Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Thế giời nghệ thuật trong tiểu thuyết côi cút giữa cảnh đời của ma văn kháng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (621.25 KB, 61 trang )


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN




MAI THỊ TÂM



THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG
TIỂU THUYẾT CÔI CÚT GIỮA CẢNH
ĐỜI CỦA MA VĂN KHÁNG


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
ThS. DƢƠNG THỊ THÚY HẰNG




HÀ NỘI - 2014

Khóa luận tốt nghiệp


LỜI CẢM ƠN



Tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới ThS Dương Thị Thúy Hằng – người đã
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành Khóa luận.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè đã quan tâm động
viên, khích lệ, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Mặc dù đã nỗ lực cố gắng song do thời gian không nhiều, năng lực bản thân
có hạn nên khóa luận chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Kính mong nhận được sự lượng
thứ và góp ý chân thành của các thầy cô giáo và các bạn để được học hỏi và rút kinh
nghiệm cho những công trình sau.

Hà Nội, ngày 24 tháng 4 năm 2014
Sinh viên


Mai Thị Tâm











Khóa luận tốt nghiệp


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là đề tài khóa luận là kết quả nghiên cứu của riêng tôi.
Những gì được triển khai trong khóa luận không trùng khít với bất cứ một công trình
nghiên cứu của tác giả nào đã được công bố trước đó. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu
trách nhiệm.


Hà Nội, ngày 24 tháng 4 năm 2014
Sinh viên

Mai Thị Tâm

Khóa luận tốt nghiệp


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Mục đích chọn đề tài 2
3. Lịch sử vấn đề 2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5
6. Phương pháp nghiên cứu 5
7. Đóng góp của khóa luận 5
8. Cấu trúc của khóa luận 5
NỘI DUNG 7
Chƣơng I. Giới thiệu chung 7
1.1. Sự chuyển mình của tiểu thuyết Việt Nam sau 1986 7
1.2. Ma Văn Kháng – hành trình sáng tạo – quan niệm sáng tác 10
1.3. Tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời 13

Chƣơng II. Hình tƣợng nhân vật trong tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời 15
2.1. Nhân vật có số phận bi thảm 16
2.1.1. Nhân vật Duy 16
2.1.2. Nhân vật Thảm 21
2. 2. Nhân vật tha hóa 23
2.2.1. Nhân vật Luông 24
2.2.2. Nhân vật Hứng 28
2.2.3. Nhân vật Vàng Anh, Vành Khuyên. 31
2.3. Nhân vật vị tha 33
2.3.1. Nhân vật người bà 33
2.3.2. Nhân vật Quyên 39
Chƣơng 3. Một số yếu tố về hình thức nghệ thuật trong tiểu thuyết
Khóa luận tốt nghiệp


Côi cút giữa cảnh đời 44
3.1. Ngôn từ nghệ thuật 41
3.1.1. Ngôn từ dung dị đời thường 44
3.1.2. Ngôn từ giàu tính biểu cảm 48
3.2. Giọng điệu nghệ thuật 50
3.2.1. Giọng trữ tình 51
3.2.2. Giọng điệu triết lí 53
3.2.3. Giọng giễu nhại 57
KẾT LUẬN 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Khóa luận tốt nghiệp
Sinh viên: Mai Thị Tâm 1 Lớp: K36C – SP Văn

MỞ ĐẦU


1. Lí do chọn đề tài
1.1. Nhà văn Ma Văn Kháng tên thật là Đinh Trọng Đoàn, sinh ngày
1/12/1936 ở phường Kim Liên, quận Đống Đa, Hà Nội. Ông là một trong số ít các
nhà văn Việt Nam viết khoẻ, viết đều, trong bất cứ điều kiện, hoàn cảnh nào. Đến
nay, Ma Văn Kháng đã có đến 20 tập truyện ngắn, 12 cuốn tiểu thuyết và 4 truyện
viết cho thiếu nhi từ đó ông tạo ra cho mình phong cách riêng, chỗ đứng riêng
trong nền văn học nước nhà.
Đặc biệt, Ma Văn Kháng là một cây bút có đóng góp rất nhiều trong sự
nghiệp đổi mới văn xuôi sau 1986. Với những tác phẩm mở đường như Mưa mùa
hạ (1982), Mùa lá rụng trong vườn (1985), Ma Văn Kháng được coi là người “đi
tiền trạm” trong sự nghiệp này. Ông không chọn cách đưa ra những tuyên ngôn
nghệ thuật mang tính chất “gây chấn động” như những nhà văn khác (Nguyễn
Minh Châu, Nguyễn Khải) mà chọn cho mình cách “chiến đấu” thầm lặng với
từng bước đi vững chắc với những tác phẩm của mình từ đó góp sức, góp thành
tựu cho sự nghiệp đổi mới văn xuôi sau 1986 nói riêng và cho nền văn học dân tộc
nói chung. Theo Phong Lê thì Ma Văn Kháng xứng đáng là một trong những
“gương mặt tiêu biểu đóng vai trò tiền trạm báo hiệu cho công cuộc đổi mới chính
thức mở ra từ nửa cuối những năm 80 thế kỉ 20”.
1.2. Đối với Ma Văn Kháng thì “Văn chương là một công việc nặng nhọc.
Nó luôn đòi hỏi sự huy động hết mình, nội lực và năng lực tiềm ẩn, sự thăng hoa
và hứng khởi bất chợt, niềm tâm thức và tâm linh bảng lảng, ám ảnh đến dai
dẳng, những ẩn ức bức xúc bất thần dội lên từ gan ruột”. [6] Vì thế ông đi vào
nghiệp văn chương với quan niệm về tư liệu để viết “không phải đi đâu tìm mà nó
có sẵn trong cuộc sống hàng ngày. Tôi luôn tâm niệm sống rồi mới viết, quan
trọng là sự trải nghiệm của bản thân, của suy nghĩ trước cuộc sống”. [7] Thế nên
những gì ông viết đều là những chiêm nghiệm rất thật của mình trước cuộc sống
muôn màu muôn vẻ. Chính vì điều đó mà ông hay hướng tới những cảnh đời. Chính
Khóa luận tốt nghiệp
Sinh viên: Mai Thị Tâm 2 Lớp: K36C – SP Văn


ông cũng được mệnh danh là “nhà văn của cảnh đời” và tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh
đời là một tác phẩm như thế.
Tiểu thuyết này đã vinh dự đạt giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ
thuật năm 2012. Điều đó là minh chứng chân thực nhất cho giá trị của tác phẩm.
Côi cút giữa cảnh đời xuất bản năm 1989 với tư tưởng “mạnh dạn”, dám nhìn thẳng
vào sự thật với những góc khuất những năm “đổi mới” của đất nước ta. Và còn là
những chiêm nghiệm đầy nước mắt và nụ cười về vấn đề thế sự. Những cảnh đời éo
le khổ cực mà thoát ra bao nhiêu chân lí sống cao cả.
Với sự nghiệp văn học của Ma Văn Kháng nói riêng và công cuộc đổi mới
văn xuôi nói chung, tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời như một mắt xích quan
trọng thể hiện tư tưởng của nhà văn về văn học và cuộc đời.
Và việc tìm hiểu về thế giới nghệ thuật của tác phẩm này sẽ cho ta thấy cảm
hứng thế sự được thể hiện vừa khái quát, bao trùm lại vừa cụ thể, đặc sắc. Từ đó
đóng góp sắc màu riêng cho thế giới nghệ thuật trong hệ thống tiểu thuyết thế sự
sau 1986 của nhà văn thêm phong phú, đa dạng. Để làm rõ điều trên tôi đã lựa chọn
đề tài này.
2. Mục đích chọn đề tài
Khóa luận hướng tới mục đích khám phá về chiều sâu của tiểu thuyết qua
phương diện thế giới nghệ thuật mang đặc trưng và màu sắc riêng của tác phẩm.
3. Lịch sử vấn đề
3.1. Nhà văn Ma Văn Kháng
Lã Nguyên trong bài viết “Khi nhà văn “đào bới bản thể từ chiều sâu
tâm hồn””, đăng trên tạp chí Văn học, số 9/1999 cho rằng “đào bới bản thể
mình ở chiều sâu tâm hồn”, Ma Văn Kháng đã cất lên tiếng nói riêng. Nhiều
sáng tác được Ma Văn Kháng viết ra cứ y như là để nối lời, tiếp lời, đúng hơn
là để đối thoại, tranh biện trong tiểu thuyết, truyện ngắn Ma Văn Kháng:
Tranh biện về con người, về văn chương nghệ thuật”. [11, 63]
Hay như Đỗ Phương Thảo với bài viết “Quan niệm về văn chương nghệ
thuật của Ma Văn Kháng” in trong tạp chí Khoa học, số 5/2005 cũng khẳng
Khóa luận tốt nghiệp

Sinh viên: Mai Thị Tâm 3 Lớp: K36C – SP Văn

định rằng “với Ma Văn Kháng, văn là đời, văn là người; viết văn là để giãi
bày những suy nghĩ về số phận, về con người”. [8] Từ đây lại cho thấy Ma
Văn Kháng là cây bút thấm đẫm tình người và sự triết lí về cuộc đời.
Để là một nhà văn mà được giới nghiên cứu phê bình nhận xét tốn
nhiều giấy mực như trên thì ắt hẳn Ma Văn Kháng là một tác giả có hành trình
khám phá hiện thực và viết văn hết sức đặc biệt. Hành trình sáng tạo ấy đã
được nghiên cứu như thế nào? Đã có những công trình, ý kiến của những nhà
phê bình nào? Ta hãy cùng ngược dòng thời gian để đi từ những ngày đầu ông
“chập chững” vào nghề và những ý kiến nhận xét xung quanh ấy.
Xuất thân là một nhà giáo nghèo, Ma Văn Kháng nhanh chóng lên
miền ngược và có cuộc “gặp gỡ kì lạ” với nơi mà ông gọi là “mảnh đất vàng”.
Ở đây, ông cũng tìm thấy cho mình những cảm hứng đầu tiên từ Truyện Tây
Bắc của Tô hoài và năm 1969 với tập truyện ngắn đầu tay Xa Phủ đã có bài
nhận xét của Nguyễn Đại được đăng trên báo Nhân Dân số ra ngày 5/10/1950.
Những năm từ 1975 – 1985 Ông sáng tác những tiểu tuyết như: Đồng
bạc trắng hoa xòe, Mưa mùa hạ, Mùa lá rụng trong vườn cũng gây được sự
chú ý của bạn đọc và giới nghiên cứu phê bình đặc biệt là với Trần Đăng
Xuyền qua những bài báo như: Một cách nhìn cuộc sống hôm nay, Báo văn
nghệ số 15, ngày 9/4/1983, Đọc Đồng bạc trắng hoa xòe, Báo văn nghệ số 49
ngày 8/2/1979. Ông đã có nhận xét rằng: “Đồng bạc trắng hoa xòe có những
nhân vật được Ma Văn Kháng xây dựng khá công phu. Bằng hình tượng nghệ
thuật, Ma Văn Kháng đã chứng minh rằng đồng bào dân tộc ít người chìm
đắm trong đau khổ, tăm tối những đều có mầm mống cách mạng”. [15, 12]
Những năm đổi mới ông xuất bản Côi cút giữa cảnh đời (1989) và cho ra
mắt tiểu thuyết Võ sĩ lên đài (2012) cũng đã nhận được nhiều lời nhận định, khen
có, chê có nhưng ông luôn chấp nhận lắng nghe tất cả. Đây cũng là lí do vì sao ta
lại có một Ma Văn Kháng khiêm nhường và lặng lẽ cống hiến cho nghệ thuật.
Khóa luận tốt nghiệp

Sinh viên: Mai Thị Tâm 4 Lớp: K36C – SP Văn

Những tác phẩm ông viết ra đều là một nét đẹp. Nói về vẻ đẹp văn
chương trong tác phẩm của ông, nhà nghiên cứu Phong Lê từng nhận xét:
“Hàng trăm truyện ngắn, hàng chục tiểu thuyết trên một hành trình dài, dẫu
có lúc ngôn ngữ chính luận tràn lấn, nhưng vẫn không làm thay đổi, biến
dạng tiếng nói nghệ thuật đích thực trong tác phẩm của Ma Văn Kháng. Một
tiếng nói nghệ thuật từ chính cuộc đời trần trụi, xù xì, thô nhám, đa sự cất
lên; và lắm khi tác giả cũng không cần phải đóng vai trò khách quan”.
Với những tác phẩm và cách làm nên những tác phẩm của mình có thể
nói, Ma Văn Kháng là một nhà văn luôn được quan tâm từ giới bạn đọc và
những nhà phê bình dưới nhiều góc nhìn khác nhau.
3.2. Về tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời
Đọc tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời, ta thấy cuốn sách của Ma Văn
Kháng đã vục vào cái sự thật tối tăm oan khổ đó như nhiều cuốn sách khác.
Cái sự thật tối tăm oan khổ đó chính là vấn đề nhân sinh, vấn đề chính trị mà
ông dám nhìn nhận một cách thẳng thắn. Khi trả lời phỏng vấn của Bình
Nguyên Trang trên báo Công an nhân dân, Ma Văn Kháng cũng đã khẳng
định: “Nhưng tôi thì cho rằng nhà văn không thể viết hay nếu họ không quan
tâm tới chính trị. Vì ở đó bạn có thể nhìn ra số phận của dân tộc, số phận của
nhân dân, những bi kịch và cả niềm vui thời cuộc. Nó buộc bạn phải suy ngẫm”.
Ngay từ khi mới ra đời, tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời đã lôi cuốn
được sự quan tâm chú ý của giới nghiên cứu như một đề tài mới lạ giữa
những năm đổi mới của đất nước ta. Từ đó họ đã cho ra đời những công trình
nghiên cứu về tiểu thuyết này như Một vài suy nghĩ khi đọc Côi cút giữa cảnh
đời của tác giả Vũ Thị Oanh, Vẫn chuyện văn và người của Phong Lê. Và ta
cũng không thể nào không nhắc tới Đặc trưng nghệ thuật tiểu thuyết Côi cút
giữa cảnh đời của Ma Văn Kháng của tác giả Trần Thị Ngọc hay Nghệ thuật
tiểu thuyết của Ma Văn Kháng, tác giả Dương Thị Hồng Liên.
Khóa luận tốt nghiệp

Sinh viên: Mai Thị Tâm 5 Lớp: K36C – SP Văn

Tuy nhiên những đề tài, công trình nghiên cứu trên mới chỉ dừng lại ở
những nhận định chung nhất hoặc nghiên cứu về mặt nghệ thuật của tiểu thuyết
này chứ chưa có thật sự đi sâu vào nghiên cứu thế giới nghệ thuật của tác phẩm.
Vì vậy tôi đi đến việc lựa chọn đề tài này, nhằm làm rõ những yếu tố có
liên quan tới thế giới nghệ thuật của Côi cút giữa cảnh đời để cung cấp thêm
những tư liệu và cái nhìn tổng quát về tiểu thuyết này.
4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Khóa luận hướng tới nghiên cứu về thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết
Côi cút giữa cảnh đời của Ma Văn Kháng.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Khóa luận tập trung nghiên cứu trong phạm vi tiểu thuyết Côi cút giữa
cảnh đời Ma Văn Kháng và tiến hành so sánh đối chiếu với một vài tác phẩm
của ông.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Đặt tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời trong bối cảnh chung của đổi
mới tiểu thuyết sau 1986.
- Phân chia các nhân vật theo các hình tượng nhân vật và phân tích kĩ
các nhân vật theo hình tượng đó trong tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời.
- Chỉ ra và phân tích kĩ lưỡng về tác dụng của một số yếu tố về hình
thức nghệ thuật trong tiểu thuyết này.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Khóa luận tập trung sử dụng những phương pháp nghiên cứu phù hợp
như: Phương pháp phân tích, phương pháp thống kê, phương pháp phân loại,
phương pháp so sánh đối chiếu, phương pháp chứng minh…
7. Đóng góp của khóa luận
Khóa luận tốt nghiệp
Sinh viên: Mai Thị Tâm 6 Lớp: K36C – SP Văn


Việc nghiên cứu đề tài này sẽ cung cấp thêm cho bạn đọc những tư liệu lên quan
đến tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời, cụ thể là về thế giới nghệ thuật của tiểu
thuyết.
Đi sâu, tìm hiểu về thế giới nghệ thuật của tiểu thuyết sẽ cung cấp thêm cách
phân loại nhân vật của tác phẩm và ngày càng hiểu sâu thêm về những nhân vật
trong tác phẩm cũng như những yếu tố nghệ thuật trong tiểu thuyết.
8. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo thì Khóa luận được triển
khai trong 3 chương:
Chƣơng I. Giới thuyết chung
Chƣơng II. Hình tượng nhân vật trong tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời
Chƣơng III. Một số yếu tố về hình thức nghệ thuật trong tiểu thuyết Côi cút
giữa cảnh đời

Khóa luận tốt nghiệp
Sinh viên: Mai Thị Tâm 7 Lớp: K36C – SP Văn

NỘI DUNG
Chƣơng 1
GIỚI THUYẾT CHUNG

1.1. Sự chuyển mình của tiểu thuyết Việt Nam sau 1986
Vào những năm 80 của thế kỉ XX, đất nước ta đã có những bước ngoặt
quan trọng trên mọi mặt cả về chính trị lẫn kinh tế, văn hóa, xã hội… Văn
chương cũng không nằm ngoài luồng vận động chuyển mình mạnh mẽ ấy.
Tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn này đã đứng trước nhu cầu phải thay
đổi cấp thiết hơn bao giờ hết. Đứng trước nhu cầu đổi mới như một ngã rẽ
khó khăn, đã có rất nhiều luồng ý kiến tán thành việc phát triển văn chương,
đặc biệt là tiểu thuyết vẫn phải đi theo những lối mòn sẵn có. Nhưng cũng có

những luồng ý kiến, có những bộ óc cách tân táo bạo rồi bằng tâm huyết của
mình với sự nghiệp văn chương nói chung và về tiểu thuyết nói riêng đã
không ngại thay đổi cách tư duy của mình để đi theo những ngã rẽ mới, tách
khỏi những lối mòn xưa cũ mà khám khá ra những chân trời rộng lớn hơn.
Tiêu biểu như Ma Văn Kháng, Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu… Điều này
cũng chứng tỏ tinh thần trách nhiệm và tâm huyết của các nhà văn ấy.
Sự đổi mới tiểu thuyết diễn ra trên nhiều phương diện khác nhau nhưng
chủ yếu diễn trên những phương diện sau đây.
Thứ nhất là trên phương diện đề tài. Có thể nói, trong từng tiến trình
phát triển của văn học, đề tài mà tiểu thuyết đề cập đến rất khác nhau do nó
phải tồn tại trong những giai đoạn khác nhau. Nguyễn Minh Châu khẳng định
“Một thể loại văn học phải chứng tỏ sức sống của nó ở tính đa dạng và không
ngừng cách tân. Nhất là đối với tiểu thuyết, một thể loại có một sức chứa và
sức chở rất lớn”. [2, 2] Nếu trước đây tiểu thuyết như là một trong những vũ
khí tinh thần phục vụ cho cách mạng, tính tư tưởng chính trị đậm đặc thì giờ
đây tiểu thuyết được trả về với đúng bản thân nó và sống như những gì nó
Khóa luận tốt nghiệp
Sinh viên: Mai Thị Tâm 8 Lớp: K36C – SP Văn

muốn. Không còn chỉ là những đề tài đơn điệu như những thời kì khác nữa,
tiểu thuyết trong thời đại đổi mới hướng tới nhiều đề tài khác nhau và các đề
tài luôn tồn tại song song với nhau. Tiểu thuyết giờ đây có sự tiến triển mạnh
dạn tới kì lạ và sâu sắc. Nó dám “nhìn thẳng” vào những éo le, bi đát hay
những bi kịch của cuộc đời, của con người. Nó dám “nhìn thẳng” một cách
trung thực và táo bạo vào những bất công, vào những góc khuất của con
người mà trước đây tiểu thuyết còn e ngại. Từ đây nó chứng minh cho sức
phát triển mạnh mẽ và không ngừng của bản thân dựa trên sự kế thừa trong
quá khứ và tiếp nối sự phát triển trong tương lai mà Tô Hoài và nhiều tác giả
khác cùng có một nhận định chung rằng: “Tôi không phủ nhận giá trị tiểu
thuyết thời trước, nhưng thật là không thể cho tiểu thuyết một nghĩa cố định.

Tiểu thuyết lúc nào cũng phát triển và biến đổi. Tiểu thuyết có một khả năng
tung hoành không bờ”. [4, 105]
Việc phản ánh con người trong tiểu thuyết thời kì sau năm 1986 cũng có những
biến chuyển cơ bản.
Nếu như trước 1986, đặc biệt là trong giai đoạn văn học 1945 – 1975, nhân vật
thể hiện con người trong văn học mang tính chất sử thi, lãng mạn. Mỗi nhân vật trong
tác phẩm “dường như được tách ra, đại diện cho tập thể, cho cộng đồng. Con
người xã hội, do vậy, không khỏi lấn át con người cá nhân”. [1, 156]
Tới giai đoạn văn học sau 1986, đặc biệt là ở thể loai tiểu thuyết, con người
được nhìn nhận khám phá chủ yếu ở phương diện cá nhân, riêng tư. Các nhà văn tập
trung miêu tả và đào sâu vào bên trong con người với biết bao nhiêu khám phá thú vị
thông qua các nhân vật văn học. Các tác giả quan tâm đến số phận cá nhân và khám
phá chiều sâu thế giới nội tâm phức tạp của con người.
Nhà văn Nguyên Ngọc ghi nhận: “Văn học chăm chú quan tâm hơn đến con
người với tư cách là một thế giới cá nhân phong phú, phức tạp, đa dạng, đa chiều, đa
tầng trong nhiều mối quan hệ cũng hết sức phức tạp và đa dạng với toàn xã hội và với
chính mình…”. [10]
Khóa luận tốt nghiệp
Sinh viên: Mai Thị Tâm 9 Lớp: K36C – SP Văn

Nguyễn Minh Châu ủng hộ phương thức này. Ông nói “Chúng ta tiếp thu các
hình thức tiểu thuyết chính là để trở về xem xét con người Việt Nam một cách sáng
tỏ và để đào xới vào nó sâu hơn”. [6, 2]
Như thế, con người trong tiểu thuyết thời kì đổi mới đã phát triển theo
lối tự nhiên, con người được trả về đời sống thường ngày mà xưa nay nó vẫn
tồn tại với bao nhiêu ước muốn, khát khao hạnh phúc riêng tư. Những tác
phẩm tiểu thuyết tiêu biểu cho điều này: Ngược dòng nước lũ (Ma Văn
Kháng), Người đi vắng, Ngồi (Nguyễn Bình Phương), Nỗi buồn chiến tranh
(Bảo Ninh), Ăn mày dĩ vãng (Chu Lai), Ngày hoàng đạo (Nguyễn Đình
Chính), Hai nhà (Lê Lựu), Gia đình bé mọn (Dạ Ngân), Mẫu thượng ngàn (

Nguyễn Xuân Khánh)
Tiếp đến, cốt truyện - yếu tố được coi là xương sống trong việc tạo ra
trong một tác phẩm đặc sắc- cũng có những đổi mới rất cơ bản. Ở những giai
đoạn trước, chúng ta biết đến những tiểu thuyết nổi tiếng với cốt truyện gay
cấn, li kỳ như Tắt đèn – Ngô Tất Tố, Giông Tố - Vũ Trọng Phụng… Tất cả
đều được gây dựng trên một cốt truyện đặc sắc và gay cấn đến nghẹt thở. Đến
thời kì đổi mới, cốt truyện trong các tiểu thuyết có những hình thái vô cùng
khác nhau. Ở nhiều tác phẩm, kết cấu cốt truyện không còn giữ vai trò chủ
chốt cho thành công của một tác phẩm. Cốt truyện ngày càng trở nên mờ nhạt
đi và thậm chí là không còn những tình tiết li kì, gay cấn và dồn dập, thay vào
đó là các sự kiện, chi tiết như muốn “giễu nhại” bạn đọc bởi sự phi lí, bất cần.
Lại có những tiểu thuyết có kết cấu rất rõ ràng rành mạch, giàu kịch tính.
Ngôn ngữ của tiểu thuyết thời kì đổi nới cũng có nhiều đặc điểm mới
lạ và sáng tạo. Trong các tiểu thuyết rất mới như: Thời xa vắng, Ngày hoàng
đạo, Ngược dòng nước lũ, Ăn mày dĩ vãng, Cơ hội của Chúa, Cõi người rung
chuông tận thế, Cơn giông, Thoạt kỳ thuỷ, Đi tìm nhân vật, Mười lẻ một đêm,
Luật đời và cha con Ngôn ngữ được sử dụng là những chất liệu đời thường
và mang đậm tính khẩu ngữ. Nó khác hẳn với ngôn ngữ thơ mộng của tiểu
Khóa luận tốt nghiệp
Sinh viên: Mai Thị Tâm 10 Lớp: K36C – SP Văn

thuyết lãng mạn. Nó lại càng khác với thứ ngôn ngữ hào hùng của thời tiểu
thuyết những năm kháng chiến.
Ngôn ngữ trong tiểu thuyết hiện nay được trả về với đời sống hàng
ngày mà ở đó các nhà văn như “chụp nguyên si” những khoảng khắc ngôn
ngữ được sử dụng thật.
Như thế, tiểu thuyết sau năm 1986 đã có những bước phát triển vượt
bậc và mạnh mẽ, chứng tỏ sức sống mãnh liệt và sức cách tân không ngừng
để tạo nên sự phù hợp với thời đại mới. Và một trong những nhà văn giữ vai
trò “đi tiền trạm” trong sự nghiệp ấy là nhà văn Ma Văn Kháng với những

cách tân không ngừng trong những sáng tác của mình.
1.2. Ma Văn Kháng – hành trình sáng tạo – quan niệm sáng tác
Ma Văn Kháng tên thật là Đinh Trọng Đoàn, sinh ngày 1 tháng 12 năm 1936,
tại làng Kim Liên, thuộc Kẻ Chợ (nay thuộc phường Phương Liên, quận Đống Đa,
Hà Nội). Vùng quê ấy gọi là “Ô Đồng Lầm” – một cái tên gợi lên khá rõ cái lam lũ
cực nhọc. Ở tuổi thiếu niên, Đinh Trọng Đoàn tham gia quân đội, sau đó được đi
học ở khu học xá Nam Ninh (Trung Quốc).
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ năm1954, ông đã xung phong lên vùng đất
Tây Bắc, khai hoang, mở trí. Đây là một bước ngoặt rất quan trọng trong cuộc
đời ông. Ông từng tâm sự rằng: “Tôi ra đi theo biến cố của mốc lịch sử hào hùng
năm 1954, mở đầu thời kỳ hòa bình lập lại, thế hệ thanh niên miền Bắc theo tiếng
gọi của những Đan cô, Paven Cooxaghin mang sứ mệnh cao đẹp đi đến những vùng
khó khăn nhất của đất nước. Sống nhiệt thành, lửa dân tộc bùng lên, đi như viên
đạn thẳng đầu, ấy là tâm thế của cả một thế hệ…”
Năm 1960, Đinh Trọng Đoàn được cử về học tại trường Đại học Sư phạm Hà
Nội. Lúc đó, ông đang là hiệu trưởng trường cấp II Lào Cai, vốn viết lách cũng
đang phát triển. Về Hà Nội, ông được gặp gỡ nhiều thầy cô, bạn bè, tiếp xúc với
nhiều trí thức và ông đã không ngừng học hỏi, trau dồi kinh nghiệm. Kết thúc khóa
học, Đinh Trọng Đoàn lại trở về Lào Cai tiếp tục công tác với cương vị mới là phó
tổng biên tập báo Đảng bộ Lào Cai. Sau đó là làm thư ký cho ban Bí thư Tỉnh uỷ
Khóa luận tốt nghiệp
Sinh viên: Mai Thị Tâm 11 Lớp: K36C – SP Văn

Lào Cai. Đến năm 1974, ông trở thành hội viên Hội nhà văn Việt Nam, đảng viên
Đảng cộng sản Việt Nam. Trong một lần đi công tác ở vùng nông thôn, Đinh Trọng
Đoàn làm quen với ông Ma Văn Nho. Mối quan hệ thân thiết giữa hai người được
nhà văn kể lại như sau:
“Có những lần tôi bị ốm nặng, anh Nho tiêm thuốc, trèo đèo lội suối cõng tôi
đi. Rồi chúng tôi kết nghĩa anh em và tôi lấy họ Ma của anh ghép vào với tên mình
thành Ma Văn Kháng”. Với một thời gian gắn bó với mảnh đất Lào Cai khá dài, Ma

Văn Kháng đã cảm nhận một cách tinh tế cuộc sống của người dân nơi đây. Dần
dần nhà văn càng khám phá ra những vẻ đẹp riêng rất độc đáo của con người và
thiên nhiên ở miền sơn cước này. Những vẻ đẹp hồn nhiên, thơ mộng dường như
lúc nào cũng hiện lên lung linh trước mắt ông, khiến ông không thể không cầm bút.
Và những trang văn đầu tiên về mảnh đất mà ông xem như quê hương thứ hai của
mình đã đến với độc giả. Sự thành công của ông là kết quả của quá trình lao động
cần cù, chịu khó trong cuộc sống cũng như trong lao động nghệ thuật. Ma Văn
Kháng đã luôn muốn mình phải vận động, vật lộn với cuộc sống để cắt nghĩa hiện
tượng và tìm ra chân lý. Những gì ông từng trải, từng thấy, từng cảm nhận, khi đi
vào trang văn cũng sôi động như chính cuộc đời thực của nó vậy. Năm 1976, sau
khi nước nhà thống nhất, Ma Văn Kháng rời Lào Cai để trở về Hà Nội và hoạt động
như một nhà văn chuyên nghiệp. Từ đây, sáng tác của Ma Văn Kháng nở rộ,
những gì ông nung nấu, ấp ủ bấy lâu nay được trải dài trên những trang văn, các tác
phẩm ra đời nhanh chóng như một tất yếu của cuộc sống. Tuy nhiên, những năm
đầu sau khi trở về Hà Nội, đề tài Ma Văn Kháng phản ánh vào trong tác phẩm vẫn
là cuộc sống và con người miền núi. Có thể nói, đây là giai đoạn chiêm nghiệm, là
sự hồi tỉnh của tiềm thức, nó thôi thúc nhà văn phải viết và viết bằng tất cả sự trải
nghiệm về cuộc đời.
Viết nhiều, viết khỏe và được bạn đọc đón nhận ở cả hai thể loại tiểu thuyết
và truyện ngắn, từ khi bước vào nghề văn cho đến nay, Ma Văn Kháng đã có gần
năm mươi năm cầm bút. Cùng với thời gian, các tác phẩm của ông ra đời đã để lại
cho độc giả những ấn tượng thật khó quên. Sự nghiệp văn chương của ông được
đánh dấu bằng truyện ngắn đầu tay mang tên Phố cụt (1961) và tiểu thuyết đầu tay
Khóa luận tốt nghiệp
Sinh viên: Mai Thị Tâm 12 Lớp: K36C – SP Văn

in năm 1976, nhưng ông bộc bạch rằng: “Tự coi là qua được kỳ tập dượt là từ
những năm 80”. Bởi vậy, sau những năm 80, nhiều tác phẩm có giá trị lần lượt ra
đời và Ma Văn Kháng đã dần khẳng định được vị trí của mình trên văn đàn cũng
như trong lòng người đọc. Trong thể tài tiểu thuyết, một thể tài văn xuôi được Ma

Văn Kháng đặc biệt lưu tâm tích lũy, được đánh dấu với “đứa con tinh thần đầu
lòng” là Gió rừng. Nhìn một cách bao quát, sự nghiệp sáng tác của Ma Văn Kháng
có thể chia thành hai giai đoạn, trước và sau những năm đầu của thập niên 80. Tuy
nhiên, mọi sự phân chia ở đây cũng chỉ mang tính tương đối. Và ở mỗi giai đoạn,
ông đều có những đóng góp nhất định cho văn học nước nhà và để lại dấu ấn khó
quên trong lòng người đọc.
Trong giai đoạn đầu, tiểu thuyết của Ma Văn Kháng tập trung viết về đề tài
miền núi. Nhìn chung, ở giai đoạn này, tiểu thuyết của ông còn mang khuynh hướng
sử thi rất rõ, nhưng ông đã có đóng góp thực sự cho mảng văn học viết về miền
núi. Giai đoạn sau, có thể xem Mưa mùa hạ (1982) như là một dấu mốc đánh dấu
bước chuyển trong đời văn Ma Văn Kháng. Lúc này, tiểu thuyết của ông đã có sự
thay đổi rõ rệt về đề tài, tư duy nghệ thuật, đó là những tiểu thuyết hướng về đời
sống của người dân thành thị đương thời với những mặt tích cực, tiêu cực của nó.
Qua từng chặng đường sáng tác, chúng ta có thể thấy rõ sự vận động của tiểu
thuyết Ma Văn Kháng về quan niệm, cảm hứng nghệ thuật và bút pháp nghệ thuật.
Viết về cuộc sống của đồng bào dân tộc vùng cao trong suối nguồn cảm hứng sử thi
còn kéo dài sau chiến tranh, ngòi bút tiểu thuyết Ma Văn Kháng đã đạt được thành
tựu trên nhiều phương diện. Do chịu ảnh hưởng của khuynh hướng văn học sử thi,
phần lớn nhân vật trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng được soi chiếu từ góc nhìn
chính trị - xã hội, cái nhìn con người thiên về lối tư duy nhị phân rạch ròi. Cũng có
những dấu hiệu của sự thay đổi trong quan niệm nghệ thuật về con người, đó là việc
tác giả đem tình yêu gắn với cảm xúc nhục thể vào trang viết, song chứng kiến sự
đổi thay thực sự trong tư duy nghệ thuật của Ma Văn Kháng thì phải đợi đến chặng
thứ hai trong quá trình sáng tác của ông.
Những tập truyện ngắn và tiểu thuyết nổi tiếng của ông: Trăng soi sân
nhỏ (1995), Mùa lá rụng trong vườn (1985), Đám cưới không có giấy giá
Khóa luận tốt nghiệp
Sinh viên: Mai Thị Tâm 13 Lớp: K36C – SP Văn

thú (1989), Côi cút giữa cảnh đời (1989), Gặp gỡ ở La Pan Tẩn (2001)… Ma Văn

Kháng, có thể nói, đã là một gạch nối, tiếp sau Nguyễn Công Hoan, Nguyên Hồng,
Nam Cao, ông là nhà giáo - nhà văn của thế hệ mới, để lại một mảng tác phẩm gây
ấn tượng sâu sắc, có sức hấp dẫn lâu bền đối với người đọc cho tới ngày nay.
1.3. Tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời
Tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời được sáng tác năm 1989, tới nay đã được
xuất bản tới lần thứ 5. Tiểu thuyết này đã vinh dự đạt giải thưởng Hồ Chí Minh về
Văn học nghệ thuật năm 2012. Điều đó là minh chứng chân thực nhất cho giá trị của
tác phẩm.
Tiểu thuyết kể về câu chuyện của gia đình họ Lã trước bao nhiêu sóng gió
của cuộc đời và trong những sóng gió ấy đã làm nên những con người cao cả. Đó là
người bà với tấm lòng bao dung nhân hậu, hi sinh hết mình để bao bọc cho các con
các cháu. Tấm lòng từ bi, yêu thương của bà trải rộng ra để cứu vớt lấy những mảnh
đời cơ cực. Bà là chân lí sống sáng ngời, là trái tim cao cả, tỏa ánh nắng ấm áp đến
những chân trời giá lạnh của cuộc đời.
Tấm lòng ấy được tác giả ca ngợi bằng những minh chứng điển hình nhất,
chân thực nhất để bà là trái tim, là mặt trời của tiểu thuyết này.
Côi cút giữa cảnh đời thì ắt hẳn cũng có những mảnh đời côi cút giống cái
tên của tiểu thuyết ấy. Những mảnh đời ấy là Duy và Thảm cùng những con người
khác cũng bị xoáy vào cuộc đời khổ cực và mang trong mình những vết thương.
Mặt khác, tác giả cũng không quên hướng tác phẩm của mình tỏa ánh
sáng vào những góc khuất của xã hội bằng việc đưa những nhân vật phản diện
(Luông, Hứng) vào tác phẩm như một cách để vạch trần sự thối nát, tha hóa
của một bộ phận chính quyền trong những ngày “tranh tối tranh sáng” của
thời kì đổi mới.
Đây là cái nhìn vừa bao quát lại vừa cụ thể lại vừa mạnh dạn của tác giả
vào vấn đề chính trị vốn nhạy cảm này. Cách nhìn như thế sẽ không có sự
“che đậy” hay “giấu giếm” sự thật để từ đó thay đổi sự thật và làm cho con
người được bảo đảm quyền hạnh phúc hơn. Đây chính là ý nghĩa sâu sắc mà
Khóa luận tốt nghiệp
Sinh viên: Mai Thị Tâm 14 Lớp: K36C – SP Văn


tác giả muốn phản ánh và muốn nó trở thành hiện thực. Có thể nói sự ra đời
của tiểu thuyết như một “bước ngoặt lịch sử” trong sự nghiệp đổi mới văn
chương nói chung và trong sự nghiệp văn học của chính Ma Văn Kháng nói
riêng mà như Lưu Khánh Thơ nhận định ông là người “khuấy động văn đàn
Việt Nam hiện đại”.
Khóa luận tốt nghiệp
Sinh viên: Mai Thị Tâm 15 Lớp: K36C – SP Văn

Chƣơng 2
HÌNH TƢỢNG NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT
CÔI CÚT GIỮA CẢNH ĐỜI

Đã có rất nhiều ý kiến xung quanh vấn đề khái niệm nhân vật nhưng để có
cái nhìn tổng thể và mang tính chính xác cao, ta có thể lấy khái niệm nhân vật của
nhiều tác giả cùng đồng nhất quan điểm trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học. Ba
tác giả trong cuốn sách này cùng thống nhất về khái niệm nhân vật như sau: “Nhân
vật văn học là con người cụ thể, được miêu tả trong tác phẩm văn học có thể có tên
riêng, cũng có thể không có tên riêng như thằng bán tơ, một mụ nào trong Truyện
Kiều, truyện cổ tích, ngụ ngôn, đồng thoại thần được đưa ra để nói về con người”.
[3 , 235]
Với tiểu thuyết, nhân vật là yếu tố trung tâm: “Nhân vật chính là người dẫn
dắt người đọc vào một thế giới riêng của đời sống trong một thời kỳ lịch sử nhất
định”. Trong mỗi tác phẩm văn học, nhân vật là sự biểu hiện khả năng chiếm lĩnh
thế giới nghệ thuật cùng tư tưởng nghệ thuật, lý tưởng thẩm mỹ của nhà văn về con
người. Với mỗi một thể loại văn học, lịch sử vận động của nó cũng được thể hiện rõ
nhất ở hình thức biểu hiện mà nhân vật là yếu tố hàng đầu. Tiểu thuyết là thể loại
gắn bó chặt chẽ với cuộc sống đời thường, cái đời thường đó của tác phẩm lại biểu
hiện rõ nhất ở nhân vật. Nhà văn Nguyễn Đình Thi cho rằng:
“Vấn đề trung tâm của nghệ thuật viết tiểu thuyết là miêu tả con người và

con đường đi của họ trong xã hội. Người viết tiểu thuyết nghĩ mọi vấn đề phải thông
qua nhân vật, xuất phát từ nhân vật hơn là từ sự việc. Một cuốn tiểu thuyết có đứng
được hay không là ở chỗ có tạo ra được những nhân vật làm cho bạn đọc nhớ được
hay không”. Các nhân vật được xây dựng để chuyên chở ý tưởng của tác giả, in đậm
cá tính sáng tạo của họ và bao giờ cũng mang dấu ấn thời đại. Sự ra đời của các loại
hình nhân vật tùy thuộc vào quan niệm sáng tác của mỗi nhà văn. Đối với Ma Văn
Kháng, hệ thống nhân vật đã phản ánh trung thành thế giới nghệ thuật cũng như
quan niệm nghệ thuật về con người và hiện thực trong hai chặng đường sáng tác của
Khóa luận tốt nghiệp
Sinh viên: Mai Thị Tâm 16 Lớp: K36C – SP Văn

ông. Ở thời kỳ trước những năm 80, với nguồn cảm hứng sử thi, nhìn chung nhân
vật trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng chủ yếu được nhà văn soi chiếu từ góc nhìn
chính trị - xã hội. Cuộc đời, số phận, tính cách từng nhân vật đều gắn liền với những
sự kiện, biến cố có quan hệ mật thiết đến vận mệnh chung của cộng đồng. Khi lòng
yêu nước trở thành một hệ quy chiếu để nhìn nhận đánh giá phẩm chất của con
người thì nhân vật trong tác phẩm cũng được tác giả thể hiện chủ yếu trên phương
diện ấy. Bởi thế, trong thời kỳ này, Ma Văn Kháng rất chú trọng việc xây dựng
tuyến nhân vật quần chúng, tuyến nhân vật là người cán bộ, chiến sỹ cách mạng
mang trong mình sự nhiệt tình, tận tụy gắn bó với sự nghiệp đấu tranh giải phóng
dân tộc cũng như công cuộc xây dựng đời mới của các dân tộc anh em vùng cao.
Ở giai đoạn sau, trong các tiểu thuyết thế sự của Ma Văn Kháng, cảm hứng
chủ đạo là cảm hứng đời thường, cảm hứng sự thật. Hướng vào hiện thực cuộc sống
với những ngổn ngang, phức tạp của đời sống cư dân lao động ven thành thị và tầng
lớp công chức trí thức, Ma Văn Kháng đã xây dựng một thế giới nhân vật đa dạng.
Đó là những người lao động nghèo sống bằng nghề buôn bán nhỏ; những kẻ bất
lương chuyên lừa lọc; những cán bộ công chức làm việc trong các cơ quan, xí
nghiệp, trường học; những anh bộ đội về hưu… Dù viết về ai, Ma Văn Kháng đều
làm cho người đọc không khỏi ngạc nhiên về một cảm quan tinh tế của ông.
Điều này sẽ được thể hiện trọn vẹn, sinh động qua việc xây dựng hệ thống

nhân vật đa dạng trong tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời.
2.1. Nhân vật có số phận bi thảm
Với tiêu đề Côi cút giữa cảnh đời, tiểu thuyết chủ yếu viết về những mảnh
đời bất hạnh mà ở đó họ đã gặp những khó khăn thử thách tưởng như không thể nào
vượt qua nổi. Nhưng những thử thách ấy càng làm cho họ sống mạnh mẽ hơn. Hai
nhân vật được coi là đại diện cho điều ấy trong tiểu thuyết này không ai khác ngoài
cậu bé Duy và cô bé Thảm.
2.1.1. Nhân vật Duy
Trong cuộc đời này, những nụ cười mang lại hạnh phúc lớn nhất có lẽ là nụ
cười của những đứa trẻ nhưng bản thân chúng thì lại không thể mang lại cho đời
Khóa luận tốt nghiệp
Sinh viên: Mai Thị Tâm 17 Lớp: K36C – SP Văn

những nụ cười trọn vẹn khi mà chúng phải trải qua những chuỗi dài bất hạnh đã hóa
thành bi kịch của cuộc đời và Duy là một đứa trẻ như thế.
Nguyên, cha cậu nhập ngũ ngay từ khi Duy mới chào đời mà đi lại bặt tin
tức. Người vợ mình tức Thụy đã bỏ người chồng phương xa, bỏ người mẹ già, bỏ
đứa con nhỏ mà đi theo ông lái xe tải nọ. Duy vẫn còn là một đứa trẻ, chưa nhận
thức được cảnh ngộ của mình lúc ấy và cũng không hiểu được nỗi đau mà mẹ của
cậu phải gánh chịu trong những năm tháng bặt tin chồng. “Trông, nghe rõ nhưng tôi
thật không hiểu nổi nỗi khổ của mẹ tôi có hình sắc gì, nó là thế nào? Tôi ngẩn ra
một lúc rồi lại tiếp tục chơi bi một mình giữa nhà”. [8, 9]
Đứa trẻ đáng thương ấy càng bất hạnh hơn khi mẹ nó bỏ đi. Cậu bé không
đáng phải chịu sự tổn thương trở nên tội nghiệp hơn qua những dòng miêu tả đau
đớn đến thắt lòng và cho dù Thụy có ra đi, bỏ lại đứa con thì nó vẫn không nguôi
nhớ người mẹ ấy và với một mong ước tột cùng là mẹ nó sẽ quay về như lời bà nói.
Duy, một đứa trẻ có cả cha lẫn mẹ bỗng chốc trở thành đứa bé “mồ côi”. Vì
“mồ côi” cha từ ngày mới sinh, “mồ côi” mẹ từ ngày chưa vào mẫu giáo khiến cậu
“mồ côi” thêm cả niềm hạnh phúc của tuổi thơ mà đáng lẽ ra cậu cũng được hưởng
như bao đứa trẻ khác.

Không dừng lại ở đó, bi kịch vẫn cứ ghé thăm Duy khi cậu chập chững bước
chân vào cổng trường với những mảng đời tối sẫm. Bản thân Duy cũng thích tới
trường lắm. Nhưng sự thích thú của cậu đâu kéo dài được lâu như cậu tưởng bởi
những người xung quanh cậu hoặc là khinh bỉ cậu hoặc là miệt thị cậu. Đầu tiên là
sự xuất hiện của cô giáo Thìn với sự lạnh lùng:
“ - Điếc hả?
- Dạ, thưa cô.
- Không há miệng ra to hơn được nữa, hở?
- Thưa cô, tên em là Duy.
- Duy gì?
- Dạ, Duy ạ.
- Ngu thế, họ gì?
Khóa luận tốt nghiệp
Sinh viên: Mai Thị Tâm 18 Lớp: K36C – SP Văn

- Dạ Lã Văn Duy ạ.
- Mẹ?
- Mẹ em tên là Đổng thị Thụy ạ.” [8, 54]
Đối với một môi trường học tập của một đứa trẻ thì người giáo viên không
chỉ là người dạy các em mà còn như một người mẹ thứ hai của con trẻ thế nên
“người mẹ” ấy nói gì, làm gì, đối xử với đứa trẻ ấy như thế nào sẽ ảnh hưởng tới
bản thân đứa trẻ ấy rất nhiều. Thế nhưng thay vì sự yêu thương, đùm bọc, thấu hiểu
cần phải có của một cô giáo mầm non thì cô Thìn lại dội thêm cho Duy những gáo
nước lạnh chứa đầy sự khinh bỉ:
“Hí hí không hiểu sao bỗng dưng cô giáo Thìn lại cất tiếng cười”. [8, 54]
Chao ôi! Một đứa trẻ thì làm gì có tội với cái tên, cái họ của nó để người ta dè bỉu,
người ta chê cười? Mà những người đang dè bỉu, chê cười cậu kia lại là những bậc
làm thầy, khác gì những người làm cha làm mẹ. Hơn nữa lại là chê cười vì cái họ
của Duy, của mẹ Duy giông giống họ bên Trung Quốc. Và tiếp theo là những trận
cười thích thú trên những gương mặt đầy ác ý của cô, của các bạn và của cái mặt

đáng thương như sắp khóc của Duy.
Đừng nói rằng một đứa trẻ 5 tuổi không biết xấu hổ, không biết những người
xung quanh có ý không tốt với chúng. Duy biết, Duy hiểu nhưng sự tự vệ lại không
có ở một đứa trẻ còn quá non nớt như Duy nên cậu chỉ còn biết câm lặng và chịu
đựng và nhất là sự khinh bỉ ấy lại đặt giữa những thiên vị. Những đứa trẻ tuy non
nớt, tuy chưa nhận biết được hết thế giới xung quanh nhưng chúng đặc biệt nhạy
cảm với sự thiên vị, sự không công bằng. Từ khi bước vào cổng trường, Duy phải
đối mặt với sự khinh miệt, kì thị và tiếp đó là sự phân biệt. Từ cảm giác nhục nhã
thì Duy cũng tự nhận ra sự cô đơn trong môi trường ấy từ những thứ rất nhỏ và
những thứ rất nhỏ ấy lại chứa đựng những bi kich lớn lao. Sự phân biệt ấy bắt đầu
từ bề ngoài của mỗi đứa trẻ:
“Và tôi nhận ra, nhiều đứa mặt mũi xinh xắn, hồng hào, ăn mặc rất đẹp. Áo
quần thì toàn len, dạ, mút, lông thú. Chẳng đứa nào đo dép cao su đen như tôi.
Ngoài ra, trừ tôi, còn đứa nào cũng có đồ chơi mang theo”. [8, 57]
Khóa luận tốt nghiệp
Sinh viên: Mai Thị Tâm 19 Lớp: K36C – SP Văn

Trường học là nơi mà ai cũng như ai, là nơi mà ở đó người ta được đối xử
công bằng, không thiên lệch về một ai hết. Chính vì thế mà nó là nơi tạo ra những
bộ đồng phục với hi vọng sự công bằng ngay cả về hình thức đối với các em học
sinh, để không có sự tủi hổ, không có sự phân biệt đối xử giữa các em. Thế nhưng
tại sao một đứa trẻ như Duy lại phải chịu đựng những điều ấy? Tại sao những người
giáo viên lại đứng về phía của sự thiên vị, của sự không công bằng?
Kí ức về ngày đầu tiên đi học thật chẳng mấy tốt đẹp nếu không muốn nói là
đầy bi thảm. Nó hằn sâu vào tâm khảm của Duy như một vết sẹo không thể mất và
những ngày tiếp theo là một chuỗi dài oan ức. Bạn bè thì chêu ghẹo, đổ oan. Cô
giáo thì dữ dằn, thiên vị.
Lên lớp 4, Duy vẫn học cùng lũ bạn nanh ác. Duy đã không ít lần chịu oan
ức. Những oan ức ấy làm tổn thương Duy nhiều nhất là khi chúng lôi gia đình cậu
vào, người bố mà Duy kính trọng.

Trong lần viết văn với đề bài là viết về một câu chuyện dũng cảm mà em
biết, bằng tấm lòng của mình, cậu đã hồ hởi kể lại thật thà những gì mình biết về
câu chuyện của anh trung úy lái xe và cũng là bố Duy. Những tưởng cô sẽ đứng về
phía Duy và dành cho cậu số điểm xứng đáng thế nhưng cô đã đứng về phía những
bài văn mẫu. Không những thế, cô đã làm Duy phải ê chề với điểm một cùng lời
phê đầy sự chế nhạo. “Hoan hô nhà văn tương lai của nước Việt Nam ta. Em bịa tạc
một câu chuyện đến mức nực cười. Nhưng, em đã gặp may, vì em làm cô buồn cười
quá, nên cô đã không nỡ cho em điểm không”. [8, 248] Đọc tới đoạn này, ta tưởng
như đây không còn là một lớp học với ý nghĩa tích cực nữa, thay vào đó là một
khoảng không chứa đầy sự khinh bỉ. Xung quanh nó không còn là những người bạn
thân thiện, là người mẹ thứ hai đang yêu thương, chăm sóc nó mà là sự mỉa mai, ác
ý từ bạn bè tới thầy cô. Không phải nói gì thêm, ta cũng cảm nhận được cảm giác
của cậu bé đáng thương ấy vào lúc này. Cậu không thể như hồi mẫu giáo mà về nhà
trong sự hậm hực, bức bối hay khóc lóc như một đứa trẻ còn đang mẫu giáo nữa.
Giờ đây, một mình cậu phải tự chịu đựng tất cả như là một người lớn. Thương thay
cho số phận của những đứa trẻ, thay vì được nuông chiều, yêu thương bởi người
Khóa luận tốt nghiệp
Sinh viên: Mai Thị Tâm 20 Lớp: K36C – SP Văn

lớn thì nó lại bị đối xử tệ bạc như thể người ta nghĩ nó có thể chịu đựng được rồi
vậy.
Thế nên, những lời lẽ cay nghiệt lại một lần nữa quất vào trái tim bé bỏng,
đầy vết thương của Duy. Rồi lợi dụng việc chú Dũng bị bắt, lũ bạn trong lớp ùa vào
với nhau và coi Duy như một tên tội phạm, bày trò bắt Duy:
“- Các đồng chí sĩ quan cấp úy, cấp tá! Các đồng chí hãy bắt tên phạm pháp
này lại”. [8, 250]
Sự nhục nhã, khinh bỉ mà những đứa trẻ xung quanh, cô giáo Thìn, cô giáo
Tuyết dành cho Duy đã hoàn tất một quãng đời được xem là hồn nhiên, vô tư nhất
trong cuộc đời của mỗi con người nhưng trong Duy lại chỉ còn sự ê chề, tủi hổ.
Đáng lẽ Duy phải được đối xử tốt hơn như thế nhiều chứ? Bởi duy vốn là

một đứa trẻ thiếu thốn tình cảm, thiếu thốn tình yêu thương, sự nâng niu, đùm bọc.
Như vậy có phải cuộc sống còn quá bất công với Duy? Mới ra đời, Duy đã phải
chịu đựng nhiều cực khổ, nhiều đau đớn tới mức cậu còn chưa nhận thức được hết
nỗi đau ấy thế mà những chuỗi ngày tiếp theo với cậu lại càng khó khăn hơn nữa.
Nhưng cậu còn biết trách ai đây? Cuộc đời không lấy hết của ai đó nhưng chắc chắn
sẽ cho mọi người những gói phần khác nhau và Duy là một trong những đứa trẻ
được gói phần đắng nhất.
Vậy là Duy, một đứa trẻ có cha, có mẹ bỗng chốc trở thành một đứa mồ côi:
Mồ côi cả những người sinh ra cậu lẫn “mồ côi” cả những hạnh phúc đáng được
hưởng của một đứa trẻ. Không những thế, xung quanh cậu hầu hết là nhưng người
đầy ác ý, luôn rắp tâm làm hại cậu. Cuộc sống hàng ngày thì càng khó khăn, vất vả
thì càng tô thêm màu đen cho những bi kịch thuở thiếu thời cho cậu bé đáng thương
ấy.
2.1.2. Nhân vật Thảm
Nếu nhân vật Duy để lại trong lòng người đọc những dư âm của sự bức bối, ê
chề thì nhân vật Thảm lại khiến người đọc cảm thấy nghẹn lòng ngay từ cái tên
buồn bã.

×