Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh thái và trồng thử nghiệm cây Me rừng (Phyllanthus emblica L.) tại Trạm đa dạng Sinh học Mê Linh - Vĩnh Phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 99 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

g

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM




MẠC VĂN HẢI




NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, SINH THÁI
VÀ TRỒNG THỬ NGHIỆM CÂY ME RỪNG
(PHYLLANTHUS EMBLICA L.) TẠI TRẠM ĐA DẠNG
SINH HỌC MÊ LINH - VĨNH PHÖC






LUẬN VĂN THẠC SỸ SINH HỌC










THÁI NGUYÊN - 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM




MẠC VĂN HẢI




NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, SINH THÁI
VÀ TRỒNG THỬ NGHIỆM CÂY ME RỪNG
(PHYLLANTHUS EMBLICA L.) TẠI TRẠM ĐA DẠNG
SINH HỌC MÊ LINH - VĨNH PHÖC

CHUYÊN NGÀNH: SINH THÁI HỌC
MÃ SỐ: 60.42.60


LUẬN VĂN THẠC SỸ SINH HỌC




Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. MA THỊ NGỌC MAI






THÁI NGUYÊN - 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


LỜI CẢM ƠN


Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài luận văn, tôi nhận
được sự hướng dẫn nhiệt tình về kiến thức chuyên môn cũng như phương
pháp nghiên cứu của nhiều thầy, cô khoa Sinh - Kỹ thuật nông nghiệp -
Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên. Đặc biệt là sự chỉ giáo tận tình, chu
đáo của: TS. Ma Thị Ngọc Mai và các thầy cô phòng Thực vật viện Sinh
thái TNSV; Trạm đa dạng Sinh học Mê Linh - Vĩnh Phúc. Nhân dịp này,
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy, cô đã giúp đỡ tôi.
Tôi cũng xin cảm ơn chân thành tới gia đình, các bạn học viên lớp
Cao học Sinh K16 và đồng nghiệp của Trường THPT Cao Bình – Hoà An –
Cao Bằng (nơi tôi đang công tác).
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày 18 tháng 08 năm 2010

Tác giả




Mạc Văn Hải



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực. Nếu sai tôi xin hoàn
toàn chịu trách nhiệm.
Tác giả





Mạc Văn Hải

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU 1

1. Lý do chọn đề tài 1
2. Giới hạn nghiên cứu 3
3. Đóng góp mới của luận văn 3
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1. 1. Những nghiên cứu về chi Me (Phyllanthus L.) 4
1.1.1. Thành phần loài 4
1.1.2. Nghiên cứu về công dụng 9
1.1.3. Nghiên cứu về tác dụng dược lý 13
1.2. Những nghiên cứu về cây Me rừng (Phyllanthus emblica L.) 15
1.2.1. Nguồn gốc phân loại 15
1.2.2. Phân bố và cấu trúc quần thể ngoài tự nhiên 16
1.3. Nghiên cứu nhân giống cây Me rừng 17
1.4. Khả năng sinh trưởng phát triển của cây Me rừng 17
Chƣơng 2: MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU 19
2.1. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 19
2.2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 19
2.2.1. Ý nghĩa khoa học 19
2.2.2. Ý nghĩa thực tiễn 19
2.3. Đối tượng nghiên cứu 20
2.4. Địa điểm nghiên cứu 20
2.5. Nội dung nghiên cứu 20
2.5.1. Đặc điểm hình thái, sinh thái và phân bố của cây Me rừng ở một số địa
phương tại tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc. 20
2.5.2. Nghiên cứu nguồn gốc và chất lượng cây Me rừng tái sinh tự nhiên. 20
2.5.3. Nghiên cứu nhân giống cây Me rừng 20
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2.5.4. Sinh trưởng phát triển của cây Me rừng 20
2.6. Phương pháp nghiên cứu 21

2.7. Phương pháp xử lý số liệu 25
Chƣơng 3: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC
NGHIÊN CỨU 27
3.1. Điều tự nhiên vùng Hoà An, Thạch An – Cao Bằng 27
3.2. Điều kiện tự nhiên vùng Tràng Định, Văn Lãng – tỉnh Lạng Sơn 29
3.3. Điều kiện tự nhiên Trạm đa dạng sinh học Mê Linh - Vĩnh Phúc 31
Chƣơng 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 33
4.1. Đặc điểm hình thái, sinh thái 33
4.1.1. Đặc điểm hình thái 33
4.1.2. Đặc điểm sinh thái 36
4.2. Phân bố và cấu trúc quần thể 37
4.2.1. Phân bố 37
4.2.2. Cấu trúc quần thể 39
4.3. Tái sinh tự nhiên 51
4.3.1. Nguồn gốc cây tái sinh 51
4.3.2. Chất lượng cây tái sinh 52
4.4. Nhân giống cây Me rừng (Phyllanthus emblica L.) 53
4.4.1. Nhân giống bằng giâm cành 53
4.4.2. Nhân giống bằng hạt 61
4.5. Sinh trưởng của cây Me rừng (Phyllanthus emblica L.) 63
4.5.1. Trong giai đoạn vườn ươm 63
4.5.2. Sinh trưởng của Me rừng sau khi trồng ngoài đồng ruộng 68
4.5.3. Sinh trưởng cây Me rừng tái sinh tự nhiên 69
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO 76
PHỤ LỤC

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN


TT
VIẾT TẮT
XIN ĐỌC LÀ
1
D
1.3m

Đường kính ngang ngực (cm).
2
D
10cm

Đường kính thân cách gốc 10cm (cm)
3
D
T

Đường kính tán
4
H
dc

Chiều cao dưới cành
5
H
VN


Chiều cao vút ngọn (m)
6
N
Mật độ cây/ha
7
Nxb
Nhà xuất bản
8
KVNC
Khu vực nghiên cứu
9
ODB
Ô dạng bản
10
OĐV
Ô định vị
11
OTC
Ô tiêu chuẩn




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

DANH MỤC BẢNG
Trang

Bảng 1.1: Những loài trong chi Me (Phyllanthus L.) ở Việt Nam 5
Bảng 1.2: Tác dụng chữa bệnh của một số loài trong chi Me (Phyllanthus

L.) (trong y học dân tộc ở nhiều nước trên thế giới) 10
Bảng 4.1: Đa dạng về kích thước và khối lượng quả ở một số cá thể Me
rừng (P.emblica L.) 34
Bảng 4.2 : Hệ số tổ thành loài trong quần xã có cây Me rừng tại Trạm Đa
dạng Sinh học Mê Linh – Vĩnh Phúc 42
Bảng 4.3: Hệ số tổ thành loài trong quần xã có cây Me rừng tại xã Vĩnh
Quang - Hoà An - Cao Bằng 43
Bảng 4.4: Hệ số tổ thành loài trong quần xã thực vật có Me rừng tại xã
Đức Xuân - Thạch An – Cao Bằng 44
Bảng 4.5: Hệ số tổ thành loài trong quần xã thực vật có cây Me rừng tại xã
Tân Việt - Văn Lãng - Lạng Sơn 45
Bảng 4.6: Hệ số tổ thành loài trong quần xã thực vật có cây Me rừng tại xã
Tân Tiến - Tràng Định - Lạng Sơn 46
Bảng 4.7: Tỷ lệ (%) theo cấp chiều cao của cây Me rừng tại các địa điểm
nghiên cứu (thảm cây bụi có cây gỗ) 47
Bảng 4.8: Tỷ lệ (%) theo cấp đường kính của cây Me rừng tại các địa
điểm nghiên cứu (thảm cây bụi có cây gỗ) 48
Bảng 4.9: Phân bố cây Me rừng trên mặt đất tại Trạm đa dạng Sinh học
Mê Linh – Vĩnh Phúc 50
Bảng 4.10: Nguồn gốc cây Me rừng tái sinh trong các trạng thái thảm thực
vật tại KVNC 51
Bảng 4.11: Chất lượng cây Me rừng tái sinh 52
Bảng 4.12: Tỷ lệ (%) cành giâm nẩy chồi, ra lá sau 10 ngày giâm 53
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Bảng 4.13: Ảnh hưởng của thời gian giâm cành đến tỷ lệ (%) nẩy chồi, ra
lá của các loại hom giống 55
Bảng 4.14: Tỷ lệ (%) hom giống ra rễ, sống sót và phát triển thành cây có
thể đánh vào bầu ( sau khi giâm khoảng 120-150 ngày ) 56
Bảng 4.15: Tỷ lệ (%) ra rễ của cành giâm trên đất 57

Bảng 4.16: Tăng trưởng của rễ ở các hom giống từ cành bánh tẻ 58
Bảng 4.17 : Tỷ lệ (%) ra chồi của cành giâm trên cát 59
Bảng 4.18 : Tỷ lệ (%) ra rễ của cành giâm trên cát 60
Bảng 4.19: Tỷ lệ (%) nẩy mầm của hạt Me rừng (gieo tươi ngay sau khi
thu hái) 61
Bảng 4.20: Tỷ lệ (%) nẩy mầm của hạt Me rừng theo thời gian bảo quản 62
Bảng 4.21: Sinh trưởng của Me rừng trồng từ hom ở vườn ươm 64
Bảng 4.22: Sinh trưởng của Me rừng trồng từ hạt ở vườn ươm 66
Bảng 4.23: Sinh trưởng chiều cao và đường kính cây Me rừng 68
Bảng 4.24: Sinh trưởng của cây Me rừng tái sinh tự nhiên tại Trạm Đa
dạng Sinh học Mê Linh – Vĩnh Phúc 70

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

DANH MỤC ĐỒ THỊ
Trang
Đồ thị 4.1: Đường biểu diễn cây theo cấp chiều cao 48
Đồ thị 4.2: Đường biểu diễn cây theo cấp đường kính 49
Đồ thị 4.3: Lượng tăng trưởng của chiều dài rễ 58
Đồ thị 4.4: Ảnh hưởng của thời gian bảo quản đến khả năng nẩy mầm của hạt 62
Đồ thị 4.5: Tăng trưởng chiều cao cây Me rừng trồng từ hom ở vườn ươm 64
Đồ thị 4.6: Tăng trưởng về đường kính thân cây Me rừng trồng từ hom ở
vườn ươm 65
Đồ thị 4.7: Tăng trưởng chiều cao cây Me rừng trồng từ hạt ở vườn ươm 66
Đồ thi 4.8: Tăng trưởng đường kính thân cây Me rừng trồng từ hạt ở vườn ươm . 67
Đồ thị 4.9: Tăng trưởng về chiều cao cây Me rừng sau khi trồng ngoài
đồng ruộng 68
Đồ thị 4.10: Tăng trưởng về chiều cao cây Me rừng tái sinh tự nhiên 71
Đồ thị 4.11: Tăng trưởng về đường kính cây Me rừng tái sinh tự nhiên 71






Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Đất nước Việt Nam, thiên nhiên Việt Nam có thành phần loài thực vật
nhiệt đới vô cùng phong phú. Với điều kiện khí hậu và địa hình đa dạng đặc
thù, là nơi gặp gỡ của hai trung tâm giầu loài nhất thế giới: Trung Quốc và
Inđônêxia, hệ thực vật nước ta có thành phần loài mang cả yếu tố thực vật
nhiệt đới ẩm Inđônêxia- Malayxia, đó là yếu tố thực vật nhiệt đới gió mùa,
thực vật ôn đới nam Trung Hoa. Nước ta hiện có 10.386 loài thuộc 2.257 chi
và 305 họ thực vật bậc cao có mạch, chiếm 4% tổng số loài, 15% tổng số chi
và 57% tổng số họ của toàn thế giới [35].
Con số thống kê trên đã cho thấy sự giàu có, đa dạng của giới thực vật
ở nước ta, đồng thời chỉ rõ vị trí, tầm quan trọng của nó đối với con người.
Không chỉ với vai trò là lá phổi xanh khổng lồ điều hoà khí hậu, là khâu quan
trọng trong chu trình tuần hoàn vật chất của tự nhiên, thảm thực vật rừng còn
là nguồn tài nguyên vô giá cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp (gỗ,
giấy, dệt ), là thức ăn cho động vật nói chung, đặc biệt là nguồn dược liệu
quý giá đối với việc chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ của con người.
Ngày nay, nguồn dược liệu từ thực vật ngày càng được ưa chuộng bởi
những ưu điểm là đáp ứng được nhu cầu người bệnh, có tác dụng chữa bệnh
tốt lại rẻ tiền, việc sử dụng tương đối dễ dàng và đặc biệt là ít gây tác dụng
phụ cho người bệnh. Những tính năng ưu việt trên cũng là lý do để chúng ta

cần coi trọng nguồn dược liệu quý giá của thiên nhiên và coi đó như là một
loại cây tài nguyên cao cấp.
Trong số đó họ thầu dầu (Euphorbiaceae) ở nước ta thì Me ( Phyllanthus L.)
là một chi lớn , gồm nhiều loài, phân bố rộng. Đặc biệt là có tới 24 trong số

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2
48 loài đã biết (chiếm 50% số loài là đặc hữu) [25]. Đây là nguồn gen đa dạng
và hết sức quý. Từ lâu đời, trong đông y và y học dân tộc tại nhiều địa
phương ở nước ta, đã dùng một số loài trong chi Me (Phyllanthus) làm thuốc
chữa các bệnh đau phổi, viêm đau gan, thận, tiêu chảy, kiết lỵ, lợi tiểu, đái
đường, cầm máu, đậu mùa, hoa liễu, tráng dương…[37].
Những năm gần đây, nhiều hoạt chất tự nhiên (các triterpenoid,
flavonoid, alkaloid, tannin, sesquiterpenoid…) có hoạt tính sinh học, có triển
vọng trong công nghiệp dược đã được phát hiện từ một số loài trong chi Me (
Me rừng –P.emblica, diệp hạ châu đắng -P.amarus). Những thử nghiệm in
vitro, in vivo đã có cho thấy, nhiều hợp chất từ một số loài (Diệp hạ châu
đắng - P.amarus, Chó đẻ răng cưa - P.urinaria, Me rừng – P.emblica; Phèn
đen - P.reticulatus…) có tác dụng kháng khuẩn, kháng độc tế bào, kháng u,
kháng oxy hoá; đặc biệt là hoạt tính đối kháng với tác dụng gây độc của một
số kim loại (C
+
S
,Zn
2+
…) và tia X; chống suy giảm miễn dịch, ức chế hiện
tượng sao chép ngược của virus HIV, và các tác nhân gây đột biến gen…[54].
Thời gian qua những nghiên cứu ở nước ta mới tập trung vào việc
phân loại hoặc phân tích, xác định một số hợp chất như: alkaloid, lignan…có

trong các loài Chó đẻ răng cưa (P.urinaria) và Diệp hạ châu đắng (P.amarus).
Còn nhiều loài khác lại hầu như chưa có nghiên cứu gì về đặc điểm sinh học,
sinh thái và khả năng sinh trưởng, phát triển cũng như các hợp chất tự nhiên
có hoạt tính sinh học của chúng [26].
Me rừng (P.emblica L.) là loại cây lâu năm có tính chống chịu tốt, phân
bố rộng, là nguồn nguyên liệu chứa các hoạt chất có nhiều giá trị trong y dược.
Để phục vụ với số lượng lớn trong ngành y dược thì việc khai thác trong tự
nhiên sẽ làm cho số lượng loài ít đi, do đó để thu hái với một số lượng lớn sẽ
gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, việc nghiên cứu đặc điểm sinh thái, sinh vật học,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3
khả năng sinh trưởng phát triển của của cây Me rừng (P.emblica L.) trong điều
kiện trồng trọt là hết sức cần thiết. Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi
tiến hành chọn đề tài:
“Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh thái và trồng thử nghiệm cây
Me rừng (Phyllanthus emblica L.) tại Trạm đa dạng Sinh học Mê Linh -
Vĩnh Phúc”
2. Giới hạn nghiên cứu
- Nghiên cứu đặc điểm các kiểu thảm thực vật có cây Me rừng
(Phyllanthus emblica L.) sinh sống tại một số địa phương thuộc tỉnh Cao
Bằng, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc.
- Trồng thử nghiệm cây Me rừng (Phyllanthus emblica L.) bằng phương
pháp nhân giống vô tính (trồng bằng cành); Phương pháp nhân giống bằng hạt
(trồng bằng hạt) tại Trạm Đa dạng Sinh học Mê Linh – Vĩnh Phúc.
- Theo dõi khả năng nẩy mầm, ra rễ và sống sót cũng như sự sinh trưởng,
phát triển của cây Me rừng (Phyllanthus emblica L.) trong điều kiện trồng trọt
và sự sinh trưởng, phát triển của cây Me rừng tái sinh tự nhiện.
3. Đóng góp mới của luận văn

- Góp phần xây dựng cơ sở khoa học cho công tác trồng các loại cây
dược liệu quý ; phục hồi rừng và các loại cây dược liệu trên đất trống, đất cằn
đặc biệt trên đất rừng bị đốt và rừng khai thác cạn kiệt, đất nghèo dinh dưỡng.
Đề tài của chúng tôi cũng mong muốn giúp người nông dân hiểu rõ
thêm về giá trị của cây Me rừng (Phyllanthus emblica L.), đặc điểm hình thái,
sinh thái và tiến trình sinh trưởng phát triển của cây Me rừng để có biện pháp
trồng, chăm sóc, bảo vệ cho phù hợp.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1. 1. Những nghiên cứu về chi Me (Phyllanthus L.)
1.1.1. Thành phần loài
- Trên thế giới
Chi Me (Phyllanthus L.) thuộc về phân họ Me (Phyllanthoiideae) trong
họ Thầu dầu (Euphorbiaceae). Do có những đặc điểm sinh học gần nhau, nên
nhiều tác giả đã cho rằng, giữa các chi trong họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) thì
chi Me (Phyllanthus L.) có quan hệ họ hang gần gũi với các chi: Bồ cu vẽ
(Breynia Hool.F), Cơm nguội (Celtis L.), Rau ngót (Sauropus Blume) và
Phyllanthodendron L Tất cả các loài thuộc các chi trên đều có dạng cành
giống nhau [49], [62].
Me (Phyllanthus) là một chi lớn, gồm khoảng trên 700 loài, phân bố chủ
yếu ở các khu vực nằm trong vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Vùng Nam Á
và Đông Nam Á là trung tâm có số loài đa dạng và phong phú nhất của chi
Me. Riêng khu vực Malesian có khoảng trên 100 loài. Các tỉnh miền Nam
Trung Quốc (Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây…), đã biết khoảng trên 30
loài. Trong khi đó ở châu Mỹ có chừng 200 loài và châu Phi có khoảng 100

loài. [62], [63].
- Ở Việt Nam
Trong hệ thực vật Việt Nam, Phạm Hoàng Hộ (1992) đã thống kê và mô
tả sơ bộ được 43 loài [16]. Những nghiên cứu gần đây của Nguyễn Nghĩa
Thìn (1993, 1998, 2005) đã ghi nhận có 48 loài [35], [38].
Số liệu ghi trong bảng 1.1 cho thấy trong chi Me ở Việt Nam hiện đã biết
tới 48 loài trong đó 24 loài là đặc hữu (chiếm tới 50% số loài của cả chi ở

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

5
Việt Nam). Đáng chú ý là hầu như tất cả các loài đặc hữu đều chỉ mới gặp ở
một vài địa phương. Đó là nguồn gen quý, hiếm cần được nghiên cứu trong
thời gian tới để có biện pháp bảo tồn, phát triển và sử dụng bền vững.
Trong số các loài đã biết trong chi Me, thì ở các khu vực phía Bắc có
khoảng 20 loài (gồm 9 loài là đặc hữu chỉ gặp ở một vài địa phương, 01 loài
đặc hữu phân bố ở nhiều địa phương trên cả nước và 10 loài phân bố rộng phổ
biến) [25], [35]. Tuy số loài trong chi Me (Phyllanthus) ở nước ta phong phú,
đa dạng, nhưng đa phần các loài hầu như chưa được quan tâm nghiên cứu, trừ
một vài loài có giá trị cao trong y dược đã được các nhà khoa học tập trung
nghiên cứu khai thác và sử dụng như Diệp hạ châu đắng – P. amarus, Chó đẻ
răng cưa – P. urinaria).
Bảng 1.1: Những loài trong chi Me (Phyllanthus L.) ở Việt Nam
TT
Tên khoa học
Tên Việt Nam
(phổ thông)
Loài đặc hữu
và nơi phân bố
1

P. acidus (L.) Skeels, 1909
Chùm ruột, Tầm ruột

2
* P. amarus Schum, 1829
Diệp hạ châu đắng,
Chó đẻ thân xanh

3
P. annamensis Beille, 1927
Me hoa chùm

4
* P. anthopotamicus Hand. &
Mazz
Me núi cao

5
P. arenarius Beille, 1927
Me bờ biển
Loài đặc hữu
(Khánh Hoà)
6
P. balansae Beille, 1927
Me thui ngọn
Loài đặc hữu
(Quảng Ninh)
7
P. banii Thin, 1995
Me hoa đỏ

Loài đặc hữu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

6
TT
Tên khoa học
Tên Việt Nam
(phổ thông)
Loài đặc hữu
và nơi phân bố
(Khánh Hoà)
8
P. binhii Thin, 1995
Me đồng mỏ
Loài đặc hữu
(Lạng Sơn, Hoà
Bình)
9
P. carinatus Beille, 1927
Diệp hạ châu sóng
Loài đặc hữu
(Thừa Thiên
Huế)
10
P. chamaepeuce Ridl, 1893
Cấu trời

11
* P. clarkei Hook. F., 1887

Diệp hạ châu clarke

12
P. collinsae Craib, 1913
Me biên hoà

13
P. daclacensis Thin, 1995
Diệp hạ châu đắc lắc
Loài đặc hữu
(Đắc Lắc)
14
* P. debilis Klein Klein ex
Willd., 1805
Diệp hạ châu yểu

15
* P. discofractus Croiz, 1942
Diệp hạ châu quảng
ninh
Loài đặc hữu
(Quảng Ninh)
16
* P. dongmoensis Thin, 1992
Me lưới đá vôi
Loài đặc hữu
(Lạng Sơn)
17
P. elegans Wall. ex-Arg 1863
Diệp hạ châu thanh

lịch

18
* P. emblica L. 1753
Me rừng

19
P. evrardii Beille, 1927
Diệ hạ châu everard
Phú Yên, Khánh
Hoà)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

7
TT
Tên khoa học
Tên Việt Nam
(phổ thông)
Loài đặc hữu
và nơi phân bố
20
* P. fasciculatus (Lour) Wall.
ex-Arg 1866
Me chụm
Theo Phạm
Hoàng Hộ
(1992) thì loài
này là syn. Của
P.welwitschianus

Muell-Arg.(1864)
21
P.geoffroyi Beille, 1927
Diệp hạ châu
geoffroy

22
P. insulensis Beille, 1927
Me đảo
Loài đặc hữu
(Kon Tum,
Khánh Hoà)
23
P. kampotensis Beille, 1927
Me cam bốt

24
* P.lativenius (Croiz) Thin,
1995
Me mép gân

25
* P. lingulatus Beille, 1927
Me trườn gốc nhọn

26
P. nhatrangensis Beille, 1927
Diệp hạ châu nha
trang
Loài đặc hữu

(Khánh Hoà)
27
* P. pacoensis Thin, 1992
Me pà cò
Loài đặc hữu
(Hoà Bình)
28
* P. petelotii Croiz., 1942
Me petelo
Loài đặc hữu
(Thái Nguyên,
Bắc Kạn, Vĩnh
Phúc)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

8
TT
Tên khoa học
Tên Việt Nam
(phổ thông)
Loài đặc hữu
và nơi phân bố
29
P. phuquocensis Beille, 1927
Me phú quốc
Loài đặc hữu
(Kiên Giang)
30
P. pireyi Beille, 1927

Me lá cánh buồm
Loài đặc hữu
(Quảng Trị)
31
* P. poilanei Beille, 1927
Me poilane
Loài đặc hữu
(Hoà Bình, Ninh
Bình, Nghệ An,
Hà Tĩnh)
32
P. pulcher Wall Arg., 1863
Me lá lệch

33
P. pulchroides Beille, 1927
Me lá bồ cu
Loài đặc hữu
(Đồng Nai)
34
* P. reticulatus Poir., 1804
Phèn đen

35
P. roseus (Craib. & Hutch. )
Beille, 1927
Me hòng

36
P.rubber (Lour.) Spreng, 1825

Me đỏ đọt

37
P. rubescens Beille, 1927
Me phớt đỏ
Loài đặc hữu
(Đà Nẵng)
38
* P. rubicundus Beille, 1927
Diệp hạ châu tía
Loài đặc hữu
(Nghệ An)
39
P. sinicus (Baill.) Muell Arg.,
1863
Diệp hạ châu trung
quốc

40
P. songboiensis Thin, 1992
Me song bôi
Loài đặc hữu
(Hoà Bình)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

9
TT
Tên khoa học
Tên Việt Nam

(phổ thông)
Loài đặc hữu
và nơi phân bố
41
P. taxondiifolius Beille, 1927
Me lá lược

42
P. thaii Thin, 1992
Me lá vẩy hến
Loài đặc hữu
(Quảng Bình)
43
P. touranensis Beille, 1927
Me đà nẵng
Loài đặc hữu
(Đà Nẵng)
44
P. trungii Thin, 1992
Me đồng nai
Đồng Nai
45
P. tui Thin, 1995
Me đất đỏ
Loài đặc hữu
(Kon Tum)
46
* P. urinaria L., 1753
Chó đẻ răng cưa


47
* P. virgatus Forst. & Forst. F.,
1786
Vẩy ốc

48
* P. welwitschianus Muell
Arg., 1864
Diệp hạ châu chụm,
Vẩy ốc

(Nguồn: Nguyễn Nghĩa Thìn, 2003).
* Những loài đã gặp phân bố ở phía bắc Việt Nam.

1.1.2. Nghiên cứu về công dụng
Từ xa xưa, nhiều loài trong chi Me đã được coi là cây thuốc chữa bệnh
và được sử dụng rộng rãi trong dân gian bởi nhiều dân tộc trên trái đất. Trong
đó được sử dụng phổ biến nhất là các loài Diệp hạ châu đắng (P. reticulates)
và Chùm ruột (P. acidus)…[26].
Y học dân tộc ở các nước Đông Nam Á, Trung và Đông phi, Nam mỹ
và vùng Caribbean…đã tích luỹ được rất nhiều kinh nghiệm trong việc sử
dụng các loài trên làm thuốc. Nói chung, nhiều loài trong chi Me có tác dụng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

10
chữa trị các loại bệnh về phổi, ho, cảm sốt, lợi tiểu, đái đường, viêm đau thận,
viêm đau gan, tiêu chảy, đậu mùa, hoa liễu, viêm đau mắt [37], [51],
[54]…(Bảng 1.2).
Bảng 1.2: Tác dụng chữa bệnh của một số loài trong chi Me

(Phyllanthus L.) (trong y học dân tộc ở nhiều nước trên thế giới)
TT
Loài
Đặc tính và tác dụng chữa
bệnh
Nƣớc hoặc
dân tộc đã
sử dụng
Ghi chú
1
Diệp hạ châu
đắng – P.
amarus
Schum. 1829
(Tên đồng
nghĩa: P. swarii
Kostel. 1836: P.
nanus Hook. F.
1887: P.
niruriauct. Non
L.)
Tên khác: Chó
đẻ thân xanh
* Sử dụng cả cây.
* Đặc tính: kháng khuẩn,
kháng virus, kháng đột biến
gen, chống viêm anlthilic
* Tác dụng chữa bệnh
trong y học dân tộc: chữa
viêm đau thận, sỏi bàng

quang, viêm đau thận, đái
đường, hoàng đản, lợi tiểu,
phù lũng, đau dạ dầy, kích
thích tiêu hoá, kiết lỵ, tiêu
chảy, tẩy giun sán, rượu bổ,
ho, viêm phế quản, sốt rét,
giảm huyết áp, đau nhức
đầu, đau nửa đầu, điều
kinh, bệnh ngoài da, mụn
nhọt, đinh râu, lậu, hoa
liễu, rắn độc cắn. Có thể
gây xảy thai.
Việt Nam,
Trung Quốc,
Ấn Độ, Thái
Lan,
Malaysia,
Myanmar,
vùng Trung
Mỹ, vùng
Tây Mỹ,
Tanzania,
Nigeria…
Hiện đã có
các sản phẩm
thuốc chữa trị
bệnh gan
được điều
chế từ Diệp
hạ châu đắng

và một số
loại dược liệu
khác bán trên
thị trường
(như:
HEPAMARI
N, XUVIR,
TRIVIGA và
cao Diệp hạ
châu đắng…)


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

11
TT
Loài
Đặc tính và tác dụng
chữa bệnh
Nƣớc hoặc
dân tộc đã
sử dụng
Ghi chú
2
Chó đẻ răng
cƣa – P.
urinaria L.
1753 (Tên đồng
nghĩa: P.
lepidocarpus

Seibold &
Zucc. 1843:
leprocarpus
Wight, 1852: P.
verrucosus
Elmer: 1915).
Tên khác: Diệp
hạ châu đắng,
chó đẻ, Rút đất,
Cam kiềm,
Khao ham.
* Loài Diệp hạ châu đắng,
đặc biệt là các đặc tính
kháng sinh.
* Thường chữa trị các
bênh: viêm đau gan, sốt rét,
cảm sốt, giải nhiệt, kiết lỵ,
đậu mùa, tưa viêm lưỡi ở
trẻ nhỏ, điều kinh, chữa các
vết thương ở ngực, phá
thai, rắn độc cắn, kích thích
tiêu hoá.
Malaysia,
Brunei, Ấn
Độ, Papua
New Guinea,
quần đảo
Solomon, và
khu vực
Thái Bình

Dương















3
Me rừng-
P.emblica
L (Tên đồng
nghĩa: Emblic
hoặc Malacca
tree).
Tên khác:
* Sử dụng cả cây.
* Đặc tính: kháng khuẩn,
kháng u, kháng oxi hoá…
* Thường chữa trị các
bệnh:
Qủa: chữa xuất huyết, cầm

máu, thiếu máu, giảm huyết
Nhật Bản,
Sri Lanka,
Australia…
Qủa có thể
dùng ăn tươi
hoặc để khô
dùng dần.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

12
Chùm ruột núi,
chùm ruột rừng,
Bông ngót,
Cam tú, Mắc
kham…
áp, đau nhức mắt, ho viêm
sưng phổi, giải nhiệt, lợi
tiểu, đái tháo đường.
Hạt: chữa trị hen xuyễn, viêm
phế quản, thiểu năng mật.
Lá: giải nhiệt, chữa bệnh
ngoài ra, phù lũng.
Vỏ cây: chữa tiêu chảy, lỵ,
amíp, cầm máu.
Rễ: chữa cao huyết áp, lao
hạch bạch huyết, đau
thượng vị, viêm ruột…
4

Phèn đen – P.
ruticulatus
Poiret, 1804.
(Tên đồng
nghĩa: P.
microcarpus
(Benth.) Muell.
– Arg., 1863; P.
dalbergioides
Wallich ex J. J.
Smith, 1910; P.
erythrocarpus
Ridley, 1923.
Tên khác: Cây
nổ, Thầm bìu.
* Đặc tính: kháng khuẩn,
kháng ký sinh trùng sốt rét,
giải độc, cầm máu.
* Qủa: dùng để ăn tươi,
làm mực viết.
* Lá: chữa viêm đau họng,
giải nhiệt, lọc máu, lợi tiểu,
cầm máu, đậu mùa, chữa
đau nhức ngực, chảy máu
chân răng, chữa các vết
loét, vết thương trên da, rắn
độc cắn, phục hồi chức
năng răng, chữa giun kim.
* Vỏ cây: lợi tiểu, phục hồi
chức năng, lọc máu, làm

Việt Nam,
Lào,
Campuchia,
Philippin,
Ấn Độ, Nam
Phi, Tây
Phi
Nước sắc từ
thân và lá
làm thuốc
nhuộm màu
đen; rễ làm
thuốc nhuộm
màu đỏ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

13
mát, kiết lỵ, hen, đậu mùa,
giang mai, rắn độc cắn.
* Rễ: chữa kiết lỵ cấp, tiêu
chảy, hen.
5
Chùm ruột –
P. acidus (L.)
Skeels, 1909.
Tên đồng
nghĩa: P.
acidissimus
(Blanco) Muell.

– Arg., 1863; P.
distichus (L.)
Muell. – Arg.,
1866;
Ciccaacida (L.)
Mier., 1917.
Tên khác: Tầm
ruột, Tầm ruộc,
Chùm giuộc,
Mắc nhôm…
* Đặc tính: sát trùng, giải
nhiệt, làm se, tiêu nọc đối
với nọc rắn độc.
* Qủa: bổ gan, bổ máu, giải
nhiệt, nhuận tràng, thuốc
xổ, chữa đau nhức đầu.
* Lá: chữa các bệnh ngoài
da, lở ngứa, mày đay, các
chỗ sưng đau.
* Vỏ thân: tiêu độc, tiêu
đờm, tiêu hạch độc đau
họng, đau răng, viêm phế
quản, thối tai, ghẻ lở và các
vết thương ở da.
* Rễ: chứa chất độc, dùng
chữa ho, nhức đầu, vẩy nến.
* Nhựa mủ: gây nôn, mửa,
thuốc tẩy.
Việt Nam,
Ấn Độ,

Malaysia,
Philippin,
Thái Lan,
Indonexia,
Myanmar.
Qủa thường
được dùng để
nấu canh
chua, nước
giải khát,
rượu vang,
mứt hoa quả,
gia vị.


1.1.3. Nghiên cứu về tác dụng dược lý
Thời gian gần đây, nhiều nghiên cứu về tác dụng dược lý của các hoạt
chất sinh học từ các loài Diệp hạ châu đắng (P. amarus), Chó đẻ răng cưa
(P.urinaria) đã được tiến hành ở nhiều nước công nghiệp (Mỹ, Nhật Bản,
Hàn Quốc, Đài Loan…). Các kết qủa thử nghiệm đã cho biết:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

14
* Một loạt các hợp chất acid phenolic tách chiết từ các loài trong chi Me
(Phyllanthus) có tác dụng ức chế DNA polymerase của siêu vi khuẩn viêm gan
B. Dịch chiết từ Diệp hạ châu đắng (P. amarus) và Chó đẻ răng cưa (P.
urinaria) cũng như các lignan phyllanthin và hypophyllanthin có tác dụng bảo
vệ tế bào gan, ức chế DNA polymerase virus viêm gan B và một số virus viêm
gan khác, chống lại tác dụng gây độc hại tế bào gan bởi carbon tetrachloride và

galactosamin. Geraniin phân lập từ lá cây Diệp hạ châu đắng (P. amarus) cũng
có tác dụng kháng virus viêm gan B. Dịch chiết từ cả cây Diệp hạ châu đắng
(P. amarus) có tác dụng hạ đường huyết ở thỏ bình thường và thỏ gây đái tháo
đường với alloxan. Cao nước từ lá có tác dụng đối kháng với hoạt tính làm gãy
gây bởi chloride kền ở tế bào tuỷ xương chuột nhắt trắng, làm giảm tỷ lệ phần
trăm tế bào bị tổn thương cũng như tần suất gẫy ở mỗi tế bào do tác động của 3
liều muối kền (10, 20 và 40 mg/kg thể trọng) [26], [59].
Những thử nghiệm in vitro và in vivo còn cho thấy, nước chiết từ Diệp
hạ châu đắng (P. amarus) ức chế men sao chép ngược (the enzyme revers
transcriptase) của virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV), virus gây ung
thư bạch cầu, kháng tác nhân gây ung thư: Cho chuột uống nước chiết từ Diệp
hạ châu đắng (P. amarus) có tác dụng kéo dài sự sống của chuột đã cho lây
nhiễm HIV và ung thư gan. Các hợp chất lignan phyllanthin, hypophyllanthin
từ dịch chiết còn có tác dụng làm giảm lượng cholesterol trong máu qua các
thử nghiệm in vivo [26], [60], [61].
* Dịch chiết từ Phèn đen (P. reticulatus) có tác dụng kháng khuẩn in
vitro (với các khuẩn Escherichia coli, Shigella flexneri, Bacillus subtilis), đặc
biệt là hoạt tính kháng ký sinh trùng sốt rét Plasmodium falciparum in vitro .
Flavonoid toàn phần tách chiết từ Phèn đen (P. reticulatus) có tác dụng ức chế
mạnh hoạt tính của men polyphenol – oxydase huyết thanh người cũng như
men catalase trên huyết thanh người bình thường trong các thử nghiệm in
vitro [26], [51], [52].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

15
Từ các kết quả nghiên cứu và thử nghiệm, một số dược phẩm đã được
bào chế: HEPAMARIN (xn 150 qđ), XUVIR (xndptw 25), TRIVIGA
(biopha) trong thành phần có Diệp hạ châu đắng (P. amarus) dùng chữa viêm
đau gan, nhưng cũng có thể hỗ trợ điều trị bệnh nhân nhiễm HIV.

1.2. Những nghiên cứu về cây Me rừng (Phyllanthus emblica L.)
1.2.1. Nguồn gốc phân loại
Cây Me có tên khoa học là: Phyllanthus emblica L. Trong dân gian ở
một số tộc người trên lãnh thổ Việt Nam còn gọi cây Me rừng (Phyllanthus
emblica L.) bằng một số tên khác như: Chùm ruột núi, Mận rừng, Dư cam tử,
Mắc kham (tộc người Tày), Diều cam (tộc người Dao), Xì xa liên (tộc người
K

Ho)…
Kingdom:
Division:
Class:
Order:
Family:
Tribe:
Subtribe:
Genus:
Species:
Plantae
Flowering plant
Magnoliopsida
Malpighiales
Phyllanthaceae
Phyllantheae
Flueggeinae
Phyllanthus
P. emblica [29]
Nhiều nhà khoa học cho rằng cây Me rừng (P. emblic L.) có nguồn gốc
nhiệt đới đông nam châu Á, đặc biệt là ở miền trung và miền nam Ấn Độ,
Pakistan, Bangladesh, Ceylon, Malaysia, miền nam Trung Quốc và quần đảo

Mascarene. Nó thường được trồng trong vườn nhà trên khắp Ấn Độ và phát
triển thương mại tại bang Uttar Pradesh. Cây đã được trồng ở miền nam
Malaysia, Singapore. Vùng Nam Á và Đông Nam Á là trung tâm có số loài đa

×