Tải bản đầy đủ (.pdf) (42 trang)

Nghiên cứu tính đa dạng cây gỗ trong rừng thứ sinh phục hồi tự nhiên tại trạm đa dạng sinh học mê linh vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (813.54 KB, 42 trang )






TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH - KTNN



NGUYỄN THỊ HÀ


NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG CÂY GỖ
TRONG RỪNG THỨ SINH PHỤC HỒI TỰ
NHIÊN TẠI TRẠM ĐA DẠNG SINH HỌC
MÊ LINH - VĨNH PHÚC



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành : Thực vật học

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học :
TS.Lê Đồng Tấn _ Trung tâm nghiên cứu công nghệ cao
Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
ThS.Dương Thị Thanh Thảo _ Trường ĐHSP Hà Nội 2


HÀ NỘI - 2014





LỜI CẢM ƠN

Để có được kết quả này, tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới TS. Lê Đồng Tấn và
ThS. Dương Thị Thanh Thảo là những người đã tận tình hướng dẫn và giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn sự dìu dắt nhiệt tình, tận tụy của các
thầy, cô trong khoa Sinh - KTNN và nhất là các thầy, cô thuộc Bộ môn Thực
vật học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 trong suốt thời gian tôi học tập và
nghiên cứu tại bộ môn và khoa.
Cũng qua đây, tôi xin trân trọng cảm ơn cán bộ tại trạm Đa dạng sinh
học Mê Linh - Vĩnh Phúc đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình
thực hiện khóa luận này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 18 tháng 5 năm 2014
Sinh viên


Nguyễn Thị Hà














LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan dây là đề tài do tôi thực hiện cùng với sự hướng dẫn
của TS. Lê Đồng Tấn và ThS. Dương Thị Thanh Thảo. Các số liệu trong đề
tài là trung thực, được thu thập từ thực nghiệm và qua xử lí thống kê. Các
thông tin trích dẫn trong khóa luận này đều được ghi rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày 18 tháng 5 năm 2014
Sinh viên


Nguyễn Thị Hà




















MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 2
3. Nội dung nghiên cứu 2
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 2
5. Bố cục của khóa luận 2
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Quan điểm chung về đa dạng sinh học 3
1.2. Nghiên cứu về đa dạng các loài cây gỗ trên thế giới 3
1.3. Nghiên cứu về đa dạng các loài cây gỗ ở Việt Nam 5
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 10
2.1. Đối tượng nghiên cứu 10
2.2. Phạm vi nghiên cứu 10
2.3. Thời gian nghiên cứu 10
2.4. Phương pháp nghiên cứu 10
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 15
3.1. Thành phần loài cây gỗ trong rừng thứ sinh tại trạm Đa dạng sinh học Mê
Linh 15
3.1.1. Số lượng loài 15
3.1.2. Mật độ cây gỗ 21
3.2. Tính đa dạng cây gỗ tại trạm Đa dạng sinh học Mê Linh 24
3.2.1. Đa dạng loài 24
3.2.2. Đa dạng về dạng sống 28

3.2.3. Đa dạng về giá trị sử dụng 28
3.3. Đề xuất giải pháp quản lý các loài cây gỗ phục vụ cho công tác bảo tồn
đa dạng sinh học tại trạm Đa dạng sinh học Mê Linh 29
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 31
TÀI LIỆU THAM KHẢO 33
PHỤ LỤC





1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Rừng là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá của trái đất nói chung và
của mỗi quốc gia nói riêng. Ngoài chức năng cung cấp những lâm sản phục
vụ cho nhu cầu của con người, rừng còn có chức năng bảo vệ môi trường sinh
vật và rừng là nơi lưu giữ các nguồn gen động thực vật phục vụ cho các hoạt
động sản xuất nông lâm nghiệp. Rừng có được những chức năng đó là nhờ có
đa dạng sinh học (ĐDSH). ĐDSH là một trong những nguồn tài nguyên quý
giá nhất vì nó là cơ sở của sự sống còn và phát triển bền vững của các loài
sinh vật trên hành tinh chúng ta.
Việt Nam được coi là một trong những trung tâm ĐDSH của vùng
Đông Nam Á. Tuy nhiên tài nguyên rừng trên thế giới nói chung và Việt Nam
nói riêng đã và đang bị suy thoái nghiêm trọng do nhiều nguyên nhân khác
nhau, như chiến tranh, nhu cầu lâm sản ngày càng cao, hay sự gia tăng dân số,
sự phát triển công nghiệp hóa, dịch vụ du lịch, Do đó, nghiên cứu đa dạng
và bảo tồn thực vật đã trở thành một chiến lược trên toàn thế giới nhằm phục

vụ yêu cầu xây dựng quy hoạch, phát triển kinh tế, bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ
môi trường,…
Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh nằm sát Vườn quốc gia Tam Đảo.
Mặc dù có diện tích không lớn, nhưng do đa dạng về địa hình và thổ nhưỡng,
cho nên có nhiều kiểu rừng khác nhau với hệ thực vật rất đa dạng. Các loài
cây gỗ ở trạm Đa dạng sinh học Mê Linh - Vĩnh Phúc rất phong phú và đa
dạng về thành phần loài và có vai trò quan trọng trong hệ sinh thái.
Chính vì vậy, chúng tôi đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu tính đa dạng
cây gỗ trong rừng thứ sinh phục hồi tự nhiên tại trạm Đa dạng sinh học
Mê Linh - Vĩnh Phúc”.





2

2. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá tính đa dạng của các loài cây gỗ trong rừng thứ sinh phục hồi
tự nhiên làm cơ sở khoa học cho việc đề xuất giải pháp bảo vệ và tăng cường
tính đa dạng thực vật tại trạm Đa dạng sinh học Mê Linh - Vĩnh Phúc.
3. Nội dung nghiên cứu
 Nghiên cứu thành phần loài cây gỗ trong rừng thứ sinh tại trạm Đa
dạng sinh học Mê Linh.
 Nghiên cứu tính đa dạng cây gỗ tại trạm Đa dạng sinh học Mê Linh.
 Đề xuất giải pháp quản lý các loài cây gỗ phục vụ cho công tác bảo
tồn đa dạng sinh học tại trạm Đa dạng sinh học Mê Linh.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
 Ý nghĩa khoa học: Đề tài là giải pháp nhằm góp phần cập nhật và bổ
sung dẫn liệu về tính đa dạng thực vật tại trạm Đa dạng sinh học Mê Linh.

 Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả của đề tài phục vụ cho việc bảo tồn và tăng
cường tính đa dạng thực vật tại trạm Đa dạng sinh học Mê Linh.
5. Bố cục của khóa luận
Gồm 40 trang, 2 ảnh, 3 bảng, chia thành các phần như sau:
Mở đầu (2 trang); Chương 1: tổng quan tài liệu (7 trang); Chương 2: đối
tượng và phương pháp nghiên cứu (5 trang); Chương 3: kết quả nghiên cứu
(16 trang); Kết luận và đề nghị (2 trang); Tài liệu tham khảo (4 trang); Phụ lục
(không đánh số trang).









3

Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Quan điểm chung về đa dạng sinh học
Đa dạng sinh học (ĐDSH) là khoa học nghiên cứu về tính đa dạng của
vật sống trong thiên nhiên. Còn đa dạng sinh vật là toàn bộ các dạng khác
nhau của cơ thể sống trên trái đất từ các sinh vật phân cắt đến các động vật và
thực vật (trên cạn cũng như ở dưới nước) và cả loài người chúng ta, từ mức
độ phân tử đến các cơ thể, các loài và các quần xã mà chúng sống. Đa dạng
sinh vật được thể hiện ở 3 cấp độ:
Đa dạng di truyền được thể hiện bằng đa dạng về nguồn gen và genotype

nằm trong mỗi loài.
Đa dạng loài thể hiện bằng số lượng các loài hoặc phân loài khác nhau
sinh sống trong một vùng nhất định. Trên một đơn vị diện tích ở các vùng
khác nhau có số loài khác nhau chứng tỏ mức độ đa dạng khác nhau. Đa dạng
loài hoàn toàn bao trùm tính đa dạng di truyền và thường được coi trọng nhất
khi đề cập tới tính ĐDSH.
Đa dạng hệ sinh thái thể hiện bằng sự khác nhau cả các kiểu quần xã
sinh vật tạo nên do các cơ thể sống và mối liên hệ giữa chúng với nhau và với
các điều kiện sống (đất, nước, khí hậu, địa hình) (Nguyễn Nghĩa Thìn, 2008).
1.2. Nghiên cứu về đa dạng các loài cây gỗ trên thế giới
Vấn đề đa dạng sinh vật nói chung và đa dạng thực vật nói riêng cũng
như bảo tồn chúng đã trở thành một chiến lược quan trọng trên toàn thế giới.
Nhiều tổ chức quốc tế đã ra đời để hướng dẫn, giúp đỡ và tổ chức việc đánh
giá, bảo tồn và phát triển đa dạng sinh vật trên phạm vi toàn thế giới. Đó là
Hiệp hội quốc tế bảo vệ thiên nhiên (IUCN), Chương trình môi trường liên
hợp quốc (UNEP), Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (WWF),…




4

Cùng với các công trình đó, đã có hàng ngàn cuộc hội thảo khác nhau
được tổ chức nhằm thảo luận về quan điểm, phương pháp, cùng các kết quả
đạt được ở khắp mọi nơi trên toàn thế giới. Nhiều tổ chức quốc tế và khu vực
được tạo thành mạng lưới phục vụ cho việc đánh giá bảo tồn và phát triển
ĐDSH.
Tất cả các tình hình trên đây cho thấy tầm quan trọng vô cùng to lớn của
vấn đề ĐDSH nói chung và đa dạng thực vật nói riêng đối với mỗi vùng lãnh
thổ địa phương trong mỗi nước, đặc biệt là các khu bảo tồn như Vườn quốc

gia, Khu bảo tồn thiên nhiên,…
Cho đến nay, hầu hết các quốc gia đều đã và đang nghiên cứu đánh giá
hay có những công trình về đa dạng thực vật trên cả nước hay mỗi khu vực ở
mức độ khác nhau, được công bố trong các tập sách chuyên khảo như Thực
vật chí, Danh lục các taxon,tài nguyên, Sách đỏ,…cũng như các bài báo hay
tạp chí, báo cáo khoa học trong các hội nghị , hội thảo,…
Trong lĩnh vực nghiên cứu về đa dạng của hệ thực vật và thảm thực vật
đã có nhiều tác giả trên thế giới quan tâm và có các công trình công bố như:
- Lecomte, H, 1907-1952, Flora generale de I Indochine. Tom I-VII,
Pari.
- Phedorov A.A, 1965. Vai trò của tài nguyên thực vật đối với kinh tế
quốc dân, Tạp chí Tài nguyên thực vật, tập 1 số 1, Tiếng Nga.
- Plant Resources of South - East - Asia -7, 1995. Bamboo - Bogor
Indonesia
- IUCN, 1998. The world list of Threatened trees. World Conservasion
Press.
- IUCN, 2001, Red list of Threatened Plants. Website: redlist.org.
- Mooney (1992) thống kê số loài cây gỗ có D1,3 > 2,5cm trong một ô
tiêu chuẩn có diện tích 0,1 ha.





5

1.3. Nghiên cứu về đa dạng các loài cây gỗ ở Việt Nam
Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, do sự khác biệt lớn
về khí hậu từ vùng gần Xích đạo tới giáp vùng cận nhiệt đới, cùng với sự đa
dạng về địa hình đã tạo nên sự đa dạng về thiên nhiên, cho nên hệ thực vật rất

phong phú và được coi là một trong những trung tâm đa dạng sinh vật có tính
ĐDSH cao trên thế giới với nhiều loài có giá trị khoa học và kinh tế cao, loài
đặc hữu, nhiều nguồn gen quý hiếm.
Trải qua nhiều năm tháng, cùng với những biến cố của lịch sử, kinh tế
và chính trị, ĐDSH của Việt Nam đã và đang bị suy thoái và sự suy thoái này
diễn ra với tốc độ rất nhanh trong những năm gần đây, từ đây đã có một số tác
giả nghiên cứu về rừng trong đó có cây gỗ.
Ở Việt Nam, việc nghiên cứu về đa dạng của hệ thực vật và thảm thực
vật cũng được nhiều nhà nghiên cứu tiến hành từ khá sớm. Ngay từ thế kỷ
XV, XVII, có các danh y Tuệ Tĩnh và Lê Hữu Trác nghiên cứu về thực vật và
cây thuốc. Từ thời Pháp thuộc, các nhà nghiên cứu phương Tây như Loureiro
(1790) đã mô tả gần 700 loài thực vật Nam Bộ, Pierre (1879) cũng mô tả 800
loài cây gỗ rừng Nam Bộ. Lecomte (1907-1943), Petelot, Focaud đã nghiên
cứu các loài thực vật và cây thuốc ở 3 nước Đông Dương. Đặc biệt hiện nay
việc nghiên cứu, tìm hiểu sự đa dạng của các kiểu thảm thực vật, của các loài
cây quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng đang rất được quan tâm, nhằm bảo
tồn và phát triển nguồn tài nguyên phục vụ cho nền kinh tế và bảo vệ môi
trường sinh thái. Điển hình là một số công trình của các tác giả sau:
Lâm Phúc Cố (1996) nghiên cứu rừng thứ sinh sau nương rẫy ở Púng
Luông, Mù Căng Chải, tỉnh Yên Bái đã phân chia thành 5 giai đoạn và kết
luận diễn thế thứ sinh sau nương rẫy ở Púng Luông theo hướng đi lên tiến tới
rừng cao đỉnh. Tổ thành loài tăng dần theo các giai đoạn phát triển, từ 4 loài ở
giai đoạn I (dưới 5 năm), tăng lên 5 loài ở giai đoạn (trên 25 năm). Rừng phục
hồi có 1 tầng cây gỗ giao tán ở giai đoạn 10 tuổi và đạt độ tàn che 0,4 [6].




6


Lê Đồng Tấn (2000) nghiên cứu quá trình phục hồi rừng tự nhiên sau
nương rẫy tại Sơn La, tác giả kết luận: số lượng cây/ô tiêu chuẩn, mật độ cây
giảm dần từ chân đồi lên sườn và đỉnh đồi. Mật độ cây giảm khi độ dốc tăng.
Tổ hợp loài cây ưu thế trên cả 3 vị trí địa hình và 3 cấp độ dốc là giống nhau,
sự khác nhau chính là hệ số tổ thành của các loài trong tổ hợp đó, tính chất này
càng thể hiện rõ trên cùng một địa điểm (một khu đồi). Độ cao có ảnh hưởng
lên sự phân bố của các loài cây và sự hình thành thảm thực vật. Thoái hoá đất
có ảnh hưởng đến: mật độ cây, số lượng loài cây và tổ thành loài cây [21].
Lê Đồng Tấn, Đỗ Hoàng Chung, Báo cáo Khoa học về sinh thái và tài
nguyên sinh vật lần thứ nhất: "Kết quả nghiên cứu trên ô định vị về diễn thế
phục hồi tự nhiên thảm thực vật tại Vườn quốc gia Tam Đảo". Kết quả nghiên
cứu trên ô định vị cho thấy thời gian phát triển của thảm thực vật từ thảm cỏ
(guột) đến thảm cây bụi có cây gỗ là 6 năm, từ thảm cây bụi có cây gỗ đến
rừng non với độ tàn che 0,3 là 5 năm, và từ rừng non đến rừng thứ sinh với độ
tàn che 0,6 là 5 năm. Như vậy, thời gian của quá trình diễn thế phục hồi rừng
tự nhiên từ thảm cỏ đến rừng thứ sinh là 16 năm [24].
Đặng Văn Sơn, Viện Sinh học nhiệt đới: "Tài nguyên thực vật cây thân
gỗ trên hệ sinh thái gò đồi thuộc huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh". Báo
cáo này cung cấp thông tin về tài nguyên thực vật cây thân gỗ trên hệ sinh
thái gò đồi thuộc huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh nhằm góp phần đánh
giá nguồn tài nguyên thiên nhiên của một trong số những khu rừng còn sót lại
ở khu vực Đông Nam Bộ - là cơ sở cho việc phát triển trong tương lai và khai
thác bền vững [16].
 Một số công trình nghiên cứu tại trạm Đa dạng sinh học Mê Linh
- Đầu tiên phải kể đến kết quả nghiên cứu của Nguyễn Tiến Bân (2005)
đã cho thấy Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh - Vĩnh Phúc tồn tại những nhân
tố bản địa đặc hữu của khu hệ thực vật Bắc Việt Nam - Nam Trung Hoa với





7

các ưu hợp thực vật họ Re (Lauraceae), họ Dẻ (Fagaceae), họ Dâu tằm
(Moracae), họ Mộc lan (Magnoliaceae), họ Đậu (Fabaceae), họ Xoài
(Anacardiaceae), họ Trám (Burseraceae), họ Bồ hòn (Sapindaceae), họ Sau
sau (Hamamelidaceae). Đây cũng là nơi có các yếu tố thực vật di cư từ phía
Nam lên như các loài cây thuộc họ Dầu. Với diện tích khoảng 171 ha, Trạm
có 171 họ thực vật với 669 chi và 1126 loài, trong đó đã gặp các ngành:
+ Nghành Thông đất 2 họ, 3 chi, 6 loài
+ Nghành Mộc tặc 1 họ, 1 chi, 1 loài
+ Nghành Dương xỉ 19 họ, 34 chi, 64 loài
+ Ngành Mộc lan 147 họ, 692 chi, 1151 loài
Trong số 171 họ có 27 họ chỉ có 1 loài; 83 họ có từ 2 - 4 loài; 24 họ có
từ 5 - 9 loài; 37 họ có trên 10 loài. Trong số đó có 13 họ có từ 20 loài trở lên
gồm: Euphorbiaceae: 71 loài; Rubiaceae: 62 loài; Orchidaceae: 54 loài;
Fabaceae: 40 loài; Cyperaceae: 37 loài; Moraceae: 29 loài; Asteraceae: 29
loài; Poaceae: 28 loài; Lauraceae: 27 loài; Myrsinaceae: 24 loài; Verbenaceae:
22 loài; Zingiberaceae: 22 loài; Araceae: 20 loài. Có 39 loài thuộc dạng quý
hiếm được ghi trong Sách đỏ Việt Nam, đó là các loài: Drynaria bonii, D.
fortunei, Enicosanthellum petelotii
Ngoài ra còn có rất nhiều công trình nghiên cứu tại Trạm, trong dố phải
kể đến một số công trình sau:
- Kết quả đề tài nghiên cứu “Xây dựng cơ sở dữ liệu giám sát đa dạng
thực vật Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh” của Phòng Sinh thái thực vật
(Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật) (Nguyễn Văn Sinh, 2006) đã cho
thấy, lớp phủ thực vật tự nhiên của Trạm được chia thành 4 trạng thái đặc
trưng sau: trảng cỏ, trảng cây bụi, rừng thứ sinh kín và rừng thứ sinh thưa.
Trong các khu vực phân bố rừng thứ sinh kín và rừng thứ sinh thưa
ngoài quần xã rừng cây lá rộng hỗn loài, do nhiều loài cây gỗ cùng tham gia

cấu thành nên tầng tán chiếm phần lớn diện tích, còn có những quần xã do




8

một loài: Sặt (Sinobambusa sat), Nứa (Neohouzeaua dullooa), Giang
(Ampelocalamus patellaris), Bồ đề (Styrax tonkinensis) hoặc Chẹo
(Engelhardtia roxburghiana), hoặc do ưu hợp của 2 loài (Giang và Nứa)
chiếm ưu thế tuyệt đối ở tầng tán [17].
- Đặc biệt trong hai năm 2010 - 2011, TS Dương Đức Huyến ở viện Sinh
thái và Tài nguyên sinh vật đã được xếp loại đề tài xuất sắc về “Nghiên cứu tính
tăng cường đa dạng thực vật bằng những loài cây gỗ quý hiếm tại Trạm Đa dạng
sinh học Mê Linh - Vĩnh Phúc” [9]. Tác giả đã thu được kết quả.
+ Đã tiến hành ứng dụng khoa học kỹ thuật để nhân giống và gây trồng
thành công 20 loài tại thảm thực vật rừng Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh.
Tổng số cá thể đã trồng là 610 cây, tỷ lệ sống đạt 70-80%.
+ So với bản kết luận của Hội đồng tư vấn (theo quyết định số 1070/QĐ-
KHCNVN ngày 22-9-2009 của Chủ tịch Viện Khoa học và Công nghệ Việt
Nam) với kế hoạch trồng là 20 loài, 500 cá thể và tỷ lệ sống 60%, thực tế đề
tài đã vượt mức chỉ tiêu đó với 610 cá thể, đạt 122% (vượt 22%), với tỷ lệ
sống là 70-80% (vượt 10-20%).
Bên cạnh đó trong Hội nghị Khoa học toàn quốc về Sinh thái và Tài
nguyên sinh vật lần thứ 3 còn có nhiều báo cáo khoa học về tài nguyên rừng
tại trạm ĐDSH Mê Linh:
- Ma Thị Ngọc Mai, Lê Đồng Tấn: "Một số kết quả nghiên cứu về
thành phần và phân bố cây tái sinh dưới tán rừng thứ sinh tại trạm Đa dạng
sinh học Mê Linh - Vĩnh Phúc" [11]. Báo cáo này đã thu được kết quả:
+ Đã thống kê được 33 loài cây tái sinh, trong đó có 7 loài đạt hệ số tổ

thành > 5%. Những loài cây tái sinh chiếm ưu thế vẫn là tổ hợp loài cây tiên
phong ưu sáng.
+ Sự phù hợp giữa lớp cây tái sinh với thành phần loài cây đứng.
+ Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao có dạng giảm. Có thể sử dụng
hàm Mayer để mô phỏng quy luật phân bố cây tái sinh theo cấp độ chiều cao.




9

+ Phân bố cây tái sinh trên mặt đất trong tất cả các trạng thái thảm thực vật
thứ sinh gồm thảm cỏ, thảm cây bụi và rừng thứ sinh để có dạng phân bố cụm.
- Lê Đồng Tấn, Trần Văn Thụy, Vũ Hải Thuận: "Diễn thế thứ sinh thảm
thực vật tại khu vực trạm Đa dạng sinh học Mê Linh - Vĩnh Phúc". Trong
công trình này, các tác giả đã nghiên cứu hiện trạng các trạng thái và những
đặc trưng cơ bản của loạt diễn thế. Từ đó phản ánh mối quan hệ của các chuỗi
diễn thế trong loạt diễn thế thứ sinh của rừng rậm thường xanh nhiệt đới gió
mùa trên đất thấp vùng đồi núi thoát nước [25].
- Trần Văn Thụy, Nguyễn Anh Đức, Lê Đồng Tấn, Trần Đại Thắng:
"Đặc điểm thảm thực vật tại khu vực trạm Đa dạng sinh học Mê Linh, tỉnh
Vĩnh Phúc" [30]. Báo cáo này đã thu được một số kết quả sau:
+ Trình bày được đặc điểm thảm thực vật tự nhiên:
Rừng rậm thường xanh nhiệt đới gió mùa trên đất thấp (dưới 550m),
thoát nước: nghiên cứu các đặc điểm về cấu trúc và sinh học; thành phần loài;
cấc trúc và ĐDSH).
Thảm thực vật thủy sinh nước ngọt
Thảm thực vật nhân tạo
+ Đánh giá ĐDSH thực vật của rừng thứ sinh trong khu vực (ở mức độ
trung bình tới thấp), chỉ thị mức phân li các loài khá rộng, độ tập trung các

loài ưu thế chưa cao, tuy nhiên chúng đang được bảo vệ tốt…
Và đề tài “Nghiên cứu tính đa dạng cây gỗ trong rừng thứ sinh phục
hồi tự nhiên tại trạm Đa dạng sinh học Mê Linh” của chúng tôi sẽ giúp
thống kê các loài cây gỗ ở khu vực nghiên cứu, từ đó đưa ra các giải pháp
thích hợp góp phần bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên này.







10

Chƣơng 2
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Các loài cây gỗ trong rừng thứ sinh phục hồi tự nhiên tại trạm Đa dạng
sinh học Mê Linh - Vĩnh Phúc.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh (thuộc thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh
Phúc).
2.3. Thời gian nghiên cứu
Tháng 8/2012 - 5/2014
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
 Phương pháp kế thừa
Kế thừa các tài liệu đã công bố (các bài báo đăng trên tạp chí), các báo
cáo khoa học của các đề tài, dự án đã thực hiện từ năm 2001 đến nay.
 Phương pháp điều tra

Được thực hiện trong các chuyến đi thực địa nhằm thu thập các dữ liệu
về phân loại (thu thập mẫu vật, chụp ảnh, quan sát và ghi chép các đặc điểm
của mẫu ở trạng thái tươi,… và các đặc điểm khác); thu thập số liệu về đa
dạng sinh học (số lượng, chất lượng, diễn biến về số lượng và chất lượng),
tình trạng suy thoái trong những vùng tiểu sinh thái cụ thể về các loài ở nơi
nghiên cứu.
Để làm tốt công tác điều tra thực địa, chúng tôi tiến hành nghiên cứu
theo phương pháp của Thái Văn Trừng (1978) [32] và Nguyễn Nghĩa Thìn
(2004) [ 28] để điều tra theo tuyến và lập ô tiêu chuẩn (OTC). Xác định độ tàn
che theo phương pháp của Nguyễn Văn Thêm (2002) [26]; nghiên cứu phân
bố cây theo công thức của Nguyễn Hải Tuất (1990) [31]; đo chiều cao cây tái
sinh theo 8 cấp chiều cao theo Trần Đình Lý (2003) [14].




11

Lập tuyến điều tra: Tuyến điều tra (TĐT) được thiết lập dựa trên các
thông tin về thảm thực vật (bản đồ hiện trạng rừng, bản đồ qui hoạch các khu
vực), các thông tin từ ban quản lý và cán bộ chuyên môn của khu vực nghiên
cứu, Các TĐT đi qua tất cả các trạng thái rừng, các dạng địa hình, đai độ
cao, các trạng thái rừng bị phá huỷ hay suy thoái do tác động của con người.
TĐT được xác định theo 2 hướng song song và vuông góc với đường đồng
mức; chiều rộng tuyến là 10m; chiều dài tuyến tùy thuộc vào địa hình cho
phép nhưng ít nhất là 500m; số lượng TĐT cho mỗi đối tượng ít nhất là 3
tuyến; khoảng cách giữa các tuyến là 50-100m tùy vào loại hình cụ thể của
từng quần xã.
Trên TĐT, chúng tôi thống kê tất cả cây gỗ có đường kính ngang thân
từ 5cm trở lên. Số liệu được ghi chép theo mẫu sau (Biểu 1).

Biểu 1. Điều tra thực vật theo tuyến
Số hiệu tuyến……………… Người điều tra……………
Bắt đầu từ………. đến……… Ngày điều tra…………….
Chiều dài tuyến……………
TT
Tên họ
(khoa học -
Việt Nam)
Tên loài
(khoa học -
Việt Nam)
Công dụng
Ghi chú
01




02










Lập ô tiêu chuẩn (OTC) và thu thập dữ liệu: Tại mỗi trạng thái thảm thực

vật đặt ngẫu nhiên 07 OTC; mỗi OTC có diện tích 400m
2
(20 x 20m) được áp
dụng để xác định sự phân bố cây theo chiều cao và theo đường kính; trong mỗi
OTC, chúng tôi thiết lập các ô dạng bản có diện tích 100m
2
(5 x 20m).




12

5 5 5 5



20m 20m



20m

Hình 1. Ô tiêu chuẩn, ô dạng bản và sơ đồ thu mẫu

Trong mỗi ô dạng bản, đo đếm các chỉ tiêu ở tất cả các cá thể có đường
kính ngang thân từ 5cm trở lên theo mẫu sau (Biểu 2).
Biểu 2. Các chỉ số đo đếm cho cây tái sinh

TT

Tên họ
Tên loài

H
VN

(m)

H
DC

(m)

D
T

(m)

D
1.3

(cm)

Công
dụng
Khoa
học
Việt
Nam
Khoa

học
Việt
Nam
1









2





















Trong đó: H
VN
- chiều cao vút ngọn
H
DC
- chiều cao dưới cành
D
T
- đường kính tán
D
1.3
- đường kính thân ở độ cao 1,3m (tính từ mặt đất lên)




13

Những loài cây chưa biết tên khoa học thu thập tiêu bản để giám định
tên. Phương pháp thu thập tiêu bản và xử lý mẫu theo các phương pháp thông
thường đang được áp dụng hiện nay.
 Phân tích và xử lý số liệu
Để tra cứu nhận biết các họ, chúng tôi căn cứ vào Cẩm nang tra cứu và
nhận biết các họ thực vật Hạt kín ở Việt Nam của Nguyễn Tiến Bân (1997) [1]
và Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vật của Nguyễn Nghĩa Thìn (1997) [27]
Để xác định tên khoa học các loài, chúng tôi căn cứ vào Cây cỏ Việt

Nam của Phạm Hoàng Hộ (1999-2001) [7]. Nếu vẫn còn nghi ngờ kết quả,
chúng tôi tiến hành thu mẫu để tham khảo ý kiến của các chuyên gia phân loại.
Để chỉnh lý tên khoa học, chúng tôi căn cứ vào Danh lục các loài thực vật
Việt Nam do Nguyễn Tiến Bân làm chủ biên (2003, 2005)[2] [3] và Trung tâm
nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường Đại học quốc gia Hà Nội công bố năm
2001. Số liệu được xử lý trên phần mềm Excel của máy tính điện tử, có áp
dụng các phương pháp thống kê sinh học.
- Sử dụng khung phân loại của UNESCO (1973) [37] để phân loại thảm
thực vật.
Xác định hệ số tổ thành loài được tính theo công thức: P =
N
n
x 100%
Trong đó: P là hệ số tổ thành loài (%)
n là số cá thể của loài
N là số cá thể của tất cả các loài.
Theo Daniel Marmillod, chỉ những loài cây có P > 5% mới thực sự có ý
nghĩa về mặt sinh thái trong lâm phần (Nếu P > 5% thì loài đó được tham gia
vào công thức tổ thành, nếu P < 5% thì loài đó không được tham gia vào công
thức tổ thành). Theo Thái Văn Trừng (1978) [32], trong một lâm phần nhóm
loài cây nào đó > 50% tổng số cá thể của tầng cây cao thì nhổm loài đó được
coi là nhóm loài ưu thế. Vì vậy, cần tính tổng P của những loài có trị số lớn




14

hơn 5%, xếp từ cao xuống thấp và dừng lại khi tổng P đạt 50%. Mật độ cây
(cây/ha) được tính theo công thức:

Xác định mật độ cây: Được tính trung bình trên OTC sau đó quy ra số
cây/ha theo công thức: M =
x10.000
S
n

Trong đó: n là số lượng cây, S là diện tích ô điều tra (đơn vị m
2
).

























15

Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Thành phần loài cây gỗ trong rừng thứ sinh tại trạm Đa dạng sinh
học Mê Linh
3.1.1. Số lƣợng loài
Đã thống kê được 65 loài cây gỗ thuộc 51 chi, 29 họ. Trong đó:
Loài có số lượng cá thể nhiều nhất là Kháo lá nhỏ (Machilus sp.) với
250 cá thể.
Những loài có số lượng cá thể ít gồm có: Lòng mức lông (Wrightia
pubescens R.Br), Chòi mòi (Antidesma ghaesembilla Gaertn.), Kháo vàng
bông (Machilus thunbergii Sieb. & Zucc.), Dướng (Broussonetia papyrifera
(L.) L
'
He
'
r. ex Vent.), Ràng ràng xanh (Ormosia balansae Drake): mỗi loài có
2 cá thể.
Danh sách các loài được trình bày trong bảng 3.1.

















16

Bảng 3.1. Danh lục các loài cây gỗ trong rừng thứ sinh tại trạm ĐDSH Mê
Linh
STT
Tên loài
Dạng
sống
Công dụng
(1)

Số
lƣợng
cá thể
Khoa học
Việt Nam
1. Alangiaceae Lindl. - Họ Thôi ba
1
Alangium chinensis (Lour.)
Harms

Thôi ba
Gỗ nhỏ
T, cho tanin
12
2. Altingiaceae Lindl. - Họ Tô hạp
2
Liquidambar formosana
Hance
Sau sau
Gỗ lớn
G, T, R
8
3. Anacardiaceae Lindl. - Họ Xoài
3
Allospondias lakonensis
(Pierre) Stapf
Giâu da xoan
Gỗ trung
bình
G, Q
6
4
Dracontomelon
duperreanum Pierre
Sấu
Gỗ lớn
G, T, Q
7
5
Rhus chinensis Muell.

Muối
Gỗ nhỏ
T
5
6
Toxicodendron succedanea
(L.) Mold.
Sơn
Gỗ nhỏ
Cho nhựa
30
7
Choerospondias axillaris
(Roxb.) Burtt. & Hill
Xoan nhừ
Gỗ lớn
G, T, Q
8
4. Annonaceae Juss. - Họ Na
8
Xylopia vielana Pierre
Giền đỏ
Gỗ trung
bình
G
22
5. Apocynaceae Juss. - Họ Trúc đào
9
Wrightia pubescens R.Br.
Lòng mức lông

Gỗ trung
bình
G, T
2
6. Burseraceae Kunth - Họ Trám
10
Canarium tonkinense Engl.
Trám chim
Gỗ trung
bình
G, Q
58
11
Canarium album (Lour.)
Raeusch.
Trám trắng
Gỗ lớn
G, T
7




17

7. Elaeocarpaceae DC. - Họ Côm
12
Elaeocarpus griffithii
(Wight) A. Gray
Côm tầng

Gỗ to
G, T, cho tanin
5
8. Euphorbiaceae Juss. - Họ Thầu dầu
13
Antidesma ghaesembilla
Gaertn.
Chòi mòi
Gỗ nhỏ
T, Q
2
14
Aporosa dioica (Roxb.)
Muell. - Arg.
Ngăm
Gỗ nhỏ
G, Q
10
15
Bischofia javanica Blume
Nhội
Gỗ trung
bình
G, T, R, Q,
cho bóng mát
3
16
Cleistanthus tonkinensis
Jabl.
Cọc rào

Gỗ nhỏ

7
17
Croton tiglium L.
Ba đậu
Gỗ nhỏ
T
7
18
Glochidion eriocarpum
Champ.
Bọt ếch lông
Gỗ nhỏ
T
64
19
Glochidion hirsutum (Roxb.)
Voigt
Sóc lông
Gỗ nhỏ
G
42
20
Mallotus apelta (Lour.)
Muell. - Arg.
Bụp trắng
Gỗ nhỏ
G, T
8

21
Mallotus mollissimus
(Geisel.) Airy – Shaw
Bục nâu
Gỗ nhỏ
G
6
22
Mallotus paniculatus
(Lamk.) Muell. - Arg.
Bục bạc
Gỗ trung
bình
G, T
4
23
Phyllanthus emblica L.
Me rừng
Gỗ nhỏ
T
6
24
Sapium discolor (Champ. Ex
Benth.) Muell Arg.
Sòi tía
Gỗ nhỏ
G, cho tinh
dầu
68
9. Fabaceae Lindl. - Họ Đậu

25
Ormosia balansae Drake
Ràng ràng
xanh
Gỗ trung
bình
G
2
10. Fagaceae Dumort. - Họ Dẻ
26
Castanopsis indica (Roxb.)
A. DC.
Dẻ gai ấn độ
Gỗ lớn
G, cho tannin,
hạt ăn được
3
11. Clusiaceae Lindl. - Họ Bứa
27
Garcinia hainanensis Merr.
Bứa hải nam
Gỗ nhỏ
G, Q
5
28
Garcinia cowa Roxb.
Tai chua
Gỗ cao
G
3

12. Hypericaceae Juss. - Họ Ban
29
Cratoxylum cochinchinense
(Lour.) Blume
Thành ngạnh
nam
Gỗ trung
bình
G, T
30
30
Cratoxylum pruniflorum
(Kurz) Kurz
Đỏ ngọn
Gỗ trung
bình
G, T, R
5




18

13. Juglandaceae Kunth - Họ Hồ đào
31
Engelhardtia roxburghiana
Wall.
Chẹo ấn độ
Gỗ lớn

G, T
60
14. Lauraceae Juss. - Họ Long não
32
Actinodaphne pilosa (Lour.)
Merr.
Bộp lông
Gỗ nhỏ
T, cho dầu
60
33
Litsea cubeba (Lour.) Pers.
Màng tang
Gỗ nhỏ
T, cho tinh dầu
8
34
Litsea lancilimba Merr.
Bời lời lá thon
Gỗ trung
bình
G, cho dầu
4
35
Litsea glutinosa (Lour.) C.
B. Robins.
Bời lời
Gỗ nhỏ
T, cho keo
6

36
Litsea umbellate (Lour.)
Merr.
Bời lời đắng
Gỗ nhỏ
T
5
37
Machilus thunbergii Sieb. &
Zucc.
Kháo vàng
bông
Gỗ trung
bình
G, T, cho dầu
2
38
Machilus sp.
Kháo lá nhỏ
Gỗ nhỏ
T
250
39
Phoebe pallida (Nees) Nees
Re trắng
Gỗ trung
bình
T, cho tinh dầu
21
40

Phoebe tavoyana (Meisn.)
Hook. f.
Re trắng lá to
Gỗ trung
bình
T, cho tinh dầu
11
15. Meliaceae Juss. - Họ Xoan
41
Chisocheton paniculatus
(Roxb.) Hiern.
Quếch hoa
chùy
Gỗ lớn
G
6
16. Mimosaceae R. Br - Họ Trinh nữ
42
Archidendron clypearia
(Jack) I. Nielsen
Mán đỉa
Gỗ trung
bình
G
40
17. Moraceae Link - Họ Dâu tằm
43
Broussonetia papyrifera (L.)
L’He’r. ex Vent.
Dướng

Gỗ nhỏ
T, R, cho bóng
mát
2
44
Ficus altissima Blume
Đa tía
Gỗ lớn
T
3
45
Ficus hispida L. f.
Ngái
Gỗ nhỏ
T, Q
8




19

18. Myristicaceae R. Br. - Họ Máu chó
46
Knema globularia (Lamk.)
Warb.
Máu chó lá
nhỏ
Gỗ trung
bình

G, T
59
47
Knema pierrei Warb.
Máu chó lá lớn
Gỗ trung
bình
G
110
19. Myrtaceae Juss. - Họ Sim
48
Cleistocalyx operculatus
(Roxb.) Merr. & Perry
Vối
Gỗ nhỏ
T, R
15
20. Oleaceae Hoffm. & Link - Họ Nhài
49
Linociera ramiflora (Roxb.)
Wall. Ex G. Don
Hồ bì
Gỗ trung
bình
G, T
5
21. Opiliaceae Valet. - Họ Sơn cam
50
Champerera manillana
(Blume) Merr.

Sam ba
Gỗ nhỏ
G, R
3
22. Rosaceae Juss. - Họ Hoa hồng
51
Prunus arborea (Blume)
Kalkm.
Xoan đào
Gỗ trung
bình
G
8
23. Rubiaceae Juss. - Họ Cà phê
52
Adina cordifolia (Roxb.)
Hook. f. ex Brandis
Gáo
Gỗ trung
bình
G
6
53
Randia spinosa (Thunb.)
Poir.
Găng tu hú
Gỗ nhỏ
T
38
54

Wendlandia paniculata
(Roxb.) DC.
Hoắc quang
Gỗ nhỏ
Hoa thơm, là
nguồn nuôi
ong mật
8
24. Rutaceae Juss. - Họ Cam
55
Acronychia pedunculata (L.)
Miq.
Bưởi bung
Gỗ nhỏ
T
30
56
Euodia lepta (Spreng.) Merr.
Ba chạc
Gỗ nhỏ
T
40
57
Zanthoxylum rhetsa (Roxb.)
DC.
Sẻn hôi
Gỗ nhỏ
T
17





20

25. Sapindaceae Juss. - Họ Bồ hòn
58
Dimocarpus fumatus
(Blume) Leenh.
Nhãn đông
dương
Gỗ trung
bình
G, Q
6
59
Mischocarpus pentapetalus
(Roxb.) Radlk.
Nây năm cánh
Gỗ nhỏ
T
31
26. Simaroubaceae DC. - Họ Thanh thất
60
Ailanthus triphysa (Dennst.)
Alston
Thanh thất
Gỗ trung
bình
G, T, cho gôm

dùng làm
hương
7
27. Sterculiaceae Barth. - Họ Trôm
61
Pterospermum
heterophyllum Hance
Lòng mang
Gỗ trung
bình
G, T
6
62
Sterculia lanceolata Cav.
Sang sé
Gỗ nhỏ
G, T, cho sợi,
hạt ăn được
9
28. Styracaceae Dumort. - Họ Bồ đề
63
Styrax tonkinensis (Pierre)
Craib ex Hartwiss
Bồ đề trắng
Gỗ trung
bình
G, T, cho nhựa
6
29. Symplocaceae Desf. - Họ Dung
64

Symplocos laurina var.
acuminata
Dung giấy
Gỗ trung
bình
G, để nhuộm
5
65
Symplocos cambodiana
(Pierre) Hall. f.
Dung hôi
Gỗ nhỏ
G
4
Chú thích:
(1) G: cho gỗ; T: làm thuốc; R: cho rau; Q: cho quả





21

3.1.2. Mật độ cây gỗ
Qua 7 lần đi thực địa, chúng tôi đã tính được mật độ các loài cây gỗ
(M) trong khu vực nghiên cứu như sau:
Bảng 3.2 Mật độ cá thể trong các OTC đã thống kê
STT
Tên loài
Số cây

Mật độ cá thể M
(cây/ha)
1
Kháo lá nhỏ
250
1041,70
2
Máu chó lá lớn
110
458,30
3
Sòi tía
68
283,30
4
Bọt ếch lông
64
266,70
5
Chẹo ấn độ
60
250,00
6
Bộp lông
60
250,00
7
Máu chó lá nhỏ
59
245,80

8
Trám chim
58
241,70
9
Sóc lông
42
175,00
10
Mán đỉa
40
166,70
11
Ba chạc
40
166,70
12
Găng tu hú
38
158,30
13
Nây năm cánh
31
129,20
14
Sơn
30
125,00
15
Thành ngạnh nam

30
125,00
16
Bưởi bung
30
125,00
17
Giền đỏ
22
91,70
18
Re trắng
21
87,50
19
Sẻn hôi
17
70,80
20
Vối
15
62,50
21
Thôi ba
12
50,00

×