Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

bài dự thi liên môn hãy chung tay bảo vệ khung cảnh sư phạm trường THCS kiêu kỵ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.38 KB, 10 trang )

Hãy chung tay bảo vệ khung cảnh sư phạm trường THCS Kiêu Kỵ
BÀI DỰ THI LIÊN MÔN
I. Tên tình huống : “ HÃY CHUNG TAY BẢO VỆ KHUNG CẢNH SƯ PHẠM
TRƯỜNG THCS KIÊU KỴ”
II. Mục tiêu giải quyết tình huống :
1. Về kiến thức :
- Hiểu được mục tiêu, nội dung giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh
trường THCS Kiêu Kỵ.
2. Về kĩ năng – hành vi :
- Vận dụng những kiến thức đã học để lựa chọn phương pháp, hình thức và các
điều kiện giáo dục cho phù hợp với điều kiện trong nhà trường thông qua các trò
chơi, câu hỏi, giải quyết tình huống, …
- Chia sẻ, hợp tác với bạn bè, thầy cô, có ý thức bảo vệ môi trường .
- Có phản ứng với những hành vi hủy hoại môi trường : vứt rác bừa bãi, trèo
cây, hái hoa, giẫm lên cỏ, …
3. Về thái độ - tình cảm :
- Có ý thức tổ chức các hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường, tuyên truyền,
vận động học sinh tích cực tham gia các hoạt động xanh do nhà trường tổ chức.
- Yêu thích, gần gũi với thiên nhiên .
- Tự hào, có ý thức giữ gìn, bảo vệ phong cảnh của môi trường sư phạm .
* Kết luận : Tạo điều kiện nâng cao nhận thức và sự tự giác của mỗi cá nhân
về việc xây dựng khung cảnh sư phạm trường xanh - sạch - đẹp.
III. Tổng quan những kiến thức liên quan tới việc bảo vệ môi trường :
Sự thiếu hiểu biết của con người ( đặc biệt là lứa tuổi THCS- lúa tuổi đang
nhận thức tốt các vấn đề xã hội ) là một trong những nguyên nhân cơ bản gây nên sự
ô nhiễm và suy thoái môi trường. Vì vậy, giáo dục bảo vệ môi trường là một vấn đề
cấp bách, có tính toàn cầu và là vấn đề có tính xã hội sâu sắc, cần được giáo dục con
người ngay từ nhỏ.
1. Môi trường :
- Khái niệm : Môi trường là toàn bộ các điều kiện tự nhiên, nhân tạo bao
quanh con người, có tác động tới đời sống, sự tồn tại, phát triển của con người và


thiên nhiên. ( Điều kiện đó có thể có sẵn trong tự nhiên hoặc do con người tạo ra) .
Đinh Thùy Dương lớp 8A Trường THCS Kiêu Kỵ
1
Hãy chung tay bảo vệ khung cảnh sư phạm trường THCS Kiêu Kỵ
- Môi trường sống : là tổng hợp các điều kiện vật lý, hóa học, kinh tế, xã hội
bao quanh và có ảnh hưởng tới sự sống và phát triển của từng cá nhân và cộng đồng
người.
- Môi trường ở THCS cũng là toàn bộ môi trường tự nhiên, nhân tạo và môi
trường xã hội ( bao gồm phòng, lớp học và các môi trường bên ngoài: học tập và sinh
hoạt của học sinh.
- Ý nghĩa : môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống của con
người, tạo cơ sở vật chất để phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, tạo điều kiện cho con
người phương tiện sống, phát triển trí tuệ, đạo đức, tinh thần.
* Kết luận : Môi trường sư phạm có tầm quan trọng vô cùng lớn tới đời sống
con người.
2. Ô nhiễm môi trường :
- Khái niệm : Ô nhiễm môi trường là sự thay đổi tính chất của môi trường, vi
phạm tiêu chuẩn về môi trường ( Luật Bảo vệ môi trường của Việt Nam, năm 2005 ).
- Tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay : Môi trường ở Việt Nam ngày
càng trở nên nặng nề, nghiêm trọng.
- Nguyên nhân :
+ Do gia tăng dân số quá nhanh, còn nghèo và lạc hậu, đô thị hóa ở nhiều nơi.
+ Khí thải của công trường, nhà máy và lượng rác thải ngày càng nhiều nhưng
không được xử lý tốt.
+ Đặc biệt, do ý thức chủ quan của con người còn thấp, hiểu biết không sâu
rộng.
3. Bảo vệ môi trường :
- Khái niệm : Bảo vệ môi trường là giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp,
bảo đảm cân bằng sinh thái, cải thiện môi trường, ngăn chặn các hậu quả xấu do con
người gây ra, sử dụng hợp lý.

- Trách nhiệm : Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ của tất cả mọi người.
- Ngày 5 tháng 6 hàng năm được liên hợp quốc chọn làm ngày “Môi trường
thế giới”.
* Kết luận : Bảo vệ môi trường là việc cần thiết cho nhà trường. Mỗi người
cần có ý thức tham gia các hoạt động giữ gìn vệ sinh chung và riêng như : quét dọn
Đinh Thùy Dương lớp 8A Trường THCS Kiêu Kỵ
2
Hãy chung tay bảo vệ khung cảnh sư phạm trường THCS Kiêu Kỵ
trong lớp và ngoài nhà trường, tuân thủ các quy định về môi trường, trồng và chăm
sóc cây xanh trong vườn trường, …
IV. Các biện pháp giải quyết tình huống :
1. Giáo dục bảo vệ môi trường :
* Hình thức :
- Tổ chức các buổi hoạt động ngoại khóa tham quan môi trường.
- Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về môi trường sư phạm.
- Thi trả lời câu hỏi dưới hình thức : Hái hoa dân chủ, bốc thăm trả lời, lựa
chọn câu hỏi qua biểu tượng, …
- Thi đua giữa các lớp với hình thức diễn tiểu phẩm tuyên truyền.
- Thuyết minh về môi trường.
=> Lựa chọn hình thức sao cho phù hợp với điều kiện của nhà trường nhưng
vẫn đảm bảo nâng cao được nhận thức của học sinh trong toàn trường.
* Mục đích :
- Nhằm vận dụng những kiến thức đã học và kĩ năng vào gìn giữ, bảo tồn, sử
dụng môi trường đảm bảo bền vững cho cả thế hệ hiện tại và tương lai. Nhằm nâng
cao nhận thức cho học sinh để từ đó có kiến thức để bảo vệ môi trường.
- Đem lại nhiều hiểu biết cho học sinh :
+ Hiểu biết về bản chất môi trường, mối quan hệ chặt chẽ giữa môi trường với
đời sống, sự phát triển của con người.
+ Nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng các vấn đề của môi trường. Từ đó
có thái độ, cách ứng xử đúng đắn trước các vấn đề về môi trường, xây dựng cho bản

thân quan niệm đúng về ý thức trách nhiệm, về giá trị nhân cách để dần hình thành
các kĩ năng thu thập số liệu và phát triển sự đánh giá thẩm mĩ.
+ Tri thức, kĩ năng, phương pháp hành động để nâng cao năng lực trong việc
lựa chọn phong cách sống thích hợp.
2. Thực trạng giáo dục bảo vệ môi trường cho thế hệ trẻ ( Đặc biệt là lứa tuổi
THCS)
* Các nghị định, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Nhà nước Việt Nam, Bộ
Giáo Dục và Đào tạo đã ban hành nhằm tăng cường công tác bảo vệ môi trường
và giáo dục bảo vệ môi trường trong nhà trường :
Đinh Thùy Dương lớp 8A Trường THCS Kiêu Kỵ
3
Hãy chung tay bảo vệ khung cảnh sư phạm trường THCS Kiêu Kỵ
- Ngày 27/12/1993 , Quốc hội đã thông qua Luật Bảo vệ môi trường. Trong
Điều 4 của Luật đã xác định rõ giáo dục và đào tạo là một trong những nhiệm vụ bảo
vệ môi trường và là trách nhiệm của tổ chức xã hội và của mỗi cá nhân : “ Nhà nước
có trách nhiệm tổ chức việc thực hiện giáo dục và đào tạo, nghiên cứu khoa học và
công nghệ, phổ biến kiến thức và pháp luật bảo vệ môi trường. Các tổ chức và các cá
nhân có trách nhiệm tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường và giáo dục bảo
vệ môi trường”.
- Ngày 17/10/2001, Thủ tướng chính phủ ký Quyết định 1363/QĐ/TTg về việc
“ Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân” .
- Ngày 2/12/2003, Thủ tướng chính phủ ký Quyết định số
256/2/2003/QĐ/TTg phê duyệt “ Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020”.
- Ngày 15/11/2004 , Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết 41/NQ/TƯ về“ Bảo vệ môi
trường trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” . Với
phương châm “ lấy phòng ngừa và hạn chế tác động xấu đối với môi trường là
chính”, Nghị quyết coi tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và trách nhiệm
bảo vệ môi trường là giải pháp số 1 trong 7 giải pháp bảo vệ môi trướng của nước ta
và xác định : “ Đưa nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào chương trình, sách

giáo khoa của hệ thống giáo dục quốc dân, tăng dần thời lượng và tiến tới hình
thành môn học chính khóa đối với các cấp học phổ thông”.
- Ngày 31/1/2005 , Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ thị số 02/CT/BGD&ĐT về
“ Tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường trong hệ thống giáo dục quốc
dân” . Chỉ định đã xc định rõ mục tiêu, nội dung của công tác giáo dục bảo vệ môi
trường và đề ra chiệm vụ cụ thể cho các cấp, các ngành tham gia vào công tác giáo
dục bảo vệ môi trường.
3. Nội dung bảo vệ môi trường :
* Con người với môi trường xung quanh :
- Hiểu biết về môi trường xung quanh :
+ Môi trường xung quanh : phòng, lớp học, …
+ Phân biệt môi trường sạch, môi trường bẩn.
+ Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.
- Quan tâm bảo vệ môi trường xung quanh :
Đinh Thùy Dương lớp 8A Trường THCS Kiêu Kỵ
4
Hãy chung tay bảo vệ khung cảnh sư phạm trường THCS Kiêu Kỵ
+ Tiết kiệm trong sinh hoạt : tiết kiệm điện, nước, …
+ Tham gia vệ sinh môi trường : không vứt rác bừa bãi, tham gia vệ sinh
trường, lớp, …
+ Yêu quý thiên nhiên : không bẻ cây, bẻ cành, không lao trèo, đu cây, …
* Con người với thực vật ( cây xanh ) :
- Hiểu biết rõ về mối quan hệ giữa thực vật, con người và môi trường :
+ Cây xanh làm cảnh, che bóng mát, là góc vui chơi của mỗi học sinh.
+ Cây xanh cung cấp ôxi, làm cho không khí trong lành, …
- Chăm sóc, bảo vệ cây cối :
+ Tham gia trồng cây, tưới cây, …
+ Trồng một số cây bằng hạt, bằng củ, bằng cành, trồng cây giống, …
- Ý nghĩa :
+ Cây cối làm giảm ô nhiễm môi trường sống : giảm bụi, tiếng ồn, chất độc hại

giảm nhiệt độ ngày hè.
+ Con người cần chăm sóc cây trồng : làm đất, bón phân, nhổ cỏ, bắt sâu,
không chặt cây, bẻ cành bừa bãi.
* Con người và tài nguyên :
- Hiểu biết các nguyên nhân về :
+ Ô nhiễm đất
+ Ô nhiễm không khí
+ Ô nhiễm nước, …
- Biện pháp bảo về môi trường thiên nhiên.
4. Hình thức, phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh THCS :
* Tổ chức các buổi hoạt động ngoại khóa cho toàn trường, vận dụng các
kiến thức đã học để xử lý tình huống hợp lý :
- Sử dụng trò chơi : Hái hoa dân chủ, bốc thăm trả lời câu hỏi, nhìn tranh đoán
tên nội dung, …
- Thông qua các trò chơi phân vai : Học sinh đóng vai và thể hiện các công
việc của người công tác bảo vệ môi trường : trồng cây, chăm sóc cây, thu gom rác, xử
lý các chất thải, trong trò chơi “ Thử làm công tác xanh”.
- Thi tìm hiểu về môi trường.
- Xử lý tình huống.
Đinh Thùy Dương lớp 8A Trường THCS Kiêu Kỵ
5
Hãy chung tay bảo vệ khung cảnh sư phạm trường THCS Kiêu Kỵ
- Lao động, vệ sinh môi trường , lớp học; thu gom rác, …
- Tổ chức các hoạt động dạo chơi, tham quan, cho quan sát, tìm hiểu, trải
nghiệm, … các sự vật, hiện tượng gần gũi trong môi trường xung quanh và các hoạt
động bảo vệ môi trường của con người.
- Tổ chức các hoạt động chăm sóc cây non.
- Diễn tiểu phẩm tuyên truyền thể hiện nôi dung các câu chuyện bảo vệ môi
trường, thể hiện các hành vi có lợi và hành vi có hại cho môi trường sư phạm, nguyên
nhân và cách bảo vệ chúng.

* Các buổi sinh hoạt lớp tổ chức cuộc thi tìm hiểu về môi trường sống
xung quanh em :
- Tổ chức cho học sinh lớp xem tranh, ảnh, băng hình có nội dung về môi
trường, các hoạt động bảo vệ môi trường và giáo dục bảo vệ môi trường cấp THCS:
các tranh ảnh liên quan tới nội dung về môi trường, bảo vệ môi trường và giáo dục
bảo vệ môi trường như : tranh phản ánh việc làm tốt và chưa tốt của con người và
thiên nhiên, môi trường; tranh ảnhvề cảnh đẹp đất nước, danh lam thắng cảnh, di tích
lịch sử, …của quê hương, đất nước.
- Tổ chức các hoạt động tạo hình : vẽ, cắt dán, … tranh có nội dung về thiên
nhiên, thực vật; tranh ảnh phản ánh môi trường thực tế, các hoạt động bảo vệ môi
trường và giáo dục bảo vệ ở trong nhà trường, gia đình, nơi sinh sống : vẽ ngôi
trường xanh - sạch - đẹp và giải thích, …
- Tổ chức các hoạt động âm nhạc ( nghe nhạc, hát ) : tìm hiểu một số nội dung
bài hát, bài múa thể hiện nôi dung môi trường hoặc nói về những việc làm có lợi cho
môi trường.
- Tổ chức trao đổi, thảo luận, trò chuyện về môi trường xung quanh .
- Tổ chức cho học sinh làm thí nghiệm để biết về điều kiện sống của cây, vai
trò của cây ( nước, không khí, ánh sáng ) hoặc thí nghiệm lọc nước bẩn, làm cho
nước bị ô nhiễm, không khí ô nhiễm do khói, bụi. Nước, bụi bẩn, khói rác, … gây ô
nhiễm môi trường.
- Tổ chức làm quen với việc xử lý các tình huống các liên quan đến môi trường
và bảo vệ môi trường : bảo vệ môi trường, xử lý rác, tiết kiệm điện, nước trong thời
gian sinh hoạt trên lớp.
Đinh Thùy Dương lớp 8A Trường THCS Kiêu Kỵ
6
Hãy chung tay bảo vệ khung cảnh sư phạm trường THCS Kiêu Kỵ
5. Biện pháp bảo vệ môi trường:
Để bảo vệ môi trường,con người phải thực hiện hàng loạt các biện pháp khác
nhau, trong đó có biện pháp giáo dục và bảo vệ môi trường được xem là một trong
những biện pháp có hiệu quả cao nhất. Các nhà khoa học đều cho rằng, giáo dục và

bảo vệ môi trường cần được quan tâm đúng mức ngay từ lứa tuổi mầm non nhưng
cũng phải chú trọng đến lứa tuổi 12 đến 15 tuổi, vì độ tuổi này dễ hình thành những
nề nếp, thói quen, những giá trị tốt đẹp, tạo cơ sở cho việc hình thành nhân cách mỗi
con người.
- Xây dựng văn hóa ứng xử thân thiện với môi trường trên cơ sở đổi mới tư
duy, cách làm, hành vi ứng xử, ý thức trách nhiệm với môi trường. Đẩy mạnh tuyên
truyền bảo vệ môi trường cho học sinh THCS.
- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh, xây dựng môi trường bằng
các hành vi phù hợp :
+ Vứt rác đúng nơi quy định, không vứt sai chỗ, bừa bãi làm ô nhiễm môi
trường
+ Thường xuyên quét dọn lớp học sạch sẽ.
+ Thông thoáng phòng để gió và ánh sáng chiế vào.
+ Chăm sóc cây xanh vườn trường.
- Tích cực trồng nhiều cây xanh ( vì cây xanh là nguồn cung cấp oxi cho bầu
khí không khí và nó cũng là nguồn hấp thụ khí cacbon,giảm sói mòn đất và hệ sinh
thái. Nên trồng nhiều cây xanh xung quanh nhà để được hưởng những không khí
trong lành do cây tạo ra nên giữ gìn, không đượcchặt phá, bẻ cành ). Học sinh chúng
ta hành động vì môi trường. Có những câu nói thế này: “Gieo suy nghĩ gặt hành
động. Gieo hành động gặt thói quen. Gieo thói quen gặt tính cách. Gieo tính cách gặt
số phận”. Vì vậy, việc xây dựng được những “tính cách” bảo vệ môi trường, biến nó
thành nếp sống, thói quen cho người trẻ sẽ cần thiết hơn nhiều những lời kêu gọi.
“Bảo vệ môi trường ! Là bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta” .
Đinh Thùy Dương lớp 8A Trường THCS Kiêu Kỵ
7
Hãy chung tay bảo vệ khung cảnh sư phạm trường THCS Kiêu Kỵ
V. Các bài thơ, ca, vè truyện có nội dung về bảo vệ môi trường:
1. Các bài thơ :
Môi Trường
Môi trường không phải đâu xa

Cái xanh, cái đẹp quanh ta thôi mà
Môi trường ngay trong mọi nhà
Ở ngay làng xóm và qua phố phường.
Môi trường trên mỗi con đường
Và trên trái đất xung quanh mình.
Con người sạch, đẹp càng xinh
Môi trường xanh, sạch ắt mình sống lâu.
Từ xa xưa đã có câu
Đinh Thùy Dương lớp 8A Trường THCS Kiêu Kỵ
8
Hãy chung tay bảo vệ khung cảnh sư phạm trường THCS Kiêu Kỵ
Sạch làng đẹp ruộng bảo nhau mà làm
Đất nước ngày một huy hoàng
Kinh tế phát triển dân sang, dân giàu.
Môi trường thì phải đi đầu
Việc này thế giới làm lâu lắm rồi
Bắt tay vào làm thôi
Đừng nhìn đừng đứng, đừng ngồi mà trông!
Già trẻ, trai gái một lòng
Vì môi trường xanh sạch đẹp, cộng đồng làm ngay
Chúng ta hãy nắm chặt tay
Môi trường xanh, sạch tháng ngày chăm lo
Hãy cùng góp sức chung tay
Vì môi trường xanh, sạch đẹp.
2. Các bài vè:
Bảo vệ môi trường
Ve vẻ vè ve
Nghe vè môi trường
Chuyên gia dọn đường
Là chị lao công

Được mọi người trông
Là anh xe rác.
Nước thải như thác
Nhà máy, công trường
Nước thải ra mương
Khu nhà dân ở
Trong từng nhịp thở
Khí bụi vây quanh.
Rừng không còn xanh
Do lâm tặc phá
Đất cứng như đá
Đinh Thùy Dương lớp 8A Trường THCS Kiêu Kỵ
9
Hãy chung tay bảo vệ khung cảnh sư phạm trường THCS Kiêu Kỵ
Nhà nhà hoang mang
Trông cảnh hoang tàn.
Đến khi mưa xuống
Nước trôi cuồn cuộn
Cuốn sạch cửa nhà
Vạn vật không tha
Vậy là chấm hết.
Đó là cái kết
Phá hoại môi trường
Của bọn bất lương
Lơi lỏng kỷ cương
Coi thường phép nước.
Chúng em mong ước
Mặt nước thêm xanh
Không khí trong lành
Môi trường xanh sạch.

3. Bài hát:
Em yêu cây xanh
Em rất thích trồng nhiều cây xanh
Cho con chim nhảy nhót trên cành
Sân chơi sẽ có nhiều bông mát
Cho trường em bông hoa đẹp xinh.
Cô giáo dạy em yêu cây xanh
Cây có hoa quả chín trên cành
Vui cùng vui em sẽ lớn nhanh
Để mùa xuân mãi mãi của em.
TUỔI TRẺ CHÚNG TA CẦN PHẢI CÓ THÁI ĐỘ ĐÚNG ĐẮN VỚI BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG, BỞI CHÍNH CHÚNG TA SẼ HƯỞNG THỤ HOẶC HỨNG
CHỊU CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG SỐNG TRONG TƯƠNG LAI DO
CHÍNH CÁCH MÌNH HÀNH XỬ VỚI MÔI TRƯỜNG TỪ HÔM NAY.
Đinh Thùy Dương lớp 8A Trường THCS Kiêu Kỵ
10

×