Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

BÀI tập môn KIỂM TOÁN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (389.35 KB, 15 trang )

Câu hỏi 117: Kiểm toán viên độc lập
Hiện tôi là thành viên của hiệp hội kiểm toán Anh ACCA. Tôi có một câu hỏi xin
được giải đáp như sau: Hiện tại Việt Nam có quy định cụ thể nào việc báo cáo của
các công ty kiểm toán bên ngoài (external auditors) và kiểm toán nội bộ (internal
auditors)? Ví dụ khi kiểm toán cho các công ty cổ phần, công ty niêm yết, công ty tư
nhân, kiểm toán viên bên ngoài phải báo cáo cho ai? (theo tôi được biết là hội đồng
cổ đông, hội đồng quản trị, hoặc hội đồng thành viên) nhưng không biết luật nào số
bao nhiêu quy định. Tôi đã đọc luật doanh nghiệp, luật chứng khoán, và các nghị
định 105/2004/ND-CP, Quyết định 121/2005/QĐ-NHNN, Nghị định 30/2009/NĐ-CP,
v.v nhưng không thấy yêu cầu cụ thể về việc báo cáo này.
Trả lời:
Các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam hiện hành và các quy định, hướng dẫn
liên quan chưa có điểm nào quy định rõ là kiểm toán viên độc lập phải báo cáo cho ai.
Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo quy định tại đoạn 12 của Chuẩn mực kiểm toán Việt
Nam số 700, ban hành theo Quyết định 120/1999/QĐ-BTC ngày 27/9/1999: “12. Người
nhận báo cáo kiểm toán: Báo cáo kiểm toán phải ghi rõ người được nhận báo cáo kiểm
toán phù hợp với Hợp đồng kiểm toán. Người nhận có thể là Hội đồng quản trị, Giám
đốc, hoặc các cổ đông đơn vị được kiểm toán. Ví dụ: "Kính gửi: Hội đồng quản trị và
Tổng Giám đốc công ty ".”
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm quy định và hướng dẫn tại đoạn 22 và đoạn A16 của
Chuẩn mực kiểm toán quốc tế số 700 do IFAC ban hành và sẽ có hiệu lực từ ngày
15/12/2009 về người nhận báo cáo kiểm toán: “Báo cáo kiểm toán sẽ chỉ rõ người nhận
báo cáo kiểm toán tùy theo quy định trong hợp đồng kiểm toán. Người nhận báo cáo
kiểm toán sẽ là những người mà báo cáo được lập cho họ sử dụng, thường là các cổ
đông công ty hoặc những người chịu vai trò quản trị của đơn vị có báo cáo tài chính
được kiểm toán”.
Câu hỏi 121: Hành nghể Kiểm toán ở Việt Nam
Nếu muốn hành nghề Kiểm toán tại Việt Nam chúng tôi phải xúc tiến thủ tục ra
sao? Xin cho biết thêm kỳ thi chuyển chứng chỉ cho Kiểm toán viên nước ngoài vào
năm 2010 sẽ vào thời điểm nào? Các thủ tục trễ nhất phải kết thúc vào lúc nào?
Trả lời :


Ở Việt Nam chưa hành nghề kiểm toán cá nhân. Để hành nghể Kiểm toán ở Việt Nam,
anh phải thành lập doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2005 và Nghị
định 105/2004/NĐ-CP ngày 30/03/2004 của Chính phủ, Nghị định số 133/2005/NĐ-CP
ngày 31/10/2005 … Cụ thể: Phải có 03 người có chứng chỉ kiểm toán viên Việt Nam,
trong đó người làm giám đốc, chứng chỉ kiểm toán viên phải được cấp trước đó 3 năm,
phải góp 10% vốn trở lên… Hồ sơ thành lập doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh
nghiệp, nộp cho Sở kế hoặc và đầu tư – nơi đóng trụ sở công ty. Chi tiết anh tra cứu trên
Website www.vacpa .org.vn (Mục văn bản pháp luật).
Kỳ thi chuyển đổi từ chứng chỉ kiểm toán viên nước ngoài sang chứng chỉ kiểm toán viên
Việt Nam thường tổ chức vào tháng 10 hoặc tháng 11 hàng năm. Thủ tục nộp trước khi
thi là 30 ngày. Hàng năm Hội đồng thi sẽ thông báo lịch học và ôn thi, thi trước khi thi
khoảng 3 tháng.
Câu hỏi 124: Chuẩn mực kiểm toán số 700
Tại Công văn số 951/VACPA ngày 20/4/2010 của VACPA có nhắc nhở một công ty
kiểm toán không được ủy quyền cho Giám đốc kiểm toán ký báo cáo kiểm toán thay
cho Giám đốc công ty kiểm toán đó. Đề nghị Ông Bùi Văn Mai giải thích rõ hơn về
việc này
Trả lời:
Theo quy định tại Chuẩn mực kiểm toán số 700 “Báo cáo kiểm toán về BCTC”, Báo cáo
kiểm toán gồm 2 chữ ký: chữ ký của KTV phụ trách cuộc kiểm toán và chữ ký của KTV
là Giám đốc hoặc người được ủy quyền.
Như vậy Giám đốc hoặc người được ủy quyền có thể là Giám đốc, Tổng giám đốc hoặc
người được ủy quyền theo pháp luật của Giám đốc, Tổng giám đốc. Theo chúng tôi hiểu
thì người được ủy quyền theo pháp luật chỉ có thể là Phó Giám đốc, Phó Tổng giám đốc
hoặc Giám đốc, Phó Giám đốc chi nhánh.
Ngoài ra Giám đốc hoặc người được ủy quyền còn phải có điều kiện tiên quyết là phải có
chứng chỉ KTV mới được ký báo cáo kiểm toán.
Giám đốc kiểm toán là chức danh mới xuất hiện tại Việt Nam, chỉ người phụ trách/đứng
đầu về công việc kiểm toán chứ không phải là người đại diện theo pháp luật của doanh
nghiệp, cho dù có được Giám đốc, người đại diện theo pháp luật ủy quyền thì cũng không

được thay mặt cho công ty kiểm toán để ký báo cáo kiểm toán.
Câu hỏi 125: Chuẩn mực kiểm toán số 1000
Theo chuẩn mực kiểm toán số 1000 thì “Trường hợp đơn vị được kiểm toán chưa chuẩn
bị đầy đủ hồ sơ Báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành thì được thuê kiểm toán viên
cung cấp dịch vụ “Tư vấn hoàn thiện hồ sơ Báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành”
như một hợp đồng riêng, ngoại trừ các dự án thuộc nguồn vốn ngân sách
Kiểm toán viên và công ty kiểm toán đã cung cấp dịch vụ tư vấn hoàn thiện hồ sơ Báo
cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành thì không được tiếp tục cung cấp dịch vụ kiểm toán
Báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành”.
Vậy đối với các dự án thuộc nguồn vốn ngân sách thì Chủ đầu tư có thể thuê cùng 1
công ty kiểm toán có được cung cấp dịch vụ tư vấn hoàn thiện hồ sơ Báo cáo quyết toán
vốn đầu tư hoàn thành và dịch vụ kiểm toán Báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành.
Nếu không được thì muốn hoàn thiện hồ sơ báo cáo quyết toán dự án hoàn thành Chủ đầu
tư phải thực hiện thế nào?
Trả lời:
1. Căn cứ điểm 2, điều 27 Chương I Nghị định 105/2004/NĐ-CP ngày 30/03/2004 thì
một công ty kiểm toán không được thực hiện đồng thời hai dịch vụ tư vấn hoàn thiện hồ
sơ Báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành và dịch vụ kiểm toán đối với Báo cáo quyết
toán vốn đầu tư hoàn thành đó cho một đơn vị được kiểm toán, cho dù báo cáo quyết toán
vốn đầu tư hoàn thành đó thuộc nguồn vốn nào.
Đối với các dự án thuộc nguồn vốn ngân sách thì chủ đầu tư cũng không thể thuê một
công ty kiểm toán thực hiện cả hai dịch vụ trên trong năm báo cáo.
2. Căn cứ điểm 1, mục X, phần II, Thông tư số 33/2007/TT-BTC ngày 09/04/2007 của Bộ
Tài chính hướng dẫn quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn Nhà nước và điểm
17, Chuẩn mực kiểm toán số 1000 thì chủ đầu tư có trách nhiệm lập báo cáo quyết toán
dự án hoàn thành đầy đủ nội dung và đảm bảo thời gian quy định. Đối với dự án thuộc
nguồn vốn ngân sách Nhà nước, chủ đầu tư không được thuê công ty kiểm toán cung cấp
dịch vụ tư vấn hoàn thiện hồ sơ báo cáo quyết toán dự án hoàn thành. Chủ đầu tư chỉ có
thể đề nghị cơ quan chủ quản đầu tư hướng dẫn lập báo cáo quyết toán.
Câu hỏi 127: BCTC bắt buộc phải được kiểm toán?

Công ty S chuyên nghiên cứu và thực hiện tự động hóa dây chuyền sản xuất. Niên độ kế
toán hiện hành: 01/01 đến 31/12 hàng năm. Công ty đã gửi Thông báo đến Cục thuế về
việc tạm ngừng hoạt động 01 năm từ ngày 01/01/2010 đến 31/12/2010 do tình hình kinh
doanh của công ty gặp nhiều khó khăn, không có dự án mới. Do hầu như sẽ không có
giao dịch phát sinh trong năm tạm ngừng hoạt động nên gộp chung báo cáo tài chính năm
2010 vào báo cáo của năm tiếp theo khi doanh nghiệp dự tính hoạt động trở lại để kiểm
toán và nộp cho Cơ quan Nhà nước theo quy định thì có được không?
Trả lời:
Tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định 105/2004/NĐ-CP ngày 30/3/2004 về kiểm toán độc lập,
quy định: “Báo cáo tài chính hàng năm của các doanh nghiệp và tổ chức dưới đây bắt
buộc phải được doanh nghiệp kiểm toán kiểm toán: a) Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài; b) Tổ chức tài chinh và doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm; d) Riêng đối với các
công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn có tham gia niêm yết và kinh doanh trên
thị trường chứng khoán thì thực hiện kiểm toán theo quy định của pháp luật về kinh
doanh chứng khoán; nếu vay vốn ngân hàng thì thực hiện kiểm toán theo quy định của
pháp luật về tín dụng”.

Căn cứ vào quy định nêu trên thì báo cáo tài chính hàng năm của Công ty bắt buộc phải
được doanh nghiệp kiểm toán kiểm toán trước khi nộp cho cơ quan quản lý Nhà nước có
thẩm quyền. Năm ngừng hoạt động cũng phải lập BCTC riêng nhưng có thể sau 1 năm
hoạt động trở lại mới thực hiện kiểm toán cùng với BCTC của năm đầu hoạt động trở lại.
Câu hỏi 130: Chứng chỉ Kiểm toán viên
Xin cho biết nếu muốn hành nghề Kiểm toán tại Việt Nam phải xúc tiến thủ tục ra
sao? Xin cho biết thêm kỳ thi chuyển đổi chứng chỉ cho Kiểm toán viên nước ngoài
vào năm 2010 sẽ vào thời điểm nào? Các thủ tục trễ nhất phải kết thúc vào lúc nào?
Trả lời:
Ở Việt Nam chưa hành nghề kiểm toán cá nhân. Để hành nghể Kiểm toán ở Việt Nam,
anh phải thành lập doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2005 và Nghị
định 105/2004/NĐ-CP ngày 30/03/2004 của Chính phủ, Nghị định số 133/2005/NĐ-CP
ngày 31/10/2005 … Cụ thể: Phải có 03 người có chứng chỉ kiểm toán viên Việt Nam,

trong đó người làm giám đốc, chứng chỉ kiểm toán viên phải được cấp trước đó 3 năm,
phải góp 10% vốn trở lên… Hồ sơ thành lập doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh
nghiệp, nộp cho Sở kế hoạch và đầu tư – nơi đóng trụ sở công ty. Chi tiết anh tra cứu trên
Website www.vacpa .org.vn (Mục văn bản pháp luật).
Kỳ thi chuyển đổi từ chứng chỉ kiểm toán viên nước ngoài sang chứng chỉ kiểm toán viên
Việt Nam thường tổ chức vào tháng 10 hoặc tháng 11 hàng năm. Thủ tục nộp trước khi
thi là 30 ngày. Hàng năm Hội đồng thi sẽ thông báo lịch học và ôn thi, thi trước khi thi
khoảng 3 tháng. Chi tiết theo dõi trên website trên (Mục Đào tạo hoặc Mục tin tức sự
kiện/thông báo) vào tháng 7/2010
Câu hỏi 131 : Kiểm toán nguốn vốn?
Cuối tháng 10/2010, Công ty Kiểm toán A sáp nhập vào Công ty Kiểm toán B và Công ty
Kiểm toán B đổi tên thành Công ty Kiểm toán C. Các kiểm toán viên có đăng ký hành
nghề năm 2010 ở Công ty Kiểm toán A có được ký Báo cáo kiểm toán của Công ty Kiểm
toán C trong thời gian tháng 11, 12 năm 2010 không (thời gian sau sáp nhập)
Trả lời:
Công ty Kiểm toán A, B cần thông báo cho VACPA về sự sáp nhập và đổi tên (ngay sau
thời điểm sáp nhập, đổi tên). Công ty Kiểm toán C làm thủ tục đề nghị VACPA xác nhận
“Danh sách đăng ký hành nghề kiểm toán năm 2010” từ thời điểm đề nghị. Các kiểm
toán viên hiện đã đăng ký hành nghề tại Công ty Kiểm toán C được ký Báo cáo kiểm toán
cho các khách hàng được Công ty Kiểm toán C thực hiện kiểm toán.
Câu hỏi 136: Hiện nay, VAE đang thực hiện kiểm toán cho một khách hàng là công ty
hoạt động trong lĩnh vực đầu tư (sau đây gọi tắt là Công ty CP A). VAE gặp phải một số
vấn đề xin hỏi:
1. Các cổ đông góp vốn thành lập Công ty CP A bằng 6.000.000 trái phiếu chuyển đổi của
một Ngân hàng TMCP với Mệnh giá trái phiếu là 100.000 VND, lãi suất cố định là
7%/năm. Trái phiếu này được các thành viên góp vốn thống nhất bằng 130% mệnh giá –
tương ứng với 130.000 VND/trái phiếu. Trái phiếu này tại thời điểm định giá không có
giao dịch trên thị trường. Công ty CP A thực hiện hạch toán như sau:
Nợ TK 228 780 tỷ (tương ứng với 600 tỷ theo mệnh giá trái phiếu)
Có TK 411 780 tỷ

2. Sau đó, để chuyển đổi số trái phiếu trên, Công ty đã thực hiện repo số trái phiếu góp
vốn trên cho 2 công ty chứng khoán với thời hạn 3 tháng, lãi suất repo là 13,7%/năm để
nhận về 600 tỷ. Công ty thực hiện hạch toán như sau:
Nợ TK 112 600 tỷ
Có TK 311 600 tỷ
3. Công ty lại cho thành viên là cổ đông sáng lập đồng thời là thành viên Hội đồng quản
trị vay với giá trị 610 tỷ và không tính lãi vay. Công ty hạch toán:
Nợ TK 138 610ty
Có TK 112 610 tỷ
Vậy xin hỏi:
1) Việc các cổ đông định giá tra phiếu bằng 130% giá trị mệnh giá như trên để ghi có hợp
lý không? Nếu hợp lý thì quy định ở văn bản nào?
2) Việc công ty đi vay phải chịu lãi suất vay nhưng cho thành viên Hội đồng quản trị vay
lại không tính lãi vay như đã nêu trên có phù hợp với Chế độ kế toán hiện hành không?
3) Kiểm toán viên xử lý và đưa ra ý kiến như thế nào với tình huống trên?

Trả lời:
1. Việc các cổ đông Công ty A thống nhất góp vốn bằng trái phiếu chuyển đổi với giá trị
bằng 130% mệnh giá phải được thuyết minh rõ ràng trong Báo cáo tài chính.
2. Việc Công ty A đi vay phải chịu chi phí lãi vay và tính vào chi phí của công ty nhưng
cho thành viên Hội đồng quản trị vay lại không tính lãi vay là không hợp lý, không phù
hợp với Chuẩn mực kế toán Việt Nam và Chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành, bởi vì
khoản chi phí lãi vay này không liên quan gì đến hoạt động của công ty.
3. Do có nghi ngờ về việc Công ty A đi vay để cho vay không tính lãi như nêu trên, dẫn
đến việc kiểm toán viên cũng nghi ngờ việc góp vốn bằng trái phiếu chuyển đổi với giá
trị bằng 130% mệnh giá. Kiểm toán viên cần đưa ra ý kiến ngoại trừ về tình huống trên.
Câu hỏi 135: Thi chứng chỉ kiểm toán viên
Tôi đang làm trợ lý kiểm toán cho 1 Công ty kiểm toán từ khi tốt nghiệp đại học là tháng
6/2008 và kế hoạch sẽ vẫn tiếp tục làm cho Công ty kiểm toán cho đến hết năm 2012.
Nếu năm 2011 Bộ Tài chính tổ chức kỳ thi chứng chỉ kiểm toán viên từ tháng 7 đến tháng

12 của năm 2011 thì Tôi có đủ điều kiện dự thi hay ko? Theo thông tư 171/2009/TT-BTC
có quy định như sau: "Thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán từ 5 năm trở lên
tính từ năm ghi trên bằng tốt nghiệp đại học đến năm đăng ký dự thi; hoặc thời gian thực
tế làm trợ lý kiểm toán ở doanh nghiệp kiểm toán từ 4 năm trở lên tính từ năm ghi trên
bằng tốt nghiệp đại học đến năm đăng ký dự thi” được hiểu như thế nào?
Trả lời:
Bạn đã làm trợ lý kiểm toán ở doanh nghiệp kiểm toán từ khi tốt nghiệp đại học tháng
6/2008, đồng thời chuyên ngành học của bạn phù hợp với điều kiện thi kiểm toán viên,
thì đến năm 2012 bạn sẽ đủ điều kiện về thời gian công tác thực tế (làm trợ ký kiểm toán
từ 4 năm trở lên ở doanh nghiệp kiểm toán) để được tham dự kỳ thi kiểm toán viên. Cách
tính 4 năm theo quy định tại Thông tư số 174/2009/TT-BTC ngày 24/08/2009 của Bộ Tài
chính là được tính theo năm, có nghĩa nếu kỳ thi kiểm toán viên năm 2012 được thực
hiện vào đầu năm, mặc dù chưa đủ 4 năm tính theo tháng (48 tháng) thì bạn vẫn đủ điều
kiện dự thi.
Câu hỏi 146: Điều kiện được công nhận là kiểm toán viên hành nghề
Theo quy định của luật kiểm toán độc lập mới ban hành (số 67/2011/QH12 ngày 29 tháng
3 năm 2011) thì điều kiện được công nhận là kiểm toán viên hành nghề gồm có:
1. Là kiểm toán viên;
2. Có thời gian thực tế làm kiểm toán từ đủ ba mươi sáu tháng trở lên;
3. Tham gia đầy đủ chương trình cập nhật kiến thức.
Vậy theo quy định này khi làm trợ lý kiểm toán viên 4 năm và thi đậu KTV thì có được
ký báo cáo ngay không hay phải đợi thêm 3 năm làm kiểm toán nữa mới đủ điều kiện ký
báo cáo?
Trả lời:
Điều 15, Chương II của Luật Kiểm toán độc lập số 67/2011/QH 12 ngày 29/03/2011 có
quy định:
" Điều 15. Đăng ký hành nghề kiểm toán
1. Người có đủ các điều kiện sau đây được đăng ký hành nghề kiểm toán:
a) Là kiểm toán viên;
b) Có thời gian thực tế làm kiểm toán từ đủ ba mươi sáu tháng trở lên;

c) Tham gia đầy đủ chương trình cập nhật kiến thức.
2. Người có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện đăng ký hành nghề
kiểm toán và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán theo quy định của
Bộ Tài chính.
3. Người đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán phải nộp lệ phí theo
quy định của pháp luật.
4. Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán chỉ có giá trị khi người được cấp có
hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian cho một doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh
doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam."
Như vậy, theo quy định trên, nếu bạn đã làm trợ lý KTV 4 năm tại công ty kiểm toán,
hiện tại làm việc toàn bộ thời gian cho công ty kiểm toán, thi đỗ và được cấp chứng chỉ
kiểm toán viên, tham gia đầy đủ chương trình cập nhật kiến thức, được cấp Giấy chứng
nhận Đăng ký hành nghề kiểm toán theo quy định của Bộ Tài chính, thì bạn có thể được
ký báo cáo kiểm toán. Tuy nhiên việc ký báo cáo kiểm toán còn tùy thuộc vào quy định
của công ty kiểm toán nơi bạn đang làm việc.
Câu hỏi 146: Điều kiện được công nhận là kiểm toán viên hành nghề
Theo quy định của luật kiểm toán độc lập mới ban hành (số 67/2011/QH12 ngày 29 tháng
3 năm 2011) thì điều kiện được công nhận là kiểm toán viên hành nghề gồm có:
1. Là kiểm toán viên;
2. Có thời gian thực tế làm kiểm toán từ đủ ba mươi sáu tháng trở lên;
3. Tham gia đầy đủ chương trình cập nhật kiến thức.
Vậy theo quy định này khi làm trợ lý kiểm toán viên 4 năm và thi đậu KTV thì có được
ký báo cáo ngay không hay phải đợi thêm 3 năm làm kiểm toán nữa mới đủ điều kiện ký
báo cáo?
Trả lời:
Điều 15, Chương II của Luật Kiểm toán độc lập số 67/2011/QH 12 ngày 29/03/2011 có
quy định:
" Điều 15. Đăng ký hành nghề kiểm toán
1. Người có đủ các điều kiện sau đây được đăng ký hành nghề kiểm toán:
a) Là kiểm toán viên;

b) Có thời gian thực tế làm kiểm toán từ đủ ba mươi sáu tháng trở lên;
c) Tham gia đầy đủ chương trình cập nhật kiến thức.
2. Người có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện đăng ký hành nghề
kiểm toán và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán theo quy định của
Bộ Tài chính.
3. Người đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán phải nộp lệ phí theo
quy định của pháp luật.
4. Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán chỉ có giá trị khi người được cấp có
hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian cho một doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh
doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam."
Như vậy, theo quy định trên, nếu bạn đã làm trợ lý KTV 4 năm tại công ty kiểm toán,
hiện tại làm việc toàn bộ thời gian cho công ty kiểm toán, thi đỗ và được cấp chứng chỉ
kiểm toán viên, tham gia đầy đủ chương trình cập nhật kiến thức, được cấp Giấy chứng
nhận Đăng ký hành nghề kiểm toán theo quy định của Bộ Tài chính, thì bạn có thể được
ký báo cáo kiểm toán. Tuy nhiên việc ký báo cáo kiểm toán còn tùy thuộc vào quy định
của công ty kiểm toán nơi bạn đang làm việc.
BÀI TẬP ĐIỀU CHỈNH BÚT TOÁN
Khi nhắc đến Bút toán điều chỉnh trong Kiểm toán, có nghĩa là những bút toán điều
chỉnh được thực hiện sau khi đã chốt sổ kế toán. Như vậy, ta phải trực tiếp trên các
tài khoản Tài sản và Nguồn vốn chứ không còn sự tồn tại của những tài khoản Chi
phí, Doanh thu nữa.
Phương pháp đơn giản nhất để làm dạng này gồm 4 bước:
Bước 1: Bút toán Kế toán đã phản ánh
Bước 2: Ảnh hưởng của sai sót đến BCKQKD
Ở bước này, ta sẽ suy luận xem sai sót đó ảnh hưởng tới các khoản mục nào trên
BCKQKD (ví dụ như: CPBH bị tăng bao nhiêu -> LNtt tăng bao nhiêu -> Thuế TNDN
tăng bao nhiêu -> LNst tăng bao nhiêu?)
Bước 3: Ảnh hưởng của sai sót đến BCĐKT
Từ bước 2, ta biết được có một số chỉ tiêu trên BCĐKT bị sai. Trong bước này, ta chia
làm 2 cột Tài sản và Nguồn vốn. Trong mỗi cột có những chỉ tiêu nào bị ảnh hưởng? Lưu

ý quan trọng là tổng ảnh hưởng của 2 cột PHẢI BẰNG NHAU.
Bước 4: Bút toán điều chỉnh
Từ bước 2 và bước 3, ta có các bút toán điều chỉnh tương ứng với các khoản mục bị ảnh
hưởng
Ví dụ minh họa
Câu 1: Trong tháng 3/2010, Công ty E có ghi nhận một hóa đơn VAT 0123/2008 liên
quan đến chi phí tiếp khách với số tiền chưa có thuế VAT là 10.000.000 đồng; thuế VAT
là 1.000.000 đ vào khoản phải thu khác thay vì phải hạch toán toàn bộ vào chi phí hoạt
động trong năm. Khoản chi phí này được thanh toán bằng tiền mặt ngày 25/04/2010.
Vào ngày 01/06/2010, Công ty E có mua Laptop cho Giám đốc, trị giá trưa có thuế VAT
là 30.000.000 đồng, thuế VAT là 3.000.000 đồng. Tuy nhiên do nhầm lẫn khi phân loại
hóa đơn, kế toán đã ghi nhận khoản chi này là khoản chi phí quản lý cho Ban Giám đốc
và được hạch toán bộ trong năm 2010.
Yêu cầu: Viết các bút toán điều chỉnh của Kiểm toán độc lập cho các sai sót của Công ty
E ảnh hưởng trực tiếp đến Cân đối kế toán, kết quả kinh doanh của năm 2010
Biết rằng: việc kiểm toán báo cáo tài chính được thực hiện vào tháng 02/2011; các sai
sót trong nghiệp vụ trên đều là trọng yếu đối với báo cáo tài chính; Công ty E kê khai,
nộp thuế VAT theo phương pháp khấu trừ và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là
20%. Máy Laptop được khấu hao theo tỷ lệ 30%/năm.
Bài giải:
Nghiệp vụ
Kế toán phản
ánh A/h tới BCKQKD A/h tới BCĐKT
Bút toán điều
chỉnh
1 Nợ 1388 11 CPQL ↓ 10
-KPT ↑ 11 -Thuế
Nợ 1331 1
Có 111 11
->LNtt ↑ 10

->Thuế TNDN ↑ 2
->LNst ↑ 8
-VAT vào ↓ 1
&PNNS ↑ 2
-LNcpp ↑ 8
TS ↑ 10 NV ↑ 10
Nợ 3334 2
Nợ 421 8
Có 1388 11
2
Nợ 642 33
Có 112 33
CPQL ↑ 33
CPQL (khấu hao) ↓
5.25
->LNtt ↓ 27.75
->Thuế TNDN ↓
5.55
->LNst ↓ 22.2
-TSCĐ ↓ 30
-KHTSCĐ ↑
5.25
-VAT vào ↓
3
-Thuế
&PNNS ↓
5.55
-LNcpp ↓
22.2
TS ↓ 27.75 NV ↑ 27.75

Nợ 211 30
Nợ 1331 3
Có 214 5.25
Có 421 22.2
Có 3334 5.55
Hay: có thể trình bài như sau
Câu 2: Công ty K là công ty thương mại, kinh doanh mặt hàng X ngày 26/12/2009: K có
mua của Công ty M 1 lô hàng X trị giá là 120.000.000 đồng chưa có thuế VAT, K đã nhận
hóa đơn VAT số 456 ngày 27/12/2009 do M phát hành, hàng X thực tế chưa nhập kho
tính đến 31/12/2009. Kế toán chưa phản ánh các nghiệp vụ mua hàng vào sổ sách của
công ty trong năm 2009.
Vào ngày 28/12/2009, ½( phân nửa) giá trị lô hàng X nói trên đã dược K bán trực tiếp
cho công ty N với trị giá là 150.000.000 đồng chưa có thuế VAT mà M đã giao hàng trực
tiếp cho N tại kho của N.
Kế toán của công ty K xuất hóa đơn cho N ngày 3/1/2010 và ghi nhận doanh thu và giá
vốn cho giá trị lô hàng X cho năm 2010 thay vì phải ghi nhận các nghiệp vụ trên trong
năm 2009.
Tính đến 31/12/2009, không có phát sinh nghiệp vụ thanh toán giữa K và M; K và N cho
các nghiệp vụ mua bán nói trên.
Yêu cầu: Viết các bút toán điều chỉnh của kiểm toán độc lập cho các sai sót của công ty
K ảnh hưởng trực tiếp đến CĐKT, KQKD của năm 2009.
Biết rằng: Việc kiểm toán báo cáo tài chính được thực hiện vào tháng 02/2010; các sai
sót trong các nghiệp vụ trên đều là trọng yếu đối với báo cáo tài chính; Công ty K kê
khai, nộp thuế VAT theo phương pháp khấu trừ, thuế suất thuế VAT là 10% và thuế suất
thuế TNDN là 20%. Hàng X không có tồn kho vào đầu tháng 12/2009.
Bài giải:
Ở Bài tập 2, ta sẽ đi điều chỉnh BCTC của năm 2009. Còn ở năm 2010, ta có thể ghi bút
toán sửa sai với 2 bút toán ghi nhận doanh thu và giá vốn đã ghi.
Nghiệp vụ Kế toán phản ánh A/h tới BCKQKD A/h tới BCĐKT Bút toán điều chỉnh
2009 Kế toán không phản ánh GVHB ↓ 60

DTBH ↓ 150
->LNtt ↓ 90
->Thuế TNDN ↓ 18
->LNst ↓ 72
-Hàng đi đường ↓ 60
-VAT vào ↓ 1
-KPT ↓ 165
-PT ng.bán ↓ 132
-VAT ra ↓ 15
-Thuế &PNNS ↓ 18
TS ↓ 237 NV ↓ 237
Nợ 151 60
Nợ 1331 12
Nợ 131 165
Có 331 132
Có 3331 15
Có 3334 18
Có 421 72
Bài 3: Trong quá trình kiểm toán BCTC cho năm tài chính 2008 của cty Sao
Mai các KTV đã phát hiện những sai sót sau:
1. Cty mua 1 số TSCĐ dùng cho bộ máy quản lý giá 240trđ vào ngày 1/4/2008 nhưng ko
ghi tăng TSCĐ mà hạch toán trực tiếp vào chi phí quản lý DN trong năm tài chính. Biết
tỷ lệ KH của loại TS này là 12%/năm.
2. Ghi tăng GVHB 400trđ do áp dụng sai phương pháp tính giá hàng tồn kho, làm giá trị
hàng tồn kho giảm đi tương ứng.
3. Kế toán bỏ sót nghiệp vụ nhận hàng ngày 29/12/2008 trị giá 300trđ, thuế VAT 10%
hoá đơn chưa về và tiền hàng chưa thanh toán.
4. Qua xác nhận đã phát hiện 1 khoản phải thu khách hàng ko thể thu đc là 250trđ (khách
nợ đã chấm dứt hoạt động và ko có khả năng trả nợ). Đơn vị chưa lập dự phòng cho
khoản phải thu này.

5. Ghi hoá đơn bán hàng phát sinh ngày 3/1/2009 vào kết quả kinh doanh năm 2008 theo
giá bán 160trđ, thuế VAT 10%. GVHB 100trđ. Đơn vị mua hàng chưa trả tiền.
6. Kế toán bù trừ nhầm nợ phải trả cho cty Epco vào nợ phải thu của cty Minh Nghĩa
làm cho nợ phải thu của cty Minh Nghĩa từ 700trđ chỉ còn 400trđ.
Yêu cầu:
a) Hãy nêu ảnh hưởng (nếu có) của mỗi sai sót trên đến BCTC
Biết thuế suất thuế TNDN là 25%.
b) Nêu các bút toán điều chỉnh?
CHIA SẺ BÍ QUYẾT KHI LÀM DẠNG BÀI ĐIỀU CHỈNH BÚT TOÁN NÀY:
Khi nhắc đến Bút toán điều chỉnh trong Kiểm toán, có nghĩa là những bút toán điều
chỉnh được thực hiện sau khi đã chốt sổ kế toán. Như vậy, ta phải trực tiếp trên các tài
khoản Tài sản và Nguồn vốn chứ không còn sự tồn tại của những tài khoản Chi phí,
Doanh thu nữa.
Phương pháp đơn giản nhất để làm dạng này gồm 4 bước:
B1: Bút toán Kế toán đã phản ánh
B2: Ảnh hưởng của sai sót đến BCKQKD
Ở bước này, ta sẽ suy luận xem sai sót đó ảnh hưởng tới các khoản mục nào trên
BCKQKD (ví dụ như: CPBH bị tăng bao nhiêu -> LNtt tăng bao nhiêu -> Thuế TNDN
tăng bao nhiêu -> LNst tăng bao nhiêu?)
B3: Ảnh hưởng của sai sót đến BCĐKT
Từ bước 2, ta biết được có một số chỉ tiêu trên BCĐKT bị sai. Trong bước này, ta chia
làm 2 cột Tài sản và Nguồn vốn. Trong mỗi cột có những chỉ tiêu nào bị ảnh hưởng?
Lưu ý quan trọng là tổng ảnh hưởng của 2 cột PHẢI BẰNG NHAU.
B4: Bút toán điều chỉnh
Từ bước 2 và bước 3, ta có các bút toán điều chỉnh tương ứng với các khoản mục bị ảnh
hưởng
KỸ THUẬT CHỮA SỔ KẾ TOÁN
1, Kỹ thuật chữa sổ kế toán ghi bằng tay.
Khi phát hiện sổ kế toán ghi bằng tay có sai sót thì không được tẩy xóa làm mất dấu vết
thông tin, số liệu ghi sai mà phải sửa chữa theo một trong ba phương pháp sau:

- Phương pháp cải chính
Ghi cải chính bằng cách gạch một đường thẳng vào chỗ sai và ghi số hoặc chữ đúng ở
phía trên và phải có chữ kỹ của kế toán trưởng ở bên cạnh.
- Phương pháp ghi số âm
Ghi số âm bằng cách ghi lại số sai bằng mực đỏ hoặc ghi lại số sai trong dấu ngoặc đơn,
khi dung phương pháp ghi số âm để đính chính chỗ sai thì phải lập một “Chứng từ ghi sổ
đính chính” do kế toán trưởng (hoặc người phụ trách kế toán) ký xác nhận.
+ Trường hợp ghi số tiền lớn hơn:
Ví dụ: DN mua hang hóa nhập kho bằng tiền mặt: 96.000đ
Kế toán ghi sai:
Nợ TK 1561: 99.000đ
Có TK 1111: 99.000đ
Bút toán sửa sai:
Nợ TK 1561: (3.000đ)
Có TK 1111: (3.000đ)
+ Trường hợp ghi trùng nghiệp vụ hai lần:
VD: Theo ví dụ trên nhưng kế toán đã ghi:
Nợ TK 1561: 96.000đ
Có TK 1111: 96.000đ
Sau đó kế toán lại ghi trùng lần nữa:
Nợ TK 1561: 96.000đ
Có TK 1111: 96.000đ
Kế toán sửa sai bằng cách xóa đi một bút toán:
Nợ TK 1561: (96.000đ)
Có TK 1111: (96.000đ)
+ Trường hợp định khoản sai:
VD: Theo ví dụ trên nhưng kế toán đã ghi
Nợ TK 1561: 96.000đ
Có TK 1121: 96.000
Kế toán sửa như sau:

Nợ TK 1561: (96.000đ)
Có 1121: (96.000đ)
Và ghi lại bút toán đúng:
Nợ TK 1561: 96.000
Có TK 1111: 96.000đ
- Phương pháp ghi bổ sung
Ghi bổ sung bằng cách lập “chứng từ ghi sổ bổ sung” và ghi thêm số chênh lệch thiếu
cho đủ.
VD: Theo ví dụ trên nhưng kế toán đã ghi sai:
Nợ TK 1561: 69.000đ
Có TK 1111: 69.000đ
Bút toán ghi bổ sung:
Nợ TK 1561: 27.000đ
Có TK 1111: 27.000đ
2. Kỹ thuật chữa sổ kế toán trong trường hợp ghi sổ bằng máy vi tính
Trường hợp phát hiện sai sót trước khi lập báo cáo tài chính năm được nộp cho cơ quan
nhà nước có thẩm quyền thì phải sửa chữa trực tiếp vào sổ kế toán của năm đó trên máy
vi tính;
Trường hợp phát hiện sai sót sau khi báo cáo tài chính năm đã nộp cho cơ quan nhà nước
có thẩm quyền thì phải sửa chữa trực tiếp vào sổ kế toán của năm đã phát hiện sai sót trên
máy vi tính và ghi chú vào dòng cuối của sổ kế toán năm có sai sót;
Sửa chữa sổ kế toán trong trường hợp ghi sổ bằng máy vi tính được thực hiện theo
phương pháp ghi số âm hoặc ghi bổ sung nêu trên.
3. Lưu ý khi sửa chữa sổ kế toán
- Trường hợp phát hiện sổ kế toán có sai sót trước khi lập báo cáo tài chính năm được nộp
cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì phải sửa chữa trên sổ kế toán của năm đó;
- Trường hợp phát hiện sổ kế toán có sai sót trước khi báo cáo tài chính năm được duyệt
hoặc khi công việc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán kết thúc và đã có ý kiến kết luận chính
thức, nếu có quyết định phải sửa chữa lại số liệu trên báo cáo tài chính liên quan đến số
liệu đã ghi sổ kế toán đơn vị phải sửa chữa lại sổ kế toán và số dư của những tài khoản

liên quan theo phương pháp quy định. Việc sửa chữa được thực hiện trực tiếp trên sổ kế
toán của năm đã phát hiện sai sót, đồng thời phải ghi chú vào trang cuối (dòng cuối) của
sổ kế toán năm trước có sai sót ( nếu phát hiện sai sót báo cáo tài chính đã nộp cho cơ
quan có thẩm quyền) để tiện đối chiếu, kiểm tra;
- Trường hợp phát hiện sổ kế toán có sai sót trọng yếu trong các năm trước thì kế toán hải
điều chỉnh hồi tố số dư đầu năm trên sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết theo quy
định tại chuẩn mực kế toán số 29 “Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các
sai sót”.
Ví dụ: Năm 2012, kế toán Công ty A phát hiện lô hang hóa đã bán và ghi nhận doanh thu
năm 2011 nhưng chưa hạch toán xuất kho để bán trong năm đó với giá trị hàng hóa ghi sổ
là 250.000.000đ. Biết thuế suất thuế TNDN là 25% và số dư trên sổ kế toán chưa điều
chỉnh sai sót của một số tài khoản tạị thời điểm 31/12/2011 như sau:
Đơn vị tính: đồng
Chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán trước điều chỉnh 31/12/2011
- TK 156 4.400.000.000
- TK 333 290.000.000
- TK 421 420.000.000
Sai sót này dẫn đến tại thời điểm 31/12/2011 số dư các tài khoản phải được điều chỉnh
giảm như sau:
+ Số dư Nợ TK 156 giảm: 250.000.000đ (do đã xuất hang nhưng đơn vị chưa hạch toán
giảm hang hóa tồn kho 250.000.000)
+ Số dư Có TK 333 giảm: 62.500.000đ (250.000.000 x25%)
+ Số dư Có TK 421 giảm: 187.500.000đ (250.000.000 -62.500.000)
Sauk hi điều chỉnh sai sót số dư trên sổ kế toán các tài khoản lien quan tại thời điểm
31/12/2011 như sau:
ĐVT: đồng
Chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán sau điều chỉnh 31/12/2011
- TK 156 4.150.000.000 (4.150.000.000 = 4.400.000.000 –
250.000.000)
- TK 333 227.500.000 (227.500.000 = 290.000.000 – 62.500.000)

- TK 421 232.500.000 (232.500.000 = 420.000.000 – 187.500.000)

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×