Tải bản đầy đủ (.pdf) (42 trang)

Nghiên cứu tác dụng hạ đường huyết và khả năng chống rối loạn lipid của dịch chiết từ loài tục đoạn (dipsacus japonicus mid ) trên mô hình chuột đái tháo đường thực nghiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (810.96 KB, 42 trang )


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH - KTNN
======




TRẦN THỊ THU THỦY


NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG HẠ ĐƢỜNG HUYẾT
VÀ KHẢ NĂNG CHỐNG RỐI LOẠN TRAO ĐỔI
LIPID CỦA DỊCH CHIẾT TỪ LOÀI TỤC ĐOẠN
(Dipsacus japonicus Miq.) TRÊN MÔ HÌNH CHUỘT
ĐÁI THÁO ĐƢỜNG THỰC NGHIỆM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Hoá sinh học

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
TS. TRẦN THỊ PHƢƠNG LIÊN





HÀ NỘI – 2014
LỜI CẢM ƠN
Với tấm lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn
TS. Trần Thị Phương Liên - ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn và tạo mọi điều


kiện thuận lợi giúp em hoàn thành đề tài này
Em xin chân thành cảm ơn các cán bộ Trung tâm Hỗ trợ Nghiên cứu
khoa học và chuyển giao công nghệ trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2, Viện
vệ sinh Dịch tễ Trung Ƣơng đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp em trong suốt
thời gian nghiên cứu.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè,
những ngƣời luôn quan tâm động viên, giúp đỡ và là chỗ dựa tinh thần lớn
nhất để em vƣợt qua mọi khó khăn để có đƣợc ngày hôm nay.
Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 05 tháng 5 năm 2014
Sinh viên thực hiện


Trần Thị Thu Thủy









LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan những kết quả nghiên cứu đƣợc trình bày trong khóa
luận là do tôi thực hiện và không trùng lặp với bất cứ tác giả nào khác.




Hà Nội, ngày 05 tháng 5 năm 2014
Sinh viên thực hiện


Trần Thị Thu Thủy













MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 2
3. NỘI DUNG VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 3
4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3
5. Ý NGHĨA LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 3
NỘI DUNG 4
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. CÂY TỤC ĐOẠN (Dipsacus japonicus Miq.) 4
1.1.1. Nguồn gốc, đặc điểm hình thái, phân bố 4

1.1.2. Thành phần hóa học 4
1.1.3. Công dụng và tác dụng dƣợc lý 5
1.2. BỆNH ĐÁI THÁO ĐƢỜNG 5
1.2.1. Khái niệm 5
1.2.2. Phân loại 6
1.2.3. Biến chứng và tác hại của bệnh đái tháo đƣờng 7
1.2.4. Tiêu chí chẩn đoán đái tháo đƣờng 8
1.2.5. Thực trạng ĐTĐ trên thế giới và Việt Nam 8
1.3. BỆNH BÉO PHÌ 9
1.3.1. Khái niệm 9
1.3.2. Phƣơng pháp đánh giá 9
1.3.3. Phân loại 9
1.3.4. Tác hại của bệnh béo phì 10
1.3.5. Nguyên nhân gây béo phì 10
1.3.6. Thực trạng béo phì trên thế giới và Việt Nam 11
1.3.7. Mối quan hệ giữa béo phì và đái tháo đƣờng 11
1.4. RỐI LOẠN TRAO ĐỔI LIPID 12
1.4.1. Khái niệm 12
1.4.2. Phân loại 12
1.4.3. Nguyên nhân và triệu chứng rối loạn lipid 12
1.4.4. Một số chỉ số hóa sinh liên quan đến rối loạn trao đổi chất và glucid 13
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14
2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU 14
2.1.1. Mẫu thực vật 14
2.1.2. Mẫu động vật 14
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14
2.2.1. Tách chiết các phân đoạn dịch chiết từ cây Tục đoạn 14
2.2.2. Phƣơng pháp nuôi chuột béo phì 15
2.2.3. Phƣơng pháp gây ĐTĐ thực nghiệm mô phỏng theo type 2 15
2.2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu tác dụng hạ glucose huyết của các phân

đoạn dịch chiết Tục đoạn (Dipsacus japonicus Miq.) trên mô hình chuột đái
tháo đƣờng type 2. 16
2.2.5. Phƣơng pháp định lƣợng một số chỉ số lipid trong huyết thanh. 16
2.2.5.1. Phƣơng pháp định lƣợng glucose huyết 17
2.2.5.2. Định lƣợng triglycerid huyết thanh theo phƣơng pháp enzyme 17
2.2.5.3. Định lƣợng cholesterol toàn phần trong huyết thanh theo phƣơng
pháp enzyme 18
2.2.5.4. Định lƣợng HDL-c 18
2.2.6. Phƣơng pháp xử lí số liệu 19
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 21
3.1. Kết quả tạo mô hình chuột béo phì thực nghiệm 21
3.2. Kết quả tạo mô hình chuột ĐTĐ type 2 24
3.3. Tác dụng của một số phân đoạn dịch chiết của cây Tục đoạn lên chuột
đái tháo đƣờng thực nghiệm 26
3.3.1. Tác dụng giảm khối lƣợng cơ thể 26
3.3.2. Tác dụng lên chỉ số glucose của chuột đái tháo đƣờng 27
3.3.3. Tác dụng lên một số chỉ số lipid máu 28
KẾT LUẬN 30
KIẾN NGHỊ 31
TÀI LIỆU THAM KHẢO 32








DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT


BP Béo phì
ĐTĐ Đái tháo đƣờng
EtOH Ethanol
EtOAc Ethylacetat
HDL-c Lipoprotein tỷ trọng cao (High-density lipoprotein cholesterol)
LDL-c Lipoprotein tỷ trọng thấp (Low-density lipoprotein cholesterol)
PĐ Phân đoạn
STZ Streptozotocin
TĐ Tiểu đƣờng
WHO Tổ chức Y tế Thế giới






DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Trang

Bảng 1.1. Tiêu chí chẩn đoán ĐTĐ theo Tổ chức Y tế Thế giới 8
Bảng 1.2. Phân loại BMI của ngƣời trƣởng thành Châu Âu và Châu Á 10
Bảng 2.1. Mô hình nghiên cứu tác dụng hạ glucose huyết của các phân
đoạn dịch chiết từ cây Tục đoạn (Dipsacus japonicus Miq.) 16
Bảng 3.1. Trọng lƣợng trung bình tính theo (g) của các lô chuột sau 8 tuần
tiến hành gây mô hình béo phì thực nghiệm 21
Bảng 3.2. Một số chỉ số hóa sinh trong máu chuột nuôi bằng hai chế độ ăn
khác nhau 23

DANH MỤC HÌNH VẼ
Trang

Hình 2.1. Hình thái cây Tục đoạn (Dipsacus japonicus Miq.) 14
Hình 3.1 Biểu đồ tăng trọng lƣợng của chuột trong 8 tuần 22
Hình 3.2. Biểu đồ một số chỉ số hóa sinh trong máu chuột nuôi bằng hai
chế độ ăn khác nhau 23
Hình 3.3. Biểu đồ so sánh hàm lƣợng glucose ở chuột thƣờng và chuột BP
trƣớc và sau khi tiêm STZ 24
Hình 3.4. Biểu đồ một số chỉ số hóa sinh trong huyết thanh chuột nuôi
thƣờng, chuột BP và chuột ĐTĐ. 25
Hình 3.5. Biểu đồ so sánh khối lƣợng của các lô chuột ĐTĐ trƣớc và sau
điều trị 26
Hình 3.6. Nồng độ glucose huyết lúc đói của các lô chuột trƣớc và sau 2
tuần điều trị 27
Hình 3.7. Biểu đồ một số chỉ số lipid chuột ĐTĐ trƣớc và sau khi điều trị
bằng một số phân đoạn dịch chiết từ cây Tục đoạn 28





1

MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Với tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng nhƣ hiện nay làm cho đời
sống vật chất và tinh thần của ngƣời dân ngày càng đƣợc cải thiện nhƣng bên
cạnh đó đã kéo theo những tác động xấu tới chất lƣợng cuộc sống của con
ngƣời, một trong những biểu hiện rõ nhất là bệnh đái tháo đƣờng (ĐTĐ).
ĐTĐ hay tiểu đƣờng (TĐ), là một nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa
carbohydrat khi hormon insulin của tuyến tụy bị thiếu hay giảm tác động
trong cơ thể, biểu hiện bằng mức đƣờng trong máu luôn cao [3].

ĐTĐ loại 2 (type 2) là một chứng bệnh mãn tính phát triển khi tuyến
tụy không sản xuất đủ insulin hoặc khi các mô trong cơ thể không thể sử dụng
insulin một cách bình thƣờng. Bệnh TĐ loại 2 chiếm khoảng 90 – 95% trong
tổng số bệnh nhân bệnh TĐ, thƣờng gặp ở lứa tuổi trên 40, nhƣng gần đây
xuất hiện ngày càng nhiều ở lứa tuổi 30, thậm chí cả lứa tuổi thanh thiếu niên
[3].
Bệnh ĐTĐ là hậu quả của tình trạng béo phì và thừa cân quá mức [9].
ĐTĐ còn gây ra nhiều biến chứng nhƣ: mù mắt, cụt chi, suy thận, nhồi
máu cơ tim, tai biến mạch máu não…
Theo tổ chức y tế thế giới (WHO) hiện nay có khoảng 220 triệu ngƣời
trên thế giới đang mắc bệnh ĐTĐ. Con số này sẽ tăng gấp đôi vào năm 2030
nếu không có sự can thiệp của các tổ chức y tế và sự gia tăng ý thức cộng
đồng.
Theo WTO, gần 80% các ca tử vong do bệnh TĐ xảy ra ở các nƣớc có
thu nhập thấp và trung bình.
Số liệu mới nhất từ Hiệp hội Đái tháo đƣờng Quốc tế cho thấy cứ 8
giây có một ngƣời bị chết vì ĐTĐ, và đã có hơn 4,6 triệu ca tử vong vì căn
bệnh này. Bệnh TĐ đƣợc coi là một trong những thách thức lớn nhất về sức
2

khỏe của thế kỉ và vẫn đang không ngừng gia tăng, đặc biệt tại các nƣớc đang
phát triển.
Tại Việt Nam hiện nay có khoảng 1,7 triệu ngƣời mắc bệnh ĐTĐ,
chiếm 5% dân số, tỉ lệ tiền đái tháo đƣờng khoảng 27%. Đáng lo ngại là 65%
ngƣời bệnh không hề biết mình mắc bệnh và căn bệnh không lây nhiễm này
đang tăng ở mức báo động. Các biến chứng của ĐTĐ trở thành gánh nặng cho
gia đình và xã hội.
Y học hiện đại ngày nay có nhiều loại thuốc chống ĐTĐ và rối loạn
trao đổi lipid khá hiệu quả nhƣ: Insulin, Metformin, Fluoxiten Tuy nhiên
chúng thƣờng có tác dụng phụ không mong muốn và chi phí điều trị đắt đỏ.

WHO khuyến cáo nên nghiên cứu phát triển các loại thuốc có nguồn gốc từ
thảo dƣợc, đặc biệt là ở các nƣớc nhiệt đới có tài nguyên thực vật phong phú,
nền kinh tế đang phát triển vì nguyên liệu sẵn có, rẻ tiền, ít tác dụng phụ [9].
Vấn đề đặt ra là cần nghiên cứu phát triển các loại thuốc nguồn gốc
thảo dƣợc với nguyên liệu sẵn có, rẻ tiền và ít có tác dụng phụ. Ở nƣớc ta cây
Tục đoạn thuộc chi Dipsacus, cây mọc ở vùng núi cao miền bắc nƣớc ta và
đƣợc trồng ở một số địa phƣơng làm thực phẩm và thuốc chữa các bệnh bong
gân, lở nhọt, có tác dụng cầm máu, giảm đau… [5]. Tuy nhiên việc nghiên
cứu đặc tính hóa sinh, y dƣợc của các hoạt chất thiên nhiên từ đối tƣợng này
chƣa đƣợc nghiên cứu một cách thỏa đáng. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành
đề tài: “Nghiên cứu tác dụng hạ đường huyết và khả năng chống rối loạn
trao đổi lipid của dịch chiết từ loài Tục đoạn (Dipsacus japonicus Miq.)
trên mô hình chuột đái tháo đường thực nghiệm”.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nhằm góp phần hiểu biết thêm về đặc tính sinh lí, hóa sinh và khả năng
chữa bệnh của dịch chiết từ cây Tục đoạn, tạo cơ sở cho những hƣớng nghiên
cứu dụng của các loại thảo dƣợc sẵn có trong tự nhiên.
3

3. NỘI DUNG VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
3.1. Tạo mô hình chuột béo phì thực nghiệm.
3.2. Tạo mô hình chuột ĐTĐ thực nghiệm.
3.3. Đánh giá tác dụng hạ đƣờng huyết và khả năng chống rối loạn trao
đổi lipid của dịch chiết cây Tục đoạn trên mô hình chuột ĐTĐ thực nghiệm.
4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
- Mẫu thực vật: Cây Tục đoạn (Dipsacus japonicus Miq.)
- Mẫu động vật: Chuột bạch chủng Swiss nặng từ 13-17g
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu tác dụng hạ đƣờng huyết và khả năng chống rối loạn trao

đổi lipid của dịch chiết từ loài Tục đoạn (Dipsacus japonicus Miq.) trên mô
hình chuột đái tháo đƣờng thực nghiệm.
5. Ý NGHĨA LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
- Ý nghĩa lí luận: Bổ sung vào nguồn tài liệu nghiên cứu tác dụng hạ
đƣờng huyết và khả năng chống rối loạn trao đổi lipid của dịch chiết từ loài
Tục đoạn.
- Ý nghĩa thực tiễn: Có thể ứng dụng trong điều trị bệnh đái tháo
đƣờng. Tạo cơ sở cho những hƣớng nghiên cứu tiếp theo từ loài Tục đoạn để
hƣớng tới điều chế, thử nghiệm thực phẩm chức năng.




4

NỘI DUNG
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. CÂY TỤC ĐOẠN (Dipsacus japonicus Miq.)
1.1.1. Nguồn gốc, đặc điểm hình thái, phân bố
Cây Tục đoạn là một trong những bài thuốc dân gian có nguồn gốc từ
Trung Quốc, Việt Nam và một số nƣớc ở Châu Âu. Cây Tục đoạn đƣợc xếp
vào lớp hai lá mầm (Magnoliopsida), thuộc bộ Tục đoạn (Dipsacales), họ
Dipsacaceae, chi Dipsacus.
Cây thuộc thảo, cao 1,5-2m. Rễ mập, không phân nhánh. Thân có 6 cạnh
trên cạnh có một hàng gai thƣa, càng lên trên càng mau dần, gai quặp trở
xuống. Lá mọc đối, không có cuống, bẹ ôm lấy cành hoặc thân. Lá non có
răng cƣa dài, phiến lá nhỏ, thuôn dài, đầu nhọn. Gân lá cách, trên đƣờng gân
của mặt dƣới có một hàng gai nhỏ cứng, càng lên đầu lá, càng mềm dần. Lá
già có phiến lá xẻ sâu, răng cƣa mau hơn lá non, phiến lá xẻ cách từ 3-9 thuỳ,
gân lá có gai nhỏ nhƣ lá non. Cũng có lá nguyên. Cụm hoa hình trứng hay

hình cầu, cành mang hoa dài 10-20cm, 6 cạnh có lông cứng, càng lên trên
càng mau dần. Hoa màu trắng có lá bắc dài 1-2cm. Quả bế có 4 cạnh, màu
xám trắng còn đài sót lại, dài 4-5mm [5].
Mọc hoang ở các savan cỏ có đất vôi và sét, độ cao 1.400-1.700m tại miền
Bắc Việt Nam, nhiều nhất ở Lai Châu, Sapa, Bình Lƣ (Lào Cai), Hà Giang,
Tuyên Quang và những vùng núi cao mát mẻ hay trên nƣơng rẫy có bóng cây
râm mát.
1.1.2. Thành phần hóa học
Thành phần chủ yếu của cây Tục đoạn gồm có: Flavonoid, alcaloid,
tanin, hydratcarbon, saponin, tinh dầu…
5

1.1.3. Công dụng và tác dụng dược lý
- Tục đoạn có vị đắng, ngọt, cay, hơi ôn. Rễ thƣờng đƣợc dùng chữa
đau lƣng, băng lậu đới hạ, động thai, di tinh, gân cốt đứt gẫy, phụ nữ ít sữa.
Quả dùng làm thuốc tƣ dƣỡng điều bổ có tác dụng làm đen râu tóc.
- Theo Y học cổ truyền Tục đoạn đƣợc dùng dƣới dạng thuốc sắc hay
chế viên hoàn để uống, có tác dụng bổ can thận, an thai, chỉ lậu, hoạt huyết,
liền gân cốt. Chủ trị những chứng Can thận hƣ, lƣng đau, chân yếu, trị thai
lậu, thai trụy, gãy xƣơng, bong gân, sái gân, lở nhọt…
- Theo nghiên cứu dƣợc lý hiện đại: Thuốc đƣợc chế biến từ Tục đoạn
có tác dụng làm thoát mủ (bài nùng) đối với ung nhọt, cầm máu, giảm đau, có
tác dụng tăng sữa và làm tăng nhanh tổ chức tái sinh.Theo Đỗ Tất Lợi (2005):
nghiên cứu tác dụng dƣợc lý loài Dypsacuspilosus (cùng chi khác loài với Tục
đoạn), có nhận xét với liều 0,2-0,3g cao đối với một thể trọng của chó và mèo
thì thấy huyết áp cao lên, nhịp tim nhanh lên, đồng thời biên độ mạch cũng
tăng, hơi thở mau và sâu. Thử trên tủy sống của ếch thấy cao Dypsacus
pilosus có tác dụng gây mê mạnh.
1.2. BỆNH ĐÁI THÁO ĐƢỜNG
1.2.1. Khái niệm

- Theo WHO, ĐTĐ là một hội chứng rối loạn chuyển hóa cacbohydrat
có đặc tính biểu hiện bằng tăng glucose máu do hậu quả của việc thiếu hoặc
mất hoàn toàn insulin hoặc do có liên quan đến sự suy yếu trong bài tiết và
hoạt động của insulin.
- ĐTĐ là một nhóm các bệnh chuyển hóa có đặc điểm là tăng glucose
trong máu, hậu quả của sự thiếu hụt bài tiết insulin, khiếm khuyết trong hoạt
động của insulin hoặc cả hai. Tăng glucose máu mãn tính thƣờng kết hợp với
sự hủy hoại, sự tăng rối loạn chức năng và sự suy yếu chức năng của nhiều cơ
quan đặc biệt là mắt, thận, thần kinh, tim và mạch máu [3], [9]
6

1.2.2. Phân loại
Dựa vào những tiến bộ khoa học trong những năm gần đây ĐTĐ đƣợc
phân loại dựa vào hiểu biết về nguyên nhân sinh bệnh.
- ĐTĐ type 1 (còn gọi là TĐ phụ thuộc insulin): Chiếm 5-10%, thƣờng
gặp ở ngƣời dƣới 40 tuổi. Ở loại này, sự bài tiết insulin bị tiêu hủy do sự phân
hủy tự miễn tế bào β của đảo tụy Langerhans nơi tiết insulin [1]. Các giai
đoạn trong ĐTĐ type 1:
 Giai đoạn 1: Bản chất di truyền, nhạy cảm gene.
 Giai đoạn 2: Khởi phát quá trình tự miễn.
 Giai đoạn 3: Phát triển một loạt các kháng thể.
 Giai đoạn 4: Tổn thƣơng chức năng tế bào β đảo tụy.
 Giai đoạn 5: ĐTĐ lâm sàng, phá hủy hoàn toàn hoặc gần nhƣ hoàn toàn
tế bào β đảo tụy. Biểu hiện lâm sàng làĐTĐ phụ thuộc insulin có kèm
biến chứng [6].
- ĐTĐ type 2 (còn gọi là TĐ không phụ thuộc insulin): Chiếm 90-95%
tổng số bệnh nhân tiểu đƣờng, thƣờng xảy ra với những ngƣời lớn tuổi, hoặc
những ngƣời thừa cân, béo phì. Ở loại này, insulin đƣợc bài tiết bình thƣờng,
lƣu thông trong máu nhƣng không có tác dụng do có quan hệ chặt chẽ với tính
kháng insulin ở cơ quan đích [1]. ĐTĐ type 2 diễn biến qua 3 giai đoạn:

 Giai đoạn 1: Mặc dù nồng độ glucose trong máu vẫn bình thƣờng,
nhƣng có hiện tƣợng kháng insulin vì insulin tăng cao hơn mức bình
thƣờng trong máu.
 Giai đoạn 2: Tình trạng kháng insulin có xu hƣớng nặng dần do có hiện
tƣợng tăng glucose huyết sau ăn.
 Giai đoạn 3: Kháng insulin không đổi nhƣng bài tiết insulin suy giảm
gây tăng glucose huyết lúc đói, bệnh ĐTĐ biểu hiện ra bên ngoài [6].
Cùng với hai dạng phổ biến trên còn có các dạng ít gặp hơn:
7

- ĐTĐ thai kì: Chiếm khoảng 3-8% tổng số phụ nữ mang thai mắc
ĐTĐ thai kì. Là tình trạng rối loạn dung nạp glucose huyết lần đầu tiên phát
hiện trong thai kỳ. Bao gồm cả các trƣờng hợp ĐTĐ đã có từ trƣớc nhƣng
chƣa đƣợc phát hiện. Phụ nữ bị ĐTĐ thai kỳ có nhiều khả năng phát triển
thành bệnh ĐTĐ type 2 sau này [1].
- ĐTĐ thứ phát ở một số bệnh (bệnh về tụy hoặc phụ thuộc những
hormon khác với insulin), những ĐTĐ gây ra do điều trị ĐTĐ liên quan đến
dinh dƣỡng.
Cũng có trƣờng hợp dung nạp không hoàn toàn glucose, tình trạng trên
có thể coi là tình trạng tiền ĐTĐ.
1.2.3. Biến chứng và tác hại của bệnh đái tháo đường
Nếu không đƣợc điều trị tốt, bệnh TĐ gây ra nhiều biến chứng có thể
làm bệnh nhân tàn phế, thậm chí tử vong.
- Biến chứng cấp tính: Do đƣờng huyết tăng cao, có thể gây hôn mê
nhiễm cetone hay hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu. Nếu không đƣợc điều trị
kịp thời có thể dẩn đến tử vong. Hạ đƣờng huyết là biến chứng cấp tính,
thƣờng do quá liều thuốc, insulin gây nên. Có thể do bệnh nhân nhịn đói,
kiêng khem quá mức hay do uống nhiều rƣợu. Nếu không đƣợc điều trị kịp
thời có thể hôn mê và thậm chí tử vong.
- Biến chứng mãn tính:

 Biến chứng mạch máu lớn: mạch vành (38%), đột quỵ (1,2%), tăng
huyết áp (27,6%)…
 Biến chứng mắt: Bệnh lý võng mạc (27,8%), đục thủy tinh thể (6,1%),
tăng sinh gây mù lòa (1,1%)….
 Biến chứng thận: microalbumin niệu (11,6%), macroalbumin (3%), suy
thận từ độ 1 đến độ 4 (3,5%)…
8

 Biến chứng thần kinh: Biến chứng thần kinh ngoại biên do ĐTĐ gây
mất cảm giác ở chân, tay hay dị cảm, tê, gây đau nhức…là nguy cơ của
nhiễm trùng chân đƣa đến đoạn chi.
 Tổn thƣơng bàn chân: Tùy từng mức độ nhƣ phỏng rộp, biến dạng, loét,
hoại thƣ, cắt cụt…[1]
1.2.4. Tiêu chí chẩn đoán đái tháo đường
Tiêu chí củaWHO về chẩn đoán ĐTĐ
Bảng 1.1. Tiêu chí chẩn đoán ĐTĐ theo Tổ chức Y tế Thế giới [2]

Kết luận

Đƣờng huyết
lúc đói
Đƣờng huyết 2 giờ sau
khi làm nghiệm pháp
tăng đƣờng huyết
Đƣờng huyết
tại thời điểm
bất kì
ĐTĐ
>7mmol/l
>11,1mmol/l

>11,1mmol/l
kèm theo
triệu chứng
uống nhiều,
đái nhiều và
gây sốt

Rối loạn dung
nạp đƣờng
>5,6mmol/l và
<7mmol/l
>7,8mmol/l và
<11,1mmol/l

Bình thƣờng

<5,6mmol/l

<7,8mmol/l

1.2.5. Thực trạng ĐTĐ trên thế giới và Việt Nam
Cùng với các bệnh không lây nhiễm khác bệnh ĐTĐ đang tăng với tốc độ
nhanh chóng cùng sự phát triển của nền kinh tế xã hội. Năm 1994, toàn thế
giới có 98,9 triệu ngƣời mắc ĐTĐ. Năm 1995 đã tăng lên 135 triệu ngƣời
chiếm 4% dân số thế giới. Cuối năm 2002 có khoảng 177 triệu ngƣời. Dự
đoán năm 2025 có khoảng 300 triệu bệnh nhân chiếm 5,4% dân số thế giới
[1].
9

Việt Nam hiện nay ĐTĐ đang gia tăng rất nhanh. Năm 1990 Hà Nội có tỉ

lệ ngƣời mắc bệnh là 1,2%, thành phố Hồ Chí Minh là 2,52%. Theo điều tra
quốc gia năm 2002 cho thấy tỉ lệ ngƣời mắc bệnh ĐTĐ tuổi từ 30-64 trong
toàn quốc là 2,7%. Hiện nay có khoảng 2 triệu ngƣời mắc bệnh ĐTĐ nhƣng
có tới 65% số đó không biết mình đã mắc bệnh [1].
1.3. BỆNH BÉO PHÌ
1.3.1. Khái niệm
Bệnh béo phì (obesity) đƣợc WHO định nghĩa là tình trạng tích lũy mỡ
quá mức và không bình thƣờng tại một vùng cơ thể hay toàn thân tới mức ảnh
hƣởng tới sức khỏe [4].
1.3.2. Phương pháp đánh giá
Có nhiều phƣơng pháp đánh giá bệnh béo phì nhƣ: Đo chỉ số trọng
lƣợng cơ thể BMI, đo vòng eo, tỉ lệ eo/hông (WHR)… Trong đó phƣơng pháp
mà WHO thƣờng sử dụng và đƣợc sử dụng rộng rãi nhất là sử dụng chỉ số
khối của cơ thể BMI (Body Mass Index) để nhận định tình trạng béo gầy,
đƣợc tính theo công thức sau:

1.3.3. Phân loại
Dựa vào nguyên nhân gây bệnh, BP đƣợc chia thành hai dạng chính:
- Béo phì đơn thuần: Là do năng lƣợng đƣợc hấp thu vào cơ thể nhiều
vƣợt quá mức cần thiết dẫn đến tình trạng tích lũy mỡ.
- Béo phì bệnh lí: Là do bệnh lí nhƣ một số bệnh nội tiết nhƣ hội chứng
Cushing khiến lƣợng hormon cortisosteroid trong cơ thể quá cao, bệnh trứng
đa nang, suy tuyến giáp trạng…[7]


- W: Cân nặng cơ thể (kg)
- H: Chiều cao (m)
10

Bảng 1.2. Phân loại BMI của người trưởng thành Châu Âu và Châu Á [2]

Mức độ thể trọng
Ngƣời trƣởng thành
Châu Âu
Ngƣời trƣởng thành
Châu Á
Nhẹ cân
< 18,5
< 18,5
Bình thƣờng
18,5 – 24,9
18,5 – 22,9
Quá cân
≥ 25 – 29,9
≥ 23
Béo phì độ 1
30 – 34,9
>23 – 24,9
Béo phì độ 2
35 – 39,9
25 – 29,9
Béo phì độ 3
≥ 40
≥ 30

1.3.4. Tác hại của bệnh béo phì
- Bệnh BP gây ra nhiều tác hại cho cuộc sống của con ngƣời nhƣ: Giảm
vẻ đẹp của con ngƣời, giảm hiệu suất lao động do khối lƣợng cơ thể nặng nề,
mất thoải mái trong cuộc sống do có cảm giác mệt mỏi…
- Béo phì có thể dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh nhƣ: Bệnh tim mạch,
ĐTĐ không phụ thuộc insulin, tăng huyết áp, đột quỵ, rối loạn lipid máu,

giảm khả năng sinh sản, giảm chức năng hô hấp…
- Làm tăng nguy cơ của nhiều bệnh khác: Xấu đi tình trạng rối loạn tiền
mãn kinh ở phụ nữ, suy giảm chức năng hô hấp, rối loạn hoạt động cơ xƣơng,
ung thƣ, sỏi mật, các vấn đề bệnh lí tâm thần khác [3].
1.3.5. Nguyên nhân gây béo phì
Béo phì có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể chia làm 3
nguyên nhân chủ yếu sau:
- Yếu tố di truyền: Những trẻ BP thƣờng có cha mẹ béo. Tuy nhiên yếu
tố di truyền có thể có một vai trò nhất định, nhƣng nhìn trên đa số cộng đồng
thì yếu tố này không lớn mà là do cách ăn uống và cách sống của cha mẹ [7].
11

- Tác động của điều kiện sống: Đó là sự mất cân bằng trong việc ăn
uống cũng nhƣ hoạt động thể lực. Lƣợng năng lƣợng cung cấp vƣợt quá so
với nhu cầu năng lƣợng của cơ thể. Điều này là do khẩu phần ăn chƣa hợp lí,
ăn nhiều đƣờng, ăn nhiều món xào rán, dƣ thừa chất béo, hơn nữa lƣời hoạt
động thể lực, lƣời vận động dẫn đến tích tụ mỡ trong cơ thể [7].
- Yếu tố kinh tế xã hội: Ở những nƣớc đang phát triển, tỉ lệ ngƣời béo
phì ở tầng lớp nghèo còn thấp, và bệnh BP đƣợc coi là bệnh của những ngƣời
giàu có. Nhƣng ở các nƣớc phát triển thì BP lại xuất hiện nhiều ở tầng lớp
nghèo, ít học hơn so với tầng lớp giàu có [7].
1.3.6. Thực trạng béo phì trên thế giới và Việt Nam
Theo WHO, hiện nay số ngƣời BP đã lên tới 1,7 tỉ ngƣời [1], không chỉ
nhiều ở quốc gia phát triển mà gặp ở các quốc gia đang phát triển.
Tại Việt Nam, theo tiêu chuẩn cho ngƣời Châu Á, số ngƣời thừa cân
BP cũng tăng theo thế giới. Năm 1991, theo điều tra của Lê Huy Liệu và cộng
sự thì tỉ lệ thừa cân mắc bệnh BP nói chung tại Hà Nội là 1,1%. Đến năm
2000 con số này đã là 2,62% tăng gần 2,5 lần trong vòng 10 năm (theo điều
tra của Lê Văn Hải) [1]. Năm 2007, Viện dinh dƣỡng Quốc gia điều tra trên
đối tƣợng ngƣời trƣởng thành từ 25-64 tuổi cho thấy tỉ lệ thừa cân BP là

16,8% và có xu hƣớng tăng lên.
1.3.7. Mối quan hệ giữa béo phì và đái tháo đường
Béo phì và ĐTĐ là hai căn bệnh không truyền nhiễm nguy hiểm nhất của
thế kỉ 21, chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Một cuộc khảo sát ở Mĩ
gần đây chỉ ra rằng có tới 58% số ngƣời bị ĐTĐ type 2 đƣợc quy cho là do
BP. Béo phì có liên quan đến ĐTĐ type 2 thông qua sự đề kháng insulin.
Nồng độ acid béo tự do cứ tăng lên 100μM thì mức đề kháng insulin tăng lên
khooảng 5-10% [3].
12

Có nhiều nhân tố ảnh hƣởng đến mối quan hệ giữa BP và ĐTĐ type 2 bao
gồm: chỉ số khối cơ thể, thời gian béo phì, chế độ dinh dƣỡng, sự vận động
thân thể. Một thống kê đã chỉ ra rằng những ngƣời có chỉ số khối cơ thể
>30kg/m
2
trong 10 năm có nguy cơ mắc ĐTĐ type 2 cao gấp hai lần ngƣời
BP dƣới 5 năm, và nếu trọng lƣợng cơ thể tăng 1kg thì rủi ro về bệnh ĐTĐ
type 2 tăng 4,5%. Đây chính là cơ sở để Reed và cộng sự đƣa ra phƣơng pháp
gây mô hình ĐTĐ thực nghiệmở động vật bằng cách tiêm STZ liều đơn cho
chuột đã đƣợc vỗ béo nhiều ngày [10], [11].
1.4. RỐI LOẠN TRAO ĐỔI LIPID
1.4.1. Khái niệm
Rối loạn lipid máu là tình trạng tăng cholesterol, triglycerides (TGs)
huyết tƣơng hoặc cả hai, hoặc giảm nồng độ lipoprotein phân tử lƣợng cao,
tăng nồng độ lipoprotein phân tử lƣợng thấp làm gia tăng quá trình xơ vỡ
động mạch [7].
1.4.2. Phân loại
Trên thực hành lâm sàng, phân loại rối loạn lipid máu dựa trên những rối
loạn tiên phát hoặc thứ phát và tính chất tăng lipid máu, ví dụ tăng cholesterol
đơn thuần, tăng TGs đơn độc hay tăng cả cholesterol và TGs (tăng lipid máu

hỗn hợp).
Để đánh giá lƣợng mỡ trong máu ngƣời ta làm xét nghiệm với các chỉ số:
- Cholesterol toàn phần (2,9 - 5,2mmol/l)
- Triglycerid (0,8 - 2,3mmol/l)
- HDL-c (0,90 - 1,50mmol/l)
- LDL-c (0,5 - 3,4mmol/l)
1.4.3. Nguyên nhân và triệu chứng rối loạn lipid
Nguyên nhân gây rối loạn lipid máu có thể là nguyên phát (do các bệnh
về gen) hoặc thứ phát (do thói quen ăn uống, sinh hoạt hoặc một số bệnh lý).
13

Rối loạn lipid máu thƣờng không có triệu chứng đặc trƣng. Hầu hết là những
triệu chứng “mƣợn” của các cơ quan khác. Bệnh nhân có thể biểu hiện bằng
các triệu chứng của bệnh tim mạch nhƣ bệnh mạch vành, bệnh mạch máu
ngoại biên [7].
1.4.4. Một số chỉ số hóa sinh liên quan đến rối loạn trao đổi chất và glucid
Lipid chỉ các hợp chất là este của acid béo, chúng tan trong các dung
môi hữu cơ hầu nhƣ không tan trong nƣớc. Lipid đƣợc chia thành glycerid
(triglycerid…), các steroid (gồm cholesterol, các acid béo) hoặc chứa các acid
béo nhƣ phospholipid, các eicosanoid, các vitamin tan trong dầu và các
sphingolipid.
Rối loạn lipid máu là yếu tố nguy hại liên quan đến sự phát triển các
bệnh tim mạch. Theo nhiều nghiên cứu thì ngƣời BP có nguy cơ mắc các
bệnh về rối loạn lipid máu cũng nhƣ xơ vữa động mạch cao hơn so với những
ngƣời bình thƣờng [7].
Để xác định tình trạng rối loạn lipit máu ngƣời ta dựa vào một số chỉ số
hóa sinh cơ bản nhƣ: triglycerid, cholesterol máu, LDL, HDL.
Triglycerid: Đƣợc cung cấp từ thức ăn, sự sinh tổng hợp triglycerid nội
sinh diễn ra ở gan và mô mỡ. Trong các mô mỡ, chúng là nguồn năng lƣợng
dự trữ chính của cơ thể. Ở những ngƣời BP, nồng độ acid béo tự do và

triglycerid trong máu tăng cao gây ra hiện tƣợng “nhiễm độc mỡ”.
Cholesterol: Là thành phần cấu trúc của màng tế bào và là tiền chất để
tổng hợp acid mật và các hormon steroid. Đƣợc cung cấp từ gan và từ thức ăn.
Ở ngƣời bình thƣờng, hàm lƣợng cholesterol máu luôn tƣơng đối ổn định, khi
hàm lƣợng cholesterol tăng quá cao sẽ dẫn đến hiện tƣợng “tăng mỡ máu” [7].
14

Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
2.1.1. Mẫu thực vật
- Cây Tục đoạn ( Dipsacus japonicus Miq.)

Hình 2.1. Hình thái cây Tục đoạn (Dipsacus japonicus Miq.)
- Bộ phận sử dụng: Rễ, thân và lá
- Địa điểm thu mẫu: Sìn Hồ - Lai Châu
2.1.2. Mẫu động vật
Chuột bạch chủng Swiss nặng từ 13-17g do Viện Vệ sinh Dịch tễ
Trung Ƣơng cung cấp, đƣợc nuôi béo phì và gây đái tháo đƣờng type 2.
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Tách chiết các phân đoạn dịch chiết từ cây Tục đoạn
Cây Tục đoạn đƣợc sấy khô ở nhiệt độ 40-45
o
, cắt nhỏ. Ngâm 3kg Tục
đoạn đã đƣợc sấy khô với ethanol 96% ở nhiệt độ phòng từ 2-4 tuần. Sau đó
lọc bằng giấy lọc và cất loại dung môi với áp suất giảm thu đƣợc cao phân
đoạn ethanol. Sau khi thu đƣợc cao phân đoạn ethanol, tiếp tục ngâm mẫu vật
trong các hệ dung môi có độ phân cực tăng dần: n-hexan → ethylacetat. Cất
loại dung môi từ các phân đoạn dịch chiết thu đƣợc các cao phân đoạn.
15


2.2.2. Phương pháp nuôi chuột béo phì
- Chuột nhắt trắng chủng Swiss (13-17g) đƣợc nuôi giống nhau về
không gian và thời gian nhƣng với 2 chế độ ăn khác nhau, lô thí nghiệm cho
ăn thức ăn giàu lipid còn lô đối chứng cho ăn thức ăn chuẩn của Viện Vệ sinh
Dịch tễ Trung Ƣơng cung cấp trong thời gian là 8 tuần.
- Theo dõi và tiến hành cân trọng lƣợng của các lô chuột nuôi thí
nghiệm sau mỗi tuần, từ đó so sánh mức độ tăng trọng của các lô chuột đƣợc
nuôi theo 2 chế độ ăn khác nhau kể trên. Vào tuần cuối cùng, sau khi xác định
trọng lƣợng, chúng tôi tiến hành lựa chọn ngẫu nhiên từ mỗi nhóm ra 10 con
chuột, lấy máu tổng số và phân tích một số chỉ số lipid máu. Các số liệu đƣợc
thu thập và tiến hành xử lí thống kê.
2.2.3. Phương pháp gây ĐTĐ thực nghiệm mô phỏng theo type 2
- Chuột cho nhịn ăn 16h trƣớc khi tiêm STZ. STZ đƣợc pha trong đệm
citrate (0,01M, pH 4,5) và giữ lạnh trong khi sử dụng.
- Chuột gây bệnh đƣợc tiêm màng bụng dung dịch STZ (10mg/ml) với
liều lƣợng duy nhất 110mg/kg thể trọng. Đối chứng chỉ tiêm citrate. Sau khi
tiêm cho chuột ăn bình thƣờng.
- Xác định nồng độ glucose huyết của chuột trƣớc và sau 72h tiêm STZ.
Đƣờng huyết đƣợc đo sau khi cho chuột nhịn qua đêm (12 giờ), chỉ cho uống
nƣớc.
- Chuột nuôi béo phì đƣợc gây đái tháo đƣờng type 2 bằng tiêm STZ
dƣới màng bụng. Sau 3-4 ngày những con chuột này bị bệnh với nồng độ
đƣờng huyết ≥ 18mmol/lit.
16

2.2.4. Phương pháp nghiên cứu tác dụng hạ glucose huyết của các phân
đoạn dịch chiết Tục đoạn (Dipsacus japonicus Miq.) trên mô hình chuột
đái tháo đường type 2.
Sử dụng các con chuột ĐTĐ type 2 ở trên tiến hành phân lô (5-6
con/lô) và điều trị nhƣ sau:

Bảng 2.1. Mô hình nghiên cứu tác dụng hạ glucose huyết của các phân
đoạn dịch chiết từ cây Tục đoạn (Dipsacus japonicus Miq.)

TT

Chế độ ăn
trƣớc khi
điều trị

Phƣơng pháp điều trị

Liều uống
Lô 1
Thức ăn chuẩn
Uống nƣớc cất, không điều trị.

Lô 2
Thức ăn béo
Uống nƣớc cất, không điều trị.

Lô 3
Thức ăn béo
Uống cao phân đoạn ethanol
1500mg/kg/ngày
Lô 4
Thức ăn béo
Uống cao phân đoạn n-hexan
1500mg/kg/ngày
Lô 5
Thức ăn béo

Uống cao phân đoạn EtOAc
1500mg/kg/ngày

Chuột đƣợc điều trị bằng cách cho uống hàng ngày, trong vòng 2 tuần.
Trƣớc khi cho chuột uống các cao dịch chiết, chuột đƣợc nhịn đói nhằm tránh
sự ảnh hƣởng của thức ăn đến quá trình hấp thụ cao dịch chiết. Sau khi kết
thúc thời kì điều trị, tiến hành lấy máu tổng số của chuột để xác định các chỉ
số lipid huyết thanh.
2.2.5. Phương pháp định lượng một số chỉ số lipid trong huyết thanh.
Các chỉ số lipid huyết thanh (cholesterol toàn phần, triglycerid, HDL-c,
LDL-c) đƣợc xác định trên máy xét nghiệm sinh hóa tự động (Phòng Hóa sinh
- Bệnh viện Hữu nghị Việt - Xô).

×