Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống tìm hiểu lịch sử địa phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.06 MB, 38 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HÀ NỘI
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN LONG BIÊN
TRƯỜNG THCS VIỆT HƯNG
Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống
Tìm hiểu Lịch sử địa phương
Môn học chính: Lịch sử
Môn học tích hợp: Địa lý, Văn học và Tin học
Thông tin về học sinh:
1. Nguyễn Hằng Nga
Ngày sinh: 6/5/2001 Lớp: 8A1
2. Âu Thùy Linh
Ngày sinh: 21/6/2001 Lớp: 8A1
Địa chỉ: Tổ 4, Kim Quan, Việt Hưng, Long Biên, Hà Nội
Điện Thoại: 043 8272193
Email:

BÀI DỰ THI
Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống
1. Tên tình huống: Tìm hiểu lịch sử địa phương
* Tình huống
Linh và Nga đang ngồi tìm tài liệu chuẩn bị bài Lịch sử bỗng nhiên Nga nghĩ ra
ý tưởng:
- Tại sao bọn mình không học theo phương pháp liên môn nhỉ?
Linh tán thành:
- Đúng là ý kiến hay, học như thế chúng ta có thể học nhiều môn cùng một
lúc mà không thấy nhàm chán và có thể tiếp thu nhiều kiến thức dễ dàng.
- Vậy thì bọn mình học thử bằng môn Lịch sử trước nhé !
- Được, tớ đồng ý. Hãy cùng tìm hiểu về chính nơi mình ở nào !
2. Mục tiêu giải quyết tình huống
- Vận dụng kiến thức liên môn để tìm hiểu về nơi mình sinh sống để qua đó
thêm yêu mến và hiểu biết về địa phương.


3. Tổng quan về nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống
- Lịch sử: Lịch sử địa phương
- Địa lý: Điều kiện địa lý, khí hậu, sông ngòi,dân cư, kinh tế,… của địa
phương
- Văn học: Sử dụng từ ngữ, câu, văn học dân gian, phương pháp thuyết
minh
- Tin học: Sử dụng thành thạo Word và tìm kiếm thông tin trên mạng
4. Giải pháp giải quyết tình huống:
Tìm hiểu, tra cứu tư liệu, hình ảnh liên quan đến địa phương thông qua mạng
internet và các tư liệu ở phường Việt Hưng.
5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống
A. Thành phố Hà Nội
- Diện tích: 3.324,92km²
- Dân số: 6.448.837 người (1/4/2009)
- Các quận/huyện:
+ 10 Quận: Hoàn Kiếm, Ba Ðình, Ðống Ða, Hai Bà Trưng, Tây Hồ, Thanh
Xuân, Cầu Giấy, Long Biên, Hoàng Mai, Hà Đông.
+ 1 thị xã: Sơn Tây.
+ 18 huyện: Ðông Anh, Sóc Sơn, Thanh Trì, Từ Liêm, Gia Lâm (Hà Nội cũ);
Ba Vì, Chương Mỹ, Đan Phượng, Hoài Đức, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Phúc Thọ,
Quốc Oai, Thạch Thất, Thanh Oai, Thường Tín, Ứng Hòa (Hà Tây cũ) và Mê
Linh (từ Vĩnh Phúc).
- Dân tộc: Việt (Kinh), Hoa, Mường, Tày, Dao
Hà Nội là Thủ đô của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
I. Điều kiện địa lý và lịch sử hình thành và phát triển của Hà Nội
1. Điều kiện địa lý
Vị trí địa lý: Hà Nội nằm ở đồng bằng Bắc bộ, tiếp giáp với các tỉnh: Thái
Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía bắc; phía nam giáp Hà Nam và Hoà Bình; phía đông
giáp các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên; phía tây giáp tỉnh Hoà Bình và
Phú Thọ.

Hà Nội nằm ở phía hữu ngạn sông Đà và hai bên sông Hồng, vị trí và địa thế
thuận lợi cho một trung tâm chính trị, kinh tế, vǎn hoá, khoa học và đầu mối
giao thông quan trọng của Việt Nam.
Khí hậu: Khí hậu Hà Nội khá tiêu biểu cho kiểu khí hậu Bắc bộ với đặc
điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông
lạnh, mưa ít.
Địa hình: Hà Nội có hai dạng địa hình chính là đồng bằng và đồi núi. Địa
hình đồng bằng chủ yếu thuộc địa phận Hà Nội cũ và một số huyện phía đông
của Hà Tây (cũ), chiếm khoảng 3/4 diện tích tự nhiên, nằm bên hữu ngạn sông
Đà, hai bên sông Hồng và chi lưu các sông. Phần lớn địa hình đồi núi thuộc địa
phận các huyện Sóc Sơn, Ba Vì, Quốc Oai, Mỹ Đức.
Sông ngòi và hồ đầm: Hà Nội nằm cạnh hai con sông lớn ở miền Bắc:
sông Đà và sông Hồng. Ngoài hai con sông lớn, trên địa phận Hà Nội còn có
các sông: sông Đuống, sông Cầu, sông Cà Lồ, sông Đáy, sông Nhuệ, sông Tích,
sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu, sông Bùi. Hồ đầm ở địa bàn Hà Nội có nhiều.
Những hồ nổi tiếng ở Hà Nội như hồ Tây, hồ Trúc Bạch, hồ Hoàn Kiếm,
hồ Thiền Quang, hồ Bảy Mẫu, hồ Kim Liên,…
• Với điều kiện vị trí địa lý như vậy ngay từ thời xa xưa khi Lý Công Uẩn
chọn định đô ở Thăng Long - Hà Nội có điều kiện phát triển về kinh tế, văn hóa,
giáo dục và an ninh quốc phòng.
Hồ Tây – Hà Nội
2. Lịch sử hình thành và phát triển Hà Nội
2.1 Quá trình hình thành.
Thời gian Sự kiện ở Hà Nội
Khoảng 2 vạn năm trước Người nguyên thủy sinh sống.
Thời kì băng tan
(Khoảng hơn vạn năm trước)
Cư dân nguyên thủy rời Hà Nội di chuyển
lên vùng núi phía Bắc.
Thời kì biển lùi

(Khoảng 4 nghìn năm trước)
Vùng đất Hà Nội được bồi đắp, cư dân cổ
quay trở về đồng bằng châu thổ sông Hồng
sinh sống.
Năm 208 Tr. CN An Dương Vương đã lên thay thế Hùng
Vương và chuyển từ Việt Trì về Cổ Loa
(nay thuộc Đông Anh) lập nước Âu Lạc.
Thời kì Bắc thuộc
(Năm 679)
Nhà Đường đổi nước ta thành An Nam, đặt
đô hộ phủ tại Tống Bình (gồm huyện Từ
Liêm, Hoài Đức, Gia Lâm, Đông Anh và
vùng nội thành Hà Nội bây giờ).
Từ thế kỉ thứ VIII đến
thế kỉ thứ IX
Chính quyền đô hộ phương Bắc đã tổ chức
đắp La Thành ( sau gọi là thành Đại La) có
quy mô lớn nhất trên miền đất Hà Nội cổ.
Năm 1010 Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra
thành Đại La và đổi tên là thành Thăng
Long (rồng bay) trở thành kinh đô của nước
Đại Việt, trung tâm chính trị, kinh tế,
văn hoá lớn nhất của cả nước.
2.2 Chặng đường phát triển
a) Thăng Long thời Lý – Trần.
Kinh đô Thăng Long được xây dựng thành hai khu riêng biệt: Khu thành và
khu thị. Khu thành gồm có Đại nội, Cấm thành, Hoàng thành. Đây là nơi ở, làm
việc của vua chúa hoàng tộc và được canh phòng cẩn mật. Khu thị bao gồm
xóm làng nông nghiệp, phố phường công thương nghiệp và hệ thống bến chợ.
Vòng thành thứ ba bao bọc khu thành và khu thị là thành Đại La.

Vào giai đoạn thịnh đạt của nhà Lý, kinh đô Thăng Long đã thực sự trở thành
một trung tâm chính trị - kinh tế, văn hoá lớn nhất và tiêu biểu cho cả nước. Dấu
ấn Thăng Long thời Lý còn được lưu lại ở nhiều công trình kiến trúc đặc sắc
như: Chùa Diên Hựu ( chùa Một Cột), tháp Báo Thiên, đền Hai Bà Trưng, đền
Bạch Mã, đền Linh Lang… Thăng Long đã cùng cả nước sáng tạo nên nền văn
minh Đại Việt, lập chiến công phá Tống, bình Chiêm với hai nhân vật tiêu biểu
là Lý Thường Kiệt và Ỷ Lan.
Chùa Một Cột

Rồng thời Lý
Thăng Long thời Trần về quy mô, cấu trúc không khác kinh đô thời Lý là
mấy. Nhà Trần chỉ tận dụng những cơ sở có từ trước rồi tu bổ, sửa sang thêm.
Tuy nhiên khu vực dân cư được mở mang quy hoạch lại chặt chẽ. Thăng Long
đã có 61 phường với sự phát triển nhanh của các làng nghề thủ công và chợ búa
dân gian, thu hút được nhiều lái buôn nước ngoài. Trong vòng 30 năm (1258-
1288) Thăng Long đã bị đế chế Mông Nguyên ba lần xâm chiếm, cả ba lần kinh
thành đã thực hiện thành công kế hoạch “vườn không nhà trống”, góp phần vào
những chiến thắng vang dội của quân dân nhà Trần.
b) Đông Đô - Đông Quan - Đông Kinh thời nhà Hồ - thuộc Minh - Lê sơ
Thời gian Sự kiện ở Hà Nội
Năm 1400 Nhà Hồ lên ngôi, lập kinh đô mới ở Thanh Hóa
(gọi là Tây Đô), Thăng Long được đổi tên thành
Đông Đô.
Năm 1406 Nhà Minh sang xâm lược Đại Việt, thành Đông
Đô thất thủ, bị đổi tên là thành Đông Quan, nơi
đặt bộ máy chính quyền đô hộ quận Giao Chỉ.
Ngày 29/4/1428 Lê Lợi lên ngôi hoàng đế, nhà Lê khôi phục quốc
hiệu Đại Việt, định đô ở Đông Đô.
Năm 1430 Nhà Lê đổi tên Đông Đô thành Đông Kinh. Bên
trong Cấm thành, nhà Lê đã cho xây dựng và bố

trí nhiều cung điện. Bên ngoài Hoàng thành, khu
dân cư phố phường tiếp tục phát triển và được
quy hoạch lại gồm hai huyện Quảng Đức, Vĩnh
Xương, gồm 36 phường. Cư dân 36 phường gồm
cả nông dân, thợ thủ công, thương nhân,
với những phố chợ buôn bán tấp nập.
c) Thăng Long thời Lê - Trịnh
Thời gian Sự kiện ở Hà Nội
Năm 1527 Mạc Đăng Dung lập ra nhà Mạc, Đông Kinh trở lại tên gọi
Thăng Long.
Năm 1592 Quyền lực rơi vào tay họ Trịnh, triều Lê chỉ tồn tại trên danh
nghĩa. Tình hình chính trị thay đổi, quy hoạch Thăng Long
cũng có những nét mới. Dù tình hình chính trị có nhiều biến
động nhưng Thăng Long vẫn có mặt phát triển phồn vinh với
tên gọi quen thuộc là Kinh kì hay Kẻ Chợ.Quan hệ ngoại
thương, kinh tế hàng hoá mở rộng với một mạng lưới chợ lớn
nhỏ dày đặc.
Năm 1786 Quân Tây Sơn tiến ra Đàng Ngoài lật đổ chúa Trịnh, Nguyễn
Huệ trao chính quyền lại cho vua Lê. Thăng Long chứng kiến
đám cưới của Ngọc Hân công chúa với Nguyễn Huệ.
Cuối năm
1788
Kinh thành Thăng Long bị quân Mãn Thanh xâm lược
Năm 1789 Quang Trung tiến quân ra Bắc giải phóng Thăng Long.
Thăng Long lúc này là thủ phủ của Bắc thành.
d) Hà Nội thời Nguyễn và Pháp thuộc.
Thời gian Sự kiện ở Hà Nội
Năm 1802 Gia Long lên ngôi, đóng đô ở Phú Xuân, Thăng Long
vẫn là thủ phủ của Bắc Thành.
Năm 1831 Minh Mạng lập tỉnh Hà Nội với tỉnh lỵ là phủ Hoài

Đức do đó Thăng Long cũng được gọi là Hà Nội. Hà
Nội lúc này không còn là trung tâm chính trị, nhưng
vẫn là trung tâm kinh tế - văn hoá lớn nhất cả nước, có
quan hệ rộng với thị trường trong nước và nước ngoài.
Cuối thế kỉ XIX Nhân dân Hà Nội anh dũng chống trả tấn công các
cuộc tấn công của quân Pháp dưới sự lãnh đạo của
tổng đốc Nguyễn Tri Phương và người kế nhiệm là
Hoàng Diệu.
Năm 1883 Triều đình Huế kí “ Hiệp ước hoà bình” công nhận
quyền thống trị của Pháp trên cả nước. Hà Nội trở
thành đất “bảo hộ” thuộc Bắc Kì, đặt dưới quyền cai
trị của thống sứ người Pháp.
Tháng 7/1888 Tổng thống Pháp ra sắc lệnh lập thành phố Hà Nội,
đứng đầu là một viên đốc lí.
Đầu thế kỉ XX Bộ mặt Hà Nội có nhiều thay đổi. Các cơ sở hạ tầng
được hoàn thành, trước hết là mạng lưới giao thông
đường bộ, đường sắt, cầu cống. Bộ mặt kinh tế của Hà
nội cũng có nhiều thay đổi. Hầu hết các xí nghiệp công
ty lớn của tư sản Pháp đều đặt trụ sở tại Hà Nội. Tầng
lớp tư sản người Việt được hình thành ở Hà Nội, tầng
lớp tiểu tư sản ngày một thêm đông.
e) Hà Nội từ 1919 - 1975
Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, Pháp bắt đầu khai thác trên quy mô lớn
ở Đông Dương, bộ mặt Hà Nội cũng có nhiều thay đổi, phố xá ngày càng thêm
sầm uất. Về tình hình chính trị, ý thức chính trị của các giai cấp ngày càng
trưởng thành. Tư tưởng Mác - Lê - nin ngày càng được truyền bá sâu rộng,
Hà Nội trở thành đầu mối của các hoạt động yêu nước. Cuối tháng 3 năm 1929,
tại số nhà 5D phố Hàm Long, chi bộ cộng sản đầu tiên của Việt Nam ra đời.
Ngày 19-8, nhân dân Hà Nội xuống đường biểu tình, cả Hà Nội rực rỡ trong
cờ đỏ sao vàng. Cuộc mít tinh tại Quảng trường Nhà hát thành phố đã nhanh

chóng chuyển thành biểu tình vũ trang. Cuộc khởi nghĩa 19-8-1945 ở Hà Nội
đã giành thắng lợi. Ngày 30-8 Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội chính thức
thành lập, bác sĩ Trần Duy Hưng được cử làm chủ tịch.
Ngày 2-9-1945 chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh
ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà tại quảng trường Ba Đình.
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, nhân dân Hà Nội đã đấu
tranh anh dũng để bảo vệ thủ đô, góp phần giải phóng đất nước.
Tối 19-12-1946, tại Vạn Phúc (Hà Đông), Hồ Chủ tịch đọc “Lời kêu gọi
toàn quốc kháng chiến”, quân dân thủ đô đã nổ súng mở đầu cho cuộc kháng
chiến toàn quốc. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, ngày 10-10-1954, Hà Nội
đón đoàn quân giải phóng về tiếp quản thủ đô.
Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, nhân dân thủ đô đã anh dũng chiến đấu
lập nhiều chiến công xuất sắc, được Bác Hồ gửi thư khen và tặng cờ:
“Quyết tâm đánh thắng giặc Mĩ xâm lược”. Trong cuộc chiến tranh phá hoại
Miền Bắc lần thứ nhất của Mĩ, quân dân Hà Nội đã bắn rơi 258 máy bay.
Trong cuộc chiến tranh phá hoại Miền Bắc lần thứ hai của Mĩ, Hà Nội đã
anh dũng chiến đấu làm nên trận “Điện Biên Phủ trên không”, góp phần vào
thắng lợi chung của cả nước, buộc Mĩ phải kí hiệp định Pa-ri ngày 27-1-1973.
2.3. Hà Nội trong kỉ nguyên mới
Sau khi thống nhất đất nước, Hà Nội được chọn làm thủ đô của nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Từ năm 1986, khi cả nước bước vào công
cuộc đổi mới, bộ mặt Hà Nội đã có sự thay đổi nhanh chóng. Với vai trò là trung
tâm kinh tế chính trị văn hoá khoa học của cả nước, Hà Nội phát huy tiềm năng
chất xám, tạo những chuyển biến trong các hoạt động văn hoá, văn nghệ , giáo
dục, khoa học – kĩ thuật.
Năm 1999 Hà Nội được UNESCO trao tặng danh hiệu: Thành phố vì hoà
bình. Danh hiệu mà Hà Nội đạt được mang một ý nghĩa rộng lớn, góp phần nâng
cao vị thế thủ đô cũng như của Việt Nam, đánh dấu một bước tiến quan trọng
trong quá trình hội nhập quốc tế.
Năm 2006, Hà Nội tổ chức thành công hội nghị Apec, để lại ấn tượng sâu

đậm trong lòng bạn bè quốc tế.
Trong giai đoạn toàn cầu hoá hiện nay, Hà Nội đang nỗ lực hết mình để xây
dựng Thủ đô ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại, xứng tầm quốc tế.
Hà Nội – Xưa và nay
II.Dân cư và hoạt động kinh tế của Hà Nội trong quá khứ và hiện tại
1. Dân cư
* Nguồn gốc dân cư sinh sống
Vào thập niên 1940, khi Hà Nội là thủ phủ của Liên bang Đông Dương,
dân số thành phố được thống kê là 132.145 người. Nhưng đến năm 1954, dân số
Hà Nội giảm xuống chỉ còn 53 nghìn dân trên một diện tích 152 km². Có thể
nhận thấy một phần rất lớn trong số những cư dân đang sống ở Hà Nội hiện nay
không sinh ra tại thành phố này. Lịch sử của Hà Nội cũng đã ghi nhận dân cư
của thành phố có những thay đổi, xáo trộn liên tục qua thời gian. Ở những làng
ngoại thành, ven đô cũ, nơi người dân sống chủ yếu nhờ nông nghiệp,
thường không có sự thay đổi lớn. Nhiều gia đình nơi đây vẫn giữ được gia phả
từ những thế kỷ XV, XVI. Nhưng trong nội đô, khu vực của các phường thương
nghiệp và thủ công, dân cư xáo trộn rất nhiều. Do tính chất của công việc, nhiều
thương nhân và thợ thủ công ít khi trụ nhiều đời tại một điểm. Gặp khó khăn
trong kinh doanh, những thời điểm sa sút, họ tìm tới vùng đất khác. Cũng có
những trường hợp, một gia đình có người đỗ đạt được bổ nhiệm làm quan tỉnh
khác và đem theo gia quyến, đôi khi cả họ hàng.
Từ rất lâu, Thăng Long đã trở thành điểm đến của những người dân tứ xứ.
Vào thế kỷ XV, dân các trấn về Thăng Long quá đông khiến vua Lê Thánh Tông
có ý định buộc tất cả phải về nguyên quán. Nhưng khi nhận thấy họ chính là lực
lượng lao động và nguồn thuế quan trọng, triều đình đã cho phép họ ở lại.
Tìm đến kinh đô Thăng Long còn có cả những cư dân ngoại quốc, phần lớn là
người Hoa. Trong hơn một ngàn năm Bắc thuộc, rất nhiều những người Hoa đã
ở lại sinh sống thành phố này. Trải qua các triều đại Lý, Trần, Lê, vẫn có những
người Hoa tới xin phép cư ngụ lại Thăng Long. Theo Dư địa chí của
Nguyễn Trãi, trong số 36 phường họp thành kinh đô Thăng Long có hẳn một

phường người Hoa, là phường Đường Nhân. Những thay đổi về dân cư vẫn diễn
ra liên tục và kéo dài cho tới ngày nay.
* Dân số
Các thống kê trong lịch sử cho thấy dân số Hà Nội tăng nhanh trong nửa thế
kỷ gần đây. Vào thời điểm năm 1954, khi quân đội Việt Minh tiếp quản Hà Nội,
thành phố có 53 nghìn dân, trên một diện tích 152 km². Đến năm 1961, thành
phố được mở rộng, diện tích lên tới 584 km², dân số 91.000 người. Năm 1978,
Quốc hội quyết định mở rộng thủ đô lần thứ hai với diện tích đất tự nhiên 2.136
km², dân số 2,5 triệu người. Tới năm 1991, địa giới Hà Nội tiếp tục thay đổi, chỉ
còn 924 km², nhưng dân số vẫn ở mức hơn 2 triệu người. Trong suốt thập niên
1990, cùng việc các khu vực ngoại ô dần được đô thị hóa, dân số Hà Nội tăng
đều đặn, đạt con số 2.672.122 người vào năm 1999. Sau đợt mở rộng địa giới
gần đây nhất vào tháng 8 năm 2008, thành phố Hà Nội có 6.233.000 dân và nằm
trong 17 thủ đô có diện tích lớn nhất thế giới. Theo kết quả cuộc điều tra dân số
ngày 1 tháng 4 năm 2009, dân số Hà Nội là 6.451.909 người, dân số trung bình
năm 2010 là 6.561.900 người.
Mật độ dân số trung bình của Hà Nội là 1.979 người/km². Mật độ dân số cao
nhất là ở quận Đống Đa lên tới 35.341 người/km², trong khi đó, ở những huyện
ngoại thành như Sóc Sơn, Ba Vì, Mỹ Đức, mật độ dưới 1.000 người/km².
Về cơ cấu dân số, theo số liệu 1 tháng 4 năm 1999, cư dân Hà Nội và Hà Tây
chủ yếu là người Kinh, chiếm tỷ lệ 99,1%. Các dân tộc khác như Dao, Mường,
Tày chiếm 0,9%. Năm 2009, người Kinh chiếm 98,73% dân số, người Mường
0,76% và người Tày chiếm 0,23 %.
Năm 2009, dân số thành thị là 2.632.087 chiếm 41,1%, và 3.816.750 cư dân
nông thôn chiếm 58,1%.
2. Hoạt động kinh tế
Vị thế trung tâm kinh tế của Hà Nội đã được thiết lập từ rất lâu trong lịch sử.
Tên những con phố như Hàng Bạc, Hàng Đường, Hang Than đã minh chứng
cho điều này. Tới thế kỷ gần đây, với sự phát triển mạnh mẽ của Thành phố Hồ
Chí Minh và khu vực Nam Bộ, Hà Nội chỉ còn giữ vị trí quan trọng thứ hai

trong nền kinh tế Việt Nam. Năm 2010, Hà Nội được xếp thành phố toàn cầu
loại gamma+.
Sau một thời gian dài của thời kỳ bao cấp, từ đầu thập niên 1990, kinh tế Hà
Nội bắt đầu ghi nhận những bước tiến mạnh mẽ. Tốc độ tăng trưởng GDP bình
quân của thành phố thời kỳ 1991–1995 đạt 12,52%, thời kỳ 1996–2000 là
10,38%. Từ năm 1991 tới 1999, GDP bình quân đầu người của Hà Nội tăng từ
470 USD lên 915 USD, gấp 2,07 so với trung bình của Việt Nam. Theo số liệu
năm 2010, GDP của Hà Nội chiếm 12,73% của cả quốc gia và khoảng 41% so
với toàn vùng Đồng bằng sông Hồng. Trong bảng xếp hạng về Chỉ số năng lực
cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2011, Hà Nội xếp ở vị trí thứ 36/63 tỉnh
thành. Năm 2012, Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Hà Nội xếp thứ 51/63
tỉnh thành.
Giai đoạn phát triển của thập niên 1990 cũng cho thấy Hà Nội đã có những
thay đổi về cơ cấu kinh tế. Từ 1990 tới 2000, trong khi tỷ trọng ngành công
nghiệp tăng mạnh từ 29,1% lên 38% thì nông – lâm nghiệp và thủy sản từ 9%
giảm xuống còn 3,8%. Tỷ trọng ngành dịch vụ cũng giảm trong khoảng thời
gian này từ 61,9% xuống còn 58,2%. Ngành công nghiệp của Hà Nội vẫn tập
trung vào 5 lĩnh vực chính, chiếm tới 75,7% tổng giá trị sản xuất công nghiệp, là
cơ – kim khí, điện – điện tử, dệt – may – giày, chế biến thực phẩm và công
nghiệp vật liệu. Bên cạnh đó, nhiều làng nghề truyền thống như gốm Bát Tràng,
may ở Cổ Nhuế, đồ mỹ nghệ Vân Hà cũng dần phục hồi và phát triển.
Năm 2007, GDP bình quân đầu người của Hà Nội lên tới 31,8 triệu đồng,
trong khi con số của cả Việt Nam là 13,4 triệu. Hà Nội là một trong những địa
phương nhận được đầu tư trực tiếp từ nước ngoài nhiều nhất, với 1.681,2 triệu
USD và 290 dự án. Thành phố cũng là địa điểm của 1.600 văn phòng đại diện
nước ngoài, 14 khu công nghiệp cùng 1,6 vạn cơ sở sản xuất công nghiệp.
Nhưng đi đôi với sự phát triển kinh tế, những khu công nghiệp này đang khiến
Hà Nội phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm môi trường. Bên cạnh những công ty
nhà nước, các doanh nghiệp tư nhân cũng đóng vai trò quan trọng
trong nền kinh tế Hà Nội. Năm 2003, với gần 300.000 lao động,

các doanh nghiệp tư nhân đã đóng góp 77% giá trị sản xuất công nghiệp của
thành phố. Ngoài ra, 15.500 hộ sản xuất công nghiệp cũng thu hút gần 500.000
lao động. Tổng cộng, các doanh nghiệp tư nhân đã đóng góp 22% tổng đầu tư xã
hội, hơn 20% GDP, 22% ngân sách thành phố và 10% kim ngạch xuất khẩu của
Hà Nội.
Sau khi mở rộng địa giới hành chính, với hơn 6 triệu dân, Hà Nội có 3,2 triệu
người đang trong độ tuổi lao động. Mặc dù vậy, thành phố vẫn thiếu lao động có
trình độ chuyên môn cao. Nhiều sinh viên tốt nghiệp vẫn phải đào tạo lại, cơ cấu
và chất lượng nguồn lao động chưa dịch chuyển theo yêu cầu cơ cấu ngành kinh
tế. Hà Nội còn phải đối đầu với nhiều vấn đề khó khăn khác. Năng lực cạnh
tranh của nhiều sản phẩm dịch vụ cũng như sức hấp dẫn môi trường đầu tư của
thành phố còn thấp. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế vẫn chậm, đặc biệt cơ cấu
nội ngành công nghiệp, dịch vụ và các sản phẩm chủ lực mũi nhọn. Chất lượng
quy hoạch phát triển các ngành kinh tế ở Hà Nội không cao và thành phố cũng
chưa huy động tốt tiềm năng kinh tế trong dân cư.
Hà Nội ngày nay
III. Du lịch Hà Nội
Tháp Rùa hồ Hoàn Kiếm
Tháp Rùa Hồ Hoàn Kiếm là một trong những di tích lịch sử thu hút khách
tham quan du lịch bậc nhất ở Hà Nội. Hồ Tả Vọng, hồ Hữu Vọng,
hồ Thủy Quân, hồ Lục Thủy, hay hồ Gươm là những tên gọi khác của
hồ Hoàn Kiếm, theo thăng trầm đổi thay của lịch sử, cho đến nay hồ được
thống nhất được gọi cùng tên với tên một quận của Hà Nội là Hoàn Kiếm.
Tháp rùa hồ Hoàn Kiếm
Tháp Rùa nằm ở giữa trung tâm của hồ, được xây dựng khoảng từ giữa
những năm 1884 đến năm 1886 theo kiến trúc Pháp, tháp có ba tầng được xây
dựng bằng kiến trúc nhiều cửa mở độc đáo, các cửa đều được xây cuốn đỉnh
thon gọn tạo nên nét đẹp cổ xưa cuốn hút giữa lòng thành phố hiện đại.
Đền Ngọc Sơn
Đền Ngọc Sơn cũng là một di tích quốc gia đặc biệt đã được xếp hạng, đó là

một ngôi đền thờ nằm trên đảo Ngọc của hồ Hoàn Kiếm.
Đền Ngọc Sơn

Quần thể kiến trúc của đền Ngọc Sơn có vẻ đẹp rất cổ kính, hài hòa với cảnh
sắc thiên nhiên, khu đền được tách riêng nằm trọn một góc của hồ Hoàn Kiếm
mang đậm dấu ấn lịch sử. Tương truyền đền được xây dựng từ thế kỷ XIX,
trong đền thờ thần Văn Xương là ngôi sao chủ việc văn chương khoa cử và
thờ Đức đại Vương Trần Hưng Đạo - vị anh hùng dân tộc.
Khu di tích Hoàng thành Thăng Long
Khu di tích Hoàng thành Thăng Long, một trong những điểm đến thú vị,
khu di tích thuộc địa bàn Phường Điện Biên và Phường Quán Thánh của thành
phố Hà Nội. Đây chính là kinh đô của Việt Nam qua ba đời là thời Lý, Trần
và Lê. Bên trong khu hoàng thành có chứa đựng nhiều chứng tích lịch sử
văn hóa vô giá, được thể hiện rất rõ qua những kiến trúc từ thời xa xưa.
Khu di tích hoàng thành Thăng Long
Trải qua bao thăng trầm của thời gian, đến nay công trình Hoàng thành
Thăng Long đồ sộ vẫn sừng sững phơi mình dưới trời thủ đô, thể hiện được
sự giao thoa văn hóa, truyền thống của người Việt Nam qua các thời kì lịch sử
và gắn bó với nhiều sự kiện trọng đại của đất nước, đó là lí do vì sao khu di tích
được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 2010.
Chùa Một Cột.
Là di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật quốc gia, được vinh danh là ngôi chùa
có kiến trúc độc đáo nhất theo tổ chức Kỷ lục Châu Á vào năm 2012, chùa Một
Cột cũng là điểm đến không thể bỏ qua khi du khách đã bước chân đến Hà Nội.
Theo ghi chép của Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, chùa được xây dựng vào năm
1049 dưới đời vua Lý Thái Tông, trải qua nhiều năm chùa được tu sửa nhiều lần
cùng chứng kiến những thăng trầm của lịch sử của dân tộc.
Chùa có đài liên hoa kết cấu hình vuông, mái lợp ngói thời xưa, bốn mái đắp
hình rồng cong vút uốn lên và điều độc đáo nhất là toàn bộ ngôi chùa được đặt
trên một cột trụ bằng đá, nhìn như một đóa sen đang nở đã tạo nên vẻ đẹp cuốn

hút sự hiếu kì của du khách tham quan.
Chùa Một Cột
Nhà Thờ Lớn
Với địa chỉ số 40 nhà Chung, quận Hoàn Kiếm, Nhà Thờ Lớn là một công
trình kiến trúc cổ phương Tây đầu tiên ở Hà Nội không thể bỏ qua.
Nhà Thờ Lớn

Nhà Thờ Lớn trước kia có tên là Nhà Thờ Thánh Guise, nhà thờ được thiết kế
theo phong cách kiến trúc trung cổ, thịnh hành trong thế kỷ 12 và thời
phục hưng ở Châu Âu. Nhà thờ được làm theo mẫu nhà thờ Đức Bà Paris với
những vòm uốn cong, rộng, hướng lên bầu trời với cây thánh giá bằng đá ở
trên đỉnh.
Chính lối kiến trúc cổ Châu Âu trên một đất nước Châu Á là Việt Nam đã tạo
nên điều kì thú cho những ai đam mê nghệ thuật kiến trúc và cho những ai thích
khám phá nét văn hóa tinh hoa của nhân loại.
Cầu Long Biên.
Do Pháp xây dựng vào thế kỉ XIX, từng được mệnh danh là một trong bốn
cây cầu dài nhất thế giới và là cây cầu tiêu biểu nhất ở Viễn Đông ở thời đó, cho
đến nay cây cầu vẫn được sử dụng và là chứng tích lịch sử quý giá của nước ta.
Cầu Long Biên
Là cây cầu thép bắc qua sông Hồng, cũng như nhiều công trình kiến trúc
khác, cầu Long Biên đã chứng kiến biết bao đổi thay của đất nước, chịu sự tàn
phá nặng nề của bom đạn trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ
ác liệt của dân tộc ta. Cây cầu không những là di tích mà còn là nhân chứng
lịch sử quý báu.
Cho đến nay vẻ đẹp của cây cầu mặc dù đã mai một đi theo thời gian nhưng
nó vẫn đủ sức làm say lòng những người đam mê công trình kiến trúc cổ xưa,
tuy chưa chính thức được xếp hạng di tích quốc gia nhưng trong lòng mỗi người
dân Hà Nội nói riêng và người dân cả nước nói chung cầu Long Biên từ lâu đã
rất xứng đáng là di tích lịch sử văn hóa.

Danh lam thắng cảnh
Khu phố cổ Hà Nội

Phố cổ Hà Nội xưa và Phố cổ Hà Nội nay
Thăng Long tứ trấn

Trấn Đông: Đền Bạch Mã Trấn Tây: Đền Voi Phục


Trấn Nam: Đền Kim Liên Trấn Bắc: Đền Quán Thánh
Ô Quan Chưởng
Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Văn Miếu - Quốc Tử Giám, một quần thể di tích đệ nhất Hà thành. Và
cũng là một trong những trường đại học đầu tiên trên thế giới.
Văn Miếu - Quốc Tử Giám gồm hai di tích chính: Văn Miếu thờ Khổng Tử,
các bậc hiền triết của Nho giáo và Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An,
người thầy tiêu biểu về đạo cao, đức trọng của nền giáo dục Việt Nam và Quốc
Tử Giám, trường quốc học cao cấp đầu tiên của Việt Nam, với hơn 700 năm
hoạt động (1076 - 1802) đã đào tạo hàng nghìn nhân tài cho đất nước.
Sử sách có chép Văn Miếu được xây dựng vào tháng 10 - 1070, (đời vua Lý
Thánh Tông). Đến năm 1076, vua Lý Nhân Tông cho lập Quốc Tử Giám, kề sau
Văn Miếu, ban đầu là nơi học của các hoàng tử, sau mở rộng thu nhận cả các
học trò giỏi trong thiên hạ.
Toàn bộ khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám ngày nay có diện tích 54.331 m2,
bao gồm: Hồ Văn, vườn Giám và nội tự được bao quanh bằng tường gạch vồ.
Bên trong (nội tự) có những lớp tường ngăn ra làm năm khu.
Khu thứ nhất bắt đầu với cổng chính đến cổng Đại Trung. Trên cổng chính
có chữ Văn Miếu Môn. Đây là một kiến trúc cổng tam quan hai tầng, phía ngoài
cổng có đôi rồng đá cách điệu thời Lê, bên trong có đôi rồng đá thời Nguyễn.
Cổng Đại Trung ba gian lợp ngói, hai bên là hai cổng nhỏ Thành Đức và Đạt

Tài.
Khu thứ hai: Nổi bật với Khuê Văn Các - một công trình kiến trúc độc đáo
được xây dựng năm 1805 (triều Nguyễn), gồm 2 tầng, 8 mái, tầng dưới là bốn
trụ gạch, tầng trên là kiến trúc gỗ, bốn mặt đều có cửa sổ tròn với những con tiện
tỏa ra bốn phía tượng trưng cho hình ảnh sao Khuê tỏa sáng. Hai bên (phải và
trái) Khuê Văn là hai cổng Bí Văn và Súc Văn. Khuê Văn Các thường là nơi tổ
chức bình các bài văn thơ hay của các sĩ tử. Ngày nay, Khuê Văn Các còn được
lấy làm biểu tượng của thủ đô Hà Nội.
Khuê Văn Các
Khu thứ ba là từ gác Khuê Văn tới Ðại Thành Môn, ở giữa khu này có một
hồ vuông gọi là Thiên Quang Tỉnh (giếng trời trong sáng) có tường bao quanh.
Hai bên hồ là hai khu vườn bia, tức nơi lưu giữ 82 bia tiến sĩ dựng từ năm
1484 - 1780, ghi tên, quê quán của các vị tiến sĩ của 82 khoa thi.
Hồ Thiên Quang Tinh
Những cụ rùa đá “đeo bia” hàng trăm năm
Tại đây, nếu chú tâm đọc ta có thể tìm thấy tên một số nhà chính trị, vǎn học,
sử học nổi tiếng như Ngô Sĩ Liên, Ngô Thì Nhậm, Lê Quý Đôn, nhà toán học
Lương Thế Vinh, ông tổ nghề in Lương Như Hộc… Ðây chính là những di vật
quý nhất của khu di tích.
Bước qua cửa Ðại thành thì đến khu thứ tư hay là Bái đường Văn Miếu.
Đó là một cái sân rộng, lát gạch bát. Hai bên là hai dãy nhà tả vu, hữu vu trước
đây thờ bài vị của 72 học trò xuất sắc của Khổng Tử và Tư nghiệp Quốc Tử
Giám cùng các danh nhân văn hóa Việt Nam nổi tiếng thời Trần. Cuối sân là nhà
Đại bái và hậu cung.
Khu Bái đường
Di vật quý "Bích Ung đại chuông"
Tại đây có một số hiện vật quý: bên trái treo "Bích Ung đại chuông" (chuông
lớn của nhà Giám), bên phải có một chiếc khánh đá. Chuông Bích Ung do
Nguyễn Nghiễm đứng ra đúc nǎm 1768. Tấm khánh mặt trong có hai chữ Thọ
Xương, mặt ngoài khắc bài minh viết kiểu chữ lệ nói về công dụng loại nhạc khí

Khu thứ năm: Sau khu Đại bái chính là Trường Quốc Tử Giám cũ (nay là
nhà Thái học). Tại đây, những triều đại coi "hiền tài là nguyên khí của quốc gia"
đã tuyển chọn nhiều người tài giỏi, đỗ đạt cao, bổ sung vào các chức thị độc, thị
giảng, hữu tư giảng, tả tư giảng, thiếu phó, thiếu bảo để chǎm lo việc giảng dạy,
giải đáp, vừa giúp vua nâng cao tri thức mọi mặt. Nhiều "người thầy một đời,
muôn đời" như Bùi Quốc Khải, Nguyễn Trù, Chu Vǎn An đã từng vang tiếng
giảng ở Quốc Tử Giám.
Tượng thờ Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An, một nhà giáo tài đức,
có nhiều học trò thành đạt
Khu Thái Học
Đầu thế kỷ XIX, khi nhà Nguyễn dời trường này vào Huế thì nơi đây chuyển
làm đền Khải Thánh. Nǎm 1946-1947 giặc Pháp đã đốt trụi khu này. Năm 2000,
công trình nhà Thái học được hoàn thành để chào mừng kỷ niệm 990 năm
Thăng Long - Hà Nội. Đây là nơi tôn vinh truyền thống văn hóa giáo dục của
dân tộc, đặt tượng tưởng niệm ba vua Lý Thành Tông, Lý Nhân Tông, Lê Thánh
Tông và Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An là những danh nhân có công lập
Văn Miếu - Quốc Tử Giám, phát triển nền giáo dục Nho học Việt Nam.
Phải nói rằng ấn tượng lớn nhất về Văn Miếu - Quốc Tử Giám chính là loại
vật liệu xây dựng rất “Việt Nam”, đó là gỗ lim, gạch đất nung, ngói mũi hài
mang đậm nét nghệ thuật của các triều Lê, Nguyễn. Kiểu kiến trúc ấy được ẩn
dưới những tán cây cổ thụ hàng trăm năm đã làm cho Văn Miếu - Quốc Tử
Giám trở thành điểm đến hấp dẫn với khách du lịch trong nước và quốc tế.

×