Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Tư tưởng cải cách đất nước của nguyễn trường tộ (cuối thế kỷ XIX)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1 MB, 80 trang )


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA LỊCH SỬ
*********



VŨ THỊ THẢO



TƢ TƢỞNG CẢI CÁCH ĐẤT NƢỚC
CỦA NGUYỄN TRƢỜNG TỘ
(CUỐI THẾ KỶ XIX)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
ThS. CHU THỊ THU THỦY








HÀ NỘI, 2014

LỜI CẢM ƠN


Để hoàn thành khóa luận này, trước hết cho phép em bày tỏ lòng biết
ơn tới Ban giám hiệu trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, các thầy cô giáo
tham gia giảng dạy lớp K36 cử nhân lịch sử, cũng như tập thể cán bộ, giảng
viên hiện đang công tác trong khoa Lịch sử trường Đại học Sư phạm Hà Nội
2.
Đồng thời, em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới ThS. Chu Thị
Thu Thủy, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong quá trình thực hiện
và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Mặc dù đã rất cố gắng song chắc chắn khóa luận tốt nghiệp vẫn còn
những hạn chế nhất định, em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô
giáo để khóa luận của em được hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 27 tháng 05 năm 2014
Sinh viên


Vũ Thị Thảo


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hỗ
trợ từ giáo viên hướng dân ThS. Chu Thị Thu Thủy. Nếu phát hiện có bất kỳ
sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng, cũng như
kết quả khóa luận của mình.
Hà Nội, ngày 27 tháng 05 năm 2014
Sinh viên


Vũ Thị Thảo








MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
3. Mục đích, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu 3
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 4
5. Đóng góp của khóa luận 4
6. Bố cục khóa luận 4
Chương 1: NHỮNG ĐIỀU KIỆN TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH TƯ
TƯỞNG CẢI CÁCH CỦA NGUYỄN TRƯỜNG TỘ
(CUỐI THẾ KỶ XIX) 5
1.1. TÌNH HÌNH VIỆT NAM CUỐI THẾ KỶ XIX 5
1.1.1. Kinh tế 5
1.1.1.1. Nông nghiệp 5
1.1.1.2. Thủ công nghiệp 6
1.1.1.3. Công nghiệp 6
1.1.1.4. Thương nghiệp 7
1.1.2. Chính trị 7
1.1.3. Xã hội 9
1.1.4. Văn hóa-giáo dục 11
1.1.5. Những tư tưởng cải cách ở Việt Nam nửa sau thế kỷ XIX 12
1.1.5.1. Tư tưởng cải cách của Đặng Huy Trứ 12
1.1.5.2. Tư tưởng cải cách của Phạm Phú Thứ 13
1.2. ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LUỒNG TƯ TƯỞNG BÊN NGOÀI ĐẾN

SỰ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG CẢI CÁCH CỦA NGUYỄN TRƯỜNG TỘ
14
1.2.1. Ảnh hưởng từ Trung Quốc 14
1.2.2. Ảnh hưởng từ Nhật Bản 17
1.2.3. Ảnh hưởng từ Thái Lan 20
1.2.4. Ảnh hưởng từ Pháp 23
Chương 2: TƯ TƯỞNG CẢI CÁCH CỦA NGUYỄN TRƯỜNG TỘ 25
(CUỐI THẾ KỶ XIX) 25
2.1. CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA NGUYỄN TRƯỜNG TỘ 25
2.2. NỘI DUNG TƯ TƯỞNG CẢI CÁCH CỦA NGUYỄN TRƯỜNG TỘ 27
2.2.1. Quan điểm cải cách của Nguyễn Trường Tộ 27
2.2.2. Nội dung tư tưởng cải cách của Nguyễn Trường Tộ 30
2.2.2.1. Kinh tế 30
2.2.2.2. Chính trị-quân sự 33
2.2.2.3. Xã hội 37
2.2.2.4. Văn hóa - giáo dục 37
2.2.2.5. Ngoại giao 40
2.3. ĐÁNH GIÁ TƯ TƯỞNG CẢI CÁCH CỦA NGUYỄN TRƯỜNG TỘ 42
2.3.1. Về kinh tế 43
2.3.2. Về chính trị 47
2.3.3. Về quân sự 50
2.3.4. Về xã hội 51
2.3.5. Về ngoại giao 52
2.3.6. Văn hóa - giáo dục 53
2.3.7. Nguyên nhân thất bại trong việc thực hiện tư tưởng cải cách của
Nguyễn Trường Tộ 55
KẾT LUẬN 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO 62
PHỤ LỤC 64


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm giữa thế kỷ XIX, một vấn đề nổi cộm trong chính
sách đối ngoại của các nước phương Đông là làm thế nào để bảo vệ được nền
độc lập dân tộc và bảo tồn được các giá trị văn hóa trước sự bành trướng và
xâm lược của thực dân phương Tây. Trong giải pháp của các nước Đông Bắc
Á được xây dựng trên nền tảng Nho giáo như Trung Quốc, Nhật Bản ta có thể
tìm thấy một nét chung là: cố gắng hòa nhập yếu tố cũ và mới, truyền thống
và hiện đại trên bước đường phát triển của đất nước. Nhưng ở nước ta, dưới
triều Nguyễn, tình hình diễn ra hoàn toàn khác. Trước vận mệnh sống còn của
đất nước những nho sĩ thức thời lúc đó đã trăn trở, suy ngẫm để cuối cùng bật
lên những tư tưởng sáng chói trên những trang điều trần gửi tới triều đình.
Những tư tưởng lớn ấy đã hợp thành dòng phái duy tân mà tiêu biểu là
Nguyễn Trường Tộ.
Vậy tư tưởng canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ cuối thế kỷ
XIX được biểu hiện như thế nào? Có tác động gì đến tình hình xã hội lúc bấy
giờ hay không? Tư tưởng canh tân đất nước của ông có được thực hiện hay
không?
Vấn đề này cũng được nhiều nhà sử học quan tâm và cũng có nhiều
công trình nghiên cứu có liên quan được thực hiện và đã thành công. Tuy
nhiên để đánh giá đúng sự thật khách quan của tình hình xã hội lúc bấy giờ thì
chưa ai dám khẳng định hoàn toàn. Chính vì vậy, tác giả bài nghiên cứu này
quyết định chọn đề tài “Tư tưởng cải cách đất nước của Nguyễn Trường Tộ
cuối thế kỷ XIX” để tiếp tục nghiên cứu, với mong muốn hệ thống lại tư
tưởng cải cách của Nguyễn Trường Tộ và có cái nhìn khách quan, chân thực
về tình hình Việt Nam cuối thế kỷ XIX. Qua đó đánh giá vai trò của triều
Nguyễn trong việc để nước ta rơi vào tay thực dân Pháp. Đồng thời đề tài
2


cũng góp phần cung cấp tài liệu học tập, nghiên cứu về lịch sử Việt Nam nói
chung và về Nguyễn Trường Tộ nói riêng.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Tư tưởng cải cách đất nước của Nguyễn Trường Tộ đã thu hút nhiều
học giả trong nước tìm hiểu và nghiên cứu, tiểu biểu như một số tác phẩm
sau:
Tác phẩm “Những đề nghị cải cách của Nguyễn Trường Tộ cuối thế kỷ
XIX” của Chương Thâu (1961), Nxb Giáo dục. Tác phẩm này đã khái quát
nội dung tư tưởng cải cách của Nguyễn Trường Tộ cuối thế kỷ XIX.
Tác phẩm “Nguyễn Trường Tộ con người và di thảo” của Trương Bá
Cần (1988), Nxb TP. Hồ Chí Minh. Tác phẩm đã đề cập tương đối đầy đủ về
con người và tư tưởng canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ.
Tác phẩm “Tư tưởng canh tân đất nước dưới triều Nguyễn” của Đỗ
Bang (1999), Nxb Thuận Hóa. Tác phẩm này đề cập đến cuộc đời, sự nghiệp
và tư tưởng canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ (1828-1871), Nguyễn
Lộ Trạch (1853-1898)…những đề xuất trong tư tưởng canh tân ở Việt Nam
cuối thế kỷ XIX.
Tác phẩm “Nguyễn Trường Tộ thời thế và tư duy cách tân” của Hoàng
Thanh Đạm (2001), Nxb Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh. Tác phẩm này đề cập
về con người, cuộc đời Nguyễn Trường Tộ, thái độ của người đương thời đối
với ông khi ông đang sống và sau khi ông mất. Hệ thống tư duy canh tân của
Nguyễn Trường Tộ.
Tác phẩm “Mười cuộc cải cách đổi mới lớn trong lịch sử Việt Nam”
của Văn Tạo (2006), Nxb Đại học Sư phạm. Tác phẩm này đã đề cập tới mười
cuộc cải cách, đổi mới của mười sĩ phu yêu nước tiêu biểu trong lịch sử Việt
Nam trong đó có cải cách của Nguyễn Trường Tộ.
3

Tác phẩm “Minh Trị duy tân và Việt Nam” của Nguyễn Thế Lực

(2010), Nxb Giáo Dục Việt Nam. Tác phẩm này đề cập đến việc cải cách Duy
Tân ở Nhật Bản và cách nhìn nhận của các sĩ phu yêu nước Việt Nam về
phong trào duy tân.
Tác phẩm “Nguyễn Trường Tộ và vấn đề canh tân” của Bùi Kha
(2011), Nxb Văn học. Tác phẩm này đã khái quát tư tưởng của Nguyễn
Trường Tộ qua các bản điều trần. Nêu rõ quan điểm chính trị, những đề nghị
cải cách, canh tân của Nguyễn Trường Tộ.
Những tác phẩm trên phần nào khái quát về công cuộc cải cách của
Nguyễn Trường Tộ. Trên cơ sở đó, ở đề tài khoa học này, tôi muốn đi tìm
hiểu cụ thể hơn những điều kiện tác động đến sự hình thành tư tưởng cải cách
của Nguyễn Trường Tộ và nội dung trong tư tưởng cải cách của ông. Từ đó
đưa ra những nhận xét, đánh giá về tư tưởng cải cách của Nguyễn Trường Tộ
cuối thế kỷ XIX.
3. Mục đích, nhiệm vụ và phƣơng pháp nghiên cứu
3.1. Mục đích
Nghiên cứu những điều kiện chủ quan và khách quan dẫn đến sự hình
thành tư tưởng cải cách của Nguyễn Trường Tộ. Qua đó làm sáng tỏ tư tưởng
cải cách của Nguyễn Trường Tộ để thấy được điểm tiến bộ trong tư tưởng cải
cách của ông, đồng thời lý giải nguyên nhân thất bại trong tư tưởng cải cách
của Nguyễn Trường Tộ cuối thế kỷ XIX.
3.2. Nhiệm vụ
Phân tích những điều kiện tác động đến sự hình thành tư tưởng cải cách
của Nguyễn Trường Tộ (cuối thế kỷ XIX).
Phân tích nội dung tư tưởng cải cách của Nguyễn Trường Tộ trên tất cả
các lĩnh vực: kinh tế, chính trị - quân sự, văn hóa - giáo dục, ngoại giao. Từ
4

đó đưa ra những nhận xét đánh giá về tư tưởng cải cách của Nguyễn Trường
Tộ.
3.3. Phạm vi nghiên cứu

Thời gian: Cuối thế kỷ XIX.
Không gian: Tư tưởng cải cách đất nước của Nguyễn Trường Tộ.
4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tư liệu
Để hoàn thành công trình nghiên cứu này, em đã sử dụng các cuốn
sách, bài báo, tạp chí có nội dung liên quan tới đề tài nghiên cứu mà em thu
thập được trong quá trình thực hiện.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp chủ yếu là phương pháp lịch sử và phương
pháp logic. Ngoài ra, còn sử dụng một số phương pháp khác như: phân tích,
sưu tầm và chọn lọc tài liệu có liên quan đến đề tài.
5. Đóng góp của khóa luận
Làm rõ hơn tư tưởng canh tân đất nước cuối thế kỷ XIX của các sĩ phu
yêu nước để thấy được những tích cực và hạn chế trong tư tưởng cải cách của
từng người. Từ đó có cái nhìn khách quan về những tư tưởng cải cách đó.
Phải xem xét những tư tưởng cải cách đó trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể, qua
đó làm sáng tỏ tinh thần yêu nước của các sĩ phu lúc bấy giờ.
6. Bố cục khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục khóa luận
tốt nghiệp được bố cục làm 2 chương:
Chương 1: Những điều kiện tác động đến sự hình thành tư tưởng cải
cách của Nguyễn Trường Tộ (cuối thế kỷ XIX)
Chương 2: Những tư tưởng cải cách của Nguyễn Trường Tộ (cuối thế
kỷ XIX)
5

Chƣơng 1
NHỮNG ĐIỀU KIỆN TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH TƢ
TƢỞNG CẢI CÁCH CỦA NGUYỄN TRƢỜNG TỘ
(CUỐI THẾ KỶ XIX)

1.1. TÌNH HÌNH VIỆT NAM CUỐI THẾ KỶ XIX
1.1.1. Kinh tế
Nửa sau thế kỷ XIX, nền kinh tế Việt Nam bắt đầu có những biến
động. Cơ cấu kinh tế về cơ bản vẫn chưa thay đổi. Hai ngành nông nghiệp và
thủ công nghiệp vẫn giữ vai trò chủ đạo. Bên cạnh những yếu tố cổ truyền
trong hai ngành này đã bắt đầu xuất hiện những yếu tố mới.
1.1.1.1. Nông nghiệp
Trong nông nghiệp, diện tích canh tác đã tăng một cách đáng kể, tuy
vậy vẫn không bù lại được số ruộng bị bỏ hoang do thiên tai, mất mùa, nhiều
nông dân đã phải đi lưu tán. Sản xuất nông nghiệp vẫn mang tính độc canh,
tuyệt đại bộ phận diện tích đất canh tác đều trồng lúa. Do kỹ thuật lạc hậu nên
năng suất không cao (khoảng 9 tạ/ha).
Đến cuối những năm cuối thế kỷ XIX, tư bản Pháp tăng cường
cướp đoạt ruộng đất của nông dân: “Năm 1888, Toàn quyền Đông Dương ra
nghị định cho bọn địa chủ thực dân được quyền lập các đồn điền mà chúng
gọi là đất vô chủ” [4; tr.284]. Tiếp đến năm 1897, triều đình Huế lại ký điều
ước nhượng cho Pháp quyền khai khẩn đất hoang. Ngày 1/5/1900, thực dân
Pháp ra nghị định phủ nhận quyền sở hữu ruộng đất của vua Nguyễn. Từ đây
thực dân Pháp tha hồ tước đoạt ruộng đất của nhân dân ta. “Năm 1900, diện
tích của các đồn điền người Âu là 322.000ha, trong đó ở Nam Kỳ là
78.000ha” [4; tr.287]. Phương thức kinh doanh trong các đồn điền của Pháp
chủ yếu vẫn là phát canh thu tô, thực dân Pháp ít quan tâm đến kỹ thuật khiến
cho đất đai ngày càng nghèo nàn, sức lao động trở nên kiệt quệ.
6

1.1.1.2. Thủ công nghiệp
Đến giữa thế kỷ XIX, thủ công nghiệp Việt Nam đã khá phát triển. Một
số nghề có xu hướng tách khỏi nông nghiệp hình thành ra các làng nghề hay
phố nghề: Nghề gốm ở Bát Tràng, Thổ Hà; nghề dệt ở Vạn Phúc, La Khê (Hà
Đông)…

Đến khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam thì thủ công nghiệp
Việt Nam bắt đầu chịu sự tác động và chi phối của chiến tranh như nghề đóng
tàu thuyền, làm vũ khí…Bên cạnh các xưởng thủ công do nhà nước quản lý,
một số xưởng thủ công dân gian đã mọc lên ở nhiều nơi.
Nhìn chung vào cuối thế kỷ XIX, nền sản xuất thủ công nghiệp nước ta
bắt đầu có những thay đổi, hoặc do nhu cầu chiến tranh, hoặc do nhu cầu của
công cuộc đô hộ bóc lột của tư bản Pháp. Các hoạt động thủ công vẫn còn gắn
chặt với nông nghiệp, tồn tại với tư cách là nghề phụ gia đình.
1.1.1.3. Công nghiệp
Trong khi kìm hãm nông nghiệp trong vòng lạc hậu, thực dân Pháp đầu
tư vào một số ngành kinh tế để khẳng định vị trí của tư bản Pháp ở Đông
Dương. Trước hết là đầu tư những ngành khai mỏ: thiếc, kẽm, sắt, thủy
ngân…đặc biệt là than. Trong lĩnh vực khai thác mỏ, mỏ than đặc biệt chú ý,
tổng sản lượng khai thác than năm 1892 là 95.000 tấn, đến năm 1900 là
201.000 tấn. Thực dân Pháp chú trọng xây dựng và phát triển các ngành công
nghiệp, vừa thỏa mãn nhu cầu thị trường Đông Dương và kiếm được nhiều lợi
nhuận, vừa có khả năng cạnh tranh ở thị trường Viễn Đông. Phương thức kinh
doanh chủ yếu là tận dụng nguồn nhân công rẻ mạt, sử dụng đến mức tối đa
sức lao động thủ công kết hợp với cơ giới, kết hợp bóc lột tư bản với phong
kiến, nhờ đó mà lợi nhuận thu được không ngừng tăng lên. Một nền công
nghiệp đã xuất hiện ở nước ta nhưng đó chỉ là một nền công nghiệp phiến
diện, què quặt, không có công nghiệp nặng, thể hiện rõ tính chất thuộc địa.
7

1.1.1.4. Thương nghiệp
Trong lĩnh vực thương nghiệp, Việt Nam là thị trường độc chiếm của tư
bản Pháp: “Hàng hóa Pháp nhập vào Việt Nam chỉ phải đóng thuế 2,5% trong
khi hàng hóa các nước khác phải đóng thuế 5% giá trị” [4; tr.287]. Ngoài ra
thực dân Pháp còn ra sức chèn ép thương nhân Việt Nam, dung dưỡng cho
thương nhân Hoa Kiều làm đại lý cung ứng hàng xuất khẩu, buôn bán và tiêu

thụ hàng hóa Pháp.
Ngày 11/1/1892, Pháp ra một đạo luật mới, quy định hàng hóa Pháp
hoàn toàn được miễn thuế còn hàng hóa nước khác phải đóng từ 25% đến
120% giá trị khi nhập khẩu vào Việt Nam. Chính sách độc quyền thương mại
của thực dân Pháp làm bần cùng hóa nhân dân lao động và bóp chết các
ngành tiểu thủ công nghiệp Việt Nam.
Toàn bộ chính sách đầu tư, khai thác bóc lột của thực dân Pháp ở Đông
Dương là một chính sách hẹp hòi, ích kỷ, thiển cận nhằm trói buộc nền kinh
tế nước ta phụ thuộc vào nền kinh tế Pháp. Đây là chính sách cướp bóc của
thực dân Pháp bằng phương pháp bóc lột tư bản chủ nghĩa kết hợp với hình
thức bóc lột dã man thời trung cổ.
1.1.2. Chính trị
Để phục vụ cho công cuộc khai thác và bóc lột kinh tế, Pôn Đume đã
tiến hành xây dựng nhà nước thống nhất, chặt chẽ, đồng thời thực hiện thủ
đoạn “chia để trị” và “dùng người Việt trị người Việt”.
Ngày 17/10/1887, Tổng thống Pháp kí sắc lệnh thành lập Liên bang
Đông Dương gồm các xứ Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ và Campuchia, đến
ngày 19/4/1899, tổng thống Pháp ra sắc lệnh sáp nhập thêm Lào vào Liên
Bang Đông Dương. Đứng đầu Liên bang Đông Dương là viên toàn quyền
người Pháp, đại diện cho chính phủ Pháp trực tiếp cai trị Đông Dương về mọi
mặt. Dưới hội đồng tối cao Đông Dương, có các cơ quan Trung ương về quân
8

sự, dân sự, pháp lý, thanh tra, cảnh sát, tài chính…đặc trách các công việc
giúp toàn quyền điều hành bộ máy thống trị và khai thác bóc lột.
Việc củng cố chính quyền Liên bang gắn với việc củng cố chính quyền
các xứ. Thủ đoạn “chia để trị” là một trong những nguyên tắc chỉ đạo hành
động của chúng. Nước Việt Nam chia làm ba xứ với ba chế độ khác nhau.
Nam kỳ là xứ thuộc địa gồm 20 tỉnh do thực dân trực tiếp cai trị về mọi mặt.
Trung Kỳ là xứ bảo hộ chia làm 14 tỉnh do một viên quan khâm xứ

Pháp đứng đầu, triều đình Huế vẫn được duy trì với tên gọi “chính phủ Nam
triều”. Nhưng mọi quyền hành đều ở Tòa Khâm sứ do viên Khâm sứ Pháp
đứng đầu. Ngoài ra còn có hội đồng bảo hộ gồm một hay hai đại diện của
phòng Thương mại hay Canh nông, hai đại diện của Viện Cơ mật.
Bắc Kỳ là xứ “nửa bảo hộ” do một viên thống sứ người Pháp đứng đầu.
Bên cạnh Phủ Thống sứ có Hội đồng bảo hộ và hai Phòng Thương mại và
Canh nông ở hai thành phố lớn Hà Nội và Hải Phòng. Bắc Kỳ có 26 tỉnh, 35
đại lí, 4 đạo quan binh và hai thành phố.
Hệ thống chính quyền ở Trung Kỳ và Bắc Kỳ từ cấp tỉnh trở xuống về
đại thể giống nhau. Đứng đầu mỗi tỉnh là một viên Công sứ người Pháp. Bên
cạnh tòa Công sứ, hệ thống tổ chức quan lại cũ vẫn được duy trì. Tất cả các
quan “Nam triều” này chỉ đóng vai trò thừa hành những quyết định của Tòa
Công sứ Pháp. Mỗi tỉnh chia làm nhiều phủ, huyện bao gồm các tổng, xã,
làng, đạo, châu đối với các tỉnh miền núi là các tổng, làng, bản.
Song song với việc tăng cường và củng cố bộ máy hành chính, thực
dân Pháp còn tăng cường bộ máy quân sự, cảnh sát, tòa án, nhà tù nhằm
nhanh chóng hoàn thành triệt để công cuộc bình định, để “phòng thủ Đông
Dương”, “ mở rộng quyền lợi của nước Pháp ở vùng Viễn Đông, nhất là các
nước lân cận với Đông Dương” và phục vụ cho công cuộc khai thác, bóc lột.
9

Đi đôi với bộ máy quân sự, cảnh sát đó là hệ thống pháp luật khắc
nghiệt với chế độ riêng cho từng xứ cùng hệ thống tòa án, nhà tù dầy đặc khắp
Việt Nam. Từ huyện, phủ, châu trở lên đều có nhà tù và trại giam. Ngoài ra
thực dân Pháp còn thực hiện nhiều thủ đoạn chia rẽ dân tộc và tôn giáo.
Bộ máy chính quyền của thực dân Pháp được thiết lập trên cơ sở của sự
cấu kết chặt chẽ giữa thực dân Pháp với giai cấp phong kiến phản động do
thực dân Pháp chi phối nhằm thực hiện chính sách khai thác, bóc lột vô cùng
tàn bạo của chúng.
1.1.3. Xã hội

Dưới tác động của công cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, xã
hội Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX bắt đầu có sự biến đổi. Các giai cấp cũ tiếp
tục tồn tại và phân hóa, một số giai cấp và tầng lớp mới ra đời.
 Giai cấp địa chủ:
Giai cấp địa chủ không bị suy yếu với sự xâm nhập của tư bản nước
ngoài, trái lại còn mạnh lên về số lượng, thế lực và kinh tế, chính trị được
thực dân Pháp dung dưỡng trở thành tay sai đắc lực cho chúng. Cho nên giai
cấp địa chủ ra sức bóc lột nhân dân ta. Thái độ chính trị của giai cấp địa chủ
cũng phân hóa. Bộ phận địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước sẵn sàng
tham gia cách mạng.
 Giai cấp nông dân:
Giai cấp nông dân chiếm tuyệt đại đa số dân cư, họ bị phân hóa sâu sắc
vì chính họ là đối tượng bị bóc lột. Nạn cướp đoạt ruộng đất của thực dân
Pháp và giai cấp địa chủ phong kiến, cùng sưu cao thuế nặng, tạp dịch cũng
như thiên tai xảy ra liên miên dẫn đến nông dân bị mất mùa, nạn đói đẩy nông
dân vào con đường bần cùng và phá sản. Hơn 90% dân số là mù chữ, bị phá
sản và bần cùng, người nông dân phải bỏ làng, bỏ xóm ra thành phố, đến các
10

công trường, hầm mỏ, xí nghiệp, đồn điền để làm thuê. Chính vì vậy họ
không ngừng tham gia đấu tranh chống đế quốc và phong kiến.
 Tầng lớp tư sản:
Tư sản số lượng còn ít, nguồn gốc xuất thân, thái độ chính trị khác
nhau. Tư sản Việt Nam ra đời sớm nhưng không có địa vị về kinh tế, chính trị
nên bị tư sản Pháp và tư sản Hoa Kiều chèn ép. Với thế lực kinh tế yếu ớt, lại
bị phụ thuộc vào Pháp cho nên tầng lớp tư sản dân tộc chưa đủ điều kiện để
trở thành một giai cấp. Tất cả các đặc điểm đó dẫn đến yếu tố cải lương trong
quá trình đấu tranh.
 Tầng lớp tiểu tư sản:
Thành phần của tầng lớp này khá phức tạp, bao gồm: tiểu thương, tiểu

chủ, sinh viên, học sinh…tầng lớp này bị chế độ phong kiến và thực dân Pháp
chèn ép dẫn đến bị phá sản và bần cùng hóa, nên có tinh thần yêu nước sẵn
sàng tham gia cách mạng. Đây là tầng lớp tích cực nhất trong phong trào giải
phóng dân tộc và sớm tiếp thu tư tưởng tiến bộ từ bên ngoài vào.
 Giai cấp công nhân:
Giai cấp công nhân ra đời sớm và phát triển cả về số lượng, chất lượng,
là lực lượng xã hội mới quan trọng. Đây là lớp công nhân đầu tiên làm việc
trong hầm mỏ, đồn điền, xí nghiệp…họ tập trung chủ yếu ở những trung tâm
công nghiệp quan trọng của thực dân Pháp. Đời sống công nhân hết sức gian
khổ, nên họ ra sức đấu tranh. Ngay khi mới ra đời giai cấp công nhân Việt
Nam sớm đã tiếp thu những tư tưởng tiến bộ từ bên ngoài. Chính vì vậy giai
cấp công nhân Việt Nam còn có những đặc điểm riêng: Có mối quan hệ gắn
bó với giai cấp nông dân; kế thừa truyền thống yêu nước của cha ông; chịu
hai tầng áp bức bóc lột là đế quốc và phong kiến; mới ra đời đã tiếp thu những
ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin.
11


1.1.4. Văn hóa-giáo dục
Thực dân Pháp thực hiện chính sách ngu dân, đầu độc về văn hóa là
một trong những biện pháp cai trị của bọn thực dân. Mục đích của nền giáo
dục thuộc địa là góp phần duy trì ách thống trị vĩnh viễn của bọn thực dân
Pháp. Vì vậy tùy theo yêu cầu về chính trị và kinh tế của từng thời kỳ, thực
dân Pháp đề ra những chủ trương cụ thể.
Để thực hiện mục đích trên, thực dân Pháp lợi dụng nền giáo dục Nho
học với chế độ khoa cử lỗi thời. Các trường học chữ Pháp bắt đầu được mở,
chữ Hán dần mất địa vị độc tôn. Đặc biệt, năm 1896, Pháp cho thành lập
trường Quốc học Huế đặt dưới quyền kiểm soát của Khâm sứ Trung Kỳ.
Trường thu nhận con em quan lại cao cấp người Việt Nam vào học nhằm đào
tạo đội ngũ tay sai trung thành với chế độ thuộc địa.

Báo chí là một công cụ tuyên truyền đắc lực cho sự thống trị của thực
dân Pháp. Việc xuất bản sách, báo, tranh ảnh cũng được chú ý. Sách được
xuất bản thành 4 ngôn ngữ: Hán, Nôm, Pháp, Quốc Ngữ. Hoạt động xuất bản
đã đánh dấu một bước phát triển mới, chuyển từ xuất bản sách phần lớn là
chữ Hán và chữ Nôm sang phần lớn chữ Quốc Ngữ và chữ Pháp: “Sự xuất
hiện và phổ biến chữ Quốc ngữ đã trở thành cỗ xe nhẹ nhàng chở những
luồng tư tưởng mới để sau đó trở thành vũ khí đấu tranh của dân tộc Việt
Nam chống thực dân và phong kiến” [4; tr.289].
Tình hình sinh hoạt văn hóa có ít nhiều biến đổi và phát triển, chủ yếu
ở các đô thị. Ở nông thôn văn hóa làng vẫn tồn tại trong chính sách “bần cùng
hóa” và “ngu dân hóa”. Những thói hư tật xấu của xã hội được thực dân Pháp
dung dưỡng. Các tệ nạn xã hội vẫn còn tồn tại và ngày càng trầm trọng hơn:
Cờ bạc, rượu chè…cùng với đó là những hủ tục ma chay, cưới xin, nạn bói
toán, mê tín dị đoan ngày càng nặng nề. Nhân dân bị thất học hơn 90%.
12

Cuối thế kỷ XIX nước ta lâm vào tính trạng khủng hoảng về mọi mặt:
kinh tế ngày càng kiệt quệ, chính trị - quân sự bất ổn, xã hội phân hóa sâu sắc,
văn hóa - giáo dục thấp kém. Thêm vào đó là sự nhòm ngó, mở rộng xâm
lược của tư bản Pháp. Hoàn cảnh đó đặt ra yêu cầu đối với triều đình nhà
Nguyễn: Một là, tiến hành cải cách mở cửa, trấn hưng đất nước, chuẩn bị mọi
lực lượng, kế hoạch tác chiến, đường lối kháng chiến để tiến hành kháng
chiến chống xâm lược. Hai là, bắt tay với Pháp trở thành tay sai, thuộc địa của
tư bản phương tây. Trước yêu cầu đó, Nguyễn Trường Tộ cùng với một số sĩ
phu yêu nước đã đề nghị triều đình Tự Đức canh tân đất nước. Theo ông, đất
nước đang trong tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng về mọi mặt như vậy thì
phải tiến hành cải cách trên tất cả các lĩnh vực từ kinh tế, chính trị, văn hóa,
giáo dục, ngoại giao.
1.1.5. Những tƣ tƣởng cải cách ở Việt Nam nửa sau thế kỷ XIX
1.1.5.1. Tư tưởng cải cách của Đặng Huy Trứ

Đặng Huy Trứ (1825 - 1874), quê ở làng Bác Vọng, huyện Quảng
Điền, tỉnh thừa thiên Huế. Xuất thân từ cửa Khổng, là sản phẩm của nền giáo
dục Nho học nhưng ông lại coi trọng thương nghiệp và lưu thông hàng hóa.
Điều này thể hiện tầm nhìn của ông với thời cuộc, bởi vì chính sách “bế quan
tỏa cảng” rõ ràng là lạc hậu, cản trở bước tiến của xã hội.
Sau chuyến đi giao thương ở Hồng Kông, Đặng Huy Trứ đã đề nghị
triều đình Huế đặt Ty Bình chuẩn để thu mua hàng hóa dự trữ, chờ khi giá thị
trường tăng vọt thì tung ra bán để bình ổn giá cả, ngăn ngừa sự đầu cơ trục lợi
của tư thương.
Năm 1867, Đặng Huy Trứ được cử đi sang Áo Môn tìm hiểu tình hình
thế giới và mua sắm vũ khí. Dịp này ông tiếp xúc được khá nhiều người trong
giới sĩ phu Trung Quốc, tìm đọc nhiều sách báo nói về tình hình chính trị,
quân sự, kinh tế, văn hóa phương Tây và các nước châu Á.
13

Cuối năm 1868, từ Trung Quốc ông viết bản tấu gửi về triều đình Huế
nêu kế sách tự cường, tự trị, tập trung vào hai nhiệm vụ chiến lược hàng đầu
là chống giặc Pháp thì phải canh tân đất nước, và canh tân đất nước là để phục
vụ công cuộc chống giặc Pháp. Trong bản tấu Đặng Huy Trứ đã phân tích tình
hình tự cường tự trị của nhà Đại Thanh Trung Quốc, của Cao Ly, Nhật
Bản…và khẳng định sự thành công của các nước đó nhằm để vua Tự Đức
nghe theo mà thực hiện.
Con đường cải cách của Đặng Huy Trứ đã bị bỏ dở sau khi ông mất.
Nhưng Đặng Huy Trứ đã trở thành nhà cải cách, gieo mầm canh tân và khai
hóa thời Nguyễn giữa thế kỷ XIX.
1.1.5.2. Tư tưởng cải cách của Phạm Phú Thứ
Phạm Phú Thứ (1821 - 1882), tên thật là Phạm Hào, tự là Giáo Chi,
hiệu Trúc Đường, biệt hiệu là Giá Viên, Trúc Ẩn, người làng Đông Dư, huyện
Diên Phước, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Xuất thân trong một gia đình
Nho giáo, vốn có tiếng thông minh, học giỏi, ông đỗ giải nguyên năm 1842,

thi Hội đỗ Hội nguyên, Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ khoa Quý Mão (1843).
Năm 1863, ông giữ chức Tả Tham tri Bộ Lại và làm Phó sứ cho Phan
Thanh Giản trong phái đoàn đi Pháp thương thuyết xin chuộc lại 3 tỉnh miền
Đông Nam kỳ. Trong thời kỳ ở Pháp ông còn đi thăm các nước châu Âu khác
như Anh, Tây Ban Nha…Qua chuyến đi này, ông nhận ra rằng, chỉ có con
đường canh tân mới giúp đất nước thoát khỏi thảm họa lạc hậu.
Sau chuyến đi Pháp về, ông tập hợp những điều mắt thấy tai nghe và
viết thành 5 bộ sách nói về văn minh phương Tây là “Bác vật tân biên” (nói
về khoa học), “Khai môi yếu pháp” (nói về khai mỏ), “Hàng hải kim châm”
(nói về phép đi biển), “Tùng chánh di quy” (nói về kinh nghiệm trong việc
làm quan) và “Vạn quốc công pháp” (nói về luật giao thiệp quốc tế). Trên cơ
sở đó Phạm Phú Thứ khẩn khoản đề nghị với triều đình Tự Đức thực hiện
14

những cải cách trong nước, chọn những thanh niên ưu tú cho xuất dương du
học để về xây dựng đất nước theo kịp tiến bộ mới nhưng không được chấp
nhận.
Đến năm 1873, Phạm Phú Thứ còn dâng sớ xin chấn chỉnh võ bị, hậu
dưỡng quan binh, giao hảo với các cường quốc, mở cửa thông thương và đặt
lãnh sự tại Hồng Kông để giao thiệp với nước ngoài.
Những đề nghị của ông, vua Tự Đức và triều đình có bàn bạc, nhưng
lúc đó ở trong triều có nhiều nhân vật thủ cựu, mù quáng, không thấy được
văn minh phương Tây nên rốt cuộc chẳng thực hiên được.
Tư tưởng cải cách của Đặng Huy Trứ và Phạm Phú Thứ tuy không
được thực hiện nhưng những tư tưởng đó đã khai mầm trên con đường cải
cách của các sĩ phu yêu nước thức thời dưới triều Nguyễn. Trong đó, tiêu biểu
là Nguyễn Trường Tộ.
1.2. ẢNH HƢỞNG CỦA CÁC LUỒNG TƢ TƢỞNG BÊN NGOÀI ĐẾN
SỰ HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG CẢI CÁCH CỦA NGUYỄN TRƢỜNG
TỘ

1.2.1. Ảnh hƣởng từ Trung Quốc
Đó là cuộc cải cách của Khang Hữu Vi và cuộc vận động Duy Tân năm
1898 về tất cả các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, quân sự.
 Kinh tế
Tư tưởng coi thường công thương nghiệp vốn là tư tưởng cổ hủ của
Nho giáo đã chi phối lâu dài trong lịch sử Trung Quốc. Quan niệm bảo thủ
này đã nhìn con đường phát triển xã hội một cách thiển cận, chỉ coi trọng
nông nghiệp, xem việc học chữ thánh hiền mới là con đường đáng được coi
trọng, thậm chí coi khinh tất cả các nghề khác. Do đó trong chủ trương cải
cách kinh tế-xã hội ở Trung Quốc, phái Duy Tân đề ra tư tưởng “Dĩ thương
lập quốc” và “Thượng công” làm xương sống của chương trình cải cách kinh
15

tế. Khang Hữu Vi đã trình lên nhà vua sáu biện pháp làm cho đất nước giàu
mạnh đó là: Xây dựng và quản lý đường sắt, chế tạo máy và đóng tàu, khai
thác mỏ, đúc tiền trắng và in tiền giấy, lập bưu chính. Tất cả những chủ
trương này làm cho những mầm mống kinh tế hàng hóa ở Trung Quốc có cơ
sở, điều kiện để phát triển. Nhờ tiếp xúc với khoa học kĩ thuật phương Tây,
phái duy tân đã hiểu rõ việc dùng trí tuệ hơn dùng sức lực, do đó đã mạnh dạn
đề nghị nhà vua cho lập các trường đào tạo công nghệ, dạy nghề, khuyến
khích các phát minh. Chủ trương cải cách nền kinh tế Trung Quốc với tư
tưởng chủ đạo là đề cao công thương nghiệp chính là nhằm biến đổi nền kinh
tế nông nghiệp truyền thống của Trung Quốc thành nền kinh tế hàng hóa phát
triển trong quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản.
 Chính trị
Phái Duy Tân hiểu rằng một cuộc cải cách chính trị sẽ đảm bảo cho
công cuộc Duy Tân toàn diện ở Trung Quốc giành được thắng lợi. Cuộc cải
cách bắt đầu từ biến pháp quyền vua, xây dựng chế độ quân chủ lập hiến trên
nguyên tắc tam quyền phân lập.
Chủ trương cải chế bắt đầu từ việc cắt chức những quan lại tham

nhũng, bổ nhiệm những người thuộc phái Duy Tân vào bộ máy chính quyền,
thay đổi cải cách tuyển lựa quan lại theo dòng dõi, quyền quý bằng cách tôn
trọng hiền tài. Mục đích cuối cùng là từ quân quyền chuyển sang dân quyền,
từ độc tài sang dân chủ. Phái Duy Tân cho rằng cơ sở để xây dựng chế độ
chính trị mới ở Trung Quốc là dựa trên nguyên tắc “Hán Mãn bất phân, quân
dân công tri”. Các nhà Duy Tân đã nhận thức được tầm quan trọng của việc
cải cách bộ máy chính trị mà trước hết là giành lại quyền lực thực sự về cho
nhà vua để tiến hành công cuộc cải cách có hiệu quả. Nhưng các nhà Duy Tân
đã lực bất tòng tâm, con đường cải cách chính trị thực sự là một con đường vô
cùng khó khăn, phái Duy Tân đã thất bại trong tình thế không cưỡng lại được.
16

 Văn hóa-giáo dục
Trong chủ trương của phái Duy Tân, giáo dục được đặc biệt chú ý
nhằm đào tạo ra một đội ngũ nhân tài, góp phần nâng cao dân trí bắt kịp với
thời đại.
Phái Duy Tân đã đề ra bốn biện pháp để cải cách giáo dục: 1. Lập
trường học ở khắp nơi, tổ chức học theo mô hình kiểu phương Tây; 2. Thay
đổi nội dung học tập, cải cách chế độ thi cử, bỏ lối thi Bát Cổ; 3. Mở nhiều
nhà in để in sách báo và dịch các loại sách; 4. Cử người đi du học ở nước
ngoài.
Chủ trương của phái Duy Tân bắt đầu từ việc thay đổi cách học để tiến
đến chỗ cải cách chế độ do đó đã vấp phải sự chống cự quyết liệt của phái
Bảo Thủ. Phái Duy Tân thông qua các tổ chức “Cường Học Hội”, “Nam Học
Hội”…với các hình thức hoạt động phong phú như: diễn thuyết, trao đổi, thảo
luận, bình văn…kết hợp với cả vận động cải cách chính trị dân chủ, đã tạo
thành một phong trào học mới lan rộng cả nước, không chỉ đổi mới việc học,
phái Duy Tân còn chủ trương xóa bỏ những lạc hậu, hủ tục,thay đổi cách ăn
mặc quần áo, nếp sống sinh hoạt…
Những biện pháp đổi mới văn hóa giáo dục của phái Duy Tân đã tấn

công mạnh mẽ vào lối học cũ, giáo điều, xa rời thực tế, mở ra con đường “học
vị dụng” nhằm mở rộng tầm mắt của trí thức và quần chúng nhân dân, làm
thay đổi hẳn nhận thức xã hội.
 Quân sự
Cốt cán của phái Duy Tân, về căn bản chỉ là những thư sinh có kiến
thức thi thư rất rộng, có tài năng học vấn, đầy nhiệt huyết đấu tranh nhưng ít
am hiểu về binh cơ, khó có thể đề ra chiến lược quân sự. Do đó biện pháp cải
cách quân đội rút cuộc chỉ là những đề nghị đầy tâm huyết của phái Duy Tân
về việc kiểm soát chặt chẽ các lực lượng vũ trang ở các địa phương và xây
17

dựng quân đội ở trung ương theo mô hình của phương Tây. Các nhà Nho của
phái Duy Tân không thể làm một cuộc cải cách quân sự kiểu các nhà cải cách
ở Nhật Bản cùng thời điểm nhưng họ đã nhận thức được sự yếu kém của quân
đội và chủ trương cải tổ.
Có thể nói chủ trương mới trên đây của phái Duy Tân là một bước thử
nghiệm dùng chế độ tư bản phương Tây và Nhật Bản để cải tạo chế độ phong
kiến truyền thống Trung Quốc. Mặc dù thất bại, song đây chính là một cuộc
giải phóng tư tưởng, góp phần mở đường cho những trào lưu văn hóa và tư
tưởng chính trị tiến bộ mới thâm nhập và phát triển trong xã hội Trung Quốc.
1.2.2. Ảnh hƣởng từ Nhật Bản
Đó là cuộc cải cách Minh Trị (1868-1912). Cuộc cải cách diễn ra trên
các mặt: chính trị, kinh tế, xã hội, giáo dục, quân sự…đưa Nhật Bản từ một
nước phong kiến trở thành một quốc gia tư bản tiên tiến sánh vai với các nước
phương Tây.
 Kinh tế
Để gạt bỏ những trở lực của sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa trong
nông nghiệp, nhằm gia tăng tài chính cho chính phủ trong điều kiện kinh tế
công thương nghiệp còn thấp, chính phủ Nhật Bản đã ban bố các sắc lệnh cải
cách ruộng đất. Năm 1872, chính phủ tuyên bố cho phép mua bán đất và cho

phép tự do kinh doanh. Cải cách ruộng đất dẫn đến việc cải cách về chế độ
thuế. Cuộc cải cách ruộng đất đã góp phần tăng nguồn thu nhập cho quốc gia
để giải quyết khó khăn về tài chính ban đầu.
Trong lĩnh vực công nghiệp, chính phủ thực hiện chính sách “Thực sản
hưng nghiệp” với quyết tâm xây dựng một nền đại công nghiệp làm nền tảng
cho toàn bộ nền kinh tế. Nhà nước bỏ tiền đầu tư những xí nghiệp làm nền
tảng cho toàn bộ nền kinh tế. Trước hết nhà nước đầu tư vào những xí nghiệp
lớn sử dụng thiết bị và kỹ thuật tiên tiến của phương Tây để làm mẫu hoặc sau
18

đó sẽ chuyển nhượng cho tư nhân với giá rất rẻ. Thứ hai , nhà nước đã phát
hành công trái. Thứ ba, chính phủ còn chú trọng nhập khẩu những thiết bị và
kỹ thuật tiên tiến của kỹ nghệ phương Tây đưa vào nhằm hiện đại hóa nền
kinh tế Nhật Bản.
Trong thương nghiệp, trong hai năm 1868 và 1869, chính phủ ra lệnh
xóa bỏ tất cả các trạm thuế ở biên giới đặt ra trước đây, đồng thời tuyên bố tự
do mậu dịch. Những chính sách này góp phần xóa bỏ những rào cản mở
đường cho nền thương nghiệp phát triển mạnh mẽ trong quỹ đạo kinh tế hàng
hóa.
Bên cạnh những cải cách trên, chính phủ cũng tiến hành một số cải tổ
trong lĩnh vực tài chính như: mở xưởng đúc tiền, quy định đồng Yên là đồng
tiền dùng thống nhất trong cả nước, thiết lập một hình mẫu ngân hàng theo
mô hình của Mỹ.
Với những chính sách cải cách trên, Nhật Bản đã trở thành cường quốc
tư bản ở khu vực và đang chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.
 Chính trị
Ngày 27/4/1868, Thiên Hoàng tuyên bố “Chính thể thư” nhằm xác định
mô hình chính trị của Nhật Bản trên cơ sở học tập các mô hình chính trị của
các nước Châu Âu. Theo đó về hình thức nhà nước Nhật Bản là nhà nước
Quân chủ Lập hiến, nhưng thực tế mọi quyền hành đều nằm trong tay Thiên

Hoàng.Thực chất đó là một nhà nước quân chủ chuyên chế khoác áo đại nghị,
thích hợp với điều kiện lịch sử của Nhật Bản lúc bấy giờ. Việc cải tạo Nhật
Bản phong kiến trở thành một nước tư bản là một nhiệm vụ vô cùng khó
khăn, do vậy cần phải có một chính quyền đủ mạnh để hoàn thành nhiệm vụ.
Không bao lâu sau cuộc cải cách năm 1868, chính quyền Minh Trị đã trở
thành một quốc gia Trung ương Tập quyền với đúng nghĩa của nó, bắt đầu đặt
19

nền tảng cho sự hình thành thị trường thống nhất trong cả nước, cải cách về
chính trị vì thế là cải cách có ý nghĩa tiên quyết.
 Văn hóa-giáo dục
Những biến đổi kinh tế đã kéo theo những biến đổi sâu sắc về cơ cấu
giai cấp và xã hội. Do đó nhà nước phải có một chính sách để điều chỉnh.
Chính phủ ban bố chính sách “Xóa bỏ chế độ đẳng cấp cùng với những đặc
quyền của nó. Những quy định khắt khe về hôn nhân, hành nghề, ăn mặc theo
đẳng cấp đều bị xóa bỏ” [12; tr.318].
Về giáo dục: Ngay từ đầu, Chính phủ Minh Trị đã nhận thức rất rõ rằng
muốn học tập và tiếp thu một cách thực sự nền khoa học của phương Tây, thì
cần phải bắt đầu từ giáo dục. Do đó giáo dục được xác định là quốc sách hàng
đầu và là chìa khóa để cận đại hóa Nhật Bản. Chính phủ ban bố sắc lệnh thành
lập Bộ Giáo Dục và ban hành Học chế. Học chế bao gồm 213 điều xác định rõ
mục tiêu, nội dung, phương châm, quy mô của nền giáo dục mới phải đảm
bảo “Không có người nào thất học, không nhà nào không có người học,
không phân biệt giàu nghèo, nam nữ, giai tầng xã hội…”.
Để đảm bảo cho việc thực thi mục tiêu giáo dục, chính phủ còn ban
hành lệnh cưỡng bức giáo dục, theo đó trẻ em bất luận trai hay gái đến tuổi đi
học phải đến trường, học ít nhất 3 năm. Phương châm của nền giáo dục mới
cũng được xác định là “Học đi đôi với hành, nền học thuật không tách rời với
đời sống, học dựa trên tinh thần khoa học độc lập có phê phán”, đặc biệt là
trên nguyên tắc “Khoa học phương Tây, đạo đức Nhật Bản”. Chính nhờ việc

xác định đúng đắn phương châm giáo dục, cho nên Nhật Bản du nhập, học hỏi
khoa học kĩ thuật phương Tây để cận đại hóa rất mạnh mẽ, nhưng không hề bị
Tây hóa. Ngoài ra, chính phủ Nhật Bản còn mới các chuyên gia giáo dục
ngoại quốc sang dạy, hay tăng cường học sinh đi du học ở nước ngoài để tạo
điều kiện tiếp thu văn minh phương Tây có hiệu quả.

×