Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

Bước đầu nhân giống bằng hom một số chủng thuẫn râu ( scutellaria barabata d don) ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.68 MB, 47 trang )






TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH - KTNN

======


LÊ THỊ THANH NGA

BƢỚC ĐẦU NHÂN GIỐNG BẰNG HOM
MỘT SỐ CHỦNG THUẪN RÂU
(SCUTELLARIA BARBATA D. DON)
Ở VIỆT NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Thực vật học









HÀ NỘI, 2014






TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH - KTNN

======


LÊ THỊ THANH NGA

BƢỚC ĐẦU NHÂN GIỐNG BẰNG HOM
MỘT SỐ CHỦNG THUẪN RÂU
(SCUTELLARIA BARBATA D. DON)
Ở VIỆT NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Thực vật học

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
TS. ĐỖ THỊ XUYẾN
TS. HÀ MINH TÂM







HÀ NỘI, 2014



LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình làm khóa luận, tôi đã nhận đƣợc sự hƣớng dẫn và giúp đỡ của
TS. Đỗ Thị Xuyến và TS. Hà Minh Tâm. Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn
sâu sắc nhất đến các thầy cô.
Tôi xin trân trọng cảm ơn tập thể cán bộ phòng Thực vật – Viện Sinh thái và Tài
nguyên Sinh vật đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình nghiên cứu.
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi còn nhận đƣợc sự giúp đỡ của nhiều tổ chức và
cá nhân trong và ngoài trƣờng. Nhân dịp này tôi xin trân trọng cảm ơn Ban chủ
nhiệm khoa Sinh _ KTNN – Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2 và Ban chủ nhiệm
đề tài “Nghiên cứu thu thập mẫu, đánh giá hoạt tính kháng u (invitro) và các nhóm
hợp chất chính trong loài Thuẫn râu – Scutellaria barbata D. Don (họ Bạc hà –
Lamiaceae Lindl.) ở Việt Nam. Mã số VAST 04.03/13 thuộc Viện Hàn Lâm Khoa
học và Công nghệ Việt Nam”; đặc biệt là sự giúp đỡ, động viên của gia đình, bạn bè
trong suốt thời gian tôi học tập và nghiên cứu.
Trong quá trình nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Kính
mong nhận đƣợc sự góp ý của thầy (cô) và các bạn để đề tài của tôi đƣợc hoàn thiện
hơn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2014
Sinh viên


Lê Thị Thanh Nga



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp này là của chính tôi. Kết quả nghiên
cứu không sao chép và trùng khớp với bất kì khóa luận nào. Nếu sai tôi xin chịu
hoàn toàn trách nhiệm trƣớc hội đồng bảo vệ.
Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2014

Sinh viên


Lê Thị Thanh Nga




BẢNG CHÚ THÍCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BN: Bắc Ninh
GT1: Giá thể 1
GT2: Giá thể 2
HD: Hải Dƣơng
HY: Hƣng Yên nguồn gốc Trung Quốc
Nxb: Nhà xuất bản
Tp: Thành phố
VQG: Vƣờn Quốc Gia




MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 Trên thế giới 3
1.2 Ở Việt Nam 5
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11
2.1 Đối tƣợng nghiên cứu 11
2.2 Phạm vi nghiên cứu 11
2.3 Thời gian nghiên cứu 11
2.4 Nội dung nghiên cứu 11
2.5 Phƣơng pháp nghiên cứu 11
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 15
3.1 Kết quả thu thập các chủng thuộc loài Thuẫn râu (S.Barbata) ở Việt
Nam 15
3.2 Nhân giống bằng hom loài Thuẫn râu (S.Barbata) ở Việt Nam 16
3.2.1 Ảnh hƣởng của giá thể đến tỷ lệ sống của các chủng Thuẫn râu 16
3.2.2 Ảnh hƣởng của thời gian giâm hom đến tỷ lệ sống của các chủng
Thuẫn râu 19
3.3 Sự Sinh trƣởng của Thuẫn râu (S. barbata) trong điều kiện trồng 23
3.3.1 Thời gian nảy chồi của các chủng Thuẫn râu 24
3.3.2 Thời gian ra hoa và kết quả của chủng Thuẫn râu 26
3.3.3 Thời gian quả chín của chủng Thuẫn râu 28
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO 36



DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1 Ảnh hƣởng của giá thể đến tỷ lệ sống của các chủng Thuẫn râu 17
Bảng 3.2 Ảnh hƣởng của thời gian giâm hom đến tỷ lệ sống của các chủng
Thuẫn râu 20

Bảng 3.3 Thời gian nảy chồi đầu tiên 24
Bảng 3.4 Thời gian nảy chồi ra hai lá hoàn thiện 25
Bảng 3.5 Thời gian ra hoa của các chủng Thuẫn râu 26
Bảng 3.6 Tổng số thời gian ra hoa của các chủng Thuẫn râu 28
Bảng 3.7 Thời gian quả chín của các chủng Thuẫn râu 29
Bảng 3.8 Tổng số thời gian quả chín trên cây của các chủng Thuẫn râu 31


DANH MỤC ẢNH

Ảnh 1. Hom giâm chủng HY 14 ngày 14
Ảnh 2. Hom giâm chủng BN 30 ngày 14
Ảnh 3. Hom giâm chủng BN nảy chồi sau 30 ngày 14
Ảnh 4. Hom giâm chủng HY ra hoa sau 10 tuần 14
Ảnh 5. Mẫu Thuẫn râu thu đƣợc từ Bắc Ninh (Chủng BN) 16
Ảnh 6. Mẫu Thuẫn râu thu đƣợc từ Hải Dƣơng (Chủng HD) 16
Ảnh 7. Mẫu Thuẫn râu thu đƣợc từ Hƣng Yên (Chủng HY) 16
Ảnh 8. Thuốc điều hòa sinh trƣởng, kích thích ra rễ Root Vimix-3 23
Ảnh 9. Giâm hom chủng BN 23
Ảnh 10. Giâm hom chủng HD 23
Ảnh 11. Giâm hom chủng HY 23
Ảnh 12. Đƣa cây chủng BN ra trồng 32
Ảnh 13. Chủng BN ra hoa 32
Ảnh 14. Đƣa cây chủng HD ra trồng 32
Ảnh 15. Chủng HD ra hoa 32
Ảnh 16. Đƣa cây chủng HY ra trồng 32
Ảnh 17. Chủng HY ra hoa 32
Ảnh 18. Chủng BN trƣởng thành 33
Ảnh 19. Chủng BN tàn lụi 33
Ảnh 20. Chủng HD trƣởng thành 33

Ảnh 21. Chủng HD tàn lụi 33
Ảnh 22. Chủng HY kết quả 33
Ảnh 23. Chủng HY tàn lụi 33



DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biều đồ 3.1. Ảnh hƣởng của giá thể đến tỷ lệ sống của các chủng Thuẫn
râu sau 15 ngày 19
Biều đồ 3.2. Ảnh hƣởng của thời gian giâm hom đến tỷ lệ sống của các
chủng Thuẫn râu sau 15 ngày 22
Biều đồ 3.3 Tổng số thời gian ra hoa của các chủng Thuẫn râu 28
Biều đồ 3.4 Tổng số thời gian quả chín trên cây của các chủng Thuẫn
râu 31


1
MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Việt Nam là nƣớc có nguồn tài nguyên động, thực vật phong phú và đa dạng.
Theo kết quả điều tra chƣa đầy đủ của Viện Dƣợc liệu, Bộ Y tế, ghi nhận 3.948 loài
thuộc 307 họ thực vật và nấm lớn có công dụng làm thuốc. Trong số này, phần lớn
là các loài mọc tự nhiên (trên 85%). Từ nguồn cây thuốc thiên nhiên, hàng năm đã
cung cấp 10.000-20.000 tấn các loại dƣợc liệu khác nhau cho nhu cầu sử dụng trong
nƣớc và xuất khẩu (Nguyễn Tập, 2011) [15].
Những năm gần đây, loài Thuẫn râu (Scutellaria barbata) đƣợc một số nƣớc
trong khu vực nhƣ Hàn Quốc, Trung Quốc,… nghiên cứu và sử dụng làm thuốc. Ở
Trung Quốc, Thuẫn râu đƣợc sử dụng nhiều trong y học cổ truyền với tác dụng
thanh nhiệt, giải độc, trị ung thƣ, tiêu viêm, giảm đau, Theo các công bố của một
số nƣớc lân cận, nhân giống loài này bằng phƣơng pháp hữu tính đạt tỷ lệ thành

công khá cao. Nhƣng ở nƣớc ta ngoài tự nhiên, đây là loài rất khó gặp, có khả năng
tái sinh tự nhiên từ hạt kém.
Ở Việt Nam, loài Thuẫn râu - Scutellaria barbata D. Don (họ Bạc hà –
Lamiaceae Lindl.) hay còn gọi là Bán chi liên, Hoàng cầm râu, Thẩm râu, Nha loát
thảo, Hiệp diệp, Hàn tín thảo là loài cây thuốc có khả năng chữa đƣợc nhiều bệnh
nhƣ điều trị các khối u tân sinh, áp xe phổi, lao phổi xơ, viêm ruột thừa, viêm gan,
xơ gan cổ chƣớng, hạ sốt, lợi tiểu, trị mụn nhọt, sƣng đau, viêm mủ, rắn độc cắn,
với ghi nhận đặc biệt cây có thể chữa bệnh ung thƣ phổi, ung thƣ gan, ung thƣ trực
tràng, ung thƣ vú ở thời kỳ đầu (theo Đỗ Huy Bích và cộng sự, 2004; Đỗ Thị Thảo,
2004; Võ Văn Chi, 2007).
Gần đây, loài Thuẫn râu đang thu hút đƣợc khá nhiều nghiên cứu bởi các nhà
khoa học nƣớc ngoài. Tuy Thuẫn râu là loài cây thuốc quý nhƣng ở nƣớc ta cho đến
nay, chƣa có công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện về các đặc điểm
sinh học, sinh thái, trữ lƣợng cũng nhƣ nhân giống, gây trồng loài này ở Việt Nam.
Các nhà khoa học nƣớc ta đều đánh giá, việc nghiên cứu loài Thuẫn râu ở Việt Nam


2
mới chỉ đi đƣợc những bƣớc đi đầu tiên, cần nhiều nghiên cứu tiếp theo để có thể
đƣa loài này vào danh sách các loài nhằm mục đích phát triển nguồn dƣợc liệu trong
nƣớc. Do Thuẫn râu là loài khó gặp nên việc tìm ra vùng phân bố của loài này và
lƣu giữ đƣợc giống lấy từ các vùng khác nhau để so sánh và nghiên cứu là rất cần
thiết. Để tạo cơ sở khoa học và nguồn nguyên liệu bền vững cho việc tiến hành các
nghiên cứu tiếp theo về loài Thuẫn râu, chúng tôi đề xuất đề tài “Bƣớc đầu nhân
giống bằng hom một số chủng Thuẫn râu (Scutellaria barbata D.Don) ở Việt Nam”.
Mục đích nghiên cứu
Tạo cơ sở bƣớc đầu cho quá trình nhân giống và phát triển loài Thuẫn râu ở
Việt Nam, làm cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp bảo tồn và sử dụng bền vững
nguồn nguyên liệu cây làm thuốc ở Việt Nam.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

- Ý nghĩa khoa học: Cung cấp các dẫn liệu khoa học cho việc nghiên cứu toàn
diện về loài Thuẫn râu ở Việt Nam.
- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả của đề tài phục vụ trực tiếp cho ngành dƣợc, bƣớc
đầu tạo cơ sở cho việc xây dựng nguồn nguyên liệu bền vững cho ngành
Dƣợc.
Điểm mới của đề tài
Đây là công trình đầu tiên ở Việt Nam tiến hành nghiên cứu các đặc điểm về
nhân giống bằng hom loài Thuẫn râu ở Việt Nam.
Cấu trúc khóa luận
Gồm 38 trang, 23 ảnh, 1 hình vẽ, 4 biểu đồ, 8 bảng đƣợc chia thành các phần chính
nhƣ sau: Mở đầu (2 trang), Chƣơng 1 (Tổng quan tài liệu: 8 trang), Chƣơng 2 (Đối
tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu: 4 trang), Chƣơng 3 (Kết quả nghiên cứu: 19
trang), Kết luận và kiến nghị: 2 trang), Tài liệu tham khảo (31 tài liệu: 3 trang).


3
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Trên thế giới
Hiện nay, nhiều quốc qua trên thế giới đã có những chính sách bảo tồn, khai
thác và sử dụng nguồn tài nguyên ở mức độ hợp lý, vừa bảo tồn vừa phát triển bền
vững nguồn tài nguyên. Việc thành lập các vƣờn quốc gia, khu bảo tồn thiên
nhiên, nhằm bảo tồn các hệ sinh thái, bảo tồn các quần thể loài và nguồn gen chứa
đựng trong các hệ sinh thái. Mặt khác, việc xây dựng các vƣờn thực vật, các trung
tâm nghiên cứu nhằm nghiên cứu bảo tồn và phát triển nguồn gen các loài đứng
trƣớc nguy cơ tuyệt chủng, các loài có triển vọng khai thác, đang đƣợc quan tâm.
Ví dụ nhƣ ở Nam Ninh (Trung Quốc) có vƣờn thực vật, nơi trồng và bảo tồn đƣợc
2.500 loài cây thuốc; ở Bắc Kinh có vƣờn thực vật trồng và bảo tồn đƣợc 1.000 loài
cây thuốc,… Việc bảo tồn và phát triển thành công các nguồn gen cây quý hiếm
đƣợc ghi nhận ở nhiều nƣớc trên thế giới nhƣ Thái Lan, Ấn Độ, Nhật Bản, Mỹ,…

Ở Đông Nam Á, từ những năm của thập niên 90 của thế kỷ trƣớc, chƣơng trình
Tài nguyên thực vật Đông Nam Á (PROSEA) đã nghiên cứu phân chia tài nguyên
thực vật thành trên 30 loại tài nguyên thực vật khác nhau. Trong đó nổi bật là nguồn
tài nguyên cây lƣơng thực, tài nguyên cây gỗ, tài nguyên cây thuốc… Trong các
công trình công bố, đã mô tả và chỉ ra hiện trạng bảo tồn, tình hình khai thác, buôn
bán sản phẩm của loài ở các quốc gia trong khu vực, trong đó có Việt Nam.
Thuẫn râu (Scutellaria barbata) là loài thảo dƣợc đƣợc phân bố tự nhiên chủ
yếu ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới Châu Á gồm Ấn Độ, Nêpal, Nhật Bản,
Triều Tiên, Mianma, Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Thái Lan. Những năm gần đây,
Thuẫn râu là loài cây thuốc đang đƣợc tiến hành nghiên cứu nhiều ở các nƣớc nhƣ
Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản,… Trong y học cổ truyền ở Trung Quốc, Thuẫn
râu đƣợc biết với tên gọi là Bán Chi Liên, loài đƣợc sử dụng toàn cây khô làm thuốc
hạ sốt, lợi tiểu, điều trị khối u tân sinh, áp xe phổi, lao phổi, viêm ruột thừa, viêm
gan, xơ gan cổ trƣớng. Dùng ngoài thì cây tƣơi giã đắp và nấu nƣớc rửa, trị mụn


4
nhọt, sƣng đau, viêm vú, viêm mủ da, rắn độc cắn, sâu bọ cắn đốt, dùng thay ích
mẫu chữa bệnh phụ khoa. Ở Triều Tiên Thuẫn râu đƣợc biết với tên gọi là
Banjiryum cũng đƣợc sử dụng nhiều trong y học cổ truyền với tác dụng thanh nhiệt,
giải độc, trị ung thƣ, tiêu viêm, giảm đau.
Nghiên cứu về thành phần hoá học của loài Thuẫn râu đầu tiên phải kể đến tập
thể các nhà khoa học ngƣời Đài Loan và Nhật Bản. Năm 1987-1989, các nhà khoa
học của Nhật Bản (Tomimori) và Đài Loan (Lin và Kuo) đã tiến hành độc lập
nghiên cứu thành phần hóa học của loài Thuẫn râu thu hái ở Trung Quốc và đã phân
lập đƣợc một số ditecpenoit. Qua khảo sát hoạt tính sinh học của các hợp chất này,
ngƣời ta thấy rằng, chúng có khả năng điều trị các khối u, viêm gan và ung thƣ gan
ác tính ở Trung Quốc và Đài Loan [ ghi theo 9]. Từ đó, loài Thuẫn râu đã thu hút
đƣợc sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trên thế giới.
Năm 2004, Yin X., J. Zhou, C. Jie, D. Xing and Y. Zhang đã khẳng định dịch

chiết với 30% ethanol của loài Thuẫn râu có hoạt tính chống ung thƣ. Các tác giả đã
nghiên cứu tác dụng của dịch chiết này trên tế bào ung thƣ phổi A549. Kết quả
nghiên cứu cho thấy dịch chiết này ức chế sự phát triển của dòng tế bào trên với
IC
50
là 0,21mg/ml [30].
Bên cạnh đó, còn có một số công trình nghiên cứu về loài Thuẫn râu nhƣ Yu
và cộng sự (2004) đã tìm ra hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu loài Thuẫn râu [31];
Sato và cộng sự đã tiến hành phân lập đƣợc hai hợp chất flavonoit có hoạt tính
kháng khuẩn là apigenin và luteolin [ghi theo 9].
S. J. Dai et al. (2006), trong «Phytochemistry» đã chứng minh sự có mặt của
một số hợp chất ditecpenoit mới là barbatin A-C. Các tác giả cũng đã chỉ ra rằng
các hợp chất này thể hiện hoạt tính gây độc tế bào trên các dòng tế bào ung thƣ khác
nhau [trích theo 22].
Bên cạnh đó, phải kể đến các nghiên cứu của Kim Dong II et al. (2005), T. K.
Lee et al. (2004), W. Lihui et al. (2012) [25] về hoạt tính sinh học của loài Thuẫn
râu (S. barbata),… Thuẫn râu đã ức chế sự phát triển các tổn thƣơng tiền ung thƣ ở
tuyến vú và sự sinh u ở mô hình ung thƣ da chuột nhắt trắng. Ngoài ra tác dụng ức


5
chế của Thuẫn râu trên sự phát triển các dòng tế bào ung thƣ phụ khoa cũng đã
đƣợc chứng minh.
Đặc biệt, gần đây Công ty dƣợc phẩm Binovo Inc. đã đăng ký phát triển chế
phẩm thuốc làm từ dịch chiết nƣớc và ethanol của loài Thuẫn râu dùng điều trị bệnh
ung thƣ. Trong đó, các tác giả đã cho thấy dịch chiết của Thuẫn râu cho hoạt tính ức
chế mạnh sự phát triển của tế bào ung thƣ vú và đáng quan tâm nhất đó là các dịch
chiết này không ảnh hƣởng đến các tế bào lành. Đây thực sự là một phát hiện rất
quan trọng và tạo ra một động lực lớn cho sự phát triển của cây Thuẫn râu nhằm tạo
ra chế phẩm trong điều trị bệnh ung thƣ hiện nay.

Các nghiên cứu về loài Thuẫn râu thƣờng chỉ tập trung vào thành phần hóa học
và tác dụng của loài. Về nhân giống và gây trồng thì cho đến nay, có rất ít thông tin
về việc nghiên cứu nhân giống và gây trồng đối với các loài thuộc chi Thuẫn nói
chung. Hiện chỉ có hai loài mới đƣợc nghiên cứu gây trồng thử nghiệm đó là loài
Thuẫn baican (Scutellaria baicanlensis) đƣợc đƣa vào gieo trồng tại một số khu vực
thuộc các nƣớc Đông Á và loài Thuẫn râu (Scutellaria barbata) đƣợc trồng thử
nghiệm ở Trung Quốc. Các thông tin trồng thử nghiệm loài Thuẫn râu cũng không
đƣợc công bố nhiều.
1.2 Ở Việt Nam
Ở Việt Nam trong vài thập kỷ qua, công tác nghiên cứu nguồn tài nguyên cây
thuốc rất đƣợc Nhà nƣớc quan tâm, chỉ đạo. Tuy vậy hiện nay nguồn dƣợc liệu tự
nhiên đang bị cạn kiệt, do tác động của con ngƣời và các yếu tố tự nhiên đã làm mất
đi nhiều loài cây thuốc. Bên cạnh đó, số lƣợng cây thuốc của nƣớc ta đƣợc đƣa vào
nghiên cứu về thành phần hóa học còn hạn chế. Do vậy, việc phát triển nguồn dƣợc
liệu chủ động, nghiên cứu hoạt tính sinh học là hƣớng phát triển bền vững đang
đƣợc quan tâm.
Những năm gần đây, một số loài cây thuốc trƣớc kia đƣợc cho là khá phong
phú nhƣng hiện đã và đang đứng trƣớc nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng nhƣ Hoa tiên,
Sâm vũ diệp, Tam thất hoang, Hoàng tinh cách, Bình vôi,… Để đáp ứng yêu cầu về
bảo vệ các loài thực vật quý, hiếm, nhiều nhà khoa học đã cho ra đời các công trình
nghiên cứu nhƣ “Hƣớng dẫn khoanh vùng bảo vệ tái sinh và khai thác dƣợc liệu”


6
(Đỗ Huy Bích và cộng sự, 1978); “Những loài thực vật hiếm hoặc đang có nguy cơ
bị tiêu diệt ở Việt Nam” (Phan Kế Lộc và cộng sự, 1995); “Bảo tồn nguồn gen cây
thuốc” (Trần Khắc Bảo, 1991); “Sách đỏ Việt Nam” (N. T. Bân và cộng sự 1996,
2007); «Danh lục đỏ cây thuốc Việt Nam» (Nguyễn Tập, 2011) [ghi theo 15],…
Bên cạnh đó, nhiều đề tài, dự án nghiên cứu về bảo tồn và phát triển bền vững các
loài thực vật đƣợc thực hiện và đạt đƣợc những kết quả cao. Cho đến nay, nhiều loài

quý, hiếm đã đƣợc quan tâm phát triển và bảo tồn có hiệu quả nhƣ Sâm ngọc linh,
Hoa tiên, các loài lan Hài,… Một số loài cây thuốc đƣợc chọn lọc từ tự nhiên và
phát triển thành vùng nguyên liệu phục vụ sản xuất và xuất khẩu nhƣ Thanh hao
hoa vàng, Bách bệnh, Trinh nữ hoàng cung,… [7]
Ở Việt Nam, Thuẫn râu - Scutellaria barbata D. Don (họ Bạc hà – Lamiaceae
Lindl.) hay còn gọi là Hoàng cầm râu, Thẩm râu, Bán chi liên, Nha loát thảo, Hiệp
diệp, Hàn tín thảo, Loài này còn có tên đồng nghĩa là S. rivularis Wall. ex Benth.
1830; S. adenophylla Miq. 1861; S. cavaleriei Levl. 1910; S. komarovii Levl. 1910.
Trong y học cổ truyền, Thuẫn râu có tính hàn, vị hơi cay, đắng, là loài cây
thuốc có khả năng chữa đƣợc nhiều bệnh nhƣ điều trị các khối u tân sinh, áp xe
phổi, lao phổi xơ, viêm ruột thừa, viêm gan, xơ gan cổ chƣớng, hạ sốt, lợi tiểu, trị
mụn nhọt, sƣng đau, viêm mủ, rắn độc cắn, với ghi nhận đặc biệt cây có thể chữa
bệnh ung thƣ phổi, ung thƣ gan, ung thƣ trực tràng, ung thƣ vú ở thời kỳ đầu (Đỗ
Huy Bích và cộng sự, 2004; Đỗ Thị Thảo, 2004; Võ Văn Chi, 2007).
Đặc biệt Võ Văn Chi (2012) còn nêu 2 cách thƣờng dùng là: dùng uống để trị
các khối u tân sinh, áp xe phổi (lao phổi xơ), viêm ruột thừa, viêm gan, xơ gan cổ
trƣớng; dùng ngoài trị các loại mụn nhọt, sƣng đau, viêm vú, viêm mủ da, sâu
quảng, rắn độc cắn, sâu bọ cắn đốt, đòn ngã tổn thƣơng [2].
Trên cơ sở các kinh nghiệm điều trị của nền Y học cổ truyền Phƣơng Đông,
những năm gần đây cơ sở chữa bệnh từ thiện «Tuệ Tĩnh Đƣờng – Tp. Hồ Chí
Minh » đã sử dụng cây Thuẫn râu và Bạch hoa xà thiệt thảo trong việc phòng chống
các khối u theo một bài thuốc bí truyền do cơ sở Phật giáo Nhật Bản Kyoto tặng.
Đây là bài thuốc đƣợc nhiều ngƣời đánh giá rất cao về hiệu quả điều trị của nó.
Ngoài ra, cơ sở Y học cổ truyền Hòa Thuận Đƣờng thuộc thị xã Long Khánh -


7
Đồng Nai đã phát triển và đƣa vào sử dụng một loại thực phẩm chức năng Katana
có chứa cây Thuẫn râu để hỗ trợ điều trị bệnh u xơ tử cung và tuyến tiền liệt. Ngoài
ra, hiệu phòng chống khối u của cây Thuẫn râu cũng đã đƣợc các nhà khoa học tại

viện Dƣợc liệu - Bộ Y tế nghiên cứu và khẳng định [ghi theo 9].
Gần đây, trên thị trƣờng có sản phẩm trà hòa tan «Bạch liên thảo« do Công
ty Dƣợc liệu Trung ƣơng II sản xuất có thành phần gồm Bạch hoa xà thiệt thảo và
Thuẫn râu (trong sản phẩm gọi là Bán chi liên) và đƣờng lactoza, dùng pha uống
hàng ngày làm thuốc thanh nhiệt, mát gan, lợi tiểu [4].
Cho đến nay, đã có một số công trình nghiên cứu về loài Thuẫn râu.
Về mặt hóa học: Đỗ Thị Thảo (2004) đã bƣớc đầu phân lập đƣợc một neo-
clerodan ditecpenoit và hai flavonoit. Trong đó, hợp chất scutebarbalactone VN đã
đƣợc xác định là chất mới. Năm 2005, Đỗ Thị Thảo và cộng sự đã thử hoạt tính của
các hợp chất tách chiết đƣợc từ Thuẫn râu là apigenin, luteolin và 8-13-epoxy-3-en-
7-hydroxy-6,11-O-dibenzoyl-15,16-clerodanolid (scutebarbalactone VN) trên 4
dòng tế bào ung thƣ là KB (ung thƣ biểu mô ngƣời), LNCap (ung thƣ tuyến tiền
liệt), LU (ung thƣ phổi) và MCF7 (ung thƣ vú). Kết quả cho thấy các hợp chất
apigenin và luteolin không có hoạt tính chống các tế bào ung thƣ (với IC
50
<10μM)
trong thử nghiệm. Riêng hợp chất 8-13-epoxy-3-en-7-hydroxy-6,11-O-dibenzoyl-
15,16-clerodanolid có hoạt tính kháng mạnh đối với cả 4 dòng tế bào ung thƣ trong
thử nghiệm (với IC
50
từ 2,15 đến 8,3 μM), trong đó tác dụng kháng mạnh nhất trên
dòng tế bào ung thƣ vú (với IC
50
là 2,15μM), còn với dòng tế bào ung thƣ biểu mô
ngƣời thì tƣơng đối yếu hơn (với IC
50
là 8,3 μM) [16]. Tuy nhiên, cấu hình tuyệt đối
của chất scutebarbalactone VN vẫn chƣa đƣợc xác định.



8

Năm 2009, Nguyễn Văn Hùng và cộng sự công bố dịch chiết và một số hợp
chất đƣợc phân lập từ Thuẫn râu thể hiện tính chống ôxy hóa khá tốt, đồng thời
cũng thể hiện hoạt tính ức chế sự phát triển của một số dòng tế bào ung thƣ [10].
Về các bài thuốc, Võ Văn Chi (2013) trong tạp chí «Cây Thuốc quý« [3, 4] đã
nêu khá chi tiết về một số bài thuốc thƣờng đƣợc dùng để trị bệnh trong đó có vị
Hoàng cầm râu – tên gọi khác của loài Thuẫn râu hay còn gọi là Bán chi liên. Bên
cạnh các bài thuốc, tác giả còn đƣa ra các ví dụ minh chứng về hiệu quả điều trị của
các bài thuốc này [4].
Về mặt sinh học: theo ghi nhận của Vũ Xuân Phƣơng (2000) chi Thuẫn hay
còn gọi là chi Hoàng cầm (Scutellaria) ở nƣớc ta có 15 loài (trong đó có loài Thuẫn
râu - Scutellaria barbata), 3 trong số 15 loài có thể là loài đặc hữu của Việt Nam.
Các loài thuộc chi này có đặc điểm hình thái tƣơng đối gần nhau [14].
Theo Lã Đình Mỡi và cộng sự (2009), hầu hết các loài trong chi Thuẫn đều có
tinh dầu, nhiều loài trong chi này đƣợc sử dụng làm thuốc trong y học dân tộc ở
nhiều khu vực khác nhau trên thế giới. Dịch chiết hoặc nƣớc ép từ một số loài đƣợc
dùng làm thuốc chữa đau dạ dày, lợi tiểu và trị sốt rét. Một số loài đƣợc giã nhỏ
hoặc sắc lấy nƣớc đặc làm thuốc đắp ngoài chữa mụn nhọt, ghẻ lở và nấm ngoài da.
Trong y học dân gian ở một số địa phƣơng trên đất nƣớc ta, một số loài trong chi
Thuẫn (Hoàng cầm) đã đƣợc dùng làm thuốc chữa cảm sốt, cầm máu, viêm dạ dày,
chữa trị mụn nhọt, rắn độc cắn,… [11].


9
Về đặc điểm hình thái: Loài Thuẫn râu (Scutellaria barbata) với đặc điểm
nhận biết đặc trƣng bởi cỏ đứng hay bò, cao 15-30 cm. Thân vuông, thƣờng nhẵn.
Lá hình trứng-mũi mác, cỡ 1,5-3 x 0,5-1,2 cm, chóp lá tù hay nhọn, gốc cụt hay
hình tim, mép xẻ răng cƣa thƣa, 2 mặt gần nhƣ nhẵn; gân bên 3-4 đôi; cuống lá dài
3-6 mm. Hoa mọc đối ở nách lá phía đỉnh cành, thƣờng hƣớng về một phía. Lá bắc

giống lá ở thân, càng lên ngọn lá càng nhỏ dần. Cuống hoa dài 1-2 mm. Đài hình
chuông, dài 1,5-2 mm, có lông rải rác ở phía ngoài, 2 môi; tràng màu xanh lam hay
tím, dài 8-10 mm, ống tràng thẳng, thƣờng nhẵn ở phía ngoài, 2 môi: môi trên dạng
mũ, đỉnh có khuyết; môi dƣới 3 thùy, thùy giữa lớn hơn 2 thùy bên. Nhị 4, hƣớng
lên phía môi trên của tràng, thụt vào trong ống tràng; chỉ nhị có lông ở phía dƣới.
Bầu nhẵn; vòi nhụy xẻ 2 thùy ở đỉnh. Quả hình thận, dài 0,8-1 mm, màu đen, sần.
Loài Thuẫn râu có thời gian ra hoa vào khoảng tháng 5-7, có quả chín vào
tháng 6-8(9), loài đƣợc ghi nhận có mặt ở các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc
Ninh, Phú Thọ, Hà Nội, Hoà Bình, Hải Dƣơng, Ninh Bình, Thanh Hoá, Quảng Trị.
Thƣờng mọc ở bờ ruộng, rãnh nƣớc, bãi hoang hay nơi ẩm thấp gần nƣớc [7].
Nhƣng thực tế việc gặp loài này ngoài tự nhiên là rất khó.
Về nhân giống và gây trồng: loài Thuẫn râu nói riêng và cả các loài thuộc chi
Thuẫn nói chung cho đến nay, chƣa có thông tin gì về việc nghiên cứu nhân giống
và gây trồng đối với các loài thuộc chi này ở Việt Nam. Trong tự nhiên, các loài
thuộc chi Thuẫn râu tái sinh chủ yếu bằng hạt và phát tán nhờ gió. Ở nƣớc ta, mức
độ gặp của các loài thuộc chi này không nhiều ngoài tự nhiên, nhƣ loài Thuẫn ấn độ
(S. indica) mới chỉ ghi nhận có ở Lạng Sơn và Hà Nam; Thuẫn bắc bộ (S.
tonkinensis) là loài đặc hữu của Việt Nam, chỉ có ở vùng núi cao của Lào Cai (Sa
Pa), Vĩnh Phúc (Tam Đảo); Thuẫn java (S. javanica) có ở Vĩnh Phúc, Nghệ An;
Thuẫn nam bộ (S. cochinchinensis) là loài đặc hữu của Việt Nam, chỉ có ở Ninh
Bình, Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Lâm Đồng, Ninh Thuận; Thuẫn nhiều màu (S.
discolor) có ở Lâm Đồng, Thuẫn râu (S. barbata) có một số tỉnh phía Bắc [6].
Theo đánh giá, các loài thuộc chi Thuẫn (Scutelleria) nói chung và Thuẫn râu
(S. barbata) nói riêng là các loài mang nguồn gen có triển vọng khai thác. Theo Lã
Đình Mỡi và cộng sự (2009) cho rằng các loài này hầu nhƣ chƣa đƣợc nghiên cứu


10
gì về mặt giá trị tài nguyên, đặc biệt là đối với các loài đặc hữu nhƣ việc phân tích
hóa học, giá trị sử dụng, triển vọng khai thác, gây trồng, bảo tồn, Nếu đƣợc quan

tâm nghiên cứu, đây sẽ là nguồn nguyên liệu chứa các hợp chất flavonoid đầy triển
vọng trong công nghiệp dƣợc ở nƣớc ta [11].
Tuy Thuẫn râu là loài cây thuốc quý nhƣng ở nƣớc ta cho đến nay, chƣa có
công trình nào nghiên cứu về nhân giống và gây trồng loài Thuẫn râu – Scutellaria
barbata D. Don ở Việt Nam. Do vậy, đề tài của chúng tôi hy vọng sẽ đóng góp một
số dẫn liệu còn thiếu hoặc chƣa đầy đủ về loài thực vật quý này.


11
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tƣợng nghiên cứu
Các chủng thuộc loài Thuẫn râu (Scutellaria barbata) ở Việt Nam phân bố tại
các điểm ngoài tự nhiên.
Ngoài ra, các tƣ liệu, tiêu bản lƣu giữ về loài này tại các phòng tiêu bản trong
nƣớc cũng sẽ đƣợc nghiên cứu.
2.2 Phạm vi nghiên cứu
+ Các chủng thuộc loài Thuẫn râu đƣợc thu thập ở Việt Nam.
+ Địa điểm gây trồng tại vƣờn thí nghiệm của Phòng Thực vật, Viện Sinh thái và
Tài nguyên sinh vật.
2.3 Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 01/2013 – tháng 4/2014.
2.4 Nội dung nghiên cứu
- Điều tra, thu thập các chủng thuộc loài Thuẫn râu (S. barbata) tại các vùng
phân bố ở Việt Nam.
- Nhân giống bằng hom các chủng thuộc loài Thuẫn râu (S. barbata) ở Việt
Nam.
- Bƣớc đầu nghiên cứu sự sinh trƣởng của các chủng thuộc loài Thuẫn râu (S.
barbata) trong điều kiện trồng.
2.5 Phƣơng pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu nhân giống bằng hom một số chủng Thuẫn râu (Scutellaria

barbata) ở Việt Nam, chúng tôi sử dụng các phƣơng pháp sau:
2.5.1 Phương pháp kế thừa: Kế thừa các tài liệu về loài Thuẫn râu đã đƣợc
công bố để nhằm mục tiêu tìm hiểu về đặc điểm hình thái, sinh học sinh thái của
loài, nhằm mục tiêu thu thập đúng đối tƣợng để gây trồng.
2.5.2 Phương pháp điều tra thực địa: Đƣợc thực hiện trong các chuyến đi thực
địa nhằm thu thập mẫu vật, chụp ảnh, quan sát và ghi chép các đặc điểm của mẫu ở
trạng thái tƣơi, quan sát về phân bố, môi trƣờng sống và các đặc điểm khác.


12
Để làm tốt phƣơng pháp này, trƣớc hết phải tìm hiểu các địa điểm có loài phân
bố nhằm mục đích thiết kế các tuyến điều tra có hiệu quả nhất (Phƣơng pháp điều
tra và thu thập mẫu thực vật đƣợc thực hiện theo Nguyễn Nghĩa Thìn, 1997, 2007).
Chúng tôi thực hiện điều tra tại các vùng theo các tuyến và điểm nghiên cứu.
Tiến hành thu thập mẫu vật. Mẫu vật thu thập ở hai dạng là: dạng 1 - mẫu ép khô để
nghiên cứu và lƣu trữ trong các phòng tiêu bản và dạng 2 - mẫu tƣơi sống có thể
trồng để lƣu giữ nguồn gen.
2.5.3 Phương pháp chuyên gia: Dựa vào khẳng định chuyên gia để nhận dạng
mẫu nghiên cứu.
2.5.4 Phương pháp nhân giống bằng hom:
Sử dụng kế thừa phƣơng pháp nhân giống bằng hom của Đỗ Văn Tuân (2012)
khi tác giả tiến hành bảo tồn một số loài cây thuốc tại VQG Tam Đảo (Vĩnh Phúc).
Tác giả đã sử dụng 3 nồng độ của thuốc điều hòa sinh trƣởng là 500 ppm, 1.000
ppm, 1.500 ppm. Theo tác giả, sử dụng thuốc điều hòa sinh trƣởng Axit β-indol
axetic (IAA) với nồng độ 1.000 ppm và thời gian 15 giây là thích hợp nhất cho một
số loài thân thảo hay sử dụng thƣơng phẩm thuốc kích thích ra rễ “Root vimix-3”
của Công ty hỗ trợ Phát triển kỹ thuật và chuyển giao Công nghệ (Sutraco) tại Hà
Nội cũng với thành phần IAA cùng các nguyên tố vi lƣợng khác, nhƣng pha 10 ml
thuốc Root vimix-3 trong 10 lít nƣớc, ngâm cành giâm vào trong 5 phút.
Do số lƣợng cây mẹ quá ít làm cho nguồn hom giống bị hạn chế, bên cạnh đó

vì đây là thử nghiệm ban đầu nên chúng tôi chƣa có điều kiện làm nhiều thí nghiệm
ở nhiều nồng độ khác nhau của chất điều hòa sinh trƣởng. Do vậy, các thí nghiệm
đƣợc tiến hành trong điều kiện sử dụng kết quả trên của tác giả Đỗ Văn Tuân (2012)
với thuốc kích thích ra rễ là Root vimix-3.
2.5.4.1 Chuẩn bị hom giâm: Cách thức chuẩn bị hom giâm và phƣơng pháp
nhân giống bằng hom đƣợc tiến hành theo Hoàng Đức Phƣơng, 2004 và Đỗ Văn
Tuân, 2012 [21].
Chọn những cành giâm trên cây mẹ khỏe mạnh, không sâu bệnh, thƣờng là
những cành bánh tẻ, không mang hoa hay quả.


13
Cắt hom có chiều dài từ 7-10 cm, thƣờng có khoảng 2-4 cặp mắt lá (2-4 cặp
mầm ngủ), vết cắt ở phía ngọn cách mầm ngủ khoảng 1-1,5 cm. Có thể ngắt bớt các
lá hay cắt bỏ khoảng 1/3 lá để tránh sự thoát hơi nƣớc nhiều. Trong trƣờng hợp cành
giâm chƣa kịp cắt thành đoạn ngắn thì phải ngâm vào nƣớc và tƣới ẩm lên lá. Vết
cắt phải sắc, nhọn, cắt vát, tránh giập nát.
Sau khi cắt hom giâm, ngâm vào dung dịch Benlat 0,1% trong 15 phút để diệt
nấm. Xử lý với thuốc kích thích ra rễ Root vimix-3 với thời gian 5 phút.
Do quá trình thu mẫu ngoài tự nhiên đƣợc khá ít nên tất cả các thí nghiệm đều
lấy mẫu tối thiếu (nghĩa là 30 đối với mỗi công thức thí nghiệm).
Khi giâm cây trên luống thì hom giâm phải đặt hơi xiên, ấn chặt đất ở gốc cho
khỏi đổ ngã. Sau đó theo dõi các chỉ tiêu sinh trƣởng.
2.5.5 Phương pháp xử lý số liệu: Đƣợc tiến hành trong phòng thí nghiệm, bao
gồm việc xử lý, phân tích và tổng hợp các số liệu thu đƣợc.


14








Ảnh 1. Hom giâm chủng HY 14 ngày
Ảnh 2. Hom giâm chủng BN 30 ngày


Ảnh 3. Hom giâm chủng BN nảy chồi
sau 30 ngày
Ảnh 4. Hom giâm chủng HY ra hoa sau 10
tuần



15
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Kết quả thu thập các chủng thuộc loài Thuẫn râu (S.Barbata)
ở Việt Nam
Theo ghi nhận của Vũ Xuân Phƣơng (2005) loài Thuẫn râu có thời gian ra hoa
vào khoảng tháng 4-7, có quả chín vào tháng 6-8(9), loài đƣợc biết có mặt ở các
tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Phú Thọ, Hà Nội, Hoà Bình, Hải Dƣơng,
Ninh Bình, Thanh Hoá và Quảng Trị. Về sinh thái thƣờng mọc ở bờ ruộng, rãnh
nƣớc, bãi hoang hay nơi ẩm thấp gần nƣớc. Nhƣng thực tế việc gặp loài này ngoài
tự nhiên là rất khó. Qua quá trình điều tra, đƣợc sự giúp đỡ của Ban chủ nhiệm đề
tài “Nghiên cứu thu thập mẫu, đánh giá hoạt tính kháng u (invitro) và các nhóm hợp
chất chính trong loài Thuẫn râu – Scutellaria barbata D. Don (họ Bạc hà –
Lamiaceae Lindl.) ở Việt Nam. Mã số VAST 04.03/13 thuộc Viện Hàn Lâm Khoa
học và Công nghệ Việt Nam” cho chúng tôi đã ghi nhận đƣợc tổng số 3 chủng

Thuẫn râu tại các địa điểm sau:
- Tại Bắc Ninh ghi nhận có một quần thể nhỏ, số lƣợng cá thể rất ít, ven bờ đê,
mƣơng tại khu vực xã Phù Lãng, huyện Quế Võ. Sống ven bờ ruộng, mƣơng, gần
sông Cầu, nơi ẩm ƣớt cùng một số loài khác nhƣ Tầm Phong, Tầm bóp, Cỏ may,
Khoai nƣớc, Cỏ mần trầu, (gọi là chủng BN).
- Tại Hải Dƣơng ghi nhận có một quần thể nhỏ, số lƣợng cá thể ít tại khu vực
thôn An Bài, xã An Lạc, huyện Chí Linh. Sống ven đƣờng, bờ ruộng, mƣơng, nơi
ẩm ƣớt cũng một số loài khác nhƣ Cúc áo hoa vàng, Khoai nƣớc, Cỏ mần trầu,
Dƣơng xỉ thƣờng, Chua me đất (gọi là chủng HD).
- Tại Hƣng Yên ghi nhận có quần thể nhỏ ở khu vực Thôn Thanh Sầm, xã
Đồng Thanh, huyện Kim Động, ở độ cao 67 m. Sống ven bờ rộng và một vài đám
tại vƣờn nhà. Sống cùng với một vài loài cây mọc hoang khác nhƣ Dƣơng xỉ, Cỏ
mần trầu, Rau dệu, Cỏ gà,… Đây là chủng đƣợc xác định do có nguồn giống lấy từ
hạt của loài Thuẫn râu của Trung Quốc, qua mua bán tiểu ngạch. Ngƣời dân gây
trồng từ hạt nhằm mục đích lấy thân làm thuốc (gọi là chủng HY).


16
Về đặc điểm hình thái, các cá thể trong quần thể khác nhau thu từ Bắc Ninh,
Hải Dƣơng, Hƣng Yên hầu nhƣ không có sự sai khác về mặt hình thái rõ rệt. Điểm
khác biệt rõ nhất là tràng hoa của chủng HD, BN có màu trắng, trong khi đó hoa của
chủng HY có màu tím. Đặc điểm khác biệt về màu hoa đã đƣợc ghi trong nhiều tài
liệu về phân loại học của loài này. Hoa của loài Thuẫn râu có thể có cả màu trắng,
màu xanh lam hay màu tím (theo Vũ Xuân Phƣơng, 2000). Sau đây là hình ảnh về
dạng sống của 3 chủng Thuẫn râu thu đƣợc tại Việt Nam.



Ảnh 5. Mẫu Thuẫn râu thu
đƣợc từ Bắc Ninh

(Chủng BN)
Ảnh 6. Mẫu Thuẫn râu thu
đƣợc từ Hải Dƣơng
(Chủng HD)
Ảnh 7. Mẫu Thuẫn râu thu
đƣợc từ Hƣng Yên
(Chủng HY)
Sau khi thu thập đƣợc 3 chủng Thuẫn râu BN, HD, HY, chúng tôi đã tạo
nguyên liệu đầu vào cho việc nghiên cứu quá trình nhân giống bằng hom.
3.2 Nhân giống bằng hom loài Thuẫn râu (S.Barbata) ở Việt Nam
3.2.1 Ảnh hưởng của giá thể đến tỷ lệ sống của các chủng Thuẫn râu
Sử dụng ba loại giá thể là đất thƣờng (GT1), cát sạch (GT2) và giá thể hỗn hợp
gồm sơ dừa hoai mục, tro trấu, đất với tỷ lệ 1/1/1 (GT3) để thực hiện quá trình giâm
hom các chủng Thuẫn râu. Lƣu ý vƣờn để giâm cành phải đƣợc giữ ẩm độ không
khí trên mặt lá khoảng 90%, ẩm độ đất là 70-80%, nhiệt độ không khí tốt nhất là
khoảng 21-26
0
C, nhiệt độ đất 25-30
o
C, ánh sáng tán xạ, tránh ánh sáng trực xạ với
cƣờng độ cao (theo Hoàng Đức Phƣơng, 2004).
Tiêu chí đánh giá các hom còn sống dựa vào đặc điểm và màu sắc của chồi, lá
và thân hom. Lúc này, chồi từ nách lá trên hom thƣờng có màu nâu đỏ, đang có hiện

×