Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Câu hỏi ôn tập môn thương mại quốc tế và hướng dẫn trả lời

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.89 KB, 25 trang )

Contents
Câu 1: bản chất cơ sở kinh tế và đặc trưng của TMQT, làm gì để TMQT
phản ánh đặc trưng của nó?
Thương mại quốc tế là việc trao đổi h2, dv giữa các chủ thể kinh tế có quốc tịch
khác nhau trong đó đối tượng trao đổi thg vượt xa khỏi phạm vi địa lý của 1 qg
thong qua hoạt động mb lấy tiền tệ làm môi giới. thực chất đây là quá trình trao đổi
hàng hóa dv giữa các mức thong qua mb nhằm mục đích kt và lợi nhuận
 Bản chất của thương mại quốc tế:
- Thương mại quốc tế là qua trình trao đổi hàng hóa dịch vụ giữa các nước thông qua
buôn bán nhằm mục đích kinh tế và lợi nhuận.
- Thương mại quốc tế vừa được coi là một quá trình kinh tế vừa được coi là một
ngành kinh tế.
- với tư cách là một quá trình kinh tế TMQT được hiểu là một quá trình bắt đầu từ
khâu điều tra nghiên cứu thị trường cho đến khâu sản xuất – kinh doanh, phân
phối, lưu thông – tiêu dùng và cuối cùng lại tiếp tục tái diễn lại với quy mô và tốc
độ lớn hơn.
- với tư cách là một ngành kinh tế thì thương mại quốc tế là một lĩnh vực chuyên
môn hóa, có tổ chức, có phân công và hợp tác, có cơ sở vật chất kỹ thuật, lao động,
vốn, vật tư, hàng hóa…là hoạt động chuyên mua bán, trao đổi hàng hóa - dịch vụ
với nước ngoài nhằm mục đích kinh tế.
 Vai trò của thương mại quốc tế:
- Thương mại quốc tế thúcđẩy sản xuất trong nước phát triển cả về bề rộng và bề
sâu, tạo điều kiện mở rộng quy mô sản xuất nâng cao chất lượng của sản phẩm
hàng hóa dịch vụ, mở rộng thị trường đầu ra cho một quốc gia nói chung và doanh
nghiệp nói riêng.
- Thông qua thương mại quốc tế các quốc gia có thể khai thác được những tiềm năng
thế mạnh của quốc gia mình để trên cơ sở đó tiến hàng phân công lao động phù
hợp nhất.
- tạo điều kiện cho các quốc gia tranh thủ những tiềm năng thế mạnh của các quốc
gia khác trên thế giới, thúc đẩy sản xuất phát triển trên cơ sở tiếp thu khoa học kỹ
thuật công nghệ, sử dụng hàng hóa dịch vụ chất lượng cao mà sản xuất trong nước


chưa đáp ứng được.
- Thương mại quốc tế góp phần thúc đẩy quá trình liên kết kinh tế xã hội giữa các
quốc gia ngày càng chặt chẽ và mở rộng hơn.
- Thương mại quốc tế góp phần tăng khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài, mở
rộng quan hệ quốc tế
- Thương mại quốc tế góp phần nâng cao khả năng tiêu dùng, tăng mức sống của
dân cư.
 Cơ sở kinh tế: TMQT ra đời và phát triển dựa trên cơ sở phân công LĐ và chuyên
môn hóa quốc tế đã làm cho NSLĐ xã hội tăng lên đồng thời xuất hiện nhu cầu
phải có sự trao đổi sp trong xh. Khi sự trao đổi sp vượt ra khỏi biên giới 1 quốc gia
thì điều đó hình thành nên TMQT.
 Đặc trưng: so với TM trong nước, TMQT có những đặc trưng:
- TMQT dựa trên sự phân công lđ chuyên môn hóa quốc tế với trình độ cao hơn, qui
mô lớn hơn, ptriển trong 1 môi trg hoàn toàn khác
- TMQT diễn ra giữa chủ thể ở các nước khác nhau có quốc tịch khác nhau -> phức
tạp hơn TM trong nước
- TMQT chịu sự điều tiết điều chỉnh ko chỉ của các hệ thống luật pháp của các quốc
gia mà còn của hệ thống luật pháp qtế. Đó là các điều luật, điều ước, công ước, quy
tắc, thông lê qtế-> đòi hỏi các nhà kih doanh TMQT luôn cập nhật nắm bắt kịp thời
những thay đổi của hệ thống LPháp và chính sách TM của các qgia có liên quan và
của hệ thống LPháp qtế về KDTM. Trong TMQT cần hiểu rõ và nắm bắt kịp thời
chính sách tiền tệ của các qgia đặc biệt những đồng tiền có khả năng chuyển đổi
mạnh
- TMQT phụ thuộc nhiều vào chính sách TM của các qgia trên thế giới đặc biệt việc
sdụng các hàng rào Tm của các qgia như hrào thuế quan, hrào mang tính chất định
lượng như cấm XK, NK, hạn chế XK tự nguyện
- Hh vận chuyển trong TMQT thường ở khoảng cách khá xa việc giao nhận vận
chuyển khá phức tạp đòi hỏi phải làm các thủ tục bắt buộc như thủ tục thông qua,
mua bhiểm, thủ tục giao nhận vận chuyển
- Hhdv tham gia TMQT phải phù hợp vs những qui định của các qgia về chíh sách

mặt hàng, loại hh hoặc dv thế giới chấp nhận
- Hhdv tham gia TMQT phải đạt đc những tiêu chuẩn nhất định , phải đc tiêu chuẩn
hóa, có thể tiêu chuẩn qgia, kvực hoặc tgiới. Nói chung so vs TM trong nước
TMQT có những đặc trưng riêng của mih. Điều đó đòi hỏi phải đc quán triệt trong
csách qlý TMQT trong kih doanh TMQT
Câu 2: Vai trò, lợi ích của TMQT, cho ví dụ minh họa về lợi ích của TMQT
• Vai trò của TMQT
Xuất phát từ bản chất của TMQT cho thấy TMQT có những vai trò hết sức to lớn
trong việc phát triển nền KT, 1 cách tổng quát TMQT giúp cho việc mở rộng khả
năng tiêu dùng của 1 quốc gia, nó cho phép thay dổi cơ cấu các ngành KT, cơ cấu
sp theo hướng phù hợp với đặc điểm sx của 1 quốc gia trong việc tận dụng lợi thế
tuyệt đối và tương đối để gia tăng quy mô sx. Xét 1 cách cụ thể, TMQT thể hiện
vai trò của mình ở những nd sau:
- Nó cho phép thúc đẩy sx trong nc phát triển cả về bề rộng và bề sâu cho phép tăng
quy mô sản phẩm, tăng quy mô sản phẩm, tăng chất lượng sản phẩm, cho phép mở
rộng thị trường nhờ hướng vào việc trao đổi sản phẩm.
- Thông qua TMQT thì các quốc gia có thể khai thác đc những tiềm năng, thế mạnh
của quốc gia mình để từ đó tiến hành phân công lại lđ 1 cách phù hợp nhất
- TMQT cũng tạo điều kiện cho các quốc gia tranh thủ khai thác tiềm năng thế mạnh
của các quốc gia khác trên TG để thúc đẩy sx phát triển
- TMQT góp phần thúc đẩy quá trình liên kết kinh tế xh ngày càng chặt chẽ và ổn
định hơn, đặc biệt sự liên kết trong hoạt động TMQT nhằm góp phần ổn định kt,
chính trị trên thế giới.
- TMQT nâng cao khả năng tiêu dùng, tăng mức sống của dân cư, cho phép ng tiêu
dùng tiêu dùng nhiều hh, dv hơn, chủng loại phong phú hơn
- TMQT góp phần làm tăng khả năng thu hút vốn đâu tư nc ngoài vào trong nc và
mở rộng các mqh quốc tế
• Lợi ích của TMQT
- TMQT tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển. TMQT là lĩnh vực
trao đổi, phân phối, lưu thong hàng hóa, dịch vụ với nước ngoài, nối sản xuất và

tiêu dung của nước này với sx và tiêu dung của nước khác
- Thông qua TMQT các nước có thể nhận thấy thế mạnh, tiềm năng của mình từ đó
có biện pháp khai thác và phát triển, tiến hành phân công lao động cho phù hợp
nhất
- TMQT tạo điều kiện cho các nước tranh thủ khai thác tiềm năng, thế mạnh để thúc
đẩy sản xuất phát triển trên cơ sở tiếp thu tiến bộ KH – KT
- TMQT góp phần thúc đẩy quá trình liên kết kinh tế - xh giữa các nước ngày càng
chặt chẽ và mở rộng hơn, góp phần ổn định KT – CT của quốc gia và TG
- TMQT tạo điều kiện nâng cao tiêu dung, tăng mức sống dân cư
- TMQT góp phần thu hút vốn đầu tư nc ngoài, mở rộng các mối quan hệ quốc tế.
• Ví dụ về lợi ích TMQT
Ví dụ về quá trình cải tiến đất nước sau khi dành độc lập. Áp dụng học
thuyết về lợi thế so sánh của Ricardo và Hecksher – Ohlin,Việt Nam đã tiến hành
chuyển đổi nền kinh tế quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường dã đạt được
những thành tựu :
- Tổng sản phẩm xã hội tăng bình quân mỗi năm 4,8%.Trong nông nghiệp sản xuất
lương thực có bước tiến đáng kể từ mức trên dưới 18 triệu tấn/năm(năm 1984 –
1987) đã tăng lên 21,5 triệu tấn /năm (1989 – 1990).Lương thực bình quân đầu
người mỗi năm đạt 310 kg.Năm 1989,Việt Nam đã khắc phục được tình trạng
thường xuyên phải nhập lương thực vươn lên trở thành nước xuất khẩu gạo vào
hàng thứ 3 trên thế giới (1989) xuất được 1.4 triệu tấn.Trong công nghiệp,một cách
thức làm ăn mới có hiệu quả sản xuất gắn với thị trường đang dược khẳng
định.Trong lưu thông phân phối, cơ chế mới đã đóng góp ổn định thị
trường.Những năm 1989 – 1990 hàng hóa đã có sự phong phú, mua bán thuận
tiện,giá cả ổn định,siêu lạm phát được ngăn chặn.
- Việt Nam có nhiều lao động nhưng thiếu vốn và công nghệ nên có lợi thế tương
đối trong sản xuất các mặt hàng cần nhiều lao động như quần áo, giày dép, nông
sản, trong khi Mỹ có lợi thế tương đối trong sản xuất các mặt hàng công nghệ cao
và cần nhiều vốn như máy tính, Ipod, phim Hollywood… Và quan hệ thương mại
diễn ra trên cơ sở này, Việt Nam xuất khẩu quần áo, giầy dép, nông sản sang Mỹ

và nhập khẩu máy tính, Ipod, phim Hollywood… từ Mỹ.
 Định hướng của Việt Nam trong thương mại quốc tế hiện nay:
- Thứ nhất, Việt Nam cần phải tập trung định hướng các hoạt động xuất/nhập
khẩu phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững.
- Thứ hai, trong các nỗ lực mở rộng giao thương thông qua con đường ký kết các
hiệp định thương mại tự do song phương, Việt Nam cần chú tâm chọn lựa những
đối tác vừa có thể đưa lại lợi ích thương mại và vừa phục vụ mục tiêu chiến lược
ngoại giao như Mỹ, Ấn Độ, Nga… đòi hỏi đối tác xóa bỏ những rào cản đối với
các mặt hàng mà mình đang có lợi thế so sánh và để đáp lại thì có thể nhượng bộ
mạnh tay hơn đối với các mặt hàng đã bị hàng nhập khẩu các nước khác chiếm
lĩnh,
- Thứ ba, Việt Nam cần sử dụng các biện pháp tự vệ, chống bán phá giá, và chống
bán trợ giá để bảo vệ quyền lợi chính đáng của các nhà sản xuất trong nước khi
tình thế đòi hỏi phải như thế.
Câu 3: hđ chủ yếu của TMQT.
1 XNK hàng hóa : là các NVL, MMTB, lương thực tphẩm, hàng tiêu dùng Đây là 1
trong những nội dung cơ bản nhất của TMQT nó ảnh hưởng đến sự phát triển của
ktế qgia. Chỉ tiêu kim ngạch XNK hàng hóa là 1 trong những chỉ tiêu rất quan
trọng xem xét sự phát triển hàng năm của mỗi nước. Hoạt động XNK phản ánh
khối lượng hàng hóa XNK hàng năm và có ảnh hưởng trực tiếp tới chỉ tiêu này.
2 XNK hàng hóa vô hình: đó là các bí quyết công nghệ, bằng sáng chế, phát mih
phần mềm máy tính, dv thương mại trước trong và sau bán hàng. Đó là hoạt động
tư vấn, môi giới, hội chợ triển lãm, dv giao nhận vận chuyển hàng hóa, dv thương
mại điện tử phù hợp với sự phát triển của cuộc cách mạng KHKT, các loại hình dv
trong nền ktế nói chung trong TMQT nói riêng ngày càng phát triển cả về bề rộng
và bề sâu. Ko những số lượng dv ngày càng gia tăng mà chất lượng dv ngày càng
nâng cao. Nội dung này ngày càng phát triển và đóng góp rất lớn vào nguồn thu
cho NSNN, giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp.
3 Gia công thuê và thuê gia công : gia công quốc tế là 1 hình thức cần thiết trong
điều kiện của phân công lao động qtế do điều kiện khác biệt về tái SX khi trình độ

phát triển của quốc gia còn thấp, thiếu vốn, công nghệ, thị trường thì DN thường ở
vào vị trí nhận gia công thuê cho nước ngoài. Nhưng khi trình độ phát triển ngày
càng cao thì ngta có thể chuyển qua hình thức thuê nước ngoài gia công. Hoạt động
gia công mang tính chất công nghiệp nhưg chu kỳ gia công thường rất ngắn. Đầu
vào đầu ra gắn với thị trường nước ngoài nên chúng thường đc coi là 1 bộ phận
TMQT.
4 Tái XK và chuyển khẩu: trong hoạt động tái XK, ng ta tiến hành NK tạm thời hh từ
bên ngoài vào sau đó tiến hành XK sang nước thứ 3. Còn trong hoạt động chuyển
khẩu thì không có hành vi mua bán mà ở đây chỉ thực hiện các dv như vận tải quá
cảnh, dv lưu kho, lưu bãi, dv bảo quản hh.
5 XK tại chỗ: hhdv chưa vượt ra ngoài biên giới 1 qgia nhưng ý nghĩa kinh tế của nó
tương tự như XK. Đó là cung cấp hhdv cho các ngoại giao đoàn, cho khách du lịch
qtế
Câu 4: Chức năng và nhiệm vụ của TMQT, nêu các biện pháp cơ bản nhằm
thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của TMQT
a Chức năng của TMQT
Chức năng của 1 ngành KT là 1 phạm trù KT khách quan đc hình thành trên
cơ sở sự phát triển của LLXS và phân công LĐXH là 1 lĩnh vực KT quan trọng
TMQT có những chức năng cơ bản sau:
- Chức năng tổ chức quá trình lưu thong hàng hóa dịch vụ với các quốc gia trên TG,
đây là chức năng XH của TMQT, chức năng này thể hiện rõ nhất bản chất của
TMQT, tổ chức quá trình lưu thông hàng hóa, dịch vụ giữa các quốc gia là 1 nd
kinh tế rất quan trọng. để thực hiện tốt chức năng này đòi hỏi ngành TMQT phải
thực hiện tốt tất cả các khâu của quá trình kinh doanh, từ khâu đầu tiên là điều tra
nghiên cứu nhu cầu thị trường đến khâu cuối cùng là đánh giá hiệu quả kd TMQT
- Chức năng thực hiện giá trị của hang hóa dịch vụ XNK. Chức năng này liên quan
đến việc thực hiện mục tiêu của ngành TMQT, đối với bất cứ DN nào mục tiêu
kinh doanh chính là lợi nhuận, tối đa hóa lợi nhuận chính là mong muốn của các
DN, trong TMQT cũng vậy. Tuy nhiên để có được lợi nhuận thì phải thực hiện
được giá trị của hàng hóa, giá trị đó được thực hiện ở thị trường trong nước hoặc

nc ngoài tùy thuộc vào hàng hóa nhập khẩu hay xuất khẩu. để thực hiện được giá
trị của hàng hóa thì phải hết sức tôn trọng giá trị sử dụng của hàng hóa, tức là phải
thỏa mãn đc nhu cầu của thị trường về số lượng, chất lượng, chủng loại,tgian, địa
điểm.
- Thông qua hđ XNK hàng hóa, dịch vụ nối liền một cách hữu cơ thị trường trong
nước với thị trường nước ngoài. Chức năng này nhằm thực hiện xu hướng mở cửa
hội nhập nền kinh tế. đây là 1 xu hướng cần thiết trong giai đoạn hiện nay và trong
tương lai mở cửa hội nhập nền kinh tế giúp cho việc khai thác tiềm năng thế mạnh
của mỗi quốc gia trên TG. Để phát triển kinh tế khi gắn kết giữa thị trường trong
nước với nc ngoài, 1 mặt tạo ra điều kiện cho việc mở rộng phát triển thị trường
mặt khác tạo ra sức ép không nhỏ cho các doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh
của mình trên thương trường.
b Nhiệm vụ của TMQT
Nhiệm vụ của TMQT đc xây dựng và hoàn thành trên cơ sở chức năng của TMQT,
đặc điểm và điều kiện phát triển KTXH ở nước ta qua các thời kỳ, bối cảnh quốc tế
và xu hướng ptrien của TM TG cũng như xuất phát từ thực trạng phát triển TM nói
chung và TMQT nói riêng. Với những căn cứ chủ yếu như vậy nhiệm vụ của
ngành TMQT đc thể hiện ở những điểm sau:
- Xây dựng và tiếp tục hoàn thiện chiến lược chính sách cũng như phát triển TMQT
nhằm góp phần vào công cuộc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa HĐH đất nc.
- Nâng cao hiệu quả hđ kd TMQT. Đây là nhiệm vụ cơ bản lâu dài của ngành
TMQT nhằm đáp ứng nhu cầu của nền KTTT. Nhiệm vụ này đòi hỏi ngành
TMQT phải thực hiện tốt các nguyên tắc của hạch toán kd, đặc biệt nguyên tắc lấy
thu bù chi đảm bảo có lãi. Ngành TMQT phải có các giải pháp nâng cao hiệu quả
trên cơ sở tăng doanh thu giảm chi phí.
- TMQT phải tham gia vào việc giải quyết những vấn đề ktxh quan trọng của quốc
gia như vấn đề tạo vốn, công ăn việc làm, lạm phát, thất nghiệp, thu nhập của ng
lđ, tốc độ tăng trưởng kt, sd tài nguyên, bảo vệ môi trường…
- Đảm bảo sự thống nhất giữa kt và chính trị trong TMQT. Nhiệm vụ này đòi hỏi
ngành TMQT phải tính toán toàn diện các yếu tố đc hình thành, xu hướng phát

triển kt, tình hình chính trị trong nc và quốc tế, sự tiến bộ của KHKT, chính sách
TMQT của mỗi QG. Mặt khác, nhiệm vụ này cũng đòi hỏi các hđ TMQT phải tuân
theo sự quản lý thống nhất của nhà nc, đó là phải tuân thủ các cs TMQT, các hiệp
định tm đã ký kết với các tổ chức quốc tế với các QG trên TG. Hoạt động TMQT
phải phù hợp với mục tiêu chiến lược phát triển ktxh, có td hỗ trợ choc s đối ngoại
của nhà nc, bảo đảm an ninh quốc phòng.
c Những biện pháp để thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của TMQT.
- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật , cơ chế quản lý , xây dựng chiến lược phát
triển TMQT
- Sửa đổi luật pháp, cơ chế , chính sách kinh tế thương mại phù hợp với chinh sách
kinh tế quốc tế
- Phối điều chỉnh và điều chỉnh chính thức hóa và công bố công khai lộ trình cam
kết và điều chỉnh chính sách và các công cụ chính sách
- Xúc tiến nhanh chiến lược ngành, doanh nghiệp phù hợp với chính sách hội nhập
kinh tế quốc tế
- Tạo dựng nhanh yếu tố năng lực cạnh tranh của nền kinh tế thay đổi vị thế của nền
kinh tế trong tương quan với khu vực thế giới
- Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
- Đầu tư đổi mới công nghệ để nâng cao năng suất lao động và giảm giá thành đối
với sản phẩm
- Áp dụng rộng rãi hệ thống quản lý chất lượng quốc tế trong mọi lĩnh vực
- Cải tiến nâng cao đa dạng hóa mẫu mã, chủng loại sản phẩm
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực có trình độ cao, biết ngoại ngữ
- Đẩy mạnh thông tin tuyên truyền để nhân dân hiểu rõ tác dụng TMQT
- Tăng cường an ninh
- Củng cố và tăng cường ỦY ban quốc gia về đối ngoại
- Tiến hành đàm phán khi gia nhập WTO và cac tổ chức toàn cầu khác
Câu 5: Lý thuyết lợi thế tuyệt đối của A.Smith:
về bản chất, lý thuyết lợi thế tuyệt đối của A.Smith được phát biểu như sau: nước
A trong tương lai tỏ ra có hiệu quả hơn, có lợi thế tuyệt đối trong việc sản xuất sản

phẩm X và kém hiệu quả hơn, có bất lợi tuyệt đối trong sản xuất sản phẩm Y so
với nước B. Còn nước B thì ngược lại. Suy ra nếu như mỗi quốc gia tập trung sản
xuất sản phẩm mình có lợi thế tuyệt đối, xuất khẩu chúng sang quốc gia kia để đổi
lấy sản phẩm mình bất lợi tuyệt đối thì sản lượng của hai sản phẩm này trên toàn
thế giới sẽ tăng lên và hai quốc gia này sẽ ngày càng sung túc hơn.
Đểđơn giản hóa việc phân tích thì lý thuyết tuyệt đối của A.Smith xây dựng dựa
trên những giảđịnh sau:
• trên thế giới chỉ có hai quốc gia
• thế giới gồm hai loại sản phẩm nhấtđịnh
• chi phí vận tải bằng không
• lao động là yếu tố sản xuất duy nhất vàđược di chuyển tự do giữa các ngành sản
xuất trong nước nhưng không di chuyểnđược giữa các quốc gia
• cạnh tranh hoàn hảo tồn tại trên tất cả các thị trường
Mô hình đơn giản của lý thuyết lợi thế tuyệt đối:
QG I QG II
X 2 6
Y 5 3
từ số liệu của bảng trên cho thấy quốc gia I là quốc gia có hiệu quả hơn ( có lợi thế
tuyệt đối ) về sản phẩm X.Để làm ra một sản phẩm X thì quốc gia I chỉ cần có 2
lao động trong khi quốc gia II cần có 6 lao động. Ngược lại quốc gia II có lợi thế
tuyệt đối về sản phẩm Y vì để làm ra mộtđơn vị sản phẩm Y quốc gia II cần có 3
lao động trong khi quốc gia I cần 5 lao động. Khi đó quốc gia I sẽ tập trung toàn bộ
lao động của mình để sản xuất sản phẩm X còn quốc gia II sẽ thực hiện chuyên
môn hóa hoàn toàn sản phẩm Y sau đó hai quốc gia này đem trao đổi một lượng
sản phẩm với nhau đểđápứng nhu cầu trong nước thìđiều này sẽ dẫn tới gia tăng
sản lượng của cả X và Y. Mỗi quốc gia bây giờ sẽ có khả năng tiêu dùng nhiều hơn
so với trường hợp tự cung tự cấp.
giả sử quốc gia I và quốc gia II có 120 lao độngở mỗi nước chia đều cho sản xuất
sản phẩm X và Y. trong trường hợp tự cấp tự túc quốc gia I sản xuất được 30 sản
phẩm X và 12 sản phẩm Y còn quốc gia II sản xuất được 10 sản phẩm X và 20 sản

phẩm Y. như vậy sản lượng trên toàn thế giới là 40 sản phẩm X và 32 sản phẩm Y.
Khi thực hiện thương mại tự do có sự phân bố lại lao động giữa các quốc gia, quốc
gia I sẽ tập trung toàn bộ lao động sản xuất sản phẩm X vì quốc gia này có lợi thế
tuyệt đối về sản phẩm X, quốc gia này tạo ra 60 sản phẩm X và 0 sản phẩm Y.
quốc gia II sẽ sản xuất sản phẩm Y không sản xuất sản phẩm X, sẽ tạo ta 0 sản
phẩm X và 40 sản phẩm Y. sản lượng toàn thế giới là 60 sản phẩm X và 40 sản
phẩm Y như vậy nhờ có thương mại tự do và chuyên môn hóa sản xuất, sản lượng
X tăng từ 40 lên 60, sản lượng Y tăng từ 32 lên 40. vậy là khối lượng sản phẩmđã
gia tăng mỗi quốc gia sẽ tiêu dùng nhiều hơn so với trường hợp tự cung tự cấp.
Ưu điểm:
- Khắc phục nhược điẻm của lý thuyết trọng thương, đó là cơ sở tạo ra giá trị
là sx chứ không phải lưu thong
- Chứng minh thương mại đem lại lợi ích cho cả 2 QG
Nhược điểm:
- Coi lđ là yếu tố sx duy nhất tạo ra giá trị, là đồng nhất và đc sử dụng vs tỷ lệ
như nhau trong tất cả các lợi hàng hoá
- Lợi thế tuyệt đối chỉ giải thíc đc một phần rất nhỏ trong TMQT ngày nay
,không giải thích đc trường hợp TMQT vẫn diễn ra khi có 1 QG nào đó có lợi thế
tuyệt đối về tất cả các sp và QG kia bất lợi tuyệt đối về tất cả các sp.
Câu 6: Lý thuyết lợi thế tương đối
Lý thuyết lợi thế tương đối ( LTTĐ) của D.R xem xét lợi thế của từng QG trên cơ
sở tương đối. Thật vậy, giả sử có 1 QG nào đó có lợi thế tuyệt đối về tất cả các sp
thì theo R cũng chỉ có 1 lợi thế tương đối đó là sp nào mà có lợi thế hơn hẳn sp kia.
Ngược lại 1 QG nào đó bất lợi tuyệt đối về tất cả các sp thì vẫn có 1 lợi thê tương
đối, đó là sp nào có mức bất lợi nhở hơn. Với cách nhìn nhận như vậy, chúng ta sẽ
tìm ra đc lợi thế tương đối của 1 QG đối vs 1 sp nào đó. Mặc dù QG đó đang ở lợi
thế về tất cả, hoặc đang ở vị trí bất lợi tuyệt đối ở tất cả các sp.
- để chỉ rõ lợi ích cơ sở KT của TMQT cũn như A.S dựa trên 4 giả định: 2 QG vs
2 sp , lđ là yếu tố duy nhất; chi phí vận chuyển bằng không: canhj tranh hoàn hảo
tồn tại trên tất cả các thị trường.

- Mô hình giản đơn của lý thuyết LTTD

NB VN
Thép 2 12
Vải 5 6
Các số liệu cho thấy NB cần ít số lượng lđ hơn so vs VN để sx ra cả 2 sp cả thép
và vải, thế nhưng điều này cũng k cản trở TMQT. Tuy NB có lợi thế tuyệt đối về 2
sp, nhưng mức lợi thế vs sp thép lớn hơn mức lợi thế về sx vải. Điều này thể hiện ở
bđt : 2/12 <5/6 cho nên trong 2 sp trên thì NB chỉ có 1 lợi thế so sánh về sp thép.
Ngược lại VN bất lợi tuyệt đối ở 2 sp. Nhưng bất lợi ở sx vải nhỏ hơn mức bất lợi
ở sx thép, thể hiện ở bất đẳng thức 6/5<12/2
 VN có lợi thế so ánh về vải cao hơn. Nhưng chỉ có thép là mặt hàng có
LTTĐ ở NB, 1 cách tổng quát để tìm xem 1QG nào đó có lợi thê về sp nào chúng
ta có dụa vào bđt sau:
+ Giả sử 2 QG I và II vs 2 sp X và Y thì đk cần và đủ QGI có lợi thế sp X khi và
chỉ khi:
CPLĐsx1spX ở QGI/CPLĐsx1X ởQGII < CPLĐsx1Y ởQGI/ CPLĐsx1Y ởQGII
Xuất phát từ sự phân tích trên R.C rút ra lợi thế so sánh sau : khi mỗi QG thực
hiện chuyên môn hoá sx vào mặt hàng mà QG đó có lợi thế so sánh, thì tổng số
lượng tất cả các mặ hàng của toàn World sẽ tăng lên, tất cả các QG sẽ trở nên sung
túc hơn.
Câu 7: Lý thuyết HO:
Đầu tk XX, 2 nhà kinh tế học người THụy Điển đã đề xuất quan điểm cho rằng
chính mức độ sẵn có của các yếu tố sx ở các quốc gia khác nhau và hàm lg các yếu
tố sx sd để làm ra các sp khác nhau mới là những nhân tố quan trọng quyết định
mqh thương mại giữa các quốc gia.
Để giải thích cho lý thuyết của mình, lý thuyết H-O cũng dựa trên những giả định
khoa học sau:
Thứ nhất, thế giới bao gồm 2 quốc gia với 2 yếu tố sx là lao động & vốn,2 sp với
mức độ trang bị các yếu tố sx ở các quốc gia là cố định

Thứ 2, công nghệ sx là giống nhau giữa 2 quốc gia nếu giá cả các yếu tố sx là như
nhau thì để sx 1 đv sp nào đó, các nhà sx ở cả 2 quốc gia sẽ sd 1 lg lao động và vốn
như nhau
Thứ 3, các mật hàng khác nhau sẽ có hàm lg các yếu tố sx khác nhau va ko có sự
hoán vị về hàm lg các yếu tố sx tại bất kỳ mức giá cả yếu tố tg quan nào
Thứ 4, cạnh tranh hoàn hảo tồn tại trên thị trg hàng hóa và thị trg các yếu tố sx
Thứ 5, chuyên môn hóa không hoàn toàn, các yếu tố sx có thể di chuyển tự do
trong mỗi quốc gia nhưng ko thể di chuyển giữa các quốc gia
Thứ 6, sở thích là giống nhau giữa 2 quốc gia. Nếu 2 quốc gia có cùng mức thu
nhập và mức giá cả hàng hóa thì sẽ có xu hg tiêu dùng lg hàng hóa như nhau
Thứ 7, thương mại đc thực hiện tự do, chi phí vận chuyển bằng 0
Lý thuyết H-O đc xây dựng dựa trên 2 khái niệm cơ bản:
- một là, mức độ dồi dào của các yếu tố, 1 sp nào đó đc coi là sd nhiều 1cách tương
đối lao động, nếu tỷ lệ giữa lg lao động và các yếu tố khác để sx ra sp đó lớn hơn
so với các sp khác
Thỏa mãn bdt sau: Lx/Kx >Ly/Ky
Tg tự như vậy, 1 quốc gia đc coi là dồi dào tg đói về lao động, nếu lg tỷ lệ giữa lg
lao động và vốn của quốc gia đó lớn hơn so với quốc gia khác. Giả sử có 2 gq A,B;
quốc gia A đc coi là dồi dào tg đối về lao động nếu La/Ka> Lb/Kb
Hoàn toàn tg tự, chúng ta có thể định nghĩa 1 sp có hàm lg vốn cao hoặc 1 quốc gia
nào đó dồi dào tg đối về vốn
Định lý H-O: một quốc gia sẽ sx và xk những sp nào đòi hỏi sd nhiều 1 cách tương
đối yếu tố sx dồi dào của quốc gia đó
Ví dụ: VN có 20 máy- 200 lao động.
NB 300 máy- 1500 lao động
giả sử vải là mặt hàng cần nhiều lao động, thép là mặt hàng cần nhiều vốn
Lvn/Kvn = 10
Lnb/Knb= 5
-> từ số liệu trên cho thấy vn là quốc gia dồi dào tg đối về lao động, vì vậy, Vn sẽ
sx và xk vải

tương tự, NB là quốc gia dồi dào tg đối về vốn, NB sẽ sx và xk thép
từ trên có thể thấy rằng, trỏng các bdt trên, điều quan trọng ko phải con số tuyệt đối
về vốn hay lao động mà là tg quan mức cung giữa cấc yếu tố sx. Dựa trên định lý
HO có thể hình dugn rằngn những nc giàu tài nguyên thiên nhiên thg là những nc
xk chúng trên thị trg thế giới
Các mệnh đề khác của lý thuyết
- Thương mại tự do sẽ làm cho giá cả các yếu tố sx có xu hg trở nên cân bằng. nếu 2
quốc gia tiếp tục sx 2 sp, tức là thực hiện chuyên môn hóa ko hoàn toàn thì giá cả
các yếu tố sx thực sự trở nên cân bằng
- Tại mức giá hàng hóa tg quan ko đổi, sự gia tang mức cung của 1 yếu tố sx sẽ làm
tang sản lg mặt hàng sp nhiều yếu tố đó và làm giảm sản lg của mặt hàng kia
- Nếu giá tương quan của 1 mặt hàng nào đó tang lên thì giá tương quan của yếu tố
đc sd nhiều 1 cách tg đối để sx ra mặt hàng đó sẽ tang lên còn giá tương quan của
yếu tố kia sẽ giảm xuống
P
Q
0
Q1 Q2
Q3
Q4
a
b
c
d
S’m
Sm
S
D
Pd
Pw

Câu 8: : Phân tích tác động cân bằng bộ phận của thuế quan
Hình trên cho thấy ảnh hưởng của thuế quan vào một hàng hóa nhập khẩu đồng
nhất.Trong điều kiện thương mại tự do, hàng hoá trong nước sẽ được bán với mức giá cả
thế giới Pw như hàng hóa nhập khẩu. Khi đánh thuế giá cả nội địa Pd cao hơn giá cả thế
giới, hiệu số Pd-Pw cho thấy tác động của thuế quan và giá cả. Ở mức giá cao hơn tiêu
dùng giảm từ 0Q4 xuống 0Q3 sản xuất nội địa tăng từ 0Q1 lên 0Q2 và nhập khẩu giảm từ
q1q4 xuống q2q3.
Người sản xuất nội địa gặt hái dc lợi nhuận do bảo hộ thuế quan bằng khoảng cách Pd-Pw
và phần thặng dư do chênh lệch giữa giá cả nội địa và giá cả thế giới của tất cả số lượng sp
sản xuất.Lợi ích của nhà sx đo bởi diện tích a trên hình. Chính phủ có thu nhập do đánh
thuế bằng khoảng cách Pd-Pw nhân với sản lượng nhập khẩu q1q2 tương ứng với diện tích
c. Do vậy thiệt hại của người tiêu dùng cũng là lợi ích của nhà sx và chính phủ, một phần
nữa là thiệt hại dòng của XH, dc tính theo công thức
Thiệt hại cua NTD= a+b+c+d
Với b+d là thiệt hại ròng của XH khi áp dụng thuế quan. Diện tích b thể hiện sự thiệt hại
khi sx nội địa tăng từ q1 lên q2 mà chi phí nội địa lại cao hơn chi phí để nhập khẩu số
lượng hàng hóa đó.Diện tích d cho thấy thiệt hại do tiêu dùng hàng hóa giảm từ q4 xuống
q3, giá trị biên của người tiêu dùng nội địa về việc giảm tiêu dùng số lượng hàng hóa đó
vượt quá chi phí để mua hàng hóa đó từ nước ngoài.
Phân tích cân bằng bộ phận cho thấy những mâu thuẫn về mặt phân phối lợi ích bắt nguồn
từ chính sách thương mại quốc tế
Thứ nhất, lợi ích ròng có được do thương mại tự do cho thấy người đc hưởng lợi ích tiềm
năng cần bù đắp cho những người thiệt hại và như vậy thuế quan có thể dc phá bỏ. NTD
sẽ vui long chấp nhận thuế bằng diện tích a+c để đổi lấy việc xóa bỏ thuế quan và họ giữ
lại b+d. Tuy nhiên người sx có thể ko bằng long với điều đó
Thứ hai, với thuế quan số lượng hàng hóa nhập khẩu sẽ ít đi và để duy trì cân bằng cán cân
thương mại sẽ dẫn đến chỗ định giá cao đồng tiền, điều đó gây bất lợi cho các nhà xuất
khẩu
Thứ ba, thuế quan đánh vào một hàng hóa duy nhất sẽ khuyến khích việc chuyển sang các
hàng hóa thay thế và tác động đến đường cầu

Cuối cùng ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của thuế quan là khuyến khích những hành động
không hợp pháp như buôn lậu gian lận thuế hải quan, hối lộ nhân viên hải quan…
Câu 9: Trình bày mối quan hệ giữa thuế quan danh nghĩa vs mức độ bảo
hộ thực tế
- Thuế quan danh nghĩa là thuế quan đc áp dụng đối với sp cuối cùng , còn mức độ
bảo hỗ thực tế là tỷ lệ % giữa thuế quan danh nghĩa với phần giá trị gia tăng nội
địa. chính tỷ lệ này sẽ nâng cao thêm giá của 1 sp đơn vị cuối cùng. Tỷ lệ này cho
biết mức độ bảo hộ thực tế cao hay thấp cho các ngành sx trogn nc
- Trong hoạt động thương mại quốc tế, nhiều hàng hóa trung gian đc đưa vào mua
bán, nếu áp dụng thuế cho các hàng hóa trung gian này thì lợi nhuận của ngành sd
các ngvl trung gian đó sẽ bị giảm đi và toàn ngành trở nên ko bảo hộ, do đó, trogn
nhiền trg hợp, người ta ko đánh thuế hoặc đánh thuế rất ít vào hàng hóa trung gian
để khuyến khích sx trong nc. Như vậy, thuế quan danh nghĩa có ý nghĩa quan trọng
đối với sp cuối cùng còn mức độ bảo hộ thực tế lại có ý nghĩa vô cùng quan trọng
đối với các nhà sx vì n cho biết bảo hộ ở mức độ nào để họ có thể cạnh tranh với
hàng nk.
- Để tính toán mức độ bảo hộ thực tế: fi= (t-aiti)/(1-ai) trong đó: fi là mức độ bảo hộ
thực tế
t: tỷ lệ thuế quan danh nghĩa đối với sp cuối cùng
ai: tỷ lệ giữa giá trị sp trung gian với giá trị sp cuối cùng khi ko có thuế quan
ti: tỷ lệ thuế quan danh nghĩa đối với trg hợp trung gian của trg hợp i
- Lưu ý 1 số trg hợp sau: khi ai=0, fi =t. có nghĩa là khi ấy ko nhập nguyên liệu. mức
độ bảo hộ thực sự chính là thuế quan danh nghĩa.
khi ti=0: ko đánh thuế vào sp trung gian, mức độ bảo hộ thực tế là cao nhất. người
sx sẽ có lợi nhiều nhất. như vậy, khi ti càng tăg thì mức độ bảo hộ thực tế ngày
càng giảm và khi ti>t, fi mang giá trị âm, tức là ko khuyến khích sx trong nc,
khuyến khích nk
- Ví dụ:
Giả sử có 3 loại linh kiện nk để lắp ráp 1 xe ô tô có giá nk lần lượt là 13000$,
9000$, 7000$ với các mức thuế nk linh kiện tương ứng là 150%, 70%, 20%. Nếu

nk nguyên chiếc ô tô, giá nk là 20000$ với mức thuế nk tương ứng 200%, xác định
mức độ bảo hộ thực tế đối với việc nk linh kiện lắp ráp ô tô
T1=150% a1=13000/20000=65% -> f1= (200%-150%.65%)/(1-65%)=…
T2= 70% a2=9000/20000=45%
T3=20% a3=7000/20000=35%
Kết quả tính toán cho thấy mức độ bảo hộ thực tế của cả 3 trg hợp nk linh kiện lắp
ráp ô tô đều cao hơn so với trg hợp nk nguyên chiếc ô tô
Câu 10: Trình bày mối quan hệ giữa thuế quan danh nghĩa với mức độ
bảo hộ thực tế?
Thuế quan danh nghĩa là thuế quan được áp dụng đối với sản phẩm cuối cùng còn mức độ bảo hộ
thực tế là tỷ lệ % giữa thuế quan danh nghĩa với phần giá trị gia tăng nội địa.Chính tỷ lệ này sẽ
nâng cao thêm giá của một đơn vị sản phẩm cuối cùng . Tỷ lệ này cho biết mức độ bảo hộ thực tế
cao hay thấp cho các ngành sản xuất trong nước.
Trong hoạt động TMQT nhiều hang hóa trung gian được đưa vào mua bán nếu áp dụng thuế cho
những hang hóa trung gian này thì lợ nhuận của ngành sử dụng các nguyên vật liệu trung gian đó
sẽ bị giảm đi và toàn ngành trở lên không được bảo hộ, do đó trong nhiều trường hợp người ta
không đánh thuế hoặc đánh thuế rất ít vào hàng hóa trung gian để khuyến khích sản xuất trong
nước.
Như vậy ,thuế quan danh nghĩa có ý nghia quan trọng đối với sản phẩm cuối cùng .Còn mức độ
bảo hộ thực tế lại có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với các nhà sản xuất vì nó cho biết bảo hộ ở
mức độ nào để họ có thể cạnh tranh với hàng hóa nhập khấu.
Để tính toán mức bảo hộ thực tế người ta sử dụng công thức
fi =(t – ai * ti)/(1-ai)
trong đó: fi : mứu độ bảo hộ thực tế trường hợp ti
t : tỷ lệ thuế quan danh nghĩa đối với sản phẩm cuối cùng.
ai : tỷ lệ giữa giá trị sản phẩm trung gian với gai strij sản phẩm cuối cùng khi không có thế quan.
ti : tỷ lệ thuế quan danh nghĩa với sản phẩm trung gian của sản phẩm thứ i.
Lưu ý:
- Khi ai =0 thì fi = t có nghĩa là khi đấy không nhập khẩu nguyên vật liệu , mức bảo hộ thực tế
chính là thuế quan danh nghĩa.

- Khi ti = 0 tức là không đánh thuế vào sản phẩm trung gian , mức bảo hộ thực tế là cao nhất ,
người sản xuất sẽ có lợi nhất, như vậy khi mà ti càng tăng thì mức bảo hộ thực tế ngày càng
giảm.
- Khi ti > t thì fi < 0 tức không khuyến khích sx trong nước khuyến khích nhập khẩu.
Câu 11: Phân tích hàng rào thương mại có liên quan đến gía và quản lý
giá?
1 Phương thức định giá hải quan có thể trở thành một hàng rào thương mại . Dễ nhận
thấy khi khoảng cách định giá hàng hóa nhập khẩu phải nộp ở mức giá cao . Thì
điều đó mặc dù với tỷ lệ thuế không đổi nhưng tổng thuế phải nộp sẽ nhiều
hơn.Điều đó tác động đến chi phí nhập khẩu và tác động đến giá cả hàng hóa nhập
khẩu làm cho giá nhập khẩu hàng hóa cao hơn và người tiêu dùng phải chịu mức
giá cao. Điều đó tác động đến cầu trên thị trường làm giảm lượng cấu và giảm
lượng nhập khẩu.
2 Quy định giá bán tối thiểu ở trong nước.
Để cản trở một số hàng hóa nào đó nhằm thực hiện chính sách thương mại của
quốc gia. Người ta có thể sử dụng công cụ quy định gía bán tối đa trong nước .
Công cụ này được sử dụng theo 2 hướng khác nhau để tác động đến cầu đến cung
trên thị trường.
- Một là bằng cách quy định giá bán tối thiểu ở trong nước cao người tiêu dùng
phải chịu chi phí bổ sung so với mức gài cần bằng điều đó buộc người tiêu dùng
cắt giàm lượng tiêu dùng.
- Hai là bằng cách quy định giá bán tối đa ở trong nước điều đó ảnh hưởng trực tiếp
đến lợi nhuận của DNNK , buộc tính toán lại chi phí nhập khẩu từ đó cắt giảm
lượng nhập khẩu , thậm chí không nhập khẩu,
3 Phụ thu và phí.
- Phụ thu là một khoản thu thường tính theo tỷ lệ % so với giá trị hàng hóa, áp đặt
cho hàng hóa nhập khẩu một tỷ lệ phu thu nào đó cũng sẽ làm cho giá hàng hóa
nhập khẩu tăng lên . Sự tác động phụ thu cũng giống như sự tác động của thuế
quan , CFNK tăng do phụ thu se làm cho người tiêu dùng giảm lượng tiêu dùng.
- Phí là một khoản thu thực hiện các Dv trong TMQT . thông thường phí quy định

khac là khác nhau cho những hàng hóa nhập khẩu khác nhau . Tác động kinh tế của
phí cũng làm cho gía hàng hóa tăng và tác động đến cầu trên thị trường. Nhưng
khoản phí thường thấy : phí HQ, phí cảng biển, phí xây dựng …
4 Thuế nội địa
- Là những khoản thuế được áp dụng cho những anh mục hàng hóa nhất định trong
những khoảng thời gian nhất định nhằm thực hiện chính sách thương mại nào đó
của mỗi quốc gia. Những khoản thuế nội địa tiêu biểu : thuế TTĐB, thuế bảo trì
CSVCKT có liên quan đến XNK hàng hóa … tất cả những khoản thuế này đều làm
hco giá hàng hóa tawngvaf buộc người tiêu dùng phải cắt giảm lượng tiêu dùng
NK
Đây là những hàng rào tiêu dùng tác động 2 hướng tăng và giảm giá giá đểtác động
đến cung cầu.
Câu 12: HÀNG RÀO VỀ MẶT KỸ THUẬT:
1 Tiêu chuẩn kỹ thuật:
Tiêu chuẩn kỹ thuật là những quy định của các quốc gia về những thông số kỹ
thuật nào đó đối với sp sx ra. Các tiêu chuẩn kỹ thuật có thể có sự khác nhau ở các
mức độ, vd tckt ở cấp độ quốc gia, tckt ở cấp độ quốc tế. một khi các tckt đc quy
định khá chặt chẽ, nó cũng có thể trở thành 1 rào cản thương mại. khác với tiêu
chuẩn kt, những quy định về kt mang tính chất bắt buộc áp đặt lên hàng hóa, dv
xuất nhập khẩu. những quy định kỹ thuật quá khắt khe của quốc gia nk đối với sp
của quốc gia xk cũng trở thành rào cản thương mại.
2 Thủ tục đánh giá sự phù hợp về mặt kỹ thuật:
Hàng rào này có thể đc sd khi quốc gia nk yêu cầu quốc gia xk phải có những quy
định thử nghiệm sp ở chính quốc gia nk hoặc phải có bên thứ 3 cấp chứng nhận
hợp chuẩn đối với hàng hóa nk mặc dù hàng hóa đã đc người sx hoặc cơ quan chức
năng của nc xk thử nghiệm, kiểm tra kỹ thuật chặt chẽ theo tiêu chuẩn quốc tế.
3 Những quy định về kiểm dịch động thực vật, quy định về xuất xứ nhãn hiệu của hàng hóa, quy
định về phân phối hàng hóa,…
- Kiểm dịch động thực vật: các quy định này bao gồm tất cả các luật, quy định,
nghị định và yêu cầu liên quan đến các sản phẩm cuối cùng, các quy trình chế

biến, phương pháp sx, các thủ tục xét nghiệm, giám định và chấp thuận. Việc
kiểm dịch động thực vật chỉ cần dựa trên cơ sở khoa học đầy đủ và không dc áp
dụng tùy tiện nhằm tạo ra sự phân biệt đối xử và hạn chế vô lý đối với TMQT
- Biện pháp bảo vệ sức khỏe con người: Các quốc gia có quyền đưa ra các quy định
nhằm bảo vệ sức khỏe của con người. Tuy nhiên nhiều quốc gia đã lợi dụng việc
này để đưa ra những rào cản TMQT
- Xuất xứ và nhãn hiệu hàng hóa: quy định về nhãn hàng hóa cũng dc sử dụng như
một hàng rào kỹ thuật trong TMQT. Các quốc gia, nhất là các quốc gia phát triển
thường quy định rất chặt chẽ về nhãn hàng, từ chữ viết, khổ chữ viết, nội dung
ghi nhãn đến thiết kế nhãn. Ngoài ra hàng NK còn phải ghi rõ xuất xứ hàng hóa
trên bao bì
- Quy định về bao bì đóng gói: Quy định về chất liệu bao bì, kích cỡ bao bì và cách
đóng gói. Những hàng hóa ko tuân thủ theo quy định đều ko dc NK
- Quy định về phân phối hàng hóa: Quy định về tổ chức phân phối như những ai
tham gia, dc sử dụng loại trung gian nào, tổ chức hệ thống phân phối đến cấp nào.
Thứ hai là quy định về chức năng phân phối bán buôn hay bán lẻ. Thứ ba là phạm
vi phân phối đến đoạn thị trường nào, nhóm khách hàng nào, khu vực địa lý nào.
Đây là một rào cản kỹ thuật hữu hiệu dc các quốc gia áp dụng để bảo vệ thị
trường nội địa
Câu 13: Bản chất và vai trò của các liên kết kt trong thương mại quốc tế,
các hình thức liên kết ktqt
- Liên kết là một hình thức trong đó diễn ra quá trình XHH sản xuất phân phối
ttrao đổi tiêu dùng mang tính chất QT với sự tham gia của các chủ thể KTQT dựa
trên các hiệp định đã thỏa thuận và ký kết để hình thành nên các tổ chức KT với
những cấp độ nhất định
- Cở sở KINH Tế của các liên kết KT
+ Mỗi quốc gia với những nguồn lực có hạn có những lợi thế tuyệt đội và
tương đối nhất định, những bất lợi, hạn chế nhất định trong việc đáp ứng nhu cầu
ngày càng tăng và đa dạng của chính quốc gia mình
+ Phân công lđ quốc tế trở thành 1 tất yếu khách quan trong gđ hiện nay nó

phát triển về cả bề rộng và bề sâu dẫn đến các QG phụ thuộc vào nhau nhiều hơn
+ Do yêu cầu của việc mở rộng TM và đầu tư quốc tế là 1 trong những điều
kiện ko thể thiếu để đẩy nhanh sự phát triển KT của mỗi GQ
- Liên kết KTGT là sự tham gia tình nguyện của mọi QG thành viên trên cơ sở
những đk đã thỏa thuận bàn bạc sau đó ký kết thành những hiệp định. Những hiệp
định này với tư cách là những văn bản pháp lý mang tính QT dùng để kiểm tra
giám sát đôn đốc điều chỉnh hđ của các QG thành viên. LKKTQT là sự phối hợp
mang tc liên QG giữa những nước độc lập có chủ quyền vì vậy nó thường chịu sự
điều tiết của các chính sách kinh tế của các chính phủ
Vai trò của lkkt trong mqt
- +trên cơ sở các hiệp định đã dc kí kết các quốc gia thành viên có cơ hội tham gia và
phát huy các lợi thế của mình, từng bước chuyển dịch cơ cấu Kt, cơ cấu sx theo
hướng có lợi hơn
- +Tạo sự ổn định tương đối để cùng phát triển và phản ứng linh hoạt trong việc phát
triển các quan hệ kt quốc tế giữa các quốc gia thành viên
- +Các quốc gia có thêm điều kiện và khả năng mới trong việc tăng thu nhập cho
người dân, tăng công ăn việc làm cho người lao động
- +Tạo điều kiện cho các quốc gia thành viên có cơ hội xích lại gần nhau hơn về trình
độ phát triển, cơ cấu tổ chức, hệ thống luật pháp, năng lực quản lý kt….
- +Các lkkt làm dịu đi những mâu thuẫn trong xu hướng bảo hộ trái ngược với xu
hướng tự do hóa trong thương mại
- +lkkt quốc tế làm giảm đi các rào cản thương mại phi thuế quan cải thiện điều kiện
thương mại giữa các quốc gia thành viên
- +lkkt quốc tế tạo ra bước đi quá độ trong quá trình vận động của nền kt thế giới
theo hướng toàn cầu hóa.
Các hình thức liên kết KTQT
Căn cứ vào đối tượng và mục đích của liên kết KTQT. Chúng ta có 5 hình thức
sau:
- Khu mậu dịch tự do: là hình thức liên kết mà các QG thành viên cùng nhau
thỏa thuận thống nhất 1 số vấn đề nhằm mục đích tự do hóa buôn bán một số mặt

hàng nhất định, các thỏa thuận của hình thức liên kết này thường là giảm hoặc xóa
bỏ hoàn toàn hàng rào thuế quan và các biện pháp hạn chế số lượng đơn vị 1 số
nhóm sản phẩm và 1 số loại dịch vụ TM khi mà thực hiện việc buôn bán với nhau
+ Khu mậu dịch tự do: là hình thức liên kết mà các quốc gia thành viên cùng
nhau thỏa thuận thống nhất một số vấn đề nhắm mục đích tự do hóa trong buôn
bán một số mặt hàng nhất định. Các hình thức của liên kết này thường là giảm
hoặc xóa bỏ hoàn toàn hàng rào thuế quan và các biện pháp hạn chế số lượng đơn
vị một số nhóm sản phẩm một số loại dịch vụ thương mại khi mà thực hiện việc
buôn bán với nhau.
+ Tạo lập một thị trường thống nhất về hàng hóa và dịch vụ của cả khối
+ Mỗi thành viên trong khối vẫn có quyền độc lập tự chủ trong quan hệ buôn bán
với các quốc gia ngoại khối tức là mọi thành viên có thể có chính sách ngoại
thương riêng đối với các quốc gia ngoại khối liên minh.
- Liên minh thuế quan: Tăng cường hơn nữa mức độ hợp tác của các quốc gia
thành viên theo hình thức liên kết này bên cạnh việc xóa bỏ thuế quan và những
hạn chế về thương mại giữa các quốc gia thành viên thì liên kết này còn thiết lập
một biểu thuế quan chug cho toàn khối đối với các quốc gia ngoài liên minh. Tức
là thực hiện chính sách cân đối thương mại với các quốc gia không phải là thành
viên sẽ trở thành một bộ phận quan trọng trong chính sách thương mại của toàn
khối.
- Thị trường chunng: Đây là hình thức liên kết ở mức độ cao hơn so với liên minh
thuế quan. Ở mức độ liên kết này các quốc gia thành viên ngoài viêc áp dụng các
biên pháp tương tự như liên minh thuế quan trong trao đổi thương mại thì các quốc
gia thành viên còn thỏa thuận và cho phép tư bản và lực lượng lao động được tự do
di chuyển giữa các nước thành viên.
- Liên minh kinh tế: là hình thức liên kết với mức độ cao hơn về sự tự do di
chuyển hàng hóa dịch vụ tư bản và lực lượng lao động giữa các nước thành viên.
Đồng thời thống nhất biểu thuế quan chug, áp dụng cho cả các nước không phải là
thành viên. Ngoài ra các thành viên còn thống nhất các chính sách kinh tế, tài
chính, tiền tệ

- Liên minh tiền tệ: là hình thức liên kết tiến tới thành lập một quốc gia kinh tế
chung với những đăc trưng sau:
+ Xây dựng và thực thi chính sách kinh tế chung, chính sách ngoại thương chung
+ Hình thành đồng tiền chung thống nhất thay thế những đồng tiền riêng của các
quốc gia thành viên
+ Thống nhất chính sách lưu thông tiền tệ
+ Xây dựng hệ thống ngân hàng chug thay thế các ngân hàng trung ương của các
thành viên
+ Xây dựng chính sách tài chính tiền tệ tín dụng chung đối với các quốc gia ngoài
liên minh và các tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế.
Câu 14. Tác động của liên minh thuế quan tới vc tạo lập mậu dịch
- Khi thực hiện 1 liên minh thuế quan giữa một nhóm nước sẽ tạo đk thuận lợi cho
TMQT giữa các nc thành viên trong nhóm đc mở rộng và phát triển. Nói cách
khác, chính lien minh thuế quan đã tạo quan hệ mâu dịch giữa các nước thành viên,
mở rộng hơn nữa khả năng XNK hh giữa các nc trong liên minh vs các nước các
khu vực khác trên TG. Giá cả hh sẽ giảm, ng tiêu dung sẽ mua đc khối lượng hh
lớn hơn vs CP thấp hơn(biểu đồ trên)
- Giả sử Dx và Sx là đường cầu và cung mặt hàng X. Giả sử giá 1 đv X khi có TM
tự do của QG 1 là 1$, phần còn lại của TG thì giá 1X= 1,5$. Khi chưa có lien minh
thuế quan, QG đánh thuế 100% đối vs hh NK X. như vậy QG2 sẽ NK X từ QG1,
giá NK và thuế là 2$. Vs giá 2$, QG2 sẽ tiêu thụ 50X(đoạn GH), trong đó,
30X(GJ) đc sản xuất trong nc, còn 20X(JH) đc NK từ QG1. Khi đó QG2 thu đc
20$ tiền thuế (S
JHNM
)
- Trong đk QG1& 2 thiết lập 1 liên minh thuế quan, loại bỏ thuế quan thì giá sản
phẩm X ở cả 2 QG đều là 1$ thì QG2 sẽ tiêu thụ 60X(đoạn AB ). Trong đó,
10X( AC) đc sản xuất trog nc, 50X(CB) đc NK từ QG 1. Trong trường hợp này
QG2 k thu đc thuế NK song bù vào đó lợi ích ng tiêu dùng sẽ tang, lợi ích đó đc
biểu hiện bởi S

AGHB
- Do lien minh thuế quan thì thặng dư của ng sản xuất ở QG2 bị giảm, biểu hiện bởi
S
AGJC.
Phần thuế NK của nhà nc cũng bị mất S
JHMN
. Nếu xét 1 cách tỏng hợp vs cả 2
QG thì lợi ích của lien minh thuế quan mang lại như sau:
- phúc lợi của việc di chuyển sx từ các nhà sx có hiệu quả thấp hơn của QG2 sang
các nhà sx có hiệu quả cao hơn ở QG1
- lợi ích tiêu dùng tăng thêm do giá giảm, ng tiêu dùng ở QG2 có thể mua 1 khối
lượng hh thấp lớn hơn vs chi phí thấp hơn
Câu 15. Tác động của liên minh thuế quan(LMTQ) v svc chuyển hướng mậu
dịch
-
- Sự chuyển hướng mậu dịch diễn ra khá phổ biến khi hình thành 1 LMTQ vì khi đó
các đk buôn bán giữa các nc thành viên sẽ trở lên thuận lợi và hấp dẫn hơn
- Trong biểu đồ trên có 3 QG tham gia sx X
- Khi chưa có LMTQ thuế NK X giả sử là 100% ở QG2, QG2 NK X tư QG1 vs thuế
là 100%, giá sẽ là 2$. Khi đó QG2 tiêu thụ 70X(đoạn GH). Trong đó 40X(GJ) sẽ
đc sx trong nc, 30X(JH)sẽ đc NK từ QG1 và QG2 thu đc 30$ thuế NK(S
JHMN
)
- Khi QG2&3 thành lập 1 LMTQ, xóa bỏe thuế NK vs X, khi đó QG2 sẽ NK X từ
QG3 vs giá = 1.5$. tại QG này, QG2 tiêu thụ 80X (G’B’) trong đó , 30X(G’C’)đc
sx trong nc và 50X(C’B’) đc NK từ QG3 => QG2 k thu đc thuế NK và vc NK X
vào QG2 sẽ dịch chuyển từ QG1 sang QG3. Vậy là LMTQ đã có sự phân biệt giữa
các nc trong và ngoài liên minh
- Xét 1 cách tổng thể kết quả của 1 LMTQ đem lại như sau:
- 1)đối vs QG2, phúc lợi đạt đc từ việc tạo lập mậu dich thuần túy thể hiện bằng S

C’J’J
và S
H’B’H
- -> thể hiện lợi ích thực sự của ng tiêu dùng ở QG2 do LMTQ mang lại
- 2)LMTQ gây ra chuyển hướng mậu dịch. S
MNHJ
biểu thị thuế NK của QG2 k còn
nữa. trong đó phần JJ’H’H thì đc chuyển cho ng tiêu dùng do k phải đóng thuế.
Còn MNH’J’ là phúc lợi mất đi do chuyển hướng mậu dịch từ QG1 sang QG3
- Tứ giác G’GJC’ thể hiện thặng dư của ng sx ở QG 2 bị di chuyển sang cho ng tiêu
dùng
- QG1 mặc dù có giá rẻ hơn QG3, nhưng do k thuộc liên minh thuế NK => QG 1
không XK 30X sang 2 nữa, thay vào đó QG3 sẽ XK 50X sang 2. Trên góc độ đó
mà xét thì LMTQ đã đem lại phúc lợi cho QG này trong khi QG1 bị thiệt hại.
Đứng trên góc độ chung toàn TG thì sự chuyển hướng mậu dịch trong trường hợp
này đã làm di chuyển sx từ nơi có hiệu quả cao hơn sang nơi có hiệu quả thấp hơn
Câu 16: Mục tiêu tổ chức thương mại thế giới WTO
- Thúc đẩy quá trình tiêu dùng hóa TM hàng hóa dịch vụ phát triển nền kinh tế thế
giới bền vững bảo vệ môi trường thúc đẩy sự phát triển của các thể hế thị trường.
- Là nơi giải quyết các bất đồng tranh chấp thương mại giữa các quốc gia thành
viên trong khuôn khổ hệ thống thương mại đa phương đảm bảo ho các quốc gia
phát triển và kém phát triển được hưởng những lợi ích thực sự từ sự tăng trưởng
của TMQT khuyến khích các quốc gia này hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế
TG
- Nâng cao mức sống & tạo ra công ăn việc làm cho người lao động ở các QG
thành viên. Đảm bảo quyền và tiêu chuẩn lao động được tôn trọng
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động
- Nguyên tăc đãi ngộ tối huệ quốc: là nguyên tắc quan trọng nhất của tổ chức
TMTG. Nguyên tắc này được hiểu 1QG đã dành cho 1 QG thành viên 1 sự đối xử
ưu đãi nào đó thì quốc gia này cũng phải giành sự ưu đãi đó cho tất cả các quốc gia

thành viên khác
- Nguyên tắc đãi ngộ QG : hàng hóa nhập khẩu đối với, quyền sở hữu trí tuệ nước
ngoài phải được đối xử ko kém phần hơn so với hh cùng loại trong nước
- Nguyên tắc tiếp cận TT: thực chất là mở cửa hh TT dv đầu tư nước ngoài cho các
QG khác khối. Nguyên tắc thể hiện sự tự do hóa TM
- Nguyên tắc cạnh tranh công bằng: thể hiện sự tự do cạnh tranh trong những điều
kiện bình đẳng như nhau. Nguyên tắc này hạn chế tác động tiêu cực của cạnh tranh
ko bình đẳng
- Nguyên tắc dành cho thành viên đang phát triển
Cho phép thành viên đang phát triển một số quyền không phải thực hiện, 1 số nghĩa
vụ có thời gian dài hơn để QG đó có điều kiện điều chỉnh chính sách TM của mình

×