Tải bản đầy đủ (.docx) (97 trang)

TUYỂN CHỌN, XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN ĐẠI CƯƠNG HÓA HỌC HỮU CƠ VÀ HIĐROCACBON ĐỂ BỒI DƯỠNG HỌC SINH KHÁ GIỎI TỈNH SƠN LA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (536.54 KB, 97 trang )

DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
CNTT: Công nghệ thông tin
GV: Giảng viên
NXB: Nhà xuất bản
NLCB: Nguyên lý cơ bản
PP: Phương pháp
PPDH: Phương pháp dạy học
SV: Sinh viên
SGK: Sách giáo khoa
SL: Số lượng
1
MỤC LỤC
2
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bước vào những năm đầu thế kỷ XXI, loài người đã chứng kiến sự
bùng nổ công nghệ thông tin phát triển như vũ bão tạo ra những bước tiến
nhảy vọt, đặc biệt trong khoa học và công nghệ. Đó là sự thay đổi bộ mặt của
thế giới đưa con người bước sang một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của khoa
học công nghệ thông tin, kỷ nguyên tiến bộ xã hội. Tất cả những điều này
khiến chúng ta có điều kiện để tìm tòi tri thức mới, phương pháp mới, khoa
học mới tạo nên con người mới.
Những thành tựu này, đã tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống
xã hội trong từng quốc gia và trên phạm vi toàn cầu. Để diễn đạt bước ngoặt
trong tiến trình phát triển của nhân loại, người ta đã nói đến một thời đại sự
bùng nổ thông tin và công nghệ đổi mới nhanh đến mức chóng mặt. Đó chính
là nền tảng khoa học công nghệ của quá trình toàn cầu hóa và sự phát triển
của kinh tế tri thức. Những chuyển biến hết sức mạnh mẽ này đã làm thay đổi
và đảo lộn nhiều triết lý, quan niệm, phương thức tổ chức và hoạt động của
hầu hết các lĩnh vực mà trước hết và chủ yếu lại chính là giáo dục và đào tạo.
Tri thức mới được tạo ra với cấp số nhân, được phổ biến nhanh và rộng đến


mức không hình dung được lại có thể lưu giữ khối lượng khổng lồ bằng
những phương tiện vô cùng gọn nhẹ và việc tìm kiếm sử dụng dễ dàng. Trong
bối cảnh ấy, kiến thức chuyên môn cụ thể rất nhanh lạc hậu, cái mới luôn có
cái mới hơn thay thế trong một thời gian ngắn. Đã xuất hiện và trở nên rất phổ
biến các lớp học khoa học công nghệ thông tin, thư viện điện tử, các chương
trình đào tạo từ xa, hội nghị trực tuyến. Cho đến hôm nay việc tìm kiếm thông
tin, kiến thức và giao lưu qua mạng đã trở nên phổ biến hơn `rất nhiều so với
việc đọc sách, báo giấy trước đây.
3
Hội đồng quốc tế về Giáo dục của UNESCO do Jacques Delors chủ trì
đã khẳng định: “Học tập suốt đời nổi lên như là một trong các chìa khóa mở
cửa đi vào thế kỷ 21”. Vậy việc học rất là quan trọng trong suốt cuộc đời học
để biết, để làm, để tự khẳng định mình. Các nước, có nền khoa học phát triển
đã tiến hành xem xét lại toàn bộ hệ thống giáo dục của mình và tạo ra sự
chuyển biến tương đối rõ từ dạy kiến thức chuyên môn sang dạy cách tự học.
Việc học tập không chỉ được thực hiện ở nhà trường mà có thể ở nhà hoặc ở
bất cứ đâu. Cơ hội học tập không chỉ dành cho lứa tuổi cắp sách đến trường
mà với bất cứ ai. Triết lý xã hội học tập, học suốt đời dần hình thành. Với sự
trợ giúp của các thiết bị công nghệ thông tin các phần mềm ứng dụng vô cùng
phong phú thì rất nhiều kiến thức trước đây người thầy cần rất nhiều thời gian
và công sức để dạy và trò phải vô cùng vất vả để nhớ thì đến nay chỉ cần biết
nó có thể dùng vào việc gì, còn những chi tiết, cả những thao tác để tính toán
để tìm ra kết quả chỉ cần một thao tác là xong. Trí tuệ con người được dùng
vào việc sáng tạo, những kiến thức cần nhớ đã có sự trợ giúp của máy tính
hay một thiết bị gọn nhẹ mà bất cứ một trí nhớ siêu việt nào cũng không thể
so sánh được.
Bên cạnh đó, sự tha hóa đạo đức trong xã hội ngày càng trầm trọng
đang tạo nên những bức xúc, đòi hỏi hệ thống giáo dục phải điều chỉnh theo
hướng tăng mạnh việc trang bị tảng nền văn hóa, kỹ năng sống và các giá trị
đạo đức cho người học. Chưa bao giờ yêu cầu dạy làm người cấp bách như

hiện nay. Tuy nhiên, bất cứ nền giáo dục nào cũng lại chịu sự chi phối rất
mạnh của văn hóa dân tộc và những bệ đỡ tư tưởng xuất phát từ những ý thức
hệ khác nhau nên trong một thời gian dài từng tồn tại sự khác biệt rất xa về
cấu trúc hệ thống giáo dục và cấu tạo chương trình. Quá trình toàn cầu hóa
diễn ra như một xu thế không thể cưỡng lại, từ các nước Châu Âu cho đến
Bắc Mỹ đều tiến hành xem xét lại hệ thống giáo dục của mình và tiến hành rất
nhiều điều chỉnh mang tính cải cách.
4
Đổi mới giáo dục đào tạo, phải được xem là xu thế mang tính toàn cầu
Việt Nam không nằm ngoài xu thế đó. Với ý nghĩa này, công cuộc đổi mới
giáo dục đào tạo ở Việt Nam không phải chỉ là vấn đề của riêng nước ta mà
phải thực sự cả trong môi trường quốc tế. Để phát triển giáo dục, cũng như
đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với khoa học công nghệ tại Nghị quyết
TW II (khóa VIII) đã chỉ rõ: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục và
đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều rèn luyện tư duy sáng tạo của
người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện
hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự
nghiên cứu cho sinh viên”. Chỉ thị 58 CT/TW của Bộ Chính trị, quyết định
81/2001/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ, và Chỉ thị 29/2001/ CT/BGD &
ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, đã xác định mục tiêu tăng cường
giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục
2001-2005, góp phần nâng cao nhận thức vai trò của công nghệ thông tin
trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Xác định rõ vai trò của công
nghệ thông tin trong giáo dục và đào tạo tất yếu sẽ lập ra một bước chuyển cơ
bản trong quá trình đổi mới nội dung chương trình, phương pháp, hình thức
giảng dạy, học tập và quản lý giáo dục trong nhà trường Việt nam.
Những phương pháp truyền thống phải mất quá nhiều thời gian và công
sức để “cung cấp và tích lũy kiến thức” cho người học, như máy thu ghi lại tri
thức thầy cô giảng nên không thể phát huy được tư duy sáng tạo.Tình trạng đó
luôn gây ra sự quá tải từ chương trình.Người dạy, người học đều không còn

đủ thời gian và sự quan tâm đúng mức cho việc trau dồi phương pháp, kỹ
năng, học để hiểu biết về cuộc sống, về thế giới, dung dưỡng tâm hồn và đạo
đức, lối sống, học cách tự học và thực tế giáo dục và đào tạo là việc dạy và
học gắn chặt với thực tiễn, nhất là các trường đại học. Đặc biệt sự bùng nổ
công nghệ thông tin sẽ làm thay đổi phương pháp giáo dục. Đó là, người học
có cơ hội trau dồi kiến thức bằng nhiều thông tin trên các trang mạng rất có
ích lại chi phí rẻ thuận tiện cho quá trình học tập. Hiện nay số lượng sinh
viên,giảng viên các trường cao đẳng, đại học sử dụng mạng internet, mạng xã
5
hội chiếm số lượng đông đảo và là nhu cầu không thể thiếu trong hoạt động
dạy và học của giáo dục. Nhưng bên cạnh đó lượng thông tin trên các trang
mạng quá nhiều và hỗn tạp giữa đúng và sai gây cho người học khó khăn tiếp
nhận tri thức đó mà làm lệch lạc tư tưởng. Vì vậy việc khai thác và xử lý
thông tin đó có lợi, có hại cho người học luôn là vấn đề giải quyết giáo dục
đại học. Vì vậy giáo dục cần có sự đổi mới phương pháp dạy học cũng như
đưa phương pháp hiện đại vào quá trình học tập phù hợp xu thế chung. Các
trường cao đẳng, đại học nước ta môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa
Mác - Lênin là giáo dục bắt buộc vì môn này giúp cho người học hiểu được
chủ trương, đường lối của Đảng và nhà nước đang thực hiện quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa với mục tiêu “dân
giàu,nước mạnh,dân chủ,công bằng,văn minh”. Môn Những nguyên lý cơ bản
của chủ nghĩa Mác - Lênin có tính lý luận trừu tượng, khái quát cao đòi hỏi
người học phải tự học là chính để tiếp thu tri thức. Người học không chỉ học
trên lớp mà tìm đến các trang mạng để học tập. Các trang mạng thì lượng
thông tin rất phong phú trên trang mạng internet, mạng xã hội để cho người
học trao đổi tìm tòi tri thức nhưng với lượng thông tin phong phú đa dạng từ
các trang mạng đó yêu cầu sinh viên phải xử lý đâu là nguồn tri thức chính
thống đâu là tri thức không chính thống ảnh hưởng tư tưởng nhận thức không
đúng chủ trương đường lối nhà nước.
Xuất phát từ lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Sử dụng mạng xã hội

vào dạy môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin ở Trường
Cao đẳng, Đại học” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu
2.1. Những tài liệu, công trình nghiên cứu ở nước ngoài
Các tài liệu công trình nghiên nước ngoài cũng như trong nước, chưa
có đề tài nghiên cứu đưa mạng xã hội vào dạy học mà chỉ đề cập đến CNTT
nói chung. Trong khi đó, mạng xã hội là một mảng nhỏ của CNTT. Có thể
nói, ngành CNTT ra đời là một thành tựu lớn của cuộc cách mạng khoa học -
6
kỹ thuật hiện nay. Việc nghiên cứu, ứng dụng CNTT vào giáo dục và đào tạo
đã được thực hiện ở nhiều quốc gia và khu vực như: Bắc Mỹ, Tây Âu… Ở các
nước Đông Á, công nghệ thông tin và truyền thông có một vị trí quan trọng
trong chương trình đổi mới giáo dục.
Một số quan niệm, yêu cầu và thao tác của việc sử dụng phương tiện kỹ
thuật dạy học nói chung, bao gồm CNTT, đã được đề cập trong nhiều công
trình nghiên cứu đã được công bố, đáng kể nhất là: Đề án “Tin học cho mọi
người”(Informatique pourtous) - Pháp, 1970; Chương trình MEP
(Microelectronics Education Program) - Anh, 1980; Các chương trình và
phần mềm các môn học cho trường trung học được cung cấp bởi NSCU
(NationalSoftware - Cadination Unit) - Australia, 1984; Đề án CLASS
(Computer Literacy And Studies in School) - Ấn Độ, 1985; Hội thảo về “Xây
dựng phần mềm tin học”, các nước châu Á - Thái Bình Dương, tổ chức tại
Malaysia, 1985; Hội thảo quốc tế lần 2 về “Công nghệ thông tin và truyền
thông trong giáo dục - đào tạo”, tổ chức tại Hà Nội, 2004 Các đề tài, nội
dung hội thảo tập trung nghiên cứu, trao đổi việc sử dụng CNTT trong giảng
dạy và xem đây là nguồn lực quan trọng cho việc đổi mới phương pháp dạy
học ở trường cao đẳng, đại học.
Bên cạnh các đề tài nghiên cứu, một số tài liệu tiêu biểu như
“Intructional Technology for Teaching and Learning”của Timothy J. Newby
và các cộng sự (1996) đã đề cập đến ba vấn đề chủ yếu: phát triển các ý tưởng

và xây dựng kế hoạch tiến hành các hoạt động dạy học có sự hỗ trợ của
phương tiện kỹ thuật theo hướng phát huy vai trò tích cực của người học; đề
xuất các biện pháp sử dụng phương tiện kỹ thuật phù hợp với những yêu cầu
và hình thức dạy học cụ thể; đồng thời, nhấn mạnh vai trò của phương tiện kỹ
thuật nói chung, đặc biệt là CNTT như một công cụ hỗ trợ đắc lực cho các
hoạt động dạy học. Cuốn “Teaching with Technology: Creating Student-
Centered-Classrooms” của Judith H. Sandholtz (1997), trình bày về dự án
7
ACOT (The Apple Classrooms of Tomorrow) nhằm triển khai các hướng ứng
dụng công nghệ máy tính trong giảng dạy theo hướng người học là trung tâm
và những ảnh hưởng của nó đối với nền giáo dục hiện đại; Trong cuốn
“Learning with Technology:A Contrustivis Perspective” (1999), David H.
Jonassen và các cộng sự tập trung trình bày những tác động tích cực của công
nghệ máy tính đối với cách học của người học. Các tác giả đã làm rõ vai trò to
lớn của các phương tiện đa truyền thông đối với việc kích thích một cách tích
cực các giác quan của sinh viên, giúp mỗi người học có thể phát huy tốt năng
lực, sở thích, năng khiếu riêng để tự khám phá và tìm kiếm tri thức…
Những định hướng nghiên cứu và yêu cầu của việc ứng dụng CNTT
trong dạy học đã được đề cập cụ thể hơn trong một số tài liệu được đánh giá
cao, như các cuốn: “Handbook of Research for Education Communication
and Technology”củaDavid H. Jonassen và nhiều tác giả (1996); “101
Essential List for Using ICT in the Classroom” của George Cole (2006) và
nhiều công trình nghiên cứu về Xu hướng ứng dụng CNTT trong dạy - học của
S.Retalis, T.Leinonen, Maria Ranieri, Gerry White Các tác giả đã đề xuất
những ý tưởng, quan điểm khi nghiên cứu các ứng dụng CNTT vào dạy học,
đồng thời chỉ ra những điểm có lợi và bất lợi, nên và không nên khi sử dụng
CNTT cùng một số dẫn chứng vào dạy học một số môn cụ thể, chủ yếu là các
bộ môn khoa học tự nhiên, trong những điều kiện dạy học khá lý tưởng. Các
tác giả của hầu hết tài liệu trên đã quan tâm đến việc khai thác các thông tin
Multimedia từ các CD-Rom, các trang Web trên Internet có nội dung tích

cực nhằm giúp cho sinh viên những cơ hội, điều kiện tiếp cận tri thức tốt hơn và
tạo ra những khả năng trao đổi thông tin, nghiên cứu, học tập vừa tiện ích, vừa
tích cực giữa giảng viên - sinh viên và giữa sinh viên - sinh viên. Ở các nước
phát triển, cùng với những phần mềm dạy học chuyên ngành, các phần mềm
công cụ luôn được giảng viên và sinh viên quan tâm sử dụng.
8
Nhìn chung, các bài viết, tài liệu trên đã đem lại cho chúng tôi những
nhận thức và hình dung rõ nét hơn về xu hướng, ý tưởng, biện pháp sử
dụng mạng xã hội trong dạy học nói chung và dạy học môn Những nguyên lý
cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin nói riêng ở trường cao đẳng, đại học. Tuy
nhiên, cần có sự vận dụng linh hoạt, phù hợp với điều kiện dạy học cụ thể ở
nước ta, điều kiện trang bị phương tiện kỹ thuật dạy học, hệ thống mạng
internet, mạng xã hội năng lực và thói quen chủ động sử dụng mạng xã
hội của giảng viên, sinh viên chưa trở nên phổ biến rộng như các nước công
nghiệp phát triển mà các tác giả nước ngoài đã đề cập.
2.2. Những tài liệu và công trình nghiên cứu trong nước
Ở nước ta, vào đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, CNTT đã được đưa
vào trường phổ thông thử nghiệm với tư cách là một môn học. Từ những năm
cuối của thập niên này, CNTT mới được quan tâm ứng dụng vào dạy học các
bộ môn khác, nhất là sau khi có các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước
và Bộ Giáo dục và Đào tạo về vấn đề này. Nhiều bài viết, công trình nghiên
cứu về vấn đề ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường cao đẳng, đại học ngày
một phong phú hơn. Tiêu biểu là các bài: “Một số điểm về cơ sở lý luận dạy
học của việc sử dụng máy tính điện tử” của Nguyễn Quang Lạc, Lê Công
Triêm,1992; “Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lí giáo
dục” của Trần Kiều, Nguyễn Thanh Lương, 1994; “Công nghệ thông tin với
việc giảng dạy các môn khoa học xã hội và nhân văn trong nhà trường” của
Phan Trọng Luận, 1998; “Đổi mới phương pháp giảng dạy bằng công nghệ
thông tin - Xu thế của thời đại” của Quách Tuấn Ngọc, 1999; “Sự hỗ trợ của
máy vi tính với hệ thống multimedia trong dạy học” của Lê Công Triêm,

2002; “Công nghệ thông tin với việc dạy và học trong nhà trường Việt
Nam” của Lưu Lâm, 2002; “Công nghệ thông tin và truyền thông với giáo
dục đào tạo ở Việt Nam” của Lê Hồng Sơn, 2002; “Xu thế nghiên cứu thiết kế
và sử dụng thiết bị dạy học mới có ứng dụng công nghệ thông tin và truyền
thông” của Nguyễn Thị Kim Thành, Ngô Quang Sơn, 2003; “Ứng dụng
9
CNTT trong dạy học tích cực”, PGS.TS. Phó Đức Hoà, TS. Ngô Quang
Sơn, NXB Giáo dục, 2008… Các tài liệu, bài viết trên đều khẳng định xu
thế tất yếu của việc ứng dụng CNTT trong nền giáo dục hiện đại, đồng thời
còn nêu những vấn đề có tính định hướng chung về những nguyên tắc, yêu
cầu, quy trình; những mặt tích cực, hạn chế… trong việc sử dụng phương
tiện dạy học này. Vẫn còn ít bài viết trình bày rõ về những khó khăn cũng
như các giải pháp khả thi đối với nhà trường trong việc triển khai các ứng
dụng CNTT vào dạy học.
Để đáp ứng được yêu cầu đặt ra đối với sự phát triển của đất nước, góp
phần đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, các nhà phương
pháp dạy học trong nước đã tổ chức nhiều hội thảo, công trình nghiên cứu
việc ứng dụng CNTT. Song, việc xây dựng các giáo án sử dụng mạng xã hội
là chưa có, mới chỉ có các cuộc hội thảo về ứng dụng CNTT hay mạng
internet như: “Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy”,“Kỷ yếu Hội
thảo Khoa học công nghệ”, Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2001.
Một số tài liệu, bài báo, luận văn về LL & PPDH bước đầu đề cập đến
vấn đề ứng dụng CNTT trong dạy học như là một phương tiện kỹ thuật dạy
học, đồng thời nêu lên ý nghĩa, tác dụng của nó đối với mục tiêu giáo dưỡng
cũng như việc giáo dục tình cảm, rèn luyện các kỹ năng tư duy, kỹ năng thực
hành của sinh viên. Những bài viết trong Tạp chí giáo dục: “Nâng cao chất
lượng dạy và học trong chương trình phổ thông nhờ sự hỗ trợ của thiết bị và
phần mềm dạy học”, PGS.TS. Nguyễn Trọng Phúc, ĐSVPTP. Hồ Chí Minh,
2005 đã thể hiện một bước tiến đáng kể về nhận thức vai trò, ý nghĩa, của
việc ứng dụng CNTT và phương pháp tiến hành trong dạy học. Các bài viết

đã khẳng định sự cần thiết của việc ứng dụng CNTT trong dạy học trên cơ sở
đảm bảo sự phù hợp nội dung, chức năng và đặc trưng bộ môn. Tuy nhiên,
vẫn chưa có những công trình nghiên cứu về các sử dụng mạng xã hội trong
dạy học phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ và điều kiện dạy học ở trường cao
đẳng, đại học hiện nay.
10
Các tài liệu, công trình nghiên cứu trên đã bước đầu trình bày một cách
khái quát những vấn đề về lý luận và thực tiễn, về vị trí, ý nghĩa, khả năng,
biện pháp sư phạm… của việc ứng dụng CNTT trong dạy học trường cao
đẳng, đại học. Tuy nhiên, các tài liệu, công trình nghiên cứu này chưa đề cập
đến việc sử dụng mạng xã hội và nhất là vẫn chưa có hệ thống về cơ sở lý
luận và thực tiễn cũng như các yêu cầu, quy trình thiết kế và biện pháp sư
phạm cụ thể của việc sử dụng mạng xã hội vào dạy học môn Những nguyên lý
cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin ở trường cao đẳng, đại học.
Nhìn chung, ở những mức độ khác nhau, các giáo trình, tài liệu tham
khảo và các bài viết, công trình nghiên cứu nêu trên là những tư liệu quý báu,
là cơ sở rất quan trọng về lý luận và thực tiễn giúp chúng tôi đi sâu nghiên
cứu, giải quyết tốt những mục đích, nhiệm vụ của luận văn.
3. Mục đích nghiên cứu của luận văn
Thực hiện đề tài này, chúng tôi muốn làm sáng tỏ cơ sở lí luận và nâng
cao khả năng dạy học qua mạng, qua đó giúp cho sinh viên phương pháp tự
học và khả năng khai thác xử lý thông tin học môn Những nguyên lý cơ bản
của chủ nghĩa Mác - Lênin qua các trang mạng xã hội.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu phương pháp sử dụng mạng xã hội vào dạy học môn
Những nguyên lý cơ bản chủ nghĩa Mác - Lênin.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu phương pháp sử dụng trang mạng xã
hội vào quá trình dạy môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác -

Lênin, hướng dẫn phương pháp tự học và khai thác và xử lý thông tin trên các
trang mạng xã hội tại Trường Đại học Sư phạm Huế.
11
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài quán triệt phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử, đồng thời sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như:
nghiên cứu lý thuyết, nghiên cứu thực tiễn.
Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết là: phân tích và tổng hợp,
nghiên cứu những tài liệu có liên quan đến đề tài, kết hợp phương pháp lôgíc
và lịch sử, phương pháp cụ thể và trừu tượng.
Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn gồm: phương pháp quan sát,
phương pháp trao đổi kinh nghiệm, phương pháp thực nghiệm sư phạm,
phương pháp điều tra xã hội học, phương pháp thống kê toán học…
6. Những luận điểm cơ bản và đóng góp mới của tác giả
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về sử dụng mạng xã hội vào dạy môn Những
nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin vào trường cao đẳng, đại học.
- Làm rõ thực trạng việc sinh viên sử dụng mạng xã hội vào học tập
môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin.
- Đề xuất một số phương pháp dạy để góp phần vào quá trình giúp sinh
viên sử dụng mạng xã hội vào học tập môn Những nguyên lý cơ bản của chủ
nghĩa Mác - Lênin.
7. Cấu trúc của luận văn
- Bố cục luận văn gồm 3 phần mở đầu , phần nội dung, phần kết luận
và kiến nghị. Phần nội dung được chia làm 3 chương 7 tiết như sau:
Chương 1: Cơ sở khoa học của việc sử dụng mạng xã hội vào dạy môn
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin ở trường cao đẳng, đại học.
Chương 2: Quy trình và điều kiện thực nghiệm sử dụng mạng xã hội
vào dạy môn Những nguyên lý cơ bản chủ nghĩa Mác - Lênin ở trường cao
đẳng, đại học.
Chương 3: Thực nghiệm sử dụng mạng xã hội vào dạy môn Những

nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin ở trường cao đẳng, đại học.
12
CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI VÀO DẠY HỌC
MÔN NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN
Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG, ĐẠI HỌC
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Những khái niệm cơ bản
1.1.1.1. Khái niệm mạng
Cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI, bùng nổ công nghệ thông tin truyền
thông và phát triển mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực khoa học kỹ thuật, kinh tế…
đó là vấn đề được cả nhân loại quan tâm. Đặc biệt giáo dục là nơi đào tạo
nhân lực cho toàn xã hội nên rất cần chú trọng đưa công nghệ thông tin vào
giảng dạy để nâng cao chất lượng học tập và giảng dạy, khuyến khích học tập
suốt đời, phát triển năng lực cốt lõi dành cho sinh viên, sinh viên trong tương
lai. Chính lý do trên chúng tôi đi tìm hiểu về mạng nơi trao đổi lên kết mọi
thông tin và có rất nhiều quan niệm khác nhau về mạng như sau:
Mạng: là hệ thống những đường đan nối với nhau có một chức
năng chung.
Mạng cục bộ: là toàn bộ mạng các máy tính được liên kết với nhau
trong phạm vi xí nghiệp, công ty, hay nói chung trong một phạm vi địa lý hẹp
nhất định.
Mạng diện rộng: là hai hay nhiều mạng cục bộ nối liên kết với nhau sẽ
tạo thành mạng nội bộ, từ đó hình thành nên khái niệm mạng diện rộng WAN
(Wide Area Network) hay mạng Extranet.
Mạng Internet (thường được đọc theo khẩu hiệu âm tiếng Việt là ‘‘in-
tơ-nét’’) là một hệ thống thông tin toàn cầu có thể được truy nhập công cộng
gồm các mạng máy tính được liên kết với nhau.
13
1.1.1.2. Khái niệm mạng xã hội

Xã hội hiện đại đã kéo theo nhiều xu thế mới phát triển, hội nhập quốc
tế hình thành và liên kết rộng khắp. Việc trao đổi thông tin qua mạng xã hội
được sử dụng ngày càng tăng nhanh.
Khái niệm mạng xã hội hay gọi là mạng xã hội ảo, (tiếng anh: social
network) là dịch vụ kết nối các thành viên cùng sở thích trên internet lại với
nhau với nhiều mục đích khác nhau không phân biệt không gian và thời gian.
The boyd và Ellison định nghĩa mạng xã hội là “các dịch vụ dựa trên
web cho các cá nhân xây dựng một hồ sơ công khai trong một hệ thống giới
hạn, công khai một danh sách các người dùng khác mà họ đã có mối quan hệ
và xem đi qua các danh sách các kết nối được tạo ra bởi những người khác
trong hệ thống của họ” [53].
Khi tìm hiểu về mạng xã hội chúng ta cần quan tâm đến những đặc tính
cơ bản. Mạng xã hội trực tuyến được xây dựng và định hướng bởi chính
người sử dụng, người dùng sẽ quyết định nội dung của các trang mạng xã hội
trực tuyến. Sự định hướng nội dung đó được xác định bởi bất cứ ai tham gia
vào cuộc thảo luận. Đây là những gì tạo nên sự thú vị và tính động mà mạng
xã hội mang lại cho người dùng internet.
Ở các trang mạng xã hội, mỗi thành viên đều có một hồ sơ với một
trang cá nhân riêng biệt của mình. Người dùng có quyền thiết lập các thông
tin cá nhân, đăng tải các bài viết và thiết lập tính riêng tư, công khai, bạn bè
hoặc công khai trong giới hạn một số thành phần bạn bè của họ.
Một đặc tính khác của mạng xã hội hiện đại là sự tương tác. Người
dùng trên các trang mạng xã hội có thể giao tiếp một cách dễ dàng và tham
gia các trò chơi trực tuyến với nhau.
Mạng xã hội được xây dựng và duy trì dựa trên các đặt tính của cộng
đồng, các nhóm được thiết lập dựa trên sở thích, niềm tin…
14
Cộng đồng trên các trang mạng xã hội trực tuyến là một cộng đồng mở,
ở đó người dùng được thoải mái lựa chọn và phát triển các mối quan hệ của
mình. Người dùng càng có nhiều mối quan hệ trên mạng, càng thiết lập thêm

nhiều các mối quan hệ khác đã có.
Một đặc tính độc đáo của các mạng xã hội là yếu tố cảm xúc. Trong khi
các trang web trước đây đã tập trung vào việc cung cấp thông tin cho khách
truy cập, mạng xã hội thực sự cung cấp cho người dùng với cảm giác an toàn
chia sẻ thông tin và ý thức rằng không có vấn đề gì là khó khăn, bế tắc, bạn bè
của họ luôn ở bên cạnh họ, lắng nghe họ nói bất cứ gì lúc nào.
1.1.2. Đặc điểm cơ bản môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa
Mác - Lênin
Chủ nghĩa Mác - Lênin là hệ thống quan điểm và học thuyết khoa học
được hình thành và phát triển trên những giá trị tư tưởng nhân loại và tổng kết
thực tiễn thời đại, là thế giới quan khoa học. Phương pháp luận phổ biến của
nhận thức khoa học và thực tiễn cách mạng, là khoa học về sự nghiệp giải
phóng giai cấp vô sản, giải phóng nhân dân lao động, khỏi chế độ áp bức, bóc
lột và tiến tới giải phóng con người.
Với ý nghĩa như vậy, nội dung chủ nghĩa Mác - Lênin bao quát các lĩnh
vực tri thức hết sức rộng lớn mang nhiều giá trị khoa học và thực tiễn. Thế
nhưng nếu nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin với tư cách khoa học về sự
nghiệp giải phóng giai cấp vô sản, giải phóng nhân dân lao động khỏi chế độ
áp bức, bóc lột và tiến tới giải phóng con người thì có thể thấy nội dung chủ
nghĩa Mác - Lênin được cấu thành từ ba bộ phận lý luận cơ bản, có mối quan
hệ nhất biện chứng với nhau. Đó là Triết học Mác - Lênin, Kinh tế chính trị
Mác - Lênin và Chủ nghĩa xã hội khoa học.
Triết học Mác - Lênin là bộ phận lý luận nghiên cứu những quy luật
vận động, phát triển chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy, xây dựng thế
giới quan và phương pháp luận chung nhất khoa học và thực tiễn cách mạng.
15
Trên cơ sở thế giới quan và phương pháp luận triết học, kinh tế chính
trị Mác - Lênin nghiên cứu những quy luật kinh tế xã hội, đặc biệt là những
quy luật kinh tế của quá trình ra đời, phát triển, suy tàn của phương thức sản
xuất tư bản chủ nghĩa và sự ra đời phát triển phương thức sản xuất mới -

phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa.
Chủ nghĩa xã hội khoa học là kết quả tất nhiên của sự vận dụng thế giới
quan, phương pháp luận triết học và kinh tế chính trị Mác - Lênin vào việc
nghiên cứu làm sáng tỏ những quy luật khách quan của quá trình cách mạng
xã hội chủ nghĩa - bước chuyển biến lịch sử từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa
xã hội và tiến tới chủ nghĩa cộng sản.
Ba bộ phận lý luận cấu thành chủ nghĩa Mác - Lênin có đối tượng
nghiên cứu cụ thể khác nhau nhưng điều nằm trong hệ thống lý luận khoa học
thống nhất, đó là khoa học về sự nghiệp giải phóng nhân dân lao động khỏi
chế độ áp bức, bóc lột và tiến tới giải phóng con người.
Ngày nay, có thể nhiều học thuyết với lý tưởng nhân đạo về giải phóng
giai cấp, giải phóng nhân dân lao động và giải phóng con người khỏi ách áp
bức, bóc lột nhưng chỉ có chủ nghĩa Mác - Lênin mới là học thuyết khoa học
nhất, chắc chắn nhất và chân chính nhất để thực hiện ý tưởng ấy.
1.1.3. Vai trò của việc sử dụng mạng xã hội vào dạy học môn Những
nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin
Qua trình bày ở phần trên cho thấy,việc lựa chọn và sử dụng mạng xã
hội là một vấn đề quan trọng đối với quá trình dạy học. Hơn nữa sử dụng
mạng xã hội không đơn giản là phải hiểu biết về mạng xã hội mà là biết tổ
chức và thực hiện một cách có phương pháp, sử dụng mạng xã hội trong dạy
học môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin là một phương
pháp rất thích hợp với việc học tập nghiên cứu trong các trường cao đẳng, đại
học hiện nay. Nó phát huy được tính tích cực hoạt động của sinh viên bởi vì:
16
- Học tập bằng mạng xã hội tạo được môi trường học tập thuận lợi, cởi
mở vì ở đó các thành viên trong lớp trao đổi, hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau.
- Đồng thời để lĩnh hội những nội dung cơ bản trong bài học, giảng
viên có thể hướng dẫn sinh viên cách tìm kiếm thông tin trên mạng internet.
Vì vậy sử dụng mạng xã hội tạo ra sự hứng thú, tính tích cực cho mỗi sinh
viên trong quá trình học tập.

- Trong quá trình học tập sinh viên luôn hào hứng, say mê tập trung chú
ý vào những dữ liệu thông tin mà giảng viên đưa ra dưới dạng những hình ảnh
trình chiếu đẹp mắt. Từ đó sinh viên kiên trì hoàn thành các bài tập được
giảng viên giao, không nản lòng trước những vấn đề khó khăn… Ngoài những
biểu hiện trên, giảng viên còn có thể nhận biết được tính tích cực học tập của
sinh viên cũng như thấy được vai trò của mạng xã hội thông qua những biểu
hiện cử chỉ, nét mặt, ánh mắt khi theo dõi bài giảng.
- Sử dụng mạng xã hội cũng giúp cho sinh viên tính sáng tạo, khả quan
làm việc độc lập và tự giải quyết các vấn đề khi tự mình tìm kiếm thông tin
dưới sự hướng dẫn của giảng viên.
- Học tập bằng mạng xã hội sẽ rèn luyện cho sinh viên khả năng chủ
động chiếm lĩnh tri thức trong cuộc sống, đó cũng là điều phù hợp với xu thế
chung của thời đại ngày nay.
Môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin sử dụng
mạng xã hội vào dạy học có một vai trò vô cùng quan trọng. Do phân phối
chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo ở các trường cao đẳng, đại học hiện
nay, số tiết dành cho lý thuyết chiếm gần hai phần ba tổng số tiết của môn. Vì
vậy, việc giảng dạy của giảng viên rất cần đến sự đổi mới để khắc phục tình
trạng nhàm chán của sinh viên khi nghe giảng và ghi chép lý thuyết quá nhiều
trong giờ học. Việc lựa chọn và sử dụng mạng xã hội trong truyền đạt kiến
thức hiện nay đang ngày càng tạo ra hứng thú và có vai trò quan trọng nhiều
hơn trong quá trình dạy và học cho cả giảng viên và sinh viên.
17
Thực tế hiện nay phương pháp dạy học ở nước ta chưa đáp ứng được
nhu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Phần lớn giảng viên vẫn sử dụng
phương pháp truyền thống: thầy đọc - trò ghi, phương pháp này, biến lớp học
trở thành nơi phổ biến kiến thức, còn sinh viên trở thành những máy ghi chép,
không phát huy được tính năng động, sáng tạo của người học, làm cho họ thụ
động, trì trệ lệ thuộc hoàn toàn vào những gì giảng viên cung cấp. Giảng viên
chỉ quan tâm đến việc hoàn thành trách nhiệm của mình truyền đạt hết nội

dung quy định trong chương trình, cố gắng làm cho sinh viên nhớ và hiểu
những điều giảng viên nói, cách dạy này giảng viên đã hình thành thói quen
học tập thụ động, thiên về ghi nhớ, không chịu suy nghĩ, cho nên đã hạn chế
chất lượng, hiệu quả dạy - học, không đáp ứng được yêu cầu phát triển năng
động của xã hội hiện đại. Chính vì vậy, sử dụng mạng xã hội trong quá trình
giảng dạy sẽ khắc phục được tình trạng này.
Dưới sự hướng dẫn của giảng viên về nội dung cụ thể nào đó trong bài
học, sử dụng mạng xã hội giúp sinh viên nắm sâu thêm kiến thức, làm rõ
những kiến thức cơ bản của bài học hoặc cũng có thể là khả năng vận dụng
những kiến thức đó để nhận thức những hiện tượng khác nhau của đời sống
xã hội… Từ những vấn đề cụ thể mà giảng viên đưa ra sinh viên sẽ trao đổi,
thảo luận và đi đến kết luận để hiểu sâu sắc hơn những kiến thức cơ bản của
bài học mới, hoặc khắc sâu và mở rộng hơn những kiến thức đã học.
Trong khi sử dụng mạng xã hội, giảng viên không còn là người truyền
đạt kiến thức có sẵn, hay phổ biến kiến thức nữa mà là người định hướng đạo
diễn cho người tự học tự mình khám phá ra kiến thức, khám phá ra phương
pháp tiếp cận kiến thức. Nếu để sinh viên tìm kiếm thông tin về bài học để
học tập thì đó là việc làm khó khăn. Giảng viên sẽ là người nêu ra vấn đề, giới
thiệu những địa chỉ trang web liên quan, hướng dẫn cho sinh viên phương
pháp tiếp cận tra cứu thông tin để có thể lựa chọn những nội dung tri thức phù
hợp với vấn đề mà giảng viên nêu ra. Như thế, không có nghĩa là hạ thấp vai
18
trò của người giảng viên. Giảng viên từ chỗ là người thầy bình thường truyền
đạt tri thức có trong giáo trình, tài liệu đã vươn lên thành người thầy giỏi chủ
yếu dạy cho sinh viên cách tìm kiếm thông tin, cách xử lý những khó khăn
gặp phải do thông tin đặt ra. Thầy trở thành người hướng dẫn, cố vấn và là
điểm tựa cho sinh viên trong quá trình làm việc với công nghệ hiện đại - máy
vi tính. Quan hệ giữa thầy và trò trong phương pháp dạy học truyền thống là
quan hệ “phục tùng” thầy nói - trò nghe. Thầy đọc - trò chép, nhưng với việc
sử dụng mạng xã hội, mối quan hệ thầy trò dựa trên cơ sở tin cậy, tôn trọng và

hợp tác lẫn nhau. Trong quá trình sinh viên vừa tự mình tìm tòi, nghiên cứu
thông tin cùng hợp tác với bạn để củng cố kiến thức đã tìm được chính thầy
giáo là người định hướng cho cá nhân người học hành động. Đồng thời giảng
viên là người đạo diễn, tổ chức lớp. Sinh viên tự tìm ra các tri thức mang tính
xã hội, khách quan, khoa học hơn. Khi những thông tin mà cá nhân thu được,
có nhiều ý kiến mâu thuẫn nhau, thì lúc này vai trò không thể thay thế được
người thầy là phát huy vai trò người trọng tài khoa học. Thầy là người kết
luận, có tính chất khẳng định về mặt khoa học các cuộc tranh luận ở tập thể
lớp, giúp sinh viên xử lý đúng đắn các tình huống phức tạp nổi lên trong quá
trình hoạt động học tập.
Ngày nay, chúng ta bước vào cuộc cách mạng mới: cách mạng siêu
công nghiệp, tương ứng với nó là một xã hội mới đang manh nha - xã hội “cú
sốc tương lai”. Một xã hội mà “kiến thức là quyền lực” thì các nhà giáo siêu
công nghiệp không nên áp đặt giá trị cho sinh viên mà phải biết tổ chức một
cách có hệ thống những hoạt động chính thức và bán chính thức nhằm giúp
sinh viên tự xác định, thử nghiệm những giá trị của bản thân mình. Alvin
Toffer nhà tương lai học người Mỹ, trong cuốn : Fetere Shock – 1970 nói “các
trường học ngày mai không chỉ dạy thông tin dữ liệu mà còn dạy cách xử lý
nó… Học là một cách học” thì sử dụng mạng xã hội trong học tập đã làm
được việc đó.
Như vậy, khi sử dụng mạng xã hội trong học tập, thầy là người đạo
diễn, tổ chức cho trò biết cách hành động và hợp tác với các bạn, tự mình tìm
19
tòi tri thức khoa học và biết cách ứng dụng những thông tin tri thức đó vào
thực tế cuộc sống.
1.2. Cơ sở Thực tiễn
1.2.1. Thực trạng sử dụng mạng xã vào dạy học môn Những nguyên
lý cơ bản của chủ nnghĩa Mác - Lênin ở trường cao đẳng, đại học.
1.2.1.1. Vài nét Khoa Giáo dục chính trị của Trường Đại học Sư phạm Huế
Ngày 4 háng 4 năm 1994, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định

30/CP về việc thành lập Đại học Huế, cũng theo Nghị định này, Đại học Sư
phạm Huế trở thành trường thành viên trực thuộc Đại học Huế. Để đáp ứng
những đòi hỏi của tình hình mới, toàn bộ Bộ môn Mác - Lênin (gồm 18 cán
bộ và giảng viên) của trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế đã được điều
chuyển sang trường Đại học Khoa học - Đại học Huế.
Ngày 03/02/1997, Bộ Giáo dục và Đào tạo ra công văn số 764/KHT
cho phép Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế mở ngành đào tạo cử nhân
Giáo dục Chính trị. Tiếp theo, ngày 19 tháng 2 năm 1997, Giám đốc Đại học
Huế ra công văn số 1008/ĐT-ĐHH về việc giao cho Trường Đại học Sư phạm
Huế nhiệm vụ đào tạo trình độ cử nhân chuyên ngành Giáo dục Chính trị.
Ngày 29 tháng 01 năm 2007, sau gần 10 năm kể từ khi chính thức thành
lập Bộ môn Giáo dục chính trị tại trường Đại học Sư phạm Huế, Giám đốc
Đại học Huế ký Quyết định số 059/QĐ – ĐHH – TCNS thành lập Khoa Giáo
dục chính trị trực thuộc trường Đại học Sư phạm Huế. Từ năm học 2007
-2008, được sự cho phép của Đại học Huế, khoa Giáo dục chính trị đã phối
hợp với Trung tâm Giáo dục Quốc phòng - Đại học Huế mở thêm ngành đào
tạo ghép môn Giáo dục chính trị - Giáo dục quốc phòng. Việc nâng cấp bộ
môn Giáo dục chính trị lên thành Khoa Giáo dục chính trị và mở thêm mã
ngành đào tạo Giáo dục chính trị - Giáo dục quốc phòng không chỉ là sự ghi
nhận của Trường Đại học Sư phạm Huế của Đại học Huế đối với những đóng
góp của Khoa Giáo dục chính trị cho sự nghiệp đào tạo của trường Đại học Sư
phạm Huế cũng như của Đại học Huế trong suốt hơn một thập niên vừa qua,
mà còn thể hiện sự tin tưởng, kỳ vọng của các cấp lãnh đạo vào sự phát triển
20
Khoa Giáo dục chính trị trong giai đoạn cách mạng tiếp theo. Sự kiện này
đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc của tập thể cán bộ, giảng viên và sinh viên
ngành Giáo dục chính trị, một thời kỳ phát triển mới đầy thử thách và vinh
quang đang chờ đợi ở phía trước.
Kể từ lớp sinh viên đầu tiên (11 sinh viên - khoá 1), đến nay Khoa Giáo
dục chính trị - Trường Đại học Sư phạm Huế đã tuyển sinh 16 khoá với nhiều

hệ khác nhau. Tổng số sinh viên đã và đang theo học tại Khoa Giáo dục chính
trị là 1985 sinh viên thuộc 20 dân tộc đến từ 38 tỉnh, thành phố ở Việt Nam và
một số tỉnh, thành phố của nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào anh em.
Trong 10 năm qua, có 1355 sinh viên đã tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành
Giáo dục chính trị. Các anh, các chị đang tích cực tham gia công tác trên
nhiều vị trí khác nhau, ở nhiều cương vị khác nhau, dù ở nơi giảng đường cao
đẳng, đại học, nơi bục giảng trường phổ thông, hay tham gia công tác chính
quyền, đoàn thể, hoặc trong lực lượng vũ trang nhân dân … ở cương vị nào
các anh, các chị cũng đang nỗ lực hết mình để hoàn hành tốt những nhiệm vụ
được Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó.
Hơn 10 năm qua, bên cạnh nhiệm vụ đào tạo cho sinh viên chuyên
ngành Giáo dục chính trị, tập thể cán bộ và giảng viên Khoa Giáo dục chính
trị đã phối hợp với Khoa Mác - Lênin (Đại học Khoa học), Khoa Kinh tế
chính trị (Đại học Kinh tế) để giảng dạy các môn khoa học Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh cho hàng ngàn sinh viên thuộc các khối không chuyên
của trường Đại học Sư phạm Huế, Đại học Ngoại ngữ Huế; Khoa Giáo dục
thể chất - Đại học Huế, phối hợp với Đại học Khoa học - Đại học Huế đào tạo
các lớp Chứng chỉ Nghiệp vụ Sư phạm; phối hợp với các Sở Giáo dục và Đào
tạo Quảng Bình, An Giang, Quảng Trị, Khánh Hoà, Đồng Tháp, và Trường
Cao đẳng Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh(nay là Đại học Sài Gòn) mở các
lớp Chuyên tu đào tạo Giáo dục Công dân; tích cực tham gia bồi dưỡng
chuyên môn, nghiệp vụ…cho giáo viên cốt cán Giáo dục công dân các Sở
Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng
21
Ngãi, Phú Yên, Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông, Đồng Tháp, Sóc
Trăng, Ninh Thuận… Ngoài ra, Khoa Giáo dục chính trị còn phối hợp với
Trung tâm Đào tạo Từ xa - Đại học Huế trong việc đào tạo hàng ngàn cử
nhân Giáo dục chính trị (hệ từ xa).
1.2.1.2. Thực trạng việc sử dụng mạng xã hội vào dạy học môn Những
nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin ở trường cao đẳng, đại học

Để tìm hiểu thực trạng này, chúng tôi tiến hành khảo sát thông qua
phát phiếu điều tra cho 10 giảng viên dạy môn Những nguyên lý cơ bản
của chủ nghĩa Mác - Lênin, 60 phiếu của giảng viên bộ môn khác và 268
sinh viên (thuộc các lớp: 3A, 3B, 2A, 2B, 1A, 1B) trong Trường Đại học
Sư phạm Huế.
Tìm hiểu nhận thức của giảng viên và sinh viên Trường Đại học Sư
phạm chúng tôi đưa ra câu hỏi, với 4 mức độ là: “rất cần thiết - cần thiết -
bình thường - không cần thiết”. Kết quả thu được như sau:
STT
Sự cần thiết của
việc việc sử dụng
mạng xã hội
GV các bộ
môn khác
GV môn
Những NLCB
Mác-Lênin
Sinh Viên
SL % SL % SL %
1 Rất cần thiết 52 86,7 10 100 197 73,5
2 Cần thiết 8 13,3 0 0 56 20,9
3 Bình thường 0 0 0 0 13 4,9
4 Không cần thiết 0 0 0 0 2 0,7
Tổng 60 100 10 100 268 100
Bảng 1.1. Nhận thức các giảng viên bộ môn, giảng viên môn Những nguyên lý
cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin về việc sử dụng mạng xã hội cho sinh viên
Qua bảng số liệu trên, chúng tôi nhận thấy:
- Từ phía giảng viên: 100% giảng viên môn Những nguyên lý cơ bản
của chủ nghĩa Mác - Lênin đều khẳng định việc sử dụng mạng xã hội cho sinh
viên có vai trò rất cần thiết. Phần lớn giảng viên các bộ môn khác khẳng định

việc sử dụng mạng xã hội là rất cần thiết đối với mỗi sinh viêntrong quá trình
22
học tập ở Trường Đại học Sư phạm Huế. Trong tổng số 60 giảng viên được
hỏi có 52 giảng viên (86,7%) cho là rất cần thiết, 8 giảng viên (13,3%) cho là
cần thiết. Như vậy, đại đa số giảng viên đã nhận thức được vai trò quan trọng
việc việc sử dụng mạng xã hội trong nhà trường cho sinh viên, từ đó đề ra
những hướng đi cho riêng bản thân để có thể tích hợp sử dụng mạng xã hội
cho sinh viên thông qua nội dung các bài học.
- Từ phía sinh viên: Qua (bảng 1.1) cho thấy, trong tổng số 268 sinh
viên được hỏi có 197 em (chiếm 73,5%) đánh giá sử dụng mạng xã hội là “rất
cần thiết”, 56 em (20,9%) cho là “cần thiết”. Tuy nhiên vẫn có 2 em (chiếm
0,7%) chưa nhận thức đúng đắn nên cho là “không cần thiết”. Như vậy, đa số
sinh viên đã nhận thức được việc sử dụng mạng xã hội sẽ giúp sinh viên tiếp
thu bài học tốt hơn.
Nhận xét của giảng viên về sử dụng mạng xã hội cho sinh viên thông
qua nội dung các môn học:
Stt Nội dung nhận xét
GV bộ môn khác
GV môn Những
NLCB Mác-Lênin
SL % SL %
1 Rất dễ 1 2 0 0
2 Dễ 5 8,1 0 0
3 Bình thường 11 18,3 4 40
4 Khó 23 38,3 6 60
5 Rất khó 20 33,3 0 0
Tổng 60 100 10 100
Bảng 1.2. Nhận xét của giảng viên về sử dụng mạng xã hội cho sinh viên
thông qua nội dung các môn học
- Đối với giảng viên bộ môn: Đa số giảng viên đều cho rằng việc sử

dụng mạng xã hội cho sinh viên trong môn học là “khó” (chiếm 38,3%) và “ rất
khó” (33,3%), chỉ có rất ít giảng viên (10,1% ) cho rằng là “ dễ” và “ rất dễ”.
- Thực trạng trên cho thấy, việc sử dụng mạng xã hội cho sinh viên
thông qua môn học là rất khó do đặc thù môn học, thời lượng kiến thức.
23
- Đối với giảng viên bộ môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa
Mác - Lênin: Việc sử dụng mạng xã hội cho sinh viên theo đánh giá của bảng
phiếu thu lại thì mỗi giảng viên có nhận thức khác nhau tùy mức độ. Với 10
phiếu được hỏi thì có 4 phiếu có câu trả lời: “bình thường”, có 6 phiếu có câu
trả lời: “khó”. Thực trạng trên cho thấy, việc sử dụng mạng xã hội cho sinh
viên thông qua môn học này cũng tùy vào quan niệm, sự nhận thức của từng
giảng viên.
Từ thực trạng trên, chúng tôi đã tiến hành thăm dò một số ý kiến của
sinh viên về việc sử dụng mạng xã hội qua môn học như thế nào. Kết quả cho
thấy ở một số sinh viên được hỏi cho rằng: Sử dụng mạng xã hội là rất thiết
thực và đáp ứng nhu cầu trao đổi thông tin dễ dàng.
Từ những quan điểm trên cho thấy, sử dụng mạng xã hội thật sự đem
lại hiệu quả cao và thuận lợi thì cần phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các lực
lượng giáo dục trong nhà trường.
Để đánh giá mức độ hứng thú của sinh viên khi học các môn có kết hợp
với việc rèn luyện kỹ năng sử dụng mạng xã hội như thế nào, chúng tôi tiến
hành tìm hiểu:
Đánh giá mức độ hứng thú của sinh viên khi dạy học có sử dụng mạng xã hội
STT Mức độ hứng thú của sinh viên
Sinh viên
SL %
1 Rất hứng thú 120 44,8
2 Hứng thú 82 30,6
3 Bình thường 59 22
4 Không thích 7 2,6

Bảng 1.3. Đánh giá mức độ hứng thú của sinh viên
khi dạy học có sử dụng mạng xã hội
Kết quả trên cho thấy, với 268 phiếu thì có 120 phiếu (chiếm 44,8%)
cho rằng rất hứng thú học những giờ có sử dụng mạng xã hội, 82 phiếu
24
(chiếm 30,6%) cho là hứng thú, có 59 phiếu (chiếm 22%) cho là bình thường
và 7 phiếu (2,6%) là không thích học những giờ có sử dụng mạng xã hội qua
môn học.
Khi chúng tôi tiến hành phỏng vấn một số sinh viên thì đa số các em rất
hứng thú và thích học những giờ học mà giáo viên có sử dụng mạng xã hội,
đặc biệt là trong môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin.
Một số Em lớp 3A tâm sự: “Các Em rất hứng thú khi học giờ sử dụng mạng
xã hội vào giảng dạy, ngoài kiến thức có trong sách thì bài giảng sử dụng
mạng xã hội giúp cho các em rất nhiều kỹ năng khả năng khai thác và xử lý
thông tin tư liệu, tiếp nhận kiến thức mới”. Như vậy, sử dụng mạng xã hội vào
trong môn học đã đem lại hiệu quả nhất định trong việc trang bị cho các em
những bước khởi đầu cần thiết giúp các sinh viên khai thác, xử lý thông tin
đạt kết quả cao.
Thực trạng trên nói lên rằng, việc sử dụng mạng xã hội qua dạy học
môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin chưa làm tốt được
yêu cầu đặt ra. Bởi việc sử dụng mạng xã hội vào trong các bài học bên cạnh
những thuận lợi còn không ít khó khăn.
1.2.2. Sự cần thiết sử dụng mạng xã hội vào dạy học môn Những
nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin ở trường cao đẳng, đại học
Sự bùng nổ công nghệ thông tin giúp việc truyền đạt, trao đổi thông
tin, hợp tác, giao lưu giữa mọi cá nhân, tổ chức và quốc gia trên khắp hành
tinh diễn ra nhanh chóng và cực kỳ tiện ích, góp phần vào sự phát triển của
quyền tự do ngôn luận trên toàn thế giới. Chính vì vậy, mạng internet, mạng
xã hội là phương tiện giúp cho mọi người trên toàn thế giới gần gũi nhau
hơn, là đòn bẩy giúp phát huy sức mạnh cộng đồng, trong đó có sức mạnh của

những người trẻ, góp phần xây dựng và phát triển kinh tế tri thức.
Mạng internet, mạng xã hội đã đóng một phần quan trọng trong lĩnh
vực giáo dục. Đào tạo từ xa, học trực tuyến qua mạng, thậm chí là học các
25

×