Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Đề kiểm tra HKI vật lí 11 cơ bản có lời giải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (251.42 KB, 20 trang )

1, Chọn phát biểu đúng. Cho hệ ba điện tích cô lập q1, q2, q3 nằm trên cùng
một đường thẳng. Hai điện tích q1, q3 là hai điện tích dương cách nhau 60
cm và q1 = 4q3. Lực điện tác dụng lên điện tích q2 bằng 0. Nếu vậy, điện
tích q2
Câu trả lời của bạn:
A. cách q1 80 cm, cách q3 20 cm.
B. cách q1 20 cm, cách q3 80 cm.
C. cách q1 40 cm, cách q3 20 cm.
D. cách q1 20 cm, cách q3 40 cm.
Gọi khoảng cách từ điện tích q2 tới các điện tích q1 và q3 lần lượt là a và b.
Khi đó lực tác dụng lên điện tích q2 là
điện tích q2 cân bằng chứng tỏ F1 = F2 mà q1 = 4q3 =>a = 2b.
Về hướng thì F1 ; F2 phải là cùng phương ngược chiều do đó q2 nằm trong
khoảng cách giữa hai điện tích
hay a + b = 3b = 60 cm =>b = 20 cm ; a = 40 cm.
2, Chọn phát biểu sai.
Có ba điện tích điểm nằm cố định trên ba đỉnh một hình vuông (mỗi điện
tích ở một đỉnh) sao cho cường độ điện trường ở đỉnh thứ tư bằng không.
Nếu vậy thì trong ba điện tích đó
Câu trả lời của bạn:
A. Có hai điện tích âm, một điện tích dương.
B. Có hai điện tích dương, một điện tích âm.
C. Có hai điện tích bằng nhau, độ lớn của hai điện
tích này nhỏ hơn độ lớn của điện tích thứ ba.
D. Đều là các điện tích cùng dấu.
Với trường hợp này thì ta có độ lớn cường độ điện trường của các điện tích
với đỉnh còn lại
Để xảy ra cường độ điện trường tại đỉnh thứ tư bằng 0 thì ta có các trường
hợp sau
+ Hai điện tích bất kì trái dấu với điện tích thứ ba.
+ Có hai điện tích bằng nhau, độ lớn của hai điện tích này nhỏ hơn độ lớn


của điện tích thứ ba.
Vậy trường hợp phát biểu sai là : Đều là các điện tích cùng dấu.
3, Trong mạch điện như hình vẽ, trường hợp nào số chỉ của ampe kế lớn
nhất?
Câu trả lời của bạn:
A. K1 đóng ; K2 mở ; K3 đóng.
B. K1 mở ; K2 mở ; K3 mở.
C. K1 đóng ; K2 đóng ; K3 đóng.
D. K1 đóng ; K2 đóng ; K3 mở.
K1 luôn đóng để cường độ dòng điện khác 0.
Do đó số chỉ của ampe kết lớn nhất khi điện trở là nhỏ nhất.
Hay R = 5 + R// với R// là điện trở ứng với K2 và K3 R nhỏ nhất khi R// là
nhỏ nhất
Ta lại có điện trở tương đương của mạch có các điện trở song song nhỏ hơn
điện trở thành phần =>R// nhỏ nhất khi cả K2 và K3 đều đóng.
Vậy I lớn nhất khi cả 3 khóa đóng.
4, Chọn đáp án đầy đủ nhất.
Hạt tải điện khi chất khí dẫn điện là.
Câu trả lời của bạn:
A. Ion dương và electron.
B. Ion âm và electron.
C. Ion dương và ion âm.
D. Ion dương, ion âm và electron.
Gồm 3 loại hạt đó là ion dương, ion âm và electrôn.
5, Một điện tích thử đặt tại điểm có cường độ điện trường 0,16 V/m. Lực tác
dụng lên điện tích đó bằng 2.10-4N. Hỏi độ lớn của điện tích đó là bao
nhiêu?
Câu trả lời của bạn:
A. 800 C.
B. 3,2.10-3C.

C. 1,25.10-3C.
D. -1,25.10-3C.
Từ công thức lực điện trường : F = |q|.E
Ta tính được độ lớn của điện tích điểm
.
6, Tại sao trong thí nghiệm đo suất điện động của pin, ta nên dùng pin cũ?
Câu trả lời của bạn:
A. Vì suất điện động của pin cũ nhỏ hơn suất
điện động của pin mới.
B. Vì điện trở trong của pin cũ nhỏ hơn điện
trở trong của pin mới.
C. Vì điện trở trong của pin mới nhỏ hơn điện
trở trong của pin cũ.
D. Vì suất điện động của pin mới nhỏ hơn
suất điện động của pin cũ.
Pin cũ (gần hết điện) thông thường có điện trở trong cỡ vài ôm.
Pin mới thì điện trở trong chỉ cỡ 0,5 Ω
Trong phép đo thông thường dùng vôn kế và am pe kế thì việc đo các điện
trở nhỏ hơn 1 Ω là rất khó, sai số có thể còn lớn hơn giá trị thật cần đo.
7, Một điện tích điểm 6.10-8C đặt trong môi trường có hệ số điện ε = 2. Xác
định , và biểu diễn tại một điểm A cách nó 4 cm.
Câu trả lời của bạn:
A.

B.

C.

D.


Ta thấy vì q = 6.10-8C > 0 nên có hướng ra ngoài điện tích và có độ lớn
8, Khi ánh sáng chiếu vào phôtôđiốt thì
Câu trả lời của bạn:
A. Dòng điện ngược qua phôtôđiốt tăng mạnh.
B. Dòng điện thuận qua phôtôđiốt tăng mạnh.
C. Dòng điện ngược qua phôtôđiốt giảm mạnh.
D. Dòng điện thuận qua phôtôđiốt giảm mạnh.
Khi ánh sáng chiếu vào phôtôđiốt thì dòng điện ngược qua phôtôđiốt tăng
mạnh.
9, Hai điện tích q1 = 5.10-16C và q2 = -5.10-16C được đặt cố định tại hai
điểm B, C của một tam giác đều cạnh a = 8 cm trong không khí. Xác định
cường độ điện trường tại điểm A của tam giác nói trên.
Câu trả lời của bạn:
A. 7,03.10-4 V/m.
B. 0 V/m.
C. 1,4.10-3 V/m.
D. 1,2.10-3 V/m.
Cường độ điện trường do điện tích tại B gây ra tại A là
Tương tự cường độ điện trường do điện tích tại C gây ra tại A là
Do các điện tích tại B và C trái dấu =>điện trường tổng hợp có hướng như
hình vẽ
Mặt khác vì ABC là tam giác đều =>EA = ECA = EBA.
Thay số ta có :
10, Để một bóng đèn loại (120V - 80W) sáng bình thường ở mạng điện U =
220V người ta mắc nối tiếp với nó một điện trở R. Tìm trị số của R.
Câu trả lời của bạn:
A. R = 140 Ω.
B. R = 145 Ω.
C. R = 155 Ω.
D. R = 150 Ω.

Đèn sáng bình thường:

(Id cường độ của đèn ; Pdm công suất định mức)
Điện trở đèn:
Khi mắc đèn với R, điện trở mạch:
Điện trở cần tìm:
11, Hãy giải thích hiện tượng bụi bám chặt vào các cánh quạt trần, mặc dù
cánh quạt thường xuyên quay rất mạnh?
Câu trả lời của bạn:
A. Vì cánh quạt làm bằng kim loại (chất dẫn
điện) nên có khả năng hút các hạt bụi trong
không khí.
B. Vì khi cánh quạt quay thì các hạt bụi cũng
quay nên chúng vẫn bám trên cánh quạt.
C. Vì các hạt bụi trong không khí bị nhiễm điện
và hút cánh quạt.
D. Vì lớp sơn trên cánh quạt bị nhiễm điện và
hút các hạt bụi trong không khí.
Các cánh quạt trần có phủ một lớp sơn. Lớp sơn này là chất cách điện. Khi
quạt quay thì lớp sơn này bị nhiễm điện và hút các hạt bụi trong không khí.
Các hạt bụi này sẽ dính chặt vào cánh quạt, nên khi cánh quạt quay chúng
vẫn không bị văng ra.
12, Cho mạch điện như hình vẽ:
C1 = 6 μF ; C3 = 4 μF ; C2 = 3 μF ; C4 = 12 μF. Tính điện dung của bộ tụ
khi K mở.
Câu trả lời của bạn:
A. 8 μF.
B. 5 μF.
C. 6 μF.
D. 10 μF.

Khi K mở ta có sơ đồ mạch như sau
{C1 nt C2}//{C3 nt C4}
Điện dung của bộ tụ điện
13, Đường kính trung bình của nguyên tử hidro là d = 10-8 cm. Giả thiết
electron quay quanh hạt nhân hidro dọc theo quỹ đạo tròn. Biết khối lượng
electron m = 9,1.10-31 kg, vận tốc chuyển động của electron là bao nhiêu?
Câu trả lời của bạn:
A. v ≈ 3,24.106 m/s.
B. v ≈ 2,53.106 m/s.
C. v ≈ 2,24.106 m/s.
D. v ≈ 2,8.106 m/s.
Từ điều kiện lực hút Cu-lông cân bằng với lực li tâm của chuyển động tròn
của electron quanh hạt nhân Hidrô,
ta có hệ thức:
.
Từ đây suy ra:
14, Lực tương tác giữa các điện tích thay đổi như thế nào khi hằng số điện
môi của môi trường tăng lên hai lần, khoảng cách giữa hai điện tích giảm
còn một nửa.
Câu trả lời của bạn:
A. Không thay đổi.
B. Tăng hai lần.
C. Giảm hai lần.
D. Tăng bốn lần.
Lực tương tác giữa hai các điện tích ban đầu
Lực tương tác sau khi thay đổi
Lập tỉ số của hai biểu thức trên ta được:
F2 = 2F1.
15, Một quả cầu nhỏ khối lượng 0,1g và có điện tích q = -10-6C được treo
bằng một sợi dây mảnh ở trong điện trường E = 103V/m có phương ngang

cho g = 10m/s2. Khi quả cầu cân bằng, tính góc lệch của dây treo quả cầu so
với phương thẳng đứng.
Câu trả lời của bạn:
A. 15o.
B. 30o.
C. 45o.
D. 60o.
Ta có ở vị trí cân bằng quả cầu có vị trí như hình vẽ
16, Một quả cầu nhỏ khối lượng 3,06.10-15 kg nằm lơ lửng giữa hai tấm kim
loại song song nằm ngang và nhiễm điện trái dấu. Điện tích của quả cầu đó
bằng 4,8.10-18 C. Hai tấm kim loại cách nhau 2 cm. Hãy tính hiệu điện thế
đặt vào hai tấm đó. Lấy g = 10 m/s2.
Câu trả lời của bạn:
A. 12750 V.
B. 12,75 V.
C. 1,275 V.
D. 127,5 V.
Do trọng lực và lực điện tác dụng lên quả cầu cân bằng nhau, ta có:
.
Vậy hiệu điện thế đặt vào hai tấm kim loại là:
.
17, Một tụ điện phẳng không khí có điện dung là C = 2500pF được mắc vào
2 cực một nguồn điện có hiệu điện thế U = 4000V. Tháo nguồn điện ra khỏi
tụ điện rồi ngâm tụ chìm trong chất điện môi lỏng có hằng số điện môi ε = 3.
Tính hiệu điện thế của tụ lúc đó.
Câu trả lời của bạn:
A. 1200 V.
B. .
C. .
D. .

Ta có điện tích ban đầu của tụ điện
Q = CU = 2500.10-12.4000 = 10-5 C.
Điện dung của tụ khi nhấn chìm trong chất lỏng
Vậy hiệu điện thế lúc này
18, Một dòng điện không đổi có I = 5A chạy qua một dây kim loại hình trụ,
tiết diện thẳng S = 1cm2. Tìm số electron qua tiết diện thẳng của dây trong 1
giây.
Câu trả lời của bạn:
A. N = 3,325.1019hạt.
B. N = 3,725.1019hạt.
C. N = 3,5.1019hạt.
D. N = 3,125.1019hạt.
Cường độ dòng điện qua dây
Trong thời gian Δt = 1s có Δq = N.e (N là số hạt e) qua tiết diện dây
I = N.e
Vậy ta có
N = 3,125.1019hạt.
19, Pin điện hoá có
Câu trả lời của bạn:
A. Một cực là vật dẫn và cực kia là vật cách
điện.
B. Hai cực là hai vật dẫn cùng chất.
C. Hai cực đều là các vật cách điện.
D. Hai cực là hai vật dẫn khác chất.
Pin điện hóa có hai cực là hai vật dẫn khác chất.
20, Chọn câu sai.
Câu trả lời của bạn:
A. Chân không là môi trường vốn không có hạt tải
điện nên không dẫn điện.
B. Tia catôt truyền thẳng; không mang năng lượng

nhưng có xung lượng.
C. Kim loại bị đốt nóng đỏ sẽ phát xạ nhiệt electron ra
môi trường xung quanh.
D. Điện trường làm lệch tia catôt theo phương ngược
chiều với điện trường.
- Khi không có điện trường, từ trường thì tia ca-tốt truyền thẳng.
- Tia ca-tôt mang năng lượng.
21, Để bóng đèn loại 120 V - 60 W sáng bình thường ở mạng điện có hiệu
điện thế là 220 V, người ta mắc nối tiếp với nó một điện trở phụ R. Tìm điện
trở phụ đó?
Câu trả lời của bạn:
A. 100 Ω.
B. 200 Ω.
C. 440 Ω.
D. 240 Ω.
Cường độ dòng điện qua điện trở chính là cường độ định mức của đèn:
.
Hiệu điện thế đặt vào điện trở là:
Điện trở có giá trị là :
22, Đặt các điện tích điểm q1, q2, q3 tại các điểm A, B, C trong một điện
trường. Cường độ điện trường tại đó là E1, E2, E3. Lực điện tác dụng lên
các điện tích đó là F1 > F2 > F3. Có thể rút ra kết luận nào dưới đây?
Câu trả lời của bạn:
A. E1 > E2 > E3.
B. E1 = E2 = E3.
C. E1 < E2 < E3.
D. Không thể có kết luận nào về E1, E2, E3.
Ta có lực điện
Fi = qi.Ei với i = 1, 2, 3.
do ta không thể xác định được qi và Ei do đó không thể kết luận gì về Ei .

23, Cho mạch điện:
Hai đèn giống hệt nhau (6V - 3W). Hiệu điện thế U = 9V không đổi. RA =
0. R là một biến trở. Điều chỉnh R để hai bóng đèn sáng bình thường. Tìm trị
số của R.
Câu trả lời của bạn:
A. R = 4 Ω.
B. R = 2 Ω.
C. R = 3 Ω.
D. R = 5 Ω.
Khi hai đèn sáng bình thường
(với d1, d2 : đèn 1 và đèn 2 ; dm1, dm2 : định mức 1 và định mức 2)
Số chỉ của ampe kế
.
Hiệu điện thế hai đầu R
Trị số của R
24, Nguồn điện có suất điện động là 3 V và có điện trở trong là 2 Ω. Mắc
song song hai bóng đèn như nhau có cùng điện trở là 6 Ω vào hai cực của
nguồn điện này. Tính công suất tiêu thụ điện của mỗi bóng đèn
Câu trả lời của bạn:
A. 0,6W.
B. 1,5 W.
C. 0,75W.
D. 0,54 W.
Ta có điện trở tương đương của mạch ngoài
Cường độ dòng điện qua mạch
Vì các bóng đèn mắc song song
I1 + I2 = 0,6 A.
I1.R1 = I2.R2 =>I1 = I2 = 0,3 A.
Công suất tiêu thụ trên mỗi bóng đèn
P1 = P2 = I12.R1 = 0,54 W.

25, Có 12 nguồn loại (1,5 V - 0,6 Ω) mắc hỗn hợp đối xứng, công suất ở
mạch ngoài là P = 10,8 W với R = 1,2 Ω . Phải mắc bộ nguồn như thế nào.
Câu trả lời của bạn:
A. Hai dãy mắc song song, mỗi dãy 6 nguồn mắc
nối tiếp hoặc ba dãy mắc song song, mỗi dãy 4
nguồn mắc nối tiếp.
B. Bốn dãy mắc song song, mỗi dãy 3 nguồn
mắc nối tiếp.
C. Hai dãy mắc song song, mỗi dãy 6 nguồn mắc
nối tiếp.
D. Ba dãy mắc song song, mỗi dãy 4 nguồn mắc
nối tiếp.
Theo bài ra ta có công suất tiêu thụ trên điện trở R
Với các nguồn trên giả sử ta có thể mắc thành n dãy mỗi dãy gồm m nguồn
do đó m.n = 12 (tổng số nguồn).
Khi đó suất điện động ξ = 1,5.m
Tổng trở của các nguồn ứng với m nguồn nối tiếp nhau : Rnt = 0,6.m
Tổng trở của nguồn ứng với n điện trở Rnt mắc song song nhau
Cường độ dòng điện qua mạch chính
Vậy ta có hai phương trình sau
m.n = 12
2,5.m.n = 3(2n + m)
=>(m ; n) = (6 ; 2) hoặc (m ; n) = (4 ; 3)
Vậy ta có thể mắc 12 nguồn trên thành 2 dãy song song nhau và mỗi dãy
gồm 6 nguồn mắc nối tiếp hoặc mắc 12 nguồn trên thành 3 dãy song song
nhau và mỗi dãy gồm 4 nguồn mắc nối tiếp nhau.
26, Ở bán dẫn loại p, hạt tải điện chính là:
Câu trả lời của bạn:
A. Electron.
B. Lỗ trống và ion dương của tạp chất.

C. Lỗ trống.
D. Ion dương của tạp chất.
Hạt tải điện chính với bán dẫn loại p là lỗ trống.
27, Quá trình thực hiện công của lực lạ trong nguồn điện gắn liền với
Câu trả lời của bạn:
A. Quá trình chuyển hóa từ điện năng sang thế
năng.
B. Quá trình chuyển hóa từ hóa năng sang dạng
năng lượng nào đó.
C. Quá trình chuyển hóa từ một dạng năng lượng
nào đó thành điện năng.
D. Quá trình chuyển hóa từ một dạng năng lượng
nào đó thành nhiệt năng.
Quá trình thực hiện công của lực lạ trong nguồn điện gắn liền với quá trình
chuyển hóa từ một dạng năng lượng nào đó thành điện năng.
28, Suất điện động của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho
Câu trả lời của bạn:
A. Khả năng tác dụng lực của nguồn điện.
B. Khả năng thực hiện công của nguồn điện.
C. Khả năng tích điện cho hai cực của nó.
D. Khả năng dự trữ điện tích của nguồn điện.
Suất điện động là đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công của
nguồn điện.
29, Chọn câu sai.
Câu trả lời của bạn:
A. Vi mạch logic gồm những tranzito được mắc sao
cho chúng có thể hoạt động đồng thời ở trạng thái ngắt
và bão hòa.
B. Bất kì Tranzito nào cũng có ba cực: Cực phát (E),
cực gốc (B), cực góp (C).

C. Điôt là dụng cụ bán dẫn chỉ có một lớp chuyển tiếp
p - n.
D. Một trong các tác dụng của tranzito trường là
khuếch đại.
Bạn áp dụng phương pháp loại trừ. Phương án sai
- Vi mạch logic gồm những tranzito được mắc sao cho chúng có thể hoạt
động đồng thời ở trạng thái ngắt và bão hòa.
30, Khi mắc điện trở R1 = 4Ω. vào hai cực của một nguồn điện thì dòng điện
trong mạch có cường độ I1 = 0,5A. Khi mắc điện trở R2 = 10Ω thì dòng
điện trong mạch là I2 = 0,25A. Tính suất điện động ξ và điện trở trong r của
nguồn điện.
Câu trả lời của bạn:
A. ξ = 3 V ; r = 6Ω.
B. ξ = 4,5 V ; r = 2Ω.
C. ξ = 3V ; r = 2Ω.
D. ξ = 2V ; r = 3Ω.
Áp dụng định luật Ôm dưới dạng UN = IR = ξ- Ir, ta được hai phương trình:
2 = ξ - 0,5r (1)
2,5 = ξ - 0,25r (2)
Giải hệ hai phương trình này ta tìm được suất điện động và điện trở trong
của nguồn điện là
ξ = 3 V ; r = 2Ω.
31, Một nguồn điện có suất điện động 24 V. Khi mắc nguồn điện với mạch
ngoài kín thì cường độ dòng điện trong mạch là 0,8 A. Tính trong thời gian
20 phút. Xác định công của nguồn điện.
Câu trả lời của bạn:
A. 25,05 kJ.
B. 23,04 kJ.
C. 28,04 kJ.
D. 43,05 kJ.

Ta có công của nguồn điện
A = ε.I.t = 24.0,8.20.60 = 23040 (J) = 23,04 (kJ).
32, Hai nguồn điện có suất điện động và điện trở trong tương ứng là ξ1 = 3
V ; r1 = 0,6Ω và ξ2 = 1,5 V; r2 = 0,4Ω được mắc với điện trở R = 4Ω thành
mạch điện kín có sơ đồ như hình vẽ. Tính cường độ dòng điện chạy trong
mạch.
Câu trả lời của bạn:
A. 0,9 A.
B. 0,3 A.
C. 1,125 A.
D. 4,5 A.
Áp dụng định luật Ôm, cường độ dòng điện chạy trong mạch
33, Cho quả cầu kim loại trung hòa điện tiếp xúc với một vật nhiễm điện
dương thì quả cầu cũng được nhiễm điện dương. Hỏi khi đó khối lượng của
quả cầu thay đổi như thế nào?
Câu trả lời của bạn:
A. Lúc đầu tăng rồi sau đó giảm.
B. Tăng lên rõ rệt.
C. Giảm đi rõ rệt.
D. Có thể coi là không đổi.
Sự nhiễm điện của hai quả cầu là do tiếp xúc. Một số e từ hai quả cầu này di
chuyển sang quả cầu nhiễm điện dương nhưng vì e có khối lượng rất nhỏ
nên khối lượng của hai quả cầu hầu như không đổi.
34,Chọn đáp án đúng.
Lực tác dụng lên electron trong điện trường có cường độ 200 V/m có giá trị
bằng:
Câu trả lời của bạn:
A. 6,4.10-17 N.
B. 3,2.10-21 N.
C. 3,2.10-17 N.

D. 8.10-22 N.
Ta có F = eE = 1,6.10-19.2.102 = 3,2.10-17 N.
35, Chọn phát biểu đúng. Nếu dịch chuyển hai bản của tụ điện nối với hai
cực một acquy ra xa nhau thì trong khi dịch chuyển
Câu trả lời của bạn:
A. Lúc đầu dòng điện đi từ cực âm qua acquy sang
cực dương, sau đó dòng điện có chiều ngược lại
B. Có dòng điện đi từ cực âm qua acquy sang cực
dương.
C. Có dòng điện đi từ cực dương qua acquy sang
cực âm.
D. Không có dòng điện qua acquy.
Khi dịch chuyển hai bản của tụ điện ra xa nhau thì điện dung của tụ giảm do
đó điện tích trên các bản tụ cũng giảm và có xu hướng di chuyển về phía bản
dương của tụ và qua bản âm.
36, Hiệu điện thế giữa hai điểm M, N là UMN = 1 V. Một điện tích q = - 1C
di chuyển từ M đến N thì công của lực điện bằng bao nhiêu? Giải thích ý
nghĩa của kết quả tìm được.
Câu trả lời của bạn:
A. A = -1 J, điện trường đã cung cấp năng lượng
cho điện tích khi nó đi từ M đến N.
B. A = 1 J, điện trường đã cung cấp năng lượng
cho điện tích khi nó đi từ M đến N.
C. A = -1 J, ta cần cung cấp năng lượng cho điện
tích để nó đi từ M đến N.
D. A = 1 J, ta cần cung cấp năng lượng cho điện
tích để nó đi từ M đến N.
AMN = - 1 J. Dấu - ở đây có nghĩa là ta cần cung cấp năng lượng (1 J) cho
điện tích để nó có thể đi từ M đến N.
37, Môi trường nào dưới đây không chứa điện tích tự do?

Câu trả lời của bạn:
A. Nước biển.
B. Nước mưa.
C. Nước cất.
D. Nước sông.
Môi trường không chứa các điện tích tự do là nước cất.
38, Điều kiện để có dòng điện là
Câu trả lời của bạn:
A. Chỉ cần có các vật dẫn điện nối liền với nhau
tạo thành mạch điện kín.
B. Chỉ cần có nguồn điện.
C. Chỉ cần duy trì một hiệu điện thế giữa hai đầu
vật dẫn.
D. Chỉ cần có hiệu điện thế.
Điều kiện để có dòng điện là duy trì một hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn.
39, Chọn câu đúng. Nếu Um và Im là số chỉ của vôn kế (có điện trở rất lớn)
và ampe kế (có điện trở không đáng kể) thì giá trị của điện trở R2
Câu trả lời của bạn:
A. Nhỏ hơn .
B. Bằng .
C. Có thể xảy ra một trong các trường hợp kia tùy thuộc
vào tỉ số .
D. Lớn hơn .
Với sơ đồ mạch điện R1 // R2 =>UR1 = UR2 = Um do đó giá trị R2 là
40, Trong ống phóng điện, sự phóng điện thành miền chỉ xảy ra khi áp suất p
của khí trong ống và hiệu điện thế U giữa hai cực của ống thỏa mãn.
Câu trả lời của bạn:
A. p khoảng từ 1 đến 0,01mmHg,U khoảng vài trăm vôn.
B. p khoảng từ 10 đến 1mmHg,U khoảng vài trăm vôn.
C. p khoảng từ 1 đến 0,01mmHg,U khoảng vài chục vôn.

D. p khoảng từ 10 đến 1mmHg,U khoảng vài chục vôn.
Trong ống phóng điện, sự phóng điện thành miền chỉ xảy ra khi áp suất p
của khí trong ống và hiệu điện thế U giữa hai cực của ống thỏa mãn: p
khoảng từ 1 đến 0,01mmHg,U khoảng vài trăm vôn.

×