Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Cảm quan hiện thực trong tiểu thuyết gia đình của khái hưng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (931.97 KB, 59 trang )



TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN





NGUYỄN THU HẰNG





CẢM QUAN HIỆN THỰC
TRONG TIỂU THUYẾT GIA ĐÌNH
CỦA KHÁI HƢNG




KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
TS. THÀNH ĐỨC BẢO THẮNG






HÀ NỘI - 2014


Cảm quan hiện thực trong tiểu thuyết “Gia đình” của Khái Hưng
Trường ĐHSP Hà Nội 2 Nguyễn Thu Hằng - K36B Văn
LỜI CẢM ƠN

Em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành sâu sắc tới Thầy giáo - Tiến sĩ
Thành Đức Bảo Thắng, ngƣời đã tận tình, chỉ bảo hƣớng dẫn em hoàn thành
khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong tổ Văn học Việt Nam, khoa
Ngữ Văn đã nhiệt tình giảng dạy, cảm ơn Ban Chủ nhiệm khoa và Ban Giám
Hiệu nhà trƣờng đã tạo điều kiện tốt nhất cho em đƣợc học tập và nghiên cứu
tại trƣờng.
Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 05 năm 2014
Tác giả khóa luận


Nguyễn Thu Hằng
Cảm quan hiện thực trong tiểu thuyết “Gia đình” của Khái Hưng
Trường ĐHSP Hà Nội 2 Nguyễn Thu Hằng - K36B Văn
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan khóa luận là kết quả nghiên cứu của riêng tôi dƣới sự
hƣớng dẫn của Thầy giáo - Tiến sĩ Thành Đức Bảo Thắng. Khóa luận với đề

tài Cảm quan hiện thực trong tiểu thuyết Gia đình của Khái Hưng chƣa
từng đƣợc công bố trong bất kì công trình nghiên cứu nào khác. Nếu có gì sai
phạm, ngƣời viết sẽ chịu mọi hình thức kỉ luật theo đúng quy định của việc
nghiên cứu khoa học.

Hà Nội, tháng 05 năm 2014
Tác giả khóa luận


Nguyễn Thu Hằng
Cảm quan hiện thực trong tiểu thuyết “Gia đình” của Khái Hưng
Trường ĐHSP Hà Nội 2 Nguyễn Thu Hằng - K36B Văn
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 7
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 7
5. Phƣơng pháp nhiên cứu 8
6. Đóng góp của khóa luận 8
7. Bố cục khóa luận 9
NỘI DUNG 10
CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 10
1.1. Tác giả Khái Hƣng 10
1.1.1. Cuộc đời 10
1.1.2. Sự nghiệp sáng tác 12
1.1.3. Quan điểm sáng tác 13
1.2. Cơ sở hình thành cảm quan hiện thực của Khái Hƣng 14
1.2.1. Bối cảnh xã hội 14
1.2.2. Lịch sử những năm 1936 17

CHƢƠNG 2. CẢM QUAN HIỆN THỰC THỂ HIỆN QUA NỘI DUNG
PHẢN ÁNH 19
2.1. Phê phán mạnh mẽ lễ giáo phong kiến 19
2.1.1. Phê phán tâm lí háo danh, đố kị, ích kỉ 19
2.1.2. Phê phán chế độ đại gia đình phong kiến 21
2.1.3. Phê phán xã hội quan trường thối nát 23
2.2. Đề cao đổi mới, dân chủ, cải cách xã hội 25
2.2.1. Đề cao và khẳng định ý thức cá nhân 25
2.2.2. Đề cao khát vọng tự do, cải cách xã hội 28
Cảm quan hiện thực trong tiểu thuyết “Gia đình” của Khái Hưng
Trường ĐHSP Hà Nội 2 Nguyễn Thu Hằng - K36B Văn
CHƢƠNG 3. CẢM QUAN HIỆN THỰC THỂ HIỆN QUA HÌNH THỨC
NGHỆ THUẬT 32
3.1. Thế giới nhân vật 32
3.2. Ngôn ngữ nghệ thuật 35
3.2.1. Ngôn ngữ phù hợp với vị trí, vai trò của nhân vật 35
3.2.2. Ngôn ngữ đối thoại 38
3.2.3. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm 44
KẾT LUẬN 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Cảm quan hiện thực trong tiểu thuyết “Gia đình” của Khái Hưng
Trường ĐHSP Hà Nội 2 1 Nguyễn Thu Hằng - K36B Văn
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Trong cái nhìn trƣớc đây, với quan điểm duy vật triệt để, khuynh hƣớng
lãng mạn trƣớc Cách mạng bị coi là phi hiện thực, xa rời hiện thực. Khuynh
hƣớng này về cơ bản, không dám trực tiếp hoặc lẩn tránh những vấn đề nóng
bỏng trong xã hội cũng nhƣ cuộc đấu tranh mạnh mẽ của quần chúng lao động
chống thực dân phong kiến. Từ đó nhiều ý kiến phủ nhận triệt để những giá trị
và đóng góp của khuynh hƣớng này đối với xã hội và nền văn học dân tộc.

Song, nhìn một cách toàn diện hơn, khuynh hƣớng lãng mạn không hoàn toàn
xa rời đời sống mà hƣớng tới phản ánh một mảng hiện thực xã hội - cuộc đấu
tranh chống lễ giáo phong kiến trên tinh thần và cảm quan tƣ sản, tiểu tƣ sản.
Trên tinh thần đổi mới từ 1986, văn học lãng mạn, văn xuôi Tự lực văn đoàn
đƣợc nhìn nhận, nghiên cứu, đánh giá ngày một khách quan, khoa học hơn và
đã khẳng định đƣợc những thành tựu và đóng góp to lớn của của bộ phận này
với sự phát triển của văn học dân tộc. Không dừng lại ở đó, ý nghĩa văn học và
ý nghĩa xã hội cũng đƣợc khẳng định khi nhiều nhà nghiên cứu đã chú ý, chỉ ra
giá trị hiện thực là một trong những yếu tố tạo nên thành công trong nhiều tác
phẩm của văn xuôi lãng mạn, đặc biệt trong những năm 1936 - 1939.
Khái Hƣng là cây bút tiểu thuyết tiêu biểu của Tự lực văn đoàn. Cùng
với Nhất Linh, Khái Hƣng với những sáng tác của mình đã tạo đƣợc vị trí quan
trọng, có ảnh hƣởng rộng lớn tới văn xuôi nói riêng, văn học nói chung của giai
đoạn 1930 - 1945. Tác phẩm của ông bao gồm nhiều thể loại: tiểu thuyết,
truyện ngắn, truyện trẻ em, kịch, thơ, khảo cứu, phê bình, tiểu phẩm, luận
chiến… đăng trên báo Ngày nay. Sáng tác của Khái Hƣng vừa mở đầu, vừa thể
hiện và khẳng định rất rõ mục đích, tôn chỉ của Tự lực văn đoàn. Đồng thời,
góp phần đáng kể vào tiến trình hiện đại hóa nền văn xuôi Việt Nam giai đoạn
1930 - 1945. Tìm hiểu về tƣ tƣởng, tác phẩm của ông là một vấn đề có ý nghĩa
Cảm quan hiện thực trong tiểu thuyết “Gia đình” của Khái Hưng
Trường ĐHSP Hà Nội 2 2 Nguyễn Thu Hằng - K36B Văn
quan trọng khi nghiên cứu văn học giai đoạn này.
1.2. Chú ý tới cảm quan hiện thực trong sáng tác của Khái Hƣng là chú ý tới
một yếu tố quan trọng trong tƣ tƣởng và quan điểm thẩm mĩ của nhà văn - cơ
sở tạo nên dấu ấn hiện thực đậm nét, ý nghĩa tích cực, tiến bộ của nhà văn thể
hiện qua tác phẩm. Từ đó muốn xóa đi, kéo gần lại khoảng cách đã tồn tại
trong quan điểm của nhiều nhà nghiên cứu cũng nhƣ bạn đọc những năm
trƣớc đây khi cho rằng văn xuôi lãng mạn hoàn toàn thoát li hiện thực.
1.3. Là một sinh viên năm cuối, với vốn hiểu biết hiện thời, tôi hi vọng sẽ góp
thêm tiếng nói và công sức nhỏ bé của mình vào việc nghiên cứu tiểu thuyết

Khái Hƣng để góp phần khẳng định vị trí của nhà văn trong văn học lãng mạn
Việt Nam nói chung và văn xuôi lãng mạn nói riêng.
Với những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài: Cảm quan hiện thực trong
tiểu thuyết Gia đình của Khái Hƣng.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Trƣớc Cách mạng tháng Tám 1945
Khái Hƣng là một trong số những tác giả đƣợc nhiều ngƣời chú ý, đặc
biệt ở thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết. Trƣớc Cách mạng, các nhà phê bình
đề cao những sáng tác có ý nghĩa Cách mạng của Khái Hƣng. Nhiều ý kiến ca
ngợi nội dung tƣ tƣởng chống lễ giáo phong kiến, chống chế độ đại gia đình,
đòi giải phóng cá nhân, góp phần đem luồng không khí mới phấn khởi, tiến
bộ vào xã hội.
Tiểu thuyết của Khái Hƣng đƣợc độc giả đón nhận nồng nhiệt. Ông là
một trong những tác giả đƣợc nhiều ngƣời nói tới qua các bài viết đánh giá
chung về nhà văn, hoặc các bài phê bình, giới thiệu sách của Nhất Linh,
Trƣơng Tửu, Đức Phiên, Trần Thanh Mại, Hồng Điểu… đăng trên các báo:
Loa, Phụ nữ thời đàm, Ngọ báo, Sông Hương, Nhật Tân… Ngoài ra còn các
công trình nghiên cứu của Trƣơng Chính, Dƣơng Quảng Hàm với những nhận
Cảm quan hiện thực trong tiểu thuyết “Gia đình” của Khái Hưng
Trường ĐHSP Hà Nội 2 3 Nguyễn Thu Hằng - K36B Văn
xét tinh tế. Theo Dƣơng Quảng Hàm, tác phẩm của Khái Hƣng “đƣợc xếp vào
khuynh hƣớng xã hội và đƣợc đánh giá là có nhiều đóng góp về đƣờng xã hội
và văn chƣơng. Về đƣờng xã hội, nhà văn muốn xóa bỏ hủ tục để cải cách xã
hội theo các quan niệm mới, chỉ trích các phong tục, tập tục cũ và giãi bày
những ý tƣởng mới về sinh hoạt trong gia đình hoặc xã hội. Về đƣờng văn
chƣơng, Khái Hƣng muốn trừ khử lối văn chịu ảnh hƣởng của Hán văn mà
viết lối văn bình thƣờng, giản dị, ít dùng chữ Nho, theo cú pháp mới, để đƣợc
phổ cập trong dân chúng…” [5, 445].
Vì vậy, Khái Hƣng đƣợc tôn vinh là nhà tiểu thuyết có tài, là một văn sĩ
mở đầu cho một kỷ nguyên văn nghệ mới. Nhiều cuốn tiểu thuyết của nhà văn

đƣợc đánh giá rất cao. Tuy nhiên, dƣới con mắt của một số nhà phê bình
đƣơng thời thì tiểu thuyết của Khái Hƣng cũng còn ít nhiều hạn chế nhƣ: đôi
khi tƣ tƣởng không thiết thực, có tác phẩm kết cấu không chặt chẽ, thậm chí
hành văn còn có những lỗi về dùng từ, đặt câu…
2.2. Sau Cách mạng tháng Tám 1945
Sau Cách mạng tháng Tám, trong điều kiện chiến tranh, suốt một thời
gian dài tiểu thuyết của Khái Hƣng không đƣợc quan tâm và phải đến sau
năm 1954, nó mới đƣợc đề cập đến. Nhƣng, do sự phức tạp của tình hình
chính trị nên ở hai miền Nam - Bắc có cách đánh giá khác nhau.
2.2.1. Ở miền Nam trước 1975
Trƣớc 1975, nhiều tác phẩm của Khái Hƣng đƣợc in lại và nhận đƣợc
sự chú ý của các nhà giáo, nhà nghiên cứu.
Trƣớc hết, phải kể đến những cuốn sách giáo khoa, sách tham khảo đã
phân tích, bình giảng, khảo luận về tiểu thuyết Khái Hƣng nhƣ: Việt văn khảo
luận (Lữ Hồ), Luận đề về Khái Hưng (Nguyễn Duy Diễn và Bằng Phong)…
Nhiều bài báo, chuyên luận nghiên cứu về Tự lực văn đoàn, về tiểu thuyết
hiện đại đã đánh giá tiểu thuyết của Khái Hƣng nhƣ những sự kiện, hiện
Cảm quan hiện thực trong tiểu thuyết “Gia đình” của Khái Hưng
Trường ĐHSP Hà Nội 2 4 Nguyễn Thu Hằng - K36B Văn
tƣợng tiêu biểu. Bên cạnh đó là các bài báo, hồi ký viết về tiểu sử, về những
kỷ niệm sống và sáng tác của Khái Hƣng nhƣ: Tưởng nhớ Khái Hưng (Vũ
Bằng), Cái chết của Khái Hưng (nhiều tác giả - Tạp chí thời tập, tập 5, trang
27). Họ hƣớng tới phân tích, thẩm định lại các cuốn tiểu thuyết của Khái
Hƣng theo những phƣơng pháp và cách đọc mới. Một số ít cho rằng khi đọc
lại những tác phẩm nổi tiếng của Tự lực văn đoàn, đôi khi không khỏi “cảm
thấy một cái gì đó nhạt nhẽo, giả tạo, hời hợt, vụng về” [10, 16]. Nhƣng số
đông thì đánh giá cao tiểu thuyết của Khái Hƣng, trong đó có những xu hƣớng
thể hiện rõ ý đồ chính trị là đề cao khía cạnh khuynh hƣớng văn học tƣ sản.
Tuy vậy cũng phải kể đến những cách tiếp cận tích cực của giới trí thức miền
Nam ở giai đoạn này. Có nhà nghiên cứu tiếp tục những phƣơng pháp phê

bình từ thời tiền chiến. Có ngƣời lại tiếp thu những phƣơng pháp phê bình
hiện đại mới du nhập từ phƣơng Tây và đem lại những cách nhìn nhận mới.
Phạm Thế Ngũ đánh giá: “Văn nghệ Tự lực văn đoàn còn nhƣ trăng mới lên,
hoa mới nở, ngƣời ta muốn vui muốn nhìn đời qua cặp kính hồng” [14, 424].
Hay: “Đến Tự lực văn đoàn đƣa ra chủ trƣơng viết giản dị, dễ hiểu, ít chữ
Nho (…). Họ muốn làm một cuộc dung hòa, bỏ câu văn Nam Phong, nhƣng
cũng không đi vào cái cực đoan Hoàng Tích Chu, mà muốn gây một lối văn
giản dị, dễ hiểu cho đám đông trung lƣu, một lối văn An Nam theo họ nói.
Văn ấy có thể thấy mẫu mực trong tác phẩm đầu tay của Khái Hƣng: Hồn
bướm mơ tiên” [14, 429].
Thế Phong đề cao tài năng tiểu thuyết “thiên bẩm” của Khái Hƣng và
khẳng định: “Về nghệ thuật tiểu thuyết, không phải mỗi lúc lại có một Khái
Hƣng” và “có thể gọi Khái Hƣng là ngƣời đầu tiên biết viết tiểu thuyết trong
lịch sử cực thịnh của văn chƣơng Việt Nam ở giai đoạn đầu” [16, 46+47].
Mặc dù có những ý kiến khác nhau, nhƣng xu hƣớng đề cao những
sáng tác của Khái Hƣng là xu hƣớng nổi bật. Họ đã đƣa ra nhận xét: Hầu hết
Cảm quan hiện thực trong tiểu thuyết “Gia đình” của Khái Hưng
Trường ĐHSP Hà Nội 2 5 Nguyễn Thu Hằng - K36B Văn
các tác phẩm của ông đều xoáy vào chủ đề: đề cao tình yêu tự do, chống lễ
giáo phong kiến, một phần cải cách xã hội. Truyện của ông phần kết bao giờ
cũng gây cảm giác bâng khuâng, man mác cho bạn đọc. Bên cạnh đó, họ cũng
chỉ ra đƣợc phần nào cái chƣa hay trong các tiểu thuyết luận đề và tính chất
lãng mạn không tƣởng trong một số tác phẩm.
2.2.2. Ở miền Bắc trước 1975
Trong thời kì này, có nhiều bài nghiên cứu đề cập đến Khái Hƣng
nhƣng các đánh giá còn dè dặt, do quan điểm lúc đó khi nhìn nhận văn học
lãng mạn còn bị định kiến chính trị chi phối.
Vào những năm cuối thập niên 50, đầu thập niên 60 thế kỉ XX, xuất
hiện một số cuốn sách và giáo trình nghiên cứu chú ý tới tiểu thuyết của Khái
Hƣng nhƣ: Văn học Việt Nam 1930 - 1945 của Bạch Năng Thi và Phan Cự Đệ

(NXB Giáo Dục Hà Nội, 1961), Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam 1930 -
1945 của Viện Văn học (NXB Văn hóa, 1964). Nhìn chung, do vận dụng
quan điểm chính trị, quan điểm giai cấp một cách máy móc, giáo điều vào
nghiên cứu văn học nên một số ngƣời đánh giá có phần quá nghiêm khắc về
tác phẩm của ông với nhiều định kiến nặng nề. Những đóng góp của Khái
Hƣng không đƣợc đánh giá khách quan, những thiếu sót, hạn chế lại bị quá
nhấn mạnh. Vì vậy, tiểu thuyết của ông đƣợc hiểu là: tiêu cực, có hại, suy đồi
và có tính chất phản động nhƣ: “Trong những tác phẩm đƣợc xuất bản từ
1936 đến 1943, tuy vẫn có một số yếu tố tốt nhƣ chống quan lại phong kiến
trong gia đình, phản ánh sự ti tiện của những con ngƣời đặt đồng tiền lên trên
hết tất cả, phê phán một số địa chủ tham lam, ngu dốt, nhƣng những mặt tiêu
cực trong tƣ tƣởng, tình cảm của Khái Hƣng phát triển mạnh hơn. Tiêu sơn
tráng sĩ (…) ca ngợi bọn ngƣời phục vụ cho một chế độ suy tàn, không hề
nghĩ tới nhân dân (…). Trống mái tô vẽ lối sống của tƣ sản (…). Chủ nghĩa
cải lƣơng trong phản động biểu hiện rõ rệt nhất trong Gia đình. Ở đây, tác giả
Cảm quan hiện thực trong tiểu thuyết “Gia đình” của Khái Hưng
Trường ĐHSP Hà Nội 2 6 Nguyễn Thu Hằng - K36B Văn
muốn địa chủ là những ngƣời vừa có học, vừa rộng rãi, muốn cải thiện đời
sống cho dân nghèo…” [11, 87].
2.3. Từ sau đổi mới năm 1986 đến nay
Từ sau đổi mới năm 1986 đến nay, Tự lực văn đoàn đƣợc nhìn nhận và
đánh giá khách quan, khoa học hơn. Các sáng tác của Khái Hƣng đã đƣợc đánh
giá thỏa đáng hơn. Các tác phẩm của ông đã xuất bản trở lại và đƣợc đề cao nội
dung chống lễ giáo phong kiến nhƣ: Hồn bướm mơ tiên, Nửa chừng xuân, Gia
đình,… Những bài nghiên cứu về Tự lực văn đoàn đƣợc công bố với tinh thần
cởi mở hơn và đã đến lúc, giới nghiên cứu thấy cần có một tiếng nói chung qua
trao đổi, luận bàn để có thể thống nhất đƣợc những vấn đề cơ bản.
Theo giáo sƣ Phan Cự Đệ, tiểu thuyết Tự lực văn đoàn có những cuốn
là lãng mạn tiến bộ, thấm đẫm tinh thần dân tộc và khát vọng tự do, có tiểu
thuyết giàu yếu tố hiện thực. Các tiểu thuyết lãng mạn đã thực hiện yêu cầu

điển hình hóa theo kiểu lãng mạn, nghĩa là xây dựng đƣợc những nhân vật
phóng đại và lý tƣởng hóa, đứng cao hơn và nhìn chung, không chịu sự tác
động của hoàn cảnh. Một số nhân vật có những nét điển hình và giàu chất
hiện thực.
Nhà phê bình Trƣơng Chính cũng đề cập tới tinh thần khoa học, cái
nhìn khách quan khi tìm hiểu khuynh hƣớng này: “Đối với trào lƣu văn nghệ
lãng mạn, chúng ta không nên mạt sát, vơ đũa cả nắm mà cần phải đi phân
tích những dòng tiến bộ trong những thời kì khác nhau. Chúng ta cần hết sức
cố gắng tìm hiểu mọi nhân tố yêu nƣớc và nhân tố tiến bộ trong những tác
phẩm lãng mạn trƣớc đây” [12, 145].
Các nhà nghiên cứu, phê bình đã khai thác một cách khá hợp lý nhiều
vấn đề với thái độ khách quan, công bằng và có những phát hiện mới ở nhiều
góc độ khác nhau. Qua một số ý kiến cũng cho thấy, sáng tác của Khái Hƣng
đã đạt đƣợc nhiều thành tựu trong quá trình hiện đại hóa.
Cảm quan hiện thực trong tiểu thuyết “Gia đình” của Khái Hưng
Trường ĐHSP Hà Nội 2 7 Nguyễn Thu Hằng - K36B Văn
Nhƣ vậy, với tinh thần đổi mới, khoa học và cởi mở, với ý thức công
bằng tránh định kiến, đứng trên quan điểm lịch sử, cuộc hội thảo về Tự lực
văn đoàn, đã có nhiều ý kiến đánh giá có lý, có tình và thỏa đáng về hiện
tƣợng văn học phong phú và phức tạp này. Ngày càng có những khám phá
mới và càng đi dần đến sự xác đáng hơn. Tuy nhiên, việc nhìn lại những diễn
biến trong quá trình khá phức tạp nên thấy rằng, vẫn cần có công trình riêng,
nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện. Nhất là toàn bộ sáng tác của
Khái Hƣng trƣớc 1945, để từ đó xác định rõ hơn những cái đƣợc và chƣa
đƣợc của nhà văn đối với lịch sử văn hóa nƣớc nhà trong giai đoạn hiện đại.
Hơn nửa thế kỷ đã qua, nền văn học Cách mạng đã có những bƣớc tiến mới.
Do đó, việc nhìn nhận lại một cách khoa học và thỏa đáng giá trị của văn
chƣơng Tự lực văn đoàn nói chung, xem xét những mặt đóng góp tích cực
trong sáng tác của Khái Hƣng nói riêng, không những chỉ có ý nghĩa với việc
đánh giá một hiện tƣợng văn học, một thế hệ nhà văn của quá khứ, mà còn

góp phần vào việc xây dựng và phát triển nền văn học mới đầy tính nhân văn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Chỉ ra cảm quan hiện thực của Khái Hƣng qua việc phân tích và làm
rõ những yếu tố hiện thực trong tiểu thuyết Gia đình.
- Khóa luận hƣớng tới tìm hiểu và phân tích cảm quan hiện thực trong
tiểu thuyết Gia đình của Khái Hƣng qua các phƣơng diện: Nội dung phản ánh
và nghệ thuật trong tác phẩm.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Khóa luận tìm hiểu: Cảm quan hiện thực của Khái Hƣng trong tiểu
thuyết Gia đình.
- Khóa luận tập trung phân tích tiểu thuyết Gia đình. Ngoài ra chúng
tôi còn khảo sát các tác phẩm tiêu biểu của Tự lực văn đoàn và khuynh hƣớng
hiện thực phê phán.
Cảm quan hiện thực trong tiểu thuyết “Gia đình” của Khái Hưng
Trường ĐHSP Hà Nội 2 8 Nguyễn Thu Hằng - K36B Văn
5. Phƣơng pháp nhiên cứu
Để thực hiện khoá luận chúng tôi sử dụng các phƣơng pháp chủ yếu
sau:
5.1. Phƣơng pháp Tiếp cận hệ thống
Phƣơng pháp Tiếp cận hệ thống giúp chúng tôi tìm hiểu, tiếp cận đƣợc
những yếu tố hiện thực trong tiểu thuyết Gia đình ở nhiều phƣơng diện khác
nhau nhƣ nội dung phản ánh và nghệ thuật.
5.2. Phƣơng pháp Lịch sử - Xã hội
Tiểu thuyết Gia đình ra đời trong hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa cụ
thể nhƣng phức tạp - thời kì 1930 - 1945. Vận dụng phƣơng pháp Lịch sử- Xã
hội, chúng tôi thấy đƣợc những nguyên nhân tạo nên yếu tố hiện thực trong
một tác phẩm thuộc dòng văn học lãng mạn.
5.3. Phƣơng pháp Phân tích, tổng hợp
Phƣơng pháp Phân tích, tổng hợp đƣợc vận dụng trong việc phân tích
nội dung, nghệ thuật của tác phẩm để thấy đƣợc những yếu tố hiện thực chi

phối trong tác phẩm.
5.4. Phƣơng pháp So sánh đối chiếu
Phƣơng pháp So sánh đối chiếu giúp chúng tôi so sánh những tác phẩm
ra đời cùng thời với tiểu thuyết Gia đình để làm sáng tỏ những yếu tố hiện
thực trong tiểu thuyết.
6. Đóng góp của khóa luận
Khóa luận làm rõ Cảm quan hiện thực trong tiểu thuyết Gia đình của
Khái Hƣng. Trên cơ sở đó, khóa luận sẽ cho thấy rõ thành tựu của Khái Hƣng
trong việc phản ánh hiện thực đời sống xã hội.
Khóa luận có thể làm tài liệu tham khảo trong học tập và nghiên cứu
khoa học của sinh viên.
Cảm quan hiện thực trong tiểu thuyết “Gia đình” của Khái Hưng
Trường ĐHSP Hà Nội 2 9 Nguyễn Thu Hằng - K36B Văn
7. Bố cục khóa luận
Ngoài Phần Mở đầu, Phần Kết luận và Tài liệu tham khảo, Phần Nội
dung gồm ba chƣơng:
Chƣơng 1: Những vấn đề chung.
Chƣơng 2: Cảm quan hiện thực thể hiện qua nội dung phản ánh.
Chƣơng 3: Cảm quan hiện thực thể hiện qua hình thức nghệ thuật.
Cảm quan hiện thực trong tiểu thuyết “Gia đình” của Khái Hưng
Trường ĐHSP Hà Nội 2 10 Nguyễn Thu Hằng - K36B Văn
NỘI DUNG

CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

1.1. Tác giả Khái Hƣng
1.1.1. Cuộc đời
Khái Hƣng, tên thật là Trần Giƣ, sinh năm 1896 (1897?), mất 1947.
Khi đi buôn dầu ở Ninh Giang, ông mới đổi tên thành Trần Khánh Giƣ. Nhà

văn có rất nhiều bút danh nổi tiếng nhƣ: Bán Than, Nhát Dao Cạo, Chàng Lẩn
Thẩn, Tò Mò, Nhị Linh nhƣng Khái Hƣng là bút danh chính, do xếp chữ
Khánh Giƣ mà thành. Ông xuất thân trong một gia đình quan lại ở làng Cổ
Am, phủ Vĩnh Bảo, tỉnh Hải Dƣơng (nay là xã Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo,
thành phố Hải Phòng). Ngày xa xƣa, làng Cổ Am gọi là làng Úm Mạt - đất
phong cho một công chúa nhà Trần. Đây là một ngôi làng nổi tiếng hiếu học
và trọng văn hóa từ ngàn xƣa. Làng Cổ Am từng có nhiều ngƣời đỗ đạt trong
thời kì còn chế độ khoa cử Hán học. Bởi vậy, trong các văn phẩm của mình,
Khái Hƣng luôn đề cao ngƣời có học, luôn đề cao văn hóa, điều đó có cội
nguồn và cũng thật dễ hiểu.
Thuở nhỏ, Khái Hƣng học chữ Nho, mƣời hai tuổi mới theo Tây học.
Ông học trƣờng Albert Sarraut, từng nổi tiếng là giỏi Pháp văn và tinh nghịch.
Ông đã đƣợc Hội chí chi Nam Định trao giải nhất cho bản dịch vở hài kịch
Les Pleideurs của Racine (1923).
Năm 1927, sau khi đậu tú tài Pháp phần I, Khái Hƣng không tiếp tục
học lên để ra làm quan nhƣ đa số các bạn học cùng thời, mà bỏ học đi buôn
dầu ở Ninh Giang, Hải Dƣơng. Vì tính phóng khoáng, bán chịu không thu
đƣợc nợ, nhà văn thất bại sau ba năm kinh doanh tài tử. Ông bỏ Ninh Giang
Cảm quan hiện thực trong tiểu thuyết “Gia đình” của Khái Hưng
Trường ĐHSP Hà Nội 2 11 Nguyễn Thu Hằng - K36B Văn
lên Hà Nội dạy học ở trƣờng tƣ thục Thăng Long, một trƣờng nổi tiếng lúc
bấy giờ. Trong thời gian này, Khái Hƣng còn làm chủ bút và viết một số bài
đăng trên tờ Phong hóa của Phạm Hữu Ninh từ số 1 đến số 13, ông cũng viết
nhiều bài nghị luận đăng trên Văn học tạp chí. Năm 1931, Khái Hƣng lập gia
đình và cùng vợ lên Phú Thọ buôn sơn ta và chè. Những cảnh và ngƣời vùng
này, về sau đƣợc mô tả rất nhiều trong sáng tác của ông. Sau một thời gian,
ông đƣa vợ về Hà Nội sinh sống.
Từ 1930 - 1932, Nhất Linh từ Pháp trở về nƣớc và cũng dạy học tại
trƣờng này. Khái Hƣng đã quen Nhất Linh ở đó và họ trở thành một cặp tác
giả nổi tiếng. Tuy Khái Hƣng lớn hơn Nhất Linh 9 tuổi nhƣng là ngƣời bƣớc

vào văn đàn sau nên đƣợc gọi là Nhị Linh.
Khái Hƣng tham gia Tự lực văn đoàn do Nhất Linh thành lập. Văn
đoàn này bắt đầu xuất hiện từ năm 1932, và đến đầu 1933 thì tuyên bố chính
thức thành lập với ba thành viên trụ cột là Nhất Linh, Khái Hƣng và Hoàng
Đạo.
Trong thời gian “Đệ nhị thế chiến”, giống nhƣ Nhất Linh, Khái Hƣng
cũng tham gia hoạt động chính trị. Do tham gia Đại Việt dân chính Đảng thân
Nhật nên Khái Hƣng từng bị chính quyền Thực dân Pháp bắt giam. Sau ngày
Nhật đảo chính Pháp tháng 3 năm 1945 Khái Hƣng đƣợc trả tự do.
Sau Tổng khởi nghĩa tháng Tám, Khái Hƣng có viết một loạt báo,
truyện ngắn kịch ngắn trên các báo của Việt Nam Quốc dân Đảng xong không
một tác phẩm nào có giá trị. Về nội dung tác phẩm, từ một nhà văn có khuynh
hƣớng tƣ sản cấp tiến, ông đã trở thành ngƣời đi ngƣợc với xu thế chung của
lịch sử.
Năm 1947, Khái Hƣng mất tại Nam Định.
Cuộc đời chính trị của Khái Hƣng có nhiều phức tạp. Nhƣng nói đến
Tự lực văn đoàn không thể không nói đến Khái Hƣng. Trong tác phẩm Nhà
Cảm quan hiện thực trong tiểu thuyết “Gia đình” của Khái Hưng
Trường ĐHSP Hà Nội 2 12 Nguyễn Thu Hằng - K36B Văn
văn hiện đại, nhà văn Vũ Ngọc Phan nhận xét về Khái Hƣng nhƣ sau: “Khái
Hƣng nhƣ ngƣời ta đã thấy là một nhà tiểu thuyết có biệt tài. Ông xét tâm lí
phụ nữ Việt Nam rất đúng, ông lại để tâm đến việc cải cách hủ tục trong gia
đình Việt Nam nên những tiểu thuyết phong tục của ông đều là những tiểu
thuyết có giá trị. Phần đông thanh niên trí thức Việt Nam là những độc giả
chân thành của ông trong số số đó phụ nữ chiếm số nhiều hơn cả” [1, 92].
1.1.2. Sự nghiệp sáng tác
Bƣớc vào văn giới từ khi rất trẻ, Khái Hƣng đã để lại cho đời một sự
nghiệp sáng tác rất đồ sộ, đặc biệt là mảng tiểu thuyết và truyện ngắn.
Tiểu thuyết:
Hồn bướm mơ tiên (1933), Đời mưa gió (cùng Nhất Linh 1933), Nửa

chừng xuân (1934), Gánh hàng hoa (cùng Nhất Linh 1934), Trống mái
(1934), Gia đình (1936), Tiêu sơn tráng sĩ (1937), Thoát ly (1938), Hạnh
(1938), Đẹp (1940), Thanh đức (1942).
Truyện ngắn:
Anh phải sống (cùng Nhất Linh 1934), Tiếng suối reo (1935), Dọc
đường gió bụi (1936), Cái ấm đất (1940), Đợi chờ (1940), Đội mũ lệch
(1941), Cái ve (1944).
Kịch:
Tục lụy (1937), Cóc tía (1940), Đồng bệnh (1942).
Ngoài các tác phẩm kể trên, Khái Hƣng còn sáng tác một số tập truyện
dành cho thiếu nhi ở nhiều mảng đề tài khác nhau. Dù sáng tác ở bất cứ thể
loại hay đề tài nào thì Khái Hƣng cũng đƣợc biết đến là một nhà văn sống và
viết hết mình. Văn học phục vụ cho đời sống tinh thần và văn học cũng để
phản ánh cuộc sống dƣới mọi góc độ.
Nhƣ vậy, nhìn vào khối lƣợng sáng tác của Khái Hƣng, chúng ta có thể
khẳng định: Ông “xứng đáng đƣợc gọi là cây bút dồi dào, tài hoa hơn cả của
Cảm quan hiện thực trong tiểu thuyết “Gia đình” của Khái Hưng
Trường ĐHSP Hà Nội 2 13 Nguyễn Thu Hằng - K36B Văn
nhóm Tự lực văn đoàn”.
1.1.3. Quan điểm sáng tác
Mỗi một nhà văn nếu muốn tạo dựng đƣợc tên tuổi của mình trên văn
đàn thì cần phải có quan niệm sáng tác độc đáo và mới mẻ. Dù không quá
bóng bẩy nhƣng nhà văn Khái Hƣng đã để lại trong lòng bạn đọc những ấn
tƣợng về một nhà văn với những suy nghĩ về cách làm, cách viết riêng biệt.
Sống trong giai đoạn xã hội không mấy thuận lợi, ông đã bắt nhịp đƣợc với
cuộc sống, đáp ứng đƣợc những đòi hỏi về văn học nghệ thuật.
Dƣới hiện thực xã hội với những đòi hỏi khắt khe trong đời sống văn học
nghệ thuật. Khái Hƣng luôn chủ trƣơng làm mới mẻ, yêu đời, tin ở sự tiến bộ,
trọng tự do cá nhân… Từ đó, trong sáng tác của mình, ông cổ vũ cho cái mới,
đấu tranh cho tự do cá nhân, hạnh phúc con ngƣời, phê phán cái cũ, xấu xa, lỗi

thời, lạc hậu, những gì cản trở cái mới phát triển. Tự đặt mình vào trong thời
cuộc, khi mà cái mới, cái Âu hóa đang lan dần vào Việt Nam, nhà văn biết hòa
mình vào lối sống đó để đáp ứng nhu cầu của quần chúng nhân dân.
Khái Hƣng đã dấn thân vào văn giới với tấm lòng của nhà giáo, với
hoài bão của ngƣời cầm bút chân chính nhằm mang vẻ đẹp của Chân Thiện
Mỹ để trang trải, tô điểm cho cuộc sống có ý nghĩa đích thực của nó. Khái
Hƣng sáng tác rất dồi dào, phong phú, với sự đam mê và giàu nghị lực.
Khái Hƣng xem nghề văn, nghề báo nhƣ là nguồn sống cao quý với tâm
tƣ, tình cảm, nhận thức của văn nhân để cùng nhau trang trải nỗi niềm. Nhà
giáo, nhà báo, nhà văn nhƣ ông luôn mang tâm hồn nhân bản để xây dựng cái
hay, cái đẹp nhân cách con ngƣời, giá trị đạo đức trong từng cá nhân, gia đình
và xã hội. Khái Hƣng thẳng thắn nhìn nhận rằng ông “viết tiểu thuyết theo
nhu cầu và điều kiện văn nghệ của một thời đại mà thôi”. Vì vậy, ông đi sâu
vào con đƣờng “tiểu thuyết luận đề” nhằm khai phá dòng sinh khí mới trong
văn học qua lăng kính xã hội. Đồng thời, nêu ra thực trạng trong cuộc sống bi
Cảm quan hiện thực trong tiểu thuyết “Gia đình” của Khái Hưng
Trường ĐHSP Hà Nội 2 14 Nguyễn Thu Hằng - K36B Văn
đát của xã hội đầy rẫy với nhân tình thế thái, với cảnh đời ô trọc, giá trị cao
quý đích thực của nhiều tầng lớp nổi trôi, trầm luân trong cuộc sống.
Những tiểu thuyết có giá trị của Khái Hƣng đều phô bày cho chúng ta
thấy những tình trạng xấu xa hoặc của gia đình, hoặc của xã hội Việt Nam.
Ông muốn phá bỏ hoàn toàn cái cũ đi và thay thế bằng một cái mới toàn diện.
Là một tiểu thuyết gia, ông mong muốn trừ bỏ những cái xấu xa trong gia
đình cũng nhƣ ngoài xã hội. Khái Hƣng còn là một tác giả viết về những tục
xấu của ngƣời Việt Nam và có cái tƣ tƣởng khuyến khích ngƣời ta sửa đổi.
Nhƣ vậy, sự ảnh hƣởng từ đời sống xã hội, từ ý thức thế hệ trí thức tƣ
sản, Khái Hƣng đã thực hiện đƣợc thiên chức của nhà văn là không phải chỉ
để ca tụng hay phản ánh hoàn toàn giới bần cố nông khố rách áo ôm, mà nghệ
thuật của họ mở rộng ra cho tới tận chân trời đến tất cả mọi khía cạnh của xã
hội, con ngƣời.

1.2. Cơ sở hình thành cảm quan hiện thực của Khái Hƣng
Văn học luôn bắt nguồn từ cuộc sống dù nhà văn thuộc bất kì trào lƣu
hay khuynh hƣớng nào. Khuynh hƣớng lãng mạn nói chung, Khái Hƣng nói
riêng không nằm ngoài quy luật này. Qua tác phẩm của mình, ông lên tiếng phê
phán lễ giáo và chế độ đại gia đình phong kiến, đồng thời ông lên án sự tác oai
tác quái của đồng tiền đã làm mất dần đi nhân phẩm tốt đẹp của con ngƣời.
Chính hiện thực xã hội đã góp phần làm cho Khái Hƣng có thêm nhiều cảm
hứng để sáng tác nên những tác phẩm lãng mạn thấm đẫm tinh thần hiện thực.
1.2.1. Bối cảnh xã hội
Trong những năm 30 của thế kỉ XX, giai cấp phong kiến đã mất dần vai
trò lãnh đạo đất nƣớc và trở thành tay sai đắc lực của thực dân. Đến thời điểm
này, chính quyền Thực dân đã can thiệp khá sâu vào Đông Dƣơng nói chung
và Việt Nam nói riêng. Nhằm đặt cơ sở cho chƣơng trình khai thác lâu dài,
thực dân Pháp vừa duy trì giai cấp phong kiến, vừa thi hành hàng loạt các
Cảm quan hiện thực trong tiểu thuyết “Gia đình” của Khái Hưng
Trường ĐHSP Hà Nội 2 15 Nguyễn Thu Hằng - K36B Văn
biện pháp tài chính, kinh tế áp đặt, độc quyền đối với xứ thuộc địa. Để phục
vụ công cuộc khai thác, vơ vét kinh tế, thực dân chủ trƣơng mở rộng mạng
lƣới giao thông giữa các vùng miền. Việc mở mang giao thông đã tạo đà cho
sự phát triển nhiều mặt của xã hội.
Trƣớc hết, đô thị là thị trƣờng trao đổi, lƣu thông hàng hóa giữa các
vùng miền. Thị trƣờng ngày càng phát triển mạnh mẽ với việc nhập khẩu và
phân bố những mặt hàng công nghiệp, công nghiệp phẩm của phƣơng Tây mà
chủ yếu là của thực dân Pháp. Đồng thời, đó là trung tâm xuất khẩu tài
nguyên và hàng nông sản, thủ công mỹ nghệ của Việt Nam. Nhƣ vậy, đô thị
giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế nƣớc ta. Ngoài ra, nó
còn trở thành trung tâm quân sự, chính trị, văn hóa của cả nƣớc.
Chính sách khai thác thuộc địa và sự ra đời của những đô thị mới kéo
theo những biến động lớn trong kết cấu xã hội. Kết cấu xã hội theo hƣớng tƣ
sản xuất hiện và đƣợc duy trì ở các đô thị. Do nhu cầu của chế độ thực dân

nửa phong kiến, tầng lớp Tiểu tƣ sản xuất hiện và tác động mạnh tới sự biến
động của xã hội thị thành. Đây là tầng lớp đông đảo gồm những trí thức, tiểu
thƣơng, thợ thủ công, một số xuất thân từ nông thôn…Tính chất phức tạp của
giai cấp này thể hiện ở nhiều mặt trong đời sống và ảnh hƣởng nhiều đến thái
độ chính trị của họ.
Ở nông thôn, vai trò và ảnh hƣởng của triều đình phong kiến vẫn chi
phối nặng nề đời sống xã hội bởi sự tồn tại của cả hệ thống cƣờng hào, quan
lại, địa phƣơng. Ở bình diện xã hội, nông thôn vẫn tồn tại là mâu thuẫn giữa
giai cấp phong kiến và ngƣời nông dân. Về văn hóa, cuộc sống nông thôn
cũng đã xáo động bởi ảnh hƣởng của văn hóa đô thị. Về cơ bản, nông thôn
Việt Nam vẫn là thành lũy vững chắc của lễ giáo cổ hủ. Những hủ tục lạc hậu,
lề lối cũ đã đẩy con ngƣời vào bƣớc đƣờng cùng. Tuy nhiên, đời sống văn hóa
cũng dần đƣợc thay đổi bởi ảnh hƣởng của đô thị và sự xuất hiện ngày càng
Cảm quan hiện thực trong tiểu thuyết “Gia đình” của Khái Hưng
Trường ĐHSP Hà Nội 2 16 Nguyễn Thu Hằng - K36B Văn
nhiều của văn hóa phƣơng Tây. Đô thị với những lối sống theo chiều hƣớng
hiện đại đã hấp dẫn những ngƣời nông dân với nhiều điều mới lạ.
Xã hội Việt Nam từ khi bƣớc sang thế kỉ XX đã bắt đầu có sự xâm
nhập của nền văn minh công nghiệp phƣơng Tây. Các đô thị lớn, các thị xã,
thị trấn, ngƣời dân tiếp xúc với lối sống văn minh tƣ sản và lối sống này đã
tạo ra những biến đổi lớn trong sinh hoạt. Các chàng trai thị thành giàu sang
đua nhau mặc Âu phục với những đôi giày da đen bóng. Các cô gái Bắc kì
trƣớc kia đội “nón thúng quai thao, bỏ tóc đuôi gà, dép sơn cong cớn, quần áo
thâm lƣợt thƣợt…” thì nay đã “bỏ dép, bỏ nón, dùng giày mõm nhái, ô
đen…”.
Nhịp sống thay đổi theo sự vận động của cơ chế mới - cơ chế của xã
hội đồng tiền và quyền lực, phù hợp với chính sách vơ vét kinh tế của Thực
dân. Tất cả những điều kiện trên đã làm đảo lộn các mối quan hệ xã hội, thay
đổi quan niệm thẩm mĩ, đạo đức của dân tộc ta. Một thế hệ mới xuất hiện, đó
là tầng lớp thanh niên trí thức Tiểu tƣ sản thành thị. Họ học chữ Quốc ngữ,

chữ Pháp, tiếp xúc thƣờng xuyên với cái mới, đón nhận tƣ tƣởng dân chủ, tự
do, thức tỉnh ý thức con ngƣời cá nhân với những nhu cầu mới về văn học
nghệ thuật. Họ đòi hỏi những món ăn tinh thần mới, đòi hỏi văn học phải có
những thể loại phù hợp chứa đựng nội dung phong phú.
Hiện thực xã hội đã chi phối quá trình tìm tòi, khám phá, lựa chọn chủ
đề, đề tài, cốt truyện và xây dựng hình tƣợng của các nhà văn. Và tiểu thuyết
của Khái Hƣng đã từng làm say mê độc giả đƣơng thời, nhất là thanh niên ở
thành thị và thanh niên có học ở nông thôn. Sự say mê ấy chính là sự hƣởng
ứng cuộc đấu tranh mới - cũ, đấu tranh để phá bỏ lễ giáo phong kiến ràng
buộc ngƣời thanh niên mà cái “tôi” bắt đầu đƣợc giải phóng. Những lễ giáo
cũ đã không còn phù hợp nữa, họ đang đòi một cuộc sống hiện đại trong đó cá
nhân của mỗi ngƣời đƣợc tự khẳng định mạnh mẽ trƣớc xã hội. Tác phẩm Gia
Cảm quan hiện thực trong tiểu thuyết “Gia đình” của Khái Hưng
Trường ĐHSP Hà Nội 2 17 Nguyễn Thu Hằng - K36B Văn
đình là lời tuyên chiến khá hùng hồn về quyền lợi cá nhân cũng nhƣ chống lại
lễ giáo và đại gia đình phong kiến.
Nhƣ vậy, một trong những cơ sở hình thành cảm quan hiện thực trong
tiểu thuyết của Khái Hƣng là bắt nguồn từ hiện thực xã hội bấy giờ. Lễ giáo
phong kiến và chế độ đại gia đình đã đẩy con ngƣời vào cuộc sống với những
bi kịch.
1.2.2. Lịch sử những năm 1936
Ở vào khoảng thời gian cuối thập niên 1930, tình hình chính trị, kinh tế,
xã hội ở Việt Nam rất rối loạn, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Đây là
thời kì nƣớc ta sống trong giai đoạn nửa thuộc địa, nửa phong kiến. Chế độ
Thực dân Pháp ra sức bóc lột nhân dân ta bằng chính sách kinh tế vơ vét tài
nguyên, sƣu cao thuế nặng… và sẵn sàng đàn áp đẫm máu các phong trào
Cách mạng.
Trƣớc tình hình đó, phong trào đấu tranh đòi tự do dân chủ đã họp bàn
lại, kèm theo đó là sự ủng hộ của các đảng phái, nhân sĩ, trí thức. Từ đó, Đảng
Cộng Sản Đông Dƣơng đã đề ra phong trào đấu tranh đòi các quyền tự do,

dân chủ, dân sinh. Những khẩu hiệu đấu tranh của họ chứa đựng nội dung cải
cách dân chủ mạnh mẽ do Đảng cộng sản Đông Dƣơng lãnh đạo. Đây là một
phong trào rộng lớn có tổ chức. Nó khác với phong trào cải lƣơng do một
nhóm nhỏ tƣ sản, địa chủ khởi xƣớng với mục đích xin chính quyền thực dân
ban cho một số quyền lợi hàng ngày và coi đó là mục đích cuối cùng.
Do đƣợc tiếp xúc với một nền văn hóa mới tiến bộ hơn, một số thanh
niên trí thức Tây học muốn đƣợc giải phóng con ngƣời bằng tƣ tƣởng phƣơng
Tây. Họ muốn cải cách xã hội theo lập trƣờng tƣ duy cấp tiến. Lập trƣờng của
họ rất dứt khoát và quyết liệt: “Chúng tôi muốn tiêu diệt chế độ cũ” - một chế
độ đã mục nát, thối rữa và lạc hậu. Không còn dừng lại ở cuộc đấu tranh
chống lại nƣớc thuộc địa, nhân dân ta còn đấu tranh chống lại các hủ tục lạc
Cảm quan hiện thực trong tiểu thuyết “Gia đình” của Khái Hưng
Trường ĐHSP Hà Nội 2 18 Nguyễn Thu Hằng - K36B Văn
hậu của chế độ phong kiến. Những nghi thức cũ, lối sống khuôn mẫu cũ
không còn phù hợp với tƣ tƣởng mới. Và nó chính là một trong những nguyên
nhân trực tiếp biến dân tộc ta trở thành một nƣớc què quặt, ốm yếu.
Đứng trƣớc tình hình thế giới và trong nƣớc biến động nhƣ vậy cũng
đòi hỏi một nền văn học nghệ thuật phù hợp hơn. Các nhà văn lãng mạn cũng
dùng hết tâm huyết và bút lực để sáng tạo ra những tác phẩm mới, phù hợp
với xã hội ngày càng hiện đại. Đây đƣợc coi là thời kì văn học phát triển rực
rỡ với những thành tựu phong phú, những vấn đề mang ý nghĩa sâu sắc đối
với đời sống xã hội, đánh dấu bƣớc tiến quan trọng trong tiến trình vận động,
phát triển của lịch sử văn học.
Trong thời kì này, Khái Hƣng cho ra mắt bạn đọc cuốn tiểu thuyết Gia
đình đƣợc đăng báo Ngày nay năm 1936, in thành sách năm 1937. Trong tác
phẩm, nhà văn nêu lên mâu thuẫn giữa cá nhân và gia đình, giữa quan niệm
cũ và mới… Chính những ghen ghét, đố kị, những tủn mủn, nhỏ nhen đã đẩy
những mâu thuẫn, xung đột lên đến đỉnh cao. Viết tác phẩm này, ngòi bút của
Khái Hƣng hƣớng tới việc lên án lễ giáo phong kiến cùng chế độ đại gia đình
lạc hậu.









Cảm quan hiện thực trong tiểu thuyết “Gia đình” của Khái Hưng
Trường ĐHSP Hà Nội 2 19 Nguyễn Thu Hằng - K36B Văn
CHƢƠNG 2
CẢM QUAN HIỆN THỰC THỂ HIỆN QUA NỘI DUNG PHẢN ÁNH

2.1. Phê phán mạnh mẽ lễ giáo phong kiến
Giá trị nội dung đƣợc chú ý trong sáng tác của các nhà văn giai đoạn
1930 - 1945 là tố cáo xã hội vô nhân đạo. Là trí thức, các nhà văn cảm nhận
sâu sắc nỗi đau mất nƣớc, mất tự do và phải sống buồn tẻ, tù túng bởi cái đói,
cái nghèo, bởi những bất công đầy rẫy trong xã hội. Với những nỗi bất hạnh
mà dân ta đang phải gánh chịu thì các tác giả Tự lực văn đoàn nói chung và
nhà văn Khái Hƣng nói riêng đã dùng hết tâm huyết của mình vào việc lên án,
tố cáo lễ giáo phong kiến lỗi thời đã đẩy ngƣời dân vào cảnh khốn cùng.
2.1.1. Phê phán tâm lí háo danh, đố kị, ích kỉ
Trong Gia đình, tâm lí háo danh, đố kị, ích kỉ là tâm lí xuyên suốt tác
phẩm. Đó là một gia đình mang nặng tƣ tƣởng gia phong. Ở đây, tình ngƣời
không còn hiện hữu.
Tâm lí háo danh ăn sâu vào bản chất của nhiều nhân vật trong tiểu
thuyết. Ông bà Án Báo muốn duy trì bằng đƣợc cái vòng quay của xã hội cũ:
học hành - đỗ đạt - làm quan. Họ vẫn mang trong mình những đặc tính cố hữu
không gì lay chuyển nổi và không ngừng nhen nhóm ngọn lửa háo danh đó
cho thế hệ nối tiếp. Nga là nhân vật tiêu biểu nhất mang tâm lí hám danh, đố

kị, ích kỉ. Một ngƣời phụ nữ thông minh, xinh đẹp, và tìm mọi cách để đƣợc
làm bà Huyện. Mọi hành động của nàng đều đƣợc vạch định kĩ lƣỡng, cẩn
trọng: “Và nàng tƣởng ngay đến phƣơng pháp để bắt An làm theo ý muốn của
mình. Phƣơng pháp ấy phải dùng cho khôn khéo lắm mới đƣợc, vì già néo thì
đứt dây, có thể nguy kịch” [8, 30]. Cũng chỉ vì cái tham vọng làm bà lớn đã
đẩy Nga từ một cô gái dịu dàng trở thành một ngƣời phụ nữ lúc nào cũng toan
tính, ngay cả với Bảo - ngƣời chị em mà cô yêu quý nhất “Bây giờ chị em tử
tế với nhau yêu nhau nhƣ chân tay thực. Nhƣng mai kia nếu nhà chồng có
Cảm quan hiện thực trong tiểu thuyết “Gia đình” của Khái Hưng
Trường ĐHSP Hà Nội 2 20 Nguyễn Thu Hằng - K36B Văn
thần thế, hách dịch hơn nhà chồng mình, biết đâu nó lại không coi mình nhƣ
rơm nhƣ rác?”. Tâm lí háo danh khiến cho Nga có những suy nghĩ, hành động
trái hẳn ngày mới lấy An “ngoan ngoãn chiều chồng”. Thậm chí sự đố kị, ích
kỉ đó đã biến Nga trở thành một con ngƣời đầy mƣu mô, xảo trá và hẹp hòi
khi ủng hộ cuộc hôn nhân của Bảo với mục đích: “Để sau này khỏi há miệng
mỉa mai rằng nhà chồng nàng không phải một nhà quý phái” [8, 91].
Không chỉ có Nga mà trong tác phẩm, ông Điều Vạn cũng đƣợc khắc
họa bởi những nét hợm hĩnh mang nặng tâm lí háo danh, đố kị. Ông muốn An
học ra làm quan nhƣng không hẳn là lo cho tƣơng lai, sự nghiệp của cháu mà
xuất phát từ chính tâm lí hám danh, hám tiền tài danh vọng. Ông vẫn ghen
ghét anh cả ông, vì thấy con anh học hành giỏi giang. Lòng đố kị luôn thƣờng
trực trong con ngƣời ông. Vì hỏng con nên ông đành vớt vát lấy cháu. Ông
chỉ mong cho An ra làm quan bởi nếu An làm tri Huyện thì ở trong làng
chẳng còn ai to hơn nữa, và chức tiên chỉ chắc chắn sẽ thuộc về họ ông. Thế
nên ngày An quyết định đi học “Ngƣời hí hửng vui sƣớng nhất là ông Điều
Vạn” [8, 133].
Phụng - một ngƣời đàn bà có chồng làm quan, luôn tỏ ra là một bà lớn
quyền uy, hách dịch với ngƣời nhà, khinh bỉ chị em. Nghe tin em rể vào Đại
học thì nàng sinh ra thù ghét em gái. Phụng sẵn sàng đấu đá, kình địch với em
gái một cách thẳng thắn, không hề giấu diếm, che đậy hay úp mở, và có lần đã

mắng nhƣ tát nƣớc vào mặt cô em gái của mình. Hay Viết cũng có những tâm
lí và hành động tƣơng tự. Một ngƣời lọc lõi trong chốn quan trƣờng, hắn
thăng quan tiến chức nhờ ăn hối lộ với tất cả sự bỉ ổi của mình.
Qua hàng loạt những nhân vật kể trên, Khái Hƣng tỏ thái độ phê phán
thứ tâm lí làm cho con ngƣời ta biến chất. Bởi kết cục vì những danh hão đó
mà họ đều phải trả giá.
Tác giả bài Về Tự lực văn đoàn có một nhận xét tinh tế về nét riêng nhân
vật của Gia đình nhƣ sau: Tính cách của mấy nhân vật phụ nữ đƣợc xây dựng

×