ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
VÕ LONG
XÂY DỰNG BỘ CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ XẾP HẠNG
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY VỚI TẦM NHÌN 2020 Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành: Đo lường và đánh giá tro ng giáo dục
Mã số:60.14.01.20
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Đức Ngọc
Hà Nội, 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là: Võ Long
Là học viên lớp cao học Đo lường và Đánh giá trong giáo dục, khóa
2012 của Viện đảm bảo chất lượng giáo dục- Đại học quốc gia Hà Nội.
Tôi xin cam đoan luận văn với tên đề tài: XÂY DỰNG BỘ CHỈ SỐ
ĐÁNH GIÁ XẾP HẠNG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRONG BỐI
CẢNH HIỆN NAY VỚI TẦM NHÌN 2020 Ở VIỆT NAM” hồn tồn là kết
quả nghiên cứu của chính bản thân tơi và chưa được cơng bố trong bất cứ
cơng trình nghiên cứu nào của người khác. Trong quá trình thực hiện luận
văn, tôi đã thực hiện nghiêm túc các quy tắc đạo đức nghiên cứu; các kết
quả trình bày trong luận văn là sản phẩm nghiên cứu, khảo sát của riêng cá
nhân tôi, tất cả các tài liệu tham khảo sử dụng trong luận văn đều được
trích dẫn tường mình, theo đúng quy định.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Hà Nội, ngày 24 tháng 8 năm 2014
Tác giả luận văn
Võ Long
LỜI CẢM ƠN
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Lê Đức Ngọc, người đã
nhiệt tình, tận tâm hướng dẫn và giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực hiện
luận văn.
Xin bày tỏ lòng biết ơn đến thầy Nguyễn Văn Hải - Trường phòng
KT&KĐCLGD - Sở Giáo Dục và Đào Tạo Đồng Nai, đã hỗ trợ, giúp đỡ và
góp ý trong q trình tơi thực hiện đề tài.
Xin gửi lời cảm ơn đến lãnh đạo Sở giáo dục và đào tạo Đồng Nai,
lãnh đạo quý trường THPT trong tỉnh đã nhiệt tình giúp đỡ tơi trong q
trình điều tra khảo sát và thực hiện đề tài.
Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn đến quý Thầy (cô) của Viện đảm
bảo chất lượng giáo dục và các giảng viên tham gia giảng dạy khóa học đã
nhiệt tình truyền đạt kiến thức về chuyên môn ngành đo lường và đánh giá
trong giáo dục cũng như cung cấp cách thức tiến hành một nghiên cứu khoa
học cho các học viên.
Cảm ơn các bạn học viên cùng khóa đã động viên, hỗ trợ tơi trong
q trình học tập và nghiên cứu luận văn.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng vì luận văn được hồn thành trong
thời gian ngắn nên sẽ khơng tránh khỏi những hạn chế, sai sót. Kính mong
q thầy (cơ), nhà khoa học, cán bạn học viên và những người quan tâm
đóng góp ý kiến để tơi có thể làm tốt hơn trong những nghiên cứu về xây
dựng hoàn chỉnh và phát triển các chỉ số xếp hạng trong thời gian sắp tới.
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CBQL
Cán bộ quản lý
CĐ
Cao đẳng
CL
Chất lượng
CLDH
Chất lượng dạy học
CLGD
Chất lượng giáo dục
CSTH
Chỉ số thực hiện
ĐG
Đánh giá
ĐH
Đại học
GD&ĐT
Giáo dục và đào tạo
HĐDH
Hoạt động dạy học
HSG
Học sinh giỏi
KĐCL
Kiểm định chất lượng
NCKH
Nghiên cứu khoa học
QLCL
Quản lý chất lượng
QLGD
Quản lý giáo dục
THPT
Trung học phổ thông
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng
Tên bảng
Trang
3.1
Bảng quy ước thông tin đánh giá
45
3.2
Bảng mã hóa biến
46
3.3
Bảng hệ số Crombach’s Alpha của nhóm tiêu chí đầu vào
51
3.4
Bảng hệ số Crombach’s Alpha của nhóm tiêu chí q trình
52
3.5
Bảng hệ số Crombach’s Alpha của nhóm tiêu chí đầu ra
53
3.6
Hệ số KMO và Bartlett's thành phần đầu vào
54
3.7
Hệ số KMO và Bartlett's thành phần quá trình
55
3.8
Hệ số KMO và Bartlett's thành phần đầu ra
56
3.9
Bảng phân bố năng lực nhận thức mức độ quan trọng của người
59
được khảo sát đối với các chỉ số
3.10
Bảng tóm tắt 5 số
61
4.1
Bảng chỉ số xếp hạng và yêu cầu của các chỉ số
65
4.2
Bảng trọng số cho các chỉ số xếp hạng
74
4.3
Bảng 4.1. Bảng xếp hạng thực nghiệm
80
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình
Tên hình
Trang
1.1
Q trình xếp hạng theo 3 bước
9
1.2
Phân chia chi tiết tiếp cận kỹ thuật các bước 1,2,3
10
2.1
Mơ hình kiểm tra đầu ra so với mục tiêu
38
2.2
Mối quan hệ giữa 3 thành tố
39
2.3
Mối liên hệ giữa các thành tố IEO để đánh giá chất lượng và
40
kiểm định chất lượng trong giáo dục THPT
MỤC LỤC
Phần I. MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ...................................................................................1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI .....................................................3
3. Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU ...............................................................................3
4. QUY TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................4
4.1. Phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu .....................................4
4.2. Kiểu thiết kế ..............................................................................................5
5. CÂU HỎI -GIẢ THIẾT NGHIÊN CỨU .........................................................5
5.1. Câu hỏi nghiên cứu ...................................................................................5
5.2. Giả thiết nghiên cứu ..................................................................................6
Phần II. NỘI DUNG ...................................................................................................7
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU......7
1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................................7
1.1.1. CÁC TỔ CHỨC XẾP HẠNG NƯỚC NGOÀI ..........................7
1.1.2. CÁC VẤN ĐỀ XẾP HẠNG TRONG NƯỚC ..........................16
1.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN.....................................................21
1.2.1. Khái niệm “chất lượng” ............................................................21
1.2.2. Khái niệm “tiêu chí” .................................................................25
1.2.3. Khái niệm “chỉ số thực hiện” ...................................................26
Chương 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU...........................36
2.1. Giới thiệu.................................................................................................36
2.2. Cơ sở lý thuyết ........................................................................................36
2.3. Mơ hình lý thuyết của đề tài....................................................................39
Chương 3. XÂY DỰNG BỘ CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ XẾP HẠNG TRƯỜNG THPT
TẠI TỈNH ĐỒNG NAI .............................................................................................42
3.1. Cơ sở để xây dựng bộ chỉ số ...................................................................42
3.1.1. Cơ sở lý luận .............................................................................42
3.1.2. Cơ sở thực tiễn ..........................................................................42
3.2. Quy trình xây dựng bộ chỉ số..................................................................43
3.2.1. Các bước tổ chức thu thập thông tin .........................................43
3.2.2. Lấy số liệu.................................................................................44
3.2.3. Thời điểm khảo sát....................................................................44
3.3. Mẫu nghiên cứu.......................................................................................44
3.3.1. Phiếu khảo sát và thang đo........................................................44
3.3.2. Quy trình xây dựng bộ tiêu chí cho các chỉ số..........................45
3.4. Phiếu khảo sát: “Xây dựng bộ chỉ số đánh giá xếp hạng trường THPT”45
3.5. Phân tích kết quả khảo sát.......................................................................46
3.5.1. Các thơng tin về đối tượng hồi đáp trong khảo sát ...................49
3.5.2. Đánh giá thang đo được kiểm định bằng độ tin cậy Crombach’s
Alpha...................................................................................................50
3.5.3. Đánh giá thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá EFA.......54
3.6. Kết quả kiểm tra theo mơ hình Rasch bằng cách sử dụng phần mềm
Quest cho toàn bộ phiếu hỏi sau khi đã hiệu chỉnh........................................56
Chương 4. BỘ CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ XẾP HẠNG....................................................65
4.1. Nội dung..................................................................................................65
4.2. Quy trình đánh giá...................................................................................73
4.3. Đánh giá bộ chỉ số xếp hạng với sự phù hợp với dữ liệu thu thập được
khi đánh trọng số xếp hạng ............................................................................73
4.4. Phương pháp thu thập số liệu để xếp hạng .............................................79
4.5. Thực nghiệm ...........................................................................................80
Phần III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................82
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................83
PHỤ LỤC..................................................................................................................87
Phần I. MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Từ năm 2007, Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam bắt đầu cơng bố danh sách
thống kê chính thức điểm trung b ình thi đại học của học sinh theo đơn vị trường phổ
thông. Từ số liệu thống kê này, các báo Việt Nam đã đồng loạt đưa ra danh sách
xếp hạng các trường trung học phổ thông của Việt Nam dựa theo tổng điểm thi đại
học (3 mơn) trung bình của học sinh trường đó , danh sách này chỉ cập nhật các
trường có từ 100 học sinh đăng ký thi đại học trở lên. Bên cạnh đó, các báo cũng
cung cấp một danh sách xếp hạng các trường theo số lượng học sinh có điểm thi đại
học của 3 mơn lớn hơn hoặc bằng 27, tức trung bình một môn l ớn hơn hoặc bằng
9/10. Trong hai năm đã cơng bố danh sách là 2007 và 2008 thì các khối chuyên
thuộc Trường THPT chuyên khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội đều luôn
được xếp đầu ở cả hai danh sách điể m trung bình và điểm ba môn trên 27. Ngay từ
khi đưa ra số liệu thống kê Bộ Giáo dục đã khuyến cáo rằng danh sách này chỉ có
giá trị tham khảo vì nó khơng hoàn toàn phản ánh đúng chất lượng đào tạo của các
trường trung học phổ thơng, ví dụ các trường có đầ u vào cao nhờ thi tuyển chặt chẽ
và có ít học sinh thì tỉ lệ thí sinh thi đại học đạt điểm cao thường lớn hơn các trường
tuyển đại trà theo hồ sơ và có đơng lượt thí sinh thi đại học, những trường chuyên
về các môn thuộc ban Tự nhiên như Tốn, Lý, Hóa cũng thường có điểm trung bình
thi đại học cao hơn những trườ ng chuyên về các môn thuộc ban xã hội như Ngoại
ngữ, Ngữ văn, cùng chung những ý kiến về vấn đề xếp hạng trường THPT thơng
qua điểm thi đại học có rất nhiều báo đã phỏng vấn nhiều chuyên gia và các n hà
quản lý giáo dục nổi tiếng vẫn có những ý kiến khác nhau.
Quyết định 181/2005/QĐ-TTg, ngày 19 tháng 07 năm 2005, Quy định về
phân loại, xếp hạng các tổ chức sự nghiệp -dịch vụ cơng lập: Theo đó các khung xếp
hạng cho các ngành dọc cụ thể và được một số b an ngành ở các tỉnh đưa ra các tiêu
chí dùng để đánh giá xếp hạng.
Việc xếp hạng các đơn vị theo quyết định này cũng đã được nghiên cứu thực
hiện ở một số Bộ ngành, ở các tỉnh. Riêng đối với xếp hạng các trườngTHPT thuộc
Sở giáo dục và đào tạo cũng đã được một số tỉnh triển khai (ví dụ: Thành phố Hồ
Chí minh, Hà Nam,…), tuy nhiên chỉ mang tính thí điểm và đang tiếp tục nghiên
cứu, tham khảo ý kiến bổ sung để việc đánh giá thơng qua các tiêu chí được chính
xác hơn, hiệu quả và thiết thực hơn.
Tất cả các hệ thống xếp hạng hoạt động theo cách so sánh các trường đại học
theo một loạt chỉ số. Số lượng các chỉ số trong hệ thống xếp hạng có thể khác nhau
rất nhiều, thí dụ trường hợp đơn giản nhất chỉ có 1 chỉ số (Banco Central de Chile,
tờ Telegraph) hoặc hàng chục chỉ số như trong trường hợp phức tạp nhất
(Excelencia).Các lĩnh vực cụ thể về hoạt động của trường đại học hoặc kết quả của
trường đại học được so sánh giữa các trường với nhau, theo cách cũng giống như
đối với các chỉ số thực hiện.
Tại tỉnh Đồng Nai các trường THPT đang hoàn thành khâu tự đánh giá trong
quy trình kiểm định chất lượng (theo thơng tư số 42/2012/TT-BGDĐT, 23/11/2012
của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng
giáo dục và chu trình, quy trình kiểm định chất lượng của các cơ sở giáo dục phổ
thông, cơ sở giáo dục thường xuyên) để đảm bảo rằng các trường đã có những nỗ
lực nhất định trong việc phấn đấu nâng cao chất lượng của nhà trường nên để có
thêm thơng tin cho q trình kiểm định, nên việc xếp hạng có thể áp dụng cho các
trường đã hoàn thành báo cáo tự đánh giá.
Xếp hạng là một trong những cách tiếp cận đa dạng đối với việc đánh giá đầu
vào, quá trình và đầu ra của các trường. Việc xếp hạng có thể cung cấp các thơng
tin có tính so sánh và một sự hiểu biết tốt hơn về quá trình giáo dục, xây dựng các
chỉ số nhằm căn cứ để đối sánh giữa các trường trong đơn vị trường THPT thuộc Sở
giáo dục và đào tạo là căn cứ vào các tiêu chí như: kết quả đầu vào của học sinh, kết
quả học tập và giảng dạy của trường , kết quả đầu ra giữa các trường nhằm có cơ sở
so sánh tính hiệu quả giữa các trường thơng qua các chỉ số trong các tiêu chí ấy
Trang 2
nhằm đưa ra bảng xếp hạ ng giữa các trường THPT. Vì vậy tơi chọn đề tài: “Xây
dựng bộ chỉ số đánh giá xếp hạng trường THPT trong bối cảnh hiện nay với tầm
nhìn 2020ở Việt Nam ”
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
- Xác định c ơ sở khoa học của việc đánh giá xếp hạng các cơ sở giáo dục
nói chung, trường THPT nói riêng về các tiêu chí chất lượng và đảm bảo chất lượng
giáo dục.
- Thiết kế bộ chỉ số đánh giá xếp hạng trường THPT ở Việt Nam trong bối
cảnh hiện nay với tầm nhìn 2020.
- Phân tích dữ liệu, đo lường đánh giá, xác định trọng số bộ chỉ số được
chọn và tiến hành thử nghiệm xếp hạng cho các trường THPT ở Tỉnh Đồng Nai.
3. Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU:
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ giúp cho các trường THPT; các phòng giáo
dục; sở giáo dục; các tổ chức xã hội và gia đình xác định, đánh gi á hiệu quả chất
lượng giáo dục của các đơn vị.
- Về phía trường THPT : Bộ chỉ số xếp hạng cũng là cơ sở đề các trường THPT
nhìn nhận lại các hoạt động của trường, so sánh đối chiếu với các chỉ số xếp hạng
của trường với các trường khác. Đem lại cho nhà trường và cộng đồng cái nhìn
chính xác hơn và cụ thể hơn về cơ sở đào tạo.Từ đó có các trường có thể vạch ra
chiến lược cũng như kế hoạch phát triển trường đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của xã hội
và của ngành giáo dục.
- Về phía Sở giáo dục đào tạo : Bộ chỉ số cũng là cơ sở để các đơn vị quản lý giáo
dụccó cái nhìn tổng quan để kịp thời động viên, nhắc nhở tạo điều kiện thêm cho
các đơn vị trường có thể nâng cao chất lượng, cũng như đảm bảo chất lượng về mặt
giáo dục và có định hướng phát triển lâu dài.
Các thang đo đã kiểm định trong đề tài nghiên cứu này sẽ làm cơ sở cho các
nghiên cứu tiếp theo sử dụng, điều chỉnh và bổ sung qua đó có thể xác định thêm
các chỉ số xếp hạng trường THPT, từng bước hồn chỉnh bộ chỉ số có giá trị và độ
Trang 3
tin cậy cao nhằm góp phần hồn chỉnh mơ hình nghiên cứu xây dựng bộ chỉ số xếp
hạng.
4. QUY TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
4.1. Phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu:
4.1.1. Phạm vi của đề tài:
Sở giáo dục và đào tạo Đồng Nai có tất cả 64 trường THPT cơng lập và
ngồi cơng lập, nghiên cứu này thực hiện cho tất cả các trường THPT trên địa bàn
tỉnh Đồng Nai.
4.1.2. Giới hạn nghiên cứu của đề tài:
Đề tài nghiên cứu xây dựng các chỉ số đánh giá xếp hạng trường THPT trên
địa bàn tỉnh Đồng Nai căn cứ vào các tiêu chuẩn, tiêu chí về đảm bảo chất lượng,
các tiêu chí về chất lượng giáo dục đối với trường THPT.
4.1.3.Phương pháp nghiên cứu:
4.1.3.1. Phương pháp nghiên cứu định lượng:
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng:
- Khảo sát bằng bảng hỏi đối với đối tượng nghiên cứu; tìm hiểu sự phản hồi của
các đối tượng được khảo sát và ý kiến của các chuyên gia.
- Tổng hợp ý kiến, cập nhật, thống kê dữ liệu để phân tích.
- Thống kê các kết quả thu được và đánh giá kết quả ban đầu.
4.1.3.2. Phương pháp xử lý số liệu:
Cần đảm bảo tính tin cậy của mỗi lần xếp hạng, sử dụng các dữ liệu đã được
kiểm định và có thể minh chứng, xác minh rõ, Thu thập dữ liệu theo những quy
trình thu thập các dữ liệu khoa học thích hợp.
- Phân tích số liệu thu thập được bằng các phé p tính thống kê mơ tả và suy
diễn như tỉ lệ phần trăm, tần số xuất hiện, tương quan, hồi quy giúp trả lời các câu
hỏi nghiên cứu đã đề ra. Sử dụng phần mềm SPSS, Quest, ConQuest, Vitesta … để
xử lý số liệu (nếu cần).
Trang 4
4.2. Kiểu thiết kế:
4.2.1. Khách thể nghiên cứu:
Các yếu tố góp phần thể hiện , đối chứng cho chất lượng giáo dục của các
trường THPT.
4.2.2. Đối tượng nghiên cứu:
Các trường THPT trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
4.2.3. Kích thước mẫu:
Kích thước mẫu: Gồm các trường THPT trên địa bàn tỉnh Đồng Nai thỏa
mãn các điều kiện:
- Trường có trên 1000 học sinh hoặc trên 8 lớp/khối
- Trường trong hệ thống trường thuộc sở GD&ĐT Đồng Nai
Ngồi
ra,
chúng
tơi
cịn
tham
khảo
phần
mềm
trực
tuyến:
xác định kích cỡ mẫu, cho thấy số
lượng mẫu được khảo sát là phù hợp với nghiên cứu.
4.2.4. Thời gian đánh giá xếp hạng:
- Sau 5 năm (đủ 60 tháng) các trường sẽ được xếp hạng lại.
- Trường hợp các trường sau khi xếp hạng được đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, bổ
sung nhiệm vụ phát triển liên tục bảo đảm đạt tiêu chí cao hơn thì sau 1 năm (đủ 12
tháng) kể từ ngày quyết định đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, bổ sung nhiệm vụ
được xem xét xếp lại hạng và o hạng liền kề.
5. CÂU HỎI -GIẢ THIẾTNGHIÊN CỨU
5.1. Câu hỏi nghiên cứu:
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu, đề tài tập trung trả lời các câu hỏi
nghiên cứu sau:
Câu hỏi 1:Cơ sở nào để xác định các chỉ số và trọng số của các chỉ số đó trong
đánh giá xếp hạng trường THPT?
Câu hỏi 2:Tại sao cần phải xếp hạng các trường THPT? Các cán bộ quản lý ở Sở, ở
các trường THPT có ý kiến gì về vấn đề này?
Câu hỏi 3:Bộ chỉ số có rõ ràng, giúp phản ánh đầy đủ đối tượng cần đo hay không?
Trang 5
Câu hỏi 4:Bộ chỉ số xếp hạng các trường THPT có ảnh hưởng tích cực đến hiệu
quả về chất lượng và đảm bảo chất lượng của nhà trường không?
Câu hỏi 5: Trọng số của các chỉ số có thể hiện được giá trị và mức độ quan trọng
của các chỉ số được đánh giá trong kiểm định thang đo không?
5.2. Giả thiết nghiên cứu:
- Giả thuyết H1:Xác định được cơ sở khoa học để xây dựng bộ chỉ số đánh giá xếp
hạng trường THPT?
- Giả thuyết H2: Các cán bộ quản lý của Sở và hiệu trưởng các trường THPT rất
ủng hộ việc đánh giá xếp hạng thông qua bộ chỉ số được xây dựng.
- Giả thuyết H3: Bộ chỉ số đánh giá xếp hạng có tác động tích cực đến việc xây
dựng chiến lược và kế hoạch phát triển của các trư ờng THPT và việc định hướng
giáo dục cho học sinh của phụ huynh.
- Giả thuyết H4: Bộ chỉ số xếp hạng có tác động tích cực đến hiệu quả chất lượng
và đảm bảo chất lượng giáo dục trong các trường THPT.
- Giả thuyết H5: Bộ chỉ số được đưa ra có trọng số dễ thấy, được sử dụng hiệu quả
và phù hợp chiến lược phá t triển của ngành hiện nayvà tầm nhìn năm 2020 .
Trang 6
PHẦN II. NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:
1.1.1.CÁC TỔ CHỨC XẾP HẠNG NƯỚC NGOÀI:
1.1.1.1. Đối với xếp hạng trường THPT:
US News & World công bố danh sách các trường trung học tốt nhất được
đăng vào năm 2007, các phiên bản tiếp theo đã được đăng trực tuyến vào hằng năm
cho đến nay. Việc xếp hạng các trường trung học là việc hết sức quan trọng của Mỹ
[42], việc thêm các trường trung học có xếp hạng cao là chứng minh sự phát triển vì
giáo dục là tương lai của đất nước.
Ngồi ra, bằng cách cơng bố danh sách các trường có xếp hạng tốt giúp cho
các bậc phụ huynh có những thơng tin cần thiết để có thể quyết định tốt hơn về giáo
dục cho con em mình, cơng bố xếp hạng các trường trung học theo thứ hạng nhằm
xác định những trường học có chất lượng tại Hoa Kỳ.
Xếp hạng dựa trên 3 khía cạnh của các hoạt động hiệu quả của nhà trường:
- Hiệu quả về đánh giá khả năng đọc và giải toán của tất cả các học sinh.
- Hiệu quả năng lực hoàn thành của cả nhóm các học sinh có hồn cảnh khó
khăn, thuộc nhóm thiệt thịi như: Người Mỹ gốc Phi da đen,…và trình độ mà trường
đó trang bị để giúp cho các học sinh của mình chuẩn bị chọn các trường CĐ-ĐH có
mức độ chương trình phù hợp với mình.
Các phương pháp kỹ thuật được sử dụng để tạo nên bảng xếp hạng nhằm:
- Xác định các trường học đã thành công trong việc cung cấp cho HS (bao
gồm cả nhóm thiệt thịi, có hồn cảnh khó khăn) cũng như đo kết quả học tập dựa
trên đánh giá của tiểu bang về khả năng đọc và làm toán.
Theo US News & World, Đánh giá một trường trung học tốt nhất là một
trong những thành công ở các bước sau:
Trang 7
Bước 1: Đạt trình độ vượt quá mong đợi thống kê với mức độ tương đối của
học sinh nghèo, được đo bằng điểm thi của tiểu bang cho tất cả các học sinh của
trường trong các môn cốt lõi như mơn đọc và tốn.
Bước 2: Đạt tỷ lệ thành thạo các bài kiểm tra của nhà nước đối với các nhóm
có lợi thế của nó.(ví dụ: học sinh da đen, gốc Tây Ban Nha và kinh tế khó khăn vượt quá mức trung bình quốc gia)
Bước 3: Trang bị cho học sinh chuẩn bị vào các trường đại học, được đo bằng
sự tham gia của học sinh và hiệu quả trong các kỳ thi xếp chỗ nâng cao(tuyển chọn) Advanced Placement (AP) hay kỳ thi Tú tài Quốc tế - International Baccalaureate(IB)
Quá trình xếp hạng các trường trung học được tiến hành gồm 3 bước:
Bước 1:Xác định các trường trung học thực hiện tốt hơn dự kiến so với đánh
giá về trách nhiệ m giải trình của Bang.
Bước 2:Xác định các Trường trung học thực hiện tốt hơn so với mức trung
bình của Bang dành cho các học sinh có điều kiện thuận lợi nhất của họ.
Bước 3:Xác định các trường Trung học thực hiện tốt nhất trong việc cung
cấp cho học sinh tiếp cận với những thách thức của các khóa học cao đẳng/đại học.
* Thực hiện:
- Các trường Trung học đạt hạng đồng(Bronze-MedalHighSchools):Phải
vượt qua bước 1 và 2 và có chỉ số sẵn s àng cao đẳng/đại học dưới mức trung vị hay
chỉ số sẵn sàng cao đẳng/đại học khơng có giá trị.
- Các trường Trung học đạt hạng bạc (Silver-MedalHighSchools):Phải vượt
qua mức 1 và 2 và có chỉ số sẵn s àng cao đẳng/đại học tại hoặc trên mức tr ụng vị
nhưng không xếp hạng trong top 500 các trường trung học có chỉ số sẵn sàngcao
đẳng/đại học trên toàn các Bang vượt qua bước 1 và bước 2.
- Các trường trung học đạt hạng vàng (Gold-MedalHighSchools):Phải vượt
qua bước 1 và bước 2, có chỉ số sẵn sang cao đẳng/đại học tại hoặc vượt trên mức
trung vị và xếp hạng trong tổng số 500 trường trung học có chỉ số sẵn sàng cao
đẳng/đại học trên tồn các Bang vượt qua bước 1 và 2.
Trang 8
Hình 1.1. Quá trình xếp hạng theo 3 bước, được minh họa như sau:
Bước 2
Bước 1
Các kết quả
Kết quả đánh giá
đánh giá Bang của B ang cho các
đối với tất cả học nhóm học sinh
sinh
thiệt thịi
Bước 3.1
Chỉ số sẵn sàng
CĐ-ĐH
Thực hiện tốt
hơn kỳ vọng
Tất cả các
trường Trung
học
Tại hoặc trên
mức trung vị
Khơng thực
hiện tốt so với
kỳ vọng:
Khơng
được nhìn
nhận
Trang 9
CĐ-ĐH
Top500
Top500:
Tại hoặc trên
mức trung vị
Thực hiện tốt
hơn kỳ vọng
Bước 3.2
Dưới mức
trung vị:
hạng đồng
Hạng vàng
Không vượt
trội ở ngưỡng
thực hiện:
Hạng bạc
Các bước cụ thể: chỉ số và tiêu chí. Dưới đây là giải thích chi tiết, kèm theo
mỗi mơ tả hình học khác nhau cách tính xếp hạng.
Hình 1.2. Phân chia chi tiết tiếp cận kỹ thuật các bước 1,2,3
Trang 10
1.1.1.2. Đối với xếp hạng trường trường Cao Đẳng-Đại học:
Xếp hạng trường ĐH&CĐ là liệt kê danh sách các trường theo một thứ bậc
đã xác định dựa trên một tổ hợp các chỉ số. Việc xếp hạng có thể dựa trên chất
lượng được hiểu một cách chủ quan qua các con số thống kê, kết quả điều tra các
nhà giáo dục, các chuyên gia, giảng viên, sinh viên và các đối tượng khác.
Ðã có nhiều cuộc tranh luận từ cuối những năm 1990 vềmặt lợi và bất lợi của
xếp hạng các trường đại học ở Mỹ. Kevin Carey cho rằnghệ thống xếp loại của U.S.
News & World Report's chỉ là một danh sách các tiêuchí phản ảnh các đặc trưng bề
ngoài của các trường đại học danh tiếng. Theo Kevin Carey thì “Hệ thống xếp hạng
thật sự khơng hồn thiện. Thay vì tập trungvào các vấn đề cơ bản của việc giáo dục
và đào tạo sinh viên, việc xếp hạng củatạp chí chủ yếu dựa vào 3 yếu tố: danh tiếng,
sự giàu có và sự độc tơn củatrường”. Carey cho rằng còn nhiều đặc trưng quan
trọng mà phụ huynh và họcsinh phải biết để chọn trường, chẳng hạn như SV học
như thế nào, khả năng họnhận được bằng cấp ra sao [34].
* Một số tổ chức xếp hạng trên thế giới. [29]
Bản tin Hoa Kỳ và phóng sự thế giới (U.S. News&World Report)
Tạp chí U.S. News & World Report là người đi tiên phong trong việc xếp hạng
các trường đại học Hoa Kỳ từ năm 1983.Cho đến năm 1987, tạp chí này mới cơng
bố việc xếp hạng hàng năm. Phương pháp xếp hạng là dựa trên dữ liệu thu nhận
được từ các cuộc điều tra hàng năm và từ trang web của trường. Ngồi ra, cịn dựa
trên ý kiến điều tra của GV và cán bộ hành chính của các trường khác. Phương
pháp xếp hạng của tạp chí này thay đổi nhiều lần, dữ liệu không được công bố. Chỉ
số thể hiện (indicator) và trọng số (weight) đánh giá như sau:
Chỉ số thể hiện
1. Điều tra uy tín của trường thơng qua ban giám hiệu, trưởng các
Trọng số
(%)
25
phịng /khoa của các trường khác.
2.Tỉ lệ SV tốt nghiệp trong 6 năm và tỉ lệ SV năm thứ nhất còn được
tiếp tục học lên năm thứ hai.
Trang 11
20
3.Điểm các kỳ thi trắc nghiệm chuẩn của SV ghi danh (ví dụ SAT), tỉ
15
lệ SV ghi danh là học sinh khá giỏi ở trường trung học, tỉ lệ SVghi danh
được chấp nhận. GV: quy mơ lớp bình qn, lương của GV, học vị
4. Nguồn lực
20
củaGV, tỉ lệ SV/GV và tỉ lệ GV cơ hữu.
5. Nguồn lực tài chính: chi tiêu trên mỗi đầu SV
10
6. Tỉ lệ SV tốt nghiệp có việc làm
05
7. Sự hỗ trợ của cựu SV
05
Tất cả các tiêu chí trên đây được tổ hợp dựa trên các trọng số thống kê doUS
News thực hiện. Trọng số thường thay đổi hàng năm.
Xếp hạng về học thuật các trường đại học trên thế giới (Academic Ranking
of World Universities) của Trường Đại học Giao thông Thượng Hải (Trung
Quốc)
Bảng xếp hạng về học thuật các trường đại học trên thế giới (sau đây viết
tắt là ARWU) được trường Đại học Giao thông Thượng Hải soạn thảo. Đây là dự
án cung cấp việc xếp hạng độc lập các trường đại học trên thế giới để đo sự chênh
lệch giữa các trường ở Trung Quốc và các trường danh tiếng trên thế giới. Kết quả
thường được cơng bố bởi tạp chí The Economist (Nhà kinh tế) trong xếp hạng các
trường đại học trên thế giới. ARWU xem xét các trường dựa trên số người đạt giải
Nobel, Huy chương Field, số cơng trình khoa học được trích dẫn hoặc đăng tải
trên hai tạp chí Nature và Science. Cho đến nay hơn 1000 trường đại học đã đư ợc
xếp hạng và 500 trường tốt nhất đã đư ợc công bố trên websites.
Chỉsốthể hiệnvàtrọngsốcủa ARWUnhưsau:
Chỉ số thể hiện
Trọng số(%)
1. Cựu SV của trường đoạt giải Nobel và Huy chương Fields
10
(choToán học).
2. Cán bộ của tr ường đoạt giải Nobel và Huy ch ương Fields
20
3. Số nghiên cứu viên đ ược trích dẫn cao trong 21 ngành khoa
20
Trang 12
học
4. Bài báo xuất bản ở tạp chí Nature and Science (trừ các
20
trườngchuyên về khoa học xã hội -nhân văn)
5. Bài báo được liệt kê trong -chỉ số trích dẫn khoa họcvà - chỉ
số trích dẫn khoa học xã hội mở rộng
20
6. Sự thể hiện học thuật trên đầu ng ười của một trường
10
Giống như mọi loại xếp hạng khác, việc xếp hạng này gặp phải vấn đề về
phương pháp và một trong các chỉ trích lớn nhất là nó quá thiên về khoa học tự
nhiên, tạp chí khoa học bằng tiếng Anh, số người đoạt giải Nobel và huy chương
Fields.
Xếp hạng củabáoTimesHigher Education (Anh)
Tạp chí Times Higher Education-THE (Thời báo giáo dục đại học) tiền thân
của The Times Higher Education Supplement-THES (Phụ trương Thời báo giáo dục
đại học) bắt đầu việc xếp hạng trường đại học từ năm 2004.Từ năm2004 đến năm
2009 THE đã kết hợp với Quacquarelli Symonds (một công ty chuyên về giáo dục
và du học nước ngồi) cơng bố danh sách xếp hạng của 500 trường đại học khắp thế
giới.So với các loại xếp hạng khác, trong cách xếp này có nhiều trường ngồi nước
Mỹ có thứ hạng cao hơn. Cách xếp hạng của THE gặp phải các sự chỉ trích do bản
chất chủ quan trong các tiêu chí đánh giá mà chủ yếu dựa vào một hệ thống -đánh
giá đồng cấp (peer review) của hơn 9000 nhà khoa học trong các lãnh vực khác
nhau. Các chỉ số đánh giá như sau:
Chỉ số thể hiện
Trọng số (%)
1. Đánh giá đồng cấp
40
2. Đánh giá của người sử dụng sinh viên tốt nghiệp
10
3. Tỉ số sinh viên/giảng viên
20
4. Bài báo xuất bản và được trích dẫn của giảng viên
20
5. Tỉ lệ giảng viên nước ngoài
05
6. Tỉ lệ sinh viên quốc tế
05
Trang 13
Xếp hạng Webometrics của Cybermetrics Lab (Tây Ban Nha)
Xếp hạng các trường đại học trên thế giới dựa trên trang web của trường
(bảng xếp hạng lớn nhất bao gồm hơn 18.0 00 cơ sở đại học trên thế giới) được
thực hiện bởi Cybermetrics Lab, một cơ quan nghiên cứu lớn của Tây Ban Nha.
Mục tiêu của việc xếp hạng là nhằm cải tiến và nâng cao sự thể hiện các thành
tích về giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học (NCKH) của tr ường trên trang
web và thúc đẩy việc truy cập mở (open access) các ấn bản khoa học. Việc xếp
hạng bắt đầu từ năm 2004 và đ ược cập nhật hàng năm vào tháng giêng và tháng
bảy cung cấp các chỉ số thể hiện về trang web cho hơn 6000 trường đại học trên
thế giới. Các chỉ số thể hiện nhận đ ược từ các kết quả định lượng được cung cấp
bởi các cơng cụ tìm kiếm, bao gồm:
Chỉsốthểhiện
Trọngsố (%)
Kích cỡ (size): Số lượng trang nội dung xuất hiện dưới cùng
một tên miền của tr ường trên 04 cơng cụ tìm kiếm: Google,
Yahoo, Live Search and Exalead
20
Khả năng nhận diện (Visibility): Số các đường dẫn từ bên
ngoài đến các kết nối bên trong trên một tên miền của tr ường;
50
Các tệp dạng RTF (Rich file): Các hoạt động học thuật và
nghiên cứu được đưa lên web dưới dạng các tệp có định dạng
khác nhau như:Adobe Acrobat (.pdf), Adobe PostScript (.ps),
15
Microsoft Word (.doc) and Microsoft Powerpoint (.ppt).
Nội dung học thuật (Scholar): Số bài báo và các trích dẫn cho
mỗi ngành khoa học đ ược cung cấp bởi Google scholar.
15
Ngồi bảng xếp hạng tồn thế giới, Webometrics cịn xếp hạng các tr ường
đại học theo vùng nh ư: Mỹ và Canada, Châu Mỹ La tinh, Châu Âu, Châu Á,
Đông Nam Á, Thế giới Ả Rập, Châu Phi… Điều đáng mừng là Việt Nam có một
số trường được xếp vào top 100 của vùng Đơng Nam Á (năm 2007 có 7 tr ường,
năm 2008 có 10 trường, năm 2010 có 8 trường).
Trang 14
Xếp hạng của tạp chí Maclean’s(Canada)
Maclean's, một tạp chí ở Canada, hàng năm công bố bảng xếp hạng các
trường đại học của Canada. Các tiêu chí sử dụng là: quy mô sinh viên, quy mô
lớp học, đội ngũ giảng viên, tài chính, dịch vụ hỗ trợ SV, thư viện và tính
cạnh tranhcủa trường:
Chỉsốthểhiện
Trọng số (%)
Quymơsinhviên:Số SV nhập học, tỉ lệ SV tốt nghiệp, tỉ lệ SV
bị ngừng học, tỉ lệ SV quốc tế, tỉ lệ SV có giải thưởng
21-22
Quymơlớphọc:Quy mơ lớp học cho SV năm I, II và năm III,
IV; lớp học dạy bởi GV cơ hữu
17-18
Độingũgi ảngviên:GV cơ hữu có bằng tiến sĩ, có giải th ưởng,
có đề án NCKH được tài trợ
17
Chitiêutàichính:Chi tiêu cho học thuật, lương bổng, dịch vụ
cho SV
12
Thưviện:Số tài liệu ở thư viện trên đầu SV, dịch vụ của th ư
viện, chi tiêu tài chính cho th ư viện
12
Danh tiếng của trường qua điều tra cựu SV và cộng đồng, sự
tài trợ của cựu SV.
20
Ở các trường đại học ở Trung Á đã nhất trí đưa ra bảy nhóm với 35 tiêu chí
để thử nghiệm xếp hạng các trường đại học như sau:
*Cán bộ giảng dạy và nghiên cứu. (Tầm quan trọng = 20)
*Kết quả nghiên cứu và ấn bản. (Tầm quan trọng = 10)
* Quá trình đào tạo. (Tầm quan trọng = 20)
* Tài chính và các nguồn lực khác của truờng ÐH. (Tầm quan trọng = 15)
*Tính hấp dẫn của nhà truờng. (Tầm quan trọng = 20)
*Ðào tạo sau đại học. (Tầm quan trọng= 10)
*Uy tín khoa học. (Tầm quan trọng = 05 )
Trang 15
1.1.2. CÁC VẤN ĐỀ XẾP HẠNG TRONG NƯỚC:
1.1.2.1. Đối với xếp hạng trường THPT:
Các nghiên cứu về việc xếp hạng các trường THPT trong nước là một vấn đề
rất mới, chỉ có một số báo trên cơ sở cơng bố điểm thi CĐ-ĐH của Bộ GD&ĐT để
thống kê danh sách 200 trường THPT trong cả nước có điểm thi cao nhất hay việc
xếp hạng các tỉnh về kỳ thi HSG cấp Quốc Gia.
Tuy nhiên việc xếp hạng nhằm để các đơn vị đào tạo nhìn nhận về chất lượng
giáo dục của mình. Vì thế, căn cứ vào các Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục
và quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục cơ sở giáo dục phổ thơng(Phụ
lục 5)
1.1.2.1. Đối với xếp hạng các trường ĐH-CĐ:
Ngồi biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục bằng kiểm định chất lượng,
việc xếp hạng trường đại học cũng là một biện pháp nhằm thúc đẩy chất lượng các
trường đại học.Tuy nhiên, cho đến nay biện pháp này hoàn toàn mới mẻ ở Việt
Nam về cả lý luận lẫn thực t iễn. Tháng 10/2008, Đại học Quốc gia Hà Nội
(ÐHQGHN) phối hợp với Bộ GD&ĐT tổ chức Hội thảo quốc tế - Xếp hạng các
trường đại học: Xu thế toàn cầuvà các quan điểm. Trong hội thảo này, đã có nhiều
báo cáo và thảo luận liên quan đến các vấn đề chủ yếu như: n ội dung cần được xếp
hạng, các tiêu chí và trọng số để xếp hạng, cách thức thu thập thông tin, dữ liệu để
xếp hạng, ai sẽ đứng ra đảm nhiệm công việc này và ai là người công bố kết quả
xếp hạng. Cho đến nay còn nhiều câu hỏi chưa được giải đáp.
Các nội dung và chỉ số xếp hạng trường đại học là vấn đề đang được quan
tâm nhiều nhất. Theo Phạm Xuân Thanh thì nên tập trung vào ba nội dung chính là:
giảng dạy, nghiên cứu khoa học và dịch vụ [17], còn theo tác giả Nguyễn Phương
Nga thì chú ý đến 2 lĩnh vực hoạt động chính của các trường là giảng dạy và
nghiên cứu khoa học (chuyển giao công nghệ) [6]. Về các chỉ số xếp hạng, theo
Alex Usher, Phó chủ tịch nghiên cứu và Giám đốc Viện Chính sách Giáo dục Hoa
Kỳ tại Canada, có 8 chỉ số sau: (i) Các đặc điểm của sinh viên, (ii). Các đầu vào của
việc học tập - tài chính, (iii) Các đầu vào của việc học tập - nhân viên, (iv) Các đầu
Trang 16
ra của việc học tập, (v) Các sản phẩm cuối cùng, (vi) Nghiên cứu, (vii) Danh tiếng,
(viii) Các môi trường học tập [21]. Phù hợp với đặc điểm của các trường đại học
của Việt Nam hơn, tác giả Nguyễn Phương Nga đã đưa ra 7 tiêu chí cho m ỗi nội
dung giảng dạy và NCKH theo bảng sau [6].
Cáctiêuchíxếploạigiảngdạy
CáctiêuchíxếploạiNCKH
1. Tỷ lệ giảng viên cơ hữu có học vị từ 1. Số đầu sách, chuyên khảo, tham
tiến sĩ trở lên trên tổng số giảng viên khảo, giáo trình xuất bản trên tổng GV
cơ hữu
cơ hữu
2. Số lượng bài báo trên các tạp chí
2. Tỷ lệ giảng viên người nước ngồi
chunngành quốc tế trên tổng giảng
trên tổng số giảng viên cơ hữu
viên cơ hữu
3. Số lượng bài báo đăng trên tạp chí
3. Tỷ lệ sinh viên/giảng viên
chuyên ngành
4. Chỉ số trích dẫn chung của toàn bộ
GV cơ hữu trong nước trên tổng GV cơ
hữu
5. Tổng học bổng hàng năm từ các 5. Số lượng đề tài NCKH trên tổng GV
nguồn ngoài ngân sách trên tổng SV cơ hữu
chính quy
4. Tỷ lệ sinh viên nước ngồi/tổng số
sinh viên
6. Trung bình nguồn thu từ các NCKH
6. Tỷ lệ SV tốt nghiệp/tỷ lệ SVnhập học & chuyển giao công nghệ trên tổng
giảng viên cơ hữu
7. Số lượng giải thưởng KHCN (quốc
7. Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc tế, Nhà nước, Bộ, tương đương) trên
làm sử dụng chuyên môn được đào tạo tổng GV cơ hữu
Tiến trình đánh giá xếp hạng:
Việc đánh giá - xếp hạng các trường đại học là một tất yếu khách quan, để
thực hiện có hiệu quả, đúng ý nghĩa phải nghiên cứu đầy đủ mọi dữ kiện và có sự
thống nhất cao giữa các cấp quản lý được giao thực hiện đánh giá xếp hạng và đơn
vị được đánh giá xếp hạng, tạo một sân chơi bình đ ẳng, chuẩn xác. Ðặc biệt là từ
năm 2010 trở về sau khi các trường đại học, cao đẳng vẫn tiếp tục ra đời, việc đánh
giá xếp hạng phải được tiến hành thận trọng [29].
Trang 17