Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

bài dự thi vận dụng kiến thức liên môn giải quyết các tình huống thực tiễn biện pháp để trồng bưởi diễn đạt hiệu quả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (949.94 KB, 20 trang )

BÀI DỰ THI
CUỘC THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC
TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
1. Tên tình huống.
“BIỆN PHÁP ĐỂ TRỒNG BƯỞI DIỄN ĐẠT HIỆU QUẢ”
2. Mục tiêu giải quyết tình huống.
Vận dụng kiến thức liên môn để áp dụng vào trồng Bưởi diễn trong nông nghiệp
giúp cho người nông dân có năng suất cao hơn và chất lượng đạt được tốt hơn.
3. Tổng quan về các nghiên cứu có liên quan để giải quyết tình huống.
Để đạt hiệu quả cao ta cần áp dụng vào nhiều môn học khác nhau:
- Về toán học:
* Mật độ, khoảng cách:
Tuỳ theo từng vùng đất xấu hay tốt và bố trí mật độ khác nhau:
- Đất xấu: Khoảng cách trung bình (5 m x 6m), mật độ 12 cây/sào Bắc Bộ
- Đất tốt, điều kiện thâm canh cao có thể trổng dày:
+Khoảng cách (3 x 3,5 m), mật độ 35 cây/sào Bắc Bộ
+ Khoảng cách 3x3m, mật độ 40 cây/sào Bắc Bộ
* Thiết kế vườn trồng
Tuỳ theo quy mô diện tích và địa hình đất mà có thiết kế vườn trồng một
cách phù hợp. Đối với đất bằng hoặc có độ dốc từ 3 - 50 nên bố trí cây theo kiểu
hình vuông, hình chữ nhật hoặc hình tam giác (kiểu nanh sấu).
Không nên trồng bưởi ở nơi có độ dốc >150m.
Kích thước liếp rộng 5-8m,chiều dài tuỳ theo kích thước vườn nhưng không
quá 30m.Quanh vườn nên đào mương rộng từ 1,5-2m, sâu1-1,2m và đắp bờ
ao;mương nội đồng rộng từ 0,5-1m,sâu 0,8-1m.

- Về vật lí: Bưởi diễn không thích hợp với ánh sáng trực tiếp, ánh sáng thích
hợp nhất cho Bưởi diễn là ánh sáng lúc 8 giờ sáng và 4 -5 giờ chiều trong mùa nắng.
Cần bố trí mật độ trồng dày hợp lý có được ánh sáng tán xạ, tránh được giám quả.
Bưởi không chịu được úng,độ ẩm thích hợp là 70%-80%.
Nhiệt độ thích hợp cho bưởi sinh trưởng và phát triển là 12-39 độ.


- Về sinh học:Chăm sóc cho cây trồng.
- Về Công nghệ: Kiểm tra sâu bệnh hại, chỉ phun thuốc trừ sâu khi dịch hại
tới ngưỡng gây hại, tránh lạm dụng thuốc kích thích. Đảm bảo tưới tiêu đầy đủ để
cây trồng sinh trưởng và phát triển. Chọn đất trồng phù hợp cho chất lượng quả tốt.

-Về Hóa học: Lựa chọn phân bón và thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng
4. Giải quyết tình huống.
Bưởi là loại quả thuộc họ cam quýt có vị ngọt mát giàu vitamin và rất in
calorie. Bưởi có tác dụng làm đẹp, giảm cân và tác dụng bồi bổ cơ thể, tăng sức đề
kháng phòng chừa một số bệnh như huyết áp, tiểu đường, đau dạ dày
Bưởi có tính thanh nhiệt và chứa nhiều thành phần có lợi cho sức khỏe con
người. Bưởi có chứa nhiều vitamin A và C dồi dào làm tăng sức đề kháng, bưởi có
thể chống lại một số bệnh cúm thông thường.
* Tác dụng của vỏ Bưởi.
Vỏ bưởi có nhiều tinh dầu, có tác dụng dưỡng da, kích thích sự sản xuất
collagen để tái tạo các tế bào da giúp cho da săn chắc, khỏe mạnh và đẩy lùi nguy cơ
bị lão hóa.
Tinh dầu bưởi còn có tác dụng làm se lỗ chân lông trên da hạn chế bị bụi bẩn
bám lại trên da giúp da giảm chất nhờn. Và từ đó giúp da giảm mụn nhọt và nguy cơ
bị viêm da.
Tinh dầu bưởi còn giúp cho việc đốt cháy lượng mỡ trong cơ thể nhanh chóng
và hiệu quả. Hơn thế tinh dầu bưởi còn giúp làm giảm cholesterol, tiêu mỡ, giảm
chất béo giúp giảm cân hiệu quả.
Ngoài ra tinh dầu bưởi còn có tác dụng trị ho, ăn không tiêu, tiêu đờm, chứng buồn
nôn, lợitiểu

* Tác dụng của hạt Bưởi.
Bao quanh hạt bưởi là một lớp chất nhầy (tên khoa học gọi là Pectin). Chất
này có tác dụng như: kích thích tiêu hóa, giảm béo, giảm nguy cơ mắc bệnh mỡ
máu, chống táo bón hay hạn chế khả năng tăng đường huyết


* Tác dụng của lá bưởi:
- Hơ nóng lá bưởi xoa bóp vào chỗ bong gân rất nhanh lành.
- Lá bưởi đun cùng các loại lá khác dùng xông trị cảm rất tốt.

Bưởi còn là phẩm vật thờ cúng từ ngàn đời trên mâm ngũ quả vào ngày lễ
tết.Cùi bưởi dùng nấu chè bưởi rất ngon.

Ở nhiều các vùng nông thôn trên cả nước đang chuyển đổi từ trồng lúa nước
sang làm kinh tế trang trại hiệu quả kinh tế cao hơn trồng lúa rất nhiều. Bưởi diễn là
một trong những giống bưởi ngon và nổi tiếng ở nước ta.Bưởi diễn rất dễ trồng, là
loại hoa quảsạch, bổ dưỡng. Một ha bưởi diễn sau 5năm tuổi có thể đạt năng suất từ
50-65ngàn qủa/năm. Đạt giá trị từ 70-90triệu đồng.
Mà quê hương Em thuộc đồng bằng Sông Hồng đất thịt pha rất phù hợp để
trồng Bưởi diễn.Và quê em cũng đã và đang chuyển đổi sang kinh tế trang trại hiệu
quả kinh tế cao hơn trồng lúa rất nhiều. Nên chúng em xin trình bày kỹ thuật trồng
Bưởi diễn của quê hương em.
5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống.
Chọn đất trồng: Bưởi thích hợp với các loại đất màu mỡ có tầng canh tác dày từ
0,5 -1 m, đất thịt pha, thoát nước tốt, thoáng khí,pH từ 5-7. Không nên trồng nơi đất
trống nhiều gió sẽ bị ảnh hưởng làm quả dễ bị rơi rụng, đối với các trang trại riêng lẻ
ngoài cánh đồng trống nên trồng xen các loại cây cản gió.
Chọn giống:
Bưởi diễn tôm vàng
- Lá: có màu xanh đậm, đuôi lá hơi tròn và xẻ thùy.

- Quả: tròn, vỏ quả nhắn, khi chín có màu vàng cam. Trọng lượng trung bình 0,8 –
1kg.Số múi/quả: 10 – 12 múi.

- Thịt quả màu vàng. Tép không dòn như bưởi tôm xanh.

- Thời gian ra hoa: cuối tháng 1 đầu tháng 2.
- Thời gian thu hoạch: cuối tháng 12 đầu tháng 1.
Bưởi diễn tôm xanh
- Lá: có màu xanh nhạt hơn bưởi Diễn tôm vàng, đuôi lá nhọn không xẻ thùy.

- Quả: hình cầu, đầu quả hơi thuôn, khi chín có màu vàng cam. Trọng lượng trung
bình 0,8 – 1 kg.

- Thịt quả màu vàng xanh, đặc trưng tép giòn, ngọt.
- Thời gian ra hoa: cuối tháng 1 đầu tháng 2.
- Thời gian thu hoạch: cuối tháng 12 đầu tháng 1.
Cây giống phải được nhân từ cây mẹ đầu dòng tuyển chọn và phải đạt tiêu
chuẩn ngành 10 TCN - 2001, cụ thể: cây giống sản xuất bằng phương pháp ghép
phải được tạo hình cơ bản trong vườn ươm, có ít nhất 2 cành cấp 1 và không nhiều
quá 3 cành. Đường kính cành ghép cách điểm ghép đạt từ 0,5 - 0,7 cm; dài từ 50 cm
trở lên; có bộ lá xanh tốt, không sâu, bệnh.
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc
a. Làm đất và đào hố:
Làm sạch cỏ dại, đào hố theo kích thước 60x60x60cm

* Bón lót cho một hố trồng:
- Phân chuồng hoai mục: 20-30kg(40kg)
- Super lân: 1kg
- Vôi bột: Tùy theo pH của đất để xác định lượng vôi bột cần bón. Bà con nên xác
định pH trước khi quyết định bón vôi. Thông thường nếu pH<5 hoặc 5,5 thì bón 20-
25kg vôi bột/sào Bắc bộ. Bón trước hoặc sau các loại phân bón khác khoảng 15-20
ngày.
b. Thời vụ, mật độ, cách trồng
* Thời vụ:
- Vụ Xuân trồng tháng 2-4.

- Vụ Thu trồng tháng 8-10.
* Mật độ, khoảng cách:
Tuỳ theo từng vùng đất xấu hay tốt và bố trí mật độ khác nhau:
- Đất xấu: Khoảng cách trung bình (5 m x 6m), mật độ 12 cây/sào Bắc Bộ
- Đất tốt, điều kiện thâm canh cao có thể trổng dày:
+Khoảng cách (3 x 3,5 m), mật độ 35 cây/sào Bắc Bộ
+ Khoảng cách 3x3m, mật độ 40 cây/sào Bắc Bộ
* Cách trồng:
- Chuẩn bị hố trồng: Trộn đều toàn bộ lượng phân bón lót với lớp đất trên mặt, sau
đó cho xuống đáy hố, tiếp theo lấp đất thành ụ cao so với mặt hố 10-15cm.Hố cần
phải được chuẩn bị trước khi trồng ít nhất 1 tháng.
- Cách trồng: Vét một hố nhỏ đặt bầu rồi lấp đất vừa kín bầu và nén chặt. Sau đó
cắm cọc chéo chữ X vào cây và buộc để tránh làm lay gốc làm chết cây.
Khi xuống giống nên tỉa bớt lá.Cây giống khi trồng nên đựt thẳng với cây tháp hoặc
cây chiết có nhánh phân bố đều.Đặt nghiêng với cây chiết ít nhánh ,giúp các đọt bên
mọc lên để tạo tán.

c. Chăm sóc sau khi trồng
* Tưới nước: Sau khi trồng xong cần phải tưới nước ngay. Nếu trời nắng hạn tưới
1lần/ngày đến khi cây hồi phục sinh trưởng. Sau đó tuỳ điều kiện sinh trưởng và thời
tiết để tưới(đặc biệt chú ý trong 30 ngày đầu tiên sau trồng).
Về lượng nước tưới và số lần tưới phải dựa vào khả năng giữ nước của đất,
lượng bốc hơi và lượng mưa để quyết định, phương pháp tưới có thể là tưới bề mặt
hoặc tưới nhỏ giọt, mỗi lần bón phân cần phải tưới nước để phân có thể hoà tan tạo
điều kiện cho cây hấp thụ tốt hơn.

*Chăm sóc khác:
Sau khi trồng được 10 ngày nên sử dụng chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái
phun qua lá:
Dùng 100ml chế phẩm VST pha với 200-250 lít nước phun đều 2 mặt lá, cứ 1

tháng phun 2 lần(áp dụng cho tháng thứ nhất và thứ 2 sau trồng). Những tháng sau
đó cứ 20-30 ngày phun 1 lần.
Ngoài ra có thể áp dụng tưới gốc, cứ 1 tháng tưới 1 lần: Khi tưới pha 100ml
chế phẩm VST + 100 lít nước, mỗi gốc tưới 1-1,5 lít dung dịch đã pha.
Làm sạch cỏ,thăm vườn thường xuyên,tỉa bỏ các cành vượt,cành sâu bệnh
,thoát nước khi bị úng.Tỉa bớt hoa quả vào năm chúng ra quá nhiều,làm cho bưởi
kiệt sức.thu hoạch tập trung và tăng cường bón phân vào những năm được
mùa.3năm đầu vặt hết hoa để cây phát triển tốt.
* Cắt tỉa tạo hình:
+ Cắt tỉa cho cây trong thời kỳ chưa mang quả: Việc cắt tỉa được tiến hành ngay
từ khi trồng. Để có được dạng hình hợp lý (hình bán cầu), cần thực hiện theo các
bước sau:
Tạo cành cấp 1: Khi cây con đạt chiều cao 45 - 50 cm, cần bấm ngọn để tạo
cành cấp 1. Chỉ để lại 3 - 4 cành cấp 1 phân bố tương đối đều về các hướng. Các
cành cấp 1 này thường chọn cành khoẻ, ít cong queo, cách nhau 7 - 10 cm trên thân
chính và tạo với thân chính một góc xấp xỉ 450 - 600 để khung tán đều và thoáng.

Tạo cành cấp 2: Khi cành cấp 1 dài 25 - 30 cm, ta bấm ngọn để tạo cành cấp
2. Thông thường trên cành cấp 1 chỉ giữ lại 3 cành cấp 2 phân bố hợp lý về góc độ
và hướng.
Tạo cành cấp 3: Cành cấp 3 là những cành tạo quả và mang quả cho những
năm sau. Các cành này phải khống chế để chúng không giao nhau và sắp xếp theo
các hướng khác nhau giúp cây quang hợp được tốt.

+ Cắt tỉa cho cây trong thời kỳ mang quả
Cắt tỉa sau thu hoạch: Được tiến hành sau khi thu hoạch quả. Cắt tỉa tất cả
các cành sâu bệnh, cành chết, cành vượt, những cành quá dày, cắt tỉa bớt cành cấp
1(nếu số cành cấp 1/cây quá dày) sao cho cây có bộ khung tán cân đối. Đối với cành
thu, cắt bỏ những cành yếu, mọc quá dày.
Cắt tỉa vụ xuân: Được tiến hành vào giữa tháng 1 đến giữa tháng 3 hàng năm:

Cắt bỏ những cành xuân chất lượng kém, cành sâu bệnh, cành mọc lộn xộn trong
tán, những chùm hoa nhỏ, dầy, dị hình.
Cắt tỉa vụ hè: được tiến hành từ tháng 4 đến hết tháng 6: Cắt bỏ những cành
hè mọc quá dày hoặc yếu, cành sâu bệnh, tỉa bỏ những quả nhỏ, dị hình.
* Bón phân:
- Thời kỳ kiến thiết cơ bản (Thời kỳ cây còn nhỏ 1-3 tuổi):
Lượng bón cho 1 cây/năm:
Năm trồng Phân hữu cơ
(kg)
Đạm urê
(gam/cây)
Lân supe
(gam)
Kaliclo rua
(gam)
Vôi bột (kg)
Năm thứ 1 30 300 500 110 1
Năm thứ 2 30 500 800 330 1
Năm thứ 3 50 860 1.200 460 1
Bón vào các đợt:
+ Đợt bón tháng 2: Bón 100% phân hữu cơ + 40% đạm + 40% kali
+ Đợt bón tháng 5: 30% đạm + 30% kali
+ Đợt bón tháng 8: 30% đạm + 30% kali
+ Đợt bón tháng 11: 100% lân + 100% vôi
Khi bón cần kết hợp xới xáo, làm cỏ.
- Thời kỳ kiến kinh doanh từ năm thứ 4 trở đi: Trong thời kỳ cho quả, lượng phân
bón được thiết lập dựa trên năng suất của vụ trước. Có thể tham khảo bảng hướng
dẫn sau:
Năng suất thu


hoạch vụ trước
Lượng bón
Phân hữu
cơ (kg/cây)
Đạm Urê
(g/cây)
Lân Supe
(g/cây)
Kaliclorua
(g/cây)
20 kg/năm 30 650 830 410
40 kg/năm 40 1.100 1.400 680
60 kg/năm 50 1.300 1.700 820
100 kg/năm 60 1.750 2.250 1.090
120 kg/năm 70 2.200 2.800 1.360
Thời vụ bón: Toàn bộ lượng phân được chia làm 3 lần bón trong năm.
Lần 1: Bón thúc hoa: (tháng 2): 40% đạm urê + 30% kaliclorua
Lần 2: Bón thúc quả: (tháng 4 - 5): 20% đạm urê + 30% kaliclorua
Lần 3: Bón sau thu hoạch: (tháng 11 - 12): 100% phân hữu cơ + 100% phân lân +
40% đạm urê, 40% kaliclorua.
Cách bón:
Bón phân hữu cơ: đào rãnh xung quanh cây theo hình chiếu của tán với bề mặt rãnh
rộng 30 - 40 cm, sâu 20 - 25 cm, rải phân, lấp đất và tưới nước giữ ẩm.

Bón phân vô cơ: khi đất ẩm chỉ cần rải phân lên mặt đất theo hình chiếu của tán cách
xa gốc 20 - 30 cm, sau đó tưới nước để hoà tan phân. Khi trời khô hạn cần hoà tan
phân trong nước để tưới hoặc rải phân theo hình chiếu của tán, xới nhẹ đất và tưới
nước.
Ở thời kỳ cho quả(KD): nên bổ sung thêm chế phẩm sinh học VST phun cho các thời
kỳ sau:

- Thời kỳ sau thu hoạch
- Thời kỳ trước khi ra hoa
- Thời kỳ đậu quả đến quả nhỏ
- Thời kỳ nuôi quả đến khi thu hoạch
Một số biện pháp chăm sóc khác
* Biện pháp kích thích ra hoa
Khoanh vỏ: vào cuối tháng 11, đầu tháng 12, khi lá đã thành thục, chọn những cây
sinh trưởng khoẻ, lá xanh đen tiến hành khoanh vỏ. Khoanh toàn bộ số cành cấp 1.
Phương pháp là dùng dao sắc khoanh bỏ hết lớp vỏ đến phần gỗ với chiều rộng vết
khoanh 0,2 - 0,3 cm theo hình xoắn ốc 1,5 - 2 vòng, tuyệt đối không dùng liềm, cưa.
Xử lý thuốc trừ nấm bệnh cho vết khoanh.

* Biện pháp tăng khả năng đậu quả
+ Trước khi nở hoa: dùng các loại phân bón lá: Atonic, Mastrer - Grow, kích phát tố
thiên nông (theo chỉ dẫn trên bao bì) phun 2 lần, lần 1 khi mới xuất hiện nụ, lần 2
cách lần 1 là 15 ngày.
+ Sau khi đậu quả: khi quả non có đường kính 1 - 2 cm, phun Atonic, Mastrer -
Grow, kích phát tố thiên nông 2 - 3 lần với nồng chỉ dẫn, các lần phun cách nhau 10
- 15 ngày.
Phòng trừ sâu bệnh
Thường xuyên kiểm tra vườn cây, phát hiện sâu bệnh kịp thời.
Sử dụng các biện pháp canh tác (xén tỉa cành lá sâu bệnh ) sử dụng các loại
thuốc BVTV sinh học, thuốc hoá học ít độc, không dùng thuốc cấm và chú ý sử
dụng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng và chú ý một số loại sâu bệnh
- Bọ xít, nhện chích hút, rầy, rệp phun: Sherpa 25 EC; Trebon 2,5 EC; Pegasus 500
EC; Actara 25 WG; Danitol 10 EC
- Sâu đục thân, ruồi đục quả, dòi hại lá (sâu vẽ bùa), hại hoa phun: Sumicidin 20 EC;
Padan 95 SP
- Bệnh loét sẹo, đốm lá thân và cành lớn, thân quả cần phun: Rhidomil MZ 73 WP;
Score 250 EC; thuốc gốc đồng

Ngoài ra có thể dùng Basudin 10 G để trị kiến, mối, bọ cánh cứng: Trộn tỷ lệ
1 thuốc + 10 cát rắc xung quanh gốc và hố.
* Chú ý: Sử dụng thuốc theo nồng độ ghi ở nhãn thuốc.
SÂU BỆNH HẠI CÂY CÓ MÚI
1. Bệnh chảy gôm: (Phytophthora parasitica và P. Citropthora)
Hay còn gọi là bệnh chảy nhựa, nấm gây ra bệnh thối gốc và lở cổ rễ ở vườn ươm.
a. Triệu chứng.
Bệnh chảy nhựa gây thối cục bộ ở phần gốc và có thể lan rộng ra toàn cây.
Bệnh thể hiện với đặc trưng là chảy nhựa cây, giọt gôm (nhựa) hòa tan được trong
nước và có thể bị hòa tan bởi mưa to.
Nấm xâm nhập qua vết thương, vết nứt ở vỏ cây sau đó xâm nhập vào mô tế
bào mạch dẫn gây ra sự hoại tử và chảy gôm ở mặt ngoài vỏ.
Cây nhiễm nặng lá xanh nhạt, gân vàng; cây bị bệnh có thể bị tróc một
khoanh vỏ dẫn đến suy thoái từng phần của tán, cành khô, lộc mọc ngắn.
b. Đặc điểm phát sinh, phát triển.
2 loại nấm này tồn tại trong đất và phát triển trong điều kiện ẩm ướt. Thời tiết
ẩm ướt kéo dài, mưa dầm giúp nấm lây lan và có thể gây nên sự bùng phát bệnh.
c. Biện pháp phòng trừ.
- Tốt nhất là chọn gốc chống bệnh.
- Tránh làm thân cây bị thương, bị nứt nẻ
- Lau sạch nhựa (nạo khoét mô bị bệnh) sau đó dùng Boóc đô (10%), Ridomil
(0,3%), Aliette (0,3%), Casuran quét hỗn hợp quanh gốc, nếu có thể nên bôi thuốc
cùng chất dính không thấm nước (Vazơlin, Paraphin). Nên bôi nhựa đường trực tiếp
vào vết bệnh sau đó.
2. Vàng lá cam (Greening)
Là bệnh rất phổ biến và tàn phá mạnh cây có múi nói chung và bưởi nói riêng,
còn có tên giọi là bệnh Greening, bệnh Huanglungbin, vàng lá chè Cây bệnh
không có năng suất và bị tàn lụi dần.
a. Triệu chứng.
Bệnh do Liberobacter asiaticum gây ra, lây nhiễm từ giai đoạn vườn ươm. Bề

mặt lá bệnh biến vàng loang lổ hoặc phiến lá vàng nhưng gân lá thì xanh. Bệnh ban
đầu xuất hiện trên một số lá non sau đó lan dần ra toàn lá, rồi toàn cây. Ở đọt non
thấy rõ triệu chứng trong khi những phần còn lại thì vẫn thấy bình thường. Cây bị
bệnh lùn nhỏ, tán lá không đều, lá nhỏ và có thể bị rụng sớm, lá già cũng biến vàng,
cành khô, cây bị tàn lụi. Trên cành cây bị bệnh nặng, quả nhỏ, tâm lệch, hạt có màu
vàng nâu và bị lép, quả chua, tép khô.
Triệu chứng giống như thiếu Fe, Zn, Bo, Mg

b. Đặc điểm phát sinh, phát triển.
Bệnh lan truyền theo hai cách: chiết ghép cây do cành ghép từ cây bị bệnh và
qua môi giới là rầy chổng cánh Diaphorina citri trong suốt thời gian hình thành lá
non, lộc non.
c. Biện pháp phòng trừ.
- Áp dụng các biện pháp phòng trừ rầy chổng cánh một cách tích cực vào 2
cao điểm xuất hiện rầy chổng cánh.
- Bón phân đầy dủ, tạo điều kiện cho cây phát triển tốt
- Dùng giống sạch bệnh, chọn cành ghép kỹ lưỡng. Lấy mắt ghép từ các cây
mẹ không bị bệnh. Dùng các cây gốc ghép kháng bệnh Greening.
- Khi phát hiện cây bệnh phải kịp thời nhỏ bỏ và thiêu hủy.
- Dùng thuốc trừ rầy chổng cánh: Selecron (0,2%); Vifel (0,2%); Viphensa
(0,2%)
3. Rầy chổng cánh (Diaphorina citri)
Phòng trừ rầy là biện pháp phòng trừ bệnh Greening hiệu quả nhất và cực kỳ
quan trọng.
a. Triệu chứng.
Chích hút lộc non, nếu mật độ cao sẽ làm lá và chồi non dị dạng. Nguy hiểm
nhất là truyền bệnh Greening từ cây bệnh tới cây khỏe, làm cây tàn lụi.
b. Đặc điểm phát sinh, phát triển.
Rầy hoạt động từ tháng 2 đến tháng 11, 1 năm có khoảng 10 lứa, chích hút lộc
non của cây: lộc xuân (T1 -2), lộc hè, lộc thu và lộc đông.

c. Biện pháp phòng trừ.
- Thực hiện vệ sinh đồng ruộng một cách đồng bộ
- Kết hợp với phòng trừ một số loài sâu bệnh hại khác: rệp, sâu vẽ bùa…
- Dùng thuốc trừ : Selecron (0,2%); Vifel (0,2%); Viphensa (0,2%)
4. Sâu vẽ bùa (Phyllocnistis citrella)
Là một trong những loại sâu phổ biến nhất gây hại trên cây có mùi, chủ yếu
phá hại ở thời kỳ vườn ươm và trong thời gian 3 - 4 năm đầu khi cây mới trồng.
a. Triệu chứng.
Sâu non dài khoảng 3mm, bướm sâu vẽ bùa có sải cánh khoảng 4mm, đẻ
trứng dưới mặt lá non, búp non. Ấu trùng xâm nhập vào dưới biểu bì và ăn thịt lá,
các đường rãnh thường chứa phân màu thẫm; lá bị gây hại càng ngày càng bị biến
dạng, co rúm lại, vặn vẹo, nhỏ đi và cuối cùng là bị khô đi, dẫn tới cây phát triển
chậm. Sau non nhỏ, màu trắng và thường nằm ở cuối các đường đục trong lá. Mỗi
bướm cái có thể đẻ 40 - 120 trứng, bướm chỉ đẻ 1 trứng/1 lá non.

b. Đặc điểm phát sinh, phát triển.
Bướm sâu vẽ bùa có thể đẻ tới 12 lứa/năm. Ở miền Bắc sâu hoạt động chủ yếu
trên lộc hè và lộc thu chính vụ (phá hại mạnh nhất từ tháng 2 đến tháng 10). Ở các
tỉnh đồng bằng sông Cửu Long sâu thường phá hịa mạnh vào đầu và cuối mùa mưa.
Sâu chủ yếu ở những cây dưới 5 năm tuổi.
c. Biện pháp phòng trừ.
- Áp dụng các biện pháp chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho cây ngay từ nhỏ
- Cắt bỏ và tiêu hủy ngay các lá bị sâu hại.
- Sử dụng thiên địch là ong ký sinh
- Tiến hành phun thuốc vào thời điểm xuất hiện triệu chứng đầu tiên và ngay
sau khi có đợt lộc non (1 - 2 lần)
- Có thể sử dụng các loại thuốc sau: Selecron 500EC/ND; Nicotex; Decid
2.5EC; Padan 95SP…
Nếu có thể nên sử dụng thuốc Caltex-Oil (D-C-Tron Plus) tiêu diệt côn trùng
nhưng vẫn bảo vệ được thiên địch.

5. Sâu đục thân cành (Chelidonium argentatum, Nadezhiella cantorri,
Anoplophora sp)
a. Triệu chứng.
Sâu non đục lỗ vào trong thân gỗ, tạo thành đường hầm ngày càng lớn theo sự
phát triển của nó, phá hủy phần giác gỗ. Lỗ đục có thể tròn hay elíp. Ở chỗ sâu đục,
cây chảy nhựa và một số mùn gỗ trắng rơi ra ngoài từ các lỗ đục. Mức độ phá hại có
thể nhận biết qua lượng mùn cưa do sâu non đẩy ra ngoài. Cành bị sâu đục khô héo
và chết.
Sâu đục thân phá hại cây từ 2 - 10 năm tuổi.

b. Đặc điểm phát sinh, phát triển.
Sâu chỉ có 1 lứa trong năm, xuất hiện chủ yếu (đẻ rộ) trong thời gian tháng 5,
8, 9. Con cái đẻ trứng trên thân cây hoặc cành, thường là những vết nứt của vỏ. Sâu
non có màu trắng sữa, dài tới 60mm, không rõ chân, phía trước to hơn phía sau. Bọ
trưởng thành là một loài xén tóc có màu nâu xám hoặc màu lục ánh bạc. Bọ trưởng
thành rất ít gây hại, đẻ trứng vào nách cành nhỏ cỡ 66mm, mỗi cành 1 - 2 trứng.
Trứng hình vảy ốc, màu vàng nhạt giống hạt ớt.
Nhộng hình thành từ tháng 3 - tháng 5. Vòng đời của sâu: trưởng thành (4 - 5
ngày); trứng (8 - 13 ngày); sâu non (9 tháng); nhộng (1 - 1,5 tháng)
Sâu non sau khi nở đục ngay vào trong cành rồi đục xuống thân, gây hại
nghiêm trọng cho cam từ 2 - 10 tuổi, hại từ 20 - 100 số cành. Một cây có thể bị tới
50 sâu đục phá hủy phần thân gỗ làm cây bị khô héo cành và chết.
c. Biện pháp phòng trừ.
- Bắt bằng tay lúc trưởng thành ra rộ (tháng 5)
- Dùng gai mây luồn vào lỗ đục để bắt và giết sâu non
- Cắt cành mới héo từ dưới lỗ không cho sâu trưởng thành chui ra ngoài.
- Phun thuốc trừ sâu: Sau khi phát hiện ra lỗ đục, dùng xi lanh tiêm thuốc sâu
vào lỗ đục bằng các thuốc như: Supracide (0,5%); Selecron (0,5%); Padan (0,5%);
Sherpa (0,1%)
6. Ruồi vàng đục quả (Dacus dorsalis Hendel)

Có hai loài gây hại nặng và phổ biến nhất là Dacus dorsalis và Ceratitis
capitata. Trong vài năm gần đây chúng gây hại tới>50% sản phẩm thu hoạch.
a. Triệu chứng.
Trên quả bị hại có thể quan sát thấy những lỗ nhỏ khoảng 1mm. Sâu non đào
lỗ chui vào trong tép, thường có giọt gôm nhỏ từ trong lỗ chảy ra. Quả bị đục thường
nhiễm nấm bán ký sinh, vết bệnh bắt đầu thối và biến nâu, thịt quả thối rữa và quả
rụng xuống.
b. Đặc điểm phát sinh, phát triển.
Ruồi có thân dài 7mm (Dacus dorsalis), 4 - 5mm (Ceratitis capitata), thân có
màu nâu chân vàng, ngực đỏ cánh không màu hoặc có nhiều đốm. Có 4 - 5 lứa/năm
Ruồi cái đục vỏ quả đang chín hoặc chín đẻ trứng, giòi khi nở có màu trắng
dài khoảng 1mm, lớn lên có màu vàng, sau khi nở giòi đào sâu đi thẳng vào tép quả
sinh sống khoảng 10 - 20 ngày trước khi quả thối rụng xuống đất, giòi chui ra khỏi
quả và hóa nhộng trong đất.
Ruồi cũng gây hại cho xoài, lê, đu đủ, sung
c. Biện pháp phòng trừ.
- Dùng túi nilon hoặc túi lưới bọc quả lại có thể chống ruồi vàng và một số
sâu khác.

- Quả chín không để lâu trên cây, cần thu hái nhanh gọn.
- Thu gom các quả rụng, chôn sâu vào đất xa vườn cây.
- Xới đất quanh gốc để triệt nhộng.
- Dùng bẫy bả diệt trưởng thành: là phương pháp rất dễ làm, dùng hỗn hợp
5ml mật ong (đường + dấm) + 0,1 - 0,2% thuốc Dipterex (Vizubon) trong 1 lít nước,
đổ vào chai nhựa đã cắt đầu rồi buộc lên cành cây (1 bẫy/cây), có thể bỏ thêm vài lát
cam mỏng để tăng thu hút.
- Dùng thuốc hóa học: 2 - 3 tuần trước khi thu hoạch quả có thể phun thuốc để
diệt ruồi như: Dipterex, Sherpa
7. Ngài sâu đục quả (Ophideres sp)
a. Triệu chứng:

Quả chín thường dễ bị chích hút nhưng quả xãnh cũng bị hại, trên vỏ quả có
thể có nhiều lỗ đục, có trường hợp có đến 40 - 50 lỗ đục. Quả bị đục thừng bị nhiễm
nấm bán ký sinh rồi rụng, dùng tay bóp mạnh sẽ thấy dịch quả phụt ra từ các lỗ đục.
b. Đặc điểm phát sinh, phát triển.
Xuất hiện 2 - 4 lứa trong năm, bướm chủ yếu xuất hiện vào mùa hè và mùa
thu khi quả chín. Ngài có thân dài 3 - 4mm, cánh trước có màu nau, cánh sau màu
vàng với 2 vệt đen to hình vòng cung. Là loài ngài đêm nên thường gây hại chủ yếu
và để trứng vào ban đêm.
c. Biện pháp phòng trừ.
- Dùng túi nilon hoặc túi lưới bọc quả lại có thể chống ruồi vàng và một số
sâu khác.

- Quả chín không để lâu trên cây, cần thu hái nhanh gọn.
- Thu gom các quả rụng, chôn sâu vào đất xa vườn cây.
- Thu gom và đốt lá khô vào ban đêm đuổi ngài bay đi nơi khác.
- Dùng bẫy đèn bắt ngài kết hợp với dùng chậu bả trong vườn thu hút bướm
đến hút nước bả (nước quả cam + đường + thuốc sâu) như: Methyl parathion.
Azondrin
- Mùa quả chín dùng Diazinon phun vào ban đêm
8. Rệp sáp (Pseudococcus sp)
a. Đặc điểm và triệu chứng.
Sinh sống gây hại ở chùm quả, mặt dưới lá, cành tiêu và ngay cả ở dưới rễ.
Chích hút nhựa làm chùm quả héo rụng non và tạo điều kiện, môi trường cho nấm
muội phát triển làm đen vỏ quả, mặt lá, ảnh hưởng đến quang hợp.
Sống thành ổ, trứng nở rệp non trên mình chưa có sáp trắng di động rát nhanh
tìm nơi sinh sống cố định (chùm quả, cuống lá…) sau vài lần lột xác trên mình phủ
lớp sáp bông trắng do rệp tiết ra từ các hạch, sáp tiết ra ngày càng nhiều phủ kín rệp
và cả ổ rệp. Chính lớp sáp không thấm nước này bảo vệ rệp chống lại ngoại cảnh bất
lợi cũng như thuốc trừ sâu.
Rệp sáp có loài kiến cộng sinh bằng cách kiến đen tha rệp từ nơi này sang nơi

khác, từ cây này sang cây khác, mỗi khi chỗ rệp đang chích hút đã cạn kệt nhựa.
Ngược lại, trong chất bài tiết của rệp có chứa nhiều chất đường mật làm thức ăn cho
kiến.
* Rệp sáp cùng với rệp muội đều phát sinh, phát triển mạnh trong mùa nóng
và đầu mùa mưa (nắng mưa bất thường).
b. Biện pháp phòng trừ.
Như đã nói ở trên do đây là một loài côn trùng đa ký chủ, vì thế việc phòng
trừ chúng không phải lúc nào cũng thu được kết quả mong muốn, do chúng thường
xuyên có mặt trên những loại cây trồng khác nhau trong vườn.
Để phòng trị rệp sáp nên áp dụng nhiều biện pháp sau đây.
- Không nên trồng với mật độ quá dày để vườn luôn được thông thoáng.
- Vệ sinh vườn tược thường xuyên, cắt tỉa bỏ những cành bị sâu bệnh, cành
nằm khuất trong tán…để vườn luôn thông thoáng. Chăm sóc chu đáo để cây sinh
trưởng và phát triển tốt đó. Có sức chống đỡ với rệp.
- Dọn sạch cỏ rác, lá cây tủ mục xung quanh gốc để phá vỡ nơi cư trú của
kiến, nếu thấy xung quanh gốc có nhiều kiến có thể dùng thuốc Padan, Basudin hoặc
Regent hạt rải xung quanh gốc hoặc phun thuốc trừ sâu để diệt kiến.
- Thường xuyên kiểm tra vườn để phát hiện và phun thuốc diệt trừ rệp kịp thời
nhất là ở giai đoạn cây đang ra hoa, quả non. Có thể sử dụng các loại thuốc như:
Applaud 10WP; Supracid40EC/ND, Suprathion 40EC, dầu khoáng DC-Tron Plus
98,8EC, Bitox 40EC/50EC; Butyl 10WP; Bian 40EC; Bassan 50EC, Decis;
Trebon… ở giai đoạn quả già sắp chín nếu có phun thuốc phải chú ý đảm bảo thời
gian cách ly của thuốc để giữ an toàn cho người sử dụng. Nên đọc ký hướng dẫn sử
dụng của nhà sản xuất in trên bao bì. Khi phun thuốc cũng nên phun thuốc trên
những loại cây ăn quả khác trong vườn.
9.Rệp cam.
Rệp cam: Chủ yếu gây hại trên các cành non, lá non. Lá bị xoăn, rộp lên. Rệp tiết ra
chất nhờn (gọi là sương mật) hấp dẫn kiến và nấm muội đen.

- Phòng trừ: Dùng Sherpa 25EC hoặc Trebon pha với nồng độ 0,1 - 0,2% phun 1 - 2

lần ở thời kì lá non. Khi xuất hiện rệp, muốn trị có hiệu quả cần pha thêm vào thuốc
1 ít xà phòng để có tác dụng phá lớp sáp phủ trên người rệp làm cho thuốc dễ thấm.
10.Bệnh loét và bệnh sẹo.
• Bệnh loét (Xanthomonas campestris)
Đặc điểm gây hại: Bệnh gây hại ở thời kì vườn ươm và cây mới trồng 1 - 3 năm, ở
thời kỳ cây cho thu hoạch bệnh gây hại cả trên lá bánh tẻ, cành, quả non. Trên lá
thấy xuất hiện các vết bệnh không định hình, mới mầu xanh vàng, sau chuyển thành
màu nâu xung quanh có quầng vàng. Gặp điều kiện ẩm ướt gây thối rụng lá, gặp
điều kiện khô gây khô giòn vết bệnh làm giảm quang hợp. Gây hại nặng trong điều
kiện nóng, ẩm (vụ xuân hè).

• Bệnh sẹo (Ensinoe fawcetti Bit. et Jenk)
Triệu chứng gây hại: Vết bệnh thường có mầu nâu nhạt nhô lên khỏi bề mặt lá. Có
thể lốm đốm hoặc dày đặc trên mặt lá, hình tròn, bề mặt vết bệnh sần sùi, gồ ghề.
Nếu bệnh xuất hiện trên cành sẽ nhìn thấy các đám sần sùi giống như ghẻ lở, màu
vàng hoặc nâu. Cành bị nhiều vết bệnh sẽ khô và chết. Bệnh đặc biệt gây hại nặng
trong điều kiện nống và ẩm ( vụ xuân hè).

- Phòng trừ:
+ Cắt bỏ lá bệnh, thu gom đem tiêu huỷ
+ Phun thuốc: Boocđo 1 - 2% hoặc thuốc Kasuran 0,2%.
- Cách pha thuốc boocđô (pha cho 1bình 10 lít):
+ Dùng 0,1 kg Sunfat đồng + 0,2 kg vôi đã tôi (nồng độ 1/100), nếu nồng độ 2% thì
lượng sunfat đồng và vôi tăng gấp đôi.
+ Lấy 7 lít nước pha với đồng sunfat, 3 lít còn lại pha với vôi, lọc bỏ cặn bã, sau đó
lấy dung dịch đồng loãng đổ vào nước vôi đặc vừa đổ vừa quấy cho tan đều sẽ được
dung dịch boocđô.
11.Nhện hại.
- Đặc điểm gây hại:
+ Nhện đỏ (Panonychus citri): Phát sinh quanh năm hại lá là chính, chủ yếu vào vụ

đông xuân. Nhện đỏ rất nhỏ, màu đỏ thường tụ tập thành những đám nhỏ ở dưới mặt
lá, hút dịch lá làm cho lá bị héo đi. Trên lá nơi nhện tụ tập thường nhìn trên mặt lá
thấy những vùng tròn lá bị bạc hơn so với chỗ lá không có nhện và hơi phồng lên
nhăn nheo.

+ Nhện trắng (Polyphagotarsonemus latus): Phát sinh chủ yếu ở trong những thời
kỳ khô hạn kéo dài và ít ánh sáng (trời âm u hoặc cây bị che bóng bởi các cây khác).
Nhện trắng là nguyên nhân chủ yếu gây ra rám quả, các vết màu vàng sáng ở dưới
mặt lá.

- Phòng trừ: Để chống nhện (nhện đỏ và nhện trắng) dùng thuốc Comite, Ortus
50EC, Pegasus 250 pha nồng độ 0,1 - 0,2% phun ướt cả mặt dưới lá và phun lúc cây
đang ra lộc non để phòng. Nếu đã bị nhện phá hại phải phun kép 2 - 3 lần, mỗi lần
cách nhau 5 - 7 ngày bằng những thuốc trên hoặc phố trộn 2 loại với nhau hoặc với
dầu khoáng trừ sâu.
13.Các bệnh do virus và viroid
Các bệnh do virus và viroid: Trên bưởi còn 2 loại bệnh khá nguy hiểm gây hại:
bệnh vàng lá (do virus Tristeza gây hạ) và bệnh Exocortis (do viroids gây hại). Các
bệnh này không chữa trị được bằng các loại thuốc hoá học như trên mà phải phòng
trị bằng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp, bắt đầu từ khâu nhân giống sạch bệnh tới
các kỹ thuật canh tác, vệ sinh đồng ruộng, diệt trừ môi giới truyền bệnh vv

- Thu hoạch và bảo quản
- Thời điểm thu hoạch: Thu hoạch khi vỏ quả chuyển từ màu xanh chuyển xang mầu
vàng;

- Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh khi thu hái: Thu hoạch quả vào những ngày trời tạnh
ráo, thu hoạch vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát, tránh thu hoạch vào giữa trưa
hoặc trời quá nóng.
- Kỹ thuật thu hái: Cần phải có thang chuyên sử dụng cho thu hoạch quả và sử dụng

kéo để cắt chùm quả sau đó lau sạch, phân loại, cho vào thùng hoặc sọt tre có lót
giấy hoặc xốp, để nơi thoáng mát và đem đi tiêu thụ.
6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống.
3-4năm đầu, có thể trồng xen những loại cây ngắn ngày:Các cây họ đậu ,rau
xanh…
Các biện pháp trên đều được lấy từ những kinh nghiệm đời sống và dựa vào các
kiến thức đã học. Ví dụ: Nhà vườn có thể dùng một dụng cụ đựng nước như thùng
nhựa, lu để cố định trong vườn rồi pha vôi vào nước với tỷ lệ 1kg vôi pha 100 lít
nước và xử lý 100 trái bưởi. Sau đó, thu gom những trái bưởi bị sâu hại trong vườn
cho vào lu nước vôi đã pha sẵn. Khoảng 24 giờ sau, sâu trong trái bưởi tự động chui
ra ngoài hoặc số còn lại trong trái cũng chết. Phần nước vôi sau khi không sử dụng
sẽ tưới trong vườn để cung cấp canxi cho cây.Việc dọn cỏ, tỉa cành, thu cây đậu
tương cho vào một chiếc thùng to hoặc ta có thể đào 1 chiếc hố rồi lót vải bạt áo
mưa vào trong lòng hố rồi cho cho cây xanh vào. Tưới nước lã vào thùng hoặc chiếc
hố đó để cây xanh tự phân hủy để làm phân bón hoặc trồng xen cây đậu tương để
tăng thu nhập,tăng sự màu mỡ cho đất, giảm công làm cỏ cũng là dựa trên cơ sở
môn Công nghệ. Việc lựa chọn phân lân, phân đạm, thuốc trừ sâu dựa trên cơ sở
của môn Hóa học. Các biện pháp trên, nếu biết cách áp dụng đúng cách và hợp lý
với từng loại cây trồng thì ta sẽ thu được năng suất cao hơn trước và chất lượng thu
được cũng tốt hơn. Cây Bưởi diễn là một loại cây rất rễ trồng trong nông nghiệp,
đem lại hiệu quả kinh tế cao mà lại mất rất ít thời gian chăm sóc.
Trên đây là một số học hỏi của bản thân em về tự nhiên và những hiểu biết dựa
trên những gì đã được học. Em mong rằng các biện pháp trên sẽ được áo dụng vào
thực tiễn và đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân. Chúc cho những
người trồng Bưởi diễn có một mùa bội thu và năng suất đạt chất lượng cao.
Khai Thái, ngày 25/10/2013
Nhóm trưởng
Vũ Thị Lan Anh

×