Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Một số bài văn hay lớp 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.16 KB, 11 trang )

Một số bài văn hay lớp 10
Đề số 1
Đức tính trung thực
Bài làm
Không trung thực là một hiện tượng ta vẫn thường
gặp trong cuộc sống, nó đã và đang diễn ra quanh ta,
nhất là trong lớp trẻ. Nó trở thành một cách sống phổ
biến. Vậy trung thực là gì ?
Trung thực là luôn tôn trọng sự thật, tôn trọng
chân lí, lẽ phải, sống ngay thẳng, thật thà và dũng cảm
nhận lỗi khi mắc khuyết điểm.
Người trung thực là người thật thà, ngay thẳng
chân thành trong cách đối xử với mọi người, luôn
nhìn nhận khách quan về các sự việc trong cuộc sống,
luôn tôn trọng và bảo vệ chân lí, bảo vệ lẽ phải.
Do vậy, ngay từ tuổi ấu thơ, tuổi học trò, chúng ta
cần được và tự bản thân xây dắp, rèn luyện tính trung
thực. Nhưng đây đó vẫn còn nhiều hiện tượng học
sinh thiếu trung thực. Cứ nhìn vào các giờ kiểm tra,
các kì thi cử, hay tự hỏi, mình đã một lần nói dối bố
mẹ, thầy cô giáo chưa là rõ. Ấy thế mà nhiều bạn còn
rủ rê nhau, bao che cho nhau.
Ngoài xã hội cũng vậy. Trong kinh doanh, trong
công việc, trong chính trị họ vẫn thường lợi dụng lòng
tin của mọi người để trục lợi cá nhân, lừa đảo kiếm
tiền hay tham nhũng, che giấu tội ác trước pháp luật.
Một dẫn chứng điểm hình dễ thấy nhất là trong khi
nhà nước đang phải bồi thường cho người dân mang
gà đi tiêu huỷ thì tại Đông Anh - Hà Nội các cán bộ
đã khai khống lên đến hàng nghìn con gà, vịt các loại.
Họ là những cán bộ đại diện cho dân, cho nước mà lại


thiếu trung thực. Rồi gian lận thuế, ăn cắp bản quyền,
khai tăng thiệt hại hay thành tích, xử án gian lận, dối
trên lừa dưới Không trung thực chính là nguyên
nhân, mầm mống của các tiêu cực xã hội, gây băng
hoại đạo đức, làm mất lòng tin, xói mòn đời sống tốt
đẹp mọi người đang chung tay xây đắp. Bởi vậy cần
phải trung thực, không vì cái lợi trước mắt mà bán rẻ
lương tâm. Nhất là những người cầm quyền phải là
người chí công vô tư, cương trực, thẳng thăn thì mới
đưa đất nước vững mạnh đi lên, tiến tới công bằng,
dân chủ, văn minh. Rồi trong các mối quan hệ hợp tác
sản xuất kinh doanh, tính trung thực sẽ giúp có được
lòng tin ở mọi người, từ đó có uy tín trong sản phẩm.
Thiếu trung thực sẽ gây ra hậu quả không thể lường
trước được. Những tai biến xã hội từ nạn làm hàng giả
hay ngộ độc thực phẩm, bằng cấp giả hẳn ai cũng
thấy.
Tính trung thực cần được chú trọng giáo dục, rèn
luyện ngay từ những ngày còn cắp sách tới trường mà
điểm đầu rèn luyện là thành thực với chính bản thân
mình. Bởi vì, “Phải thành thật với mình, có thể mới
không dối trá với người khác” (Uy-li-am Sếch-xpia).
Trung thực là cốt lõi, xoay quanh nó còn nhiều
đức tính khác mà quan trọng nhất là thái độ thẳng
thắn, tinh thần, hành động dũng cảm. Không có đức
tính này, trung thực chỉ như của quý bị dấu kín. Thảng
thắn, dũng cảm lại phải chân thành, khéo léo. Nêu
không trung thực - thẳng thắn - dũng cảm sẽ không có
tác dụng hoặc bị hạn chế tác dụng. Ta nên rút ra một
điều : rèn luyện tu dưỡng các tính tốt là rất cần nhưng

thể hiện nó trong xử thế còn quan trọng hơn.
Chẳng hạn, không nhất thiết ta phải thể hiện rõ,
đôi lúc ta cũng phải có ứng xử khéo léo để tránh cho
người khác nỗi đau đớn về một sự thật phũ phàng nào
đó. Nói như vậy có nghĩa là ta không cần phải cứng
nhắc, rập khuôn mà phải biết cư xử sao cho hợp lí,
hợp tình.
Đức tính trung thực là điều mà con người, nhất là
con người trong xã hội hiện đại cần phải có, cần phải
được rèn luyện. Vậy sao ta không rèn luyện nó ngay
từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường để khi ra đời ta sẽ
xem nó là một trong những điều cần thiết nhất để
bước vào cuộc sống hiện đại ngày nay.
Đề số 2
Lòng biết ơn thầy cô giáo
Bài làm
“Không thầy đố mày làm nên”, một triết lí dân
gian đã được lưu truyền từ bao đời nay. Điều này cho
chúng ta thấy người thầy có vai trò to lớn đối với con
đường học vấn của mỗi học trò. Dẫu là học trò bán tự,
nhất tự (có câu "nhất tự vi sư, bán tự vi sư" - một chữ
là thầy, nửa chữ cũng là thầy), huống hồ chi, chúng ta,
trong đời ai chẳng là học trò hơn một lần "nhất tự"
hiểu theo nghĩa rộng của khái niệm này. Nhưng điều
tôi muốn nói đến ở đây là một mặt khác nữa của câu
tục ngữ - Đó cũng là lời nhắn nhủ, khuyên răn chúng
ta phải nhớ ơn thầy cô.
Mỗi người có được công danh, sự nghiệp thành
đạt đều nhờ công ơn dạy dỗ của thầy cô. Những người
chiến sĩ trong cuộc chiến sinh tử với giặc ngoại xâm,

trong hành trang tinh thần mang ra mặt trận cũng có
lời thầy cô. Chúng ta, hẳn đã nhiều người đọc nhật kí
của anh Nguyễn Văn Thạc (Nhà xuất bản Thanh niên
xuất bản dưới nhan đề Mãi mãi tuổi hai mươi) học
sinh trường cấp 3 (THPT) Yên Hòa B - Từ Liêm, Hà
Nội. Trang nhật kí ngày 24/5/1972, ghi trước khi anh
hi sinh tại chiến trường Quảng Trị hai tháng, bảy ngày
sau đó, người học trò này đã nhớ lời dạy thầy giáo cũ
- thầy Lưu, và nói rằng, cho đến lúc này, anh mới hiểu
hết lời dạy của thầy. Xin được trích đoạn nguyên văn
"Lòng tin tưởng ở con người cũng chính là một nét
riêng rất độc đáo của lòng nhân đạo - Điều này thầy
Lưu đã nói rất nhiều lần với mình từ 3 năm trước, từ
hơn 2 năm trước - Nhưng đến giờ mình mới hiểu một
cách sâu xa và đầy đủ nhất". Người học trò Nguyễn
Văn Thạc hiểu và xác định đúng đắn lẽ sống của đời
mình. "Có thể ngày mai, cuộc đời sẽ trả lời mình
bằng luồng gió lạnh ngắt, nhưng có hề chi, khi mình
đã cống hiến cho cuộc dời một tâm hồn chính trực và
cao cả - Biết yêu và biết ghét - Biết lăn lộn trong cái
bình dị của cuộc sống mà cảm hiểu hạnh phúc không
có gì so sánh nổi. Biết sống cao thượng, vươn lên trên
tất cả những những gì tính toán cá nhân mòn mỏi và
cằn cỗi. Phải, mình phải sống như vậy, phải cống
hiến cho cuộc đời một tâm hồn như thế - Đây là mơ
ước, là nguyện vọng, quyết tâm và cũng là trách
nhiệm mình phải làm. Phải làm". Chính vì thế ta
không thể quên được công ơn của thầy cô.
Thầy cô giáo là người hướng dẫn, bồi dưỡng,
truyền đạt cho ta những kinh nghiệm mà nhân loại đã

tích luỹ trong suốt quá trình lịch sử lâu dài về khoa
học tự nhiên, khoa học xã hội và kinh nghiệm sống để
mở rộng trí óc cho chúng ta. Thầy cô không chỉ cho
chúng ta tri thức mà còn rèn luyện cho chúng ta bài
học làm người. Lúc còn bé thơ thầy cô dạy ta từng
chữ cái, từng con số, rồi theo năm tháng chúng ta dần
lớn lên thầy cô dạy ta những điều hiểu biết cao hơn,
rộng hơn để giáo dục ta thành người có tri thức, có
đạo đức. Các thầy cô đã “Vì lợi ích trăm năm trồng
người”, đào tạo chúng ta thành những người hữu ích.
Tại sao danh họa Ý Lê-ô-na đơ Vanh xi (1452 - 1519)
có thể trở thành đỉnh cao của thời Phục hưng và thế
giới. Vì ông có người thầy là họa sĩ Vê-rô-ki-ô. Thoạt
đầu thầy bắt cậu bé học trò vẽ quả trứng gà mấy chục
ngày liền. Bởi ông muốn cho nhà họa sĩ thiên tài
tương lai biết "trong một nghìn cái trứng, không bao
giờ có hai cái hoàn toàn giống nhau Do vậy nếu
không cố công luyện tập thì không vẽ đúng được
đâu Đó còn là cách luyện mắt cho tinh, luyện tay cho
dẻo". Các thầy cô giáo là người "mài sắt nên kim",
công lao biết bao ! Thật đúng như nhà thơ Bùi Đăng
Sinh, hiện nay đã là nhà giáo kì cựu, lúc còn ngồi trên
ghế nhà trường đã viết :
“Đồi cao thắm sắc ti gôn
Trồng hoa thầy đã trồng luôn cả người”
Các thầy, các cô đang làm một nghề cao quý nhất,
nghề dạy học, nghề mà dân tộc ta vốn rất coi trọng,
quan tâm và biết ơn. Ông cha ta thường nói :
“Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ phải yêu kính thầy”

Vì học sinh thân yêu, các thầy giáo, cô giáo đã
luôn luôn quan tâm đến sự tiến bộ, vui sướng trước sự
trưởng thành của chúng ta, trăn trở trước thiếu sót mà
chúng ta mắc phải. Từ cái nôi là nhà trường, tình cảm
gắn bó giữa chúng ta và các thầy cô là một tình cảm
đặc biệt, sâu sắc. Tình cảm đó sẽ cùng đi suốt cuộc
đời, động viên, nâng đỡ chúng ta trưởng thành. Mọi
người chúng ta phải khắc ghi và biết ơn. Phải ghi nhớ
trong lòng, đạo thầy trò là một trong những đạo lớn,
giữ cho xã hội lành mạnh, vững chắc. Lại xin kể với
các bạn một câu chuyện mà nhân vật học trò hiện vẫn
đang sống và là một nhà thơ nổi tiếng của chúng ta.
Chuyện của nhà thơ Hoàng Cầm, thi sĩ yêu thương
của miền Kinh Bắc, cái nôi của văn hóa Việt Nam.
Nhà thơ đã làm cho con sông Đuống thành dòng sông
trữ tình, dòng sông thi ca. Năm học 1935 - 1936,
Hoàng Cầm học với thầy Hoàng Ngọc Phách, cũng là
một nhà văn (tác giả Tố Tâm, thiên tiểu thuyết lãng
mạn vào loại mở đầu văn chương lãng mạn). Ai ngờ
sau đó ít lâu, lại lấy chị gái họ thầy giáo mình. Một
ngày tết ở thị xã Bắc Ninh, khi hai vợ chồng thi sĩ đi
chúc tết họ hàng, vào nhà thầy, theo tôn ti trật tự,
thầy cứ một điều "thưa bác", hai điều "thưa bác". Vợ
nhà thơ cũng thản nhiên "cậu câu, tôi tôi" mặc dù kém
đến trên 20 tuổi. Song Hoàng Cầm thì không dám.
Ông lễ phép xưng "con", gọi "thầy". Về nhà, bà vợ
phàn nàn :
- Sao mình lại xưng "con" với cậu ấy ? Cậu ấy là
em mình chứ !
Hoàng Cầm đã quả quyết trả lời :

- Anh phải tôn trọng cái điều có trước. Trước khi
anh là chồng em, anh đã là học trò của ông Phách từ
lâu rồi. Người thầy giáo ấy đã có công lớn đào tạo
được ra anh hôm nay đấy em ạ !
Lòng biết ơn thầy cô là phải biết giữ đúng "Đạo".
Nhưng cao hơn, phải được thể hiện bằng hành động
cụ thể. Muốn vậy chúng ta phải học tập tốt, đạt nhiều
thành tích cao. Đây cũng chính là đạo lí làm người, là
cách ứng xử của người có nhân cách. Đất nước ta có
rất nhiều tấm gương đáng để noi theo như người học
trò con vua Thủy Tề của thầy Chu Văn An. Biết là trái
mệnh Ngọc Hoàng, tất bị chết chém, nhưng vẫn tuân
theo lời dạy bảo nhân nghĩa của thầy.
Bác Hồ từng dạy : “Kẻ có tài mà không có đức là
người vô dụng, người có đức mà không có tài thì làm
việc gì cũng khó”. Nền tảng của con người vẫn là đạo
đức, đạo đức kết hợp với tài năng thì làm chuyện gì
cũng thành công. Xã hội hiện đại ngày nay, vấn đề
đạo đức đang còn nhiều cái để quan tâm, đó là tình
trạng học sinh vô lễ, vô ơn bạc nghĩa với thầy cô.
Thậm chí có hành vi lăng mạ, côn đồ. Tất cả đều bị
chê trách, lên án gay gắt.
Trong bối cảnh như thế, thiết nghĩ, lòng biết ơn là
món quà giá trị nhất, là bông hoa tươi thắm nhất để
các thế hệ học sinh dâng tặng thầy cô kính yêu. Đây
không phải chỉ là bổn phận và nghĩa vụ mà còn là thứ
tình cảm cao quí, thiêng liêng, ở đâu, lúc nào cũng cần
gìn giữ, nêu cao.

×