Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Đạo đức nghề nghiệp trong kinh doanh chứng khoán ở thị trường Việt Nam hiện nay TẢI HỘ 0984985060

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.38 KB, 22 trang )

Lời mở đầu
Từ khi thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời vào năm 2000, hoạt động
kinh doanh chứng khoán đã được coi là một nghề, lúc đầu tuy còn mới mẻ,
nhưng đến nay đã trở nên khá phổ biến trong một bộ phận những trí thức trẻ.
Tuy nhiê, tính chuyên nghiệp của người hành nghề chứng khoán lại là vấn đề
phải bàn, nhất là khi chúng ta gia nhập WTO - một sân chơi toàn cầu, nơi sang
lọc và tôn vinh tính chuyên nghiệp của các thành viên tham gia. Thị trường
chứng khoán là một sản phẩm trí tuệ loài người, là một thể chế kinh tế bậc cao.
Để đảm bảo tính ổn định và công bằng trong hoạt động kinh doanh chứng khoán
đòi hỏi các nhà kinh doanh chứng khoán phải tuân thủ một cách nghiêm ngặt
những quy định về nghiệp vụ của mình. Khi nền kinh tế Việt Nam bước sang
vận hành theo cơ chế thị trường, câu nói đầu tiên là phá bỏ từ tưởng bao cấp “
xin – cho” được nhiều người cho là một sự đổi mới triệt để, đó là câu “ khách
hàng là thượng đế”. Kinh doanh chứng khoán là một loại hình dịch vụ đặc trưng
của các nền kinh tế có sự vận hành của thị trường chứng khoán, loại hình dịch
vụ này tốt hay không có thể ảnh hưởng rất lớn đến lợi ích của nhà đầu tư, và qua
đó ảnh hưởng đến sự phát triển ổn định của nền kinh tế xã hội.
Vì vậy chuẩn mực đạo đức trong hành nghề kinh doanh chứng khoán là
cực kì quan trọng trong các nền kinh tế có thị trường chứng khoán phát triển,
các yêu cầu về chữ tâm, chữ đức, tính cẩn trọng trong nghề nghiệp luôn được đề
cao… Việt Nam là một nước đang phát triển với một thị trường chứng
khoasnconf non trẻ, pháp luật về kinh doanh chứng khoán cũng đã có những
quy định cụ thể về vấn đề này, tuy nhiên thực tế vi pham đạo đức nghề nghiệp
trong kinh doanh chứng khoán vẫn đang là vấn đề cần quan tam giải quyết.
Nhiều khi vì lợi ích của cá nhân, của công ty mà vi phạm đạo đức trong kinh
doanh chứng khoán gây tổn thất về tài sản cho các nhà đầu tư và còn ảnh hưởng
không tốt đến thị trường như hiện tượng rò rỉ thông tin, xung đột lợi ích… Còn
rất nhiều hạn chế trong thị trường chứng khoán ở Việt Nam hiện nay, vì thế
nhóm em là đề tài “ Đạo đức nghề nghiệp trong kinh doanh chứng khoán ở
thị trường Việt Nam hiện nay” trên cơ sở những kiến thức đã học ở môn Thị
trường chứng khoán và đầu tư chứng khoán để nêu lên thực trạng của thị trường


chứng khoán Việt Nam hiện nay, trên cơ sở đó đề ra một số giải pháp nhằm
giúp thị trường nước ta phát triển ngày càng hoàn thiện hơn.
Mặc dù có nhiều cố gằng nhưng vẫn sẽ có nhiều thiếu sót, mong cô và
các bạn đóng góp ý kiến để bài của của em được hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Phần 1: Những vấn đề chung về đạo đức nghề nghiệp trong kinh
doanh chứng khoán
I. Khái niệm và ý nghĩa đạo đức nghề nghiệp trong kinh doanh chứng
khoán
1. Khái niệm
Đạo đức nghề nghiệp trong hoạt động kinh doanh chứng khoán là tập hợp
những chuẩn mực, cách cư xử, và ứng xử trong nghề nghiệp kinh doanh chứng
khoán nhằm bảo về, tăng cường vai trò, tính tin cậy và niềm tự hào của nghề
kinh doanh chứng khoán trong xã hội.
Bản chất của đạo đức nghề nghiệp là tính tin cậy, đạo đức nghề nghiệp
được thể hiện qua 4 khía cạnh:
- Trình độ và năng lực để thực hiện công việc đạt kết quả cao
- Đủ tiêu chuẩn hành nghề có nghĩa là phải làm việc theo đúng tiêu chuẩn,
đúng quy trình công việc
- Thẳng thắn, trong sạch và công bằng
- Niềm tự hào vào nghề nghiệp
Đạo đức nghề nghiệp bao gồm sự tuân thủ các quy định của luật pháp và tinh
thần của các văn bản. Đó là yếu tố văn hóa nghề nghiệp, lòng tự hào, trình độ
giải quyết các tình huống trong thực tiễn
2. Ý nghĩa, tầm quan trọng của đạo đức nghề nghiệp trong kinh doanh
chứng khoán
 Đạo đức nghề nghiệp trong kinh doanh chứng khoán là yếu tố quyết định
đến sự tin tưởng của khách hàng đối với những người làm nghề kinh
doanh chứng khoán
Các tổ chức thực hiện nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán là các tổ chức

cung ứng dịch vụ cho khách hàng. Để thu hút khách hàng thì yếu tố hàng đầu
phải tạo ra là sự tin tưởng. bởi yếu tố đầu tiên đo lường chất lượng các dịch vụ
là uy tin của các tổ chức cung ứng. Trong phương diện này đạo đức nghề nghiệp
còn quyết định đến sự tồn tài và phát triển của ngành kinh doanh chứng khoán
 Thông qua các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp sẽ quản lí được các tiêu
chuẩn nghiệp vụ của công ty chứng khoán
Nghề kinh doanh chứng khoán là một nghề được công nhận trong xã
hội, bản thân người hành nghề chứng khoán cần được bảo vệ quyền lợi của
mình trong các xung đột lợi ích trong và ngoài tổ chức.Đạo đức nghề
nghiệp sẽ góp phần xây dựng hình ảnh tốt đẹp cùa các nhà kinh doanh
chứng khoán, tạo mối quan hệ đồng nghiệp tốt trong ngành chứng khoán.
Đạo đức nghề nghiệp góp phần tạo sự tin tưởng vào trình độ, đạo đức
của người kinh doanh chứng khoán. Thông qua đó tạo dựng được uy tín và
hình ảnh tốt đẹp trong lòng khách hàng. Điều này sẽ góp phần tạo mối quan
hệ tốt đẹp giữa người kinh doanh chứng khoán và khách hàng, giữa người
kinh doanh chứng khoán với nhau. Từ đó tạo động lực cho sự phát triển của
ngành kinh doanh chứng khoán.
Các quy tắc đạo đức nghề nghiệp hỗ trợ cho hệ thống pháp luật
về chứng khoán, cụ thể các khuôn khổ pháp lí trong việc điều chỉnh hoạt
động của các thành viên thị trường nhằm duy trì kỷ luật thị trường và thực
thi pháp luật trên cơ sở tự nguyện.
 Đảm bảo tính minh bạch của thị trường chứng khoán
Hệ thống đạo đức nghề nghiệp phát huy tác dụng sẽ đem lại môi trường
kinh doanh công bằng và minh bạch hơn.
Năm 1990, tổ chức quốc tế các ủy ban chứng khoán đã soạn thảo bộ quy tắc
quốc tế về đạo đức nghề nghiệp trên thị trường chứng khoán để:
- Tạo ra các chuẩn mực cơ bản để thực hiện kinh doanh chứng khoán ở bất
kỳ nơi nào, tăng cường hiểu biết và niềm tin cho nhà đâu tư, giao dịch qua biên
giới với chi phí thấp và cơ hội lựa chọn lớn hơn.
- Đối với nhà quản lí, quy tắc nghề nghiệp mang tính quốc tế sẽ giúp họ xử

lý các tính huống tốt hơn, hỗ trợ và làm cơ sở tham chiếu cho việc xây dựng các
quy tắc đạo đức nghề nghiệp tại mỗi quốc gia.
Tinh thần nổi bật và xuyên suốt bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp là sự quan
tâm tới mối quan hệ giữa công ty thành viên và khách hàng, bảo vệ lợi ích
của khách hàng và duy trì uy tín của tổ chức hành nghề kinh doanh chứng
khoán.
II. Đạo đức nghề nghiệp đối với công ty Thành viên.
1. Những nguyên tắc cơ bản về đạo đức nghề nghiệp đối với công ty thành
viên
Trong quá trình hoạt động, các công ty thành viên, nhất là các công ty
chứng khoán luôn xác định khách hàng là trung tâm. Do đó, mọi hoạt động và
chính sách của các công ty thành viên đều vì khác hàng và hướng tới khách
hàng. Các công ty sẽ là người đồng hành trong việc tìm kiếm lợi ích của khách
hàng.Vì vậy, chăm sóc lợi ích cho khách hàng chính là sơ sở bền chặt nhất để
giữ khách hàng ở lại với công ty. Chính vì vậy, các công ty thành viên cần phải
ban hành và đưa ra Bộ Quy Tắc Đạo Đức Nghề Nghiệp để giúp các công ty trở
thành một định chế tài chính mẫn cán, trung thực nhắm phát triển các mục tiêu
dài hạn của mình bằng cách đặt quyền lợi của các nhà đầu tư lên trên hết. Yêu
cầu về đạo đức nghề nghiệp của các công ty thành viên bao gồm:
 Thực hiện nghiêm túc, cẩn thận các quy định nghề nghiệp
Phải chú tâm và cẩn trọng trong công việc:Công ty thành viên phải xây
dựng quy trình hoạt động,phải có đội ngũ cán bộ có trình độ,tận tụy và có trách
nhiệm đối với công việc.Coi yếu tó con người là điều kiện tiên quyết dẫn tới sự
thành công và phát triển của công ty.
 Tính trung thực, công bằng và công khai
Sự tin tưởng là tài sản quý giá nhất của các công ty thành viên,là nền
tảng của thương hiệu và danh tiếng của các công ty thành viên. Khách hàng dựa
trên tính trung thực,công bằng và công khai của công ty và sự tin tưởng này cần
được nuôi dưỡng và giữ gìn hàng ngày,Vì nó có thể hủy hoại trong phút chốc
Công ty thành viên phải thực hiện nghiệp vụ trên cơ sở chuyên môn công

bằng và rõ ràng.Việc cung cấp thông tin phải đầy đủ theo quy định của luật
pháp(về hướng dẫn và cung cấp thông tin cho khách hàng,những thay đổi về các
thông tin đã công bố,những thông tin báo cáo cơ quan quản lý…)
Công ty thành viên không được sử dụng thông tin nội bộ để mua bán
chứng khoán cho chính mình và không dùng những thông tin này để hướng dẫn
đầu tư cho khách hàng.
Điều 73 Luật chứng khoán của Việt Nam quy định: Công ty thành viên:
- Không được đưa ra nhận định hoặc bảo đảm với khách hàng về mức thu
nhập hoặc lợi nhuận đạt được trên khoản đầu tư của mình hoặc bảo đảm khách
hàng không bị thua lỗ,trừ trường hợp đầu tư vào chứng khoán có thu nhập cố
định.
- Không được tiết lộ thông tin về khách hàng trừ trường hợp được khách
hàng đồng ý hoặc theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
- Không thực hiện những hành vi làm cho khách hàng và nhà đầu tư hiểu
nhầm về giá chứng khoán.
- Không được cho khách hàng vay tiền để mua chứng khoán, trừ trường
hợp bộ tài chính có quy định khác
- Cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập của công ty chứng khoán,công ty
quản lý quỹ không được chuyển nhượng cổ phần hoặc phần góp vốn của mình
trong thời hạn 3 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận thành lập và hoạt
động,trừ trường hợp chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập,thành viên sáng lập
khác trong công ty
Công ty thành viên phải thưc hiện công việc một cách công bằng,không
được tự quyết định mua bán chứng khoán cho khách hàng trừ trường hợp được
khách hàng đồng ý,không được trực tiếp hoặc câu kết với khách hàng có những
hành động hoặc che đậy hoặc giả tạo,không được sử dụng tài khoản giao dịch
của khách hàng để mua bán chứng khoán cho riêng mình.
- Về mặt thu nhập: Công ty thành viên không được có thu nhập trái phép
thông qua nhiệm vụ của mình, không được làm các công việc có cam kết nhận
hay trả những khoản lợi ngoài thu thập thông thường.

 Trong quan hệ với khách hàng
Phải đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu.Các thông tin cung cấp cho
khách hàng phải đảm bảo tính chính xác,kịp thời,công bằng.Tài sản của khách
hàng phải được tách bạch với tài sản của công ty.Tránh sự xung đột về lợi ích
giữa khách hàng và công ty thành viên.Nếu có sự xung đột về lợi ích phải ưu
tiên lợi ích của khách hàng trước,tránh việc trục lợi từ khách hàng thông qua các
nghiệp vụ.
Công ty thành viên phải bảo đảm tài sản cho khách hàng một cách an
toàn thông qua hoạt động lưu giữ,bảo quản tài liệu chứng nhận quyền sở hữu
chứng khoán của khách hàng.
Điều 81 Luật chứng khoán của Việt Nam quy định:Người hành nghề
chứng khoán không được:
- Đồng thời làm việc cho tổ chức khác có quan hệ sở hữu với công ty chứng
khoán, công ty quản lý quỹ nơi mình làm việc.
- Đồng thời làm việc cho công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ khác.
- Đồng thời làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của một tổ chức chào bán
chứng khoán ra công chúng hoặc tổ chức niêm yết.
Người hành nghề chứng khoán phải thực hiện nghiêm túc các quy định
trong luật chứng khoán và điều lệ của công ty,không được vi phạm thứ tự ưu
tiên khi thực hiện lệnh,không làm bất cứ một văn bản nào để hủy bỏ hoặc hạn
chế trách nhiệm của mình đối với khách hàng.
 Chấp hành nghiêm pháp luật nhà nước, quy chế,quy định của nghề
kinh doanh chứng khoán.
Công ty thành viên phải tuân thủ luật pháp,các quy định liên quan đồng thời
phải ban hành quy trình,quy chế làm việc của công ty, trong đó quy định rõ
trách nhiệm quyền hạn của từng thành viên.
Ngoài ra công ty thành viên phải có sự phối hợp chặt chẽ với đồng nghiệp,
với cơ quan quản lý nhà nước và phối hợp trong toàn ngành chứng khoán nhằm
đảm bảo hoạt động của các công ty thành viên sẽ vì lợi ích chung của toàn
ngành chứng khoán và tuân thủ các quy định của nhà nước.

 Tính bảo mật.
Công ty thành viên phải giữ bí mật các thông tin của khách hàng,tách riêng
số liệu của từng loại nghiệp vụ,nhân viên ở từng loại hình nghiệp vụ không
được tiết lộ thông tin cho nhân viên ở các bộ phận khác
Bên cạnh đó tình hình tài chính lành mạnh,có cơ cấu tổ chức hợp lý nhằm
đảm bảo khả năng cung ứng dịch vụ một cách hiệu quả cho khách hàng
2. Nội dung cơ bản về đạo đức nghề nghiệp đối với công ty Thành viên
- Nhân viên hoặc giám đốc công ty không bao giờ sử dụng hoặc cố ý sử
dụng vị trí của mình ở công ty để đạt được lợi ích cá nhân không chính đáng
cho bản thân mình, cho các thành viên trong gia đình mình, cho cá nhân hay bất
kỳ tổ chức nào bao gồm các khoản cho vay hoặc bảo lãnh.
- Tất cả các thông tin đưa ra công chúng bao gồm cả hồ sơ gửi Uỷ Ban
Chứng Khoán Nhà Nước (UBCKNN) phải đầy đủ, hợp lý, chính xác, đúng lúc
và dễ hiểu. Cấm những hành vi xuyên tạc, bỏ sót có dụng ý, hoặc các nguyên
nhân khác làm xuyên tạc, bỏ sót thông tin chính xác về công ty dù cho bên trong
hay bên ngoài công ty.
- Phải công bằng, tôn trọng sự thật và không được thành kiến, thiên vị trong
mọi hành động của mình.
- Không được sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán cho công
ty hay cá nhân và không dùng những thông tin nội bộ để hướng dẫn đầu tư cho
khách hàng.
- Không được nói xấu hoặc đưa thông tin sai về công việc của doanh nghiệp
và người hoạt động khinh doanh chứng khoán khác.
- Có sự phối hợp chặt chẽ trong toàn ngành và phải đặt lợi ích chung của
ngành bên cạnh lợi ích của công ty.
III. Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp đối với người làm nhiệm vụ phân tích
chứng khoán
 Thông báo cho thủ trưởng biết về nguyên tắc nghề nghiệp
Người làm nhiệm vụ phân tích chứng khoán phải có trách nhiệm thông báo
cho thủ trưởng đơn vi biết về những quy tắc chuẩn mực mà đơn vị sử dụng.

Việc thông báo phải nhanh chóng kịn thời, thông tin trung thực, chính xác.
 Tuân thủ pháp luật, quy chế quy định về đạo đức nghề nghiệp
Nhà phân tích chứng khoán phải chấp hành nghiêm chỉnh cá quy định của
pháp luật, các quy chế về đạo đức nghề nghiệp và chấp hành kỷ luật. Bản thân
họ cũng không được cấu kết hoặc giúp đỡ người khác vi phạm pháp luật, kể cả
đạo đức nghề nghiệp của mình. Họ không được trục lợi từ thông tin nội bộ cho
lợi ích của mình hay cho người khác. Nếu nhà phân tích đảm nhiêm chức vụ
quản lý thì họ giám sát, ngăn ngừa không cho nhân viên của mình vi phạm đạo
đức nghề nghiệp.
 Phân tích và công bố thông tin chỉ dẫn và mua bán chứng khoán
Nhà phân tích chứng khoán phải đưa ra các kết luận phân tích một các trung
thực, có cơ sở lý luận và phân tích, không sao chép kết quả phân tích của người
khác mà không công bố nguồn trích dẫn.
Nhà phân tích phải công bằng với mọi khách hàng khi đưa ra kết quả phân
tích, tư vấn, thông báo các thay đổi cơ bản của báo cáo phân tích, quyết định
đầu tư cho khách hàng.
Nhà phân tích phải thực hiện công việc của mình một cách cẩn trọng, có trách
nhiệm trên cơ sở thông tin và phân tích thông tin cụ thể, rõ ràng. Kết quả phân
tích của họ phải rõ ràng, tài liệu phân tích phải được bảo quản chặt chẽ để có
thể chứng minh các đề xuất của mình. Luôn biểu hiện tinh thần trách nhiêm qua
việc thường xuyên theo dõi kết quả phân tích của mình. Có trách nhiệm chỉ dẫn
cho khách hàng mua bán các loại chứng khoán trên thị trường khi khách hàng
có nhu cầu.
 Tạo điều kiện cho khách hàng mua trước mình
Nhà phân tích phải quan tâm đến quyền lợi của khách hàngđặt lợi ích của khách
hàng lên hàng đầu, nhất là mức độ cần thiết và môi trường kinh doanh của
khách hàng, tính chất và chất lượng đầu tư của họ. Nhà phân tích phải công bố
thông tin liên quan đến sản phẩm phân tích của mình một cách đầy đủ, chính
xác và rõ ràng. Tạo điều kiện cho khách hàng mua trước mình. Trong quan hệ
ứng xử với người khác, nhà phân tích phải giữ bí mật cho khách hàng trong

phạm vi công việc của mình, trừ trường hợp đối với thông tin phạm pháp của
khách hàng. Tuy vậy, phải bảo vệ tối đa quyền lợi cho khách hàng trong phạm
vị trách nhiệm của mình.
 Công bố những xung đột lợi ích
Người làm nhiệm vụ phân tích có trách nhiệm diễn giải đầy đủ, rõ ràng
những mâu thuẫn về quyền lợi hợp pháp giữa KH và công ty, công khai xung
đột lợi ích một cách minh bạch cũng như diễn giải bằng ngôn ngữ đơn giản dễ
hiểu và cung cấp thông tin liên quan. Đồng thời các phương pháp giải quyết
được đưa ra bàn bạc cụ thể với khách hàng trong thời gian sớm nhất.
 Các nguyên tắc ứng xử trong lĩnh vực thu nhập
Nhà phân tích cũng phải duy trì tính độc lập và trung lập trong công việc.
Đối với thu nhập của mình, nhà phân tích phải công khai các thu nhập của mình
sẽ nhận được thông qua công việc cung cấp dịch cụ phân tích. Họ cũng không
được nhân các công việc có tính cạnh tranh với chủ khi chưa có sự chấp nhận
bằng văn bản của chủ mình, của người mình làm giúp. Tất cả những điều này
thể hiện nguyên tắc ứng xử trong thu nhập mang tính chuyên nghiệp.
 Không có những hành vi không xứng đáng với nghề nghiệp
Nhà phân tích không được có những hành vi phản lại nghề nghiệp của mình
như vi phạm pháp luật, có thái độ biểu hiện là người không trung thực, không
tin cậy hoặc không phù hợp với nghề phân tích chứng khoán như:
- Truyền bá những thông tin mang tính xuyên tạc, đồn thổi hoặc dèm pha
khách hàng, đối tác, đồng nghiệp và các thành viên trên TTCK.
- Tham gia cách làm sai lệch giá thị trường hoặc thổi phồng khối lượng
giao dịch thị trường gây ra nhận thức sai lệch về thị trường.
- Sử dụng các thông tin nội gián để khuynh đảo và ảnh hưởng đến giá trị
CK đầu tư, tiếc lộ những thông tin mật của công ty cho khách hàng.
- Tuyệt đối bảo mật tất cả những thông tin của KH cũ, hiện tại và khách
tiềm năng mà không có sự đồng ý của khách hàng ngoại trừ các trường hợp.
IV. Nội dung đạo đức nghề nghiệp đối với những người làm Marketing
4.1. Tiếp xúc và tìm kiếm khách hàng

- Điều cần thiết đối với người làm marketing chuyên nghiệp trước khi cung
cấp dịch vụ cho KH là phải thu thập và tổng hợp thông tin liên quan đến KH.
- Các nhà mareking thường thu thập tổng hợp thông tin thông qua việc KH
khai tại các mẫu đơn, hỏi trực tiếp hoặc các hình thức khác để tổng hợp số liệu
liên quan. Sau khi nhận được những thông tin liên quan các nhà marketing sẽ
ghi lại và lưu giữ trong máy tính.
- Nếu KH từ chối việc cung cấp thông tin các nhà marketing sẽ cố gắng hàn
gắn thông tin bằng cách thu thập cho được thông tin KH
4.2. Hướng dẫn hợp lý
- Lời chỉ dẫn phải phù hợp với mục tiêu đầu tư của KH .
- Lời hướng dẫn phải tính đến việc phân bổ rủi ro trong đầu tư cho KH, nhất
là những rủi ro có thể làm cho KH không đạt được lợi nhuận như mong muốn.
- Lời hướng dẫn phải là những số liệu thông tin công khai trước công chúng,
không được dùng số iệu thông tin không có cơ sở.
- Lời hướng dẫn liên quan đến quy mô đầu tư và tần số mua bán phải phù hợp
với từng KH và phải tính đến địa vị tài chính và mục đích đầu tư của KH.
- Các nhà mareting không được đảm bảo và hứa về lợi ích mà KH sẽ thu
được từ việc mua bán CK kể cả lời nói hay bằng văn bản.
4.3. Thực hiện theo lệnh của khách hàng
- Nhà marketing phải thực hiện lệnh mua bán theo dõi nhu cầu của KH theo
thứ tự các bước quy định sẵn. Việc chuyển lệnh phải đúng theo lệnh đặt của KH
và cố gắng thực hiện lệnh với giá tốt nhất tại thời điểm đó.
- Nhà marketing không được quyền chuyển giao dịch khi biết KH quyết dịnh
mua bán thông qua việc sử dụng thông tin nội gián, không được quyết định mua
hay bán thay cho KH.
4.4. Cư xử công bằng
- Người làm marketing CK giỏi bao giờ cũng cư xử với KH một cách công
bằng. Họ sẽ thường xuyên hướng dẫn và thực hiện lệnh cho KH một cách bình
đẳng không phân biệt đối xử.
4.5. Không sử dụng tài sản hoặc tài khoản của khách hàng

- Một nguyên tắc xuyên suốt của nhiều TTCK là nhà marketing không bao
giờ lợi dụng tài sản hay tài khoản giao dịch của KH và phải trung thực nghiêm
chỉnh thực hiện theo đúng chức năng
4.6. Công bố những xung đột và lợi ích
- Nếu có xung đột về lợi ích giữa công ty và KH hoặc giữa nhà marketing
với KH mà có thể tác động đến kết quả đầu tư của KH, nhà marketing phải công
bố rõ những thông tin liên quan đến xung đột trên cho KH để họ đánh giá, xem
xét đầu tư.
4.7. Giữ bí mật cho khách hàng
- Một điều cần thiết trong hoạt động của các nhà marketing là giữ bí mật,
không được công bố thông tin cá nhân, thông tin mua bán thị trường hoặc thông
tin liên quan đến tài chính của KH cho người khác biết. Theo quan niệm chung,
hành động trên có tểh rác động đến lợi ích và hình ảnh của KH, trừ trường hợp
có sự chấp thuận của chính KH hoặc việc công bố theo quy định pháp luật về
chứng khoán.
Như vậy dù hoạt động ở bất kì vị trí nào trong ngành chứng khoán các
thành viên đều phải tuân thủ đầy đủ các quy tắc, chuẩn mực đạo đức
nghề nghiệp để đảm bảo hoạt động của thị trường chứng khoán diễn ra hiệu quả
và ổn định




Phần 2: Thực trạng đạo đức nghề nghiệp trong kinh doanh chứng khoán ở
Việt Nam
I. Những thành công ban đầu đạt được
1. Tính chuyên nghiệp, sáng tạo
Một số công ty chứng khoán luôn đề cao và nhấn mạnh tính chuyên
nghiệp, tính sang tạo trong các dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Do đó ngoài
việc nắm vững và không ngừng cập nhật và nâng cao kiến thức chuyên môn, tất

cả các nhân viên còn được đào tạo chuyên nghiệp với phương châm ‘tất cả để
phục vụ khách hàng’.
Kiến thức và kinh nghiệm tư vấn đa dạng về thị trường tài chính cho các
nhu cầu khác nhau của nhiều loại hình khách hàng. Các nhân viên được yêu cầu
thể hiện một phong cách giao tiếp hiện đại và các kĩ năng giải quyết vấn đề phát
sinh một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Bên cạnh đó, các nhân viên tư vấn còn được trang bị đầy đủ kiến thức
pháp luật tài chính, duy trì cách đánh giá và phân tích độc lập, và có đầy đủ cơ
sở thông tin khi đưa ra các nhận định thị trường.
Hơn thế nữa, các nhân viên luôn được khuyến khích để nỗ lực sáng tạo,
tìm các giải pháp tốt nhất, thích hợp nhất để giải quyết từng vấn đề cho từng
khách hàng.
Khách hàng là động lực và cũng là cơ sở để một công ty chứng khoán tồn
tại và phát triển lâu dài, ổn định, vì vậy nhân viên luôn được yêu cầu tự hoàn
thiện chính mình cũng như tìm hiểu nhu cầu của khách hàng nhằm phát triển
các sản phẩm dịch vụ phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
2. Tính trung thực, cẩn trọng và sự quan tâm
Một số công ty chứng khoán đề ra và thực hiện các quy định cụ thể về
đạo đức nghề nghiệp, theo đó có những yêu cầu khắt khe với nhân viên trong
hành nghề:
Trung thực đối với khách hàng đồng thời thực hiện các hoạt động nghiệp
vụ với sự quan tâm và cẩn trọng cao nhất cho khách hàng
Làm việc trên cơ sở đặt lợi ích của khách hàng lên trên hết và lợi ích cá
nhân của mình, cụ thể, đối với các hoạt động nghiệp vụ của công ty như sau:
Khi hoạt động môi giới chỉ được nhân lệnh của khách hàng ghi phiếu
lệnh giao dịch được điền chính xác, đầy đủ thông tin và ghi nhận thứ tự và thời
gian (ngày, giờ, phút) nhận lệnh tại thời điểm nhận lệnh.trong trường hợp khách
hàng đặt lệnh qua điện thoại, fax, hay internet cũng phải đảm bảo được thực
hiện theo nguyên tắc trên và tuân thủ theo luật giao dịch điện tử và các văn bản
hướng dẫn có liên quan. Sau đó, phải thực hiện một cách nhanh chóng và chính

xác lệnh giao dịch của khách hàng, tiến hành lưu trữ các phiếu lệnh của khách
hàng theo đúng quy trình nghiệp cụ của công ty và theo đúng quy định củ pháp
luật
Không được nhận một cách trực tiếp hay gián tiếp tiền hoa hồng của
khách hàng khi giao dịch mua bán chứng khoán tại công ty
Mọi lệnh giao dịch chứng khoán được niêm yết tại sở và trung tâm giao
dịch chứng khoán của khách hàng đều được truyền qua trụ sở chính hoặc chi
nhánh công ty, đồng thời được nhập và lưu trữ vào hệ thống của công ty chứng
khoán trước khi nhập lệnh vào hệ thống giao dịch của Sở và trung tâm giao dịch
chứng khoán. Nhân viên môi giới tuyệt đối không được phép thay mặt khách
hàng đặt lệnh hay giao dịch mà không được sự ủy quyền bằng chính văn bản
của khách hàng.
Khi hoạt động lưu ký cho khách hàng, phải đảm bảo ghi chép chính xác,
đầy đủ và cập nhật thường xuyên thông tin các chứng khoán lưu ký. Đồng thời
luôn thực hiện tốt các công tác bả quản lưu trữ , thu thập và xử lý số liệu số liệu
liên quan đến đăng kí chứng khoán.
Thưc hiện nghiêm chỉnh và chặt chẽ công tác kiểm soát nội bộ nhằm bảo
vệ lợi ích của khách hàng hoặc người sở hữu chứng khoán.
Đảm bảo tài khoản lưu ký chứng khoán và tiền gửi giao dịch của khách
hàng luôn t ngách biệt với tài khoản lưu ký chứng khoán và tiền của công ty,
đồng thời tất cả đều được quản lý minh bạch, an toàn. Bên cạnh đó công ty
không được sử dụng chứng khoán trong tài khoản lưu ký của khách hàng vì lợi
ích của bên thứ 3 hoặc vì lợi ích của chính thành viên lưu ký. Ngoài ra công ty
không được sử dụng chứng khoán của khách hàng để thanh toán các khoản nợ
của chính mình hoặc tổ chức, cá nhân khác.
Khi hoạt động tự doanh, phải luôn đặt quyền lợi của khách hàng lên
trước khi mua bán các loại chứng khoán cho tài khoản của công ty.
Khi cung cấp dịch vụ tư vấn đầu tư cho khách hàng mua hay bán một
hay nhiều loại chứng khoán phải cụ thể, phải luôn quan tâm xem xét cẩn trọng
đến tình hình tài chính, thu nhập và mục tiêu đầu tư của khách hàng cũng như

khả năng chấp nhận rủi ro và kinh nghiệm, hiểu biết về tư vấn đầu tư của khách
hàng từ đó cung cấp thông tin đầy đủ tin cậy, được phân tích logic nhằm giúp
khách hàng lựa chọn và ra quyết định đầu tư tối ưu.
3. Tôn trọng, giữ bí mật và đối xử công bằng với khách hàng
- Cư xử công bằng với khách hàng: Một nhân viên môi giới chứng khoán
giỏi bao giờ cũng cư xử với khách hàng một cách công bằng. họ sẽ thường
xuyên hướng dẫn và thực hiện lệnh cho khách hàng một cách bình đẳng với tất
cả khách hàng và không phân biết đối xử
- Việc công bố báo cáo phân tích hoặc bất kì thông tin số liệu nào có thể tác
động đến giá cả chứng khoán, nhân viên phải cố gắng thực hiện sao cho khách
hàng biết một cách đồng đều để khách hàng có thể sử dụng lợi ích từ các báo
cáo, không phân biệt nhà đầu tư lớn hay nhỏ, thông tin số liệu như nhau.
- Yếu tố tôn trọng và bất khả xâm phạm được đặt lên hàng đầu. Không bao
giờ lợi dụng tài sản hay tài khoản giao dịch của khách hàng và phải nghiêm
chỉnh thực hiện các hoạt động môi giới theo đúng chức năng của mình. Từ chối
và tránh xa những lợi ích gì liên quan đến lỗ lãi của khách hàng mặc dù có
những trường hợp làm vì mục đích giúp đỡ khách hàng.
- Công bố những xung đột về lợi ích. Trong việc hướng dẫn khách hàng đầu
tư, nếu có xung đột lợi ích giữa công ty với khách hàng hoặc giữa nhân viên
giao dịch với khách hàng mà có thể tác động xấu đến xung đột trên cho khách
hàng, nhân viên phải công bố rõ những thông tin liên quan đến xung đột trên
cho khách hàng để họ đánh giá, xem xét đầu tư. Các nhân viên giỏi cần phân
biệt đâu là trường hợp được coi là xung đột về lợi ích. Đó là trường hợp công ty
nắm giữ, tổ chức phân phối hoặc bảo lãnh phát hành một loại chứng khoán nào
đó. Trong trường hợp này, các nhân viên phải báo thông báo rõ cho khách hàng
biết những ý kiến hướng dẫn về loại chứng khoán đó.
- Giữ bí mật cho khách hàng. Một điều tối cần thiết trong hoạt động là giữ bí
mật, không được công bố thông tin cá nhân , thông tin về mua bán chứng khoán
hoặc thông tin liên quan đến tài chính của khách hàng cho người khác biết. theo
quan niệm chung, hành động trên có thể tác động đên lợi ích hoặc hình ảnh của

khách hàng trừ trường hợp có sự chấp thuận của chính khách hàng hoặc việc
công bố theo quy định của pháp luật về chứng khoán

II.Thực Trạng những vi phạm đạo đức trong kinh doanh chứng khoán tại
TTCK VN
Với 102 công ty CK đang hoạt động hiện nay cùng với tình hình giao dịch
ảm đạm, giá trị giao dịch thấp trong một thời gian dài, áp lực tồn tại và phát
triển của các CTCK rất lớn, nhất là với các CTCK không có ngân hàng, công ty
tài chính sau lưng hoặc không có nền tảng hoạt động bài bản, hiệu quả.
Nguồn thu để nuôi sống toàn bộ hoạt động của CTCK thường được dồn vào 2
mảng là Tự doanh chứng khoán và môi giới chứng khoán. Áp lực tồn tại cao
dẫn đến việc CTCK không còn thời gian để nâng cao chất lượng đội ngũ nhân
sự, mà thay vào đó là tranh thủ lôi kéo khách hàng mới và khách hàng của nhau
bằng nhiều hình thức như cho phép khách hàng sử dụng đòn bẩy cao, các sản
phẩm chưa được phép làm…
Hiện tượng vi phạm nghiêm trọng đạo đức nghề nghiệp tại các CTCK ngày
càng tăng, trong khi chất lượng tư vấn đầu tư không cao, quy chế và quy trình
quản trị rủi ro tại các CTCK thiếu hoặc không được quan tâm đúng mức, quy
chế và chế tài đối với người hành nghề chứng khoán còn bỏ ngỏ.
Ở các thị trường phát triển, Nhân viên môi giới chứng khoán thường là những
người có năng lực, nhạy bén và là một chuyên gia phân tích, nhận định thị
trường do đó áp lực công việc cũng rất cao, tuổi nghề của những người này
trung bình từ 5-7 năm, sau đó chuyển vào các bộ phận phân tích hoặc back
office. Thu nhập của các nhân viên môi giới thường từ 3 nguồn chính là: lương
cứng, thu nhập từ ăn chia doanh số với CTCK và thu nhập lớn nhất là từ quản lý
danh mục đầu tư cho khách hàng do lợi nhuận từ tư vấn đầu tư mang lại. Tại các
thị trường này, có cả các nhà môi giới tự do. Lý lịch và tiểu sử của những nhà
môi giới này thông thường do Hiệp hội các nhà môi giới chứng khoán cung cấp
và quản lý.
Còn tại Việt Nam hiện nay, do áp lực từ công việc, nhất là áp lực về doanh số

giao dịch được các CTCK đưa ra, nhân viên môi giới không còn thời gian để
trau dồi kiến thức và nhiều khi, họ cũng là nhà đầu tư. Khi đã là nhà đầu tư thì
việc xung đột lợi ích với khách hàng là điều rất dễ xảy ra.
1. Giao Dịch ký quỹ (Margin)
Nhiều trường hợp, nhân viên môi giới lợi dụng sự quản lý lỏng lẻo của các
CTCK qua các hợp đồng hợp tác đầu tư (thực chất là giao dịch Margin) hoặc
các hợp đồng đảm bảo bằng tài sản thế chấp để chiếm dụng vốn như: Sử dụng
tài khoản chứng khoán của khách hàng làm tài sản đảm bảo cho các khoản vay
của chính mình, khi khách hàng đi vay ngân hàng mới vỡ lở do được ngân hàng
thông báo là còn khoản nợ từ thế chấp cổ phiếu. Có trường hợp sử dụng nghiệp
vụ để lấy tiền của công ty bằng cách tạm ứng tiền thông qua tài khoản 02 lần và
sửa các lệnh tạm ứng ngay trên hệ thống… Thậm chí có CTCK việc câu kết
mang tính có tổ chức như nhân viên môi giới câu kết với kế toán, IT để rút tiền
của khách hàng vàCTCK. Đến khi CTCK hoặc khách hàng phát hiện thị mọi
việc đã rồi. Hậu quả là các vụ thưa kiện ngày càng nhiều và số CTCK im lặng
để xử lý nội bộ cũng không ít do sợ mất uy tín. Lỗi là do giám sát giao dịch và
quản trị rủi ro tại chỗ của các CTCK.
2. Rò rỉ thông tin và Làm giá chứng khoán:
Có lẽ chưa bao giờ người ta nói nhiều đến chuyện rò rỉ thông tin, chuyện
cạnh tranh thiếu lành mạnh của một bộ phận tham gia thị trường chứng khoán
như hiện nay. Một quy chuẩn đạo đức tin cậy cho thị trường chứng khoán tại
Việt Nam đang được giới đầu tư mong đợi. Sóng ngầm sau bảng giá Q.N, một
nhà đầu tư chứng khoán cá nhân tại TP.HCM, tiết lộ rằng tháng 7/2005 có
người chào hàng với anh một thông tin hấp dẫn về Công ty cổ phần Nước giải
khát Sài Gòn (Tribeco) với giá cả tính bằng đơn vị triệu đồng. Q.N đã bỏ tiền ra
mua thông tinvề việc một quỹ đầu tư đã mua vào một lượng lớn cổ phiếu của
Tribeco, và đằng sau đó là một tổ chức khác. Sau khi đã mua khoảng 2.000 cổ
phiếu, N. chia sẻ thông tin cho vài người bạn và tất cả đã mua một lượng kha
khá cổ phiếu Tribeco. Thời điểm đó, giá cổ phiếu này khoảng 21.000 đồng/cổ
phiếu và nay đã lên 30.900 đồng/cổ phiếu. Rò rỉ thông tin được coi là một trong

những vấn đề đạo đức nguy hại nhất trên thị trường chứng khoán. Nó thường
bắt nguồn từ những người có trách nhiệm trong các công ty niêm yết, công ty
chứng khoán và cả nhân viên làm việc trên sàn chứng khoán. Q.N cho biết,
không ít người, đặc biệt là những người giữ trọng trách tại các công ty niêm yết,
thông qua một buổi ăn nhậu có thế tiết lộ cho những nhà đầu tư trên thị trường
chứng khoán về kế hoạch kinh doanh trong quí, tháng và cả những vấn đề nội
bộ trong doanh nghiệp chưa công bố. Hoặc khi các nhân viên của các công ty
chứng khoán nắm được thông tin trước các nhà đầu tư, họ có thể mua bán trước
làm lợi cho cá nhân hoặc báo cho người thân quen mua dưới nhiều hình thức (vì
nhân viên công ty chứng khoán không được phép mua bán ngắn hạn).
Bên cạnh vấn nạn rò rỉ thông tin còn là chuyện cạnh tranh không lành
mạnh. Tại diễn đàn liên quan đến thị trường chứng khoán gần đây, ông Hồ
Công Hưởng, Giám đốc Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Việt Nam (BSC), cho biết cuộc chiến thầm lặng giữa các công ty chứng khoán
vẫn đang xảy ra với sự đôi co về phí dịch vụ môi giới, phí tổ chức đấu giá
Theo quy định Nhà nước ban hành, phí môi giới chứng khoán là 0,5% nhưng
hiện nay, các công ty đã giảm xuống mức 0,4%; 0,3% và có công ty chỉ còn
0,15%. Cũng chính do cách cạnh tranh bằng giảm phí nên chất lượng dịch vụ
chứng khoán không đảm bảo. Thêm vào đó, có công ty chứng khoán gặp phải
trường hợp cán bộ của mình sau khi bị kéo sang công ty khác đã tiết lộ thông tin
nội bộ của doanh nghiệp cho đối thủ cạnh tranh. Ông Hưởng nói: “Chúng tôi rất
cần một quy chế đạo đức nghề nghiệp cho những người hành nghề chứng
khoán”. Giới đầu tư lên tiếng Các nhà đầu tư tại Hà Nội cho biết họ đã nhiều lần
kiến nghị về hiện tượng “làm giá” và rò rỉ thông tin trên thị trường chứng
khoán. Nhưng Ủy ban Chứng khoán Nhà nước nói chưa phát hiện trường hợp
nào rõ ràng. “Một phần vì không có căn cứ, phần khác vì chưa có tiêu chí xác
định đó là hành vi vi phạm trên thị trường chứng khoán”, một quan chức của Ủy
ban nói: Không ít nhà đầu tư đã tạo mối thân quen với những người nắm giữ
thông tin để mua hoặc hợp tác làm ăn. Khi giao dịch nội gián có đất sống thì
cũng có nghĩa công tác giám sát quá yếu. Việc quản lý yếu kém đồng nghĩa với

tạo cơ hội ăn cắp cho những người làm việc trong môi trường ấy. Hậu quả là
những doanh nghiệp trung thực, chân chính mất cơ hội phát triển. Tại Diễn đàn
thị trường chứng khoán 2005 do Hiệp hội Kinh doanh Chứng khoán mới tổ
chức tại Hà Nội, hơn 100 nhà đầu tư phía Bắc yêu cầu Hiệp hội cần sớm ban
hành quy chế đạo đức nghề nghiệp và tổ chức thực hiện tốt để góp phần tích cực
tạo niềm tin cho công chúng đầu tư vào thị trường chứng khoán. Ông Mạc Công
Liêm, một nhà đầu tư tại Hà Nội, nói: “Tôi nghĩ Trung tâm Giao dịch Chứng
khoán TP.HCM phải cho đăng tải ngay lập tức những thông tin chính thức nhận
được từ các công ty niêm yết. việc để chậm trễ đến hai, ba ngày sau mới công
bố là điều khó có thể chấp nhận được, bởi đây là một trong những nguồn gốc
của giao dịch nội gián. Những công ty chậm trễ trong việc công bố thông tin cần
bị phạt nặng để tạo thói quen và tiền lệ tốt cho thịtrường”. Ông Lê Kiên Cường,
quản trị trang web Vietstock (diễn đàn đông nhất của giới chứng khoán tại Việt
Nam), cho rằng nhà đầu tư nước ngoài chưa mặn mà với thị trường chứng
khoán Việt Nam cũng bởi họ chưa tin vào tính minh bạch của thị trường. Ủy
ban Chứng khoán Nhà nước cho biết, cơ quan này và Hiệp hội Kinh doanh
Chứng khoán đã ký một chương trình hợp tác, trong đó có chủ trương xây dựng
bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp trên thị trường chứng khoán. Theo kế hoạch,
trong năm 2006, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước sẽ xây dựng xong và triển khai
thực hiện bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp nói trên. Còn theo Vụ Thanh tra của
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Quy chế giám sát và thanh tra các hoạt động
giao dịch trên thị trường chứng khoán tập trung đang được gấp rút xây dựng.
Nếu quy chế này được ban hành, các hành vi lũng đoạn và thao túng giá sẽ có
cơ sở pháp lý để phát hiện và xử lý.
3. Cung cấp thông tin chậm trễ, không chính xác, sai lệch cho nhà đầu tư
Người môi giới “ lái ” nhà đầu tư theo hướng có lợi cho mình hoặc một
nhóm người nào đó bằng những thông tin không đầy đủ. Lãnh đạo một công ty
chứng khoán cũng thừa nhận rằng, đã có công ty chứng khoán vì mục đích lợi
nhuận đã thổi phồng tình hình kinh doanh của doanh nghiệp lên để phát hành cổ
phiếu với giá cao. Sau đó bỏ mặc các nhà đầu tư với những thua lỗ của doanh

nghiệp đã phát hành cổ phiếu.
Tính minh bạch của các doanh nghiệp và cá nhân tham gia là sự sống còn
của thị trường chứng khoán, nhưng hiện nó đang bị coi nhẹ. Giới đầu tư cũng
chỉ biết bất bình khi có công ty giải thích lý do chậm nộp báo cáo quyết toán
là “ hỏng máy tính”
Có nhiều trường hợp phái mới nổi lên giải thích tại sao giá thị trường
không đúng, ví sao vẫn có những cơ hội kinh doanh chênh lệch giá tồn tại lâu
dài, bong bong được tạo ra và sụp đổ… trong đó viện nguyên nhân về bất cân
xứng thông tin, về nhà đầu tư không hợp lý (trường phái tài chính hành vi mới
nổi gần đây)… Tuy nhiên, tìm kiếm đâu đó trong các lý thuyết này, người ta
ngụ ý rằng, tồn tại sự lừa gạt lẫn nhau, che giấu thông tin trên thị trường. Đó là
vấn đề đạo đức, và là mầm mống căn bản của khủng hoảng.
Ví dụ: Việc công ty cổ phần chứng khoán TPHCM (HSC) đăng tải một
bản phân tích cổ phiếu của Tập đoàn Tân Tạo (ITA) với nhiều nội dung sai lệch
khiến các cổ đông hoang mang đã thu hút sự chú ý của dư luận. Ngày
3/11/2008, trên bản tin chứng khoán (www.hsc.com.vn) của HSC đã có đăng
đính chính :” chúng tôi đã có sự nhầm lẫn khi viết: “hai nhà đầu tư lớn,
Richland và VNI lần lượt đăng kí bán 5 triệu cổ phiếu và 375000 cổ phiếu để
giảm lượng nắm giữ tại công ty này”. Thực tế lẽ ra phải viết là :” hai nhà đầu tư
lớn, Richluck International Limited và VNI đã đăng kí bán lần lượt là 711480
và 375000 cổ phiếu để giảm lượng nắm giữ tại công ty này. Chúng tôi thành
thực xin lỗi quý độc giả về sơ suất nói trên”. Tuy nhiên thật khó hiểu là trong
khi quy định đính chính phải đăng ở trang chính, mục đã đăng thì HSC lại đăng
tải ở phần Bản tin thị trường chú không phải ở Báo cáo cập nhật đã đăng ngày
7/11/2008. Vì thế, bài phân tích chứng khoán có nội dung sai lệch trên trang
web của HSC vẫn không thay đổi, có thể tiếp tục gây hiểu nhầm…
4. Tung tin đồn thất thiệt
Theo tin năm 2009, khoảng 30% doanh nghiệp niêm yết từng hứng chịu
tin đồn. Các tin đồn liên quan đên chính sách, hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp…

Những ngày cuối cùng của năm 2008, giới đầu tư xôn cao trước thông tin
công ty chứng khoán VnDirect đang đứng trước nguy cơ phá sản. Bắt nguồn
từ lời cảnh báo nhà đầu tư nào gửi tiền tại VnDirect nên cẩn trọng được đăng
bài trên diễn đàn thị trường chứng khoán của Mạng Trái Tim Việt Nam. Tin đồn
VnDirect sắp phá sản nhanh chóng được lan rộng. và tâm lý của các chủ sở hữu
15000 tài khoản đang hoạt động tại công ty chứng khoán này bị tác động cũng
là điều dễ hiểu.
5. Lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Một ví dụ điển hình nữa về đạo đức kinh doanh chứng khoán, sai phạm
của những cán bộ cấp cao trong công ty chứng khoán. Đó là vụ việc của công ty
chứng khoán SME. Ngày 2/8/2012 , cơ quan công an đã khởi tố và bắt giam ông
Phan Huy Chí - Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty
Chứng khoán SME - về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Ngoài ông Chí, ông
Phạm Minh Tuấn, Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị SME cũng bị bắt.
Năm 2010, Cty CP Bảo hiểm dầu khí VN (PVI) ký hợp đồng hợp tác đầu
tư với ông Hoàng Ngọc Anh (ở quận Cầu Giấy, Hà Nội) và Cty SME để góp
vốn đầu tư lô chứng khoán niêm yết giá trị hơn 168 tỷ đồng. PVI góp 40%
tương đương 49 tỷ đồng.
Tương tự, PVI cũng ký hợp đồng góp 59 tỷ đồng với Cty CP Tư vấn Anh
để đầu tư niêm yết chứng khoán. Sau đó, PVI chuyển 108 tỷ đồng vào tài khoản
của Cty SME để thực hiện 2 hợp đồng trên. Cty SME có nhiệm vụ cung cấp
thông tin về khách hàng (là ông Hoàng Ngọc Anh và Cty CP Tư vấn Anh), chịu
trách nhiệm phong tỏa toàn bộ chứng khoán hợp tác đầu tư, giải tỏa chứng
khoán, bán chứng khoán theo yêu cầu của PVI Tuy nhiên, SME đã cung cấp
thông tin không chính xác để lừa PVI. Đến nay, Cty SME mới trả được cho PVI
hơn 65 tỷ đồng.’
6. Xâm phạm tài sản của khách hàng
Đó là việc các công ty chứng khoán đã tùy tiện sử dụng tài khoản của
khách hàng để mua bán chứng khoán làm thua lỗ dẫn đến tình trạng tranh chấp
thưa kiện lẫn nhau. Nhưng tranh chấp này cho thấy tình trạng lỏng lẻo trong quy

trình nghiệp vụ kinh doanh của một số công ty chứng khoán.
Ví dụ vụ tranh chấp giữa ông Phan Văn Chiến và CTCK quốc tế Việt
Nam chi nhánh TP HCM (VIS). Ông Chiến cho biết ông đã kí hợp đồng giao
dịch với công ty chứng khoán VIS ngày 16/9/2009. 11 lần chuyển tiền vào tài
khoản với số tiền 4,8 tỷ đồng và mỗi lần đều có phiếu nộp tiền mặt với chữ kí
nhận đầy đủ. Sau đó ông phát hiện trong 3 tháng, từ tháng 9/2009 đến tháng
12/2009, công ty VIS đã sử dụng tài khoản và tiền của ông để tự ý đặt lệnh mua
bán chứng khoán, tự ý kinh doanh và rút tiền trên tài khoản. Trong biên bản đối
chất tại tòa, đại diện của công ty VIS cho biết tất cả các gia dịch mua bán trên
tài khoản của ông Chiến đều do ông Chiến và người được ông Chiến ủy quyền
thực hiện. Hằng ngày sau khi khớp lệnh, công ty đều có tin nhắn qua tổng đài
cho ông Chiến biết mọi giao dịch phát sin liên quan đến tài khoản. Tuy nhiên,
những vấn đề nêu trên phía công ty VIS không có những bằng chứng lưu lại
theo quy trình nghiệp vụ kinh doanh được quy định của Luật chứng khoán.
Theo đó, việc mua bán chứng khoán diễn ra theo trình tự đặt lệnh khách hàng ra
lệnh mua bán tại sàn hoặc ra lệnh bằng fax, điện thoại, internet… chuyển đến
nhân viên môi giới nhập lệnh, sau đó trưởng phòng dịch vụ hoặc giảm đốc chi
nhánh duyệt cho lệnh lên sàn. Sau khi khớp lệnh, 3 ngày sau (T+3) thì chứng
khoán hoặc tiền về tài khoản khách hàng, chi nhánh yêu cầu khách hàng kí xác
nhận lệnh mà trước đó khách hàng đã ra lệnh, chi nhánh này lưu phiếu lệnh có
chữ kí này. Vấn đề này trong văn bản đề nghị không khởi tố vụ án hình sự của
cơ quan CSĐT Công an TPHCM gửi Viện Kiểm sát TP, phía cơ quan công an
có nêu việc Chi nhánh VIS lưu hành 29 phiếu lệnh của khách hàng thì cả 29
phiếu lệnh đều không có chữ kí của khách hàng. Đối với các lệnh thực hiện qua
điện thoại, phía VIS cũng không có file ghi âm và sau khi thực hiện lệnh không
yêu cầu khách hàng ký xác nhận. Vụ việc này Tòa đang thụ lý chưa biết ai đúng
ai sai nhưng qua những tình tiết tranh chấp ít nhiều cho thấy quy trình nghiệp vụ
kinh doanh chứng khoán còn nhiều lỗ hổng. Lỗ hổng đó là việc mua bán khống
chứng khoán, ứng trước tiền cho khách hàng, nói cách khác là cho vay rồi thu
phí ứng trước. Bên cạnh đó các nhân viên môi giới và ngay cả trưởng các bộ

phận liên quan ở các công ty chứng khoán không tuân thủ quy trình (giao dịch
chứng khoán không có chữ kí của khách hàng trên phiếu lệnh, không có tài liệu
chứng minh về nội dung đặt lệnh…)
7. “Bán khống” chứng khoán
Bán khống đơn giản là không có cổ phiếu trong tài khoản, nhưng
nhờ công ty chứng khoán “phù phép”, nhà đầu tư vẫn có hàng để bán. Sau khi
bán, nhà đầu tư sẽ chờ thời cơ giá giảm để mua vào trả lại.
Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (SSC) đã phạt công ty chứng khoán HSC
và hai nhân viên tổng cộng 275 triệu đồng vì bán khống chứng khoán.
Dù không được phép hoạt động, bán khống chứng khoán vẫn tràn lan trên
thị trường.
Bán khống là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng giá chứng
khoán tăng giảm bất thường, nghi ngờ bị thao túng giá và thị trường bất ổn. Tuy
nhiên, việc sử dụng tài khoản tổng của công ty chứng khoán đã khiến rất
khó phát hiện được bán khống. Vì vậy, mặc dù bán khống diễn ra đã lâu, HSC
mới là vụ thứ hai bị uỷ ban phát hiện sau công ty chứng khoán Đại Nam bị phạt
250 triệu đồng hồi tháng 9 này.
Có thể thấy, vấn đề quản lý đạo đức nghề nghiệp của người hành
nghề chúng khoán tại các CTCK, công ty QLQ, QĐT nhìn chung đang bị bỏ
ngỏ. Hiện nay, việc đào tạo và tổ chức thi cấp chứng chỉ chuyên môn và giấy
phép hành nghề do Trung tâm Nghiên cứu Khoa học và Đào tạo chứng khoán
phụ trách, việc cấp giấy phép hành nghề và quản lý người hành nghề chứng
khoán do UBCKNN quản lý.
TTCK là thị trường kinh doanh có điều kiện. CTCK muốn thành lập phải
đạt những điều kiện nhất định, người làm việc tại thị trường này cũng phải đạt
điều kiện về bằng cấp mới được cấp giấy phép hành nghề. Do đó, phải có quy
chế quản lý và chế tài đối với người hành nghề chứng khoán.
Điều cần thiết lập bây giờ là một kênh thông tin giữa UBCKNN và những
người sử dụng nhân sự là CTCK, CTQLQ, QĐT để nắm bắt thông tin về những
vi phạm của người hành nghề chứng khoán. Trên cở sở đó, lập danh sách để các

tổ chức có thể truy cập thông tin trước khi sử dụng và bổ nhiệm nhân sự.
UBCKNN cũng có cơ sở đánh giá và ra quyết định có chấp thuận việc bổ nhiệm
nhân sự của CTCK hay không.
PHẦN 3: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC TRONG KINH
DOANH CHỨNG KHOÁN Ở THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT
NAM
I. Phương hướng
Qua những ví dụ thực tế về tình trạng đạo đức trong kinh doanh chứng
khoán tại Việt Nam. Chúng ta có thể thấy một số tín hiệu khả quan, nhưng hiểu
biết về đạo đức trong kinh doanh chứng khoán của cả giới tri thức và giới doanh
nghiệp ở Việt Nam còn có nhiều thiếu sót nghiêm trọng. những thiếu sót này
gây tác hại cho người tiêu dùng, giới kinh doanh, xã hội và đặc biệt là doanh
nghiệp. Chúng tôi xin đưa ra một số phương hướng nhằm nâng cao chất lượng
đạo đức trong kinh doanh chứng khoán ở thị trường chứng khoán Việt Nam:
+ Xây dựng các khung pháp lý (kể cả luật chứng khoán) và ban hành, hoàn
thiện Bộ quy tắc Đạo đức Nghề nghiệp trong thời gian tới.
+ Mỗi nhân viên chứng khoán cần nâng cao nhận thức về đạo đức trong
kinh doanh chứng khoán.
+ Thực hiện tốt các quy định, các nguyên tắc, nội dung và các tiêu chuẩn
đạo đức nghề nghiệp của người hành nghề chứng khoán nhằm đảm bảo đạt
được những tiêu chuẩn cao nhất về trình độ chuyên môn, đạo đức và mức độ
hoạt động và đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của xã hội nói chung và
khách hàng nói riêng.
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO ĐỨC TRONG KINH
DOANH CHỨNG KHOÁN
 Cần nghiên cứu để bổ sung hoàn thành khung luật pháp Việt Nam
nhằm tạo cơ sở pháp lý cho đạo đức kinh doanh.
Một nguyên nhân quan trọng dẫn tới tình trạng yếu kém trong kinh doanh
chứng khoán tại Việt Nam hiện nay xuất phát từ nhiều khoảng trống trong hệ
thống luật. Chế tài xử phạt của pháp luật hiện tại còn nhẹ, chưa đủ sức răn đe

những người có hành có hành vi vi phạm, cần nâng cao mức xử phạt cùng với
việc hoàn thiện pháp luật về kinh doanh chứng khoán. Nếu luật quy định chặt
chẽ hơn thì sẽ tránh được việc các doanh nghiệp lợi dụng những kẽ hở của luật
mà trốn tránh nghĩa vụ của mình. Chính vì thế để nâng cao đạo đức trong kinh
doanh chứng khoán thì chính phủ cần hoàn thiện các văn bản luật vì luật pháp
chính là khung dễ thấy nhất cho đạo đức kinh doanh.
 Cần nâng cao nhận thức về đạo đức trong kinh doanh chứng khoán
tại Việt Nam.
Mục đích của kinh doanh chứng khoán là tìm kiếm lợi nhuận, nhưng đạo đức
trong kinh doanh chứng khoán cũng là một vấn đề quan trọng. Hầu hết các
doanh nghiệp đều thừa nhận đạo đức trong kinh doanh là một vấn đề quan
trọng. Tuy nhiên các doanh nghiệp lại lúng túng khi đưa vấn đề này vào các
hoạt động của mình. Sau đây là một số gợi ý :
+ Quan điểm và sự gương mẫu của nhà lãnh đạo.
+Xây dựng một bộ quy tắc thống nhất
+Các chương trình huấn luyện về đạo đức.
+ Xây dựng các kênh thông tin.
 Cần có những biện pháp khuyến khích các doanh nghiệp nâng cao
đạo đức trong công việc kinh doanh của mình.
Đạo đức là một phạm trù mà con người luôn vươn cần vươn lên để đạt tới
nó. Rất khó kiểm soát đạo đức vì nó vượt xa hơn việc tuân thủ pháp luật rất
nhiều. với đạo đức trong kinh doanh , vấn đề còn phức tạp hơn vì việc tuân thủ
đạo đức trong ngắn hạn thường không đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp,
trong khi lợi nhuận mới là mục đích chính trong doanh nghiệp. Vì vậy các cơ
quan có liên quan tới việc kinh doanh chứng khoán cần có những giải pháp để
khuyến khích doanh nghiệp có thành tích trong đạo đức kinh doanh chứng
khoán. Và các cơ quan thông tin đại chúng có thể đăng bài tôn vinh những
doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn này… ngược lại những cơ quan này cũng cần có
biện pháp phạt những doanh nghiệp vi phạm đạo đức trong kinh doanh chứng
khoán với mức phạt tương xứng.

Đạo đức trong kinh doanh chứng khoán là một vấn đề khá mới mể tại
Việt Nam. Chính phủ Việt Nam hiện nay đang có chủ trương nâng cao trình độ
nhận thức cho doanh nghiêp và cho người dân. Có được yếu tố thuận lợi này và
truyền thống đạo đức lâu đời của người Việt Nam, hy vọng trong thời gian tới
vấn đề đạo đức trong kinh doanh chứng khoán sẽ được cải thiện.
KẾT LUẬN:
Vì gắn với lợi ích của nhà đầu tư, doanh nghiệp nên TTCK ngày càng phát triển
thì đạo đức của người hành nghề chứng khoán cũng càng phải coi trọng. Nếu
tiếp tục để tình trạng có những hiện tượng lừa đoạt chiếm đoạt tài sản, làm giá
chứng khoán hay việc mua khống bán khống chứng khoán….thì tính minh bạch,
công bằng trong hoạt động giao dịch chưa đến khi nào mới trở thành hiện thực.
Thời gian qua chúng ta đã coi nhẹ đạo đức nghề nghiệp trong kinh doanh chứng
khoán dẫn đến một số hành vi vi phạm pháp luật. Nhiều công ty chứng khoán đã
lặng lẽ cho nhân viên thôi việc nhưng ngay sau đó những người phạm lỗi này lại
chuyển sang công ty chứng khoán khác làm việc, đúng ra những người này cần
phải chịu phạt nặng hơn, không chỉ là sự cảnh cáo phạt tiền, mà thậm chí họ còn
phải chịu truy tố trước pháp luật, không đáng được trọng dụng ở bất kì công ty
chứng khoán nào.
Thị trường cần có hồi chuông cảnh báo về sự vi phạm đạo đức nghề nghiệp dẫn
đến vi phạm pháp luật về chứng khoán và TTCK- những vi phạm đó đã và đang
làm xói mòn niềm tin của nhà đầu tư. Gần đây bối cảnh thị trường ảm đạm,
nhiều công ty đã cho nghỉ việc một số nhân viên hành nghề, những nhân viên
còn lại được tổ chức học về đạo đức nghề nghiệp. Đây chính là thời kì các công
ty chứng khoán cần chấn chỉnh, củng cố, xây dựng niềm tin cho nhà đầu tư và
cũng là thời gian để chọn lọc những nhân viên hành nghề đủ phẩm chất đạo
đức. Lãnh đạo các công ty cần có sự liên kết và thông tin cho nhau để kiểm soát
tốt hơn đạo đức nghề nghiệp của chính các nhân viên mình quản.

×