Chức năng giải trí của con người
+ Chức năng cung cấp năng lượng, thông tin (khoảng không gian truyền tải
thông tin).
b. Đối với thế giới sinh vật:
- Môi trường có chức năng cung cấp những điều kiện (không gian, năng lượng,
lương thực,…) để phát triển các loài và các loài và các hệ sinh thái.
- Môi trường có chức năng làm nơi ở trong các hồ chứa: cung cấp không gian,
nhịp điệu, phương thức và cơ chế cho sự tiến hóa được liên tục.
- Chức năng chứa đựng: Môi trường là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần
thiết cho đời sống và sản xuất con người. Nhóm chức năng này gọi là các chức
năng sản xuất tự nhiên, bao gồm:
+ Rừng tự nhiên có chức năng cung cấp nước, độ phì nhiêu của đất, nguồn gỗ
củi và cải thiện điều kiện khí hậu.
+ Các thủy vực có chức năng cung cấp nước, dinh dưỡng, nơi vui chơi và các
nguồn hải sản.
+ Động và thực vật cung cấp các nguồn gen quý hiếm.

4
- Chức năng tiếp nhận chất thải: Môi trường là nơi chứa đựng phế liệu thải ra
từ quá trình sinh sống và hoạt động sản xuất của con người. Nhóm chức năng
này có các nội dung:
+ Chức năng biến đổi lý, hóa học: pha loãng, phân hủy hóa học nhờ ánh sáng;
hấp thụ; sự tách chiết các vật thải và độc tố.
+ Chức năng biến đổi sinh hóa: sự hấp thụ các chất dư thừa; chu trình N và C;
khử độc bằng con đường sinh hóa.
+ Chức năng biến đổi sinh học: khoáng hóa các chất thải hữu cơ, mùn hóa,…
- Chức năng lưu trữ và cung cấp thông tin:
+ Cung cấp sự ghi chép lưu trữ lịch sử địa chất, lịch sử tiến hóa của vật chất và
sinh vật, lịch sử xuất hiện và phát triển văn hóa của loài người,…
+ Cung cấp các chỉ thị không gian và tạm thời mang tính chất tín hiệu và báo
động sớm các hiểm họa đối với con người và sinh vật sống trên Trái Đất.
+ Lưu trữ và cung cấp cho con người sự đa dạng các nguồn gen, các loài động,
thực vật, các hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo, các vẻ đẹp, cảnh quan có giá trị
thẩm mỹ để thưởng ngoạn, tôn giáo và văn hóa khác.
2. Giáo dục môi trường là gì? Trình bày các cách tiếp cận giáo dục môi
trường?
- Giáo dục môi trường là hình thành ở học sinh sự hiểu biết và quan tâm trước
những vấn đề môi trường, bao gồm: kiến thức, thái độ, hành vi, trách nhiệm và
kỹ năng để tự mình và cùng tập thể đưa ra các giải pháp nhằm giải quyết vấn đề
môi trường trước mắt cũng như lâu dài. (Nêu ví dụ)
- Cách tiếp cận trong giáo dục môi trường: có 03 cách tiếp cận giáo dục môi
trường:
i. Giáo dục về môi trường: xem môi trường là một đối tượng khoa học, người
dạy truyền đạt cho người học các kiến thức của bộ môn khoa học về môi
trường, cũng như phương pháp nghiên cứu về đối tượng đó, cụ thể:
5
+ Cung cấp những hiểu biết về hệ thống tự nhiên và hoạt động của nó.

+ Cung cấp những hiểu biết tác động của con người tới môi trường.
ii. Giáo dục trong môi trường: xem môi trường thiên nhiên hoặc nhân tạo như
một địa bàn, một phương tiện để giảng dạy, học tập, nghiên cứu. Với cách tiếp
cận này, môi trường sẽ trở thành “phòng thí nghiệm thực tế” đa dạng, sinh động
cho người dạy và người học. Xét về hiệu quả học tập kiến thức, kỹ năng, nghiên
cứu có thể rất cao.
iii. Giáo dục vì môi trường: truyền đạt kiến thức về bản chất, đặc trưng của môi
trường hình thành thái độ, ứng xử, ý thức trách nhiệm, quan niệm giá trị nhân
cách, đạo đức đúng đắn về môi trường, cung cấp tri thức kỹ năng, phương pháp
cần thiết cho những quyết định, hành động bảo vệ môi trường và phát triển bền
vững.
3. Nêu nguyên nhân và hậu quả của hiện tượng thủy triều đỏ/phú dưỡng
hóa?
Nguyên nhân:
♦ Nước thải từ đất liền tuôn ra biển có hàm lượng chất hữu cơ cao, làm cho
nước biển trở thành môi trường lý tưởng cho một số loài tảo lơ lửng trong
nước biển sinh sôi nảy nở và gây ra hiện tượng nở hoa nhuốm màu đỏ trên
mặt biển.
♦ Chất thải từ các hoạt động của con người như: nuôi trồng thủy sản thiếu
quy hoạch, sự phát triển các nhà máy thủy sản, hóa chất, nước thải từ đất
liền (sinh hoạt, công nghiệp và phân hóa học ở đồng ruộng) đã hòa lẫn với
nước mưa đổ ra biển.
Hậu quả:
♦ Mật độ các tảo này quá lớn dẫn đến làm suy giảm oxy hòa tan trong nước
làm cho cá, tôm và các động vật khác chết hàng loạt, làm giảm đa dạng
sinh học.
♦ Sự thiếu hụt oxy trong nước biển đã làm cho 4000 km
2
vịnh biển Mexico
gần cửa sông Mississipi trở thành vịnh biển chết về mặt sinh học.

6
♦ Hiện tượng thủy triều đỏ còn tác hại hơn nữa nếu loài tảo lơ lửng hàm
chứa và tiết ra độc tố. Độc tố lắng đọng ở đáy biển và khi các loại hà, sò,
ốc, cá ăn phải độc tố sẽ dẫn đến tử vong và dẫn đến ngộ độc thực phẩm
đối với con người như trường hợp ngộ độc thực phẩm ở Guatamala năm
1987 làm chết 26 người.
♦ Hiện tượng thủy triều đỏ gây thất thu ở những trại tôm cá ven biển như
trường hợp cá lồng ở Suvapeepun (Indonesia) đã chết rất nhiều trong năm
1984. Ở Hồng Kông từ năm 1980 – 1984 đã có 11 lần cá nuôi ở trại cá bị
chết lên đến 56 tấn.
♦ Thiệt hại cho ngành du lịch, dịch vụ biển.
Ở Việt Nam, trận thủy triều đỏ tháng 7 năm 2002 ở Tuy Phong thiệt hại hơn 10
tỷ đồng.
Ở ven biển nước ta có khoảng 70 loài tảo có thể gây hại. Trong đó, hiện tượng
nở hoa của loại tảo Phaeocystis globosa thường xảy ra ở vùng biển Bình Thuận
và kéo dài khoảng trên dưới 1 tháng:
• Rộng khoảng hơn 40 km
2
;
• Làm khoảng 90% sinh vật trong vùng triều, kể cả cá, tôm trong các lồng,
bè bị tiêu diệt;
• Môi trường bị ô nhiễm nặng, mấy tháng sau mới hồi phục;
• “Thủy triều đỏ” cũng đã khiến 82 người phải nhập viện do tắm biển, với
các triệu chứng ngứa, phồng rộp vùng da nhạy cảm;
• Nguyên nhân là do một loài tảo xanh lam “nở hoa” tiết độc tố vào nước
biển.
4. Nêu nguyên nhân, hậu quả và biện pháp làm giảm ảnh hưởng của hiệu
ứng nhà kính?
7
Khái niệm: Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng tăng nhiệt độ của lớp khí quyển

bao quanh Trái Đất do tác động của các khí bức xạ có trong khí quyển dẫn đến
nhiệt độ trên bề mặt Trái Đất tăng lên gọi là hiệu ứng nhà kính (Green House
Effect).
Khí bức xạ, ví dụ: SO
2,
CO
2,
SO
3
,… nghĩa là trong nguyên tử có 3 nguyên tử trở
lên, đặc điểm của chúng là cho qua bức xạ có bước sóng ngắn, hấp thụ bức xạ
có bước sóng dài, hấp thụ năng lượng mặt trời.
Nguyên nhân hình thành hiệu ứng nhà kính: Nhiệt độ trên bề mặt Trái Đất
luôn cân bằng nhờ hai tia: nhiệt bức xạ Mặt Trời có bước sóng ngắn, khí bức
xạ cho qua, tia bức xạ có bước sóng dài, bị các khí H
2
O, SO
2,
CO
2,
SO
3
,… giữ
lại → nhiệt lưu giữ sẽ làm giữ lại làm tăng nhiệt độ Trái Đất.
Hậu quả của hiệu ứng nhà kính:
 Hiệu ứng nhà kính là một hiện tượng vật lý tự nhiên vì nó đóng vai trò
điều chỉnh nhiệt độ Trái Đất vượt qua -18
o
C trở thành 15 – 18
0

C → thích
nghi với điều kiện sống của con người và sinh vật.
Trái Đất
Các khí trong khí quyển
H
2
O, SO
2,
CO
2,
SO
3
,…
Bức xạ Mặt Trời
Nhiệt bức xạ
Nhiệt lưu giữ
8
 Nhiệt độ ban đêm , khi không có bức xạ Mặt Trời (cả vùng ôn đới) cũng
không bị thấp nhất quá mức cho phép → giữ trạng thái cân bằng nhiệt.
 Tuy nhiên, hiệu ứng nhà kính cũng làm nhiệt độ Trái Đất tăng lên → làm
tăng lớp băng bao phủ ở Bắc Cực và Nam Cực → Mực nước biển dâng
cao.
Biện pháp hạn chế ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính:
♦ Giảm bớt sử dụng than đá, dầu mỏ, khí đốt, tích cực trồng cây gây rừng để
tăng diện tích thảm thực vật hấp thu CO
2
nhằm đưa lượng khí này trở lại tỉ lệ
trước đây.
♦ Tuyên truyền và giáo dục:
+ Đẩy mạnh việc giáo dục và nâng cao nhận thức về môi trường và phát triển

bền vững;
+ Tuyên truyền về hiểm họa sẽ gây nên bởi các khí bức xạ đến môi trường sinh
thái;
+ Mỗi người nhận thức được bảo vệ môi trường là sự nghiệp chung. Phát huy
mọi khả năng và đóng góp vào việc ngăn chặn và giảm bớt ảnh hưởng của hiệu
ứng nhà kính.
♦ Các chính sách và tổ chức:
+ Hội nghị Toronto (1988): cắt giảm các chất khí bức xạ xuống 20% năm 2005
và xuống 50% cho đến giữa thế kỷ XXI.
+ Hiệp ước Genene và ô nhiễm không khí xuyên biên giới tầm xa (1979): giảm
thiểu các chất ô nhiễm không khí và kiểm soát khí thải NO
x
, SO
2
,…
+ Hiệp ước Kyoto (1998) chú trọng về mức giảm thiểu ô nhiễm cho từng nước.
♦ Các biện pháp kỹ thuật môi trường:
+ Tăng hiệu quả sử dụng nhiên liệu, giảm lượng nhiên liệu sử dụng xuống tối
đa;
9
+ Thay thế dạng năng lượng sử dụng: sử dụng năng lượng sạch như: năng lượng
Mặt Trời, sức gió, sóng biển, thủy triều;…
+ Áp dụng các phương pháp xử lý ô nhiễm.
5. Nêu nguyên nhân, hậu quả và biện pháp khắc phục hạn chế ảnh hưởng
của sự suy thoái tầng ozone?
- Nguyên nhân suy thoái tầng ozone:
UV + O
3
→ O. + O
2

→ O
3
+ nhiệt
+ Khí CFC (chloro-fluoro-carbon): trong máy lạnh, tủ lạnh, máy điều hòa
không khí và các bình xịt (keo xịt tóc, chống mùi). Chúng tác dụng với ozone ở
tầng bình lưu, làm mỏng lớp bảo vệ này.
+ Một phân tử CFC mất trung bình 15 năm để đi từ mặt đất lên tầng ozone (20 –
40 kilometer cách mặt đất) và có thể ở đó 1 thế kỷ, nó phá hủy 100 ngàn phân
tử O
3
trong thời gian này.
C – F
2
– Cl
2
→ C – F
2
– Cl + Cl. (gốc chloro tự do)
Cl. + O
3
→ ClO + O
2
(Cl. là gốc chloro)
+ Một phân tử của khí feron có thể phân hủy hàng ngàn một phân tử ozone, bởi
vì gốc chloro tự do có khả năng tái tạo:
ClO + O. → Cl. + O
2
(O.: gốc oxygen tự do, O
2
: oxygen phân tử)

(oxit chloro)
+ Oxyde chloro cũng có thể phản ứng với ozone:
ClO + O
3
→ ClO
2
+ O
2
+ Các máy bay phản lực siêu thanh bay ở tầng bình lưu cũng phá tầng ozone vì
động cơ phản lực thải ra oxid nitric. Khí này phản ứng với ozone để tạo ra
dioxid nitrogen và oxygen.
10
Máy bay siêu thanh → NO (oxid nitric) + O
3
→ NO
2
+ O
2
+ Ngoài ra, sự nổ vũ khí hạt nhân cũng tạo ra oxyde nitric phá hủy tầng ozone.
+ Phân đạm sử dụng trong nông nghiệp cũng có thể chuyển thành khí oxyde
nitric thoát lên tầng bình lưu để phản ứng với ozone và tàn phá tầng này.
- Hậu quả của suy thoái tầng ozone:
+ Tầng ozone bị mỏng sẽ làm tia cực tím gia tăng ở mặt đất. Ở liều hợp lý, tia
UV làm sậm da và kích thích sự tạo ra vitamin D ở da. Tuy nhiên, phơi dưới tia
UV mạnh dễ gây phỏng nặng và dẫn tới ung thư da.
+ Tầng ozone giảm 1% có thể làm tăng 2% ung thư da. Nếu mức suy giảm tầng
ozone là 10% thì bệnh ung thư da không sắc tố sẽ tăng lên, ảnh hưởng chủ yếu
với người bạch tạng khoảng 25%, mỗi năm thêm 300,000 ca trong nhiều thập
kỷ và bệnh hỏng mắt do đục thủy tinh thể là 7% (mỗi năm 1.7 triệu ca).
+ Thực vật cũng chịu ảnh hưởng của tia UV. Chúng thường bị chết ở liều cao,

còn ở liều thấp thì lá cây bị hư hại, quang hợp bị ngăn trở, tăng trưởng chậm và
đột biến.
+ Gây thiệt hại đối với các hệ biển do giảm số lượng thực vật phù du trong dây
chuyền thực phẩm cho các thủy sinh vật (6 – 12%).
- Biện pháp khắc phục hạn chế ảnh hưởng của sự suy thoái tầng ozone:
+ Sớm ngừng sản xuất và sử dụng các hóa chất dạng freon là biện pháp hữu
hiệu và rẻ tiền nhất để cứu vãn tầng ozone.
+ Nghiên cứu sản xuất loại hóa chất khác thay thế các hóa chất dạng freon.
Đồng thời, chuyển giao kỹ nghệ sản xuất cho các nước thuộc thế giới thứ ba
(các nước chậm phát triển).
+ Các chính sách và tổ chức:
♦ Công ước Viên (23/3/1985) gồm 17 điều khoản nhằm hợp tác quốc tế bảo vệ
tầng ozone trước hành động con người và bảo vệ con người trước những thay
đổi của tầng ozone.
♦ Nghị định thư Montreal (22/9/1987) về các chất làm suy giảm tầng ozone.
Đưa ra các biện pháp cụ thể giải quyết các vấn đề suy giảm tầng ozone, đặc biệt
11
là biện pháp ngừng sản xuất và sử dụng các chất chứa Cl (CFC). Nghị định thư
đã đặt ra thời điểm và mức độ cần kiểm soát đối với từng loại chất gây ra sự suy
thoái tầng ozone.
+ Việt Nam chính thức tham gia phê chuẩn công ước Viên, Nghị định thư
Montreal để bảo vệ tầng ozone và môi trường (1994):
♦ 01/07/1999: mức tiêu thụ CFC phải giữ nguyên bằng mức trung bình của kỳ
1995 – 1997.
♦ Đến 2005 cắt giảm 50% mức tiêu thụ CFC so với mức trungg bình của thời
kỳ 1995 – 1997.
♦ Đến 2010 loại trừ hoàn toàn CFC.
♦ Vào cuối năm 1995, Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt Chương trình Quốc
gia loại bỏ dần việc tiêu thụ và phát thải các chất gây suy giảm tầng ozone.
♦ Nhiều thiết bị làm lạnh và điều hòa nhiệt độ ở khu vực phía Bắc Việt Nam

được sản xuất tại Liên Xô cũ mà những hãng sản xuất giờ đây đã đóng cửa.
Câu 6: Nêu nguyên nhân, hậu quả và biện pháp làm giảm tác hại của mưa
acid.
- Nguyên nhân gây mưa acid:
+ Là do sự kết hợp của các oxid phi kim và nước. Nước có sẵn trong tự nhiên,
các oxid được thải ra từ hoạt động của con người, đặc biệt là việc sử dụng các
loại nhiên liệu hóa thạch.
+ Các loại oxid nitrogen (N
2
O, N
2
O
3
, N
2
O
4
,…) và oxid lưu huỳnh (SO, SO
2
,
SO
3
,…). Những loại oxid này tạo nên những loại axid mạnh nhất là acid nitric
(HNO
3
) và acid sulfuric (H
2
SO
4
).

+ Bắt nguồn từ các hoạt động của con người. Chỉ trong năm 1977, nước Mĩ đã
thải vào bầu khí quyển 31 triệu tấn oxid sulphur và 22 triệu tấn oxyde nitrogen.
Điều này có nghĩa là khoảng 500 kg/1 người.
+ Các loại xe có động cơ cũng là nguồn chính gây lắng đọng acid.
12
+ Do trong các hoạt động sản xuất của các nhà máy điện, các nhà máy dùng
nhiều nhiên liệu khác và trong sinh hoạt của mình, con người đã đốt nhiều than
đá và dầu mỏ. Trong khói thải của chúng có chứa khí sulphur dioxide (SO
2
) và
nitrogen dioxide (NO
2
).
- Hậu quả của mưa acid:
+ Làm tổn hại đến sức khỏe của con người: SO
2
rất nguy hiểm cho sức khỏe:
làm rối loạn chuyển hóa protein và đường, ức chế enzyme oxidase, bị phù thanh
quản, viêm phế quản,…
+ Mưa acid ảnh hưởng xấu đến năng suất sinh học của các hồ nước. Ở Canada
có hơn 2000 hồ bị acid hóa, các sinh vật trong hồ đều chết, pH < 3.5.
+ Các loài cá bị diệt vong bởi mưa acid đã hủy hoại nguồn thức ăn của chúng,
và không có cá, các loài chim và động vật có vú cũng bị tuyệt diệt.
+ Nông nghiệp bị ảnh hưởng nặng vì đất bị trung hòa, giảm độ màu mỡ. Cây
không quang hợp được. Rễ cây bị phá hoại, ức chế sự sinh trưởng và phát triển,
giảm khả năng đề kháng sâu bệnh, làm giảm năng suất và sản lượng.
+ Mưa acid làm ảnh hưởng xấu đến đất đai, làm tăng độ chua và làm giảm độ
màu mỡ của đất, những nguyên tố Ca, Mg,… trong đất rất cần thiết cho cây
trồng bị hao kiệt, đất bị thấm mưa acid nhanh chóng bị bạc màu.
+ Rừng bị hủy diệt: mưa acid làm tổn thương lá cây, lá cây bị úa và rụng gây trở

ngại cho quá trình quang hợp. Cây thông là loại cây đặc biệt nhạy cảm với mưa
acid.
+ Mưa acid còn làm phá hủy các công trình xây dựng như năm 1982 ở thành
phố Trùng Khánh (Trung Quốc) đã làm phá hỏng chiếc cầu lớn bắc qua sông
Gia Lang. Mạng lưới dây điện kim loại trong thành phố bị mưa acid ăn mòn,
giảm 50% thời hạn sử dụng.
+ Ở thủ đô London, mưa acid đang tàn phá nghiêm trọng các công trình nghệ
thuật bằng đá từ đầu thế kỷ XVIII, XIX như Nghị viện Anh, Tu viện
Westminter và Nhà thờ Saint Paul.
13
+ Bề mặt đá cảm thạch tiếp xúc với mưa đang ngày trở nên thô ráp bởi chất
CaCO
3
, bị hòa tan dần trong những cơn mưa acid.
+ Ăn mòn các đường ống dẫn nước → kim loại bị rửa trôi khỏi thành ống dẫn
nước → hòa tan vào trong nước ảnh hưởng đến con người khi họ sử dụng nước.
- Biện pháp làm giảm tác hại của mưa acid:
+ Cần xử lý nhiên liệu trước khi sử dụng, khử hết chất lưu huỳnh (S) vô cơ
trong than đá trước khi đốt. Đối với lưu huỳnh hữu cơ trong than đá không xử lý
được thì áp dụng biện pháp tách và thu hồi acid trong quá trình đốt than, triệt để
giảm bớt lượng khí SO
2
trong khói thải. Đây là biện pháp căn bản để giải quyết
tác hại của mưa acid.
+ Ở Châu Âu có sự thương lượng về mưa acid, gần một nửa lượng lưu huỳnh ở
Châu Âu đã rơi sang các nước khác. Vì vậy cần phải có một hiệp định quốc tế
để hạn chế mưa acid. Năm 1985 có 21 nước đã ký nghị định thư Helsinski để
đến năm 1993 giảm mức thải SO
2
xuống không quá 70% mức năm 1980.

Câu 7: Nhận thức về phát triển bền vững? Cho ví dụ minh họa. Mối quan
hệ giữa tài nguyên môi trường và phát triển bền vững?
- Nhận thức về phát triển bền vững:
+ Theo Liên Hợp Quốc: Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thỏa mãn các
nhu cầu hiện tại của con người nhưng không làm tổn hại tới sự thỏa mãn các
nhu cầu của thế hệ tương lai.
+ Phát triển không hoặc ít tác động tiêu cực nhất đến môi trường là phát triển
bền vững.
- Ví dụ minh họa về nhận thức phát triển bền vững:
+ Ví dụ trong ngành thủy điện, ngành này phải đảm bảo một số chức năng như:
 Điều tiết lũ;
 Điều tiết nguồn thủy lợi;
 Đảm bảo sinh thái môi trường;
14
 Làm đẹp cảnh quan;
 Đóng góp nuôi trồng thủy sản;…
+ Phát triển bền vững thủy điện là:
 Môi trường: giữ được rừng đầu nguồn, kiểm soát được lũ vùng hạ lưu.
 Kinh tế: vẫn đảm bảo sản xuất nông nghiệp, có điện phục vụ quốc kế dân
sinh.
 Xã hội: bảo vệ được tính mạng, tài sản người dân trong mùa lũ.
- Mối quan hệ giữa tài nguyên môi trường và phát triển bền vững:
+ Sự phát triển lâu dài và ổn định chỉ có thể đạt được dựa trên một sự cân bằng
của 3 mặt: kinh tế, xã hội và môi trường:
Chú thích: environmment: môi trường; economic: kinh tế; social: xã hội;
bearable: thích hợp, equitable: công bằng, viable: tồn sinh; phần giao 3 yếu tố
kinh tế - xã hội – môi trường là sustainable: phát triển bền vững.
15
+ Phát triển bền vững chỉ có được khi nào bảo đảm được về lâu dài mọi nỗ lực
hiệu quả nhằm phát triển hài hòa, đồng bộ ba phương diện: kinh tế - xã hội –

môi trường.
 Về kinh tế - xã hội, phải đảm bảo phát triển kinh tế song song với việc xây
dựng một xã hội công bằng (equitable).
 Về kinh tế - môi trường, phải đảm bảo phát triển kinh tế cùng lúc với việc
duy trì một môi trường mà con người có thể tồn sinh.
 Về xã hội – môi trường, đó là phát triển xã hội sao cho môi trường vẫn
thích hợp cho con người sinh sống.
Câu 8: Các nhân tố làm suy thoái tài nguyên rừng và hậu quả.
- Các nhân tố làm suy thoái tài nguyên rừng:
 Khai thác quá mức gỗ và chất đốt;
 Khai thác khoáng sản (khai thác than bùn ở rừng U Minh,…);
 Chuyển đất rừng sang sản xuất nông nghiệp: đốt rừng làm rẫy, phá bỏ
rừng tràm để trồng lúa;…
 Sử dụng rừng ngập mặn, rừng đầm lầy để nuôi thủy sản, sản xuất muối;
 Thải bỏ chất thải rắn và chất lỏng vào rừng;
 Dùng rừng để chăn thả và nuôi gia súc;
 Cháy rừng;
 Chiến tranh;
 Giao thông: xây dựng các con đường, xa lộ băng qua rừng;…
- Hậu quả của nó (tham khảo):
- Phá rừng là một trong những nguyên nhân gây ra nạn ô nhiễm môi sinh, hiện
tượng trái đất ấm dần lên, nạn đói kém, lụt lội, nạn voi bỏ rừng về buôn làng
giết hại con người, phá hoại tài sản cũng như hủy hoại những lâm sản dưới tán
rừng đã gây nên sự mất cân bằng sinh thái nghiêm trọng, dẫn đến sự biến đổi
khí hậu thất thường, bão lụt, lũ quét, lở đất và phát sinh nhiều loại dịch bệnh.
16
- Trên thế giới, nạn phá rừng gây thiệt hại tới 45 tỷ USD/năm. Theo số liệu thống
kê mới nhất của Bộ Môi trường Mỹ, mỗi năm bình quân trên thế giới có khoảng
33 triệu ha rừng bị phá vì nhiều mục đích khác nhau đã tạo ra hơn 1,5 tỷ tấn
CO

2
vào môi trường, chiếm đến 20% lượng khí thải nhân tạo gây hiệu ứng nhà
kính làm nhiệt độ trái đất nóng lên.
- Người ta ước tính với nạn phá rừng như hiện nay thì tới năm 2050, có tới hai
tỷ người, tức 20% dân số thế giới sẽ bị thiếu nước. Hầu hết số người chịu cảnh
thiếu nước này sống tại các quốc gia đang phát triển. Ngoài ra nguồn thực phẩm
cũng có nguy cơ bị đe dọa vì nước dùng để tưới tiêu cũng trở nên khan hiếm.
- Theo báo cáo mới nhất của Chương trình Lương thực Thế giới (FAO), VN là
một trong 5 quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ thiên tai, đặc biệt là mưa
bão và lũ lụt. Mưa bão xảy ra trên lãnh thổ VN ngày càng tăng cả về tần suất và
sự nguy hại, đang trở thành mối đe dọa thực sự đối với cuộc sống của con người
và sự phát triển của nền kinh tế. Do đó bảo vệ rừng là việc làm hết sức cần thiết.
Câu 9: Đặc điểm, tác hại, cách phòng tránh ô nhiễm sinh học? Cho biết các
nhân tố làm suy giảm đa dạng sinh học ở Việt Nam và biện pháp bảo tồn.
- Đặc điểm của ô nhiễm sinh học (sinh vật ngoại lai):
+ Sinh vật này sinh sản rất nhanh (bằng cả sinh sản vô tính lẫn hữu tính);
+ Biên độ sinh thái rộng, thích ứng nhanh với những thay đổi của môi trường;
+ Chúng có khả năng cạnh tranh về nguồn thức ăn, nơi cư trú lớn;
+ Khả năng phát tán nhanh. (chú ý nêu ví dụ)
- Tác hại của ô nhiễm sinh học:
+ Các sinh vật lạ khi xâm nhập vào môi trường thích hợp, chúng có thể tiêu diệt
dần các loài bản địa bằng:

Cạnh tranh nguồn thức ăn;

Ngăn cản khả năng gieo giống, tái sinh tự nhiên của các loài bản địa (thực
vật) do khả năng phát triển nhanh với mức độ dày đặc;
17

Cạnh tranh tiêu diệt dần loài bản địa, làm suy thoái hoặc thay đổi tiến tới

tiêu diệt luôn cả hệ sinh thái bản địa;

Hậu quả của quá trình này không dễ khắc phục, không chỉ gây tổn thất về
các giá trị đa dạng sinh học (mất các loài, các nguồn gen và cả hệ sinh thái
bản địa), mà còn gây tổn thất không nhỏ về kinh tế nhiều khi tốn kém và
mất nhiều thời gian.
- Biện pháp phòng tránh ô nhiễm sinh học:
+ Trước khi nhập khẩu bất cứ một sinh vật nào cũng cần tìm hiểu kỹ đặc tính
sinh học của chúng;
+ Trước khi nhập khẩu cần yêu cầu bên xuất khẩu cung cấp hồ sơ về đặc tính
sinh học và kết quả phát triển loài đó của các quốc gia (các tỉnh) đã nhập loài
đó;
+ Khi nhập cần phải nuôi trồng thử nghiệm hạn chế, có kiểm soát để đánh giá;
+ Khi xuất hiện những đặc tính không mong muốn và loài đó có nguy cơ phát
triển nhanh, cần nhanh chóng khoanh vùng và tiêu diệt sớm để tránh tốn kém và
kéo dài thời gian xử lý.
- Các nhân tố làm suy giảm đa dạng sinh học ở Việt Nam:
+ Do thiên nhiên: các thiên tai như động đất, núi lửa, sóng thần,…
+ Do con người:
a. Nguyên nhân trực tiếp:
♦ Do chiến tranh;
♦ Do sự mở rộng đất nông nghiệp;
♦ Do khai thác gỗ, khai thác các lâm sản quá mức;
♦ Do cháy rừng;
♦ Do xây dựng cơ sở hạ tầng;
18
♦ Do tình trạng khai thác, buôn bán trái phép các loài động thực vật quý
hiếm;
♦ Sự khai thác quá mức nguồn lợi thủy, hải sản;
♦ Do tình trạng ô nhiễm môi trường;

♦ Do sự di nhập, xâm lấn của các loài sinh vật lạ;…
b. Nguyên nhân sâu xa:
♦ Do sự gia tăng dân số;
♦ Do sự di dân;
♦ Sự đói nghèo;
♦ Do thực hiện quyền sử dụng đất;…
- Biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam:
a. Biện pháp bảo tồn nguyên vị:
+ Là hình thức bảo tồn tại chỗ;
+ Áp dụng cho tất cả mọi đối tượng cần được bảo toàn, những đối tượng chưa
có nguy cơ tuyệt chủng, hoặc bị xâm hại, hoặc trong điều kiện con người có thể
can thiệp bằng các biện pháp để quản lý bảo vệ. (nêu ví dụ)
+ Ưu điểm: chi phí thấp, phù hợp với điều kiện môi trường sống tự nhiên của
các loài nên đảm bảo cho sự sinh trưởng và phát triển.
+ Nhược điểm: có thể xảy ra những nguy cơ, rủi ro, thảm họa cho con người
hoặc tự nhiên bất cứ lúc nào.
b. Biện pháp bảo tồn chuyển vị:
+ Là cách thức di chuyển đối tượng bảo tồn khỏi vị trí mà chúng tồn tại;
+ Áp dụng đối với những đối tượng có nguy cơ bị đe dọa và tuyệt chủng cao,
những loài đặc biệt quý hiếm trong tự nhiên hoặc vẫm có thể cho mục đích
nghiên cứu, trưng bày, giới thiệu,… (nêu ví dụ);
- Ưu điểm: Khắc phục những nhược điểm của phương pháp bảo tồn nguyên vị:
với hình thức bảo tồn chuyển vị, đối tượng bảo tồn có thể được lưu giữ trong
ngân hàng gen, bảo tàng hoặc cũng có thể di chuyển đối tượng cần bảo tồn đến
19
vị trí, địa điểm phù hợp. Hình thức bảo tồn này không chỉ tạo điều kiện thuận
lợi cho việc bảo tồn mà còn rất thuận lợi cho mục đích nghiên cứu, trưng bày,
giới thiệu;
+ Nhược điểm của hình thức bảo tồn này là chi phí tốn kém, đòi hỏi trình độ kỹ
thuật, công nghệ cao.

×