Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

TỔ HỢP TTTM, Y TẾ, GIÁO DỤC, CĂN HỘ TIMES CITY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 32 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH
CƠ SỞ THANH HÓA – CÔNG NGHỆ

BÁO CÁO THỰC TẬP

ĐƠN VỊ THỰC TẬP:
TỔ HỢP TTTM, Y TẾ, GIÁO DỤC, CĂN HỘ
TIMES CITY
GIẢNG VIÊN HD : TRỊNH HỮU TRƯỜNG
SINH VIÊN TH : LÊ ĐỨC NGỌC
MSSV : 11001183
LỚP : TCDI39TH
THANH HÓA, THÁNG 07 NĂM 2013
Báo cáo thực tập GVHD: Trịnh Hữu Trường
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên cho bài báo cáo này em mong muốn được gửi lời cảm ơn sâu sắc
đến toàn thể quý thầy cô Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh – Cơ sở
Thanh Hóa, những người đã trau dồi cho chúng em những kiến thức vững chắc, đó
là nền tảng để chúng em bước tới cuộc sống với những công việc của mình.
Nhân đây,em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy cô giáo Khoa
Công nghệ - CSTH - Trường Đại Học Công Nghiệp TP Hồ Chí Minh đặc biệt là
sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của thầy Trịnh Hữu Trường và thầy giáo Phạm
Thái Hòa thầy đã trực tiếp giới thiệu em vào công ty, đã giúp đỡ em trong thời
gian học tập tại trường.
Em xin bày tỏ lòng cảm ơn tới thầy Nguyễn Văn Dũng đã giới thiệu và
hướng dẫn chúng em đến đơn vị thực tập, em xin gửi lời cảm ơn đến Qúy Công Ty
TNHH DV và TM Cơ Điện Lạnh Chấn Hưng đặc biệt là anh Phùng Văn Kính đội
trưởng đội thi công công trình là người trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ em trong
suốt quá trình thực tập tại công ty và hoàn thiện bài báo cáo này.
Do thời gian và kiến thức còn hạn chế nên bài báo cáo này không thể tránh


khỏi những thiếu sót mong quý thầy cô, người hướng dẫn thực tập và bạn đọc đóng
góp ý kiến để bài báo cáo này của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện: Lê Đức Ngọc – MSSV: 11001183
Báo cáo thực tập GVHD: Trịnh Hữu Trường
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

















Thanh Hóa, ngày … tháng … năm 2013
Giảng viên
Sinh viên thực hiện: Lê Đức Ngọc – MSSV: 11001183
Báo cáo thực tập GVHD: Trịnh Hữu Trường
MỤC LỤC
Sinh viên thực hiện: Lê Đức Ngọc – MSSV: 11001183
Báo cáo thực tập GVHD: Trịnh Hữu Trường

LỜI NÓI ĐẦU
Trong cuộc sống của chúng ta luôn tồn tại những khu vực dễ cháy, nên việc
lắp đặt hệ thống báo cháy có tầm quan trọng hết sức lớn lao. Nó giúp chúng ta phát
hiện nhanh chóng, chữa cháy kịp thời kỳ đầu của vụ cháy đem lại sự bình yên cho
mọi người, bảo vệ tài sản cho nhân dân, nhà máy xưởng sản xuất Ngày nay, việc
phòng cháy chữa cháy trở thành mối quan tâm hàng đầu của nước ta cũng như
nhiều nước trên thế giới. Nó trở thành nghĩa vụ của mỗi người dân. Trên các
phương tiện thông tin đại chúng luôn tuyên truyền giáo dục cho mỗi người dân ý
thức phòng cháy chữa cháy, nhằm mục đích hạn chế những vụ cháy đáng tiếc xảy
ra. Xuất phát từ những ý tưởng trên, chúng em đã chọn đề tài “ Hệ thống phòng
cháy chữa cháy tự động” cho báo cáo đồ án môn học. Do thời gian, kiến thức và
sự hiểu biết còn hạn chế nên chắc chắn trong quá trình làm chúng em còn nhiều
thiếu sót, nên mong quý thầy cô và các bạn chân thành góp
Sinh viên thực hiện: Lê Đức Ngọc – MSSV: 11001183 Trang 5
Báo cáo thực tập GVHD: Trịnh Hữu Trường
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP
TÌM HIỂU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH DV VÀ TM CƠ ĐIỆN
LẠNH CHẤN HƯNG
1.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY
Công ty TNHH DV và TM Cơ Địn Lạnh Ch́n Hưng thành lập vào năm 201.
Tên giao dịch: TranHung.co.,ltd
Địa chỉ : Phường Vĩnh Tuy, Thành Phớ Hà Nợi
Điện thoại : 0966700550
Fax : 045880508
E-mail:
Ngành nghề kinh doanh :mua bán trang thiết bị ngành điện nước, Thi công lắp
đặt các hệ thống điện nước, điện lạnh, điện gia dụng và điện công nghiệp. Hệ
thống phòng cháy tự động, tổng đài điện thoại, thiết bị truyền hình, xây dựng lưới
điện và trạm biến thế đến 35KV. Thi công xây dựng các công trình nhà ở dân dụng.
1.2. SƠ ĐỒ BỘ MÁY CỦA CÔNG TY

Công ty hiện có trên 100 công nhân được chia thành nhiều đội thi công .Trên
nhiều lãnh vực thi công, thương mại và nhân viên văn phòng được chia thành các
phòng ban như sau:
Sinh viên thực hiện: Lê Đức Ngọc – MSSV: 11001183 Trang 6
Báo cáo thực tập GVHD: Trịnh Hữu Trường
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty
Giám Đốc
Phó Giám Đốc
Phòng Kế Toán
Phòng Hành Chính
Phòng Kỹ Thuật
Trưởng Phòng
Trưởng Phòng
Đội Trưởng
Công nhân
Công nhân
Công nhân
1.3. CHỨC NĂNG CỦA TỪNG PHÒNG BAN
1.3.1. Giám đốc
Quản lý tổng hợp các phòng ban, và quyền điều hành cao nhất trong công ty
Sinh viên thực hiện: Lê Đức Ngọc – MSSV: 11001183 Trang 7
Báo cáo thực tập GVHD: Trịnh Hữu Trường
1.3.2. Phó giám đốc
Điều hành trực tiếp theo quyền hạn đã được giao, có trách nhiệm đôn đốc
thực hiện , hoàn thành công việc trong phạm vi quản lý.
1.3.3. Phòng hành chính.
Tiếp nhận hồ sơ tuyển nhân viên, lên kế hoạch công việc cho từng tháng,
quý, năm trình giám đốc duyệt.
Lập kế hoạch khen thưởng, kỷ luật cho nhân viên và công nhân trong công
ty

1.3.4. Phòng kế toán
- Có trách nhiệm làm sổ sách, tiền lương, báo cáo thuế hàng tháng, quý, năm,
phản ánh kịp thời các số liệu để trình giám đốc.
- Theo dõi tiến độ từng công trình để phân bố chi phí hợp lý.
1.3.5. Phòng kỹ thuật
- Có trách nhiệm trước Ban giám đốc về công việc được phân công, quản lý
công nhân của từng đội, báo cáo tiến độ công trình về cho phòng kế toán theo dõi.
- Có trách nhiệm cấp hóa đơn đầy đủ khi mua vật liệu của các cửa hàng mang
về phòng kế toán.
1.3.6. Trưởng Phòng
Có trách nhiệm trước ban giám đốc về công việc của tổ mình quản lý nhân
công.
- Có trách nhiệm làm sổ sách, tiền lương, báo cáo thuế hàng tháng, quý, năm,
phản ánh kịp thời các số liệu để trình giám đốc.
1.3.7. Đội Trưởng
- Có trách nhiệm chấm công cho công nhân, cuối tuần đưa chấm công về cho
phòng kế toán kiểm tra làm lương.
Quản lý công nhân của đội, báo cáo kịp thời quân số công nhân làm việc, thôi
việc.
Báo cáo toàn bộ khối lượng công việc hàng ngày cho phó giám đốc kiểm tra
về quân số ở các công trường thi công, nếu công trường thi công ở xa thì báo cáo
Sinh viên thực hiện: Lê Đức Ngọc – MSSV: 11001183 Trang 8
Báo cáo thực tập GVHD: Trịnh Hữu Trường
quân số cuối tuần.
1.3.8. Nhân Công
- Có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ của cấp trên giao xuống một cách
nhanh chóng và có trách nhiệm.
1.4. NGUỒN NHÂN LỰC CHÍNH SÁCH VÀ MỤC TIÊU CỦA CÔNG TY
1.4.1. Nguồn nhân lực:
Công ty có đội ngũ lãnh đạo có trình độ cao, đáp ứng được mọi nhu cầu đòi

hỏi của nền kinh tế thị trường.
Đội ngũ công nhân lành nghề trình độ tay nghề từ trung cấp trở lên.
1.4.2. Về chính sách:
Công ty thành lập năm 20012, cho đến nay đã đáp ứng đầy đủ chính sách cho
cán bộ công nhân viên, nhu cầu cuộc sống của toàn nhân viên trong công ty.
Các ngày lễ đều có chính sách khen thưởng cho cán bộ công nhân viên.
Mua bảo hiểm cho toàn bộ công nhân viên hiện đang làm việc tại các công
trường.
1.4.3. Mục tiêu :
Công ty luôn luôn hướng tới mục tiêu đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên,
sinh viên ở các trường có quá trình thực tập, thực tiễn tiếp cận tại công trình để có
trình độ tay nghề cao, có chính sách lương thưởng đối với công nhân viên, sinh
viên đạt thành tích trong công việc.
1.5. CÁC LOẠI SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY
Chuyên lắp đặt các hệ thống điện nước công nghiệp và dân dụng.
Mua bán trang thiết bị điện nước công nghiệp …
Mua bán lắp đặt các ḥ thớng báo cháy.
1.6. PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ VÀ KẾ HOẠCH TRONG NĂM 2013
1.6.1.Tổ chức hoàn chỉnh bộ máy quản lý công ty.
Phát huy khả năng để tạo được uy tín trên thị trường và ký kết được nhiều hợp
đồng trong nước .
Đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên nhằm nâng cao trình độ tay nghề.
Sinh viên thực hiện: Lê Đức Ngọc – MSSV: 11001183 Trang 9
Báo cáo thực tập GVHD: Trịnh Hữu Trường
Tăng doanh thu, thu nhập cao nhằm cải thiện mức lương những chế độ cho
công nhân viên đến mức cao nhất, tạo không khí môi trường làm việc lành mạnh
trong nội bộ công ty. Để đưa công ty ngày càng phát triển. Lớn mạnh hơn nữa theo
tình hình phát triển chung của đất nước.
1.6.2 . Định hướng phát triển
Công ty TNHH Dịch vụ và Thương mại Cơ điện lạnh Chấn Hưng được

thành lập vào năm 2012 với đội ngũ kĩ sư chuyên nghiệp, dày dạn kinh nghiệm và
lực lượng công nhân lành nghề, chúng tôi tự hào là một trong những đơn vị thi
công cơ điện hàng đầu Việt Nam.
1.6.3 . Các lĩnh vực chính
Thiết kế, tư vấn, lắp đặt, thi công hệ thống PCCC.
Thiết kế, tư vấn, lắp đặt, thi công hệ thống điều hòa không khi .
Thiết kế, tư vấn, lắp đặt, thi công hệ thống điện .
Thiết kế, tư vấn, lắp đặt, thi công hệ thống cấp thoát nước
Thiết kế, tư vấn, lắp đặt, thi công hệ thống lạnh
1.6.4.Văn hóa công ty
* Môi trường làm việc chuyên nghiệp:
- Đội quản lý dự án luôn đảm bảo trách nhiệm tại công trình.
- Đội ngũ kĩ sư và công nhân được huấn luyện thường xuyên để nâng cao
kiến thức.
- Hệ thống quản lý dự án chuyên nghiệp nhằm đảm bảo tiến độ công trình và
đạt được chất lượng cao.
Sinh viên thực hiện: Lê Đức Ngọc – MSSV: 11001183 Trang 10
Báo cáo thực tập GVHD: Trịnh Hữu Trường
- Kĩ sư và công nhân được làm việc theo đội nhóm với tinh thần đồng đội
cao.
1.6.5. Chất lượng, quan hệ khách hàng:
- Chấn Hưng xem chất lượng là ưu tiên hàng đầu. Chấn Hưng luôn luôn cải
tiến nhằm mang những công nghệ cao áp dụng vào các công trình.
- Chấn Hưng am hiểu những thách thức khi tham gia đấu thầu vào dự án do đó
chúng tôi sự dụng số lượng lớn thời gian và trí tuệ cho việc thiết kế, lên kế hoạch,
phát triển dự án,… tất cả đều sẵn sàng
- Khách hàng sẽ luôn cảm thấy hài lòng khi làm việc với Chấn Hưng.
1.6.6. Sứ mệnh, tầm nhìn
* Sứ mệnh:
Chấn Hưng luôn hướng tới khách hàng nhằm hiểu rõ và cung cấp sảm phẩm

vượt mong đợi của khách hàng về chất lượng, kĩ thuật và giá cả.
*Tầm nhìn:
Luôn luôn học hỏi và đi đầu về kĩ thuât trong lĩnh vực ME.
1.7 . CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ THAM GIA THI CÔNG
Sinh viên thực hiện: Lê Đức Ngọc – MSSV: 11001183 Trang 11
Báo cáo thực tập GVHD: Trịnh Hữu Trường
Hanoi Museum (Fire Protection Systems)
TRỤ SỞ : BỘ CÔNG AN
Sinh viên thực hiện: Lê Đức Ngọc – MSSV: 11001183 Trang 12
Báo cáo thực tập GVHD: Trịnh Hữu Trường
Are involved in the project MANDARIN GARDEN. Hoang Minh Giam -
Hanoi (fire protection system)
Project involved renovation Business District, Trang Tien Plaza
(Systems Chiler)
Sinh viên thực hiện: Lê Đức Ngọc – MSSV: 11001183 Trang 13
Báo cáo thực tập GVHD: Trịnh Hữu Trường


Tổ hợp TTTM, Y tế, giáo dục căn hộ - Times City
Sinh viên thực hiện: Lê Đức Ngọc – MSSV: 11001183 Trang 14
Báo cáo thực tập GVHD: Trịnh Hữu Trường
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG THỰC TẬP
2.1.KHÁI QUÁT NHIỆM VỤ CỦA HỆ THỐNG BÁO CHÁY TỰ ĐỘNG
2.1.1. Khái quát
Hệ thống báo cháy tự động là hệ thống thiết bị tự động phát hiện và thông báo
địa điểm cháy (theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5738-2001). Hệ thống báo cháy tự
động bao gồm: Trung tâm báo cháy, các đầu báo cháy, (tổ hợp chuông, đèn, nút ấn)
và các thiết bị ngoại vi khác
2.1.2. Nhiệm vụ
Tự động phát hiện ra cháy một cách nhanh chóng, chính xác và kịp thời trong

vùng hệ thống đang bảo vệ.
Tự động phát ra các tín hiệu báo động, chỉ thị và các tín hiệu điều khiển các
thiết bị ngoại vi của hệ thống báo cháy tự động nhằm thực hiện một nhiệm vụ cụ
thể nào đó.
Đặc biệt, với hệ thống báo cháy tự động sử dụng đầu báo cháy khói thì nó còn
có nhiệm vụ quan trọng hơn là “cảnh báo”, tức là phát hiện và thông báo sự sắp
cháy, sự cháy âm ỉ chưa có ngọn lửa.
2.1.3. Phân loại hệ thống báo cháy tự động
* Phân loại hệ thống báo cháy tự động theo nguyên lý làm việc của đầu báo
cháy có:
- Hệ thống báo cháy tự động sử dụng đầu báo cháy khói: là hệ thống báo cháy
tự động làm việc dựa vào nguyên lý làm việc của đầu báo cháy khói. Hệ thống này
chủ yếu phát hiện ra sự gia tăng nồng độ khói ở trong khu vực bảo vệ.
- Hệ thống báo cháy tự động sử dụng đầu báo cháy nhiệt: là hệ thống báo
cháy tự động làm việc dựa theo nguyên lý làm việc của đầu báo cháy nhiệt. Hệ
thống này chủ yếu phát hiện ra sự thay đổi nhiệt độ ở trong khu vực bảo vệ.
- Hệ thống báo cháy tự động sử dụng đầu báo cháy ánh sáng (lửa): làm việc
dựa vào nguyên lý làm việc của đầu báo cháy lửa. Hệ thống này chủ yếu phát hiện
ra nồng độ tăng cường ánh sáng của ngọn lửa trong khu vực bảo vệ.
- Hệ thống báo cháy tự động sử dụng đầu báo cháy hỗn hợp: là hệ thống làm
Sinh viên thực hiện: Lê Đức Ngọc – MSSV: 11001183 Trang 15
Báo cáo thực tập GVHD: Trịnh Hữu Trường
việc dựa trên nguyên lý làm việc của đầu báo cháy hỗn hợp như: đầu báo cháy
nhiệt và khói; đầu báo cháy nhiệt và lửa. Hệ thống này chủ yếu phát hiện ra sự thay
đổi các yếu tố môi trường trong khu vực bảo vệ.
* Phân loại hệ thống báo cháy tự động theo đặc điểm kỹ thuật của hệ thống
báo cháy.
- Hệ thống báo cháy tự động theo vùng (hệ thống báo cháy tự động
thường) : (hệ thống báo cháy tự động thông thường - Couventional fire alarm
system): là hệ thống báo cháy tự động có chức năng báo cháy tới một khu vực, một

địa điểm (có thể có một hoặc nhiều đầu báo cháy). Diện tích bảo vệ của một khu
vực có thể từ vài chục đến 2000 m
2
(tuỳ thuộc đặc điểm khu vực đó).
- Hệ thống báo cháy tự động theo địa chỉ: (Addressable fire alarm system) : là
hệ thống báo cháy tự động có khả năng báo cháy chính xác đến từng vị trí từng đầu
báo riêng biệt (từng địa chỉ cụ thể). Diện tích bảo vệ của một địa chỉ báo cháy chỉ
giới hạn trong khoảng vài chục mét vuông (tuỳ thuộc vào từng loại đầu báo cháy).
Hệ thống báo cháy tự động thông minh: Với sự phát triển khoa học công nghệ, hệ
thống báo cháy tự động theo địa chỉ đã phát triển thành hệ thống báo cháy thông
minh (Intelligent fire alarm system). Đây là hệ thống báo cháy tự động ngoài chức
năng báo cháy thông thường theo địa chỉ, nó còn có thể đo được một số thông số
về môi trường của khu vực nơi lắp đặt đầu báo cháy như nhiệt độ, nồng độ khói,…
và có thể thay đổi được ngưỡng tác động của đầu báo cháy theo yêu cầu của nhà
thiết kế và lắp đặt. Trong thực tế thường dùng cách phân loại này.
2.2. NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA HỆ THỐNG BÁO CHÁY TỰ ĐỘNG
2.2.1. Các trạng thái làm việc của hệ thống báo cháy tự động
+ Trạng thái thường trực (khi không có cháy)
+ Trạng thái báo cháy
+ Trạng thái sự cố
2.2.2. Nguyên lý làm việc
+ Bình thường toàn bộ hệ thống ở chế độ trực. ở chế độ này trung tâm báo
cháy luôn có tín hiệu kiểm tra sự làm việc đến các thiết bị trong hệ thống đồng thời
Sinh viên thực hiện: Lê Đức Ngọc – MSSV: 11001183 Trang 16
Báo cáo thực tập GVHD: Trịnh Hữu Trường
các đầu báo cháy địa chỉ, modul… cũng có tín hiệu hồi đáp về trung tâm. Định kỳ,
theo thời gian (tuỳ đặt) trung tâm sẽ in tình trạng của hệ thống và thông tin về các
thiết bị cần bảo dưỡng. Trong mạch luôn có dòng điện Io chạy qua.
+ Trong chế độ giám sát nếu trung tâm nhận được tín hiệu báo lỗi từ các thiết
bị hoặc không nhận được tín hiệu hồi đáp từ các thiết bị thì trung tâm sẽ chuyển

sang chế độ sự cố. Mọi thông tin về sự cố sẽ được hiển thị trên màn hình tinh thể
lỏng LCD. Khi lỗi được khắc phục chế độ sự cố sẽ kết thúc và tự đưa hệ thống về
chế độ giám sát bình thường.
+ Khi cháy xảy ra ở các khu vực bảo vệ, các yếu tố môi trường sự cháy (nhiệt
độ, khói, ánh sáng) thay đổi sẽ tác động lên các đầu báo cháy. Khi các yếu tố này
đạt tới ngưỡng làm việc thì các đầu báo cháy sẽ làm việc tạo ra tín hiệu truyền về
trung tâm (gồm tín hiệu báo cháy và tín hiệu báo địa chỉ của thiết bị báo cháy). Tại
trung tâm báo cháy sẽ diễn ra các hoạt động xử lý tín hiệu truyền về theo chương
trình đã cài đặt để đưa ra tín hiệu thông báo khu vực xảy ra cháy qua loa trung tâm
và màn hình tinh thể lỏng LCD. Đồng thời các thiết bị ngoại vi tương ứng sẽ kích
hoạt để phát tín hiệu báo động cháy và thực hiện các nhiệm vụ đã đề ra.
+ Trong trường hợp trung tâm báo cháy có cài đặt thêm chức năng giám sát
các thiết bị khác thì khi có sự có thay đổi về trạng thái của thiết bị (Ví dụ: bơm
chữa cháy hoạt động, công tắc dòng chảy hoạt động…) thì hệ thống sẽ chuyển
sang thông báo thiết bị cần giám sát thay đổi trạng thái. Thông tin về sự thay đổi
này sẽ hiển thị trên màn hình tinh thể lòng của trung tâm. Chế độ này cũng sẽ tự
kết thúc nếu các thiết bị cần giám sát trở về vị trí bình thường.
2.2.3. Yêu cầu kỹ thuật hệ thống báo cháy tự động
Theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5738 – 2001 “Hệ thống báo cháy tự động –
Yêu cầu thiết kế” có quy định HT BCTĐ phải đáp ứng các yêu cầu sau:
+ Phát hiện cháy nhanh chóng theo chức năng đã được đề ra.
+ Chuyển tín hiệu cháy thành tín hiệu báo động rõ ràng để những người xung
quanh có thể thực hiện ngay những biện pháp thích hợp.
+ Có khả năng chống nhiễu tốt (nhiễu thường xảy ra khi dây dẫn tín hiệu nằm
Sinh viên thực hiện: Lê Đức Ngọc – MSSV: 11001183 Trang 17
Báo cáo thực tập GVHD: Trịnh Hữu Trường
trong vùng có điện trường mạnh hoặc khi dây dẫn đặt cạnh dây điện). Như vậy để
chống nhiễu có thể sử dụng dây tín chống nhiễu hoặc dây tín hiệu thông thường
nhưng phải được đi trong ống kim loại.
+ Báo hiệu nhanh chóng và rõ ràng mọi trường hợp sự cố của hệ thống.

+ Không bị tê liệt một phần hay toàn bộ do cháy gây ra trước khi phát hiện ra
cháy.
+ Hệ thống phải hoạt động liên tục trong mọi điều kiện (nguồn AC, DC)
+ Việc lắp đặt các đầu báo cháy với trung tâm báo cháy phải chú ý đến sự phù
hợp của hệ thống (Điện áp cấp cho đầu báo cháy, dạng tín hiệu báo cháy, phương
pháp phát hiện ra sự cố…).
+ Hệ thống báo cháy phải đảm bảo độ tin cậy. Hệ thống này phải thực hiện
đầy đủ các chức năng đã được đề ra mà không xảy ra sai sót .
+ Những tác động bên ngoài gây ra sự cố cho một bộ phận của hệ thống
không được gây ra những sự cố tiếp trong hệ thống.
+ Hệ thống báo cháy tự động ngoài đáp ứng những yêu cầu trên thì các bộ
phận của hệ thống cũng cần phải đáp ứng những yêu cầu riêng của nó theo đúng
như tiêu chuẩn đã đề ra.
2.3. ĐẦU BÁO CHÁY
2.3.1. Khái niệm – nhiệm vụ của đầu báo cháy
2.3.1.1. Khái niệm
Đầu báo cháy là thiết bị cảm biến nhạy cảm với sự thay đổi của các yếu tố
môi trường khi cháy như nhiệt độ, ánh sáng, nồng độ khói, để tạo ra các tín hiệu
truyền về trung tâm khi giá trị của các yếu tố môi trường đạt một giá trị nhất định
(ngưỡng).
2.3.1.2. Nhiệm vụ của đầu báo cháy
Đầu báo cháy có nhiệm vụ : tạo ra tín hiệu điện để truyền về trung tâm khi
các yếu tố của môi trường xung quanh đầu báo đạt 1 giá trị nhất định. Có thể coi
đầu báo cháy như 1 thiết bị giao tiếp giữa các yếu tố môi trường của sự cháy với hệ
thống tự động báo cháy.
Sinh viên thực hiện: Lê Đức Ngọc – MSSV: 11001183 Trang 18
Báo cáo thực tập GVHD: Trịnh Hữu Trường
Đầu báo cháy chỉ thực hiện được nhiệm vụ của mình khi các yếu tố môi
trường của sự cháy nằm trong diện tích bảo vệ của nó đạt đến ngưỡng làm việc.
Tín hiệu điện mà đầu báo háy tạo ra chủ yếu dưới 2 dạng chính :

- Tín hiệu đóng hoặc mở tiếp điểm .
- Tín hiệu biến thiên đột ngột về giá trị của dòng điện .
Tuỳ thuộc vào từng loại đầu báo cháy mà tín hiệu điện nó tạo ra là khác nhau.
2.3.2. Phân loại đầu báo cháy
2.3.2.1. Theo nguyên lý làm việc của đầu báo cháy
Chia thành 4 loại:
- Đầu báo cháy nhiệt: Hoạt động dựa trên sự biến đổi của yếu tố nhiệt độ.
- Đầu báo cháy khói: Hoạt động dựa trên sự biến đổi nồng độ khói.
- Đầu báo cháy lửa: Nhạy cảm với ánh sáng (ánh lửa).
- Đầu báo cháy hỗn hợp: Hoạt động dựa trên sự biến đổi của 2 trong 3 yếu tố
trên.
2.3.2.2. Phân loại theo điều kiện cung cấp năng lượng
Chia thành 2 loại:
- Đầu báo cháy chủ động: Không cần cung cấp năng lượng cho đầu báo, nó
vẫn hoạt động.
- Đầu báo cháy thụ động: Thường xuyên phải cung cấp năng lượng cho đầu
báo.
2.3.2.3. Phân loại theo đặc điểm kỹ thuật
- Đầu báo cháy thường: Thường dùng cho hệ thống báo cháy theo vùng.
- Đầu báo cháy địa chỉ: Thường dùng cho hệ thống báo cháy địa chỉ.
2.3.2.4. Phân loại theo chế độ hoạt động
- Đầu báo cháy cực đại.
- Đầu báo cháy vi sai.
- Đầu báo cháy cực đại – vi sai.
Sinh viên thực hiện: Lê Đức Ngọc – MSSV: 11001183 Trang 19
Báo cáo thực tập GVHD: Trịnh Hữu Trường
2.4. HỆ THỐNG BÁO CHÁY TỰ ĐỘNG (LOẠI THÔNG THƯỜNG)
Hệ thống báo cháy tự động gồm:
- Đầu báo cháy tự động
- Trung tâm báo cháy tự động loại kênh

- Tổ hợp chuông đèn, nút ấn
- Bộ phận liên kết
2.4.1.Đầu báo:
2.4.1.1. Đầu báo khói: (Smoke Detector)
- Là thiết bị giám sát trực tiếp, phát hiện ra dấu hiệu khói để chuyển các tín
hiệu khói về trung tâm xử lý. Thời gian các đầu báo khói nhận và truyền thông tin
đến trung tâm báo cháy không quá 30s. Mật độ môi trường từ 15% đến 20%. Nếu
nồng độ của khói trong môi trường tại khu vực vượt qua ngưỡng cho phép (10%
-20%) thì thiết bị sẽ phát tín hiệu báo động về trung tâm để xử lý.
- Các đầu báo khói thường được bố trí tại các phòng làm việc, hội trường, các
kho quỹ, các khu vực có mật độ không gian kín và các chất gây cháy thường tạo
khói trước.
- Đầu báo khói được chia làm 2 loại chính như sau :
2.4.1.2 Đầu báo khói dạng điểm.
Được lắp tại các khu vực mà phạm vi giám sát nhỏ, trần nhà thấp (văn phòng,
chung cư )
Sinh viên thực hiện: Lê Đức Ngọc – MSSV: 11001183 Trang 20
Báo cáo thực tập GVHD: Trịnh Hữu Trường
a. Đầu báo khói Ion :
Thiết bị tạo ra các dòng ion dương và ion âm chuyển động, khi có khói, khói
sẽ làm cản trở chuyển động của các ion dương và ion âm, từ đó thiết bị sẽ gởi tín
hiệu báo cháy về trung tâm xử lý.
b. Đầu báo khói Quang (photo):
Thiết bị bao gồm một cặp đầu báo (một đầu phát tín hiệu, một đầu thu tín
hiệu) bố trí đối nhau, khi có khói xen giữa 2 đầu báo, khói sẽ làm cản trở đường
truyền tín hiệu giữa 2 đầu báo, từ đó đầu báo sẽ gởi tín hiệu báo cháy về trung tâm
xử lý.
2.4.1.3 Đầu báo khói dạng Beam
- Gồm một cặp thiết bị được lắp ở hai đầu của khu vực cần giám sát. Thiết bị
chiếu phát chiếu một chùm tia hồng ngoại, qua khu vực thuộc phạm vi giám sát rồi

tới một thiết bị nhận có chứa một tế bào cảm quang có nhiệm vụ theo dõi sự cân
bằng tín hiệu của chùm tia sáng. Đầu báo này hoạt động trên nguyên lý làm mờ
ánh sáng đối nghịch với nguyên lý tán xạ ánh sáng (cảm ứng khói ngay tại đầu
báo).
- Đầu báo khói loại Beam có tầm hoạt động rất rộng (15m x 100m), sử dụng
thích hợp tại những khu vực mà các loại đầu báo khói quang điện tỏ ra không thích
hợp, chẳng hạn như tại những nơi mà đám khói tiên liệu là sẽ có khói màu đen.
- Hơn nữa đầu báo loại Beam có thể đương đầu với tình trạng khắc nghiệt về
nhiệt độ, bụi bặm, độ ẩm quá mức, nhiều tạp
chất, Do đầu báo dạng Beam có thể đặt
đằng sau cửa sổ có kiếng trong, nên rất dễ lau
chùi, bảo quản.
- Đầu báo dạng Beam thường được lắp
trong khu vực có phạm vi giám sát lớn, trần
nhà quá cao không thể lắp các đầu báo điểm
(các nhà xưởng, )
Sinh viên thực hiện: Lê Đức Ngọc – MSSV: 11001183 Trang 21
Báo cáo thực tập GVHD: Trịnh Hữu Trường
2.4.2. Đầu báo nhiệt: (Heat Detector)
- Đầu báo nhiệt là loại dùng để dò nhiệt độ của môi trường trong phạm vi bảo
vệ , khi nhiệt độ của môi trường không thỏa mãn những quy định của các đầu báo
nhiệt do nhà sản xuất quy định, thì nó sẽ phát tín hiệu báo động gởi về trung tâm
xử lý.
- Các đầu báo nhiệt được lắp đặt ở những nơi không thể lắp được đầu báo
khói (nơi chứa thiết bị máy móc, Garage, các buồng điện động lực, nhà máy, nhà
bếp, )
2.4.2.1. Đầu báo nhiệt cố định
Là loại đầu báo bị kích hoạt và phát tín hiệu báo động khi cảm ứng nhiệt độ
trong bầu không khí chung quanh đầu báo tăng lên ở mức độ nhà sản xuất quy định
(57

o
C, 70
o
C, 100
o
C )
2.4.2.2. Đầu báo nhiệt gia tăng
Là loại đầu báo bị kích hoạt và phát tín hiệu báo động khi cảm ứng hiện tượng
bầu không khí chung quanh đầu báo gia tăng nhiệt độ đột ngột khoảng 9
0
C/ phút
2.4.2.3. Nguyên lý chung:
Khi xảy ra cháy các yếu tố môi trường sẽ bị thay đổi. Các yếu tố này sẽ tác
động lên đầu báo cháy và đầu báo cháy làm việc tạo ra tín hiệu điện truyền về
trung tâm.
2.4.3. Chuông đèn, nút ấn báo cháy
2.4.3.1 Chuông báo cháy
Được lắp đặt tại phòng bảo vệ, các phòng có nhân viên trực ban, hành lang,
Sinh viên thực hiện: Lê Đức Ngọc – MSSV: 11001183 Trang 22
Báo cáo thực tập GVHD: Trịnh Hữu Trường
cầu thang hoặc những nơi đông người qua lại nhằm thông báo cho những người
xung quanh có thể biết được sự cố đang xảy ra để có phương án xử lý, di tản kịp
thời.
Khi xảy ra sự cố hỏa hoạn, chuông báo động sẽ phát tín hiệu báo động giúp
cho nhân viên bảo vệ nhận biết và thông qua thiết bị theo dõi sự cố hỏa hoạn (bảng
hiển thị phụ) sẽ biết khu vực nào xảy ra hỏa hoạn, từ đó thông báo kịp thời đến các
nhân viên có trách nhiệm phòng cháy chữa cháy khắc phục sự cố hoặc có biện
pháp xử lý thích hợp.
2.4.3.2 Đèn báo cháy
Khi xảy ra cháy, đèn phát tín hiệu cho mọi người biết

Sinh viên thực hiện: Lê Đức Ngọc – MSSV: 11001183 Trang 23
Báo cáo thực tập GVHD: Trịnh Hữu Trường
2.4.4. Nút ấn báo cháy khẩn cấp :
Nút ấn báo cháy khẩn cấp lắp đặt ngoài hành lang, cầu thang nơi dễ nhìn thấy,
đông người qua lại. Khi phát hiện đám cháy, người ta có thể ấn nút, khi đó tín hiệu
báo cháy sẽ được chuyển về trung tâm, trung tâm báo cháy sẽ phát lệnh báo cháy
ngay lập tức mà không thông qua tín hiệu kiểm tra. Tín hiệu báo động này được
thể bằng chuông, đèn báo cháy và âm thanh báo động của tủ trung tâm.
2.4.5. Hệ thống liên kết:
Hệ thống bao gồm: Các linh kiện, dây tín hiệu, cáp tín hiệu, hộp nối dây cùng
các bộ phận khác tạo thành tuyến liên kết thống nhất các thiết bị của hệ thống báo
cháy.
- Dây tín hiệu 2x0,75 Việt Nam được luồn trong ống ghen chôn chìm trong
tường, trần nhà.
- Cáp tín hiệu 2x10x0,5 và 2x20x0,5 Nhật từ hộp nối dây tại các tầng về tủ
trung tâm được chôn chìm trong tường.
2.4.6. Nguồn điện dự phòng:
Nguồn cấp chính cho hệ thống được lấy từ lưới điện 220VAC của Trụ sở và
cấp cho tủ trung tâm qua bộ ổn áp Lioa, các thiết bị khác của hệ thống làm việc với
điện áp 24VDC được cấp bởi tủ trung tâm. Để đảm bảo hệ thống báo cháy làm
việc liên tục khi mất điện hoặc có cháy, chúng tôi dùng nguồn Accu dự phòng có
Sinh viên thực hiện: Lê Đức Ngọc – MSSV: 11001183 Trang 24
Báo cáo thực tập GVHD: Trịnh Hữu Trường
dung lượng đảm bảo cho hệ thống làm việc 24/24h ngay cả khi bị mất điện lưới.
Căn cứ vào yêu cầu kỹ thuật của TCVN 5738 - 1993 và thiết kế công trình
chúng tôi bố trí số lượng đầu báo cháy tại các bản vẽ thiết kế hệ thống PCCC.
2.5. TỦ TRUNG TÂM BÁO CHÁY TỰ ĐỘNG:
Trung tâm báo cháy tự động loại địa chỉ, là trung tâm tiếp nhận, xử lí tín hiệu
gửi về.


Sinh viên thực hiện: Lê Đức Ngọc – MSSV: 11001183 Trang 25
FRONT VIEW
Chi tiÕt L¾p ®Æt tñ trung t©m b¸o ch¸y
detail instalation of fire alarm control panel
FX50

×