Tải bản đầy đủ (.docx) (158 trang)

THIẾT KẾ BÀI GIẢNG E LEARNING VÀ ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VI MÔ ĐỂ RÈN LUYỆN MỘT SỐ KĨ NĂNG DẠY HỌC CHO SINH VIÊN KHOA HÓA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 158 trang )

LỜI CẢM ƠN!
Em xin gửi lời cám ơn chân thành đến các thầy cô trong khoa Hóa học
trường ĐHSP Hà Nội, đặc biệt là PGS.TS Trần Trung Ninh, người thầy đã trực tiếp
hướng dẫn và giúp đỡ tận tình em trong quá trình thực hiện đề tài này.
Em xin gửi lời cảm ơn đến Th.S Nguyễn Hữu Hiệu, người đã cộng tác, nhiệt
tình giúp đỡ và tư vấn cho em về các kĩ năng công nghệ thông tin ứng dụng trong
hóa học. Em cũng xin được gửi lời cám ơn tới Th.S Nguyễn Mậu Đức khoa Hóa học
trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã nhiệt tình giúp đỡ em trong việc tiến hành
thực nghiệm cho đề tài. Và cuối cùng em xin gửi lời cám ơn chân thành tới bố mẹ,
anh chị em trong gia đình, tới những người bạn đã cổ vũ động viên em trong suốt
thời gian học tập và nghiên cứu đề tài này.
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài do hạn chế về thời gian, trình
độ nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy em kính mong các
thầy cô góp ý, chỉnh sửa để em hoàn thành tốt nhất luận văn này. Em xin chân
thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 10 năm 2014
Học viên
Phùng Trung Đức
1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1. CNTT : Công nghệ thông tin
2. ĐC : Đối chứng
3. ĐHSP : Đại học Sư phạm
4. GD&ĐT : Giáo dục và đào tạo
5. GV : Giảng viên
6. NVSP : Nghiệp vụ sư phạm
7. PPDH : Phương pháp dạy học
8. PPDHVM : Phương pháp dạy học vi mô
9. SV : Sinh viên
10. TNTH : Thí nghiệm thực hành
11. TNTHPPDH :Thí nghiệm thực hành phương pháp dạy học


12. TBDH : Thiết bị dạy học
13. TN : thực nghiệm
14. TNSP : Thực nghiệm sư phạm
2
DANH MỤC CÁC BẢNG
3
DANH MỤC CÁC BIỂU MẪU
4
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ĐỒ THỊ
5
MỤC LỤC
6
PHẦN I. MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1 E-Learning là một phương thức dạy học mới dựa trên CNTT và truyền
thông. Với E-Learning, việc học trở nên linh hoạt và mở. Người học có thể học bất
cứ lúc nào, bất cứ ở đâu, với bất cứ ai, học những vấn đề bản thân quan tâm, phù
hợp với năng lực và sở thích, phù hợp với yêu cầu công việc… mà chỉ cần có
phương tiện học tập là máy tính và mạng Internet. Phương thức học tập này mang
tính tương tác cao, hỗ trợ bổ sung cho các phương thức đào tạo truyền thống góp
phần nâng cao chất lượng giảng dạy.
Việc nâng cao hiệu quả, chất lượng giáo dục đào tạo là một trong những
nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của đất nước và cá nhân. E-Learning sẽ là
một phương thức dạy và học rất phù hợp trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất
lượng cao, đáp ứng yêu cầu xã hội. Mô hình này đã tạo ra những yếu tố thay đổi sâu
sắc trong giáo dục, yếu tố thời gian và không gian sẽ không còn bị ràng buộc chặt
chẽ, người học tham gia học tập mà không cần đến trường. Sự chuyển giao tri thức
không còn chiếm vị trí hàng đầu của giáo dục, người học phải học cách truy tìm
thông tin bản thân cần, đánh giá và xử lí thông tin để biến thành tri thức qua giao tiếp.
Thuật ngữ E-Learing đã trở nên quen thuộc trên thế giới trong một vài thập

kỉ gần đây. Cùng với sự phát triển của tin học và truyền thông, các phương thức
giáo dục ngày càng được cải tiến nâng cao chất lượng, tiết kiệm thời gian và tiền
bạc cho người học. Ngay từ khi mới ra đời, E-Learning đã xâm nhập vào hầu hết
các hoạt động huấn luyện và đào tạo của các nước trên thế giới, được chứng minh
qua sự thành công của hệ thống giáo dục hiện đại có sử dụng phương pháp E-
Learning của nhiều quốc gia như Mĩ, Anh, Nhật, …
1.2 Xuất phát từ những nhu cầu của thời đại ngày nay, với những lợi thế có
được của CNTT, Bộ giáo dục và Đào tạo đã ra Chỉ thị số 29/2001/CT-BGD&ĐT về
tăng cường giảng dạy và ứng dụng CNTT trong ngành Giáo dục, Chỉ thị số
7
47/2008/CT-BGDĐT về đẩy mạnh một cách hợp lý việc triển khai ứng dụng CNTT
trong đổi mới phương pháp dạy và học ở từng cấp học.
Hiện nay Máy tính đã và đang được sử dụng trong quá trình đổi mới phương
pháp dạy học. Trong đó, giáo viên sử dụng CNTT với những phần mềm phục vụ
trực tiếp cho việc thiết kế và thể hiện bài giảng. Tuy nhiên, để việc sử dụng các
phần mềm trong đổi mới phương pháp dạy và học có hiệu quả đòi hỏi giáo viên
phải tự bồi dưỡng nâng cao về kiến thức, kỹ năng sử dụng. Gần đây, CNTT cung
cấp khá nhiều phần mềm công cụ trợ giúp giáo viên tạo ra các sản phẩm cá nhân,
trong đó có bài giảng điện tử. Các phần mềm này rất dễ sử dụng, chưa đòi hỏi giáo
viên có trình độ cao về CNTT, chỉ cần có kiến thức cơ bản về CNTT là có thể tạo ra
các sản phẩm có chất lượng. Sản phẩm tạo ra bởi các phần mềm này tương thích với
các phần mềm hệ thống như các thế hệ của hệ điều hành Windows và có thể sử
dụng ở các môi trường khác nhau như trên Internet, trên mạng LAN hay trên laptop.
Một trong những phần mềm đó là phần mềm Adobe Presenter.
1.3. Tại sao nên sử dụng Adobe - Presenter
Phần mềm Adobe Presenter như là một add-in tích hợp với MS PowerPoint,
một ứng dụng được hầu hết các giáo viên nắm bắt và sử dụng trong các tiết dạy có
ứng dụng CNTT. Cho nên chỉ cần giáo viên biết thêm cách sử dụng phần mềm
Adobe Presenter là có thể tạo ra một bài giảng điện tử.
Bên cạnh đó phẩn mềm Adobe Presenter còn đáp ứng được các tiêu chí của

Cục CNTT – Bộ GD&ĐT đặt ra trong việc thiết kế bài giảng điện tử. Vì vậy Cục
CNTT – Bộ GD&ĐT đã khuyến khích giáo viên để tạo ra bài giảng điện tử nên sử
dụng phần mềm này.
1.4. Giáo viên là người trực tiếp giảng dạy, trực tiếp giáo dục học sinh trở
thành người có ích cho xã hội trong tương lai. Chính vì vậy mà việc hình thành, rèn
luyện, bồi dưỡng những kĩ năng sư phạm một cách thường xuyên cho sinh viên, sẽ
giúp họ vững vàng hơn, tự tin hơn trong việc giảng dạy sau này. Và nếu những kĩ
năng sư phạm đó thường xuyên được luyện tập củng cố, thường xuyên được đánh
giá góp ý, với sự giúp đỡ của nhà quan sát và của đông nghiệp, cùng với sự hỗ trợ
8
của thiết bị dạy học (camera, máy tính, máy chiếu, projector, đầu video,…) thì
người giáo viên đó sẽ ngày càng vững vàng hơn về năng lực sư phạm, năng lực
giảng dạy và tất yếu dạy học sẽ có hiệu quả hơn.
Thực tế dạy học của những các trường sư phạm trong thời gian gần đây cho
thấy trong mục tiêu “dạy chữ, dạy người, dạy nghề” cho sinh viên sư phạm, việc
dạy nghề chưa được coi trọng đúng mức. Biểu hiện là những kĩ năng, năng lực sư
phạm cơ bản của SV sư phạm nói chung ,của chuyên nghành hóa học nói riêng, khi
mới ra trường ít mắc sai sót về kiến thức chuyên môn nhưng lại yếu về nghiệp vụ sư
phạm. Mặt khác số công trình nghiên cứu về dạy nghề và rèn luyện các kĩ năng dạy
học bộ môn hóa học chưa nhiều, chưa đáp ứng được những đòi hỏi thực tiễn. Vì vậy
cần có một phương pháp dạy học cho phép lấp đầy khoảng trống giữa đào tạo lý
thuyết và thực tế của lớp học (Allen và Ryan, 1972).
Phương pháp dạy học vi mô góp phần khắc phục vấn đề còn tồn tại trong đào
tạo giáo viên hiện nay là: Việc chuẩn bị cho sinh viên ra trường thiên về lý thuyết,
tập trung quá nhiều vào kiến thức thuần túy, khiến cho các giáo viên mới bước vào
nghề không tránh khỏi những khó khăn khi điều khiển một lớp học.
Phương pháp dạy học vi mô chủ trương hình thành và phát triển vững chắc
các năng lực sư phạm riêng biệt, các kĩ năng dạy học xác định. Qua đó tạo cho sinh
viên một niềm tin, sự tự tin khi điều khiển lớp học sau này.
Vận dụng phương pháp dạy học vi mô, thiết kế bài giảng điện tử bằng phần

mềm Adobe presenter, thông qua môn học TNTHPPDH hóa học cho sinh viên sư
phạm là cần thiết và nếu thực hiện tốt sẽ góp phần nâng cao năng lực tự học và rèn
luyện một số kĩ năng dạy học hóa học cho sinh viên góp phần đổi mới phương pháp
dạy học hóa học ở trường Đại học Sư phạm.
Xuất phát từ lí do trên tôi chọn đề tài nghiên cứu:
“Thiết kế bài giảng E learning và áp dụng phương pháp dạy học vi mô
để rèn luyện một số kĩ năng dạy học cho sinh viên khoa hóa học trường Đại học
Sư phạm”.
9
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
- Thiết kế bài giảng E learning cho môn học TNPPDH nhằm tạo điện kiện
thuận lợi cho sinh viên tự học và rèn luyện kĩ năng dạy học.
- Đóng góp lí luận và thực tiễn về việc áp dụng phương pháp dạy học vi mô
-một phương pháp tích cực trong rèn luyện kĩ năng dạy học nói riêng, đào tạo giáo
viên hóa học nói chung nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên theo
hướng tích cực.
3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.1 Khách thể nghiên cứu
Quá trình đào tạo giáo viên hóa học ở các trường đại học sư phạm.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
- Năng lực tự học môn TNPPDH cho sinh viên sư phạm.
- Rèn luyện kĩ năng dạy học hóa học cho sinh viên sư phạm bằng phương
pháp dạy học vi mô.
4. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
4.1 Nghiên cứu cơ sở lí luận về việc sử dụng phần mềm Adobe Presenter
thiết kế bài giảng E learning và áp dụng trong việc dạy, hướng dẫn tự học môn
TNPPDH cho sinh viên khoa hóa học trường Đại học Sư phạm.
4.2 Sử dụng phần mềm Adobe Presenter thiết kế bài giảng E learning cho
môn học TNPPDH.
4.3 Nghiên cứu cơ sở lí luận về phương pháp dạy học vi mô, về đào tạo giáo

viên trong giai đoạn mới, về kĩ năng sư phạm trong đó có kĩ năng dạy học. Phân
tích kĩ năng dạy học nói chung và kĩ năng dạy học hóa học nói riêng.
4.4 Tiến hành thực nghiệm sư phạm để đánh giá sự phù hợp và hiệu quả của
các đề xuất.
5. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
Ở đề tài này, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu việc sử dụng phần mềm
Adobe Presenter thiết kế bài giảng E learning, cách sử dụng bài giảng E learning kết
10
hợp với phương pháp dạy học vi mô để tập trung rèn luyện cho sinh viên năng lực
tự học, và một số kĩ năng như kĩ năng dạy học, kĩ năng thực hành thí nghiệm,…
thông qua học phần thí nghiệm phương pháp dạy học hóa học.
6. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
- Nếu việc thiết kế và sử dụng bài giảng E learning có hiệu quả sẽ góp phần
nâng cao năng lực tự học cho sinh viên khoa hóa học ĐHSP.
- Nếu sử dụng phương pháp dạy học vi mô để rèn luyện kĩ năng dạy học hóa
học cho sinh viên được tổ chức tốt thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo giáo
viên hóa học ở các trường sư phạm.
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp nghiên cứu lý luận và thực tiễn( bao gồm phương pháp lấy ý kiến
chuyên gia, phương pháp đàm thoại, phương pháp quan sát, sử dụng phiếu điều tra).
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
- Phương pháp thống kê toán học để xử lý kết quả thực nghiệm sư phạm.
8. D™ KIẾN CÁI MỚI CỦA LUẬN VĂN
- Góp phần xây dựng lí luận về:
+ Bài giảng E learning.
+ Phương pháp dạy học vi mô.
- Thiết kế bài giảng Elearning.
- Sử dụng bài giảng E learning kết hợp với phương pháp dạy học vi mô vào
học phần thí nghiệm thực hành phương pháp dạy học hóa học để nâng cao năng lực
tự học, và rèn luyện một số kĩ năng dạy học cho sinh viên.

11
12
PHẦN II. NỘI DUNG
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC RÈN LUYỆN
NĂNG LỰC NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM CHO SINH VIÊN HÓA HỌC
1.1. Chuẩn đầu ra của SV khoa Hóa học trường Đại học Sư phạm Hà Nội [50].
1.1.1. Kiến thức
Có kiến thức cơ bản về khoa học xã hội - nhân văn, khoa học tự nhiên (Toán
học, Tin học, Vật lý…) và các kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực Hoá học.
Có kiến thức cơ bản về khoa học - công nghệ hoá học.
Có trình độ tin học tốt, đủ khả năng sử dụng công nghệ thông tin trong công việc.
Bước đầu có khả năng sử dụng ngoại ngữ trong giao tiếp và nghiên cứu các
tài liệu tham khảo chuyên ngành.
1.1.2. Kỹ năng
Có các kỹ năng thực hành, thí nghiệm về Hoá học.
Có khả năng áp dụng triển khai trong sản xuất.
Có khả năng nghiên cứu khoa học.
Có khả năng cập nhật kiến thức mới về khoa học - công nghệ hoá học.
1.1.3. Thái độ
Có phẩm chất cơ bản của người cán bộ nghiên cứu khoa học, thấm nhuần thế
giới quan Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội,
yêu nghề, có ý thức trách nhiệm cao với nghề nghiệp, có đạo đức tốt, có tác phong
mẫu mực của người làm công tác nghiên cứu khoa học.
1.1.4. Vị trí, khả năng công tác và khả năng học tập nâng cao trình độ sau khi
tốt nghiệp
Có đủ năng lực làm nghiên cứu viên tại các viện, trung tâm nghiên cứu khoa
học, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất.
Có thể đảm đương công tác giảng dạy Hoá học ở các trường đại học, cao
đẳng, Trung học chuyên nghiệp, dạy nghề và trung học phổ thông sau khi bổ túc các
học phần nghiệp vụ sư phạm và PPDH bộ môn Hoá học.

13
Có chí hướng, có khả năng tự học, tự nghiên cứu, tiếp tục học tập, nâng cao
trình độ ở bậc sau đại học.
Mục đích của các trường Sư phạm là đào tạo ra các giáo viên để giảng dạy
ở các trường phổ thông. Và để cho sinh viên của mình sau này có thể đáp ứng và
hoàn thành tốt công tác giảng dạy, giỏi cả chuyên môn và và giỏi cả nghiệp vụ thì
việc rèn luyện năng lực sư phạm cho SV là việc nên làm thường xuyên và cần thiết.
Năng lực sư phạm của SV sư phạm nói chung và của SV khoa Hóa học nói riêng là
một hệ thống với rất nhiều năng lực khác nhau. Trong phạm vi đề tài, tác giả chỉ
tập trung vào rèn luyện cho SV năng lực tự học và rèn luyện các kĩ năng dạy học
hóa học thông qua bài giảng E learning kết hợp với phương pháp dạy học vi mô
học phần thực hành phương pháp dạy học hóa học.
1.2. Hệ thống các KNDH hóa học cơ bản ở trường phổ thông [2], [3], [5], [30].
1.2.1. KNDH hóa học cơ bản của người giáo viên khi lên lớp ở trường phổ thông
Chúng tôi chia các KNDH hóa học thành ba nhóm chính, đó là:
- Nhóm các kỹ năng chuẩn bị bài học.
- Nhóm các KNDH trên lớp.
- Nhóm kỹ năng nhận xét, đánh giá.
1.2.1.1. Nhóm các kĩ năng chuẩn bị bài học
- Xác định đúng mục tiêu (cụ thể và theo các mức độ nhận thức như biết,
hiểu, vận dụng,…), kiến thức cơ bản và trọng tâm của bài học.
- Lựa chọn PPDH phù hợp.
- Thiết kế các hoạt động dạy học tích cực.
- Lựa chọn phương tiện dạy học phù hợp, tích cực.
1.2.1.2. Nhóm các kĩ năng dạy học trên lớp
- Đặt vấn đề (mở bài) và chuyển ý của bài dạy.
- Khai thác kiến thức cơ bản, trọng tâm của bài học.
- Tổ chức điều khiển hoạt động dạy học trong một giờ lên lớp: Tổ chức các
hoạt động của GV và HS (tổ chức cho HS làm việc cá nhân hoặc hoạt động theo
nhóm,…)

14
- Lựa chọn và sử dụng các PPDH phù hợp: sử dụng phối hợp các yếu tố tích
cực của PPDH truyền thống và các PPDH hiện đại.
- Hệ thống kĩ năng thí nghiệm thực hành hóa học:
+ Kỹ năng biểu diễn thí nghiệm.
+ Kỹ năng lựa chọn phương pháp sử dụng thí nghiệm.
+ Kỹ năng kết hợp lời nói khi biểu diễn thí nghiệm trong dạy học.
- Kỹ năng giao tiếp với HS:
+ Kỹ năng đặt câu hỏi.
+ Kỹ năng ứng xử với câu trả lời.
+ Kỹ năng giao và hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Kỹ năng sử dụng các phương tiện dạy học:
+ Các phương tiện dạy học truyền thống (bảng đen, phấn trắng,…).
+ Các phương tiện dạy học hiện đại (Máy tính, projector,…).
- Kỹ năng trình bầy bảng (rõ ràng, logic, khoa học,…).
- Kỹ năng liên hệ thực tế, giáo dục môi trường vào bài dạy.
1.2.1.3. Nhóm kỹ năng nhận xét, đánh giá
- Kỹ năng kiểm tra đánh giá kiến thức của HS.
- Kỹ năng nhận xét, đánh giá:
+ Kỹ năng nhận xét, đánh giá HS (khen, chê, thưởng, phạt).
+ Kỹ năng nhận xét, đánh giá đồng nghiệp (khen, chê, góp ý)
Trong các phương tiện trực quan được sử dụng trong dạy học hóa học thì thí
nghiệm đóng một vai trò hết sức quan trọng. Vì vậy việc rèn các kỹ năng biểu diễn,
sử dụng thí nghiệm trong dạy học hóa học cho SV sư phạm là một việc làm cần
thiết, quan trọng.
1.2.2. KNDH của giáo viên khi thực hành thí nghiệm hóa học ở trường phổ thông
Chúng tôi chia các kỹ năng thí nghiệm thực hành thành ba nhóm kỹ năng
chính, đó là:
- Nhóm kỹ năng biểu diễn thí nghiệm.
- Nhóm kỹ năng lựa chọn phương pháp sử dụng thí nghiệm.

15
- Nhóm kỹ năng kết hợp lời nói khi sử dụng thí nghiệm trong DH
1.2.2.1. Kỹ năng biểu diễn thí nghiệm
Kỹ năng biểu diễn thí nghiệm khi dạy học hóa học bao gồm:
- Kỹ năng chuẩn bị dụng cụ, hóa chất: đúng, đủ, phù hợp với thí nghiệm, gọn
gàng, thẩm mĩ.
- Kỹ năng lấy hóa chất chính xác
- Kỹ năng sắp xếp các dụng cụ thí nghiệm, hóa chất để làm và biểu diễn thí nghiệm.
- Kỹ năng lắp và tháo dụng cụ thí nghiệm.
- Kỹ năng sử dụng ống nghiệm: kẹp ống nghiệm, lắp ống nghiệm lên giá, rửa
ống nghiệm.
- Kỹ năng đun nóng.
- Kỹ năng hòa tan chất.
- Kỹ năng thu khí
- Kỹ năng thực hiện an toàn và khoa học các nội quy, quy tắc thí nghiệm.
- Kỹ năng cho HS quan sát hiện tượng thí nghiệm.
1.2.2.2. Kỹ năng lựa chọn phương pháp sử dụng thí nghiệm
- Biết căn cứ vào mục tiêu, nội dung của thí nghiệm và trình độ của đối
tượng để lựa chọn phương pháp sử dụng thí nghiệm phù hợp.
- Phương pháp sử dụng thí nghiệm:
+ Sử dụng thí nghiệm theo phương pháp nghiên cứu.
+ Sử dụng thí nghiệm theo phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề.
+ Sử dụng thí nghiệm theo phương pháp kiểm chứng.
+ Sử dụng thí nghiệm theo phương pháp đối chứng.
1.2.2.3. Kỹ năng kết hợp lời nói với thí nghiệm biểu diễn
- Mô tả thí nghiệm
+ Cần nêu được mục đích thí nghiệm.
+ Mô tả ngắn gọn, rõ ràng, súc tích cách tiến hành thí nghiệm.
+ Sử dụng ngôn ngữ hóa học chính xác.
+ Với các chất hóa học: cần đọc tên, không đọc công thức.

16
- Đặt câu hỏi hướng dẫn HS quan sát, làm thí nghiệm, rút ra kết luận (tùy
theo việc sử dụng thí nghiệm theo phương pháp nghiên cứu, kiểm chứng, đối chứng
hay phát hiện và giải quyết vấn đề để đặt câu hỏi cho phù hợp)
1.2.3. Thực trạng các giờ dạy thực hành thí nghiệm phương pháp dạy học hóa
học, nghiệp vụ sư phạm và rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên khoa Hóa
học ngành sư phạm ở các trường đại học [3].
Mục đích điều tra
- Tìm hiểu thực trạng các giờ dạy thực hành thí nghiệm PPDH, rèn luyện NVSP.
- Rút ra những kết luận cần thiết và tìm những biện pháp nâng cao hiệu quả
rèn luyện KNDH cho SV trong các giờ thực hành, rèn luyện NVSP.
Đối tượng điều tra
Năm học 2013 - 2014, tác giả đã tiến hành điều tra và tổng hợp kết quả điều tra 275
SV (Trong đó có 95 SV K61 của trường ĐHSP Hà Nội và 180 SV K45 trường Đại học Sư
phạm Thái Nguyên) có học học phần TNTHPPDH và NVSP.
Mô tả phiếu điều tra
Trong phiếu điều tra, tác giả sử dụng 15 câu hỏi (gồm 13 câu đóng và 2 câu
mở). Nội dung các câu hỏi tập trung vào 6 chủ đề chính là:
- Tình trạng sử dụng trang thiết bị trong dạy học hóa học Hóa học (1,2,3)
- Thái độ và nhận thức về thí nghiệm thực hành PPDH hóa học (Câu 4, 5, 6)
- Việc chuẩn bị thí nghiệm ở nhà (đọc sách vô cơ, hữu cơ, thiết kế kế hoạch
bài giảng) và tiến hành thí nghiệm trên lớp (câu 7, 8)
- An toàn thí nghiệm và cách phòng chống độc hại (Câu 9, 10, 11, 12)
- Mức độ thành công của các thí nghiệm khi tiến hành thí nghiệm và khi kết
hợp biểu diễn thông qua trích đoạn bài giảng (Câu 13).
- Tác dụng của thực hành đến việc rèn luyện các kĩ năng thí nghiệm và
KNDH của SV và những ý kiến đề xuất (Câu 14, 15).
17
Kết quả điều tra
Hầu hết SV rất có ý thức đóng góp và hưởng ứng mạnh mẽ. Điều này rất

khích lệ cho chúng tôi khi nghiên cứu đồng thời mang lại hiệu quả và độ tin cậy cao
khi điều tra
Kết quả cụ thể của từng nội dung như sau:
Tình trạng sử dụng thiết bị trong dạy học hóa học
Câu 1. Anh (chị) vui lòng cho biết ý kiến của mình về giờ THTN có sử dụng
thiết bị dạy học?
Bảng 1.1: Ý kiến về giờ TNTH có sử dụng các TBDH
Thái độ Số lượng SV Tỷ lệ %
Rất thích 94 34,18
Thích 145 52,73
Bình thường 30 10,91
Không thích 6 2,18
Nhận xét: Số lượng SV thích và rất thích sử dụng TBDH trong các giờ TNTH là rất
lớn (86.91%).
Câu 2. Thái độ của SV khi thực hành thí nghiệm có sử dụng TBDH?
Bảng 1.2: Điều tra hứng thú về giờ TNTH có sử dụng TBDH.
Thái độ Số lượng SV Tỷ lệ %
Rất hứng thú 104 37,82
Hứng thú 126 45,82
Bình thường 38 13,82
Không hứng thú 7 2,54
Nhận xét: Số lượng SV rất hứng thú và hứng thú khi thực hành có sử dụng TBDH
là lớn (chiếm 83,64%).
Câu 3. Theo anh (chị) việc sử dụng TBDH trong giờ THTN là:
Bảng 1.3: Ý kiến về việc sử dụng TBDH trong giờ THTN
18
Thái độ Số lượng SV Tỷ lệ %
Rất cần thiết 198 72,00
Cần thiết 57 20,73
Bình thường 18 6,55

Chưa cần thiết 2 0,73
Nhận xét: Hầu hết SV đều cho rằng việc sử dụng TBDH trong giờ TNTH là
rất cần thiết (72,00%) và cần thiết (20,73%).
Thái độ và nhận thức về thí nghiệm thực hành thí nghiệm PPDH hóa học
Câu 4. Thái độ của SV khi tham gia thực hành học phần PPDH3
Bảng 1.4: Điều tra thực trạng về thái độ của SV khi tham gia THTN
Thái độ Số lượng SV Tỷ lệ %
Rất thích 72 26,18
Thích 137 49,82
Bình thường 60 21,82
Không thích 06 2,18
Nhận xét: Số SV có thái độ thích và rất thích khá cao chiếm 76,00% ; Số SV
có thái độ bình thường khi thực hành thí nghiệm PPDH hóa học là 21,82% và có
2,18% sinh viên không thích (không hứng thú) trong giờ THTN có sử dụng TBDH
và đã trả lời câu 5 với lí do không thích như sau:
19
Câu 5. SV chưa thích học phần PPDH3 ở các điểm sau
Bảng 1.5: Điều tra lí do SV chưa thích học phần PPDH3
Lý do Số lượng SV Tỷ lệ %
Số lượng thí nghiệm hấp dẫn SV là nhỏ 46 16,73
Các thí nghiệm không có gì mới so với thí
nghiệm vô cơ và hữu cơ
178 64,73
Có nhiều thí nghiệm độc hại 67 24,36
Thí nghiệm chưa giúp SV rèn được
KNDH
186 67,64
Dụng cụ hóa chất không đáp ứng các thí
nghiệm
75 27,27

Cách tổ chức và rèn luyện kỹ năng thí
nghiệm chưa tốt
98 35,64
Kết quả điều tra cho ta thấy: Lí do SV không thích giờ TNTH chủ yếu là do
các thí nghiệm không có gì mới so với thí nghiệm vô cơ và hữu cơ (64,73%); Giờ
TNTH chưa giúp được SV rèn luyện KNDH (67,64%); Bên cạnh đó là nguyên nhân
dụng cụ hóa chất chưa đáp ứng được một số thí nghiệm mà SV tiến hành và cách tổ
chức rèn luyện thí nghiệm chưa tốt (62,91%) . Từ những số liệu điều tra trên, chúng
ta cần nghiên cứu làm rõ tính định hướng sư phạm về nội dung, cách thức tiến hành,
yêu cầu về kỹ năng và phương pháp sử dụng thí nghiệm cho SV.
Câu 6. Số thí nghiệm mà SV cảm thấy hứng thú (X%)
Bảng 1.6: Điều tra thống kê % số thí nghiệm SV hứng thú
X% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%
Số ý kiến 0 0 8 28 53 52 61 42 19 12

0) (28 40) (53 50) (52 60) (61 70) (42 80) (19 90) (12 1(8 3
%
27
0)
5
0
X
+ × + × + × + × + × + × + ××
=

% 64,25X =
Việc chuẩn bị thí nghiệm ở nhà (đọc sách vô cơ, hữu cơ, thiết kế kế hoạch
bài học) và tiến hành thí nghiệm trên lớp (câu 7, 8)
Câu 7. SV đã nghiên cứu tài liệu trước mỗi bài thí nghiệm, bài dạy.
Bảng 1.7: Điều tra tình trạng SV đã nghiên cứu tài liệu trước mỗi bài thí nghiệm

20
Tình trạng Số lượng SV Tỷ lệ %
Nghiên cứu kĩ 116 42,18
Xem qua 132 48,00
Không nghiên cứu 08 2,91
Không có ý kiến 19 6,91
Nhận xét: Đa số SV chưa nghiên cứu kĩ tài liệu trước mỗi buổi thực hành,
rèn luyện NVSP mà chỉ xem qua hoặc không nghiên cứu (57,82%). Điều này đòi
hỏi GV cần có biện pháp để làm cho nâng cao ý thức và hứng thú tự học cho SV khi
chuẩn bị thí nghiệm thực hành.
Câu 8. Tình trạng SV chọn, lắp dụng cụ, lấy hóa chất khi làm thí nghiệm và
biểu diễn vào bài dạy
Bảng 1.8: Điều tra tình trạng SV chọn, lắp dụng cụ, lấy hóa chất
khi làm thí nghiệm và biểu diễn vào bài dạy.
Tình trạng Tỷ lệ
Theo đúng thứ tự quy định và chính xác 45,00
Theo đúng thứ tự quy định nhưng không chính xác 38,00
Không chú ý đến thứ tự, liều lượng 17,00
Không ý kiến 0,00
Nhận xét: Tỉ lệ SV làm thí nghiệm đúng theo thứ tự quy định nhưng chưa
chính xác hoặc không chú ý đến thứ tự chọn, lắp dụng cụ và lấy hóa chất là khá cao
(55%), điều này dẫn đến thí nghiệm ít thành công, hoặc có khí độc hại thoát ra
ngoài,…Cho nên GV cần có biện pháp để rèn luyện và nâng cao kĩ năng thực hành
thí nghiệm cho SV.
An toàn thí nghiệm, phòng chống độc hại
Câu 9. Nhận thức của SV về tính độc hại của hóa chất
Bảng 1.9: Điều tra nhận thức của SV về tính độc hại của hóa chất
Cl
2
HCl SO

2
H
2
S NH
3
NO
x
CO CO
2
CH
4
C
2
H
2
Rất độc 198 136 168 154 72 132 176 43 37 25
Độc 77 123 107 107 148 114 94 109 95 87
Không độc 00 16 00 00 45 25 00 121 129 145
Không ý kiến 00 00 00 14 10 04 05 02 14 18
21
Nhận xét: Đa số các khí độc, có mùi, màu đặc trưng như NO
x
, Cl
2
, H
2
S,… thì
SV nhận biết được. Đối với một số chất thường gặp hàng ngày như CH
4
, NH

3
, C
2
H
2
,
có nhiều SV cho là ít độc hoặc không độc, chính vì vậy khi tiến hành thí nghiệm họ
ít chú ý đến khâu xử lí và an toàn sức khỏe.
Câu 10. Khi SV tiến hành làm thí nghiệm có chất độc
Bảng 1.10: Điều tra kỹ năng SV tiến hành thí nghiệm với hóa chất độc
Kỹ năng Tỷ lệ %
Lấy hóa chất ít 60,00
Lấy hóa chất tùy tiện 23,00
Không xử lí chất khí độc sau khi tiến hành thí
nghiệm
34,00
Xử lý chất độc sau khi thí nghiệm xong 77,00
Thao tác cẩn thận, xử lí tốt các chất độc trong
quá trình tiến hành thí nghiệm
56,00
Nhận xét: Đa số SV có ý thức đối với các thí nghiệm có tính độc hại, nhưng
vẫn chưa chú ý đến thời điểm có khí độc thoát ra.
Câu 11. Tình trạng sức khỏe SV sau các bài thực hành có chất độc hại
Bảng 1.11: Điều tra tình trạng sức khỏe SV khi thí nghiệm có hóa chất độc hại
Cảm giác Tỷ lệ %
Rất mệt 23,00
Mệt 45,00
Bình thường 27,00
Không ý kiến 5,00
Nhận xét: Tỉ lệ SV cảm thấy rất mệt và mệt sau các buổi thực hành với các

hóa chất độc rất lớn (68%). Điều này cần lưu ý đến kĩ năng thực hành và dụng cụ
thí nghiệm.
Câu 12. Những kiến nghị về an toàn thí nghiệm và sức khỏe
Bảng 1.12: Điều tra những nội dung kiến nghị về an toàn thí nghiệm của SV
STT Nội dung kiến nghị Tỷ lệ %
01 SV đeo khẩu trang, gang tay, mặc áo blouse 96,00
02 Uống sữa trước khi vào phòng thí nghiệm 40,00
03 Cần thao tác đúng, xử lí khí độc 78,00
04 Phòng thí nghiệm phải có đầy đủ trang thiết bị 90,00
Mức độ thành công của các thí nghiệm do SV thực hiện được
22
Câu 13. Số thí nghiệm SV thực hiện thành công (X%)
Bảng 1.13: Bảng điều tra % số thí nghiệm SV thực hiện thành công
X% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%
Số ý kiến 0 0 0 12 34 84 58 47 23 17
(12 40) (50 34) (60 84) (70 58) (80 47) (90 100 17)23) (
275
X
× + × + × + × + × + ×× +
=
= 68,40%
Nhận xét: Các thí nghiệm SV thực hiện thành công chưa cao so với yêu cầu
đặt ra (SV phải làm tốt thí nghiệm biểu diễn).
Tác dụng của các buổi thí nghiệm, rèn luyện NVSP với việc rèn luyện
KNDH của SV và những ý kiến đề xuất.
Câu 14. Các buổiTNTH, NVSP đã giúp SV rèn luyện kĩ năng
Bảng 1.14: Điều tra thực trạng các buổi THTN, NVSP đã giúp SV rèn luyện KN
Nội dung rèn luyện Nhiều Vừa phải ít Không ý kiến
KN biểu diễn thí nghiệm 124 97 50 04
KN đặt vấn đề và chuyển ý 153 87 32 03

KN viết bảng 107 138 28 02
Sự mạnh dạn tự tin 148 113 14 00
Nhận xét: Các buổi thí nghiệm, rèn luyện NVSP hầu hết giúp SV rèn luyện
KNDH cơ bản như viết bảng, sự mạnh dạn tự tin, biểu diễn thí nghiệm,…
Câu 15. Những đề xuất để các giờ TNTH, rèn luyện NVSP đạt kết quả tốt
Có 20 phiếu không ghi gì, 255 phiếu còn lại đề xuất 10 ý kiến trong đó 5 ý
kiến có tần số cao. Đó là:
Bảng 1.15: Nội dung những kiến nghị để THTN và NVSP đạt kết quả tốt
STT Nội dung kiến nghị Tỷ lệ %
1 Nghiên cứu kĩ tài liệu, thiết kế kế hoạch bài dạy trước
khi đến lớp tiến hành thí nghiệm, rèn luyện NVSP
70,00
2 Chuẩn bị đầy đủ phương tiện kí thuật hiện đại 80,00
3 Chuẩn bị hóa chất và dụng dụ đầy đủ, chu đáo 85,71
4 SV cần được GV tạo ra những tình huống để rèn luyện
kí năng thí nghiệm và kĩ năng dạy học nhiều hơn
89,25
5 Cải tiến một số thí nghiệm phù hợp SGK và điều kiện
cơ sở vật chất
45,71
23
Những điều chú ý rút ra từ kết quả điều tra
Từ kết quả điều tra và phân tích thực trạng chúng tôi rút ra một số điểm chú
ý như sau:
Tài liệu, chương trình học: Ngoài giáo trình dưới dạng ấn phẩm nên có tài
liệu điện tử (Bài giảng e learning, web học tập,…) có tính tương tác cao. Phải cho
SV đọc trước và chuẩn bị kĩ trước khi thực hành tập giảng.
Thiết bị, dụng cụ, hóa chất: TBDH trong phòng thí nghiệm cần được trang bị
hiện đại: Camera, tivi, projector, kết nối internet,… Hóa chất dụng cụ cần đầy đủ.
Về phía GV: Cần tích cực áp dụng các PPDH mới, các thủ thuật và kĩ thuật

dạy học để tăng cường rèn luyện KNDH cho SV, tạo điều kiện để SV được luyện
tập nhiều trong quá trình thí nghiệm và tập giảng, tăng cường sự nhận xét góp ý của
đồng nghiệp và của GV.
Về phía SV: cần được rèn luyện hệ thống KNDH cơ bản, đặc biệt là kĩ năng
thí nghiệm và sử dụng thí nghiệm trong dạy học.
Kết quả trên đây là cơ sở quan trọng, định hướng cho tác giả đề xuất các
phương pháp nghiên cứu để rèn luyện KNDH cho SV khoa hóa học thông qua việc
thiết kế bài giảng e learning, kết hợp với các PPDH mới ở trường ĐHSP, đó chính
là nội dung nghiên cứu của luận án.
1.2.4. Một số yêu cầu cơ bản trong việc rèn luyện KNDH hóa học cho SV
Để việc rèn luyện các KNDH cho SV đạt kết quả cao, cần phải tuân theo các
yêu cầu cơ bản sau đây:
1. Sự kết hợp chặt chẽ giữa lí thuyết với thực hành, sự hướng dẫn của GV và
hoạt động rèn luyện của SV. Trong việc rèn luyện các KNDH, không có sự hướng
dẫn đúng, chính xác thì rất khó thành công. Mặt khác SV ngoài việc nghiên cứu tài
liệu cũng rất cần được GV hướng dẫn trực tiếp.
2. SV phải được học bằng hoạt động, thông qua hoạt động. Kỹ năng chỉ có
được qua hoạt động, vì vậy cần tăng cường các cơ hội để SV có điều kiện rèn luyện
kỹ năng như:
- Tăng cường tập giảng.
24
- Tập nhận xét đánh giá những kĩ năng của người dạy theo phiếu nhận xét,
đánh giá kỹ năng thực hành thí nghiệm và KNDH.
3. Rèn luyện từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp.
Ví dụ: SV bắt đầu tập những đoạn bài giảng, thí nghiệm sử dụng là những thí
ngiệm đơn giản, sau đó kết hợp với những đoạn bài giảng dài, những thí ngiệm khó
hơn và có sự phối hợp các KNDH một cách nhuần nhuyễn.
4. Rèn luyện toàn diện nhưng có trọng điểm.
- Chú ý những kĩ năng quan trọng.
- Những kĩ năng khó.

- Chú ý những kĩ năng SV không thể tự rèn luyện được một mình.
5. Rèn luyện phải thường xuyên, liên tục.
Ví dụ: Kỹ năng thí nghiệm của SV được rèn luyện qua bài thí ngiệm, qua cuối
mỗi buổi thí ngiệm SV tập giảng, qua học phần rèn luyện NVSP để chuẩn bị đi TTSP2.
6. Đề cao tinh thần tự giác nhưng không xem nhẹ việc kiểm tra, đôn đốc.
- Xác định cho SV mục tiêu phấn đấu trở thành GV giỏi.
- GV cần uốn nắn, sửa chữa kịp thời những sai sót, lệch lạc.
- Nghiêm túc trong công việc.
- SV cần tự luyện tập nhiều hơn.
b Kết hợp việc rèn kỹ năng, hình thành nhân cách với việc cung cấp kiến thức.
Trong dạy học trên lớp hay thực hành ở phòng thí ngiệm,… cần chú ý rèn
luyện cho SV tư thế, tác phong chững chạc, mạnh dạn, tự tin, khả năng giao tiếp với
HS và đồng nghiệp.
1.3. Năng lực tự học của SV
1.3.1. Khái niệm
Năng lực tự học là khả năng mình tự tìm tòi, định hướng nhận thức và vận
dụng kiến thức vào tình huống mới hoặc tương tự với chất lượng cao [16].
25

×