PHÒNG GD&ĐT HUYỆN MÊ LINH
TRƯỜNG THCS TRƯNG VƯƠNG
GIÁO ÁN DỰ THI DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP
QUA MỘT GIỜ HỌC LỊCH SỬ LỚP 9
I. Tên hồ sơ dạy học:
CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN
II. Mục tiêu dạy học:
a. KiÕn thøc:
+ Gióp häc sinh học tập tốt hơn các môn khoa học xã hội, khoa học thường thức.
+ Häc sinh cã sù hiÓu biÕt phong phú về những kiến thức lịch sử, địa lý, văn học,
nghệ thuật.
b. KÜ n¨ng:
- Biết khai thác kiến thức và nâng cao tri thức trên cơ sở bài học lịch sử với các bộ
môn văn hóa khác.
- Biết sưu tầm và giới thiệu các tư liệu băng hình, tranh ảnh, văn hóa, địa lý, lịch
sử
- Trong và sau bài học, học sinh có khả năng vận dụng tích hợp kiến thức liên
môn: Lịch sử, ngữ văn, địa lí, giáo dục công dân, mĩ thuật, âm nhạc, ngoại ngữ vào
các môn khoa học xã hội và khoa học thường thức để mở rộng vốn hiểu biết tri
thức và hào hứng với quá trình tư duy sáng tạo trong học tập:
+ Tích hợp với môn Ngữ văn: Qua các áng văn thơ, ca dao, điệu hò học sinh vận
dụng , soi chiếu kiến thức văn học để hiểu sâu hơn về lịch sử đấu tranh chống giặc
ngoại xâm của dân tộc.
+ Tích hợp với môn Địa lí: Vận dụng kiến thức Địa lí để hiểu được đặc điểm tự
nhiên và xã hội của các địa danh đã học trong bài, thấy được vị trí chiến lược của
địa hình đất nước có vai trò quan trọng đối với kế hoạch tác chiến chiến lược của
quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mĩ.
+ Tích hợp với môn GDCD: Qua việc cảm nhận sâu sắc những giá trị lịch sử của
cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì, gian khổ của dân tộc, học sinh
được hình thành và nuôi dưỡng những tình cảm thiêng liêng, cao quí như: tình yêu
quê hương, đất nước, niềm tự hào dân tộc, trân trọng và có ý thức giữ gìn, phát huy
truyền thống tốt đẹp của dân tộc, ý thức về trách nhiệm của công dân trong việc
xây dựng, bảo vệ Tổ quốc trong thời kì mới …
+ Tích hợp với môn Ngoại ngữ ( Tiếng Anh): Qua bài học song ngữ có thể quảng
bá hình ảnh con người và đất nước Việt Nam, truyền thống yêu nước chống ngoại
xâm của dân tộc với các bạn bè quốc tế.
+ Tích hợp với Âm nhạc : Những bài hát viết về thời kì lịch sử hào hùng của dân
tộc sẽ giúp cho học sinh hiểu được giá trị lớn lao của lịch sử đấu tranh giành độc
lập của dân tộc mà thế hệ cha ông đã cống hiến cho quê hương đất nước; hiểu được
những đóng góp và vai trò của âm nhạc trong việc bồi đắp lòng yêu nước và ý chí
cách mạng của quân và dân ta.
+ Tích hợp với Mĩ thuật: Rèn cho học sinh khả năng cảm nhận chất họa trong các
tác phẩm nghệ thuật thời chiến.
c. Th¸i ®é:
+ Từ bài học lịch sử, học sinh sẽ có những thái độ nhận thức đúng đắn, những hành
động cụ thể trong cuộc sống như: nhân ái, vị tha, bảo vệ môi trường, rèn nếp sống
đẹp…
+ Có lòng tự hào về truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm của dân tộc.
Đồng thời trân trọng và biết ơn thế hệ cha ông đã chiến đấu kiên cường vì nền độc
lập của dân tộc và cuộc sống thanh bình, hạnh phúc của đất nước hôm nay.
III. Đối tượng dạy học của bài học
- Bài dạy được áp dụng với học sinh lớp 9 THCS ở các lớp, đồng thời cũng được
đem vận dụng vào quá trình dạy học nâng cao kiến thức cho học sinh giỏi.
IV. Ý nghĩa của bài học.
* Với thực tiễn dạy học:
- Học sinh có những hiểu biết về cuộc đấu tranh chống Pháp và can thiệp Mĩ giai
đoạn lịch sử năm 1953 – 1954 trên cơ sở đó còn hiểu được những kiến thức về địa
lý, văn học, nghệ thuật qua một giờ học lịch sử
* Với thực tiễn đời sống xã hội:
- Học sinh hiểu được những giá trị sống của lịch sử đấu tranh bảo vệ đất nước của
thế hệ cha ông. Tự hào về truyền thống yêu nước chống ngoại xâm của dân tộc.
Thấy được trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đối với đất nước.
V. Thiết bị dạy học, học liệu
- Tranh ảnh minh họa, các tư liệu lịch sử qua các videoclip.
- Ứng dụng công nghệ thông tin, thực hành trình chiếu trên Power Point, vi deo
giới thiệu.
VI. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học.
Tuần BÀI 27: CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC
Tiết 37 DÂN PHÁP KẾT THÚC (1953 - 1954)
Ngày soạn:
Ngày giảng:
A/ Mục tiêu bài học.
Về kiến thức: Cung cấp cho học sinh những hiểu biết:
- Về âm mưu mới của Pháp – Mĩ ở Đông Dương trong kế hoạch Na va (5/1953)
nhằm giành thắng lợi quân sự quyết định, kết thúc chiến tranh trong danh dự.
- Chủ trương, kế hoạch tác chiến Đông Xuân 1953 – 1954 của ta nhằm phá kế
hoạch Nava bằng cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 – 1954 và bằng
chiến dịch Điện Biên Phủ (năm 1954) giành thắng lợi quân sự quyết định.
- Giải pháp kết thúc chiến tranh ở Đông Dương bằng hiệp định Giơ-ne-vơ
(7/1954).
- Ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp của
nhân dân ta.
Về tư tưởng.
- Bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu nước, tinh thần cách mạng, tình đoàn kết dân
tộc, đoàn kết với nhân dân Đông Dương, đoàn kết quốc tê, niềm tin vào sự lãnh
đạo của Đảng và niềm tự hào dân tộc.
- Giáo dục ý thức học tập, lòng say mê tìm hiểu lịch sử dân tộc. Thái độ học tập
tích cực, chủ động và lòng tự hào về lịch sử dân tộc.
Về kĩ năng.
- Rèn cho học sinh kĩ năng phân tích, nhận định, đánh giá âm mưu, thủ đoạn chiến
tranh của Pháp – Mĩ; chủ trương kế hoạch chiến đấu của ta; kĩ năng sử dụng bản
đồ cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954 và chiến dịch Điện Biên
Phủ năm 1954.
B/ PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:
1. Giáo viên:
- Lược đồ Chiến dịch Điện Biên Phủ
- Tranh: Hoạt động của quân dân cả nước chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên Phủ
- Phim tư liệu lịch sử
2. Học sinh:
- SGK, Vở ghi.
- Tài liệu sưu tầm
C/ CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:
Nêu vấn đề – Thảo luận – Phân tích.
D/ TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
I/ Ổn định tổ chức:
Lớp Vắng
II/ Kiểm tra bài cũ: Trò chơi: Những mảnh ghép bí ẩn.
Có 5 mảnh ghép, tương ứng vỡi mỗi mảnh ghép là một câu hỏi thuộc các lĩnh
vực: Văn học, âm nhạc, địa lý, Lịch sử, kiến trúc. Học sinh sẽ khám phá những bí
ẩn bằng việc trả lời các câu hỏi từ các mảnh ghép trên. Khi tất cả các mảnh ghép
được mở ra sẽ xuất hiện một ô chữ gồm 11 chữ cái. Học sinh sẽ liên kết các đáp án
từ các mảnh ghép để tìm ra ô chữ đó.
1/ Lĩnh vực văn học:
Đây là một từ Hán- Việt, có 5 chữ cái mà ý nghĩa của nó chỉ sự lớn lao?
( Vĩ đại)
2/ Lĩnh vực địa lý:
Đây là tên một vùng lãnh thổ trên đất nước ta. Hoa ban chính là loài hoa đặc
trưng của vùng đất này?
( Tây Bắc)
3/ Lịch sử:
Vị Tổng tư lệnh đầu tiên của QĐND anh hùng, tên tuổi của ông gắn liền với
những chiến công hiển hách của dân tộc ta trong suốt thế kỉ XX. Ông là ai?
( Võ Nguyên Giáp)
4/ Kiến trúc:
Tháp Epphen là biểu tượng của quốc gia nào?
( Pháp)
5/ Âm nhạc
Cho HS nghe một đoạn trong bài hát và hỏi: Em hãy cho biết đoạn nhạc trên
nằm trong bài hát nào ?
( Hò kéo pháo)
6/ Mĩ Thuật:
Em hãy cho biết tên của bức tranh được tác giả Tô Ngọc Vân sáng tác năm1954
trong chương trìnhMĩ thuật lớp 7.
(Nghỉ trên đồi)
Ô chữ bí mật: ĐIỆN BIÊN PHỦ.
GV giới thiệu bài: Chiến thắng Điện Biên Phủ là một thắng lợi vĩ đại của dân tộc
ta. Thắng lợi ấy đã được ghi vào lịch sử dân tộc như một Bạch Đằng, một Chi
Lăng hay một Đống Đa ở thế kỉ XX và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công
chói lọi, đột phá thành trì của hệ thống nô dịch thuộc địa của Chủ nghĩa đế quốc.
Hôm nay, chúng ta sẽ ngược dòng lịch sử để cùng nhau ôn lại chiến công hiển
hách ấy của cha ông qua tiết 37- bài 27: “ Cuộc kháng chiến toàn quốc chống
Thực dân Pháp kết thúc ”
III/ Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
GV trình chiếu lược đồ Đông Nam Á.
- TH môn Địa Lý lớp 8: Tiết 18. Bài 14:
Đông Nam Á đất liền và hải đảo, trang 47.
Đông Nam Á là một khu vực khá
rộng, bao gồm nhiều nước trên lục địa và
hải đảo, diện tích khoảng 4,5 triệu km2. Là
khu vực có một vị trí chiến lược quan trọng
về kinh tế, chính trị - quân sự, nằm trên
đường hàng hải quốc tế từ Tây sang Đông,
nối liền Ấn Độ Dương với Thái Bình
Dương, là khu vực giàu có tài nguyên
khoáng sản, đông dân.
Đông Nam Á sớm trở thành những
nước thuộc địa của thực dân phương Tây.
Việt Nam là thuộc địa của thực dân Pháp.
Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, trước
cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện,
trường kì của dân tộc ta, thực dân Pháp liên
tiếp bị thất bại trên chiến trường và ngày
càng phụ thuộc vào Mĩ.
GV yêu cầu hs đọc SGK.
- Kế hoạch Na Va ra đời trong hoàn
cảnh nào? Nhằm mục đích gì?
GVG: Henri Navarre sinh ra trong một
gia đình nhiều đời làm Chưởng lý quan toà
và luật sư ở Normaudie. Ông từng tham gia
và giữ chức chỉ huy đội kị binh Pháp.
Trong chiến tranh giải phóng, Navarre chỉ
huy sư đoàn Constautine ở Angiêri. Năm
1953, Navarre được cử làm Tổng chỉ huy
quân đội viễn chinh Pháp ở Đông Dương
thay Xalan và đề ra kế hoạch quân sự mới
– Kế hoạch Na va.
- Hãy cho biết âm mưu của Pháp – Mĩ
trong việc thực hiện kế hoạch Na va?
(SGK)
NC: - Vì sao Mĩ lại giúp sức Pháp trong
cuộc chiến tranh ở Đông Dương?
GV trình chiếu lược đồ phân tích vị
trí chiến lược của Đông Dương:
Sau chiến tranh thế giới thứ hai với
tiềm lực kinh tế, quân sự giàu mạnh, chính
quyền Mĩ đã thi hành chiến lược toàn cầu
hóa, mưu đồ bá chủ thế giới. Từ những
năm 50 của thế kỉ XX Mĩ can thiệp vào
Đông Nam Á, lôi kéo một số nước trong
khu vực như Philippin, Thái Lan gia nhập
khối quân sự SEATO do Mĩ lập ra nhằm
chống phá cách mạng Đông Dương, giúp
sức Pháp mở rộng và kéo dài cuộc chiến
tranh ở Đông Dương qua hàng loạt các
chiến lược quân sự: Rơ ve, Đờlátđ
Tatsxinhi, Na va.
- Nêu nội dung của kế hoạch Na Va?
(SGK)
- Qua đó em có nhận xét gì về kế hoạch
Na Va?
GNC: Là một kế hoạch quân sự dựa trên
sự nỗ lực cao nhất của chính phủ Pháp và
viện trợ lớn nhất của Mĩ, với số quân đông
I/ Kế hoạch Na-va của Pháp – Mĩ.
- Ngày 7/5/1953 Na Va đề ra kế hoạch
quân sự mới - Kế hoạch Na Va.
- Nhằm làm xoay chuyển cục diện chiến
tranh ở Đông Dương, hy vọng trong 18
tháng sẽ “kết thúc chiến tranh trong
danh dự”.
- Kế hoạch Na va gồm hai bước :
+ Bước 1:
Trong thu – đông năm 1953 và xuân
1954
Phòng ngự chiến lược trên chiến trường
miền Bắc, tiến công chiến lược để “bình
định” miền Trung và miền Nam Đông
Dương.
+ Bước 2:
Từ thu – đông 1954, chuyển lực lượng
ra Bắc, tiến công chiến lược, giành
thắng lợi quân sự quyết định, “kết thúc
chiến tranh”.
nhất, khối cơ động chiến lược mạnh nhất,
là một kế hoạch tiến công với quyết tâm
chuyển bại thành thắng của Pháp- Mĩ để
“kết thúc chiến tranh trong danh dự” trong
vòng 18 tháng.
Song thực hiện kế hoạch Na Va Pháp-
Mĩ chỉ nhằm đạt được một giải pháp chính
trị trong “danh dự” cho phép
- Trước âm mưu và hành động của địch,
ta đã có chủ trương, kế hoạch gì? Vì
sao?
GV chiếu hình 52 SGK và khai thác kênh
hình.
Tháng 9/1953 BCT TWĐ họp tại căn
cứ địa Việt Bắc để bàn về chủ trương tác
chiến đông – xuân ( 1953 – 1954). Chủ tịch
Hồ Chí Minh, Tổng bí thư Trường Chinh
và các ủy viên Bộ chính trị đang bàn về kế
hoạch tác chiến. Đứng từ trái qua phải là
đồng chí Nguyễn Chí Thanh, Phạm Văn
Đồng, Hồ Chí Minh, Trường Chinh và cuối
cùng là đồng chí Võ Nguyên Giáp. Ở trên
bàn là bản đồ quân sự, chủ tịch Hồ Chí
Minh đang cầm thước chỉ trên bản đồ, các
đồng chí khác đang chăm chú theo dõi và
suy nghĩ để đưa ra phương án tác chiến
- Nêu phương hướng, phương châm
chiến lược của Đảng ta?
(SGK)
Thảo luận:
- Thống kê những hoạt động quân sự của
quân ta trong đông xuân 1953 – 1954?
- Cuộc tiến công chiến lược đông – xuân
1953 – 1954 đã bước đầu làm phá sản kế
hoạch Na Va của Pháp – Mĩ như thế
nào?
II/ Cuộc tiến công chiến lược Đông
Xuân 1953- 1954 và chiến thắng lịch
sử Điện Biên Phủ
1/ Cuộc tiến công chiến lược Đông
Xuân 1953 – 1954
- Tháng 9/1953 Hội nghị Bộ chính trị
Trung ương Đảng họp đã thông qua
những nội dung quan trọng:
+ Chủ trương quyết tâm giữ vững
quyền chủ động đánh địch trên cả hai
mặt trận chính diện và sau lưng địch
+ Phương hướng và phương châm chiến
lược mới.
Ta mở chiến dịch? Địch tập trung quân? Kết qủa chung?
- Tháng 12 năm
ĐIỆN BIÊN PHỦ
- Làm phá sản bước đầu
kế hoạch Na Va của
1954 mở chiến dịch Tây
Bắc
- Tháng 12 năm
1954 quân đội Việt Nam-
Lào mở chiến dịch Trung-
Lào.
- Tháng 1 năm 1954
quân đội Việt Nam- Lào
mở chiến dịch Thượng
Lào.
- Tháng 2 năm 1954
mở chiến dịch Bắc Tây
Nguyên.
XÊ NÔ
LUÔNG PHA BANG
PLÂY CU- AN KHÊ
Pháp- Mĩ, buộc quân chủ
lực của chúng phải phân
tán và giam chân ở miền
rừng núi.
GV trình chiếu trên lược đồ hình 53 SGK và tường thuật sự kiện lịch sử trên kênh
hình.
Đây là bản đồ ba nước Đông Dương thể hiện hình thái chiến trường giữa ta
và địch trong Đông – Xuân (1953 – 1954). Để cứu vãn tình thế ngày càng bị sa lầy
vào thế bị động và lệ thuộc chặt chẽ vào Mĩ, Pháp đã đề ra kế hoạch Nava nhằm
chuyển bại thành thắng. Điểm mấu chốt của kế hoạch là tăng quân số và tập trung
quân xây dựng lực lượng cơ động mạnh, nhằm giành lại quyền chủ động. Để đập
tan kế hoạch Nava, ngay từ đầu ta chủ trương đánh địch vào những hướng quan
trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu, buộc chúng phải phân tán lực lượng
đối phó, tạo điều kiện cho ta tranh thủ tiêu diệt sinh lực địch….
TH môn Ngữ văn: Văn bản “Đồng Chí” của Chính Hữu SGK Ngữ văn 9, trang
128.
TH môn Địa lý và Ngữ văn: Khi biết bộ đội ta hành quân lên Tây Nguyên, địch
cho rằng bao giờ sông Re chảy ngược dòng thì Việt Minh mới giải phóng được
Kon Tum. Trên thực tế sông Re vẫn chảy xuôi dòng nhưng bộ đội ta vẫn nhanh
chóng giải phóng được Kon Tum. Sông Re là một dòng sông nhỏ của Tây Nguyên
chảy qua huyện Sơn Hà, thượng lưu của sông Trà Khúc.
Những câu ca dao được ra đời trong chiến dịch:
“Đồn Tây tan không phải vì sông Re chảy ngược
Mà bởi vì lòng dân ao ước chờ mong
Sông Re nước vẫn xuôi dòng
Dập dìu bộ đội vượt sông phá đồn”
TH môn Âm nhạc lớp 7: Tiết 10: Âm nhạc thường thức. Nhạc sĩ Đỗ Nhuận và
bài hát Hành quân xa, SGK – 26,27.
2/ Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ.
- Sau thất bại trong đông xuân 1953-
1954, thực dân Pháp đã có chủ trương gì?
Vì sao?
GV trình chiếu lược đồ vùng Tây Bắc Việt
Nam.
TH môn Địa lý lớp 9: Tiết 19,20. Bài 17, 18:
Vùng Trung Du và miền núi Bắc Bộ, trang
61, 67.
Điện Biên Phủ là một thung lũng rộng
lớn ở phía tây vùng rừng núi Tây Bắc, có lòng
chảo Mường Thanh dài gần 20km, rộng từ 6
đến 8km, cách Hà Nội khoảng 300km. Thung
lũng này nằm gần biên giới Việt - Lào, trên
một đầu mối giao thông quan trọng, có tuyến
đường đi Lào. Dân số Điện Biên Phủ ở thời
điểm năm 1954 khoảng 2 vạn người, thuộc 11
dân tộc khác nhau.
GV trình chiếu lược đồ hình 54 SGK.
- Căn cứ vào đâu để khẳng định, Điện Biên
Phủ là tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông
Dương?
(SGK)
GVG: Từ đông xuân 1953 – 1954 Điện
Biên Phủ được Pháp (có Mĩ giúp đỡ) xây
dựng thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất ở
Đông Dương. Lực lượng tăng từ 6 lên 13 tiểu
đoàn, gồm bộ binh, pháo binh, xe tăng, không
quân vào loại tinh nhuệ nhất ở Đông Dương,
quân số lúc đông nhất là 16.200 tên do tướng
Đơ Castrie chỉ huy, được bố trí thành một hệ
thống phòng ngự mạnh gồm 49 cứ điểm, chia
làm 3 phân khu, trong đó có 2 sân bay, 1 trận
địa pháo, xung quanh được bao bọc bởi một
hệ thống giao thông hào và hàng chục tấn dây
thép gai. Lòng chảo Điện Biên Phủ được
chính Tổng chỉ huy quân đội Pháp ở Đông
Dương Navarre đánh giá là căn cứ lục quân,
không quân tốt nhất ở miền Bắc Đông Dương
khi đó. Với cách bố trí lực lượng trong tập
a. Âm mưu của địch và chủ trương của
ta.
* Địch:
- Xây dựng Điện Biên Phủ trở thành tập
đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương.
- Quân địch ở Điện Biên Phủ lúc cao
nhất có 16 200 quân, được trang bị vũ
khí hiện đại, công sự và cách bố phòng
rất kiên cố, được bố trí làm 49 cứ điểm,
chia thành ba phân khu Bắc- trung tâm-
nam.
đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, Pháp cho rằng
nếu bộ đội ta có liều lĩnh tiến đánh thì tập
đoàn cứ điểm sẽ là “cái cối xay thịt” chủ lực
Việt Minh.
THMT: - Việc xây dựng căn cứ, vận
chuyển và sử dụng vũ khí nói trên đã làm
cho môi trường của rừng núi Tây Bắc bị
ảnh hưởng ntn?
TH môn Sinh học lớp 9. Tiết 22. Bài 21:
Đột biến gien, trang 62.
- Nêu chủ trương và mục đích của ta?
Hình ảnh Bác Võ Nguyên Giáp và chủ tịch
Hồ Chí Minh
- TH môn Mỹ thuật: Lớp 7. Tiết 21. Bài 14:
Mĩ thuật Việt Nam từ cuối thế kỉ XIX đến
năm 1954, trang 110. Tranh Cuộc Họp của
Nguyễn Đỗ Cung
Nhận thức rõ âm mưu và tham vọng của
Pháp tại mặt trận Điện Biên Phủ, từ đầu
tháng 12 năm 1953, Trung ương Đảng, Quân
ủy Trung ương và Chủ tịch Hồ Chí Minh
quyết định chọn Điện Biên Phủ trở thành
điểm “quyết chiến chiến lược” giữa ta và
Pháp.
Đầu năm 1954 đồng chí Võ Nguyên
Giáp được trao cho toàn quyền chỉ huy chiến
dịch Điện Biên Phủ đã lên kế hoạch tác chiến.
- Quân dân ta đã chuẩn bị cho chiến dịch
lịch sử Điện Biên Phủ như thế nào?
Hình ảnh và vi deo bộ đội hành quân, dân
công mở đường ra mặt trận, dân công vận
chuyển lương thực.
TH môn Mĩ Thuật lớp 7: Tiết 22. Bài 21:
Một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu của Mĩ
thuật Việt Nam từ cuối thế kỉ XIX đến năm
1954, trang 27. Tác phẩm: Nghỉ trên đồi.
Tranh sơn mài của Tô Ngọc Vân
TH môn Âm nhạc: Vi deo “Hò kéo pháo” –
*Ta:
- Đầu tháng 12/1953, Bộ chính trị TWĐ
quyết định mở chiến dịch Điện Biên
Phủ. Nhằm tiêu diệt lực lượng địch ở
đây, giải phóng vùng Tây Bắc, tạo điều
kiện giải phóng Bắc Lào, làm thất bại
hoàn toàn kế hoạch Na Va.
- Ta tập trung sức người sức của
cho chiến dịch với tinh thần “ tất cả cho
chiến thắng ở Điện Biên Phủ”
Hoàng Vân.
Để chuẩn bị tốt nhất cho chiến dịch, ta
đã huy động hàng chục vạn dân công vượt
qua mưa bom, bão đạn của kẻ thù để chuyển
lương thực, đạn dược cho bộ đội đánh giặc.
Hàng chục khẩu pháo các cỡ được bí
mật tập kết trong các hầm chữ thọ chỉ cách cứ
điểm Him Lam của Pháp 3 - 4km sẵn sàng nổ
súng. Mọi công việc chuẩn bị về tinh thần và
vật chất cho trận đánh đều được triển khai
theo phương án “đánh nhanh, thắng nhanh”
vào đêm 26/1/1954. Ngày giờ tấn công đã
được quyết định, nhưng nhận thấy địch không
ngừng củng cố công sự ngày càng vững chắc,
chúng không còn ở vào thế phòng ngự dã
chiến như lúc đầu. Đại tướng đã quyết định
chuyển sang phương châm “đánh chắc, tiến
chắc” và lệnh cho “lui quân, kéo pháo ra” đó
là một quyết định khó khăn nhưng rất sáng
suốt của Đại tướng.
Sau đó Đại tướng Võ Nguyên Giáp báo
cáo về Trung ương bằng thư hỏa tốc. Quyết
định này đã được Bác Hồ và Bộ Chính trị nhất
trí và cho biết sẽ động viên hậu phương đem
toàn lực chi viện cho tiền tuyến đánh thắng.
- Qua đó, em có nhận xét như thế nào về
tinh thần chuẩn bị cho chiến dịch Điện
Biên Phủ của quân và dân ta?
GV yêu cầu học sinh thống kê theo bảng sau:
THMT: GV yêu cầu học sinh quan sát hình
56- SGK.
GV khai thác theo kênh hình- 176
GV tường thuật diễn biến trên lược đồ.
THMT - GNC: Chiến dịch bắt đầu từ 13/3 -
7/5/1954 và chia làm 3 đợt
Đợt I: Ta tấn công tiêu diệt địch ở Him Lam,
Độc Lập, Bản Kéo, diệt và bắt sống 2 000
địch, phá huỷ 26 máy bay.
TH môn Âm nhạc: Trên đồi Him Lam – Đỗ
Nhuận.
GV kết hợp cho hs nghe bài hát và giảng:
Bài hát đã được ông sáng tác ngay tại trận
địa, giữa bề bộn ngổn ngang xác xe pháo và
quân thù, mùi khói khét lẹt của đạn bom và
Đợt Thời
gian
Sự kiện lịch sử
I 13/3 -
17/3
Ta tấn công tiêu diệt
cứ điểm Him Lam và
toàn bộ phân khu
Bắc
II 30/3 -
26/4
Ta tấn công phía
Đông khu trung tâm
Mường Thanh. Các
trận đánh diễn ra ác
liệt ở đồi A1, C1
III 01/5 -
07/5
Ta tiêu diệt khu trung
tâm Mường Thanh và
Hồng Cúm. Chiều
7/5/1954 ta tấn công
vào sở chỉ huy địch,
xác giặc. Đó là bài “Trên đồi Him Lam” -
một ca khúc hừng hực thế chiến đấu, sôi sục
lòng căm thù giặc, nồng nàn tình yêu quê
hương đất nước và tình đồng đội. Đến nay,
một khi nghe lại “Trên đồi Him Lam”, ta như
được sống lại bối cảnh hào hùng, quyết liệt
của những ngày đầu tiên, mở màn chiến dịch
Điện Biên Phủ.
Đợt II: Ta tấn công các cứ điểm phía đông
của khu trung tâm, cuộc chiến đấu diễn ra
quyết liệt, ta khép chặt vòng vây bằng hệ
thống giao thông hào, tiến sát sân bay Mường
Thanh, cắt đứt con đường tiếp tế duy nhất
bằng đường không của địch.
TH môn Ngữ Văn: Sau khi tiêu diệt nhiều cứ
điểm của địch ở phía đông, bộ đội ta đã dùng
cuốc xẻng cán ngắn ngày đêm liên tục đào
giao thông hòa để tiến vào sân bay Mường
Thanh và hầm chỉ huy của tướng Đờ cát ở
lòng chảo Điên Biên.
Hoan hô chiến sĩ Điện Biên
Chiến sĩ anh hùng
Đầu nung lửa sắt
Năm mươi sáu ngày đêm khoét núi,
ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt
Máu trộn bùn non
Gan không núng
Chí không mòn!
Đợt III: Ta tấn công các căn cứ còn lại ở khu
trung tâm và khu nam. Trước nguy cơ bị tiêu
diệt, thực dân Pháp tổ chức phá vây rút sang
Lào vào 7/5 nhưng chưa kịp thực hiện thì
18h45 phút ngày 6/5, 1 tấn thuốc nổ bùng lên
ở đồi A1, ta tổng công kích.
17h30 ngày 7/5, Đờ Cát và bộ tham mưu địch
đầu hàng.
TH môn Hóa học lớp 8: Tiết 22. Bài 28:
Không khí và sự cháy, trang 95.
GV chiếu lược đồ chiến trường ĐD
Phối hợp với ĐBP, các chiến trường khác,
quân dân ta cũng đẩy mạnh chiến đấu, tiêu
diệt, giam chân địch, phân tán lực lượng tạo
điều kiện cho ĐBP toàn thắng.
tướng Đờ Cát và bộ
tham mưu bị bắt, toàn
bộ quân Pháp đầu
hàng.
- Nêu kết quả của cuộc tiến công chiến lược
đông xuân 1953 - 1954 và chiến dịch ĐBP?
(SGK)
GNC: ĐBP là chiến thắng lớn nhất, oanh
liệt nhất, tiêu biểu cho tinh thần chiến đấu anh
hùng, bất khuất của nhân dân ta trong cuộc
kháng chiến chống Pháp.
+ Đập tan hoàn toàn kế hoạch Nava, đánh bại
ý chí xâm lược của Pháp, làm xoay chuyển
cục diện chiến tranh ở Đông Dương, tạo điều
kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh ngoại giao
của ta thắng lợi.
+ Làm tan rã hệ thống thuộc địa của CNĐQ,
có ảnh hưởng tới ptrào CM thế giới.
+ Chiến thắng ĐBP được ghi vào lịch sử dân
tộc như một Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa
ở TK XX và đi vào lịch sử thế giới như một
chiến công chói lọi, đột phá thành trì của hệ
thống nô dịch thuộc địa của CNĐQ.
- TH môn Âm nhạc: Vi deo Chiến thắng Điện
Biên – Đỗ Nhuận.
- TH môn GDCD lớp 9: Tiết 7, 8. Bài 7: Kế
thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân
tộc. (Trang 23).
TH môn Ngữ văn: Bài “Hoan hô chiến sỹ
Điện Biên” – Tố Hữu.
- Trong trang sử hào hùng ấy, em thấy
những truyền thống nào của dân tộc ta
được phát huy mạnh mẽ nhất?
(yêu nước, đoàn kết dân tộc )
GVG: Nhờ có những truyền thống ấy, một
dân tộc nhỏ bé như Việt Nam đã chiến thắng
những kẻ thù sừng sỏ nhất thế giới, làm nên
kì tích vẻ vang: Lấy yếu thắng mạnh, lấy ít
địch nhiều.
IV/ Củng cố bài giảng
Tích hợp môn GDCD lớp 9: Tiết 31. Bài 17: Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. (Trang 61)
GV: Trong chiến dịch Điện Biên Phủ có rất nhiều tấm gương anh dũng hi sinh vì
tổ quốc.
- Em hãy kể tên những tấm gương tiêu biểu nhất?
HS nêu, GV chiếu hình ảnh.
Tích hợp môn Ngữ văn: Bài “Hoan hô chiến sỹ Điện Biên” – Tố Hữu.
Những đồng chí thân chôn làm giá súng…
Ào ào vũ bão.
Tích hợp môn Ngữ văn 9: Tiết 47. Bài thơ: “Đồng chí” của Chính Hữu, trang
128.
- Các thế hệ cha anh đã sống, chiến đấu, cống hiến và hy sinh cho Tổ quốc
như vậy. Với tư cách là chủ nhân tương lai của đất nước, em có suy nghĩ gì về
trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay đối với đất nước, dân tộc và lịch sử của
cha ông?
(Tự hào, kế thừa và phát huy truyền thống.
Nỗ lực học tập, xây dựng đất nước giàu mạnh
Sẵn sàng bảo vệ tổ quốc…)
- Hình ảnh bộ đội hải quân bảo vệ chủ quyền biển đảo, kết hợp giới thiệu
về việc Trung Quốc xâm phạm chủ quyền biển đảo nước ta.
- Với tư cách là công dân Việt Nam, bản thân em đã làm gì để góp phần
bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của dân tộc?
(+ Góp đá xây dựng Trường Sa
+ Ủng hộ ngư dân bám biển
+ Viết thư động viên các chú bộ đội hải quân
+ Hát, làm thơ thể hiện tình yêu Tổ quốc….)
- GV trích đọc một đoạn trong bài thơ “ Tổ quốc nhìn từ biển” của tác
giả Nguyễn Việt Chiến.
…“Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển.
Mẹ Âu Cơ hẳn không thể yên lòng
Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa
Trong hồn người có ngọn song nào không”…
GV chốt: Thế hệ trẻ hôm nay hãy lắng nghe tiếng gọi của non sông, suy nghĩ về
bổn phận của mình để sống xứng đáng hơn với các thế hệ cha ông, với lịch sử hào
hùng của dân tộc.
V. Hướng dẫn học sinh học tập ở nhà.
1. Học bài theo đề mục, câu hỏi SGK, Vở ghi.
Tiếp tục sưu tầm những tư liệu lịch sử về chiến thắng Điện Biên Phủ.
2. Chuẩn bị bài mới: Đọc bài mới và nắm được:
+ Hoàn cảnh, nội dung, ý nghĩa của Hiệp định Giơ ne vơ.
+ Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp 1945-1954.
+ Sưu tầm tranh ảnh có liên quan đến chiến dịch lịch sử Điên Biên Phủ, Hội nghị
Giơ ne vơ.
Người thực hiện
1. Nguyễn Thị Thanh
Huyền
2. Phan Thị Thu Quyên
7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập
- Tiêu chí đánh giá kết quả: Vận dụng kiến thức đã học, học sinh hiểu sâu sắc hơn
bài học. Đồng thời qua đó được bồi đắp tình yêu quê hương đất nước, niềm tự hào
dân tộc. Thấy được trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đối với đất nước
- Yêu cầu: Học sinh trình bày kết quả sưu tầm và biết cách khai thác sự kiện lịch
sử, lập được bảng thống kê sự kiện lịch sử.
8. Các sản phẩm của học sinh.
- Do được thường xuyên giao bài tập về nhà dưới dạng sưu tầm, khai thác các tài
liệu chuẩn bị cho bài học mới nên khả năng tìm hiểu và vận dụng để trình bầy bài
học của học sinh trong các giờ học có nhiều tiến bộ.
- Qua kiểm tra khảo sát, số học sinh đạt
Loại giỏi: 82%
Loại khá: 16%
Loại đạt yêu cầu: 2 %