Tải bản đầy đủ (.docx) (106 trang)

THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT THƠ MIÊN DI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (444.96 KB, 106 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được đề tài nghiên cứu khoa học này không chỉ có công
sức của riêng tôi mà trong suốt quá trình thực hiện tôi đã nhận được rất nhiều
sự giúp đỡ từ thầy cô, đồng nghiệp, bạn bè, người thân.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm và các thầy cô khoa Ngữ
văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội, các thầy cô trong tổ chuyên môn của
khoa đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và triển
khai nghiên cứu luận văn.
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với thầy giáo hướng dẫn
TS. Chu Văn Sơn, người đã tận tình hướng dẫn, đóng góp những ý kiến quí
báu, người luôn tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian tôi nghiên cứu và
hoàn thành luận văn.
Cuối cùng tác giả xin cảm ơn gia đình, đồng nghiệp và bạn bè đã động
viên giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập và triển khai nghiên cứu đề tài.
Hà Nội, tháng 10 năm 2014
Học viên
Vi Thùy Linh
1
MỤC LỤC
2
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Theo Từ điển thuật ngữ văn học (NXB Giáo dục Việt Nam) : “Thế
giới nghệ thuật là khái niệm chỉ tính chỉnh thể của sáng tác nghệ thuật (một
tác phẩm, một loại hình tác phẩm, sáng tác của tác giả, một trào lưu) và
“khái niệm thế giới nghệ thuật giúp ta hình dung tính độc đáo về tư duy hình
tượng của sáng tác nghệ thuật, có cội nguồn trong thế giới quan, văn hoá
chung, văn hoá nghệ thuật và cá tính sáng tạo của nghệ sĩ.”
Chính vì vậy, việc nghiên cứu về thế giới nghệ thuật có vai trò rất quan
trọng trong việc tìm hiểu và đánh giá những sáng tác văn học. Qua thế giới
nghệ thuật, người nghiên cứu có thể định hình được tư duy thẩm mĩ cũng như


cá tính sáng tạo của nhà văn. Bởi, “thế giới nghệ thuật vừa là con đẻ, vừa là
hiện thân của tư tưởng sáng tác” (Nhà nghiên cứu Chu Văn Sơn). Nghiên
cứu thế giới nghệ thuật, do đó, chính là con đường cơ bản để tiếp cận và khám
phá các sáng tác văn chương một cách đầy đủ và sâu sắc nhất trên cả bình
diện nội dung và nghệ thuật.
Dựa trên những lí thuyết lí luận về thế giới nghệ thuật, chúng tôi áp dụng
nghiên cứu “Thơ miên di”- một tập thơ mới trình làng thi ca Việt Nam để khám
phá và nhận định giá trị thơ của những sáng tác vẫn còn khá lạ lẫm này.
1.2.Miên Di là một tác giả mới của thi đàn đương đại Việt Nam. Anh
tên thật là Lê Xuân Hoà, sinh năm 1976 và hiện đang sinh sống tại Pleiku.
Ngày 26/7/1013, anh đến Hà Nội và chính thức ra mắt tập thơ đầu tay của
mình với cái tên giản dị “Thơ miên di” do nhà xuất bản Hội nhà văn ấn hành
gồm hơn 200 bài thơ. Đến với thi ca chưa lâu, tên tuổi của Miên Di cũng chưa
thực sự được nhiều bạn đọc biết tới. Tuy nhiên, cũng không vì vậy mà Miên
Di không tạo được cho mình một dấu ấn sâu sắc cho những ai đã từng dừng
chân lại trước thơ anh. Miên Di được đánh giá là “một trong những tác giả
3
trẻ sáng giá của khu vực miền Trung- Tây Nguyên” (Danh sách bình chọn của
các tác giả khi tham gia sân thơ hiện đại 2011 tại Văn Miếu), trường ca
Những trang tối của anh đã đưa tác giả được xếp vào 1 trong 309 tác giả viết
trường ca hay nhất (trang web của Hội nhà văn 2010).
Thơ Miên Di, là một tiếng nói mới trong sự phong phú của thơ ca Việt
Nam hiện đại. Thơ anh, là nỗi lòng, là sự chiêm nghiệm đến nghẹn ngào, cay
đắng trước những vấn đề nhân sinh của cái tôi đa cảm giàu suy tư. Đọc thơ
Miên Di, ta sẽ thấy rất nhiều những trải nghiệm mới mẻ, sâu sắc về chính
mình và về nhân thế. Thơ Miên Di đưa ta tìm đến với chiều sâu của con người
hôm nay với tất cả những xô bồ, chen lấn từ cuộc sống, để khiến ta phải nghĩ,
và phải cảm thật lâu, thật thấm.
1.3.Lựa chọn đề tài “Thế giới nghệ thuật thơ miên di” là sự tìm tòi và
tôn vinh những tác giả trẻ giữa tình hình thơ Việt đa dạng và không khỏi phức

tạp hôm nay. Chúng tôi hi vọng, luận văn sẽ góp phần giới thiệu được một
chân dung tác giả tài năng mới, về những nét độc đáo của anh, cũng như
những đóng góp không nhỏ mà anh đã dành cho sự phát triển chung của nền
thơ Việt.
2. Lịch sử vấn đề
Miên Di là một tác giả còn rất mới mẻ và lạ lẫm trên thi đàn Việt Nam
hiện đại, tập thơ đầu tay của anh được ấn hành và ra mắt vào ngày 26/9/2013.
Chính vì vậy, các tài liệu về thơ Miên Di chủ yếu là những bài cảm nhận
ngắn, những đoạn giới thiệu trên các trang mạng, các diễn đàn văn học của
một số nhà phê bình và bạn bè tác giả. Và, chưa có một công trình khoa học
nào nghiên cứu một cách hệ thống, sâu sắc về tác giả này.
Tính cho đến thời điểm tiến hành thực hiện luận văn, chúng tôi đã tìm
hiểu và tham khảo một số bài viết ngắn của các tác giả như Trịnh Sơn, Du Tử
Lê, Vũ Thu Huế. Các bài viết đều đi theo chiều hướng tích cực, đánh giá cao
và sâu sắc về thơ Miên Di.
Trong bài viết “Những mũi khoan ý thức đau đớn trong thơ Miên Di”,
được đăng tải trên www.dutule.com ngày 16/9/2013, tác giả Du Tử Lê đã đánh
4
giả rất cao về thể thơ lục bát của tác giả: “Nhưng, cũng tới hôm nay, tôi chưa
thấy một nhà thơ trẻ nào, chẳng những đoạn tuyệt với hai vòng kim cô trên,
mà còn tổng hợp được hai phạm trù lớn, là cái đẹp của lục bát và, thực trạng
bẽ bàng nhân thế, đời thường như lục bát Miên Di.”
Bên cạnh Du Tử Lê, tác giả Trịnh Sơn trong bài “Một cõi miên di”,
đăng trên www.thethaovanhoa.vn tháng 10/2013 cũng cảm nhận về thơ Miên
Di bằng hệ thống ngôn từ giàu hình ảnh: “Thơ kiêu ngạo, mảnh mai vượt qua
biên giới tột cùng của triết thuyết, mở ra không gian xây bằng từng viên gạch
triết thuyết dữ dội hơn, mới mẻ hơn để giam cầm thứ triết thuyết đã đẻ ra các
nhà thơ kim cổ.”
Và, trong bài viết “Miên Di và những trang viết” của mình, tác giả Vũ
Thu Huế cũng đã đến với thơ Miên Di, cảm thơ Miên Di đầy say sưa, ưu ái:

“Tại sao ta không thử một lần đọc Miên Di, với những câu thơ mà hình tượng
đến chi tiết đều mới mẻ trong phát hiện…?”,
Bên cạnh những tác giả trên, thơ Miên Di còn đến với công chúng
mạng qua sự giới thiệu trên website của Hội nhà văn thành phố Hồ Chí Minh,
tạp chí văn hóa nghệ thuật biên khảo (www.hopluu.net), các blog cá nhân của
một số cây bút như Phong Điệp, Nguyễn Hữu Hồng Minh, Văn Công
Hùng…, và các số báo in như Nhân dân ( số tết 2014), báo Tuổi trẻ (số
12/2014). Tuy nhiên, các tác giả cũng mới chỉ dừng lại ở việc đăng tải, truyền
bá thơ mà chưa có những nhận định nổi bật.
Tóm lại, lịch sử vấn đề nghiên cứu thơ Miên Di còn là một mảnh đất
khá hoang vu mà ít người đặt chân đến. Chúng tôi xác định rằng, điều đó vừa
là thuận lợi lại vừa là thách thức không nhỏ tới quá trình thực hiện luận văn.
Tuy nhiên, bằng sự làm việc nghiêm túc và nỗ lực, chúng tôi hi vọng luận văn
sẽ đạt kết quả tốt, giới thiệu được đặc điểm và những giá trị nghệ thuật thơ
Miên Di đến với bạn đọc.
3.Mục đích và ý nghĩa đề tài
3.1. Mục đích
5
Tìm hiểu khái quát và đánh giá khách quan về những đặc điểm nghệ
thuật trong sáng tác thơ Miên Di.
Chỉ ra những đóng góp của thơ Miên Di với nền thi ca đương đại Việt Nam.
3.2. Ý nghĩa đề tài
Khẳng định được tiềm năng sáng tạo nghệ thuật của tác giả trẻ Miên Di
trong bước đầu đến với thi đàn Việt Nam đương đại.
Khẳng định vai trò, cá tính, màu sắc và xu hướng sáng tác mới mẻ của
Miên Di cũng như các tác giả trẻ khác đã tạo nên diện mạo mới tươi trẻ của
thi đàn.
Tìm hiểu và nghiên cứu Miên Di, cũng là một động lực để khuyến
khích sáng tạo và tôn vinh các tác giả trẻ trên con đường nghệ thuật của mình.
4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

4.1. Phạm vi
Vì mục đích và yêu cầu của đề tài, chúng tôi giới hạn phạm vi nghiên
cứu trong các sáng tác của Miên Di là tập thơ đầu tay của anh và là tập thơ
duy nhất của tác giả tính cho đến thời điểm nghiên cứu: Thơ miên di (NXB
Hội nhà văn- 9/2013)
4.2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng mà đề tài hướng tới là toàn bộ những yếu tố thuộc về thế
giới nghệ thuật trong Thơ miên di.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê khảo sát: Thống kê, khảo sát các tác phẩm
trong tập thơ để làm cơ sở dữ liệu cho nghiên cứu.
- Phương pháp so sánh đối chiếu: so sánh đối chiếu trên nhiều cấp
độ(các tác phẩm cùng chủ đề, các sáng tác của tác giả với tác giả khác cùng
thời, tác giả khác thời để thấy sự tương đồng và khác biệt.
- Phương pháp phân tích tổng hợp tác phẩm: Phân tích các tác phẩm
trong sáng tác và tổng hợp theo chủ đề nghiên cứu.
6. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung của luận văn bao gồm
ba chương:
Chương I: Thế giới nghệ thuật thơ trữ tình và tác giả Miên Di
Chương II: Thế giới nghệ thuật thơ Miên Di- nhìn từ thế giới hình tượng
6
Chương III: Thế giới nghệ thuật thơ Miên Di- nhìn từ phương thức biểu hiện
7
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT THƠ TRỮ TÌNH VÀ
TÁC GIẢ MIÊN DI
1. Thế giới nghệ thuật thơ trữ tình
1.1. Thế giới nghệ thuật thơ trữ tình
“Thế giới nghệ thuật là khái niệm chỉ tính chỉnh thể của sáng tác nghệ

thuật(một tác phẩm, một loại hình tác phẩm, sáng tác của tác giả, một trào
lưu)”, “giúp ta hình dung tính độc đáo về tư duy hình tượng của sáng tác
nghệ thuật, có cội nguồn trong thế giới quan, văn hóa chung, văn hóa nghệ
thuật và cá tính sáng tạo của nghệ sĩ.” (Từ điển thuật ngữ văn học).
Căn cứ theo định nghĩa trên, ta có thể thấy, thế giới nghệ thuật là thế
giới được tạo ra trong mỗi sáng tác ngôn từ, chứa đựng những yếu tố riêng có
quan hệ chặt chẽ với nhau. Có thể rằng, thế giới thực tại, thế giới tâm lí có
phần nào đó tác động tới việc hình thành thế giới nghệ thuật nhưng người
nghiên cứu, nhất thiết không được đánh đồng các yếu tố bởi, thế giới nghệ
thuật có tính tự thân của nó, có thời gian, không gian, quy luật riêng biệt. Thế
giới nghệ thuật, là thế giới chỉ tồn tại trong văn bản nghệ thuật, được sáng tạo
bởi cảm hứng thăng hoa của tác giả trong những tác phẩm của mình. Thế giới
đó, là thế giới mơ ước, thế giới được ấp ủ thai nghén trong tư tưởng của tác
giả được biểu hiện ra trong những “đứa con tinh thần” của mình.
Thế giới nghệ thuật là một chỉnh thể khách quan và tồn tại độc lập chứa
đựng trong nó rất nhiều những bộ phận có quan hệ không thể tách rời. Thế
giới nghệ thuật xét cho đến cùng chính là các thế giới hình tượng nhỏ được
hình thành từ tư tưởng của nhà văn. Các thế giới hình tượng chứa đựng những
nhân sinh quan sâu sắc và có mối lien hệ mật thiết, bổ sung cho nhau. Tuy
nhiên, các thế giới hình tượng không thể là sự tự sinh ngẫu nhiên, mà nó được
tạo thành bởi một hệ thống ngôn từ và các thủ pháp nghệ thuật giàu ý nghĩa
biểu đạt.
8
Chính vì vậy, đối với nhà nghiên cứu, khi tìm hiểu về thế giới nghệ
thuật của tác phẩm văn học, chính là nghiên cứu cả bộ phận và tổng thể của
các thế giới hình tượng cũng như các thủ pháp nghệ thuật ngôn từ mà tác giả
đã dày công sử dụng. Như nhà nghiên cứu Chu Văn Sơn trong Ba đỉnh cao
Thơ mới đã nhận định: “Xét đến cùng, thế giới nghệ thuật của một nhà văn
chính là thế giới hình tượng hiện ra như một chỉnh thể sống động, chứa đựng
một quan niệm nhân sinh và thẩm mĩ nào đó, được xây cất bằng vật liệu ngôn

từ. Như vậy, thế giới nghệ thuật vừa là con đẻ, vừa là hiện thân của tư tưởng
sáng tác. Đó không phải là một thế giới tĩnh mà là một thế giới động, vừa vận
động lại vừa phụ thuộc vào những biến chuyển trong tư tưởng người nghệ
sĩ”. Và tác giả cũng chỉ rõ: “Một thế giới nghệ thuật như thế bao gồm một
quan niệm về con người, một không gian nghệ thuật riêng, một thời gian nghệ
thuật riêng và một hình thức ngôn ngữ tương ứng.”
Như vậy, việc nghiên cứu thế giới nghệ thuật, chính là chiếc chìa khóa
vô cùng quan trọng để khám phá những sáng tác văn chương mà qua đó, ta có
thể nhận định và đánh giá khách quan các sản phẩm nghệ thuật trên mọi bình
diện của nó.
Căn cứ vào lí thuyết chung, ở mỗi loại hình văn học, ta lại có thể quy
vào các hệ thống nhỏ và mang tính cụ thể hơn khi đề cập đến thế giới nghệ
thuật trong sáng tác.
Với đặc thù hướng đến sự giãi bày và chia sẻ cảm xúc của chủ thể trữ
tình, thơ trữ tình lúc nào cũng đề cập nhiều đến những vấn đề tình cảm cá
nhân nên các hình tượng trong thế giới nghệ thuật cũng ít nhiều có sự khác
biệt. Và, chúng tôi xin mượn nhận định của nhà nghiên cứu Chu Văn Sơn để
định hình thế giới nghệ thuật thơ: “Thế giới nghệ thuật của một thi sĩ lãng
mạn có thể quy về ba hệ thống hình tượng chính là: Tôi- Em- Thế giới. Trong
đó, hình tượng cái tôi là hạt nhân, là mấu chốt vì tiếng nói lãng mạn trước
9
hết là tiếng nói của cái tôi.” “Tôi- Em-Thế giới đối với một thi sĩ nói chung,
thi sĩ lãng mạn nói riêng, bao giờ cũng là một tam diện nhất thể”. (Ba đỉnh
cao Thơ mới).
Tôi- là hình tượng không thể thiếu bởi chính là đại diện của chủ thể trữ
tình, là nhân vật trực tiếp thổ lộ và giãi bày cảm xúc một cách trực tiếp thông
qua hệ thống ngôn từ biểu đạt. Em- là đại diện của hình tượng người tình của
cái tôi trữ tình, là hình tượng gián tiếp để cái tôi biểu đạt quan điểm, khát
vọng về tình yêu và hạnh phúc của mình. Và, hình tượng thế giới, bao gồm cả
bình diện không gian, thời gian, là hình tượng thể hiện quan điểm về cuộc

đời, về nhân sinh, xã hội. Tôi-Em-Thế giới thực chất chỉ là một, là đối ảnh
xoay vòng để thể hiện trọn vẹn những quan điểm, khát vọng, tâm tư của chủ
thể trữ tình. Tuy nhiên, đây chỉ là mô hình mang tính chất phổ quát nhất, bởi thực
tế, không phải thế giới nghệ thuật thơ nào cũng đầy đủ những hình tượng nghệ
thuật trên nên người nghiên cứu cũng phải linh hoạt trong quá trình tiếp cận.
Và dĩ nhiên, để biểu đạt được các hình tượng nghệ thuật một cách sinh
động, không thể thiếu phương tiện ngôn ngữ và các thủ pháp tu từ. Và, trong
quá trình tìm hiểu về thế giới nghệ thuật của sáng tác, nhất định người nghiên
cứu không thể bỏ qua các phương thức biểu hiện. Hệ thống hình tượng, và các
phương thức biểu hiện là hai yếu tố không thể tách rời có vai trò vô cùng
quan trọng tạo nên thế giới nghệ thuật của sáng tác văn học nói chung và sáng
tác thơ trữ tình nói riêng.
1.2. Các yếu tố tác động đến quá trình hình thành thế giới nghệ
thuật thơ Miên Di
Miên Di là thế hệ nhà thơ trẻ, anh sinh năm 1976 và hiện đang sinh
sống tại thành phố Pleiku. Là thế hệ nhà thơ sinh ra và lớn lên giữa thời đại
mà lịch sử xã hội và đất nước có nhiều những biến động không nhỏ về kinh
tế, chính trị khiến tiếng thơ của Miên Di và các tác giả cùng lứa với anh cũng
10
mang những đặc điểm riêng biệt. Đó, không còn là những tháng năm mà “đất
nước có chung một tiếng nói, một gương mặt” (Chế Lan Viên) nữa, mà giờ
đây, sự phát triển ào ạt của một nền kinh tế thị trường, sự mở cửa giao thương
rộng rãi khiến cho không chỉ tình hình xã hội, mà đến cả đời sống tâm lí con
người cũng đã có nhiều những đổi thay. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học
kĩ thuật đã không ngừng nâng cao năng suất lao động, cũng như tạo cánh
cổng thông tin rộng mở đến với tất cả mọi người. Con người hiện đại, với
cuộc sống vật chất đầy đủ hơn, và đời sống tinh thần, cũng biến đổi nhiều hơn
bao giờ hết.
Thế hệ con người hôm nay thích ứng nhanh chóng với nhịp sống công
nghiệp hối hả, bộn bề đầy những bon chen, nhịp sống làm thay đổi cả những

tâm tư tình cảm mà trước đây vốn đã tồn tại lâu bền. Con người hiện đại hôm
nay, bên cạnh những mặt tích cực cũng đã bộc lộ rất nhiều những bản chất
xấu xa, bỉ ổi của những đua ganh, toan tính.
Các nhà thơ hôm nay cũng đã thay đổi rất nhiều về quan niệm nghệ
thuật thuật của mình, thơ ca hôm nay, mang đậm hơi thở của cuộc sống xã
hội, thơ ca cũng tích cực tham gia đấu tranh gìn giữ bản sắc và những giá trị
tốt đẹp của con người. Và Miên Di, cũng đã góp một phần không nhỏ trong
tiếng nói đó, thơ anh, là bức tranh của một xã hội đầy những cặn bã, ôi thiu.
Một xã hội đầy những gian tham, dối trá, và đầy những nghèo đói, khổ đau.
Bức tranh đó khiến người ta ghê sợ chính cái nơi mà mình đang sống, nhưng,
ghê sợ không phải là để trốn tránh nó, mà ghê sợ, để cải thiện nó tốt đẹp hơn,
nhân văn hơn.
Bên cạnh yếu tố thời đại xã hội, một yếu tố không nhỏ nữa chi phối
sáng tác thơ ca Miên Di chính là xu hướng sáng tạo của thế hệ thơ trẻ hôm
nay. Những nhà thơ trẻ của thế hệ 7X, 8X, 9X mang trong mình một bầu nhiệt
huyết cực kì sôi sục và một nguồn năng lượng sáng tạo tràn trề. Họ, như
những con chiến mã tràn đầy sức lực, luôn muốn khai phá những vùng đất
11
mới còn hoang vu mà ít người đặt chân đến. Họ, có thể đi ngược lại truyền
thống, hoặc có thể dựa lưng vào truyền thống, nhưng, nỗ lực sáng tạo của họ
là không ngừng. Họ đào sâu vào cái tôi bản thể đầy ngõ ngách sâu kín, họ
hăng say khẳng định cái tôi cá nhân một cách quyết liệt, họ không ngừng tìm
tòi và thể nghiệm những cách tân hình thức mới mẻ. Và, trong hàng ngũ đó,
hẳn là Miên Di cũng không thể không chịu ảnh hưởng. Mặc dù, anh là người
luôn có ý thức níu giữ truyền thống, nhưng cũng buộc phải tìm được cho
mình một tiếng nói riêng để không bị quá nhạt nhòa, một tiếng nói làm nên
chính Miên Di giữa hàng trăm cái tên khác.
Và, một đặc điểm nữa, mặc dù không rõ nét, nhưng trong thơ anh,
dường như có gì đó rất gần gũi với mảnh đất quê hương mà anh sinh sống.
Đó, là sự phóng khoáng của những người con phố núi kết hợp với sự phiêu du

đậm chất nghệ sĩ trong chính con người tác giả. Mảnh đất Tây Nguyên thường
nuôi dưỡng những cá tính đậm phong vị núi rừng như thế, một sự phóng
khoáng hoang dại đầy mê hoặc trong tính cách và bản lĩnh, sự cởi mở chân
thành trong tâm hồn, sự tự tin mạnh bạo trong lời nói, hành động. Dường như
khi đọc sáng tác của Miên Di, ta có thể dễ dàng nhận ra điều đó, một giọng và
chất rất khác những nhà thơ thành thị hiện đại.
Và một điều không thể không nhắc đến, Miên Di có lẽ vì say mê, mà
cũng đã thấm một cách rất tự nhiên và hài hòa những tư tưởng của một bậc
thầy tài hoa đi trước: nhà thơ Trịnh Công Sơn. Đọc thơ Miên Di, ta không thể
không tìm thấy sợi dây liên hệ mật thiết trong rất nhiều những tư tưởng, đặc
biệt, là những dự cảm về chính mình và nhân thế. Tuy nhiên, sự ảnh hưởng ấy
chỉ làm cho tiếng thơ Miên Di càng mặn mà và đằm thắm hơn, chứ không hề
là những sao chép sáo mòn. Ảnh hưởng từ một bậc thầy vốn đã vô cùng vĩ đại
trong trái tim hàng triệu độc giả, nhưng Miên Di lúc nào cũng luôn là chính
12
mình trong sáng tạo, và con đường mà anh đang đi, chắc chắn, vẫn chỉ là của
riêng một mình anh mà thôi.
Nhưng có lẽ rằng, trong các yếu tố tác động, yếu tố chủ quan từ bản
thân người sáng tác có lẽ vẫn là một điều quan trọng nhất. Chưa bao giờ gặp
gỡ hay tiếp xúc với tác giả ngoài đời thật, nên có lẽ, mọi nhận xét về tính cách
tác giả chỉ là điều võ đoán. Nhưng, thông qua trang cá nhân trên mạng, chúng
tôi cũng vẫn luôn cập nhật những chia sẻ của tác giả hàng ngày về cuộc sống,
về thơ ca. Ngoài công việc chính là một doanh nhân thành đạt, anh rất hay
dành cho mình những phút một mình sâu lắng bên ly cà phê để chiêm nghiệm
sự đời. Những lúc như vậy, anh hiện lên là một người trầm tính, kín đáo, và
lúc nào cũng chất chứa nhiều những suy tư.
Tóm lại, cả những yếu tố khách quan và chủ quan cũng đã góp phần tác
động hình thành nên thế giới nghệ thuật thơ Miên Di đa màu sắc, với chiều
sâu nội tâm phong phú, giàu suy tư.
2. Tác giả Miên Di

2.1. Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác
Tác giả Miên Di, tên thật là Lê Xuân Hòa, sinh năm 1976 , nguyên
quán Đà Nẵng, và hiện đang sinh sống tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai. Bên
cạnh việc sáng tác, Miên Di cũng còn là một doanh nhân tài năng với nhiều
ngành nghề kinh doanh ẩm thực, giải trí.
Miên Di là cái tên mới xuất hiện trên thi đàn Việt Nam đương đại.
Ngày 26/7/2013, anh đến Hà Nội và ra mắt tập thơ đầu tay của mình với cái
tên rất giản dị : Thơ miên di gồm hơn 200 bài thơ với nhiều thể loại và độ dài
ngắn khác nhau. Thơ Miên Di, đã nhanh chóng tạo được dấu ấn tốt đẹp và
nhận được rất nhiều sự đánh giá tích cực của những người tham dự. Tính cho
đến thời điểm chúng tôi hoàn thành luận văn, cuốn “thơ miên di” vẫn là tập
thơ duy nhất mà tác giả công bố và trình làng thi ca.
13
Làm thơ chưa lâu, các sáng tác cũng chưa nhiều, nhưng giá trị nghệ
thuật của thơ Miên Di thì lại là vấn đề rất xứng đáng được đề cập và nghiên
cứu trong một công trình khoa học thực sự. Thơ Miên Di, là sự kết đọng của
những chiêm nghiệm sâu sắc, những ý tưởng mới lạ bằng việc xây dựng được
nhiều hình ảnh và thủ pháp liên tưởng sắc sảo, tài hoa.
Hiện nay, thơ Miên Di cũng được giới truyền thông quan tâm và để ý
truyền bá bằng việc giới thiệu các tác phẩm trên sách, báo, truyền hình, các
trang mạng xã hội và cũng đã gây được hiệu quả tốt đẹp.
2.2. Sơ lược về thơ Miên Di
Trong luận án tiến sĩ của mình, nhà nghiên cứu Đặng Thu Thủy đã đưa
ra một nhận định rất sâu sắc: “Thời gian là cửa tử, đồng thời cũng là cửa
sinh của văn chương nghệ thuật. Chỉ những gì là nghệ thuật đích thực mới
còn lại trên mắt lưới thời gian. Nếu có một độ lùi cần thiết, có thể ta sẽ đánh
giá được một cách bình tĩnh, khách quan và chính xác hơn. Song, đứng từ
góc nhìn đươngđại mà nhìn nhận, đánh giá về thơ ca đương đại cũng sẽ hứa
hẹn rất nhiều điều thú vị bởi tính thời sự của vấn đề.”
Và chúng tôi biết rằng, tác giả mà chúng tôi nghiên cứu là một cây bút

còn rất mới, mà khi nhắc đến tên anh, không khỏi khiến nhiều người còn thấy
đầy xa lạ. Chính vì vậy, chúng tôi nghĩ rằng, mọi lời khen chê lúc này cũng
chỉ mang tính chất tương đối, bởi văn chương, thực sự rất cần một độ lùi thời
gian nhất định. Tuy nhiên, khi tiếp xúc với tập thơ ấy, đã để lại trong người
nghiên cứu rất nhiều ấn tượng sâu sắc. Bởi, giữa rất nhiều các tác giả đương
đại, Miên Di vẫn lặng lẽ tạo được cho mình một dấu ấn rất riêng không hề
hòa lẫn.
Miên Di ra mắt tập thơ đầu tay (và cũng là tập thơ duy nhất cho tới thời
điểm này) tại Hà Nội với số lượng khách mời khiêm tốn là một số nhà nghiên
cứu, nhà thơ thân thiết. Không nhờ báo chí đưa tin rầm rộ, không tổ chức đình
14
đám, không tung hô quá lời. Cái cách mà Miên Di đến với thi đàn đương đại
cũng nhẹ nhàng như chính con người và sáng tác của anh.
Thơ Miên Di, không phải là thơ “mới-độc-lạ”, cũng không ồn ào, gây
hấn để tạo sức hút thị hiếu công chúng. Thơ anh, thuộc về thế giới của những
suy tư, trầm lắng đầy chiêm nghiệm. Thơ anh, không dành cho sự hời hợt lướt
qua, mà cần sự lắng sâu thực sự của những tâm hồn đồng điệu giữa cuộc
sống. Trong rất nhiều những cá tính thơ táo bạo, thậm chí nổi loạn, tôi lại thấy
thơ Miên Di như một nốt nhạc trầm sâu lắng, , một nốt nhạc không thể thiếu
cho một bản tình ca.
Thơ Miên Di, trước hết là tiếng nói của cái tôi đa cảm đầy những muộn
phiền và trăn trở suy tư. Đó là cái tôi luôn cựa mình day dứt, về mình, về
nhân tình, về xã hội, về kiếp người, phận người. Cái tôi cô đơn trược cuộc
sống, lấy nỗi buồn làm bầu bạn như một cặp tri kỉ cùng nhau: “có nỗi buồn
để quên trong ngăn kéo/ cứ kéo ra lại lặng lẽ đóng vào/ cái ngăn kéo nhìn
mình cười nhạo/ biết rỗng rồi sao vẫn mở ra xem” (ngăn kéo). Và, cái tôi
càng nhiều muộn phiền, càng cô đơn bao nhiêu thì lại càng khao khát tình đời,
tình người bấy nhiêu: “tháng 9 thất thểu, đi loanh quanh lượm được tình
người”. Cái tôi trong thơ Miên Di, là cái tôi nhỏ bé quá đa cảm và mang một
nỗi cô đơn thường trực giữa dòng đời ngổn ngang chật chội, giữa tình đời xơ

xác, cứng khô. Cái tôi cô đơn lang thang, mải mê tìm kiếm sự thiếu vắng
trong chính mình, nhưng, càng kiếm tìm, lại càng thấy sự thiếu vắng lớn hơn,
để rồi, nỗi cô đơn lại càng nhức nhối. Và trong suốt cả tập thơ, cuộc hành
trình đi tìm kiếm tâm hồn đồng cảm, vẫn chỉ là một cuộc hành trình dang dở!
Tuy nhiên, thơ Miên Di không phải là không có tiếng nói mạnh mẽ đầy
quyết liệt. Bên cạnh lời thủ thỉ tâm tư, cái tôi trữ tình cũng luôn có sự đổi
giọng cần thiết khi đề cập đến những vấn đề xã hội hay việc thể hiện chính
kiến, niềm tin và quan điểm sống của chính mình. Thơ Miên Di chạm đến rất
15
nhiều vấn đề, mà vấn đề nào cũng được khai thác theo chiều hướng riêng, tạo
nên một cái tôi đa chiều, đa diện.
Bên cạnh việc thể hiện cái tôi cá nhân trên nhiều phương diện, trang
thơ Miên Di cũng rất hay khi viết về tình yêu và hôn nhân, mà nhân vật đại
diện là Em- người phụ nữ đầy những đa đoan, trắc trở với một mối tình đẹp
dở dang không nên duyên phận. Sự giằng xé dai dẳng, đau đớn trong tâm hồn
người đàn bà giữa khát vọng tình yêu và bộ phận, nghĩa vụ tạo nên những
trang thơ đầy tâm trạng day dứt, ám ảnh. Tình yêu trong thơ Miên Di, là tình
yêu mãnh liệt nồng nàn mà lại cũng vô cùng kín đáo, tinh tế. Đó, không phải
là thứ tình dữ dội, ồn ào của tuổi trẻ, mà là thứ tình bên trong, thứ tình chất
chứa cả những bộn bề duyên phận, là tình yêu nhiều chiêm nghiệm hơn,
nhưng cũng vẫn da diết và thiết tha nồng nàn đến tận cùng.
Thơ Miên Di, còn hấp dẫn người đọc bởi những chiêm nghiệm được
kết đọng thành triết lí. Thơ Miên Di, không chỉ có chiều sâu của nội tâm, mà
còn mang chiều sâu của nhận thức, của một tâm hồn trải đời và hiểu đời. Thơ
anh, bên cạnh những dòng thơ của cảm xúc, còn là những dòng thơ của nhận
thức, suy tư. Chính sự kết hợp hài hòa của hai yếu tố này đã tạo nên tính độc
đáo cho thơ.
Xét về phương diện nghệ thuật, thơ Miên Di không nặng về cách tân
hình thức cầu kì, không nặng về phép chơi chữ, nhạc điệu, Thơ anh, là dòng
chảy tự nhiên của dòng tâm trạng, mỗi bài thơ là một dòng tâm tư, không có

sự ngắt nghỉ rõ ràng. Yếu tố nghệ thuật của câu từ, phụ thuộc vào nội dung
diễn đạt của tác giả.
Tuy nhiên, thơ Miên Di có một đặc điểm nghệ thuật nội bật trong việc
cách tân thể loại, đó là việc kết hợp nhuần nhuyễn và hiệu quả giữa thể thơ
lục bát và thơ tự do. Sự kết hợp hài hòa tinh tế gắn bó chặt chẽ với nội dung
16
cũng đã tạo nên hiệu quả nghệ thuật đặc sắc. Miên Di, cũng là người đã góp
phần tạo nên cho lục bát một màu sắc mới mẻ với cách tân hiệu quả.
Điều làm tôi ấn tượng nhất khi gấp lại những trang thơ Miên Di, chính
là sự lắng sâu của tâm hồn trong từng câu chữ. Nếu chỉ đọc thơ Miên Di, có lẽ
không ai nghĩ anh thuộc thế hệ 7X bởi những suy tư sâu sắc đầy trải nghiệm
tình đời. Tất nhiên, đó cũng chỉ đơn thuần mới là quan điểm cá nhân người
viết, mà giá trị thơ ca, thì còn cần rất nhiều thời gian để kiểm chứng và suy
ngẫm. Bên cạnh đó, thơ Miên Di cũng không phải là không có những hạt sạn
tồn đọng. Và trong các chương tiếp theo, dựa trên lí luận khoa học, luận văn
sẽ đi sâu để trình bày vấn đề một cách khách quan nhất.
17
CHƯƠNG II: THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT THƠ MIÊN DI- NHÌN TỪ HỆ
THỐNG HÌNH TƯỢNG
1. Hình tượng cái tôi
1.1. Cái tôi cô đơn- Hình tượng thường trực ám ảnh trong sáng tác
1.1.1. Từ cái tôi đa cảm trong cuộc sống
Đặc trưng quan trọng nhất của thơ trữ tình chính là sự thổ lộ và giãi bày
tình cảm. Chính vì vậy, mà cái tôi trong thơ trữ tình lúc nào cũng luôn là một
cái tôi đa cảm và nhạy cảm trước những biến động của cuộc sống và tâm hồn.
Đa cảm là sự “dễ cảm xúc. dễ rung động”, (theo định nghĩa của Từ điển
Tiếng Việt -Viện ngôn ngữ học) của trái tim nhân vật trữ tình, để từ đó, thông
qua ngôn từ, bộc lộ vào thi ca những cung bậc tinh tế của chiều sâu tâm hồn
con người. Và “cái tôi đa cảm” là một nhân tố rất quan trọng trong thơ trữ
tình. Sự đa cảm, sự rung động của tâm hồn, chính là nguồn gốc và động lực

sáng tạo nghệ thuật vô cùng mạnh mẽ.
Có lẽ rằng, không phải riêng trong thơ Miên Di mới xuất hiện cái cái
tôi đa cảm. Nhưng, không phải sự đa cảm nào cũng đều được định danh giống
như nhau, bởi, sự đa cảm, qua từng cái “tôi” khác nhau lại mang những màu sắc
riêng biệt. Và Miên Di cũng vậy, cái tôi đa cảm trong thơ anh cũng mang một
màu sắc mới, một màu sắc không hề trộn lẫn giữa trăm nghìn cái tôi trữ tình.
Trong thơ Miên Di, cảm xúc chủ đạo mà ta có thể dễ dàng gặp thấy
nhất chính là nỗi buồn. Và có thể nói, chính nỗi buồn, đã trở thành nguồn cảm
hứng sáng tạo nghệ thuật vô cùng quan trọng. Phải đến 90% các bải thơ trong
tập đều chứa đựng nỗi buồn. Cách diễn đạt nỗi buồn thì muôn hình muôn vẻ,
nhưng tựu chung lại, nỗi buồn là trạng thái cảm xúc đã chi phối rất lớn nhân
vật trữ tình. Qua nỗi buồn, dường như bao sự mới được khơi lên, gợi lên. Và
18
cũng dường như, phải có nỗi buồn, thi sĩ mới có thể cất lên lời thổ lộ của tâm
tình một cách tự nhiên mà thấm thía đến như vậy.
Nỗi buồn đã trở thành một phần của cuộc sống nhân vật trữ tình, nỗi
buồn đến tự nhiên như một thói quen hàng ngày trong cuộc sống:
“có nỗi buồn để quên trong ngăn kéo
cứ kéo ra lại lặng lẽ đóng vào
cái ngăn kéo nhìn mình cười nhạo
biết rỗng rồi sao vẫn mở ra xem”
(ngăn kéo)
Hay:
“có hôm bận quá không buồn được
muốn hẹn nỗi niềm qua hôm sau
hôm sau bận quá không buồn được
tôi thấy nỗi buồn lên cơn đau”
(bài này không biết đặt tên)
Nỗi buồn trong thơ Miên Di đến tự nhiên lắm, tự nhiên bởi như đã gắn
bó và trở thành một phần cơ thể không thể tách rời của nhân vật trữ tình mà

nếu thiếu nỗi buồn, nhân vật trữ tình không còn là chính mình được nữa.
Không hiểu sao ngay khi cầm trên tay mình cuốn “thơ miên di” tôi đã
bất chợt có một cảm nhận về nỗi buồn ngay từ màu sắc và họa tiết của bìa
sách. Hai màu trắng đen nhàn nhạt ấy đan xen nhau gợi lên một sự trầm lặng
và ưu tư đến lạ kì. Và tất nhiên, không thể để ý nghĩ của mình trở thành võ
đoán, tôi lật giở từng trang sách, mải mê từng câu chữ, thì màu bìa sách lại
vẫn trở lại và nhắc nhớ cảm xúc ban đầu.
Tuy nhiên, nỗi buồn tất phải có căn nguyên, và nỗi buồn trong thơ
Miên Di, có lẽ là do chính cái tôi quá đa cảm và nhạy cảm trước mọi vấn đề
19
trong cuộc sống. Tâm hồn ấy rung động trước mọi vấn đề, đó là nỗi buồn
nhân tình thế thái, nỗi buồn cô đơn trước cuộc sống hối hả,xô bồ, nỗi buồn
tình duyên, nỗi buồn bản thân, có những nỗi buồn được gọi thành tên, nhưng
cũng có những nỗi buồn, cũng chẳng thể nào lí giải, bởi, nó đã trở thành một
cảm xúc tự thân gắn liền.
Đọc thơ Miên Di, ta thấy một cái tôi đa cảm nhưng không sầu não. Một
cái tôi rất buồn, nhưng trong nỗi buồn chứa đựng bao triết lí nhân sinh. Thơ
Miên Di, không phải đã đạt đến sự hoàn mĩ của câu từ, sự khúc chiết tinh túy
của ý tứ, nhưng, thơ anh cứ giản dị mộc mạc để cái tôi hiện lên mang một màu
sắc mới lạ và cả nỗi buồn, cũng cứ theo đó mà lăng lẽ mà ám ảnh tâm hồn.
Có thể tìm thấy trong thơ Miên Di đủ các cung bậc của buồn, đủ các
tên gọi của buồn, đủ các nguyên nhân của nỗi buồn. Đó, có thể là nỗi buồn
chứa đựng sự suy tư về kiếp người, sự suy tư chất chứa bao niềm u uất và
chiêm nghiệm đến nghẹn ngào: “đười ươi lặng lẽ ngắm chiều/ nỗi buồn tiến
hóa thành điều quạnh hiu” (quạnh hiu) hay: “con tinh trùng được nghĩ suy/
hẳn rằng cân nhắc trước khi làm người”(đi qua).
Đó, có thể là nỗi buồn cho kiếp nhân sinh, nỗi buồn vì những mảnh đời
cơ cực, những “vũng buồn” vẫn còn nhiều lắm xung quanh. Hoặc, đó còn có
thể, là nỗi buồn tự thân đã gắn sẵn trong tâm hồn đầy rung cảm: “tôi dắt
chính mình đi/ những buổi chiều thủng lốp/ anh sửa xe không vá được nỗi

buồn” (tiếng động màu xanh), “ta bịa vào đời nỗi buồn như thật/ rồi tưởng
mình buồn thật mới đau” (thế mới đau).
Đọc thơ Miên Di và tìm hiểu về cái tôi trữ tình, bất chợt làm ta nhớ đến
những vần thơ của Trịnh Công Sơn, một tác giả tài hoa cũng luôn mang trong
mình những mối sầu nhân thế. Không hề sai khi người ta nói rằng “mọi sự so
sánh đều chỉ là khập khiễng”, nhưng, sự phảng phất của hồn thơ Trịnh vào rất
nhiều những tâm hồn hôm nay là điều không thể phủ nhận. Bởi, Trịnh đã
20
không chỉ viết cho mình, viết cho một đời, mà đã viết cho muôn người, muôn
đời trong cõi nhân gian. Và giờ đây, khi tìm hiểu về cái tôi trong thơ Miên Di,
chúng tôi nhận thấy rằng, ít nhiều, tác giả cũng đã tự tơ vương lòng mình vào
nỗi sầu chung ấy, và ít nhiều, tác giả cũng đã tự gắn hồn mình, với người thầy
tài hoa trứ danh bởi mối đồng cảm sắc sâu của hậu thế. Đó, là cái tôi nhiều
lắm những mối sầu, là cái tôi vừa đa cảm, vừa tài hoa lại vừa gói trọn những
triết lí nhân sinh vô thường trong cuộc sống, cái tôi tinh tế và sâu sắc ấy đã tự
vương lòng mình vào những buồn thương bất tận, để thấy lòng mình, thấy đời
mình giữa nhân gian vũ trụ, giữa kiếp vòng xoay của định mệnh.
Ngày hôm nay khi cái tôi trữ tình trong thơ Miên Di đi giữa “buổi
chiều thủng lốp” mà không “vá được nỗi buồn”, ta cũng lại nhớ đến trước
đây, có một cái tôi cô đơn cũng đã từng tâm sự: “Chiều nay em ra phố về/
Thấy đời mình là những đám đông”, “Thấy đời mình là những chuyến xe”, và
để “Thấy đời mình là những quán không”(Nghe những tàn phai- Trịnh Công
Sơn). Thấy cuộc đời mình là những xung quanh, từ những ồn ào và tĩnh lặng,
từ những hữu hạn và vô hạn để nghe cõi lòng sầu vương.
Và quay trở lại với hình ảnh cái tôi chất đầy những nỗi buồn trong thơ
Miên Di, ta cũng nhận ra một điều đặc biệt, rằng không chỉ trong niềm đau
mới có nỗi buồn, mà nỗi buồn, còn được phát hiện ra ngay cả trong những
điều tưởng chừng hạnh phúc: “Em cười sao vẫn hở hang nỗi buồn” (xê dịch
ngày), “đôi khi hạnh phúc mệt nhoài/ nhớ nhung là cõi thiên thai của buồn”
(buồn thiên thai). Thậm chí, ngay trong không khí rộn ràng của ngày hạnh

phúc trăm năm, nhân vật trữ tình cũng có cả cảm xúc kì lạ:
“đám cưới nhà ai sao vui thế
Mà chữ vu quy cứ buồn buồn”
(không biết vì sao)
21
Viết nhiều về nỗi buồn, như màu sắc của những nỗi buồn đó không hề
giống nhau. Trong cả tập thơ, nỗi buồn được gắn với nhiều tên gọi, nhiều
trạng thái đầy sáng tạo: khúc jazz buồn, khúc blues buồn, vũng buồn, nỗi buồn
thặng dư, nỗi buồn bụ sữa, buồn xinh, tín điều buồn, buồn trinh, buồn thóc,
buồn câm, buồn thiên thai… Hàng loạt các tên gọi buồn đều thể hiện những
cung bậc khác nhau. Dường như nỗi buồn đã được tác giả dành niềm ưu ái
đặc biệt để tạo nên những sáng tạo đặc sắc.
Nỗi buồn của nhân vật trữ tình lại có một điều hết sức thú vị : “kén
lòng nhấm cải đắng non/ có buồn cũng phải buồn ngon mới buồn” (thử). Vậy
ra rằng, cái tôi trữ tình vẫn đang thưởng thức nỗi buồn một cách đầy tinh túy,
buồn thì cũng phải “buồn ngon mới buồn”. Nỗi buồn, như một hương vị
không thể thiếu, nhưng, qua con mắt, tâm hồn của một vị khách tinh tế này,
thì nỗi buồn đã được nâng lên trở thành một món ăn tinh thần thanh cao và
thuần khiết.
Bên cạnh cảm xúc chủ đạo là nỗi buồn, cái tôi đa cảm còn thể hiện trên
mọi phương diện với mọi vấn đề, đó là sự tỉ mỉ trong từng cách nhìn nhận và
quan sát cuộc sống, cách suy tư về vấn đề của một tâm hồn lúc nào cũng tràn
đầy cảm xúc: “có cái chết trước khi tắt thở/ vào cái ngày biết mình vô cảm”
(trang 3- những trang tối).
Tóm lại rằng, cái tôi đa cảm trong thơ Miên Di mang cảm xúc chủ đạo
là nỗi buồn, nỗi buồn trở thành ngọn nguồn vô cùng quan trọng của sáng tác,
và như một phần gắn kết chặt chẽ với nhân vật trữ tình. Đúng là không chỉ
riêng với Miên Di, mà từ cổ chí kim, các thi nhân đều lấy nỗi buồn làm bầu
bạn, bởi càng đa cảm thì lại càng đa sầu, mà các bài thơ viết về nỗi buồn, bao
giờ cũng chất chứa những cảm xúc sâu lắng và kết đọng nhất. Tuy nhiên, là

thế hệ đi sau, cái tôi trữ tình trong thơ Miên Di cũng đã tìm được cho mình
một con đường riêng, một mảnh đất riêng với những phát hiện sáng tạo và
22
mới mẻ. Vẫn là nỗi buồn từ muôn thuở, nhưng qua những lăng kính khác
nhau, đúng là đã mang những sắc màu không thể trộn lẫn.
1.1.2. …Đến cái tôi cô đơn giữa cuộc đời…
Phải nói rằng, cái tôi cô đơn là kết quả kéo theo tất yếu của một cái tôi
đa cảm đa sầu. Bởi có một điều tưởng chừng là nghịch lí vẫn cứ tồn tại rất
hiển nhiên,là khi trạng thái tâm hồn càng phong phú, khi trái tim càng dễ
rung động trước mọi vật, thì con người ta lại càng cảm thấy lòng mình trống
vắng, càng cảm thấy cái tôi của mình nhỏ bé và cô độc trước biến thiên của
cuộc đời. Cô đơn là trạng thái mà bất kì ai cũng đã từng trải qua trong cuộc
sống, và đặc biệt đối với các thi nhân, cô đơn dường như đã luôn trở thành
một người bạn song hành.
Tôi đã từng đọc được định nghĩa rất hay mà giản dị về sự cô đơn rằng:
“Cô đơn không phải là khi xung quanh ta không có ai, mà là khi xung quanh
ta có rất nhiều người mà ta vẫn luôn chỉ có cảm giác một mình.” Rõ ràng, cô
đơn khác với cô độc, nếu cô độc là tình trạng chỉ có một mình ta nên ta cảm
thấy thiếu vắng thì cô đơn lại là trạng thái thuần túy thuộc về tâm hồn, cô đơn
là sự cô độc của riêng tâm hồn mà thôi.
Trong thơ Miên Di, nỗi cô đơn cứ trở đi trở lại thành một ám ảnh trong
sáng tác, cái tôi đa cảm nhiều muộn phiền trăn trở ấy luôn tìm thấy cảm giác
cô đơn trong lòng mình, cảm giác cô đơn ở mọi lúc, mọi nơi với nhiều cung
bậc và sắc thái khác nhau. Và có những lúc, nỗi cô đơn được đẩy đến tột
cùng, nghe nhói đau như cắt cứa vào xúc cảm. “Lửa có lạnh/ lửa cháy co ro/
như những khắc khoải nóng ran mà tê cóng/ như nỗi cô đơn bỏng rát vẫn
không thể tự sưởi chính mình…khi không thể sưởi người lạnh lắm/ cháy cô
đơn & vô nghĩa/ giữa cuộc đời” (lửa lạnh). Ta mường tượng ra một không
gian đêm lạnh giá, giữa đốm lửa cháy sáng là một tâm hồn đang trải qua sự cô
đơn đến cực đỉnh, nghẹn ngào, sự cô đơn làm nên giá lạnh trong tâm hồn mà

23
chính hơi ấm nóng của lửa cũng không thể nào xoa dịu. Dùng hai hình ảnh
đối lập, hai sắc thái ở hai cực: giá lạnh- lửa ấm để tạo nên sự cực tả, vậy mà,
nỗi cô đơn cũng chẳng thể nào vơi nguôi, bởi “đêm tôi là lửa lạnh/ cái nguội
tàn/ đốm lửa giữa lòng tro”. Hình ảnh đốm lửa nhỏ bé cô đơn giữa đêm tối
lạnh lẽo, giá buốt có thể bị dập tắt, nhưng chưa bao giờ ngừng những nhen
nhóm nhỏ nhoi: “Đời ta có khi là đốm lửa/ Một hôm nhóm trong vườn
khuya”(Đêm thấy ta là thác đổ- Trịnh Công Sơn).
Vậy nhưng, bởi tại sao mà nhân vật trữ tình lại cô đơn đến thế? Vậy bởi
tại sao mà nỗi cô đơn lại trở thành một ám ảnh trong thơ? Phải chăng, đó là
bởi trái tim giàu cảm xúc quá, dễ rung động quá, và cũng dễ tổn thương quá.
Để nhân vật trữ tình bắt gặp cô đơn như một người bạn song hành trong cuộc
sống, để cô đơn đến bất kì đâu, bất kì lúc nào, cả trong những phút giây tưởng
chừng như vô cùng ấm áp: “giao thừa tận lõi cô đơn” (tết không xuân).
Cô đơn, vì thấy mình thừa, thừa và vô nghĩa giữa cuộc sống bộn bề:
“đón xuân dọn dẹp lại nhà/ trong ngoài ngay ngắn dư ra chính mình/ để đâu
cái bóng không hình/ để vào đâu cái không tình để đâu” (dọn nhà). Cô đơn,
xét theo nghĩa thuần túy, là khi chỉ có một. Ngày xuân, mọi thứ ngay ngắn
sum vầy, lại có nỗi cô đơn vì sự THỪA, và thừa, có nghĩa là lại chỉ có một mà
thôi, và tất hẳn, lại sẽ tìm đến với cô đơn làm bầu bạn. Nhưng, bên cạnh cái
THỪA, lại còn có cả cô đơn vì cái THIẾU, mà xem chừng, có lẽ, tất cả cũng
từ cái thiếu ấy mà ra. “Quán đông vắng một chỗ ngồi”, “hoang hiu chiếc ghế
trống/ mong được có ai ngồi”, “Chiều về trên nóc cô đơn/…hàng cây không
đơn lẻ/ sao cúi đầu lặng lẽ” (ngày tháng lạ). Trạng thái “thiếu” ấy là nguyên
nhân rõ ràng nhất của sự cô đơn. Tuy nhiên, cái “thiếu” của nhân vật trữ tình
cũng hẳn không phải là cái thiếu bình thường. Tại sao lại thiếu giữa quán
đông? Tại sao lại thiếu khi hàng cây không đơn lẻ? Phải chăng, nhân vật trữ
tình đang tìm kiếm một điều gì đó, một điều rất khó tìm thấy ngay cả giữa
24
chốn đông, ngay cả khi đã thành cặp. Ta tạm gọi đó là SỰ THIẾU MỘT

ĐIỀU PHÙ HỢP. Chỉ có một điều / một người phù hợp mới có thể lấp đầy sự
thiếu trống vắng, mới có thể lấp đầy sự cô đơn. Nhưng dường như trong cả
tập thơ, đó vẫn còn là một cuộc kiếm tìm dang dở.
Và có một điều cũng rất thú vị trong sự thiếu để tạo nên nỗi cô đơn, đó
là việc nhân vật trữ tình phát hiện ra người thiếu đầu tiên lại là chính mình.
Thiếu ngay chính cái tôi để làm nên sự vừa vặn, làm cho một nửa cái tôi còn
lại bơ vơ, thảng thốt đi tìm: “ai không lẫn cùng dòng người đi lại/ nhặt quả
thông rơi thảng thốt gặp bóng mình”. Để cái tôi còn lại chìm trong cô đơn,
trong thổn thức: “chiều đưa tâm trạng lên trời/ câu thơ như gã bụi đời không
tên”(chiều, tôi & thơ), “một mình đứng giữa lòng không/ lòng không đứng
giữa phố đông không mình” (trắng ngày). Cái tôi cô đơn ấy còn có một chút
gì đó rất phiêu, phiêu trong dòng tư tưởng, trong hành động, như một “gã bụi
đời không tên” ngao du kiếm tìm, rũ bỏ mệt mỏi để trở về với cái bản nguyên
thuần khiết của chính mình. Chính cái chất lãng tử ấy đã tạo nên một hồn thơ
thật lạ, trạng thái nào cũng được đan cài bởi rất nhiều các phức hợp rất khác
nhau, có cả buồn cả vui, và ngay trong buồn vui ấy đã lại chứa đựng rất nhiều
cung bậc, sắc thái.
Nhân vật trữ tình cô đơn, và trong chính sự cô đơn đã là nguồn cơn cho
cuộc hành trình đi tìm kiếm cái tôi bản thể của chính mình: “thấy mình như viên
gạch/ chôn sâu trong ẩn ức bức tường” (ẩn ức). Vậy là, sự cô đơn bắt nguồn
ngay chính từ bên trong của cái tôi còn đầy những ngổn ngang ẩn ức. Và chính
những ẩn ức đó đã tạo nên rất nhiều những phức hợp cảm xúc, tư duy.
Sự trở lại với chính mình để giải mã cái tôi bản thể là một xu hướng
phổ biến của thơ trữ tình hôm nay. Và đời sống tâm lí cùng với những quy
luật, biến động hết sức linh hoạt của nó vẫn còn là một miền đất hứa thu hút
những tâm hồn nhạy cảm. Nếu những nhà thơ của phong trào Thơ mới đã
25

×