Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

Bài giảng môn kiểm toán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (514.16 KB, 50 trang )

Bμi gi¶ng m«n KiÓm to¸n

Tæ: KÕ to¸n


1
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ KIỂM TOÁN
1.1. Khái niệm về kiểm toán
1.1.1. Các quan điểm về kiểm toán
Quản điểm thứ nhất (Quan điểm cổ điển): Đồng nhất giữa kiểm toán với kiểm tra
kế toán.
- Kiểm tra kế toán: luôn đóng vai trò là chức năng của kế toán và không phải là một
hoạt động độc lập mà nằm ngay trong tất cả các quá trình hoạt động của kế toán.
- Kiểm toán là một hoạ
t động độc lập và là một hoạt động kiểm tra bên ngoài đối với
kế toán.
Từ hai khái niệm trên ta thấy kiểm tra kế toán không thể đồng nhất với kiểm toán,
mà quan điểm này chỉ phát sinh và tồn tại trong các điều kiện:
- Trong điều kiện kiểm tra chưa phát triển
- Trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung: Nhà nước đóng vai trò làm chủ sở hữu, là
người quản lý, là người tr
ực tiếp kiểm tra và kiểm soát.
Kết luận: Không thể đồng nhất giữa kiểm toán với kiểm tra kế toán vì tồn tại hay
không tồn tại của kiểm toán tách biệt với kiểm tra kế toán
Quan điểm thứ hai: Kiểm toán được hiểu theo đúng thời điểm phát sinh trong cơ
chế thị trường.
- Khái niệm theo chuẩn mực của Vương Quốc Anh: Kiểm toán là hoạt động xác
minh và bày tỏ ý kiến về các bảng khai tài chính của các xí nghiệp do các kiểm toán viên
độc lập thực hiện dựa theo luật định.
- Khái niệm của các chuyên giá Mỹ


- Khái niệm Kiểm toán ở Cộng hoà Pháp
Từ những khái niệm trên ta có những luận điểm chung:
- Chức năng của kiểm toán: Gồm hai chức năng cơ bản là chức năng xác minh và
chức năng bày tỏ ý kiến
- Đối tượng của kiểm toán: là các b
ảng khai tài chính
Bμi gi¶ng m«n KiÓm to¸n

Tæ: KÕ to¸n


2
+ Báo cáo tài chính: là báo cáo về sự vận động TS, NV và kết quả các hoạt
động tài chính, bao gồm: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu
chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính
+ Bảng khai tài chính khác: Như báo cáo quyết toán ngân sách, báo cáo quyết
toán dự án đầu tư….
- Khách thể kiểm toán: Là các đơn vị, tổ chức và các cá nhân tiến hành sản xuất kinh
doanh.
- Chủ thể kiểm toán: Là các kiểm toán viên độc lập
- Cơ sở tiến hành kiểm toán: là các luật kế
toán, luật kiểm toán, chuẩn mực kế toán,
chuẩn mực kiểm toán.
Quan điểm thứ 3: Quan điểm hiện đại về kiểm toán
Theo quan điểm này kiểm toán bao gồm 4 lĩnh vực
- Kiểm toán thông tin: Là hướng tới việc đánh giá tính trung thực, hợp pháp của các
tài liệu, các con số, làm cơ sở pháp lý cho việc giải quyết các mối quan hệ về kinh tế và tạo
niềm tin cho những người quan tâm.
- Kiểm toán quy tắc: Hướng vào việc đánh giá tình hình thực hiện luật pháp của đơn
vị được kiểm tra trong quá trình hoạt động.

- Kiểm toán hiệu quả: là xác minh mối liên hệ giữa chi phí và kết quả giúp hoàn
thiện các chính sách, các giải pháp về hoạt động kinh doanh của đơn vị được kiểm toán.
- Kiểm toán hiệu năng: hướng tới mục tiêu của chương trình, dự án nhằm nâng cao
năng lực quản lý của các đơ
n vị được kiểm toán.
Kết luận:
- Kiểm toán là hoạt động độc lập với chức năng cơ bản là xác minh và thuyết phục
để tạo niềm tin cho những người quan tâm vào kết luận của kiểm toán.
- Kiểm toán phải thực hiện mọi hoạt động kiểm tra, kiểm soát về những vấn đề liên
quan đến thực trạng tài chính và sự phản ánh chúng trên sổ kế toán cùng hiệu quả
đạt được.
Bμi gi¶ng m«n KiÓm to¸n

Tæ: KÕ to¸n


3
- Nội dung trực tiếp và chủ yếu của kiểm toán là: thực trạng hoạt động tài chính đã
được phản ánh trên các bảng khai tài chính một phần và một phần chưa được phản ánh
trong tài liệu kế toán.
- Kiểm toán hình thành một hệ thống phương pháp kỹ thuật riêng bao gồm phương
pháp kiểm toán chứng từ và phương pháp kiểm toán ngoài chứng từ thích hợp với từng đối
tượng kiểm toán.
- Kiểm toán đượ
c thực hiện bởi những người có trình độ chuyên môn sâu về kế toán
và kiểm toán.
Kết luận chung về kiểm toán:
Kiểm toán là hoạt động xác minh và bày tỏ ý kiến về các hoạt động cần kiểm toán
mà trước hết và chủ yếu là hoạt động tài chính bằng hệ thống các phương pháp kỹ thuật
của kiểm toán chứng từ và kiểm toán ngoài chứng từ do các kiểm toán viên có trình độ

nghiệp vụ tương x
ứng thực hiện trên cơ sở hệ thống pháp lý có hiệu lực.
1.1.2. Khái niệm Kiểm toán
Kiểm toán là hoạt động xác minh và bày tỏ ý kiến về các hoạt động cần kiểm toán
mà trước hết và chủ yếu là hoạt động tài chính bằng hệ thống các phương pháp kỹ thuật
của kiểm toán chứng từ và kiểm toán ngoài chứng từ do các kiểm toán viên có trình độ
nghiệp vụ tương xứng thực hiện trên c
ơ sở hệ thống pháp lý có hiệu lực.
1.2. Chức năng của kiểm toán
1.2.1. Chức năng xác minh
Chức năng này nhằm khẳng định mức độ trung thực của tài liệu, tính pháp lý của
việc thực hiện các nghiệp vụ hay việc lập báo cáo tài chính.
Đối với báo cáo tài chính, việc thực hiện chức năng xác minh trước hết được thực
hiện ở sự xác nhận của người kiểm tra
độc lập ở bên ngoài. Việc xác minh báo cáo tài
chính cần có hai mặt:
- Tính trung thực của các số liệu
- Tính hợp thức của các biểu mẫu phản ánh tình hình tài chính.
Bμi gi¶ng m«n KiÓm to¸n

Tæ: KÕ to¸n


4
Trong chức năng này, một vấn đề đặt ra là phát hiện gian lận và vi phạm trong tài chính.
Trong kiểm toán ở các nước, vấn đề này được đặt ra như những khác biệt về kỳ vọng giữa
kiểm toán và quản lý. Do đó các nhà kiểm toán quốc tế thường hướng tới việc hoàn thiện
các chuẩn mực kiểm toán.
1.2.2. Chức năng bày tỏ ý kiến
Chức năng này có thể được hiểu rộng vớ

i ý nghĩa cả kết luận về chất lượng thông
tin và cả pháp lý, tư vấn qua xác minh.
Nếu kết luận về chất lượng thông tin có quá trình phát triển lâu dài từ chỗ chỉ có từ
xác nhận đến hình thành báo cáo kiểm toán theo chuẩn mực chung thì kết luận về pháp lý
hoặc tư vấn cũng có quá trình phát triển lâu dài.
Ở khu vực công cộng bao gồm xí nghiệp công, các đơn vị sự nghiệp và cá nhân
hưởng thụ ngân sách nhà nước đều đặ
t dưới sự kiểm soát của kiểm toán nhà nước.
Ở khu vực kinh doanh hoặc các dự án ngoài ngân sách nhà nước, chức năng bày tỏ ý
kiến được thực hiện qua phương thức tư vấn.
1.3. Ý nghĩa và tác dụng của kiểm toán
1.3.1. Kiểm toán góp phần tạo niềm tin cho những người quan tâm
Kiểm toán tạo niềm tin cho những người quan tâm đến đối tượng kiểm toán như các
cơ quan nhà nước, ngân hàng, các nhà đầu tư, các nhà quản lý, ngườ
i lao động, khách
hàng, nhà cung cấp và những người quan tâm khác
1.3.2. Kiểm toán góp phần hướng dẫn nghiệp vụ
Kiểm toán góp phần hướng dẫn nghiệp vụ và củng cố nề nếp hoạt động tài chính kế
toán nói riêng và hoạt động của kiểm toán nói chung.
Hoạt động tài chính bao gồm nhiều mối quan hệ về đầu tư, về kinh doanh, về phân phối, về
thanh toán. Tính phức tạp của hoạt động này càng tăng lên bởi quan h
ệ chặt chẽ giữa các
quan hệ tài chính với lơị ích con người. Trong khi đó thông tin kế toán là sự phản ánh của
hoạt động tài chính, là sản phẩm của quá trình xử lý thông tin bằng phương pháp kỹ thuật
rất đặc thù.
1.3.3. Kiểm toán góp phần nâng cao hiệu quả và hiệu năng quản lý
Bμi gi¶ng m«n KiÓm to¸n

Tæ: KÕ to¸n



5
Kiểm toán góp phần nâng cao hiệu quả và năng lực quản lý. Kiểm toán không chỉ
xác minh rõ độ tin cậy của thông tin mà còn tư vấn về quản lý.
Trong điều kiện mới chuyển đổi cơ chế kinh tế, hệ thống pháp lý chưa hoàn chỉnh việc
duy trì kỷ cương và đảm bảo phát triển đúng hướng chỉ có được trên cơ sở xây dựng đồng
bộ và tổ chức thực hiện t
ốt kiểm toán trên mọi lĩnh vực.
ý nghĩa lớn nhất của kiểm toán là quan toà công minh của quá khứ, người dẫn dắt
hiện tại và người cố vấn sáng suốt cho tương lai.
1.4. Mục đích và phạm vi của kiểm toán
1.4.1. Mục đích của kiểm toán
- Kiểm toán tài chính nhằm kiểm tra đánh giá về tính trung thực hợp lý của các công
ty trên các bảng khai tài chính nhằm phục vụ nhu cầu sử dụng thông tin củ
a nhiều người.
- Nhằm nâng cao hiệu quả của các hoạt động tài chính và năng lực quản lý của đơn
vị được kiểm toán thông qua việc đưa ra các lời khuyên cụ thể và rõ ràng cho ban quản lý
đơn vị để điều chỉnh và xử lý kịp thời các sai phạm.
b. Phạm vi của kiểm toán
1.5. Các loại kiểm toán
1.5.1. Phân loại kiểm toán theo đối tượng cụ thể
- Kiểm toán báo cáo tài chính: là hoạt động xác minh và bày t
ỏ ý kiến về các bản
khai tài chính của các thực thể kinh tế do những người có trình độ nghiệp vụ tương xứng
thực hiện và dựa trên hệ thống pháp lý đang có hiệu lực.
Theo thông lệ kế toán quốc tế các DN phải công bố Bảng cân đối KT, bảng kết quả KD và
báo cáo lưu chuyển tiền tệ cùng các bảng giải trình. Đây là đối tượng quan tâm trực tiếp
của các tổ chức, cá nhân. Do
đó báo cáo tài chính là đối tượng trực tiếp và thường xuyên
của kiểm toán.

Thông thường một đơn vị có 100% vốn đầu tư của nhà nước, nhà nước vừa là chủ sở hữu,
vừa là người giữ vai trò điều tiết nên các bảng khai này do cơ quan kiểm toán của nhà nước
thực hiện công việc kiểm toán.
Bμi gi¶ng m«n KiÓm to¸n

Tæ: KÕ to¸n


6
Trong các trường hợp còn lại, những người quan tâm thường có nhiều phía khác nhau. Do
vậy việc kiểm toán lại do các công ty kiểm toán độc lập thực hiện.
- Kiểm toán nghiệp vụ: Là hoạt động xác minh và bày tỏ ý kiến về các nghiệp vụ cụ
thể của các bộ phận hoặc đơn vị do các kiểm toán viên có trình độ nghiệp vụ tương xứng
thực hiện dựa trên hệ thống pháp lý đang có hiệu lự
c.
Đối tượng: là các nghiệp vụ tài chính hoặc phi tài chính hiệu năng và hiệu quả của
quản lý.
Khách thể:
+ Các bộ phận các đơn vị được kiểm toán.
+ Chủ thể, chủ yếu là kiểm toán viên nội bộ
+ Cơ sở pháp lý chưa có các chuẩn mực hướng dẫn nên kiểm toán nghiệp vụ thường đưa ra
tư vấn gợi ý nhiều hơn là xác minh.
- Kiểm toán tuân thủ: Là việc xác minh và bày tỏ ý ki
ến về tính tuân thủ pháp luật
chế độ thể lệ của nhà nước và nội quy của đơn vị.
Đối tượng: Kiểm tra việc tuân thủ pháp luật của nhà nước và quy định của đơn vị.
Khách thể: Các thực thể kinh tế, chủ thể, kiểm toán và kiểm toán nội bộ. Cơ sở hệ
thống pháp lý đang có hiệu lực và nội quy của đơn vị.
- Kiểm toán theo ch
ủ thể: Kiểm toán nội bộ là một bộ máy thực hiện chức năng

kiểm toán nhằm phục vụ cho nhu cầu quản trị nội bộ của đơn vị.
Kiểm toán chủ thể: kiểm toán viên nội bộ là những người không chuyên nghiệp không nhất
thiết phải có chứng chỉ hành nghề nhưng phải có trình độ chuyên môn đạo đức nghề
nghiệp và tính độc lập.
Nguyên lý cơ b
ản xây dựng kiểm toán nội bộ:
+ Bộ phận kiểm toán nội bộ phải độc lập với các bộ phận còn lại trong đơn vị và bộ phận
này chỉ phụ thuộc vào người lãnh đạo cao nhất trong đơn vị.
+ Lĩnh vực kiểm toán chủ yếu là kiểm toán hoạt động và kiểm toán tuân thủ.
+ Tính chất pháp lý: kiểm toán nội bộ tiến hành các cuộc kiểm toán quy chế và yêu cầu củ
a
ban giám đốc hoặc hội đồng quản trị đối với các đơn vị trực thuộc.
Bμi gi¶ng m«n KiÓm to¸n

Tæ: KÕ to¸n


7
- Kiểm toán độc lập là tổ chức kiểm toán viên chuyên nghiệp tổ chức kinh doanh
dịch vụ kiểm toán và tư vấn theo yêu cầu của khách hàng.
Chủ thể: là kiểm toán viên độc lập chuyên nghiệp có chứng chỉ hành nghề.
Mô hình tổ chức: là công ty kiểm toán và văn phòng kiểm toán tư.
Khách thể:
+ Bắt buộc là những đơn vị phải thực hành kiểm toán theo luật định bao gồm DN có vốn
đầu tư nướ
c ngoài, tổ chức có hoạt động KD, tổ chức tài chính và DN kinh doanh bảo
hiểm, DN nhà nước báo cáo quyết toán vốn đầu tư XDCB của các dự án và một số đối
tượng khác.
+ Tự nguyện bao gồm tất cả các đơn vị cá nhân có nhu cầu kiểm toán.
Lĩnh vực kiểm toán chủ yếu: kiểm toán báo cáo tài chính.

Tính chất pháp lý: các cuộc kiểm toán được tiến hành trên cơ sở hoạt động giữa công ty
kiểm toán và khách hàng, khách hàng có quyền lự
a chọn và có thu phí theo hợp đồng.
1.5.2. Phân loại kiểm toán theo hệ thống bộ máy nhà nước
- Kiểm toán nhà nước: là hệ thống bộ máy chuyên môn của nhà nước thực hiện các
chức năng kiểm toán tài sản công.
Chủ thể là các kiểm toán viên nhà nước. Đây là các công chức nhà nước không cần chứng
chỉ hành nghề nhưng cần có chứng chỉ của trung tâm khoa học đào tạo bồi dưỡng cán bộ
nhà nước.
Khách thể
bao gồm tất cả các đơn vị cá nhân có ngân sách nhà nước như:
+ Các dự án, công trình do ngân sách nhà nước đầu tư.
+ Các dự án nhà nước.
+ Các xí nghiệp công cộng thuộc sở hữu nhà nước.
+ Các cơ quan kinh tế của nhà nước, đoàn thể xã hội.
+ Các cá nhân
Lĩnh vực kiểm toán chủ yếu là kiểm toán tuân thủ và kiểm toán tổ chức
Bμi gi¶ng m«n KiÓm to¸n

Tæ: KÕ to¸n


8
Tính chất pháp lý kiểm toán nhà nước là cơ quan công quyền thực hiện các cuộc kiểm toán
mang tính chất bắt buộc và cưỡng chế đối với các dự án và cá nhân sử dụng nguồn vốn và
kinh phí từ ngân sách nhà nước.
- Kiểm toán độc lập: Là hoạt động đặc trưng của kinh tế thị trường. Đây là các tổ
chức kinh doanh dịch vụ kiểm toán và tư vấn theo yêu cầu của khách hàng. ở VN hiện nay
có công ty kiểm toán VN, công ty d
ịch vụ kế toán kiểm toán và tư vấn tài chính Công ty

Tư vấn và kiểm toán Sài Gòn
- Kiểm toán nội bộ: là bộ máy thực hiện chức năng kiểm toán trong phạm vi đơn vị,
phục vụ yêu cầu quản lý nội bộ đơn vị.
1.6. Kiểm toán viên
1.6.1. Khái niệm – Phân loại kiểm toán viên
a. Khái niệm
Tiêu chuẩn để trở thành kiểm toán viên độc lập:
- Phải có chuyên môn nghiệp vụ( kế toán, kiểm toán), có chứng ch
ỉ kiểm toán viên
độc lập.
- Phải đăng ký hành nghề tại cơ quan có thẩm quyền.
- Tính độc lập:
+ Độc lập về kinh tế với đơn vị được kiểm toán
+ Độc lập về quan hệ xã hội, không có mối quan hệ họ hàng thân thích làm việc
trong lĩnh vực tài chính ở đơn vị đó.
+ Có thái độ độc lập khách quan, không có định kiến trong quá trình thực hiện.
- Tiêu chuẩn về đạo
đức
b. Phân loại kiểm toán viên
- Kiểm toán viên cao cấp
- Kiểm toán viên chính
- Kiểm toán viên ( giúp việc cho kiểm toán viên chính)
- Kiểm toán viên dự bị
1.6.2. Trách nhiệm quyền hạn của kiểm toán viên độc lập
Bμi gi¶ng m«n KiÓm to¸n

Tæ: KÕ to¸n


9

a. Trách nhiệm của Kiểm toán viên
- Chấp hành nghiêm chỉnh các nguyên tắc kiểm toán đã quy định
- Khi thực hiện nghĩa vụ không gây trowr ngại hoặc can thiệp vào công việc điều
hành của đơn vị được kiểm toán
- Nếu vi phạm quy chế, vi phạm pháp luật thì tuỳ theo mức độ vi phạm mà có thể bị
thu hồi chứng chỉ Kiểm toán viên và bị xử lý theo pháp luật hiện hành.
b. Quyền hạn của Kiể
m toán viên
- Độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ trong phạm vi của mình
- Có quyền yêu cầu khách hàng cung cấp đầy đủ, kịp thời các tài liệu có liên quan
đến công việc kiểm toán.
- Đối chiếu xác minh các thông tin kinh tế tài chính
- Có quyền thông báo và kiến nghị ý kiến của mình khi phát hiện có hiện tượng vi
phạm pháp luật.
- Có quyền khước từ khách hàng nếu thấy không đủ điều kiện và khả năng để thực
hiện kiểm toán













Bμi gi¶ng m«n KiÓm to¸n


Tæ: KÕ to¸n


10
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN TRONG KIỂM TOÁN
2.1. Đối tượng kiểm toán
2.1.1. Thực trạng hoạt động tài chính - đối tượng chung của kiểm toán
Hoạt động tài chính là dùng tiền để giải quyết các mối quan hệ kinh tế trong đầu tư,
trong kinh doanh, trong phân phối và thanh toán nhằm đạt tới lợi ích kinh tế xác định.
Để giải quyết tốt các mối quan hệ kinh tế, hoạt động tài chính phải tuân thủ theo những
nguyên tắc cơ bản:
- Hoạt động tài chính phải có k
ế hoạch
- Hoạt động tài chính phải đảm bảo tiết kiệm và có lợi
- Hoạt động tài chính phải bảo đảm tuân thủ pháp luật và thể lệ tài chính.
Giải quyết mối quan hệ kinh tế có liên quan đến nhiều kháchh thể khác nhau là nội dung
của hoạt động tài chính. Để giải quyết các mối quan hệ kinh tế nhất thiết phải tuân thủ các
chuẩn mực đã được xác định trong hệ thống pháp lý trong t
ừng thời gian cụ thể.
2.1.2. Tài liệu kế toán - Đối tượng cụ thể của kiểm toán
Tài liệu kế toán, trước hết là các báo cáo tài chính là đối tượng trực tiếp và thường
xuyên của mọi cuộc kiểm toán. Để đáp ứng nhu cầu trên, đối tượng cụ thể của kiểm toán
thuộc phạm vi tài liệu kế toán bao gồm:
- Tính hiện thực của các thông tin kế toán
- Tính hợp pháp của các mẫu biể
u, của trình tự lập và luân chuyển các tài liệu này.
- Tính hợp lý của các đối tượng kế toán phù hợp với nội dung của các nghiệp vụ
kinh tế phát sinh.

- Tính pháp lý trong việc thực hiện các luật pháp, chuẩn mực và chế độ kinh tế tài
chính.
2.1.3. Thực trạng tài sản và nghiệp vụ tài chính - Đối tượng cụ thể của kiểm toán.
Trong một đơn vị kinh doanh hay đơn vị sự nghiệp, tài sản đều biểu hi
ện dưới nhiều
hình thái vật chất khác nhau với yêu cầu quy cách, phẩm chất, bảo quản, bảo dưỡng khác
nhau lại được lưu giữ trên nhiều kho bãi khác nhau với người quản lý khác nhau.
Bμi gi¶ng m«n KiÓm to¸n

Tæ: KÕ to¸n


11
Mặt khác, khi sản xuất phát triển, quy mô tài sản cũng tăng lên, quy mô kinh doanh
mở rộng, các mối liên kết kinh tế càng đa dạng, phức tạp. Những yếu tố này dẫn đến khả
năng cách biệt giữa tài sản với sự phản ánh của nó trong thông tin kế toán Tài sản trong
kinh doanh cũng luôn vận động. Quá trình vận động này được cấu thành bởi các nghiệp vụ
cụ thể. Trên cơ sở đó cần chia
đối tượng kiểm toán ra các phần hành kiểm toán cơ bản, với
kiểm toán nghiệp vụ các phần hành cơ bản bao gồm:
- Các nghiệp vụ về tiền mặt (thu, chi và tồn quỹ)
- Các nghiệp vụ về thanh toán (không phân biệt vay, nợ, phải thu, phải trả)
- Các nghiệp vụ về tài sản cố định (đầu tư, xây dựng, mua sắm)
- Các nghiệp vụ về hàng hoá (bảo quản, sử dụng)
- Các nghiệ
p vụ về kinh doanh
- Các nghiệp vụ về tài chính
2.1.4. Hiệu quả và hiệu năng - đối tượng cụ thể của kiểm toán
Tài liệu kế toán, thực trạng tài sản và nghiệp vụ tài chính là đối tượng cụ thể gắn liền
với sự phát sinh và phát triển của kiểm toán. Đó là theo quan điểm truyền thống, còn theo

quan điểm hiện đại đối tượng của kiểm toán còn bao gồm hiệ
u năng và hiệu quả. Việc mở
rộng đối tượng kiểm toán là xuất phát từ những đòi hỏi thực tế của quản lý trong điều kiện
quy mô KD và hoạt động sự nghiệp ngày càng đòi hỏi mở rộng, trong khi nguồn lực ngày
càng bị giới hạn.
2.2. Cơ sở dẫn liệu, bằng chứng kiểm toán và hồ sơ kiểm toán
2.2.1. Cơ sở dẫn liệ
u
a. Khái niệm: Cơ sở dẫn liệu của báo cáo tài chính là khoản mục do giám đốc hoặc
những ngươoì đứng đầu đơn vị hoặc người chịu trách nhiệm lập cơ sở trên cơ sở các chuẩn
mực ở các mục chế độ kế toán quy định. Hay nói cách khác cơ sở dẫn liệu là sự khẳng định
một cách công khai hoặc ngầm định của ban giám đốc về sự
trình bày của các bộ phận về
BCTC.
b. Cơ sở dẫn liệu phải có các tiêu chuần sau:
- Tính hiện hữu
Bμi gi¶ng m«n KiÓm to¸n

Tæ: KÕ to¸n


12
- Quyền và nghĩa vụ
- Tính phát sinh
- Tính đầy đủ
- Tính đánh giá.
- Tính chính xác
- Trình bày và công bố.
2.2.2. Bằng chứng kiểm toán
a. Khái niệm: Là toàn bộ các tài liệu thôngtin mà kiểm toán viên thu được trong quá

trình kiểm toán, làm cơ sở cho ý kiến kết luận kiểm toán của mình
b. Yêu cầu của bằng chứng kiểm toán
- Tính hiệu lực
- Tính đầy đủ
2.3. Gian lận và sai sót
Gian lận và sai sót đều là sai phạm. Tuy nhiên về bản chất thì gian lận và sai sót có
nhiều điể
m khác nhau.
Gian lận là hành vi cố ý lừa dối, giấu diếm, xuyên tạc sự thật với mục đích tư lợi.
Trong lĩnh vực tài chính kế toán, gian lận có thể là sự trình bày sai lệch có chủ định các
thôngtin trên báo cáo tài chính do một hay nhiều người có chủ định các thông tin trên báo
cáo tài chính do một hoặc nhiều người trong Ban giám đốc công ty, các nhân viên hoặc bên
thứ ba thực hiện.
Ví dụ: làm giả tài liệu, tham ô tài sản, giấu diếm hoặc cố tình bỏ sót k
ết quả các nghiệp vụ,
ghi chép nghiệp vụ không có thật, chủ định áp dụng sai chế độ kế toán
Sai sót là lỗi không cố ý, thường được hiểu là sự nhầm lẫn, bỏ sót hoặc do yếu kém
về năng lực nên gây ra sai phạm.
Ví dụ: Trong kế toán tài chính sai sót có thể là lỗi số học bỏ sót hoặc hiểu sai sự việc một
cách vô tình, áp dụng sai nguyên tắc, chế độ kế toán tài chính do thiếu năng lực
Dù vậy giữa gian lận và sai sót lại khác nhau về nhiều mặt:
Bμi gi¶ng m«n KiÓm to¸n

Tæ: KÕ to¸n


13
+ Về mặt ý thức, sai sót là hành vi không có chủ ý, chỉ là vô tình bỏ sót, hoặc do
năng lực hạn chế, hoặc do sao nhãng, thiếu thận trọng trong công việc gây ra sai phạm.
Trong khi đó, gian lận là hành vi có tính toán, có chủ ý gây ra sự lệch lạc thông tin nhằm

mục đích vụ lợi.
+ Từ sự khác nhau về ý thức dẫn đến khác nhau về mức độ tinh vi của hai loại sai
phạm này. Gian lận là hành vi trải qua ba giai đoạn: đầu tiên là hình thành ý đồ gian lận,
sau
đó thực hiện hành vi gian lận và cuối cùng là che dấu hành vi gian lận. Trong khi đó
sai sót là hành vi không có chủ ý nên chúng rất dễ phát hiện ra.
+ Một sự khác nhau nữa là tính trọng yếu của sai phạm. Nếu là hành vi gian lận thì
luôn được xem như nghiêm trọng. Còn đối với sai sót thì phải tuỳ thuộc vào qui mô và tính
chất của sai phạm.
2.4. Trọng yếu và rủi ro.
2.4.1. Trọng yếu
Khái niệm: Trọng yếu là thuật ngữ dùng để thực hiệ
n tầm quan trọng của một thông
tin hay một số liệu kinh tế trong Báo cáo tài chính.
Thông tin được coi là trọng yếu có nghĩa là nếu thiếu thông tin đó, hoặc thông tin đó
không chính xác không có bối cảnh cụ thể, nếu dựa vào các thông tin này để xét đoán thì
không thể chính xác hoặc sẽ rút ra những kết luận sai lầm, sai phạm trọng yếu dùng để chỉ
tầm cỡ và tính hệ trọng của các sai phạm.
Đánh giá tính trọng yếu là đánh giá l
ượng tối đa mà kiểm toán viên tin rằng ở mức
đó các Báo cáo tài chính có thể bị sai lệch nhưng vẫn chưa ảnh hưởng đến các quyết định
của người sử dụng thông tin đó.
Thông thường kiểm toán viên khi xem xét vấn đề về qui mô của đối tượng kiểm toán
thì họ quan tâm tới qui mô tương đối. Qui mô tương đối là mối quan hệ tương quan giữa
đối tượng cần đánh giá với một s
ố gốc. Số gốc thường khác nhau trong mỗi tình huống.
Ví dụ với báo cáo kết quả kinh doanh, số gốc có thể là thu nhập ròng hoặc bình quân thu
nhập của mấy năm gần đây, với bảng cân đối kế toán số gốc có thể là tài sản lưu động hoặc
tổng tài sản, còn với bảng lưu chuyển tiền tệ, số gốc có thể là DThu thuần
Bμi gi¶ng m«n KiÓm to¸n


Tæ: KÕ to¸n


14
Để xác minh đúng nội dung kiểm toán trên phương diện này cần quán triệt các
nguyên tắc cơ bản sau:
- Thứ nhất: quy mô trọng yếu phải được xác định. Tùy đối tượng cụ thể và khách thể kiểm
toán và cần có sự am hiểu về tài chính kế toán của khách thể kiểm toán.
- Thứ hai: qui mô của các khoản mục, nghiệp vụ không chỉ xét về qui mô bằng con số tuyệt
đối mà phải trong tương quan với toàn bộ
đối tượng kiểm toán. Về định lượng đó là những
tỉ lệ của các khoản mục, nghiệp vụ so với một cơ sở để tính toán như tổng số tài sản, tổng
doanh thu, lợi tức chưa tính thuế
- Thứ ba: qui mô trọng yếu còn tuỳ thuộc vào từng cuộc kiểm toán có đối tượng và mục
tiêu khác nhau, chẳng hạn kiểm toán tài chính hay kiểm toán hiệu quả với chứ
c năng xác
minh hay tư vấn
Về tính chất: Khái niệm trọng yếu còn gắn với tính hệ trọng của vấn đề xem xét.
Một yếu tố định tính quan trọng cần xem xét đó là bản chất của khoản mục hoặc vấn đề
đang được đánh giá.
Các khoản mục nghiệp vụ có gian lận hoặc chứa đựng khả năng gian lận như:
- Các nghiệp vụ
đấu thầu và giao thầu, giao dịch không hợp pháp.
- Các nghiệp vụ thanh lý tài sản.
- Các nghiệp vụ về tiền mặt.
- Các nghiệp vụ mua bán và thanh toán.
- Các nghiệp vụ bất thường.
- Các nghiệp vụ phân chia quyền lợi.
- Các nghiệp vụ cố ý bỏ ngoài sổ sách.

- Các nghiệp vụ xẩy ra vào cuối kỳ quyết toán hoặc thuộc loại nghiệp vụ mới phát sinh.
- Các khoản mục, chứng từ có sửa chữa.
Các nghiệp vụ, khoản mục có sai sót hệ trọng
- Các nghiệp vụ, khoản mục phát hiện có sai sót ở qui mô lớn hoặc có chênh lệch lớn với
các kỳ trước hoặc giữa các nguồn thông tin có liên quan.
- Các nghiệp vụ vi phạm qui tắc kế toán và pháp lý nói chung.
Bμi gi¶ng m«n KiÓm to¸n

Tæ: KÕ to¸n


15
- Các nghiệp vụ khoản mục có sai sót lặp lại nhiều lần.
- Các nghiệp vụ, khoản mục có ảnh hưởng nghiêm trọng đến kỳ sau
- Các nghiệp vụ, khoản mục là đầu mối hoặc gây hậu quả liên quan đến nhiều khoản mục
nghiệp vụ khác.
Khái niệm trọng yếu đặt ra yêu cầu xác định nội dung kiểm toán với tính nguyên tắc
là không được bỏ sót khoản mục hay nghiệp vụ
có qui mô lớn và có tính hệ trọng. Vi phạm
nguyên tắc này cũng có nghĩa là tạo ra rủi ro kiểm toán.
2.4.2. Rủi ro
Rủi ro kiểm toán là khả năng mà kiểm toán viên đưa ra ý kiến không xác đáng về đối
tượng được kiểm toán.
Chẳng hạn, kiểm toán viên đưa ra ý kiến rằng báo cáo tài chính của đơn vị được
kiểm toán đã trình bày trung thực và hợp lý xét trên các khía cạnh trọng yếu, tuy nhiên trên
thực tế các báo cáo đã được kiểm toán này vẫ
n tồn tại các sai phạm trọng yếu mà kiểm
toán viên không phát hiện ra trong quá trình kiểm toán. Loại rủi ro này luôn có thể tồn tại,
ngay cả khi cuộc kiểm toán được lập kế hoạch chu đáo và thực hiện một cách thận trọng.
Rủi ro này sẽ tăng lên nếu việc lập kế hoạch kiểm toán kém và thực hiện thiếu thận trọng.

Trong kiểm toán quốc tế, rủi ro được xét trong quan hệ với kế ho
ạch kiểm toán, rủi
ro kiểm toán được hiểu là khả năng sai sót và việc đánh giá rủi ro tiến hành qua ước tính
theo tỷ lệ từ 0% đến 100%. Trên thực tế, không có một chuẩn mực chính thức nào về mức
rủi ro kiểm toán có thể chấp nhận, loại trừ rằng rủi ro kiểm toán phải ở mức thấp cho phép.
Tuy nhiên ngay cả 1% rủi ro cũng vẫn được xem là mức tồi.
Ví dụ Với m
ột công ty kiểm toán lớn với 2.000 cuộc kiểm toán trong 1 năm, thì 1% rủi ro
là 20 cuộc kiểm toán tồi xảy ra trong năm đó. Góc độ lý thuyết thì rủi ro kiểm toán nên nhỏ
hơn 1%.
Trong thực tiễn, rủi ro kiểm toán thường xảy ra do giới hạn về quản lý, về kiểm toán
mà trực tiếp là chi phí kiểm toán và ngay cả khi chúng có khả năng đủ Trong mối quan hệ
này, rủi ro kiểm toán và chi phí kiểm toán có quan hệ nghịch với nhau và được thể hiện
qua sơ đồ sau:
Bμi gi¶ng m«n KiÓm to¸n

Tæ: KÕ to¸n


16
Sơ đồ: Quan hệ giữa rủi ro kiểm toán với chi phí kiểm toán
(Bằng chứng kiểm toán)
Rủi ro kiểm toán








Chi phí kiểm toán


Do đối tượng kiểm toán là những thông tin được kiểm toán qua nhiều giai đoạn bằng các
bộ máy kiểm toán khác nhau nên rủi ro kiểm toán cũng được xác định tương ứng với đối
tượng kiểm toán từng loại: rủi ro tiềm tăng, rủi ro kiểm soát và rủi ro phát hiện.
Rủi ro tiềm tàng - IR
Đó chính là khả năng tồn tại các sai phạm trọng yếu trong bản thân các đối tượng
kiểm toán (chưa tính đế
n sự tác động của bất cứ hoạt động kiểm toán nào kể cả kiểm soát
nội bộ).
Mức độ rủi ro tiềm tàng phụ thuộc vào đặc điểm tình hình KD của khách thể kiểm
toán, loại hình kinh doanh và cả năng lực nhân viên của khách thể kiểm toán.
Kiểm toán viên không tạo ra và cũng không kiểm soát rủi ro tiềm tàng. Họ chỉ có thể
đánh giá chúng.
Để đánh giá rủi ro tiềm tàng KTV có thể dựa vào nhi
ều nguồn thông tin khác nhau.
Chẳng hạn, KTV có thể dựa vào kết quả của cuộc kiểm toán năm trước, ví dụ nếu năm
trước kết quả kiểm toán chỉ ra rằng không phát hiện sai phạm trọng yếu nào thì KTV nên
đánh giá khả năng tiềm ẩn rủi ro tiềm tàng sẽ lớn và phải chú ý nhiều.
Rủi ro kiểm soát – CR
Đó là khả năng hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn v
ị kiểm toán không phát hiện,
ngăn ngừa và sửa chữa kịp thời các sai phạm trọng yếu. KTV không tạo ra rủi ro kiểm soát
và cũng không kiểm soát chúng. Họ chỉ có thể đánh giá hệ thống kiểm soát của đơn vị
được kiểm toán và từ đó đưa ra mức rủi ro kiểm soát dự kiến.
Rủi ro phát hiện – DR
Bμi gi¶ng m«n KiÓm to¸n

Tæ: KÕ to¸n



17
Đó là khả năng mà các thủ tục kiểm toán không phát hiện được các sai phạm trọng
yếu. Ngược lại với rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát, KTV phải có trách nhiệm thực hiện
cá thủ tục thu thập các bằng chứng kiểm toán nhằm quản lý và kiểm soát đối với rủi ro phát
hiện.
Mô hình rủi ro kiểm toán
AR = IR x CR x DR (1)
Với mô hình này, KTV có thể sử dụng nó để điều chỉnh rủi ro phát hiện dựa trên các
loại rủi ro khác đã được đánh giá nhằm đạt được rủi ro kiểm toán ở mức thấp như mong
muốn.
Chẳng hạn, KTV muốn thực hiện một cuộc kiểm toán cụ thể và muốn rủi ro kiểm
toán đạt ở mức tương đối thấp.
Tất cả các rủ
i ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát đều được đánh giá dựa trên kinh
nghiệm và nhận định nghề nghiệp và có chứng minh cụ thể. Giả sử, KTV cho rằng rủi ro
tiềm tàng đối với đối tượng kiểm toán là rất lớn và hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị
được kiểm toán không được hiệu lực lắm.
Nếu KTV muốn đạt được mức rủi ro kiểm toán ở
mức thấp như mong muốn (AR =
0,05), thì các thủ tục kiểm toán cần phải được thiết kế để sao cho rủi ro phát hiện (DR)
không vượt quá mức 0,08.
Theo mô hình rủi ro, với những dữ kiện vừa nêu ra ta có kết quả như sau:
AR = IR x CR x DR
0,05 = 0,90 x 0,70 x DR suy ra DR = 0,08.
Cần phải chú ý rằng rủi ro phát hiện phụ thuộc vào các loại rủi ro khác. Từ (1) ta suy ra:
DR = AR / (IR x CR) (2)
Mặc dù đây là mô hình rủi ro có tính chất giản đơn nhưng nó có ý nghĩa rất lớn cho
KTV trong việc lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán sao cho hợp ý và đủ để bảo đảm duy

tri rủi ro phát hiện ở mức thấp cho phép. Tuy nhiên, khi sử dụng mô hình rủi ro này, KTV
cần chú ý một số điểm sau:
Bμi gi¶ng m«n KiÓm to¸n

Tæ: KÕ to¸n


18
- KTV không thể giả sử rằng rủi ro tiềm tàng là bằng 0 để không cần đến các bước thu thập
bằng chứng kiểm toán:

AR = IR (= 0) x CR x DR = 0
- KTV
không thể đặt niềm tin tuyệt đối vào hệ thống kiểm soát nội bộ (CR = 0) để không
cần đến các bước thu thập bằng chứng kiểm toán:
AR = IR x CR (= 0 ) x DR = 0
- KTV không thể được xem là đã thận trọng nghề nghiệp thích đáng nếu như rủi ro của
việc không phát hiện các sai phạm trọng yếu trong đối tượng kiểm toán ở mức quá cao, ví
dụ:
AR = IR (= 0,80) x CR (= 0,80) x DR (= 0,50) = 0,32
Rủi ro kiểm toán và rủi ro phát hiện luôn luôn đi đôi với tính trọng yếu. Sẽ không hữu hiệu
nếu khi nghĩ về rủi ro kiểm toán và rủi ro phát hiện mà không nghĩ về tính trọng yếu.
Ví dụ:
1. Rủi ro kiểm toán là rủi ro mà các thủ tục kiểm toán không phát hiện được các sai phạm
trọng yếu. Đúng.
2. KTV có trách nhiệm phát hiện tất cả các gian lận và sai sót. Sai
3. KTV chỉ là phát hiện những sai phạm trọng yếu.
4. Nhất định mọi nghiệp vụ trong công ty kiểm toán độc lập cần phải độc lập với khách
hàng kiểm toán của mình. Sai vì nhân viên Kiểm toán không nhất định phải độc lập với
khách hàng.

5. Trọng yế
u là khái niệm đúng để chỉ tầm trang trọng các thông tin, các khoản mục trên
BCTC. Đúng.
6. Hành vi bỏ sót một số nghiệp vụ kiểm toán luôn là sai phạm trọng yếu. Sai.
2.5. Khái niệm hoạt động liên tục
2.6.1. Khái niệm
Một DN được coi là hoạt động liên tục khi mà có thể tiếp tục hoạt động trong một
tương lai gần có thể tự đoán được (ít nhất là một năm kể từ ngày kết thúc niên độ k
ế toán)
Bμi gi¶ng m«n KiÓm to¸n

Tæ: KÕ to¸n


19
có nghĩa DN đó không có ý định hoặc yêu cầu phải giải thể, ngừng hoạt động, hoặc thu hẹp
đáng kể qui mô hoạt động của mình.
2.6.2. Biểu hiện
- Dấu hiệu về mặt tài chính, đơn vị lâm vào tình trạng nợ phải trả, lỗ nhiều, nợ tồn đọng
nhiều
- Dấu hiệu về mặt hoạt động: đơn vị thiếu thành phần lãnh đạo chủ ch
ốt mà không được
thay thế, đơn vị lại mất một thị trường lớn, mất bản quyền.
- Các dấu hiệu khác: đơn vị đang bị kiện, vụ kiện đang được xử lý, hoặc đơn vị bị thua
kiện
2.6. Hệ thống kiểm soát nội bộ
2.6.1. Khái niệm: Hệ thống kiểm soát nội bộ là hệ thống các chính sách và thủ tục nhằm 4
m
ục tiêu sau:
- Bảo vệ tài sản của đơn vị

- Bảo đảm độ tin cậy của các thông tin
- Bảo đảm việc thực hiện các chế độ pháp lý
- Bảo đảm hiệu quả của hoạt động.
2.6.2. Các yếu tố cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ
- Môi trường kiểm soát: gồm môi trường bên trong và môi trường bên ngoài.
- Các thủ tục kiểm soát
- Hệ thống kế toán
- Kiểm toán n
ội bộ
2.7. Chuần mực kiểm toán
2.7.1. Khái niệm
2.7.2. Khái quát chung về chuẩn mực kiểm toán
a. Nguyên tắc cơ bản xuyên suốt cuộc kiểm toán
- Chính trực, khách quan và độc lập
- Bí mật
Bμi gi¶ng m«n KiÓm to¸n

Tæ: KÕ to¸n


20
- Kỹ năng và khả năng
- Công việc do người khác thực hiện
- Dẫn chứng bằng tài liệu
- Lập kế hoạch
- Bằng chứng kiểm toán
- Hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ
- Kết luận và báo cáo kiểm toán.
b. Những chuẩn mực kiểm toán được chấp nhận phổ biến
- Nhóm chuẩn mực chung: gồm 3 chuẩn mực và được áp dụng trong tất c

ả các giai đoạn
của một cuộc kiểm toán. Cụ thể:
+ Việc kiểm toán phải do một người hay một nhóm được đào tạo nghiệp vụ tương xứng và
thành thạo chuyên môn.
+ Trong tất cả các vấn đề liên quan tới cuộc kiểm toán, KTV phải giữ một thái độ độc lập.
+ KTV phải duy trì sự thận trọng nghề nghiệp đúng mực trong suốt cuộc kiểm toán.
- Các chuẩ
n mực báo cáo:
+ Báo cáo kiểm toán phải xác nhận toàn bộ báo cáo tài chính có được trình bày phù hợp
với những nguyên tắc kế toán được chấp nhận.
+ Báo cáo kiểm toán phải chỉ ra các trường hợp không nhất quán về nguyên tắc giữa kỳ
này với kỳ trước.
+ Phải xem xét các khai báo trên BCTC có hợp lý không.
+ BCKT phải đưa ra ý kiến về toàn bộ BCTC hoặc khẳng định không thể đưa ra ý kiến
được kèm theo việc nêu rõ lý do.
c. Đặc điểm của h
ệ thống chuẩn mực kiểm toán cụ thể trong bộ máy kiểm toán
Loại 1: Những chuẩn mực chung cho KTV và cơ quan kiểm toán nhà nước (SAI):
+ KTV và cơ quan Kiểm toán nhà nước phải có năng lực đáp ứng yêu cầu kiểm toán.
+ KTV và cơ quan Kiểm toán nhà nước phải độc lập
+ KTV và cơ quan Kiểm toán nhà nước phải thận trọng trong lập kế hoạch, trong thu thập
và đánh giá các bằng chứng, trong kết luận và lập báo cáo ki
ểm toán.
Bμi gi¶ng m«n KiÓm to¸n

Tæ: KÕ to¸n


21
Loại 2: Các chuẩn mực chung chỉ áp dụng cho cơ quan Kiểm toán nhà nước:

+ Tuyển mộ nhân viên có trình độ phù hợp.
+ Phát triển đào tạo cán bộ của cơ quan Kiểm toán nhà nước.
+ Chuẩn bị các cẩm nang, tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ liên quan đến các cuộc kiểm toán
+ Nuôi dưỡng các kỹ năng và kinh nghiệm sẵn có trong nội bộ kịp thời nhận biết và bổ
khuyết những kỹ năng còn thiế
u
d. Xây dựng chuẩn mực kiểm toán
- Chuẩn mực kiểm toán đạo đức nghề nghiệp.
- Chuẩn mực chuyên môn về kiểm toán.



















Bμi gi¶ng m«n KiÓm to¸n


Tæ: KÕ to¸n


22
CHƯƠNG 3
HỆ THỐNG CÁC PHƯƠNG PHÁP KIỂM TOÁN
3.1. Khái quát hệ thống phương pháp kiểm toán
Kiểm toán là một ngành khoa học còn non trẻ. Thực tiễn hoạt động trong nửa thế kỷ
chưa phải đã đầy đủ cơ sở kinh nghiệm cho việc hình thành những kỹ thuật đa dạng. Tuy
vậy, kiểm toán cũng có phương pháp chung như những cơ sở phương pháp luận và phương
pháp kỹ thuật để hình thành những phương pháp xác minh và bày tỏ ý kiến phù hợp với
đối tượng kiểm toán.
C
ơ sở phương pháp luận của kiểm toán là phép biện chứng duy vật. Quan điểm biện
chứng không những chỉ ra tính logic của quá trình nhận thức mà còn vạch ra các mối quan
hệ và quy luật vận động của mọi sự vật và hiện tượng.
Trong quan hệ với đối tượng kiểm toán cần đặc biệt quan tâm tới 2 phần riêng biệt:
Một là thực trạng hoạt động tài chính đã được phả
n ánh trong tài liệu kế toán và phần khác
chưa được phản ánh kể cả phản ánh chưa trung thực trong tài liệu này.
Như vậy, hệ thống phương pháp kiểm toán bao gồm 2 phân hệ rõ rệt: Các phương pháp
kiểm toán chứng từ và các phương pháp kiểm toán ngoài chứng từ.
3
.2. Phương pháp kiểm toán chứng từ
3.2.1. Kiểm toán cân đối
a. Kh
ái niệm
Kiểm toán các cân đối kế toán là phương pháp dựa trên các cân đối kế toán và các
cân đối khác để kiểm toán các quan hệ nội tại của các yếu tố cấu thành quan hệ cân đối đó.
b. Nội dung

Trong kiểm toán trước hết phải xét đến cân đối tổng quát theo các mô hình cân đối
khái quát. Ví dụ: với bảng cân đối kế toán
Tài sản = Vốn chủ sở hữu + Công nợ.
Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn
Trong thực tế, có thể có những trường hợp các mối quan hệ cân bằng này thường xuyên
không được duy trì. Khi đó phải xem xét lại bản chất riêng của mối liên hệ. Trong một số
Bμi gi¶ng m«n KiÓm to¸n

Tæ: KÕ to¸n


23
trường hợp, do bản thân các quy định chế độ về kinh tế nói chung và về kế toán nói riêng
làm cho quan hệ này không cân bằng về lượng.
Trong trường hợp khác, có thể cân bằng không tồn tại trong khoảng thời gian dài lại do lỗi
về xử lý tài chính.
Trong một số trường hợp khác, tình trạng mất cân bằng này hoàn toàn chỉ do lỗi của kế
toán. Do kế toán làm tắt, do những quan hệ kinh tế mới phát sinh nên chưa xử lý đúng hoặc
do y
ếu tố tâm lý không thật tốt trong khi ghi sổ, khoá sổ, lập quyết toán
Dù quan hệ cân đối tổng quát có tồn tại hay không, kiểm toán các cân đối cụ thể vẫn phải
đặt ra.
Trong cân đối cụ thể, phải dựa vào cân đối giữa số ghi Nợ với số ghi Có hoặc giữa
số đầu kỳ và số tăng trong kỳ với số cuối kỳ và số giảm trong kỳ của kế toán kép. Những
mối quan hệ này thường rất nhiều. Để kiểm toán thường phải dùng chọn mẫu ngẫu nhiên
hoặc chọn điển hình.
Ví dụ 1: Có nghhiệp vụ kinh tế phát sinh sau:
DN A mua nguyên vật liệu theo tổng giá thanh toán 264.000 (đã bao gồm 10% VAT) chưa
thanh toán tiền hàng cho người bán. Kế toán đơn vị A
đã định khoản như sau:

Nợ TK 152: 264.000
Có TK 331: 264.000.
Yêu cầu: Nêu ảnh hưởng của sai sót trên đến bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh
doanh của DN A. BIết rằng DN A tính thuế VAT theo phương pháp khấu trừ, hạch toán
hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Ví dụ 2: Cũng tại DN A, trong năm 2007 đã thanh lý một TSCĐ dùng cho bộ phận
quản lý DN. Số phế liệu thu hồi nhập kho là 5000, nguyên giá của TSCĐ là 90.000, đã
khấu hao hế
t.
Kế toán tại DN A đã định khoản như sau:
Nợ TK 214: 90.000
Có TK 211: 90.000
Nợ TK 152: 5.000
Bμi gi¶ng m«n KiÓm to¸n

Tæ: KÕ to¸n


24
Có TK 642: 5.000.
Yêu cầu: Nêu ảnh hưởng của sai sót trên đến bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh
doanh của DN A.
3.2.2. Đối chiếu logic
Là việc xem xét mức biến động tương ứng về trị số của các chỉ tiêu có quan hệ kinh
tế trực tiếp song có thể có mức biến động khác nhau và có thể có hướng khác nhau.
Nội dung
Hàng tồn kho giảm có thể dẫn đến tiền mặt, tiền gửi ngân hàng hoặc các khoản ph
ải thu
tăng.
TSCĐ tăng có thể dẫn đến tiền vay, nợ dài hạn tăng hoặc chi phí xây dựng lắp đặt TSCĐ

giảm.
Vốn bằng tiền giảm có thể dẫn tới hàng hoá vật tư tăng hoặc các khoản phải trả giảm
Nhận xét
Cách đối chiếu này được sử dụng rất phổ biến trong việc xem xét các mối quan hệ kinh tế
tài chính thuộc đố
i tượng kiểm toán.
Kiểm toán tài chính chia thành 3 loại trắc nghiệm: Trắc nghiệm công việc, trắc nghiệm trực
tiếp và trắc nghiệm phân tích.
3.2.3. Đối chiếu trực tiếp
Là so sánh về mặt lượng trị số của cùng một chỉ tiêu trên các chứng từ kiểm toán.
Đối chiếu này thường có trong các trường hợp sau:
Đối chiếu giữa số cuối kỳ và số đầu năm hoặc giữa các kỳ trên Bả
ng Cân đối kế
toán.
Đối chiếu giữa số dự đoán, định mức hoặc kế hoạch với số thực tế để đánh giá mức
phấn đấu thực hiện mục tiêu.
Đối chiếu trị số của cùng một chỉ tiêu trong cùng một thời kỳ trên các chứng từ khác
nhau.
Đối chiếu các con số của cùng một chứng từ nhưng được bảo quả
n, lưu trữ ở các địa
điểm khác nhau.
Bμi gi¶ng m«n KiÓm to¸n

Tæ: KÕ to¸n


25
Đối chiếu trị số của các chỉ tiêu với trị số của các yếu tố cấu thành chỉ tiêu đó.
Như vậy phương pháp này được sử dụng rất rộng rãi. Tuy nhiên, đối chiếu trực tiếp chỉ sử
dụng trong trường hợp các chỉ tiêu được hạch toán trong cùng một chuẩn mực và trong

cùng một khoảng thời gian và điều kiện tương tự nhau.
3.3. Phương pháp kiểm toán ngoài ch
ứng từ
3.3.1. Kiểm kê
Kiểm kê là phương pháp kiểm tra tại chỗ các loại tài sản. Đây là phương pháp kiểm
toán đơn giản, phù hợp với chức năng xác minh của kiểm toán.
Do vậy, trong nhận thức phải luôn gắn chặt kiểm kê vào quy trình chung của kiểm
toán, đặc biệt là ngoại kiểm.
Nhiều công ty kiểm toán chỉ được mời sau khi đơn vị được kiểm toán đã kiểm kê xong.
Trường hợp này r
ủi ro kiểm toán rất lớn và là một trong những yếu tố tạo ra sự khác biệt về
kỳ vọng giữa kiểm toán viên và những người quan tâm. Phương pháp kiểm kê cũng được
thực hiện thích ứng về thời điểm (định kỳ hay đột xuất hoặc thường xuyên), về loại hình
(kiểm kê toàn diện hay kiểm kê điển hình hoặc chọn mẫu)
Chuẩn bị kiểm kê phả
i căn cứ vào mục tiêu, quy mô, thời hạn kiểm kê để bố trí lực
lượng và cơ cấu nhân viên, các thiết bị đo lường phù hợp và chính xác. Đây là yếu tố quyết
định chất lượng của kiểm kê nói riêng và của kiểm toán nói chung.
Thực hành kiểm kê phải theo đúng yêu cầu và ghi chép đầy đủ theo từng mã cân
hoặc lô hàng Phiếu mã cân hay Phiếu kiểm kê trở thành chứng từ kiểm toán.
Kết thúc kiểm kê cần có biên bản trong
đó phải nêu rõ chênh lệch, các nguyên nhân
và xử lý cụ thể.
3.3.2. Thực nghiệm
Là phương pháp diễn lại hoặc nghiên cứu, phân tích từng yếu tố cấu thành của một
tài sản, một quá trình đã có, đã diễn ra và cần xác minh lại.
Do vậy thực nghiệm còn được gọi là phương pháp làm lại. Chẳng hạn, để xác minh
lại hao phí hoặc kết quả sản xuất có thể phải làm thử lại một mẻ
hàng để khẳng định rõ
những điều nghi vấn

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×