Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Cái tôi trữ tình trong thơ bùi giáng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (460.15 KB, 60 trang )

\


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
***********




LĂNG THỊ THU LOAN




CÁI TÔI TRỮ TÌNH
TRONG THƠ BÙI GIÁNG


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam












HÀ NỘI - 2014
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
***********




LĂNG THỊ THU LOAN




CÁI TÔI TRỮ TÌNH
TRONG THƠ BÙI GIÁNG


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
TS. LA NGUYỆT ANH













HÀ NỘI - 2014


Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc Khoa Ng÷ V¨n
L¨ng ThÞ Thu Loan Líp K36B - SP V¨n

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện khóa luận, chúng tôi đã nhận được sự quan tâm,
giúp đỡ của các thầy, cô giáo trong khoa Ngữ văn, tổ Bộ môn Văn học Việt Nam
và TS. La Nguyệt Anh - Giảng viên trực tiếp hướng dẫn.
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các thầy, cô giáo và cô
hướng dẫn.
Do khả năng hạn chế và thời gian có hạn, chắc chắn khóa luận không
tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi mong tiếp tục nhận được sự đóng góp của
các thầy cô để khóa luận được hoàn thiện hơn.

Hà Nội, ngày tháng 5 năm 2014
Sinh viên thực hiện


Lăng Thị Thu Loan















Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc Khoa Ng÷ V¨n
L¨ng ThÞ Thu Loan Líp K36B - SP V¨n

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan:
1. Khóa luận CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ BÙI GIÁNG là kết quả
nghiên cứu của riêng tôi, có tham khảo ý kiến của người đi trước, dưới sự hướng
dẫn của Tiến sĩ, Giảng viên La Nguyệt Anh.
2. Khóa luận không sao chép từ một công trình sẵn có nào.
3. Kết quả nghiên cứu là sự tích lũy kiến thức cũng như năng lực của bản
thân trên cơ sở tiếp thu những nghiên cứu khoa học về tác giả Bùi Giáng.

Hà Nội, ngày tháng 5 năm 2014
Sinh viên thực hiện



Lăng Thị Thu Loan















Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc Khoa Ng÷ V¨n
L¨ng ThÞ Thu Loan Líp K36B - SP V¨n

MỤC LỤC


MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 2
3. Mục đích nghiên cứu 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
5. Phương pháp nghiên cứu 5
6. Đóng góp mới của khóa luận 6
7. Cấu trúc của khóa luận 6

NỘI DUNG 7
Chƣơng 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 7
1.1. Giới thuyết chung 7
1.1.1. Khái niệm cái tôi và cái tôi trữ tình 7
1.1.2. Các dạng thức biểu hiện của cái tôi trữ tình trong thơ 9
1.2. Vài nét về Bùi Giáng và quá trình sáng tác 11
1.2.1. Vài nét về Bùi Giáng 11
1.2.2. Quá trình sáng tác của Bùi Giáng 12
Chƣơng 2. HÌNH TƢỢNG CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ
BÙI GIÁNG 16
2.1. Cái tôi minh triết 16
2.1.1. Cái tôi tự họa 16
2.1.2. Cái tôi vô thức và tâm linh 21
2.2. Cái tôi hiện sinh 30
2.2.1. Người trẩy hội trần gian 31
2.2.2. Du mục và hồi nguyên 35


Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc Khoa Ng÷ V¨n
L¨ng ThÞ Thu Loan Líp K36B - SP V¨n

Chƣơng 3. ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN CÁI TÔI TRỮ TÌNH
TRONG THƠ BÙI GIÁNG 45
3.1. Ngôn ngữ phiêu bồng, trào tiếu 45
3.1.1. Ngôn ngữ cuồng dại 45
3.1.2. Ngôn ngữ xuề xòa, hài hước 46
3.2. Giọng đối thoại, bông đùa 48
3.2.1. Giọng đối thoại 48
3.2.2. Giọng bông đùa 49
KẾT LUẬN 51

TÀI LIỆU THAM KHẢO



Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc Khoa Ng÷ V¨n

L¨ng ThÞ Thu Loan Líp K36B - SP V¨n

1
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
1.1. “Thơ trữ tình là thuật ngữ chỉ chung các thể thơ thuộc loại trữ tình
trong đó những cảm xúc và suy tư của nhà thơ hoặc của các nhân vật trữ tình
trước các hiện tượng đời sống được thể hiện trực tiếp. Tính chất cá thể hóa và
tính chất chủ quan hóa của sự thể hiện là những dấu hiệu biểu hiện của thơ trữ
tình. Là tiếng hát tâm hồn, thơ trữ tình có khả năng thể hiện những biểu hiện
phức tạp của thế gới nội tâm từ các cung bậc tình cảm cho tới những thành kiến,
những tư tưởng triết học” [13, tr.317].
Trong thơ trữ tình, nhân vật trữ tình hay còn được gọi là chủ thể trữ tình,
tức chủ thể trực tiếp thổ lộ những suy nghĩ và cảm xúc trong bài thơ. Khi lĩnh
hội một bài thơ trữ tình, việc cốt yếu đầu tiên là độc giả phải xác định được nhân
vật trữ tình để hình dung vị trí, tư thế, nỗi niềm, tâm trạng của họ một cách đúng
đắn nhất so với ý đồ của người sáng tác.
Nhân vật trữ tình là sự biểu hiện của cái tôi trữ tình. Trong thơ trữ tình
luôn hiện lên một cái tôi trữ tình cụ thể, sống động, có cá tính, có quan niệm và
những nỗi niềm riêng nhằm mang lại cho độc giả sự thật về đời sống tâm hồn
của những cá nhân trong các tình huống đời sống, các xung đột xã hội cụ thể
cũng như những xung đột trong đời sống tâm hồn của chính bản thân cái tôi ấy.
Cách thức biểu hiện cái tôi trữ tình rất phong phú và đa dạng. Mỗi nhà thơ có thể

chọn cho mình một cách biểu hiện riêng về cái tôi trữ tình. Cái tôi trữ tình với tư
cách là hạt nhân của thể loại trữ tình đã được chú ý khảo sát ở nhiều phương diện
và cấp độ khác nhau.
1.2. Trong nền thơ Việt Nam hiện đại, Bùi Giáng được giới nghiên cứu
đánh giá là một hiện tượng lạ bởi sự tích hợp nghệ thuật kì bí song hành với cuộc
đời của một con người kì dị đến lạ lùng. Ông được công chúng yêu thơ mến mộ,
truyền tụng và thêu dệt như những giai thoại, đến một ngưỡng nào đó, được xem
như huyền thoại.


Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc Khoa Ng÷ V¨n

L¨ng ThÞ Thu Loan Líp K36B - SP V¨n

2
Bản chất văn chương của Bùi Giáng là sự tổng hòa của nhiều mâu thuẫn
và nghịch lí như chính cuộc đời ông vậy: Bao trùm lên cái điên cuồng là một cõi
chiêm bao của một ước vọng đẫm tình; bỏ trên mình chiếc áo của người du mục
là cả một thiên tài văn chương; ẩn trong cái bỡn cợt có cả một nỗi ngậm ngùi,
chua chát và đắng cay; bên trong cái trạng thái vô ưu, vô tư là một tấm lòng cảm
thông và bao dung không đắn đo đối với người khác; ẩn chứa bên trong cái vẻ bề
ngoài rong chơi như hài nhi là cả một kho tàng phức hợp muôn vàn triết lí sống.
Bùi Văn Nam Sơn đã từng nói: “Viết đôi lời hay nhiều lời về Bùi Giáng
không bằng đọc Bùi Giáng. Đọc Bùi Giáng không bằng giao du với Bùi Giáng.
Giao du với Bùi Giáng không bằng sống như Bùi Giáng. Mà sống như Bùi
Giáng thì thật vui mà thật khó vậy” [24 ,tr.30]. Nhà nghiên cứu Đỗ Lai Thúy
khẳng định thêm: “Khó vì muốn được sống như ông, muốn giao du được với
ông, muốn đọc được ông để cuối cùng viết được về ông dù chỉ một đôi lời thì
phải minh định được ông, tức trả lời câu hỏi: Bùi Giáng, ông là ai?” [15, tr.413],
nhưng định danh ông thì mỗi người mỗi kiểu như: Bùi Giáng, kẻ tận hiến (Huy

Tưởng), Bùi Giáng, một vùng đất hẹp và một thế giới lớn (Nguyễn Hoàng Văn),
Bùi Giáng, người thi sĩ chối bỏ thi ca (Tạ Tỵ),…
Cũng như nhiều nhà thơ khác, Bùi Giáng chọn cho mình một lối thơ riêng
mà ngay cả các nhà nghiên cứu cũng khó định danh trường phái thơ của ông.
Đọc thơ của Bùi Giáng không phải là đọc một lần hay một bài mà đã hiểu ngay
được, bởi thơ ông cần lắm một sự lĩnh hội điềm tĩnh thì mới có thể thấy được hết
những gì mà nhà thơ muốn gửi gắm. Chính điều đó đã tạo nên sức hút lớn, cũng
như sự quan tâm của công chúng đối với thơ ông trong việc đào sâu tìm hiểu giá
trị nội dung và nghệ thuật để làm nên một phong cách riêng, một giọng điệu
riêng và một cái tôi riêng Bùi Giáng trong thi ca Việt Nam.
2. Lịch sử vấn đề
Đã 16 năm, kể từ khi Bùi Giáng (1998 - 2014) rời “cõi tạm” về suối vàng
để “Trùng phùng cùng Lý Bạch, nghênh ngang Tản Đà” thì đời vẫn chưa quên
ông và ngày càng có nhiều công trình nghiên cứu cùng với các buổi tọa đàm
khoa học về thơ ca của Bùi Giáng được ra mắt công chúng.


Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc Khoa Ng÷ V¨n

L¨ng ThÞ Thu Loan Líp K36B - SP V¨n

3
Phần lớn các tác giả viết về Bùi Giáng là những bạn bè văn nghệ sĩ,
những người đã cùng sống, từng tiếp xúc với nhà thơ, trong đó có những người
cùng quê hương xứ Quảng và một số các nhà nghiên cứu, phê bình văn học.
Những bài viết về Bùi Giáng đa phần đều có dung lượng nhỏ, chủ yếu là kể về
những kỉ niệm, ấn tượng, giai thoại, cảm nhận trước một vài bài thơ và bày tỏ
cảm xúc, tình yêu đối với thi sĩ.
Cuốn Tưởng nhớ thi sĩ Bùi Giáng nhân kỉ niệm một năm ngày mất Bùi
Giáng của nhiều tác giả là sự tổng hợp nhiều bài viết. Trong đó có bài Bùi

Giáng, kẻ chăn trâu của Hồ Nguyên Tín đề cập đến tình yêu của thi nhân đối với
nghề du mục đã “vượt lên trên tình yêu của đôi lứa yêu nhau bởi cảm xúc mị kỳ
khi trao nhẫn cưới trong giáo đường hay trước bàn thờ tiên tổ với ánh mắt nồng
cháy bằng tất cả lửa ấm trong tim” [24, tr.74].
Cuốn Bùi Giáng trong tôi của Hồ Công Khanh nói về con đường đời ngao
du của thi nhân để cuối cùng cảm nhận rằng: “Thông lộ Bùi Giáng chính là con
đường tìm thấy BẢN LAI DIỆN MỤC, con đường cùng TÂM KHÔNG sánh
bước” [16, tr.29].
Trong cuốn Bùi Giáng - Thi sĩ kỳ dị của Trần Đình Thu, tác giả đã nêu
cảm nhận về một số bài thơ nói đến cuộc đời du mục, rong chơi giữa bốn mùa,
thoát trần của Bùi Giáng. Qua đó, tác giả đã có những phát hiện về cái tôi Bùi
Giáng: Bài thơ Người điên nhưng thật ra không hẳn là một người điên mà là
“một người mù và câm đang yêu. Người mù và câm ấy nhắm mắt lại, đi giữa trời
mưa gió bão bùng để kiếm tìm một thứ gì mơ hồ mà ta không rõ” [28, tr.105].
“Với Bùi Giáng, lẽ sống chết cũng bình thường như chuyện đi, ở của cõi trần
gian này vậy. Ngày hết thì ra đi. Nhẹ nhàng đơn giản” [28, tr.108].
Trong cuốn Thơ. Thi pháp và chân dung của Đặng Tiến có bài viết Bùi
Giáng nguồn xuân bàn về mùa xuân Uyên Nguyên của đất trời và con người trong
thơ Bùi Giáng. Qua cảm nhận của Đặng Tiến, Bùi Giáng buổi Uyên Nguyên hiện
diện như giọt mưa đầu nguồn trong trẻo.


Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc Khoa Ng÷ V¨n

L¨ng ThÞ Thu Loan Líp K36B - SP V¨n

4
Nhân kỷ niệm mười năm ngày mất của Bùi Bàng Giúi, cuốn Bùi Giáng
trong cõi người ta của nhiều tác giả do Đoàn Tử Huyến chủ biên được xuất bản.
Cuốn sách đã tổng hợp 82 bài thơ cùng cùng 45 bài viết về Bùi Giáng. Trong đó

có một số bài viết bàn về một vài khía cạnh liên quan đến sự thể hiện hình tượng
cái tôi trữ tình Bùi Giáng. Văn Huyền Nguyên gọi Bùi Giáng là Người lữ khách
cuồng điên và khôn cùng kỉ niệm với nhận xét: “Dù bị vận vào một định mệnh
trói buộc nào, Bùi Giáng là Bùi Giáng, một “người điên hoang dại, siêu việt giữa
lòng nhân gian mê loạn, u trầm” [15, tr.635]. Theo tác giả, những kỉ niệm hãi
hùng và bi thương ở thời thơ ấu đến những kỉ niệm ngao du trên các vùng miền
rồi vạn lần hẹn ngày trở về “cố quận” yêu thương chính là để giải minh cho cái
“điên” của Bùi Giáng. Thụy Khuê với bài viết Hiện tượng Bùi Giáng lại khẳng
định: “Không điên vì ông chỉ đẩy đến tận cùng trạng thái hiện sinh, chứng
nghiệm ý thức trần trụi về bản thể” [15, tr.577]. Bên cạnh đó, tác giả còn minh
chứng thơ Bùi Giáng hiện sinh trong đoạn trường và định mệnh với những “tồn
sinh”, “phố thị”, “cố quận”, “đười ươi”. Ý Nhi với bài viết Bùi Giáng trong cõi
người ta khẳng định thi sĩ là người luôn “ý thức sâu xa về sự hữu hạn của kiếp
người, của lẽ hợp tan, ông luôn phấp phỏng, lo lắng” [15, tr.654]. Vũ Đức Sao
Biển viết bài Bùi Giáng: rong chơi giữa đìu hiu phố thị đã nhận xét sự rong chơi
ấy là một “phong cách nô giỡn thú vị trong ngôn ngữ thơ ca” [15, tr.649]. Huỳnh
Ngọc Chiến với bài Hồn quê trong thơ Bùi Giáng đã bàn về tình cảm của thi sĩ
trước thiên nhiên và cuộc sống của con người quê hương. Bài Bùi Giáng, bước
chân đi tìm hồn nguyên tiêu và một màu hoa trên ngàn của Bùi Vĩnh Phúc viết:
“Người đã sống điên dại giữa đời, hay đúng hơn, người đã chọn một cuộc chơi vĩ
đại, trầm thống với tất cả “thân thể máu me và da xương” của chính mình mà mẹ
cha cũng như trời đất đã ban cho” [15, tr.357]. Đặc biệt trong thời gian gần đây,
nhà nghiên cứu Đỗ Lai Thúy, từ góc nhìn phân tâm học đã có những nhận xét xác
đáng, lí giải về hiện tượng Bùi Giáng mà ngay cả thi nhân cũng luôn tìm cách tự
“minh định” mình: “Không phải trong trạng thái của một người điên hoặc người
say, mà trong tâm trạng hoài nghi triết học của một nhà thơ” [15, tr.414].


Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc Khoa Ng÷ V¨n


L¨ng ThÞ Thu Loan Líp K36B - SP V¨n

5
Tuy nhiên, với một cuộc đời đa dạng và một tài năng thơ đa diện và đa
chất như Bùi Giáng thì không phải mọi kết luận đều đã thống nhất và bình ổn. Vì
vậy, sự vẫy gọi từ thế giới thi ca của Bùi Giáng vẫn là khả tính cho những ai
quan tâm và muốn đi tìm bản thể cuộc đời và bản mệnh nghệ thuật của thi sĩ tài
năng dị biệt này. Trân trọng và kế thừa nghiên cứu của những người đi trước,
khóa luận của chúng tôi đi sâu tìm hiểu Cái tôi trữ tình trong thơ Bùi Giáng.
3. Mục đích nghiên cứu
- Khảo sát cái tôi trữ tình trong thơ Bùi Giáng trên hai phương diện nội
dung và nghệ thuật đặt trên tương quan so sánh với một số nhà thơ cùng thời để
tìm ra sự giống nhau và nét riêng biệt trong sự thể hiện.
- Theo đó khóa luận làm sáng tỏ hình tượng cái tôi trữ tình trong thơ Bùi
Giáng là cái tôi thơ kì lạ mà thực chất đó là một cái tôi minh triết, một cái tôi
hiện sinh, cái tôi tự họa và chứng nghiệm, ý thức trần trụi về bản thể.
- Những nét đặc sắc nghệ thuật thể hiện cái tôi trữ tình thông qua ngôn
ngữ và giọng điệu.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Khóa luận nghiên cứu, tìm hiểu hình tượng cái
tôi trữ tình trong thơ Bùi Giáng.
- Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nội dung: Khóa luận nghiên cứu một phương diện quan trọng
trong thi pháp nhân vật: cái tôi trữ tình trong thơ Bùi Giáng.
Phạm vi tư liệu: Trong điều kiện hiện tại, khóa luận chủ yếu khảo sát, tìm
hiểu hình tượng cái tôi trữ tình trong thơ Bùi Giáng qua các thi phẩm tiêu biểu
được chọn tuyển trong cuốn Bùi Giáng trong cõi người ta của nhiều tác giả do
Đoàn Tử Huyến chủ biên.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Khóa luận chủ yếu sử dụng các phương pháp sau:

- Phương pháp thống kê
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
- Phương pháp so sánh, đối chiếu


Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc Khoa Ng÷ V¨n

L¨ng ThÞ Thu Loan Líp K36B - SP V¨n

6
6. Đóng góp mới của khóa luận
- Khóa luận là công trình chuyên biệt đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ
thống về cái tôi trữ tình trong thơ Bùi Giáng.
- Kết quả nghiên cứu của khóa luận sẽ góp phần tìm hiểu về thi sĩ Bùi
Giáng - một người thơ kỳ lạ và tận hiến.
- Khóa luận sẽ là tài liệu hữu ích cho những ai quan tâm muốn tìm hiểu và
nghiên cứu về hiện tượng Bùi Giáng.
7. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, phần Nội dung của
khóa luận được triển khai thành ba chương như sau:
Chương 1: Những vấn đề chung
Chương 2: Hình tượng cái tôi trữ tình trong thơ Bùi Giáng
Chương 3: Nghệ thuật thể hiện cái tôi trữ tình trong thơ Bùi Giáng



















Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc Khoa Ng÷ V¨n

L¨ng ThÞ Thu Loan Líp K36B - SP V¨n

7
NỘI DUNG
Chƣơng 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

1.1. Giới thuyết chung
1.1.1. Khái niệm cái tôi và cái tôi trữ tình
“Cái tôi là một trong những khái niệm triết học đánh dấu ý thức đầu tiên
của con người về bản thể tồn tại của mình. Từ đó nhận ra mình là một con người
khác với tự nhiên, là một cá thể độc lập khác với người khác” [1, tr.19].
Quan niệm về cái tôi gắn liền với những hình thái và sự phát triển xã hội
nhất định, thể hiện nhận thức về con người, sự phong phú và đa dạng của tư duy
con người về chính bản thân mình.
R.Descartes (1596 - 1650) cho rằng: “Cái tôi thể hiện ra như một cái nhìn
thuộc về thực thể biết tư duy, như càn nguyên của nhận thức duy lý. Do đó, cái tôi thể

hiện tính độc lập của mình với định nghĩa: Tôi tư duy tức là tôi tồn tại” [20, tr.15].
G.H.Phichter (1762 - 1814) quan niệm: “Cái tôi là thực thể, là căn nguyên
sáng tạo tuyệt đối, là thực tại duy nhất. Thế giới là thực tại của tôi hoặc là sự
biểu hiện của tôi” [20, tr.15].
G.W.F.Hegel (1770 - 1831) đã giải thích “thực chất xã hội của cái tôi như
một sức mạnh (lí tính thế giới) bị tha hóa trên những con người cụ thể. Nói cách
khác đó là lí tính thế giới bộc lộ ở từng con người nhất định. Ông đã phát triển
quan niệm về cái tôi của Phichter như sau: Cái tôi hoàn toàn trừu tượng và hình
thức, làm nguyên lí tuyệt đối của mọi hiểu biết, mọi lí tính và mọi nhận thức.
Mọi cái đều tồn tại nhờ có cái tôi và cái tôi có thể chi phối mọi sự tồn tại và tiêu
diệt của thế giới: Đạo đức, luật pháp, con người, thần linh… Cái tôi là một cá
nhân hoạt động có sức sống, và cuộc sống của nó là ở chỗ xây dựng cá tính và
tính cách của mình, biểu hiện mình và khẳng định mình. Bởi mỗi người khi còn
sống đều cố gắng tự thể hiện và thể hiện mình một cách hiện thực” [20, tr.16].


Khóa luận tốt nghiệp Đại học Khoa Ngữ Văn

Lăng Thị Thu Loan Lớp K36B - SP Văn

8
H.Bergson (1858 - 1941) ó chỳ ý n cỏi tụi thun tuý trong ý thc khi
nhn mnh n i sng bờn trong cỏ nhõn. Theo ụng, con ngi cú hai cỏi tụi
ú l cỏi tụi b mt v cỏi tụi b sõu. Cỏi tụi b mt l cỏc quan h ca con
ngi i vi xó hi. Cũn cỏi tụi b sõu l phn sõu thm ca ý thc. ú mi
chớnh l i tng ca ngh thut [20, tr.16].
S.Freud (1856 - 1939) cho rng: Cỏi tụi l s hin din ca ng c bờn
trong ca ý thc con ngi [20, tr.17].
Trit hc Mỏc - Lờnin xỏc nh: Cỏi tụi l trung tõm tinh thn ca con
ngi, ca cỏ tớnh con ngi cú quan h tớch cc i vi th gii v vi chớnh

bn thõn mỡnh. Ch cú con ngi c lp kim soỏt nhng hnh vi ca mỡnh v
kh nng th hin tớnh ch ng ton din mi cú cỏi tụi ca mỡnh [20, tr.17].
S vn ng v cỏc biu hin a dng ca quan nim cỏi tụi trong thc
tin lch s chớnh l cn nguyờn ca s vn ng ca cỏi tụi tr tỡnh trong th vi
nhng bin th phong phỳ.
Cỏi tụi tr tỡnh l s t ý thc ca cỏi tụi trong ngh thut, cỏi tụi ca hnh
vi sỏng to, l cỏi tụi c th hin thụng qua phng tin tr tỡnh.
Theo Lờ Lu Oanh thỡ cỏi tụi tr tỡnh l biu hin tp trung ca tớnh ch
quan trong th tr tỡnh [20, tr.18] v a ra hai cỏch hiu:
Theo ngha hp: Cỏi tụi tr tỡnh l hỡnh tng cỏi tụi - cỏ nhõn c th, cỏi
tụi - tỏc gi - tiu s vi nhng nột rt riờng t, l loi nhõn vt tr tỡnh c bit
khi tỏc gi miờu t, k chuyn, biu hin chớnh mỡnh [20, tr.21].
Theo ngha rng: Cỏi tụi tr tỡnh l ni dung, i tng, phm cht ca
tr tỡnh. Quan im ny hiu cỏi tụi tr tỡnh nh mt khỏi nim ph quỏt ca tr
tỡnh, phõn bit tr tỡnh vi cỏc th loi khỏc [20, tr.21].
Cú th xỏc nh khỏi nim cỏi tụi tr tỡnh l: S th hin mt cỏch nhn
thc v cm xỳc i vi th gii v con ngi thụng qua lng kớnh cỏ nhõn ca
ch th v thụng qua vic t chc cỏc phng tin ca th tr tỡnh, to ra mt th
gii tinh thn riờng bit, c ỏo, mang tớnh thm m, nhm truyn t nng
lng tinh thn y n ngi c [1, tr.32].


Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc Khoa Ng÷ V¨n

L¨ng ThÞ Thu Loan Líp K36B - SP V¨n

9
1.1.2. Các dạng thức biểu hiện của cái tôi trữ tình trong thơ
Sự biểu hiện của cái tôi trữ tình trong thơ là đa dạng, đa hình, muôn vẻ.
Chính và vậy mà các nhà nghiên cứu thơ trữ tình Việt Nam đã đưa ra nhiều cách

phân chia khác nhau.
Vũ Tuấn Anh đưa ra các dạng thức của cái tôi trữ tình trên phương diện nội
dung và nghệ thuật.
Về mặt nội dung: Cái tôi trữ tình cá nhân với các vấn đề nhân sinh - thế sự
thể hiện sự phẫn nộ trước cái phi lí, nỗi lo âu về sự xuống cấp của nhân cách và
những giá trị tinh thần; đi tìm mình và khẳng định mình, nhìn sâu vào bản thể
tồn tại với câu hỏi “Ta là ai?”; nhận ra những triết lí về thân phận con người từ
nỗi buồn và sự cô đơn: nhạy cảm trước mọi nỗi đau của nhân thế, trước sự không
hoàn thiện của cuộc sống, đó cũng chính là trạng thái “âm bản” của niềm khao
khát hạnh phúc, sự đồng cảm và tình người; mở ra nhiều triết lí nhân sinh: Đo
mình vào thời gian, vỡ mộng, giữ vững niềm tin, cảm giác siêu nghiệm về cái
chết, tình yêu với sự chung đụng thể xác. Cái tôi trữ tình ân nghĩa và trân trọng
quá khứ, mở nhiều hướng trở về nguồn với thiên nhiên thể hiện đậm đà hồn quê
hương, dân tộc. Cái tôi trữ tình có tính chất cực đoan: Lặn sâu vào cõi Vô thức,
Bản thể và Tâm linh. Cái tôi trữ tình nhập vai: Nhà thơ phát ngôn thơ với nhiều
tư thế thể hiện tính chất phân thân.
Về mặt hình thức: Cái tôi trữ tình thể hiện cảm xúc mãnh liệt, tính đối
thoại, sự va chạm các luồng tư tưởng qua thể loại trường ca, thơ văn xuôi đậm
chất tiểu thuyết, thơ tự do chiếm ưu thế. Cái tôi trữ tình thể hiện phong cách và
thế giới tinh thần qua câu thơ có độ giãn tự do mang hình thức câu văn xuôi thể
hiện sự tràn đầy, buông thả, trùng điệp của các lớp sóng cảm xúc. Dồn nén câu
chữ, nói ít gợi nhiều, mỗi chữ gợi một khái niệm, biểu tượng. Giọng điệu đa
dạng: tự sự khách quan, băn khoăn triết lí, trầm tư, giễu cợt… “Ngôn ngữ phong
phú, dung nạp mọi loại ngôn ngữ, chấp nhận mọi đối cực từ tôn giáo, triết học,
chính trị đến thông tục, thậm chí thô tục” [1, tr.196].


Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc Khoa Ng÷ V¨n

L¨ng ThÞ Thu Loan Líp K36B - SP V¨n


10
Lê Lưu Oanh cũng đưa ra các dạng thức của cái tôi trữ tình trên phương
diện nội dung và nghệ thuật. Nhìn chung tác giả cũng đồng quan điểm với Vũ
Tuấn Anh nhưng có sự đào sâu thêm và phân chia rõ hơn.
Về mặt nội dung: Cái tôi trữ tình đưa ra triết lí về sự tồn tại của con người
trong hành trình đi tìm lời giải đáp cho những câu hỏi: Con người là gì? Ta là ai?
Sống là gì? Chết là gì? Hạnh phúc và khổ đau là gì? Con người tồn tại như thế
nào giữa thế giới? Niềm cô đơn và nỗi buồn vừa gắn với sự tan vỡ của giấc mơ,
bất lực trước những đòi hỏi tất yếu, trước sự tha hóa của những giá trị đời sống,
vừa gắn với sự tự ý thức của cái khó chia sẻ, là dấu hiệu của sự tự cắt đứt mối
liên hệ đời sống khi một mình đối diện với những nỗi đau, đặc biệt là nỗi đau
tinh thần. Triết lí về nhân dân, phong tục và văn hóa cội nguồn trong xu hướng
tìm về với hồn quê. Triết lí về thiên nhiên: Coi thiên nhiên như là một phân thân
của con người. Thiên nhiên được coi là một vũ trụ lớn, cõi tâm linh con người là
một tiểu vũ trụ. Vì vậy, cách thống nhất cái hữu hạn và bản thân mình với cái vô
hạn của trời đất là một cách xác định phong thái tồn tại trong vũ trụ.
Về mặt nghệ thuật: Cái tôi trữ tình tiến tới dạng tâm sự cá nhân qua những
câu thơ lục bát truyền thống đổi dạng thay hình ở sự phá vỡ tính chất ru ngọt
ngào, mê hoặc để tiến tới một giọng điệu lí trí, tỉnh táo. Cái tôi trữ tình ý thức về
bản thể tồn tại qua hệ thống các hình ảnh biểu trưng ẩn dụ: Con người cô độc -
ngã ba đường, lạc giữa hoang vắng… Đói nghèo - người ăn mày, trẻ bán hàng,
trẻ đói, trẻ bới rác, người hết gạo,… Số phận - bụi, hạt bụi, hạt phù sa, hạt cát,
Điểm nhìn thấp - cỏ dại, hoa súng, hoa bèo,… Thế giới chúng sinh nhỏ bé -
muỗi, kiến, sâu bọ, gà,…
Cái tôi trữ tình hiện sinh là kết quả của việc “đẩy quá cao phần cảm giác,
chối bỏ lí tính, ham vô thức, chối bỏ kinh nghiệm mà ham siêu nghiệm bởi phần
ý thức (cái tôi) bị thu hẹp mà đẩy cao phần bản năng (cái nó)” [20, tr.131]. Con
người đầy những cảm giác vật chất, phi lí và tính dục trong hành trình kiếm tìm
“hình ảnh trọn vẹn của con người toàn nguyên, không chỉ miêu tả phần ý thức

mà còn đánh thức dậy rõ nhất cả phần thấp hơn của thế giới tinh thần với những
miền tiềm thức và vô thức” [20, tr.132].


Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc Khoa Ng÷ V¨n

L¨ng ThÞ Thu Loan Líp K36B - SP V¨n

11
Các quan niệm về các dạng thức của cái tôi trữ tình của các nhà nghiên
cứu nhìn chung là tương đồng và có sự nhấn mạnh riêng. Về cơ bản dạng thức
của cái tôi trữ tình được hiểu là sự thể hiện của hình tượng cái tôi trữ tình trên
nhiều kiểu dạng dựa trên nhiều tiêu chí như: “Đặc điểm nhân cách - cái tôi cá
nhân, cái tôi bản năng,… Loại hình nội dung - cái tôi thế sự đời tư, cái tôi nhân
sinh, Phương thức bộc lộ - cái tôi cảm xúc, cái tôi triết lí, ” [20, tr.57].
Những quan niệm trên về cái tôi, cái tôi trữ tình trong thơ là cơ sở để
chúng tôi nghiên cứu cái tôi trữ tình trong thơ Bùi Giáng.
Hiện diện trong thơ Bùi Giáng là hình tượng cái tôi trữ tình độc đáo và kì
dị. Từ xuất phát điểm ban đầu, nhân vật trữ tình ngôi thứ nhất - nhà thơ thể hiện
sự hi vọng, dấn thân, mơ mộng rồi nhanh chóng chuyển qua trạng thái ưu tư, bất
tín để quá trình tiếp theo xuất hiện cảm thức cô đơn và hư vô, cảm thấy mình bị
ẩn ức, bị lưu đày trong cõi nhân gian khổ đau và hệ lụy. Sự nổi loạn trong tình
cảm là một logic biện chứng dẫn dắt Bùi Giáng đi cùng thi ca một hành trình khá
dài và rồi tiếp theo là điểm đến cuối cùng xuất hiện tư tưởng hiện sinh siêu việt.
Tư tưởng này đã chứng minh Bùi Giáng chịu ảnh hưởng từ những khái niệm và
mệnh đề triết học phương Tây và tôn giáo, muốn thể hiện cái vô cùng để hóa giải
thực tại một cách vừa cao cả, vừa thiêng liêng.
1.2. Vài nét về Bùi Giáng và quá trình sáng tác
1.2.1. Vài nét về Bùi Giáng
Bùi Giáng thuở nhỏ tên là Bùi Khắc Gián sinh ngày 17 tháng 12 năm

1926 tại làng Thanh Châu, xã Vĩnh Trinh, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.
Nơi đây gần năm trăm năm trước, cụ tổ dòng họ này đã theo chân đoàn quân
nam tiến của vua Lê Thánh Tông từ Hoan Châu , Nghệ An vào để khai khẩn lập
làng, từ đó truyền dõi dòng họ Bùi. Thân sinh là Bùi Thuyên (tục danh là Cửu
Tý), thuộc đời thứ 16 của một trong những dòng họ lớn nhất ở đất Quảng Nam.
Do người vợ cả qua đời sớm nên ông lấy vợ kế là bà Huỳnh Thị Kiền - cháu nội
của cụ Hoàng Văn Bảng, em ruột Hoàng Diệu (đậu phó bảng khoa năm 1853,


Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc Khoa Ng÷ V¨n

L¨ng ThÞ Thu Loan Líp K36B - SP V¨n

12
làm quan tới chức Thượng thư Bộ binh, Tổng đốc Hà Ninh, tuẫn tiết tại Hà Nội
năm 1882). Bùi Giáng là con thứ hai của Bùi Thuyên với Huỳnh Thị Kiền,
nhưng là con thứ 5 nếu tính tất cả các anh em.
Năm 1933, Bùi Khắc Gián bắt đầu đi học tại trường làng Thanh Châu và
đổi tên thành Bùi Giáng. Năm 1936, ông học trường Bảo An (Điện Bàn) với thầy
Lê Trí Viễn. Năm 1939, ông ra Huế học tư tại trường Trung học Thuận Hóa.
Trong số thầy dạy ông có Cao Xuân Huy, Hoài Thanh, Đào Duy Anh. Năm
1940, ông về quê chăn bò tại vùng rừng núi Trung Phước. Tháng 3 năm 1945,
Nhật đảo chính Pháp nhưng ông cũng kịp thi đỗ bậc Thành chung rồi lập gia
đình. Năm 1948, vợ qua đời trong lúc ông đang học trường Nguyễn Huệ ở Bình
Định. Năm 1949, ông tham gia kháng chiến chống Pháp, làm bộ đội Công binh,
sau giải ngũ. Năm 1950, ông thi đỗ tú tài II Ban Văn chương. Năm 1952, ông vào
Sài Gòn dạy học, viết sách và vẽ tranh. Năm 1969, ông “bắt đầu điên rực rỡ”. Sau
đó, ông “lang thang du hành Lục tỉnh”, trong đó có Long Xuyên, Châu Đốc,
Năm 1971, ông trở lại sống ở Sài Gòn.
Sau những năm tháng sống trọn đời phiêu bồng, giờ hẹn cũng đã đến, Bùi

Giáng phải rời bỏ cuộc lữ hiện tại vào lúc 2 giờ chiều ngày 7 tháng 10 năm 1998
do một cơn tai biến mạch máu tại bệnh viện Chợ Rẫy (Thành phố Hồ Chí Minh)
để đi về miền miên viễn.
1.2.2. Quá trình sáng tác của Bùi Giáng
Bùi Giáng xuất hiện với nhiều bút danh: Trung niên thi sĩ, Thi sĩ đười ươi,
Brigitte Giáng, Giáng Moroe, Bùi Bán Dùi, Bùi Bàn Dúi, Bùi Tồn Lưu, Bùi Tồn
Lê, Bùi Bê Bối, Bùi Văn Chiêu Lỳ,…
Bùi Giáng bắt đầu nghiệp viết bằng những tiểu luận. Năm 1952, Bùi
Giáng viết về Nguyễn Du, Truyện Kiều, Bà Huyện Thanh Quan, Chinh phụ
ngâm, Quan Âm Thị Kính. Năm 1957, ông viết giảng luận về Tản Đà Nguyễn
Khắc Hiếu, Chu Mạnh Trinh,… nhưng chưa được công chúng biết đến. Đến năm
1962, ông bắt đầu nổi tiếng với tập thơ Mưa Nguồn.


Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc Khoa Ng÷ V¨n

L¨ng ThÞ Thu Loan Líp K36B - SP V¨n

13
Với hơn 60 tác phẩm, Bùi Giáng đã để lại cho đời một di sản văn chương
đồ sộ, đa dạng trên nhiều thể loại: Thơ, giảng luận, khảo cứu, tạp văn, dịch thuật.
Tập thơ: Mưa nguồn (1962), Lá hoa cồn (1963), Màu hoa trên ngàn
(1963), Bài ca quần đảo (1963), Sa mạc trường ca (1963), Mười hai con mắt
(1964), Rong rêu (1972), Mùa màng tháng tư (1987), Đêm ngắm trăng (1997),
Thơ Bùi Giáng (Montréal, 1994), Thơ Bùi Giáng (California, 1994),…
Giảng luận: về Nguyễn Công Trứ, Phan Bội Châu, Tôn Thọ Tường, Phan
Văn Trị… (tất cả đều được xuất bản năm 1957-1959).
Triết học: Tư tưởng hiện đại (1962), Martin Heidegger và tư tưởng hiện
đại I và II (1963), Sao là không có triết học tư tưởng Heidegger? (1963),…
Tạp văn: Đi vào cõi thơ (1969), Sa mạc phát tiết (1969), Mùa thu trong thi

ca (1970), Ngày tháng ngao du (1971), Lời cố quận (1971),…
Sách dịch: Cõi người ta (1966), Bạo chúa Caligula (1967), Mùa hè sa
mạc (1968), Ophélia Hamlet (1969), Hoàng tử Bé (1973),… Hiện nay, nhiều tác
phẩm của ông đã và đang được tái bản và xuất bản trong và ngoài nước.
Bùi Giáng nói “Thơ ca là cõi phiêu bồng”. Đó cũng chính là tuyên ngôn
nghệ thuật của ông. Thơ là cõi huyền nhiệm, kì bí đến bát ngát, mênh mông của
tâm tưởng và tư tưởng mà chỉ có thi sĩ mới đạt đến và đem thông điệp cho người
đời cùng ngẫm nghĩ. Thơ Bùi Giáng siêu thăng mà gần gũi, hòa nhập với hiện
thể thiên nhiên và cuộc sống. Người đọc phải xuất phát từ cõi vô thức, tiềm thức
ấy, thậm chí phải nhập vào thế giới ấy để đối thoại thì mới mong hiểu và đồng
cảm với thơ ông. Nhưng điều đó đâu phải là dễ dàng đối với mọi chủ thể tiếp
nhận vì thơ ông quá đa dạng, đa ngôn và luôn biến ảo. Mối quan hệ bộ ba: Tác
giả - Tác phẩm - Người đọc theo quan niệm của Bùi Giáng đã mở ra chân trời
vẫy gọi cho liên chủ thể tiếp nhận để đồng sáng tạo, làm đầy nghĩa cho tác phẩm
theo từng cách đọc, từng “tầm đón đợi” của độc giả. Bùi Giáng điên với cỏ, cây,
hoa, lá một cách chan hòa trên mặt đất để tìm ra triết lí cho đời một cách có ý
thức. Thơ ông là “Tinh hoa phát tiết” từ những trạng thái tình cảm tự nhiên của
mình, không bắt chước, không giống ai để làm nên một cái tôi trữ tình riêng - kì
lạ và tận hiến.


Khóa luận tốt nghiệp Đại học Khoa Ngữ Văn

Lăng Thị Thu Loan Lớp K36B - SP Văn

14
Bựi Giỏng sinh ra v ln lờn trong mt min quờ ho lỏnh thuc vựng trung
du x Qung gia mt thiờn nhiờn phong phỳ, nhiu sc thỏi ca sụng h, i nỳi,
rung nng. õy chớnh l thiờn ng mang tờn c qun m ụng sut i hoi
vng. Sinh thi ụng cú khuụn mt kỡ d vi mt cp mt ca rn trũn vnh vnh v

sc so, mt n ci khỏ bng lng, mt ging núi hin hũa, khụng phõn tranh. Hai
c trng ny ha ra mt Bựi Giỏng trn mt i phiờu bng, khụng my may danh
vng, quyn lc, khụng mỏi nh. ễng sng tha thit vi cuc i nhng thng
trc ngó ba, ngó t lem luc bi giang h trờn ng ph Si Gũn. Ngi ta
thng gp Bựi Giỏng trong b dng ca mt ngi hnh kht vi hỡnh hi ngi
iờn qun ỏo mu sc, ụi khi say ngt ngng, ng bờn l ng di gc cõy
xanh v dựng nhng n, thc ung m ngi i b i. Bựi Giỏng iờn m
tnh bi ụng ý thc rừ trng thỏi iờn ca mỡnh. Cng nh nhiu nh th khỏc, khi
nim tuyt vng nh nc triu dõng, ln ỏt b bn ca nim hi vng thỡ ụng cng
thoỏt li khi thc ti. Bựi Giỏng mn ru gii su ri chỡm vo gic chiờm bao.
Nhng khụng c, ụng lin kt thõn vi ch ngha xờ dch. iu tuyt vi õy
l nhng chuyn xờ dch y õu phi l khụng mc ớch. ễng i thng ngon
cỏi m Xuõn Diu gi l Thiờn ng trờn mt t, tn hng n tn cựng
nim vui thỳ v hoan lc trong cuc vui ca L hi trn gian cựng chun chun,
chõu chu; húa thõn thnh ngi anh du mc chn bũ, chn dờ. ễng i chuyn
húa nhng gỡ mỡnh thu nhn c t nhón quan thnh nhng dũng trit lớ sõu sc:
Cm thụng cho nhng thõn phn nh bộ trong xó hi; trõn trng nhng giỏ tr truyn
thng tt p ca dõn tc; cao vn quyn sng ca con ngi vi nhng nhu
cu, ũi hi ca cỏ nhõn, vi nhng t tng mang tm trit lớ cao diu. Trong
nhng nm thỏng y, Bựi Giỏng cũn biờn kho v t tng Phng Tõy m ch yu
l Ch ngha Hin sinh ang thi thng ri thõn xỏc phiờu bt mt gúc tri
xa, tõm thc cũn phiờu bng xa hn na: Cựng Hong T Bộ ca Saint - Exupộry
bay qua nhng tinh cu nhỡn thy c s l lựng trong tớnh cht ca con
ngi hay khoe khoang, thớch n nhu cn phi c tun dng. Chp cỏnh


Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc Khoa Ng÷ V¨n

L¨ng ThÞ Thu Loan Líp K36B - SP V¨n


15
sang vòm trời tư tưởng Âu Châu băn khoăn cùng Camus về cuộc đời phi lí, nghĩa sa
mạc hư vô của tồn sinh để cố gắng giữ thăng bằng giữa cuộc đảo điên của thế sự
đang xô đẩy nhân gian vào con đường cùng cực và lui về hai trăm năm trước để
thổn thức nỗi lòng cùng Tố Như. Nhưng người thi sĩ ấy vẫn cảm thấy “thiếu quê
hương” nên thơ ông phải nói lời “cố quận”, tìm về hình ảnh của nguyên mộng,
nguyên xuân, “đười ươi” và “cô em mọi nhỏ”.
Đến với Bùi Giáng, sức mạnh truyền thống của thơ ca Việt Nam một lần
nữa được khẳng định ở phương diện thể thơ chỉ có ở dân tộc ta - thể thơ lục bát.
Ông được xem là người làm giàu cho ngôn ngữ tiếng Việt với việc sử dụng
nhiều thủ pháp nghệ thuật mà nhiều người gọi đó là “trò chơi ngôn ngữ quái dị”
như: nói lái, vờn chữ tức lặp từ, lặp nguyên âm, lặp phụ âm đầu. Giọng đa thanh:
Khi đối thoại bông đùa, xuề xòa; khi tâm tình, tha thiết và lắng sâu.












Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc Khoa Ng÷ V¨n

L¨ng ThÞ Thu Loan Líp K36B - SP V¨n

16

Chƣơng 2
HÌNH TƢỢNG CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ BÙI GIÁNG

2.1. Cái tôi minh triết
2.1.1. Cái tôi tự họa
Khoác trên mình bộ quần áo của người hành khất với túi thơ trên vai đó
chính là bức họa về Bùi Giáng - nhà thơ của những tháng ngày ngao du. Kể từ
những ngày tháng thường trực giữa ngã ba đường của phố thị huyên náo, cho
đến lúc thả hồn mình vào chiếc lá để trở về với cát bụi, phiêu du cùng mây gió
thì ông vẫn như một thanh nam châm đầy ma lực khi thu hút người khác bởi
những tranh cãi về mình chỉ với một câu hỏi đó là Bùi Giáng điên hay tỉnh? Bản
thân thi sĩ cũng thừa nhận mình là một kẻ điên nhưng là “cái điên thượng thừa”.
Điên để tìm kiếm “hạnh phúc thần tiên ở đời”. Điên để tạo cho mình một thú vui
tinh thần:
Ông điên mà zdui zdẻ thập thành
Chúng tôi tỉnh táo mà đành buồn hiu
(Đi về làng xóm)
Điên là một bệnh lí của con người, vậy thì có gì mà phải thắc mắc hay
phân bua? Có điều, như nhà thơ Nguyễn Quang Sáng viết: “Bệnh điên của anh là
bệnh điên thi ca, nó không gây ra những hành động phá phách hung dữ khiến
chúng ta sợ mà rót vào hồn ta những vần thơ nhân ái ngọt ngào” [15, tr.178].
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn nói: “Anh là một người biết yêu thương thành khẩn mặt
đất này. Yêu và nhớ nó tha thiết đến độ điên đảo. Điên đảo để càng yêu và càng
nhớ nó thiết tha” [15, tr.179]:
Bỏ trăng gió lại cho đời
Bỏ ngang ngửa sóng giữa lời hẹn hoa
Bỏ người yêu, bỏ bóng ma
Bỏ hình hài của tiên nga trên trời
(Mắt buồn)



Khóa luận tốt nghiệp Đại học Khoa Ngữ Văn

Lăng Thị Thu Loan Lớp K36B - SP Văn

17
i sõu vo tỡm hiu bn mnh th Bựi Giỏng, c gi nhn ra rng ụng ó
t to cho mỡnh mt ct cỏch riờng, mt minh trit riờng trong i sng xỏc
nh cừi iờn ca mỡnh. ễng tỡm n nhng gic chiờm bao, hm h chy theo
nhp p ca gic m, tn ty, hng say, ht lũng cho n khi bu nhit huyt
thanh tõn ó cn kit:
Mỏu trong mỡnh mũn ra
Xng trong mỡnh ró riờng
Anh i v ụ hi
Ngú ph th m mng
Anh vựi thõn trong ti li
Cht bờn no giú b n bay sang
(B lỳa)
Thi nhõn quay v vi cừi th riờng nhng cú lỳc khụng khi hoi nghi cho
s kip ca mỡnh:
Quay v mt cừi riờng tụi
Liu trong tc c kim tri ba xuõn
(i rng ng chỡm)
Cng cú lỳc ụng lin thoỏt li khi thc ti bng cỏch chỡm vo nhng gic
ng di trin miờn:
Ng yờn bờn lỏ c chiu
Quờn cõy búng x quờn chiu bin ru
Dui thõn th mui sng mự
Dung nhan su kh bõy gi b i
(Ng yờn)

Hay mn ru gii su:
Ung v say núi lng nhng
Ming mm lý nhớ thn ln t uụi
(Ngi iờn ung ru)


Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc Khoa Ng÷ V¨n

L¨ng ThÞ Thu Loan Líp K36B - SP V¨n

18
Nằm ngủ giữa thiên nhiên tươi đẹp từ chiều cho đến đêm, tự do thả hồn
mình vào cỏ cây để ngủ một giấc dài mà không sợ bị làm tỉnh giấc:
Ngủ yên cây cỏ ngậm ngùi
Một giờ yên ngủ lấp vời trăm năm
Tỉnh ra tìm lại chỗ nằm
Chốn xa xôi ấy đêm nằm trăng soi
(Chuyện chiêm bao 17)
Trong hành trình đi tìm nguyên nhân cho trạng thái điên của Bùi Giáng,
có thể tìm thấy sự giải minh trong cõi ông.
Thơ Bùi Giáng đôi khi còn gọi là thơ ngông. Nó được khơi nguồn từ sự sáng
tạo - một dòng suối không bao giờ vơi cạn ở trong ông trong những năm tháng
thưởng thức, ngao du với cái đẹp. Dòng suối mát trong ấy đã gột rửa tâm hồn ông
để đẩy sự sáng tạo đối diện với cái đẹp vũ trụ trong khi cắt bỏ những cái khô khan
trong cuộc sống thường ngày, những mưu toan và dự định của cuộc đời. Ý thức về
ngoại giới trong ông đã tạo nên một trạng thái tinh thần ngây ngô, thậm chí xa lạ đối
với con người. Bùi Giáng không suy luận, không phán đoán mà tập trung tinh thần
vào đối tượng, quên mình vào sự vật, làm cho chúng trở nên đẹp đẽ, sang trọng hơn
với những gì nó đã có từ trước.
Cuộc sống nơi trần thế đã tạo ra trong cuộc đời của Bùi Giáng những kỉ

niệm khó phai nhòa. Dường như ông nghe thấy đâu đây những thanh âm vọng lại
từ thưở nào với lời mời tha thiết thoát trần cùng Tản Đà, lên tiên cùng Thế Lữ:
Gánh than lên bán chợ Trời
Thiên thần xúm hỏi: em người ở đâu?
(Ly Tao I)
Thi nhân đã hóa thân thành nàng Li Tao gánh than lên chợ Trời. Nàng làm
việc chăm chỉ, cần mẫn để quên đi thời gian của một đời người, quên đi khoảng
không tươi đẹp của đất trời - nơi có những bông hoa đang khoe sắc. Sự tồn sinh
của mình - “lo đốt than” tách rời sự sinh tồn của sự vật khác, nàng không biết
những bông hoa nở vào mùa nào trong năm:


Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc Khoa Ng÷ V¨n

L¨ng ThÞ Thu Loan Líp K36B - SP V¨n

19
Hỏi rằng: dưới đó bông hoa
Nở vào mùa Hạ hay là mùa Xuân
Thưa rằng: cái đó em quên
Vì chưng lo đốt than nên không nhìn
(Ly Tao I)
Trở về hạ giới, Bùi Giáng liền đón nhận những của ngon, vật lạ mà trần
gian không có một cách vui sướng, vội vàng như tranh giành, như sợ ai lấy mất:
Những nàng Tiên Nữ trên cao
Bỏ xuống cho ta những trái đào
Ù té ra sân ta chộp lấy
Gà con sợ hãi chui vô rào
(Tượng số)
Thi nhân đề cập đến vấn đề sinh tồn trong cuộc sống - “bao tử mơ mòng”

tức là trạng thái xuất phát từ bản năng và sự chọn lựa theo nhu cầu ăn uống của
chính bản thân con người. Nhưng ẩn sâu trong bề mặt ngôn từ ấy là cả một nỗi
niềm phân vân giữa cuộc đời:
Sáng nay bao tử mơ mòng
Cà phê bên nọ, cháo lòng bên kia
(Sáng nay)
Bùi Giáng những mong ông Trời sẽ giải đáp những thắc mắc của bản thân
nói riêng và của nhân gian nói chung về những khái niệm trừu tượng đang tồn tại
trong đời sống tinh thần của con người: “Hỏi ông trời: - chớ thuyền quyên là
gì?”! Thật khó nắm bắt! Nó khiến cho ta cứ mải miết đi tìm kiếm khởi nguồn mà
quên mất rằng mình là ai?
Trời rằng: - ngươi rất có quyền
Hỏi như rứa đó…nhưng…
- Nhưng sao
- Nhưng ta không đủ thẩm quyền đáp đâu
(Ông trời chịu thua)

×