SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG PHAN ĐÌNH PHÙNG
HỒ SƠ DỤ THI
DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP
1. Tên chủ đề dạy học:
Tích hợp những vấn đề xã hội trong bài đọc văn
2. Môn học chính của chủ đề:
Ngữ văn
3. Các kiến được tích hợp
- Lịch sử
- Văn hóa truyền thống
- Địa lí
NĂM HỌC 2014 - 2015
MỤC LỤC
PHIẾU THÔNG TIN VỀ GIÁO VIÊN DỰ THI 2
PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC CỦA GIÁO VIÊN 3
HỒ SƠ DẠY HỌC
PHẦN I: THIẾT KẾ BÀI DẠY HỌC 9
PHẦN II: CÁC PHỤ LỤC KÈM THEO 16
PHẦN III: PHIẾU BÀI TẬP VÀ KIỂM TRA DÀNH CHO HỌC SINH 24
PHIẾU THÔNG TIN VỀ GIÁO VIÊN
- Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố: Hà Nội
- TrườngTHPT Phan Đình Phùng
Địa chỉ: Số 67 Cửa Bắc, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0438452811 và 043457167;
Email: hn-pdp.info
- Thông tin về giáo viên:
Họ và tên: Lê Thị Hải Yến
Ngày sinh: 14 tháng 9 năm 1977
Môn: Ngữ văn
Điện thoại: 0985790227;
Email:
PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN
1. Tên hồ sơ dạy học: Tích hợp liên môn trong dạy học tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân (Tiết 1)
2. Mục tiêu dạy học: trong phạm vi tiết học, giúp học sinh
- Về kiến thức:
+ Hiểu được tình cảnh thê thảm của người nông dân nước ta trong nạn đói khủng khiếp năm
1945 do thực dân Pháp và phát xít Nhật gây ra.
+ Cảm nhận được niềm tin vào cuộc sống và tình thương yêu đùm bọc lẫn nhau giữa những con
người nghèo khổ ngay bên bờ vực của cái chết
+ Nắm được những nét đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm, đặc biệt là trong việc tạo dụng tình
huống truyện
- Về kĩ năng:
+ Củng cố kĩ năng đọc – hiểu tác phẩm
+ Rèn luyện thêm kĩ năng liên hệ, phân tích một vấn đề trong sự tích hợp kiến thức với các bộ
môn có liên quan
- Về thái độ: bồi dưỡng tình cảm yêu thương, trân trọng đối với con người, trong đó có chính
mình, vun đắp thêm tình yêu cuộc sống và những ước mơ tốt đẹp.
3. Đối tượng dạy học của bài học:
- Khối lớp: 12
- Lớp: 12D5
- Sĩ số: 48
- Đặc điểm:
+ Chương trình học: Ngữ văn 12 Ban Nâng cao – Theo Chương trình chuẩn
+ Kiến thức nền đã có: nắm được các đặc điểm và thành tựu cơ bản của nền văn học Việt Nam
1945 – 1975 và một số kiến thức lí luận văn học cần thiết, phục vụ cho bài học
+ Kĩ năng đã hình thành: kĩ năng đọc hiểu một văn bản truyện ngắn hiện đại của Việt Nam
4. Ý nghĩa bài học
- Đối với thực tiễn dạy học: bài học xây dựng một chủ đề tích hợp phù hợp với đặc trưng bộ
môn Ngữ văn, trong phạm vi một tiết dạy học 45 phút với:
+ những nội dung liên quan đến các môn học, các lĩnh vực tri thức: Lịch sử, Giáo dục công dân,
Văn hóa phong tục,…
+ các hình thức tổ chức, các phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập mới
+ thiết bị dạy học tiên tiến
=> nhằm góp phần đổi mới dạy học theo hướng tích hợp
- Đối với thực tiễn đời sống xã hội
+ Tăng cường kiến thức và kĩ năng của bộ môn cho học sinh
+ Giáo dục, giúp học sinh hình thành, bồi dưỡng thêm những tình cảm thẩm mĩ tốt đẹp để định
hướng phát triển trí tuệ và nhân cách lành mạnh, tích cực
+ Rèn luyện, củng cố cho học sinh những kĩ năng học tập và hoạt động để hòa nhập tốt và
khẳng định tích cực bản thân trong cuộc sống, trở thành những con người có ích cho xã hội
5. Thiết bị dạy học, học liệu
- Trong quá trình dạy học, bài học sử dụng các thiết bị sau:
+ Sách Giáo khoa, Sách Giáo viên Ngữ văn 12 của cả 2 chương trình: Nâng cao và Cơ bản)
(Nxb Giáo dục)
+ Sách Chuẩn kiến thức và kĩ năng Ngữ văn 12 (Nxb Giáo dục)
+ Các tài liệu tham khảo từ nhiều nguồn (Internet, các sách đã được xuất bản,…)
+ Các thiết bị công nghệ thông tin được sử dụng: Máy chiếu, máy tính, các phần mềm
PowerPoint, …
6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học (bao gồm: mục tiêu, nội dung, cách thức tổ chức
giờ dạy học, phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá, hoạt động của học sinh,
hoạt động của giáo viên)
6.1. Phần chuẩn bị trước khi vào bài dạy học
Bước 1: Xây dựng, thiết kế giáo án word và giáo án power point cho bài dạy học với
. Mục tiêu: Trong phạm vi tiết học, giúp học sinh
- Về kiến thức:
+ Hiểu được tình cảnh thê thảm của người nông dân nước ta trong nạn đói khủng khiếp năm
1945 do thực dân Pháp và phát xít Nhật gây ra.
+ Cảm nhận được niềm tin vào cuộc sống và tình thương yêu đùm bọc lẫn nhau giữa những con
người nghèo khổ ngay bên bờ vực của cái chết
+ Nắm được những nét đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm, đặc biệt là trong việc tạo dụng tình
huống truyện
- Về kĩ năng:
+ Củng cố kĩ năng đọc – hiểu tác phẩm
+ Rèn luyện thêm kĩ năng liên hệ, phân tích một vấn đề trong sự tích hợp kiến thức với các bộ
môn có liên quan
- Về thái độ: bồi dưỡng tình cảm yêu thương, trân trọng đối với con người, trong đó có chính
mình, vun đắp thêm tình yêu cuộc sống và những ước mơ tốt đẹp.
. Nội dung: bài học cần đảm bảo những nội dung
- Về tác phẩm, triền khai được:
+ Những nét chính về cuộc đời, sự nghiệp của nhà văn
+ Những nét khái quát về sự hình thành, xuất xứ, bối cảnh lịch sử của cốt truyện cũng như nội
dung tóm tắc của tác phẩm
+ Nội dung, ý nghĩa của tình huống truyện được triển khai trong tác phẩm
- Về nội dung tích hợp, triển khai được:
+ Một vài nét sơ lược về xứ Kinh Bắc, quê hương tác giả, nơi sản sinh ra nhiều anh tài của đất
nước và làm nên vùng văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc (kết hợp nói bên ngoài bài học, trong
phần hướng dẫn học sinh tìm hiểu về quê hương và bút danh của tác giả)
+ Những kiến thức lịch sử về nạn đói 1945 của dân tộc ta, bao gồm: nguyên nhân, hậu quả (cho
học sinh chuẩn bị trước, thuyết trình trước lớp; giáo viên tổng kết, nhận xét và chốt lại sẽ nhấn
mạnh hơn vào hiện thực nạn đói được phản ánh trong văn học qua một số tác phẩm)
+ Những tri thức về phong tục cưới xin của dân tộc ta trong truyền thống (tích hợp trong phần
tìm hiểu về ý nghĩa tình huống truyện qua nhan đề tác phẩm)
+ Những tri thức về văn hóa ứng xử mang ý nghĩa giáo dục đạo đức công dân cho học sinh
trong cuộc sống (tích hợp trong phần Liên hệ cuối bài học)
. Cách thức tổ chức giờ dạy học:
- Tiến hành theo trình tự:
+ Ổn định lớp
+ Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
+ Bài mới
+ Củng cố
+ Dặn dò
. Phương pháp dạy học
- Giáo viên kết hợp nhịp nhàng, có hiệu quả các phương pháp dạy học: đọc, vấn đáp, thuyết
trình, gợi tìm, thảo luận, làm việc nhóm,…
. Phương pháp kiểm tra, đánh giá: được thực hiện sau khi đã hoàn thành bài dạy học với
học sinh, gồm hai bước
- : kiểm tra bài cũ với hai hình thức chính sau đó giáo viên tổng hợp và phân tích
kết quả:
+ Trắc nghiệm
+ Tự luận
- : giao học sinh viết thu hoạch về những nội dung tích hợp và trình bày trước
lớp như một sản phẩm
Bước 2: Dự kiến những tình huống sư phạm có thể xảy ra và cách xử lí
Bước 3: Giao học sinh chuẩn bị những nội dung phục vụ việc tìm hiểu tác phẩm trên cơ sở
thiết kế bài dạy học (đọc tác phẩm Vợ nhặt, đọc một vài tác phẩm có liên quan, tự tìm hiểu
thêm về tác phẩm bằng việc trả lời câu hỏi cuối bài, chuẩn bị các phiếu học tập và dự kiến
những vấn đề thảo luận)
Bước 4: Chuẩn bị phòng học có máy chiếu và các thiết bị cần thiết phục vụ cho việc dạy học
tác phẩm theo dự kiến
Bước 5: Tiến hành giờ dạy học
6.2. Phần triển khai trong giờ dạy học: dựa trên Thiết kế giáo án gửi kèm sau đây, gồm các
hoạt động
- Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểuchung về tác giả, tác phẩm
- Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh đọc - hiểu văn bản, phần Tình huống truyện
6.3. Phần kiểm tra đánh giá sau bài học
7. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập
- Hoạt động này được tiến hành sau khi hoàn thành bài dạy học
- Hệ thống câu hỏi kiểm tra,gồm:
7.1. Bài tập làm trên lớp (45 phút)
.Trắc nghiệm(3 điểm): Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất (làm trong 3 phút)
Câu 1: Nhà văn Kim Lân sở trường ở thể loại:
A. Tiểu thuyết
B. Truyện ngắn (x)
C. Bút kí
D. Tiểu luận
Câu 2: Thế giới nghệ thuật của Kim Lân chủ yếu tập trung ở:
A. Khung cảnh nông thôn và hình tượng người nông dân (x)
B. Khung cảnh nông thôn và vẻ đẹp cuộc sống nông thôn
C. Khung cảnh ven đô và cuộc sống con người ngoại thành Hà Nội
D. Khung cảnh nông thôn và vùng ven đô Hà Nội
Câu 3: Tác phẩm Vợ nhặtcủa Kim Lân được hoàn thành vào thời điểm nào?
A. Trong nạn đói Ất Dậu năm 1945
B. Ngay sau khi cách mạng tháng Tám 1945 thành công
C. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp
D. Sau khi hòa bình lập lại (1954) (x)
Câu 4: Tình huống nhặt vợ trong truyện bất ngờ, éo le ở chỗ
A. Một người nghèo khổ, xấu xí, thấp hèn tưởng ế vợ tình cờ nhặt được vợ
B. Giữa nạn đói người đàn ông nghèo lại rước thêm miệng ăn
C. Một con người bị nhặt như một thứ rẻ rúng
D. Cả ba ý trên (x)
Câu 5: Nhan đề Vợ nhặt có hàm ý gì?
A. Một người vợ có tên là Nhặt
B. Phản ánh sự rẻ rúng của giá người, hẩm hiu của phận người giữa nạn đói (x)
C. Một cách trào phúng về con người
D. Khái quát hình tượng điển hình của con người trong nạn đói
Câu 6: Nghịch lí trong tình huống truyện của Vợ nhặt có ý nghĩa:
A. Tố cáo tội ác của thực dân Pháp và phát xít Nhật
B. Thể hiện khát vọng sống, hạnh phúc đầy lạc quan và vẻ đẹp của tình người
C. Bộc lộ niềm tin yêu, trân trọng đầy nhân văn của tác giả đối với con người
D. Tất cả những ý trên (x)
.Tự luận(7 điểm): (làm trong 42 phút)
- Đề bài: Phân tích những nét đặc sắc trong tình huống truyện của tác phẩmVợ nhặt (Kim Lân)
- Khi đánh giá bài làm tự luận của học sinh, giáo viên căn cứ vào các tiêu chí:
+ Xây dựng một dàn bài hợp lí
+ Diễn đạt mạch lạc, lời văn giàu thẩm mĩ
+ Có ý trình bày sâu sắc, thể hiện năng lực và sự chủ động trong chiếm lĩnh tác phẩm
- Giáo viên xây dựng một đáp án, biểu điểm làm căn cứ nhận xét, đánh giá bài làm của học sinh
ĐÁP ÁN: Dựa trên dàn ý bài làm
MB:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Khẳng định: KL đã xây dựng được một tình huống truyện đặc sắc
TB:
1. Tóm tắt ngắn gọn tác phẩm
2. Nêu tình huống truyện
3. Phân tích đặc sắc:
- Nghịch lí:
+ Tràng: ế vợ >< nhặt được vợ
+ Vợ Tràng: con người >< bị nhặt
+ Thời đại: đói + chết >< người đói: hợp hôn
- Ý nghĩa:
+ Trong tương quan với nhan đề, sự kiện:
~ một mặt, phản ánh sự rẻ rúng, hẩm hiu của thân phận con người, sự trượt giá thảm hại
của giá trị người trong nạn đói
~ mặt khác, tố cáo tội ác của bọn thực dân, phát xít đối với nhân dân ta
+ Thể hiện một cách xúc động khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc đầy lạc quan và vẻ đẹp của
tình người trong tình thế đầy éo le
+ Bộc lộ niềm tin yêu, trân trọng đầy nhân văn của tác giả đối với con người (1 phương diện giá
trị nhân đạo sâu sắc trong tác phẩm)
+ Khẳng định tài năng nghệ thuật của Kim Lân trong sáng tạo tình huống
KB:
- Khái quát lại nội dung trình bày
- Khẳng định sức sống của tác phẩm nhờ tình huống
BIỂU ĐIỂM (linh hoạt)
- Diễn đạt: 1 điểm
- Nội dung trình bày (đủ ý, có ý sâu sắc): 4 điểm
- Dàn ý mạch lạc, chặt chẽ: 1 điểm
- Hình thức bài làm (đủ 3 phần (MB, TB, KL), chữ viết): 1 điểm
7.2. Bài tập tích hợp
1. Hiện thực nạn đói 1945 trong lịch sử và văn học Việt Nam
2. Phong tục cưới xin truyền thống của Việt Namvà vẻ đẹp nhân văn của “đám cưới” trong
truyện Vợ nhặt
3. Từ câu chuyện nhặt vợ trong Vợ nhặt của Kim Lân, suy nghĩ về giá trị sống trong xã hội hiện
đại.
8. Các sản phẩm của học sinh
- Các bài làm trắc nghiệm và tự luận của học sinh đã được đánh giá
- Bài làm tích hợp xuất sắc nhất của ba bài tập tích hợp đã nêu
Tiết 77 – Đọc văn
VỢ NHẶT
(Kim Lân)
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: trong phạm vi tiết học, giúp học sinh
- Về kiến thức:
+ Hiểu được tình cảnh thê thảm của người nông dân nước ta trong nạn đói khủng khiếp năm
1945 do thực dân Pháp và phát xít Nhật gây ra.
+ Cảm nhận được niềm tin vào cuộc sống và tình thương yêu đùm bocn lẫn nhau giữa những
con người nghèo khổ ngay bên bờ vực của cái chết
+ Nắm được những nét đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm, đặc biệt là trong việc tạo dụng tình
huống truyện
- Về kĩ năng:
+ Củng cố kĩ năng đọc – hiểu tác phẩm
+ Rèn luyện thêm kĩ năng liên hệ, phân tích một vấn đề trong sự tích hợp kiến thức với các bộ
môn có liên quan
- Về thái độ: bồi dưỡng tình cảm yêu thương, trân trọng đối với con người, trong đó có chính
mình, vun đắp thêm tình yêu cuộc sống và những ước mơ tốt đẹp.
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
- Sách Giáo khoa, Sách Giáo viên Ngữ văn 12 Ban Cơ bản (cả 2 bộ: nâng cao và cơ bản) (Nxb
Giáo dục, )
- Sách Chuẩn kiến thức và kĩ năng Ngữ văn 12 (Nxb Giáo dục, )
- Các tài liệu tham khảo từ nhiều nguồn (Internet, các sách đã được xuất bản,…)
- Các thiết bị công nghệ thông tin được sử dụng: Máy chiếu, máy tính, các phần mềm
PowerPoint, …
- Phần chuẩn bị của học sinh theo sách giáo khoa và theo sự phân công của giáo viên
C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
- Giáo viên tổ chức giờ dạy học bằng cách kếp hợp nhịp nhàng và đồng bộ các phương pháp:
đọc, vấn đáp, thuyết trình, gợi tìm, thảo luận, làm việc nhóm,…
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm ta sự chuẩn bị của học sinh
3. Bài mới
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Thời
gian
Yêu cầucần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm
DD: Chúng ta đã biết đến Kim Lân
qua tác phẩm Làng trong chương
trình Ngữ văn 9.
H: Tái hiện lại kiến thức đã học,
kết hợp với khai thác nội dung
phần Tiểu dẫn trong SGK, em hãy
trình bày những nét khái quát lớn
về tác giả KL
- Sau khi HS trình bày, nhận xét và
Căn cứ nội dung phần
Tiểu dẫn, kết hợp tái
hiện kiến thức về Kim
Lân đã có, trình bày
ngắn gọn về tác giả
trên các nét đại thể:
- Tên tuổi
- Quê hương
- Gia đình
5
phút
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả
- Kim Lân (1920 -
2007), tên khai sinh:
Nguyễn Văn Tài
- Quê ở làng Phù Lưu,
xã Tân Hồng, huyện
Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh
chốt lại, bổ sung các thông tin
chính về tác giả
- BS:
+ Quê hương: là không gian nghệ
thuật đi về trong nhiều tác phẩm
của KL, trong đó có Vợ nhặt
+ Những trang đời của KL chính là
chất liệu đầu tiên cho những trang
truyện ngắn của ông
+ KL được xem là “Cây bút viết ít
nhưng ngày càng được khâm phục
nhiều” (Nguyễn Khải từng cho
rằng văn học hiện đại Việt Nam có
4 tác phẩm do thần mượn tay
người viết: Chí Phèo (Nam Cao),
Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân),
Làng vàVợ nhặt(Kim Lân) => KL
có tới 2 tác phẩm được đánh giá
cao)
+ KL “thâm canh trên cánh đồng
truyện ngắn và độc canh với đề tài
về nông thôn”
- Bản thân:
+ Cuộc đời
+ Sự nghiệp
Sau khi giáo viên chốt,
ghi lại những thông tin
cơ bản
-Cuộc đời:
- Từng nếm trải:
+ Bi kịch riêng: ngụ cư,
con vợ lẽ, nhà nghèo, bị
hắt hủi,
+ Nỗi đau chung: nạn
đói năm 1945
+ Niềm hạnh phúc đổi
đời nhờ cách mạng
- Tham gia làm cách
mạng, làm kháng chiến
với những cống hiến có
ý nghĩa trên lĩnh vực
VHNT
. Sự nghiệp văn học
Tác phẩm tiêu biểu :
hai tập truyện
- Nên vợ nên chồng
(1955)
- Con chó xấu xí (1962)
=> viết ít >< tài
hoa
Thế giới nghệ thuật
chủ yếu tập trung ở
- khung cảnh nông thôn
với đề tài độc đáo: tái
hiện sinh hoạt văn hóa
phong phú ở thôn quê
- hình tượng người nông
dân: nghèo khổ, nhưng
yêu đời, tài hoa, gắn bó
với quê hương và cách
mạng.
=>KL là nhà văn một
lòng đi về với đồng
ruộng, với thuần hậu,
nguyên thủy nông thôn
(Nguyên Hồng)
Thể loại sở trường:
truyện ngắn
=> KL “thâm canh trên
cánh đồng truyện ngắn
và độc canh với đề tài về
nông thôn”
DD: Tác phẩm Vợ nhặt có một quá
trình thai nghén khá lâu dài, gần 10
năm.
H: Em biết gì về quá trình sáng tác
tác phẩm này? Tác phẩm được đưa
vào tập truyện nào của nhà văn?
- Sau khi HS trả lời, nhận xét và bổ
sung
BS:
- Vợ nhặt là truyện ngắn xuất sắc
nhất của Kim Lân
- Tiểu thuyết Xóm ngụ cư, tác
phẩm được viết ngay sau Cách
mạng tháng Tám nhưng còn dang
dở và mất bản thảo. Năm 1954, sau
khi hòa bình lập lại, theo tác giả
tâm sự: “Trong bản Xóm ngụ cư
có một đoạn luôn ám ảnh tôi là
đoạn viết về những người đói, về
những buổi ở vùng quê người ta
phải ra chợ nhặt xác người đi
chôn. Tôi viết lại chương đó thành
truyện ngắn Vợ nhặt mà không
đọc lại bản thảo cũ”
=> sau ngót 10 năm trăn trở, nhà
văn mới vừa lòng buông dấu chấm
cuối cùng cho truyện ngắn Vợ
nhặt. 10 năm ấy là một quá trình
để:
+ ngòi bút KL đạt đến độ chín hơn
nữa trong nghề nghiệp, có thể nén
tầm vóc phản ánh của một tiểu
thuyết vào một truyện ngắn có
dung lượng khiêm tốn
+ tác giả giầu có thêm những trải
nghiệm cùng thăng trầm của lịch
sử đất nước qua thành công của
cách mạng tháng Tám 1945 và
kháng chiến chống Pháp đồng thời
củng cố thêm niềm tin đầy lạc quan
vào sức mạnh cũng như giá trị sống
đẹp đẽ của con người, nhất là
người nông dân
Xem thế mới thấy sự công phu, nhọc
nhằn trong nghề văn của nhà văn
- Trên cơ sở chuẩn bị
bài ở nhà và nội dung
phần Tiểu dẫn, nêu
xuất xứ và hoàn cảnh
sáng tác của tác phẩm
3
phút
2. Tác phẩm
a. Xuất xứ và hoàn
cảnh sáng tác
- Nằm trong tập Con
chó xấu xí (1962), là
một trong những
truyện ngắn xuất sắc
nhất của KL
- Tiền thân: tiểu thuyết
Xóm ngụ cư
=> Quá trình sáng tác:
gần 10 năm (1945 -
1954)
- Gọi:
+ 1 học sinh lên thuyết trình về nạn
đói 1945 trên cơ sở bài tập GV
giao chuẩn bị ở nhà
+ một số học sinh nhận xét về phần
trình bày của bạn
- Chốt lại kiến thức, cho điểm học
sinh và bổ sung dựa vào Phụ lục I
BS: Hiện thực này từng được phản
ánh trong một số tác phẩm văn học
+ Chiếc xe xác qua phường Dạ
Lạc (Văn Cao)
+ Một bữa no, Lão Hạc, Đôi mắt
(Nam Cao)
+ …… (Ngô Tất Tố)
+ Và đặc biệt ám ảnh qua bộ ảnh
của nhà nhiếp ảnh Võ An Ninh
Nếu phần trình bày của HS chưa
có, GV đưa thêm ảnh, phim tư liệu
và một vài câu chuyện về nạn đói
1945 để củng cố nội dung trình bày
của HS (ăn thịt chuột, mót ngô ở
phân ngựa, bán vợ đợ con, cướp
bóc, giết chóc tranh giành một
miếng ăn, nhưng cũng có người
vẫn gắng giữ tự trọng trong cảnh
đói,…)
DD: Chọn một bối cảnh như vậy để
xây dựng tác phẩm, KL đã thâm
canh lại trên một cánh đồng hiện
thực mà nhiều người đã cày xới với
mục đích phê phán, tố cáo tội ác
thực dân, phát xít. Trên cánh đồng
ấy, KL đã thực sự gặt hái được gì?
Chúng ta đi vào tìm hiểu tác phẩm
Thuyết trình về nạn đói
1945
Nhận xét phần trình
bày của bạn
7
phút
b. Bối cảnh lịch sử của
tác phẩm
- Không gian: một ngôi
làng nghèo có khu chợ,
có xóm ngụ cư vùng Bắc
bộ Việt Nam
- Thời gian: nạn đói
1945
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh Đọc - hiểu văn bản
GV:
- hướng dẫn học sinh đọc tác phẩm
- gọi 1 học sinh đọc đoạn đầu của
tác phẩm (Từ đầu =>gào lên từng
hồi thê thiết)
- nhận xét
GV:
- Hướng dẫn, gợi ý học sinh tóm tắt
- Chốt lại những nét chính
HS: đọc đoạn đầu tác
phẩm
HS: Trả lời các câu hỏi
gợi ý để xây dựng tóm
5
phút
II. ĐỌC – HIỂU VĂN
BẢN
Đọc
Tóm tắt
- Tràng vốn ế vợ >< có
vợ giữa nạn đói 1945 =>
(GV có thể căn cứ vào Tóm tắt đầy
đủ hơn để định hướng cho học sinh
kiến thức cơ bản:
- Tràng là một chàng trai nghèo khổ, xấu xí, ế
vợ, lại là dân xóm ngụ cư bị người đời khinh
bỉ vậy mà chỉ qua một vài câu bông đùa vu
vơ lại nhặt được vợ trong nạn đói khủng
khiếp năm 1945.
- Đưa vợ về trong một buổi chiều tối sầm lại
vì đói khát, Tràng đã khiến những người dân
xóm ngụ cư, mẹ Tràng và chính Tràng đều
ngạc nhiên, vừa lo vừa mừng.
- Sáng hôm sau, tâm trạng hạnh phúc lan tỏa
trong mỗi thành viên gia đình mới, nhưng câu
chuyện vui của họ bị gián đoạn bởi nồi cháo
cám và sự ám ảnh của nạn đói
- Tác phẩm khép lại sau bữa cơm, giữa tiếng
trống thúc thuế dồn dập, đám quạ bay vù lên
như mây đen, người vợ nói chuyện Việt
Minh phá kho thóc Nhật khiến tràng nhớ lại
hình ảnh đoàn người trên đê Sộp và là cờ đỏ
sao vàng bay phấp phói với những tiếc rẻ, vẩn
vơ khó hiểu.)
DD: Chúng ta đã học một số tác
phẩm truyện ngắn hiện đại ở các
lớp dưới. Hẳn các em còn nhớ, một
trong những khâu then chốt để làm
nên một truyện ngắn chính là sáng
tạo tình huống truyện. Đến với Vợ
nhặt, trước hết, chúng ta cùng đi
vào tìm hiểu nét đặc sắc của tình
huống truyện
tắt
- Truyện viết về ai và
sự kiện gì?
- Diễn biến của sự kiện
và tâm trạng nhân vật?
- Kết thúc tác phẩm có
gì đáng chú ý?
mọi người đều ngạc
nhiên, vừa lo vừa mừng.
- Tâm trạng hạnh phúc
lan tỏa trong mỗi thành
viên gia đình trong buổi
sáng hôm sau liên tục bị
gián đoạn bởi sự ám ảnh
của nạn đói
- Tác phẩm khép lại giữa
tiếng trống thúc thuế dồn
dập và câu chuyện về
Việt Minh cùng hình ảnh
đoàn người với lá cờ đỏ
phấp phới trong tâm trí
Tràng
GV gợi mở, định hướng cho HS
bằng hàng loạt các câu hỏi(Nếu HS
có câu trả lời tốt, GV có thể cho
điểm khuyến khích)
H: Tình huống truyện thường được
cấu tạo từ một sự kiện then chốt
nhất định. Vậy theo em, tình huống
truyện của Vợ nhặt được xây dựng
từ sự kiện nào?
H: Trong truyện, việc anh Tràng
có vợ đã khiến cộng đồng làng
xóm của anh có phản ứng ra sao?
Xác định sự kiện và trả
lời câu hỏi
Tìm các biểu hiện và
trả lời câu hỏi
Tìm các đặc điểm của
Tràng và trả lời câu hỏi
8
phút
1. Tình huống truyện
Sự kiện: Anh Tràng
có vợ
=> dân xóm ngụ cư xôn
xao ngạc nhiên, vừa lo
vừa mừng, bởi:
H: Tại sao mọi người lại ngạc
nhiên? Anh Tràng là một người
như thế nào?
H: Có vợ, tức là thêm người thêm
của theo cách tư duy truyền thống
của dân tộc, mừng là dễ hiểu. Vậy
mà ở đây lại có cả lo nữa. Tại sao
mọi người lại lo?
GV cho học sinh tìm những chi tiết
về nạn đói 1945 được miêu tả trong
tác phẩm và hoàn thành Phiếu học
tập để trả lời câu hỏi (Phụ lục II).
(Trong quá trình trả lời, học sinh có
thể bổ sung cho nhau để hoàn thiện
diện mạo nạn đói trong tác phẩm)
GV chốt lại và định hướng
Hoàn thành Phiếu học
tập và trả lời câu hỏi
- Anh Tràng vốn là một
nông dân có
+ ngoại hình: thô kệch
+ tính tình: khờ khạo
+ thân phận: thấp kém
+ gia cảnh: bần hàn
=> hội đủ các yếu tố để
ế vợ><nhặt được vợ
- Nạn đói 1945:
tràn về xóm ngụ cư,
oanh tạc cuộc sống như
+ trận đại hồng thủy tràn
về muốn hủy diệt tất cả
+ nút thắt xiết chặt sự
sống lại đến nghẹt thở
=>sinh tồn trở thành vấn
đề cấp bách với con người
>< Tràng lại đèo bòng
thêm một miệng ăn nữa
H: Đây quả là một sự kiện chứa
đầy những nghịch lí éo le, lạ lùng.
Em hãy chỉ ra những nghịch lí ấy?
DD: Sự kiện Tràng có vợ, xét ở
góc độ nào (từ phía cá nhân Tràng
hay từ thời đại lịch sử) đều là một
nghịch lí. Vậy nghịch lí ấy nói lên
điều gì, chúng ta cùng thảo luận.
2
phút
Nghịch lí
- Tràng: ế vợ >< nhặt
được vợ
- Vợ Tràng: con người
>< bị nhặt
- Thời đại: đói + chết ><
người đói: hợp hôn
HƯỚNG DẪN HS THẢO LUẬN
Chia lớp thành 4 nhóm, phát phiếu
thảo luận cho từng nhóm. (Các
Phụ lục 3, 4, 5, 6)
Hướng dẫn HS thực hiện từng nội
dung thảo luận. HS có thể có
những kiến giải khác nhau, song
GV cần chốt lại được 4 nội dung
cơ bản
Thảo luận theo nhóm,
cử đại diện trình bày
12
phút
Ý nghĩa
. Trong tương quan
với nhan đề, sự kiện:
- một mặt, phản ánh sự
rẻ rúng, hẩm hiu của
thân phận con người, sự
trượt giá thảm hại của
giá trị người trong nạn
đói
- mặt khác, tố cáo tội ác
của bọn thực dân, phát
xít đối với nhân dân ta
. Thể hiện một cách
xúc động khát vọng
sống, khát vọng hạnh
phúc đầy lạc quan và vẻ
đẹp của tình người trong
tình thế đầy éo le
. Bộc lộ niềm tin yêu,
trân trọng đầy nhân văn
của tác giả đối với con
người (1 phương diện
giá trị nhân đạo sâu sắc
trong tác phẩm)
. Tạo nên một tình
huống truyện độc đáo,
sáng tạo
Gợi ý HS liên hệ với những vấn đề
của xã hội bằng các câu hỏi:
H: Suy nghĩ của em về hiện tượng
tự tử và phản ứng bất cần đời của
một số bạn trẻ khi gặp bi kịch sống
H: Suy nghĩ của em về hiện tượng
HS dùng bạo lực hoặc có các hành
vi tiêu cực để chà đạp phẩm giá của
nhau
DD: Bằng câu chuyện vừa xót xa,
vừa cảm động về con người trong
cơn quẫn nạn của đất nước, KL đã
gợi mở những nhận thức, suy nghĩ
về giá trị sống và khát vọng sống
của con người. Nếu nói Văn học là
nhân học thì câu chuyện được viết
từ tình huống này của KL chan
chứa những giá trị nhân văn, nhắc
nhở mỗi người cần biết trân trọng
cuộc sống của mình và mọi người
hơn
HS suy nghĩ và bày tỏ
quan điểm, rút ra bài
học cho bản thân
2
phút
Liên hệ
- Cái quý nhất của con
người là cuộc sống =>
cần biết trân trọng cuộc
sống của mình
- Sự sống, phẩm giá của
mọi người cũng cần
được trân trọng như của
chính mình
4. Củng cố:
- Nhắc lại những nghịch lí trong sự kiện Tràng nhặt được vợ
- Suy nghĩ của em về những nghịch lí đó
5. Dặn dò
- Hoàn thành bảng thông tin về mỗi nhân vật trong tác phẩm chuẩn bị cho tiết sau:
NHÂN CẢNH TÂM TRẠNG ỨNG XỬ NHẬN XÉT
VẬT NGỘ
RIÊNG
(Tối hôm trước -> sáng
hôm sau)
(Tối hôm trước ->
sáng hôm sau)
- Tiết sau: Vợ nhặt (tiếp)
PHỤ LỤC KÈM THEO GIÁO ÁN
PHỤ LỤC 1: TÌNH HÌNH NẠN ĐÓI 1945 Ở MIỀN BẮC VIỆT NAM
. Nguyên nhân:
- Về tự nhiên:
+ Vụ đông – xuân 1944: Mùa màng miền Bắc bị hạn hán và côn trùng phá hoại, khiến sản lượng giảm
khoảng 20% so với thu hoạch năm trước.
+Vụ mùa: lại bị lũ lụt xảy ra làm hư hại nhiều nên nạn đói bắt đầu lan dần. Bệnh dịch tả lây lan nhanh và
rộng khắp trong mùa lũ.
+ Mùa đông năm 1944-1945: khắc nghiệt thay cũng lại là một mùa đông giá rét khiến các hoa màu phụ
cũng mất, tạo ra những yếu tố tai ác chồng chất giữa bối cảnh chiến tranh thế giới.
- Về xã hội:
+ Hệ thống thuế nửa thực dân nửa phong kiến với cách thức thu thuế sử dụng mạnh biện pháp tra tấn
đánh đập bắt buộc người nông dân phải nộp đủ, không miễn giảm đối với các hộ đói nghèo khiến cho
nông dân bắt buộc phải bán tài sản hoặc lương thực để nộp thuế nên không có lương thực dự trữ.
+ Pháp và Nhật Bản, cả hai đều chú tâm vào những mục tiêu khác cho nhu cầu chiến tranh của họ.
~ Chính Toàn quyền Đông Dương Jean Decoux từ trước năm 1945 đã ra lệnh trưng thu thóc gạo
để chở sang Nhật theo thỏa thuận với Đế quốc Nhật Bản. Giá gạo thị trường lúc bấy giờ là 200 đồng bạc
Đông Dương một tấn nhưng nông dân chỉ được trả 25 đồng. Trước đó Pháp đã tiến hành buộc dân ta
trồng đay thay trồng lúa gạo để phục vụ chiến tranh, cụ thể là thu hẹp diện tích canh tác các hoa màu phụ
như ngô, khoai, sắn, để trồng bông, đay, gai hay cây kỹ nghệ. Sản lượng lúa gạo và hoa màu quy ra thóc
tại miền Bắc giảm xuống rất mạnh do diện tích canh tác bị thu hẹp.
~ Bản thân lực lượng quân quản Nhật khi vào Đông Dương, nhất là sau khi hất cằng Pháp cũng
ráo riết thi hành chính sách "Nhổ lúa trồng đay", do cây đay là nguyên liệu quan trọng cho sản xuất quân
trang, quân phục.
+ Trong Đệ nhị Thế chiến Việt Nam bị Đế quốc Nhật Bản chiếm đóng nên bị quân Đồng Minh - chủ
yếu là Hoa Kỳ - thường xuyên oanh tạc các tuyến đường vận tải để tấn công quân Nhật Bản. Kết quả là
hệ thống giao thông ở Đông Dương bị hư hại nặng. Tính vào thời điểm năm 1945 thì:
~ đường sắt Xuyên Đông Dương không còn sử dụng được nữa
~đường thiên lý Bắc Nam cũng bị phá hoại.
~ Đường biển thì quân Đồng minh đã gài thủy lôi ở cửa biển Hải Phòng khiến hải cảng chính ở
Bắc Kỳ cũng không thông thương được.
-> lượng gạo vận chuyển từ Nam ra Bắc bị giảm dần
. Hậu quả:
- Trong khi lượng gạo tồn kho ở Sài Gòn lên cao vì không xuất cảng sang Nhật được khiến chủ kho phải
bán rẻ dưới giá mua, hơn 55.000 tấn gạo phải bán tháo cho các xưởng nấu rượu vì nguy cơ gạo ứ đọng
sẽ mốc,thì nạn đói hoành hành ở ngoài Bắc.
- Đa phần các kho thóc có khả năng cứu đói trực tiếp tại miền Bắc khi đó đều nằm trong tay quân đội
Nhật. Các kho lương thực được tăng cường bảo vệ, hoạt động trưng thu và vận chuyển lương thực được
bảo vệ tối đa. Người Nhật và chính quyền đương thời vì mục đích chiến tranh đã thờ ơ trước sự chết đói
hàng loạt của dân bản địa.
- Các kho thóc trở thành tâm điểm nơi người đói kéo về nhưng không được cứu đói đã nằm chết la liệt
quanh đó.
=> “từ cuối năm ngoái (1944) sang đầu năm nay hơn hai triệu đồng bào ta chết đói” (Tuyên ngôn độc lập
– HCM) 1/10 dân số nước ta lúc đó
PHỤ LỤC 2: PHIẾU HỌC TẬP
(VỀ BỐI CẢNH HIỆN THỰC TRONG TRUYỆN VỢ NHẶT)
Câu hỏi: Tìm và nêu nhận xét của mình về biểu hiện của nạn đói 44 – 45 trong truyện ngắn Vợ
nhặt?
. Không gian:
- Ánh sáng:
…………………………… …………………………………….………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
- Âm thanh: của
+ Tự nhiên:
……………………………………………………………………………………………………
+ Con người:
…………………………………………….………………………………………………………
. Không khí: (mùi; độ nóng <-> lạnh)
…………………………………………….………………………………………………………
…………………………………………….………………………………………………………
…………………………………………….………………………………………………………
…………………………………………….………………………………………………………
. Cảnh tượng:
…………………………………………….………………………………………………………
…………………………………………….………………………………………………………
…………………………………………….………………………………………………………
. Con người:
- Người sống:
…………………………………………….………………………………………………………
…………………………………………….………………………………………………………
…………………………………………….………………………………………………………
- Người chết:
…………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………
….……………………………………………………
…………………………………………….………………………………………………………
. Nhận xét:
- Tính chất, mức độ của nạn đói:
…………………………………………….………………………………………………………
- Nạn nhân chủ yếu của nạn đói:
…………………………………………….………………………………………………………
- Vấn đề cấp bách nhất của con người trong nạn đói này là gì? (Gợi ý: là sinh tồn hay thêm người)
(dân gian có câu: Thêm người thêm của nhưng lúc này, thêm người đồng nghĩa với việc bớt đi một cơ hội sống
vốn đã rất mong manh của mỗi người => thêm người tỉ lệ nghịch với cơ hội sống)
…………………………………………….………………………………………………………
- Ý nghĩa tố cáo của nạn đói:
…………………………………………….………………………………………………………
PHỤ LỤC 3: PHIẾU THẢO LUẬN
(VỀ Ý NGHĨA SỰ KIỆN NHẶT VỢ CỦA NHÂN VẬT TRÀNG)
NHÓM 1
1. Một người ế vợ mà lại có vợ một cách rất đào hoa.Theo em, tại sao lại có thể nói Tràng đào
hoa trong hoàn cảnh này?Theo truyền thống, việc cưới xin ở VN ta cần có những thủ tục, sính
lễ gì?
Nghi lễ cưới xin trong dân gian:
…………………………………………….………………………………………………………
…………………………………………….………………………………………………………
…………………………………………….………………………………………………………
…………………………………………….………………………………………………………
…………………………………………….………………………………………………………
…………………………………………….………………………………………………………
…………………………………………….………………………………………………………
…………………………………………….………………………………………………………
…………………………………………….………………………………………………………
…………………………………………….………………………………………………………
…………………………………………….………………………………………………………
…………………………………………….………………………………………………………
2. Liên hệ với nhan đề tác phẩm, em nghĩ gì về thân phận con người trong hoàn cảnh đó?
Phân tích nhan đề
- Vợ: ………………………………………….…………………………………………………
…………………………………………….………………………………………………………
…………………………………………….………………………………………………………
- nhặt: ……………………………………………………………………………………………
…………………………………………….………………………………………………………
…………………………………………….………………………………………………………
…………………………………………….………………………………………………………
=> Ý nghĩa nhan đề: (tố cáo cái gì? xót thương điều gì?)
…………………………………………….………………………………………………………
…………………………………………….………………………………………………………
…………………………………………….………………………………………………………
…………………………………………….………………………………………………………
…………………………………………….………………………………………………………
…………………………………………….………………………………………………………
…………………………………………….………………………………………………………
…………………………………………….………………………………………………………
PHỤ LỤC 4: PHIẾU THẢO LUẬN
(DỰ KIẾN NHỮNG DIỄN BIẾN CỦA TÁC PHẨM SAU SỰ KIỆN NHẶT VỢ)
NHÓM 2:
CH1: Sau khi vợ chồng Tràng nên duyên, những kết cục nào có thể xảy ra với họ? (Tưởng
tượng mình là nhà văn KL đang đứng giữa nhiều lựa chọn cho kết thúc tác phẩm)
CH2: Liên hệ với phần Tóm tắt và cho biết: KL đã chọn hướng đi nào cho tác phẩm này? Tại
sao? (Dụng ý nghệ thuật của tác giả là gì khi lựa chọn như vậy)
Tưởng tượng cốt truyện ….…………………………… ……………………………………
……………………………… …………………………………………………………………
……………………………… …………………………………………………………………
……………………………… …………………………………………………………………
……………………………… …………………………………………………………………
……………………………… …………………………………………………………………
……………………………… …………………………………………………………………
……………………………… …………………………………………………………………
……………………………… …………………………………………………………………
……………………………… …………………………………………………………………
……………………………… …………………………………………………………………
……………………………… …………………………………………………………………
……………………………… …………………………………………………………………
……………………………… …………………………………………………………………
……………………………… …………………………………………………………………
……………………………… …………………………………………………………………
……………………………… …………………………………………………………………
……………………………… …………………………………………………………………
……………………………… …………………………………………………………………
……………………………… …………………………………………………………………
……………………………… …………………………………………………………………
……………………………… …………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
- Dụng ý nghệ thuật
……………………………… …………………………………………………………………
……………………………… …………………………………………………………………
……………………………… …………………………………………………………………
……………………………… …………………………………………………………………
……………………………… …………………………………………………………………
……………………………… …………………………………………………………………
……………………………… …………………………………………………………………
……………………………… …………………………………………………………………
……………………………… …………………………………………………………………
……………………………… …………………………………………………………………
……………………………… …………………………………………………………………
……………………………… …………………………………………………………………
PHỤ LỤC 5: PHIẾU THẢO LUẬN
(LIÊN HỆ, SO SÁNH VỚI MỘT SỐ TÁC PHẨM)
NHÓM 3
So sánh, nêu nhận xét, lí giải sự khác nhau của kết thúc các tác phẩm.
Em có nhận xét gì về cách nhìn cuộc đời và con người của nhà văn KL?
Tác
phẩm
Sự kiện Kết thúc
Đói
(Thạch
Lam)
Hai vợ chồng trí thức trong cơn
khủng hoảng bị thất nghiệp, không
kiếm được việc gì để làm, không có
cái để ăn => người vợ lặng lẽ đi bán
thân để kiếm tiền mua đồ ăn về.
Tình cờ, người chồng phát giác ra
hành vi ấy ngay trước bữa ăn, đã hất
đổ những thức ăn ngon lành xuống
đất rồi đuổi vợ đi
Cơn đói giày vò,
khiến người chồng
sau khi nhìn trước
nhìn sau không thấy
ai, vội vàng quỳ
xuống đất, bốc chỗ
thức ăn ấy cho vào
mồm
=>sống mà như
đã chết
Chí
Phèo
(Nam
Cao)
Chí bị xô đẩy trở thành con quỷ dữ
của làng Vũ Đại, tưởng như mất hết
cả nhân tính, nhân hình. Được Thị
Nở cho bát cháo hành đầy tình
người, đã hồi tỉnh và khao khát trở
lại làm người lương thiện. Nhưng
không ai cho Chí quyền làm người
lương thiện nữa và Chí cũng không
thể tiếp tục sống như một con quỷ
dữ
Chí Phèo giết Ba
Kiến, người trực
tiếp đẩy CP đến tấn
bi kịch khốn cùng
và tự sát
=>được chết như
một con người dù
hết sức tàn khốc
và bi thảm
Vợ nhặt
(Kim
Lân)
Nhặt vợ giữa nạn đói 1945 Giữa chồng chất lo
sợ trong cơn quẫn
nạn, những người
nghèo khổ vẫn xiết
tay nhau trong niềm
hi vọng về một lá cờ
đỏ cho tương lai của
mình
=>được sống như
những con người
PHỤ LỤC 6: PHIẾU THẢO LUẬN
(GIẢ ĐỊNH VỀ SỰ KIỆN)
NHÓM 4
Giả sử câu chuyện vẫn được giữ nguyên những nét chính, chỉ thay việc nhặt vợ bằng cưới vợ
theo đúng thủ tục truyền thống. Em thấy có hợp lí không? Tại sao?
. Quan điểm của nhóm:
……………………………… …………………………………………………………………
……………………………… …………………………………………………………………
. Lí giải:
……………………………… …………………………………………………………………
……………………………… …………………………………………………………………
……………………………… …………………………………………………………………
……………………………… …………………………………………………………………
……………………………… …………………………………………………………………
……………………………… …………………………………………………………………
……………………………… …………………………………………………………………
……………………………… …………………………………………………………………
……………………………… …………………………………………………………………
……………………………… …………………………………………………………………
……………………………… …………………………………………………………………
……………………………… …………………………………………………………………
. Vai trò của sự kiện: Về những sự kiện như thế:
- giáo sư N.Đ.Mạnh thì cho rằng: ………… như “một thứ nước rửa ảnh có thể làm nổi bật
hình sắc nhân vật, chủ đề tư tưởng tác phẩm”;
- nhà văn N.M.Châu thì cho rằng: ……………. là “cái tình thế xảy ra truyện, là một khoảnh
khắc mà ở đó sự sống hiện ra "đậm đặc", là khoảnh khắc chứa đựng một đời người, thậm chí
cả một đời nhân loại, là lát cắt của hoàn cảnh, tác động đến số phận nhân vật.”
- Tiến sĩ Chu Văn Sơn thì cho rằng: “khi một truyện ngắn co mình lại trong một số chữ hạn
định để thành truyện cực ngắn, truyện mini, thì có thể thấy các thành tố khác của truyện như
nhân vật, cảnh vật, lời trần thuật có thể giảm thiểu đến kiệt cùng, còn cái mà nó quyết giữ
chính là … Mất …. nó có thể thành tản văn, thành tuỳ bút, thành thơ văn xuôi, thành kí, nghĩa
là thành gì gì khác… chứ quyết không thể còn là truyện ngắn. Mất … tức là mất tính cách
truyện ngắn”.
H: Em hãy điền vào chỗ trống trong đoạn văn trên từ thích hợp? => rút ra kết luận gì về vai trò
của sự kiện này đối với tác phẩm?
……………………………… …………………………………………………………………
……………………………… …………………………………………………………………
……………………………… …………………………………………………………………
……………………………… …………………………………………………………………
……………………………… …………………………………………………………………
……………………………… …………………………………………………………………
……………………………… …………………………………………………………………
PHỤ LỤC 7: NGHI LỄ CƯỚI XIN TRONG DÂN GIAN TRUYỀN THỐNG
- Dân gian coi cưới xin là một trong ba việc lớn của đời người (sự nghiệp, làm nhà và cưới vợ)
khi nhấn mạnh trong câu ca dao: "tậu trâu cưới vợ làm nhà "
- Ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc, hôn nhân của người Việt xưa có sáu lễ chính. Để tiến đến lễ
cưới, hai gia đình phải thực hiện những lễ chính sau:
+ Lễ nạp thái: sau khi nghị hôn, nhà trai mang sang nhà gái một cặp "nhạn" để tỏ ý đã kén
chọn ở nơi ấy.
+ Lễ vấn danh: là lễ do nhà trai sai người làm mối đến hỏi tên tuổi và ngày sinh tháng đẻ của
người con gái.
+ Lễ nạp cát: lễ báo cho nhà gái biết rằng đã xem bói được quẻ tốt, nam nữ hợp tuổi nhau thì
lấy được nhau, nếu tuổi xung khắc thì thôi.
+ Lễ nạp tệ (hay nạp trưng): là lễ nạp đồ sính lễ cho nhà gái, tang chứng cho sự hứa hôn chắc
chắn.
+ Lễ thỉnh kỳ: là lễ xin định ngày giờ làm rước dâu tức lễ cưới. Và sau cùng là
+ Lễ thân nghinh (tức lễ rước dâu hay lễ cưới): đúng ngày giờ đã định, họ nhà trai mang lễ đến
để rước dâu về.
Lễ cưới dân gian
- Khi nhà trai xin cưới và nếu nhà gái thuận thì trả lời cho ông bà mai. Sự trả lời này còn bao
gồm việc thách cưới, nghĩa là nhà gái đòi nhà trai trong lễ đón dâu phải có những đồ lễ gì, bao
nhiêu. Thách cưới, nhà gái thường đòi với số lượng lớn, yêu cầu thường là trầu rượu, cau, trà,
bánh trái, gạo, heo, đồ trang sức, y phục cho cô dâu và tiền mặt.
- Đúng ngày cưới, người ta chọn giờ "hoàng đạo" mới đi, thường là về chiều, có nơi đi vào chập
tối. Dẫn đầu đám rước đàng trai là một cụ già nhiều tuổi được dân làng kính nể vì tuổi tác, tư
cách, địa vị xã hội, đóng vai chủ hôn.
- Ở miền Bắc Việt Nam ngày xưa, tại nhà trai, người ta chờ đợi đám rước dâu về. Một quả lò
than đốt hồng đặt trước ngưỡng cửa để chờ cô dâu với nghĩa: lửa hồng sẽ đốt hết những tà ma
theo ám ảnh cô dâu và sẽ đốt vía của tất cả những kẻ độc mồm độc miệng đã quở mắng cô dâu
ở dọc đường.
- Cô dâu vào lễ gia tiên nhà chồng xong, ông bà cũng như cha mẹ chồng tặng cho cô dâu món
quà, thường là tiền hoặc là đồ nữ trang.
- Lễ tơ hồng được cử hành rất đơn giản. Bàn thờ thiết lập ngoài trời, bày lư hương và nến hay
đèn, tế vật dùng xôi, gà, trầu, rượu.