Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

bài dự thi vận dụng kiến thức liên môn giải quyết tình huống tìm hiểu truyền thuyết trên địa bàn quận long biên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (755.1 KB, 16 trang )


PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN LONG BIÊN
TRƯỜNG THCS NGỌC LÂM


BÀI DỰ THI
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI
QUYẾT TÌNH HUỐNG TRONG THỰC TIỄN
Tên tình huống:
“Tìm hiểu truyền thuyết trên địa bàn
quận Long Biên”
TÁC GIẢ
Nguyễn Phương Anh – Lớp 6A1

1
CUỘC THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT
CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC
- Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội
- Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Long Biên
- Trường THCS Ngọc Lâm
- Địa chỉ: Số 6/370 – Nguyễn Văn Cừ – Long Biên – Thành phố Hà Nội.
- Điện thoại: 043.8271485
- Email:
- Tên tình huống: Tìm hiểu truyền thuyết trên địa bàn quận Long Biên
- Các môn học tích hợp: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân
- Thông tin về học sinh:
Nguyễn Phương Anh - Lớp 6A1
Sinh ngày: 16/7/2003
2
1. Tình huống:
Trong chương trình Ngữ văn 6, em đã được học về Văn học dân gian,


trong đó có thể loại Truyền thuyết. Đây là loại truyện dân gian kể về các nhân
vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng
tượng kỳ ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối
với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể. Sau những tiết học về văn học dân
gian, đặc biệt là truyền thuyết, em vẫn luôn suy nghĩ: Quận Long Biên, nơi em
sinh ra và lớn lên, có truyền thuyết không?
2. Mục tiêu:
Bài giới thiệu đảm bảo về các yêu cầu:
- Nguồn gốc
- Vị trí địa lí
- Đặc điểm về kinh tế xã hội, văn hóa
- Truyền thuyết
3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống:
Cần kết hợp các tri thức khách quan ở địa phương:
- Lịch sử hình thành và phát triển
- Đặc điểm địa lý, địa hình
- Đặc điểm kinh tế xã hội, văn hoá
4. Giải pháp giải quyết tình huống:
Vận dụng các kiến thức liên môn:
- Lịch sử – nguồn gốc.
- Ngữ văn – truyện truyền thuyết.
- Địa lí – vị trí địa lí, địa hình, đặc điểm phát triển kinh tế, văn hóa
- Giáo dục công dân – bài học về biết ơn.
5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống:
Viết các ý chính –> Tìm hiểu –> Trao đổi –> Viết thành bài –> Giới thiệu
* Tư liệu sử dụng: sách địa phương.
* Sưu tầm thông tin từ các di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn quận Long Biên.
* Ứng dụng công nghệ thông tin: máy tìm kiếm google
* Giải quyết tình huống:
3

5.1. LỊCH SỬ - NGUỒN GỐC:
5.1.1. Khái quát về lịch sử Hà Nội
Hà Nội ngày nay nằm trên cùng đất bồi tụ của ngã ba sông Hồng, sông
Đuống, là vùng trung tâm của đồng bằng Bắc Bộ, bởi vậy sự hình thành vùng
đất Hà Nội cùng gắn liền với sự kiện tạo vùng châu thổ sông Hồng, vùng đồng
bằng Bắc Bộ.
Danh thắng Hà Nội
4
Hà Nội cổ 4000 năm trước từ thời vua Hùng dựng nước, là một vùng đất
cổ của một trong 15 bộ của nước Văn Lang. Căn cứ vào các tài liệu sử học và
văn hoá dân gian thì đất Phong Châu là nơi vua Hùng đóng đô.
Kinh đô nước Âu Lạc là Phong Khê nay là Cổ Loa - huyện Đông Anh,
trải qua bao năm tháng, bao mùa lũ phù sa bồi đắp dần dần hồ đồng bằng đã trở
thành đồng bằng. Vào thời ấy khu vực Cổ Loa là bãi bồi, bậc thềm của bờ sông
Hồng, sông Ngũ Huyện, Cổ Loa vừa là thung lũng, vừa là đê ngăn lũ cho kinh
kỳ. Trong tình hình địa lý thời bấy giờ không đâu sánh kịp Cổ Loa về địa thế
thuận lợi cho một kinh kỳ.
Từ thời khởi thuỷ Hà Nội cổ chỉ mới là một làng quê cổ nằm ven sông Tô
Lịch. Làng quê này có cái tên huyền thoại Long Đỗ vào thời Hùng Vương, An
Dương Vương. Đến thế kỷ thứ năm khu làng gốc của đất Hà Nội cổ đã phát
triển thành một huyện, một quận tên là Tống Bình vào thời nhà Tuỳ. Đến năm
Giáp Tý (544) Lý Nam Đế, sau khi đánh đuổi thứ sử nhà Lương, lên ngôi vua
đổi tên nước thành Vạn Xuân, đóng đô ở Ô Diêm Hạ Mỗ (huyện Đan Phượng
ngày nay) và dựng thành luỹ bằng tre gỗ ở cửa sông Tô Lịch thông ra sông Nhĩ
Hà là đất phường Giang Khẩu hay Hà Khẩu (nay là phố Chợ Gạo – Hoàn
Kiếm).
Sang thế kỷ thứ VII Tống Bình trở thành trung tâm của nhà Tuỳ thống trị
cả đồng bằng Bắc Bộ. Năm 621 nhà Đường thay nhà Tuỳ bắt đầu xây dựng
thành luỹ ở Tống Bình và năm 679 đặt ở đấy trụ sở của “An nam đo hộ phủ”.
Đến thế kỷ thứ X, Tống Bình là thành luỹ chính của bộ máy đô hộ phủ phương

Bắc, Trương Bá Nghi xây La Thành, Trương Chu đến Cao biền đắp rộng ra lấy
bờ sông Tô làm hào tự nhiên. Hà Nội cổ từ đó mang tên Đại La thay cho Tống
Bình.
Sau 1000 năm ngoại thuộc, Ngô Quyền giành lại độc lập và trở về kinh đô
ở Cổ Loa xưa. Đất nước chưa hoàn toàn thống nhất nên phải đóng đô ở Hoa Lư,
một vị trí khuất, địa thế hiểm trở không có khả năng phát triển thành nơi đô hội.
Đến triều đại độc lập thứ 3, Lý Công Uẩn đã hạ “chiếu thiên đô” năm 1010, lời
chiếu nói rõ lợi của việc thiên đô là “cốt để mưu việc lớn, chọn ở chỗ giữa, làm
kế cho con cháu muôn vạn đời, trên kính mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu có chỗ
tiện thì rời đổi, cho nên vận nước lâu dài, phong tục giàu thịnh”. Năm 1010 Lý
5
Công Uẩn rời kinh đô từ Hoa Lư ra Đại La và đổi tên là Thăng Long. Tục truyền
khi thuyền ngự từ sông nước Hoa Lư cập bến Đại La, bỗng có Rồng vàng hiện
lên trên sông rồi bay vút lên trời, vua Lý Thái Tổ cho đó là điềm lành nên nhân
hình ảnh đó mà đặt tên cho kinh đô mới là Thăng Long có nghĩa là rồng bay lên.
Từ năm 1010 – 1225 thời kỳ kiến thiết đất nước trên qui mô lớn và Thăng
Long xây dựng xứng đang là quôc đô của một nước hùng cường mở đầu một
thời kỳ văn hoá rực rỡ, văn hoá Thăng Long.
Năm Mậu Thân 1428, nhà Lê lên ngôi vẫn lấy Thăng Long – Đông Đô là
quốc đô nhưng đổi thành Đông Kinh (1430).
Triều Mạc ngắn ngủi vẫn lấy Đông Kinh làm quốc đô, thời ấy lái buôn
phương tây bắt đầu đến, tên Đông Kinh họ phiên âm ra tiếng La tinh là
“Tonquin”. Còn trong dân gian thì “Kẻ Chợ” là tên gọi phổ biến cho đô thị
Thăng Long – Đông kinh bấy giờ.
Qua các thời kỳ Lý, Trần, Lê kinh thành Thăng Long – Đông đô của nước
Đại Việt đã trở thành trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá của cả nước. Nền văn
hoá Thăng Long tiêu biểu cho cả kỷ nguyên văn minh Đại Việt từ thế kỷ 11 đến
thế kỷ 15. Thăng Long vừa qui tụ, vừa tập trung tinh hoa văn hoá cả nước, vừa
toả sáng văn hoá ra cả nước. Sau hàng nghìn năm bị đế chế Bắc đô hộ, hơn 100
năm chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. nhân dân Việt Nam mới giành được

độc lập dân tộc và thống nhất đất nước. Thành phố rồng bay đã vươn lên mạnh
mẽ trong công cuộc phục hưng và phát triển văn hoá. Kể từ ngày giải phóng Thủ
đô (10-10-1954) đến nay Hà Nội đã trải qua hơn 40 năm chiến đấu, xây dựng và
trưởng thành dưới sự lãnh đạo của Đảng. Ngày ấy đã cắm một mốc son sáng
ngời, mở ra một thời kỳ mới cho Hà Nội trên con đường đổi mới và phát triển.
Hà Nội đã hoà nhập cùng đát nước, hoà nhập với khu vực và quốc tế để bước
vào một thời đại mới, hứa hẹn những thắng lợi to lớn hơn trong sự nghiệp vì dân
giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh. Hà Nội hôm nay là “chàng trai
mười bảy” vươn vai Thánh Gióng trên thế tựa Rồng bay với hàng nghìn nhà
máy, xí nghiệp lớn nhỏ thuộc mọi ngành nghề khác nhau. Thủ đô Hà Nội đang
bước vào thời kỳ phát triển và đổi mới. Mọi hoạt động xã hội đều chuyển theo
cái trục kinh tế. Tuy nhiên Hà Nội ngày nay còn là hiện thân của ngàn năm văn
hiến, của bản sắc văn hoá, là biểu tượng, là tinh hoa của đất nước.
6
5.1.2. Long Biên – Vị trí địa lý, địa danh
Ngày 06/11/2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 132/2003/NĐ-CP về
việc điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập Quận Long Biên thuộc Thành
phố Hà Nội, trên cơ sở tách ra từ huyện Gia Lâm.
Cầu Long Biên
Theo cuốn Địa chí Hà Bắc, tên huyện Gia Lâm có từ thời Lý, “sở lỵ lần
lượt đóng ở Đặng Xá, Phú Thuỵ và Ái Mộ. Sách Hà Nội nửa đầu thế kỷ XX cho
biết thêm: Thời Lý, Gia Lâm quận là tên gọi một vùng đất rộng gồm toàn bộ
Bắc Ninh, sau tên đó dùng để gọi một phần đất thu nhỏ lại còn một huyện. Tức
là phía Nam Kinh Bắc, giáp sông Hồng, bên dưới là huyện Văn Giang. Còn theo
Dư địa chí của Nguyễn Trãi, Gia Lâm vào đầu thời Lê bao gồm địa phận của 68
xã, hai sở, ba trại, là một trong năm huyện thuộc phủ Thuận An, trần Kinh Bắc.
Cũng theo sách này, phủ Thuận An là đất châu Gia Lâm và hai huyện Siêu Loại
và Gia Lâm thuộc phủ Bắc Giang thời thuộc Minh. Thời Lê Sơ đổi gọi là phủ
Thuận An thuộc Kinh Bắc. Thời Nguyễn cũng gọi là phủ Thuận An, sau đổi là
phủ Thuận Thành.

Phủ Thuận An (đầu thời Lê) gồm 5 huyện: Gia Lâm, Siêu Loại, Văn
Giang, Gia Định, Long Trì. Thực ra, cái tên Gia Lâm có từ rất sớm. Theo Lê
7
Văn Lan trong Thăng Long-Hà Nội, ngàn năm văn hiến, Gia Lâm trước khi trở
thành tên gọi của một huyện (địa danh cấp huyện) như đang thấy bây giờ, thì
nguyên thuỷ, chỉ là tên của một địa điểm (tức một vùng đất nhỏ) nhưng rất quan
trọng, nhờ vị thế chiến lược của mình, và có quy mô tương đương một làng ở
thời gian về sau này. “Như thế, Gia Lâm, với tư cách là một tên huyện, không
những chắc chắn đã có từ năm 1445, mà còn có thể đã xuất hiện bắt đầu từ năm
1408, thậm chí, từ cuối thế kỉ XIV (thời “Trần Mạt”)”.
Còn theo Đại Nam nhất thống chí, huyện Gia Lâm là đất Gia Lâm quận,
thời Lý, thời Lê và thời Nguyễn đều gọi là Gia Lâm. Huyện Gia Lâm thời
Nguyễn có 10 tổng 88 xã thôn; thời Pháp rút xuống còn 7 tổng 55 xã thôn.
Trước năm 1945, Gia Lâm vẫn thuộc Bắc Ninh và nhập vào thành một huyện
thuộc ngoại thành Hà Nội, bao gồm 4 thị trấn và 31 xã.
Suốt gần 1000 năm thời Đại Việt, Gia Lâm chỉ cách kinh thành có một
con sông, thế nhưng dường như triều đình phong kiến chưa bao giờ có ý định
mở rộng, phát triển kinh đô sang bờ phía Đông sông Hồng này. Tuy nhên, theo
Nguyễn Văn Uẩn trong Hà Nội nửa đầu thế kỷ XX, tập 3: “Thăng Long và Kinh
Bắc từ lâu đời đã gắn bó với nhau bằng nhiều quan hệ tình cảm và chính trị, nhất
là ở thời kỳ các triều đại Lý, Hậu Lê và chúa Trịnh. Nhà Lý dựng nhà Thái miếu
ở Đình Bảng, hành cung ở Hoa Lâm (Du Lâm) trên bờ sông Đuống; vua Lê có
hành cung ở Lệ Chi viên cũng trên bờ sông Đuống; chúa Trịnh Cương xây cất
cả một khu phủ đệ là phủ Kim Thành ở Cổ Bi. Hoàng hậu Nguyễn Thị Huyền
của vua Lê Hiển Tông, người Phù Ninh có lập dinh Thiết Lâm để thờ mấy mẹ
con Lê Ngọc Hân sau khi nhà Tây Sơn mất ngôi”.
Huyện Gia Lâm ở liền sát với kinh thành Thăng Long nên ngay từ thời
Pháp thuộc đã sẵn có những tuyến đường giao thông chính toả đi khắp nơi.
Ngoài đường sắt, đường bộ, còn có đường thuỷ là mạng lưới giao thông quan
trọng nối liền Gia Lâm với các địa danh khác, tạo nên những yếu tố kinh tế

thuận lời. Có 2 con sông lớn chảy qua địa phận huyện Gia Lâm: sông Hồng
(Hồng Hà) dài 13 km, sông Đuống (Thiên Đức) dài 17,5 km. Đây vốn là vùng
đồng bằng được bồi đắp bởi phù sa sông nên đất đại màu mỡ, nông nghiệp phát
triển sầm uất bên cạnh các nghề thủ công sản xuất hàng hoá dân dụng. Giao
thông thuỷ bộ đều thuận lợi cho việc giao lưu buôn bán, phát triển kinh tế. Gia
8
Lâm cũng là nơi có nhiều làng nghề trù phú, từ làng nông, làng buôn đến các
làng nghề, cung cấp lương thực, thực phẩm và hàng hoá cho đời sống cư dân
kinh thành. Từ thời Nguyễn, trong huyện đã có những ngôi chợ khá lớn như chợ
Phù Lưu, Đình Bảng, Bát Tràng, Đông Dư, Kiêu Kị, Như Quỳnh, Huê Cầu…
Dân một số làng trong huyện đã ra Thăng Long làm ăn buôn bán từ rất sớm và
trở nên giàu có như dân Phù Đổng, Kiêu Kị, Cầu Nôm, Phù Lưu, Đình Bảng,
Nội Duệ, Du Lâm…
Sông Hồng
Nhưng cũng vì nằm giữa hai con sông lớn, hàng năm có những cơn mưa
lũ dữ dội đổ về nên cùng này ít khi tránh được tai hoạ lụt lội nếu đê không được
thương xuyên củng cố. Trong Thăng Long-Hà Nội, ngàn năm văn hiến, Lê Văn
Lan có viết về vùng đất cổ Gia Lâm: Trong địa giới của một huyện Gia Lâm
hiện tại…, còn dễ dàng nhận ra ở đâu một cái “túi nước” mở dần về hướng
Đông, mà đáy túi chính là nơi gặp nhau (“giao nước”) của hai dòng sông huyết
mạch: sông Cái (Hồng Hà) và sông Đuống (Thiên Đức), ở chính giữa tam giác
châu thổ sông Hồng – “Cái nôi sinh thành của dân tộc”.
5.2. TRUYỀN THUYẾT VỀ MỘT SỐ VỊ THẦN TIÊU BIỂU ĐƯỢC THỜ
CÚNG TẠI CÁC LỊCH SỬ VĂN HOÁ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN LONG
BIÊN:
9
Bản đồ phân bố di tích quận Long Biên
5.2.1. Truyền thuyết về Huyền Thiên Trấn Vũ
Truyền thuyết về Huyền Thiên Trấn Vũ có nhiều dị bản khác nhau. Trong
đó có một bản kể cho rằng: “Vào thời Tuỳ Khai Hoàng (617), sau khi tu luyện

đắc đạo ở núi Vũ Đương, Huyền Thiên Thượng Đế thường đi du ngoạn khắp nới
để thưởng thức cảnh đẹp thiên nhiên. Rất nhiều lần Ngài xuất hiện ở trần gian để
tiễu trừ yêu ma cứu giúp lành. Ngài đến hồ Linh Động ở bên sông Nhĩ, hương
Long Đỗ để diệt trừ yêu quái. Sau đó, Ngài tiếp tục ngồi trên gò Kim Quy. Về
sau nhân dân ở vùng này tưởng nhớ đến công ơn của Thần nên xây dựng quán
để phụng thờ…”. Thời Đường do kiếng chữ Huyền nên đổi là Chân, thời Tống
10
kiêng chữ Chân nên đổi là Trấn. Do vậy, Thần còn có tên là Huyền Vũ, Chân
Vũ hay Trấn Vũ.
Huyền Thiên Trấn Vũ
Theo quan niệm của Đạo giáo, thần Huyền Thiên Trấn Vũ (Huyền Vũ) có
nhiệm vụ trấn giữ phương Bắc. Người xưa cho rằng trấn phía Đông có Thần
Thanh Long, biểu tượng cho mùa Xuân; trấn phía Nam có Thần Chu Tước, biểu
tượng cho mùa Hạ, trấn phía Tây có Thần Bạch Hổ, biểu tượng cho mùa Thu và
trấn phía Đông có Thần Huyền Vũ, biểu tượng cho mùa Đông.
Thần Huyền Thiên Trấn Vũ được thờ ở nhiều nơi. Trên địa bàn Hà Nội có
Trấn Vũ quán ở Quán Thánh (Ba Đình), Huyền Thiên Đại quán ở Thuỵ Lâm
(Đông Anh), Huyền Thiên Cổ quán ở phường Đồng Xuân, đền Trấn Vũ ở
phường Thạch Bàn (Long Biên)…
5.2.2. Truyền thuyết về Đức thánh Linh Lang
Linh Lang tự Hoàng Chân, là con trai thứ tư của vua Lý Thánh Tông. Đức
Thánh sinh vào giờ Thìn ngày 13 tháng Chạp năm Ất Mùi, 1055.
11
Đức thánh Linh Lang
Năm 1076, nhà Tống lợi dụng lúc vua Lý Nhân Tông mới 7 tuổi lên ngôi
thay cha là Lý Thánh Tông, ráo riết sửa soạn động binh xâm lược nước ta. Theo
lệnh của Thái uý Lý Thường Kiệt: “Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân ra
trước để chặn mũi nhọn của địch” (Thiên phát chế nhân). Hoàng Chân đã chỉ
huy đội tượng binh và kỵ binh chiến đấu dũng cảm, góp phần đánh tan đồn trú
của giặc từ tại Hoành Sơn phía Tây đến Châu Dung phía Đông và chiếm thành

Ung Châu cho danh tướng Tô Giám trấn giữ, đó là nơi quân tống chuẩn bị quân
lương, vũ khí để xâm lược nước ta. Mùa xuân năm Đinh Tị (1077), Hoàng Chân
đã chủ huy một đoàn thuyền 49 chiếc từ Vạn Xuân ngược lên Khao Túc, lợi
dụng đêm tối bất ngờ đánh thẳng vào phòng tuyến phía Đông của giặc, đuổi
chúng về tận núi Nham Điền, góp phần cùng toàn dân đập tan âm mưu xâm lược
nước ta của quân Tống.
Trong trận này, thuyền của chủ tường Hoàng Chân bị những tản đá lớn
của giặc bắn từ trên bờ sông xuống, nước ào ào vào khoang. Thuyền chao đảo
dữ dội, nhưng ông cùng các thuỷ binh cận về vẫn hiên ngang đứng trên thuyền
ngập nước. Nhìn chiên thuyền chìm dần trên thuyền ngập nước, bọn Giới Định,
Đặng Trung kinh sợ bảo nhau: “Thật không thể kinh nhờn”.
Được tin hoàng tử Hoàng Chân hi sinh, vua Lý vô cùng thương tiếc, xuống
chiếu cho nhân dân xây đền thờ và ban phong mỹ tự “Thượng đăng phúc thần
vạn cổ huyết thực” cho hoàng tử Hoàng Chân.
12
Ghi nhớ công ơn của Đức thánh Linh Lang, có 269 nơi xây dựng đình đền
thờ người là Thành hoàng. Chỉ tính riêng trên địa bàn quận Long Biên đã có 12
đình đền thờ Đức thánh Linh Lang. Đó là đình Lâm Du, đình Phú Viên ở
phường Bồ Đề; đình Thổ Khối, đình Xuân Đỗ Thượng ở phường Cự Khối; đình
Nha, đình Tư Đình ở phường Long Biên; đình Ngọc Lâm ở phường Ngọc Lâm;
đình Gia Thượng ở phường Ngọc Thuỵ; đình Sài Đồng ở phường Phúc Đồng;
đình Ngô ở phường Thạch Bàn và đình Kim Quan, đình Trường Lâm ở phường
Việt Hưng.
5.2.3. Truyền thuyết về Cao Sơn đại vương
. Nhà nghiên cứu Nguyễn Duy Hinh khi nói về các Sơn thần được thờ là
thành hoàng ở Việt Nam đã lý giải: “Sơn thần nước ta thể hiện thành một hệ
tương đối thống nhất. Đó là hệ Sơn Tinh tức là hệ Tản Viên”. Rồi ông cho rằng:
Sự tích về Sơn thần ban đầu được ghi chép lại trong Việt điện u linh, Lĩnh Nam
chích quái, Đại Việt sử ký toàn thư. Đến khi Nguyễn Bính biên soạn lại thần tích
trên cơ sở lời khai của dân địa phương đã xuất hiện nhiều tình tiết khác về hệ

Sơn thần. Bên cạnh Tản Viên sơn thánh ở ngôi tối cao, còn có Cao Sơn thống
lĩnh tả bộ Sơn thần, Quý Minh thống lĩnh hữu bộ sơn thần. Ba vị Sơn thần này
gắn với ba đỉnh núi Ba Vì – Tam vị Tản Viên Sơn thánh.
Bản kể truyền thuyết phổ biến nhất về Cao Sơn đại vương như sau: Vào
đời Hùng Duệ Vương có hai vợ chồng người Hồng Châu đến chùa Thiên Thai
cầu tự. Đêm nằm thấy hai ngôi sao sa xuống, từ đấy thụ thai, sau sinh ra một bọc
hai con trai, mặt mũi khôi ngô khác thường đặt tên là Cao Sơn và Quý Minh,
năm lên 6 tuổi đi học, năm 16 tuổi học lực tinh thông, kiêm cả tài võ nghệ. Hùng
Duệ Vương cho tìm người tài, hai ngài bèn đến chầu vua. Vua phong cho làm
Đô chỉ huy sứ Tướng quân. Thục Phán của bộ Ai Lao dấy quân, vua sai hai ngài
đem quân đi bình giặc Thục, phong hai ngài làm Tả, Hữu tướng quân. Hai ngài
cùng Đức thánh Tản Viên đem quân đến núi Sóc Sơn, đạo Kinh Bắc, mới đánh
một trận giặc Thục thua chạy tan tác. Vua ban cho ngài thực ấp ở đạo Kinh Bắc.
Ngài về chỗ trú sở đóng quân trước, tự nhiên trời nổi cơn mưa gió, có một đám
mây sa xuống dinh ngài, rồi ngài hoá vào ngày 12 tháng 11.
13
Cao Sơn đại vương
Cao Sơn đại vương là vị thần được nhiều địa phương thờ cúng như một vị
thành hoàng làng, nổi tiếng nhất là đền Kim Liên – trấn phía Nam trong Thăng
Long tứ trấn. Trên địa bàn quận Long Biên, có 7 đình đền thờ Cao Sơn đại
vương: đình Thổ Khối ở phường Cự Khối; đình Ô Cách ở phường Đức Giang;
đình Thạch Cầu Dõi ở phường Long Biên; đình Gia Thượng ở phường Ngọc
Thuỵ; đình Gia Quất, đình Thượng Cát ở phường Thượng Thanh và đình
Trường Lâm ở phường Việt Hưng.
5.2.4. Truyền thuyết về Đức thánh Lệ Mật
Ở xứ Kinh Bắc, phủ Thuận An, huyện Gia Lâm, xã Lệ Mật, có hai vợ
chồng họ Hoàng nọ ăn ở hiền lành, nhân đức nhưng nhà nghèo, muộn con. Một
hôm, Thái bà đến lễ ở chùa Đại Bi, thấy có một tượng đá đứng giữa cửa chùa, bà
vào thắp hương cầu nguyện xin được một người con trai giống như tượng đá thì
quý hoá vô cùng. Thái bà quỳ lại trước tượng, rồi trở về nhà. Ít lâu sau bà có

thai, sinh được một người con trai vào giờ Ngọ, ngày 13 tháng Giêng năm Bính
Dần (1026). Người con trai diện mạo khôi ngô, vẻ người đức độ, giống y như
tượng đá, duy chỉ không có “ngọc hành”. Hai vợ chồng lấy làm buồn hận. Năm
con 13 tuổi, ông bà mới dám đặt tên, gọi là Quý Công. Năm 16 tuổi, Quý Công
trở thành người tài giỏi xuất sắc, sức mạnh tuyệt vời…
14
Lễ hội làng Lệ Mật
Vào đời Lý Thái Tông (1028-1054) có một nàng công chúa chơi thuyền
trên sông Thiên Đức, chẳng may bị đắm thuyền, chết đuối. Vua sai quan quân
mò tìm suốt cả đoạn sông vẫn bạt tăm hơi, không tìm thấy xác. Nhà vua rất buồn
phiền, chiếu chỉ cho muôn dân, ai tìm thấy xác công chúa sẽ trọng thưởng. Ngã
ba Nhị Đuống là nơi hợp lưu của hai dòng sông nên lúc nào cũng có sóng to gió
lớn. Việc tìm kiếm kéo dài nhiều ngày mà không có kết quả. Giữa lúc ấy, Hoàng
Quý Công người làng Lệ Mật xin yết kiến nhà vua, đảm nhận công việc khó
khăn này. Với tài trí bơi lội, thông thạo nghề sông nước, ông lặn xuống đáy sông
Thiên Đức giao đấu với loài thuỷ tặc trong vùng hợp lưu nước xoáy, tìm vớt
được xác công chúa, được vua khen là bậc kì tài, ban tặng 100 cân vàng, 100
tấm lụa và sắc phong “Thái giám nội thị tự khanh”…
Trên đường về kinh đô, đi qua Phúc Quảng môn (cửa phía Tây), thấy có
khu vườn cấm đầy cỏ hoang, cây mọc tốt như rừng, ông trình tấu xin khước từ
chức quan, trả lại vàng bạc châu báu, lụa là gấm vóc… chỉ xin vua ban cho khu
đất hoang phía Tây kinh thành, vua ưng thuận. Trở về làng, ông chiêu tập dân
nghèo, vượi qua Nhị Hà sang khu vườn phía Tây phát hoang, sinh cơ, mở
nghiệp, lập nên 13 trại (Thập tam trại). Đây là một khu vực rộng, trù phú, giáp
với hoàng thành, được bao bọc bởi đê La Thành theo tả ngạn sông Tô Lịch, từ
Bưởi đến Cầu Giấy qua Giảng Võ tới ô Chợ Dừa.
15
Múa Giảo long
Ngày 12 tháng 10 năm Kỷ Mùi, Hoàng Quý Công lâm bệnh qua đời.
Nhân dân 13 làng trại ở kinh quán và Lệ Mật từ già đến trẻ vô cùng thương tiếc.

Nhà vua cũng thương xót vị công thần, xuống chiếu đưa thi hài người về an táng
tại nguyên quán và lệnh cho dân 13 làng trại tổ chức nghênh táng. Việc chưa kịp
thực hiện, thì chỉ sau một đêm, nơi để thi hài mối xông đất đắp thành mộ. Vua
xuống chiếu ban tặng cho các trại 300 quan tiền làm hương hoả, lệnh cho xây
lăng mộ, lập miếu thờ ở Quảng Đức huyện, Phụng Thiên phủ, kém sắc phong
“Thành hoàng Thái giám trung đẳng thần”.
6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống:
Vận dụng những điều đã học nhất là từ chương trình địa phương ở môn
Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý em đã sưu tầm và giới thiệu về truyền thuyết quận
Long Biên. Em đã có thêm cho mình những hiểu biết về chính mảnh đất mà em
sinh ra và lớn lên. Qua đó, em thêm biết ơn các vị anh hùng dân tộc, những
người đã gây dựng nên đất nước Việt Nam yêu dấu. Theo em, mọi người, nhất là
những người được sinh ra và lớn lên tại mảnh đất này phải biết trân trọng và có
ý thức gìn giữ những nét đặc sắc nơi đây!
16

×