Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Tìm hiểu văn hoá phi vật thể dân tộc tày huyện bình liêu tỉnh quảng ninh và định hướng khai thác phát triển du lịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (576.99 KB, 64 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN


VŨ NGỌC TÂN

TÌM HIỂU VĂN HĨA PHI VẬT THỂ
DÂN TỘC TÀY HUYỆN BÌNH LIÊU
TỈNH QUẢNG NINH VÀ ĐỊNH HƢỚNG
KHAI THÁC PHÁT TRIỂN DU LỊCH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Việt Nam học

HÀ NỘI – 2014


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN


VŨ NGỌC TÂN

TÌM HIỂU VĂN HĨA PHI VẬT THỂ
DÂN TỘC TÀY HUYỆN BÌNH LIÊU
TỈNH QUẢNG NINH VÀ ĐỊNH HƢỚNG
KHAI THÁC PHÁT TRIỂN DU LỊCH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Việt Nam học
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học


ThS. Nguyễn Thị Việt Hằng

HÀ NỘI – 2014


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khóa luận này em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy
cô giáo khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, đặc biệt là cô Nguyễn
Thị Việt Hằng đã nhiệt tình hướng dẫn em hồn thành tốt khóa luận tốt nghiệp.
Trong q trình làm khóa luận do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm
thực tiễn còn hạn chế nên bài khóa luận khơng tránh khỏi những thiếu sót, rất
mong nhận được ý kiến đóng góp của Thầy, Cơ và các bạn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!

Tác giả khóa luận

Vũ Ngọc Tân


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các kết quả
trong khóa luận là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ cơng trình
nào khác.

Tác giả khóa luận

Vũ Ngọc Tân


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài. ........................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. ..............................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu. ............................................................................3
5. Lịch sử vấn đề. .............................................................................................3
6. Bố cục khóa luận .........................................................................................5
Chƣơng 1: Những vấn đề chung ...........................................................................
1.1.

Khái quát về văn hóa phi vật thể. ................................................................6

1.2.

Khái quát chung về huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh. ..........................10

1.2.1. Lịch sử hình thành. ....................................................................................10
1.2.2. Điều kiện tự nhiên - xã hội. .......................................................................12
1.2.3. Một số nét văn hóa độc đáo của huyện Bình Liêu. ...................................18
Chƣơng 2: Một số nét văn hóa phi vật thể tiêu biểu và định hƣớng khai thác
phát triển du lịch của dân tộc Tày, huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh. .........
2.1. Đặc trưng văn hóa phi vật thể dân tộc Tày huyện Bình Liêu. ......................30
2.1.1. Ngôn ngữ....................................................................................................30
2.1.2. Văn học nghệ thuật dân gian......................................................................32
2.1.3. Phong tục tập quán .....................................................................................34
2.1.4. Lễ tết, Lễ hội ..............................................................................................40
2.2. Định hướng khai thác các giá trị văn hóa phi vật thể dân tộc Tày ở huyện Bình
Liêu để phát triển du lịch. ....................................................................................42
2.2.1. Những thuận lợi và khó khăn. ....................................................................42
2.2.2. Một số định hướng nhằm khai thác hiệu quả những giá trị văn hóa phi vật

thể dân tộc Tày để phát triển du lịch tại Bình Liêu ............................................48


2.2.2.1. Những tiền đề để định hướng phát triển ................................................48
2.2.2.2. Phương hướng khai thác các yếu tố văn hóa phi vật thể dân tộc Tày tại
Bình Liêu..............................................................................................................49
2.2.2.3. Những giải pháp cụ thể ..........................................................................51
KẾT LUẬN ..........................................................................................................56
TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Nhiều năm qua ở nước ta, văn hoá trong du lịch được nhận định vừa là mục
tiêu mang tính định hướng, vừa là một quan điểm để khẳng định rằng văn hoá là
nội dung, là bản chất đích thực của du lịch Việt Nam, tạo nên tính độc đáo, đặc sắc,
hấp dẫn nhất của các sản phẩm du lịch, góp phần tạo dựng hình ảnh quốc gia trong
mắt bạn bè quốc tế. Do đó, bên cạnh việc khai thác các tiềm năng tự nhiên, Việt
Nam rất có nhiều lợi thế trong việc phát triển du lịch đến các vùng dân tộc thiểu số
sinh sống, lợi thế đó được phát huy trong nét sơ khai của văn hóa, trong lối sống,
phong tục, tập quán hay các nghề thủ công truyền thống. Đặc biệt nét sơ khai đó lại
được hịa quyện trong khơng gian sinh thái tự nhiên hấp dẫn khách du lịch. Như
vậy, phát triển du lịch tới các vùng dân tộc thiểu số nếu được định hướng đúng đắn
chính là một loại hình du lịch văn hóa độc đáo tại Việt Nam, tuy nhiên loại hình du
lịch này lại chưa được quan tâm và đầu tư đúng mức.
Quảng Ninh là một tỉnh ở địa đầu Ðông Bắc Việt Nam, du lịch Quảng Ninh
được biết đến với Vịnh Hạ Long, di sản thiên nhiên thế giới với hàng ngàn đảo đá
nguyên là vùng địa hình đá vơi bị nước bào mịn tạo nên cảnh đẹp độc đáo, kỳ vĩ
độc nhất vô nhị trên thế giới. Vùng ven biển và hải đảo Quảng Ninh ngoài những
bãi bồi phù sa cịn có những bãi cát trắng, bãi biển tuyệt đẹp snhư Trà Cổ, Quan

Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng. Đến Quảng Ninh, du khách cịn có cơ hội để thưởng
thức các món ăn được chế biến từ các lồi hải sản của biển, trong đó có những đặc
sản giá trị như hải sâm, bào ngư, tơm, cua, sị, ngán, hầu hà, sá sùng, rau câu…
Bên cạnh đó nguồn tài nguyên du lịch nhân văn của Quảng Ninh cũng hết sức đa
dạng và phong phú nhưng chưa được đầu tư khai thác hiệu quả với gần 500 di tích
lịch sử, văn hoá, nghệ thuật... gắn với nhiều lễ hội truyền thống, trong đó có những
di tích nổi tiếng của quốc gia như chùa Yên Tử, đền Cửa Ông, di tích lịch sử Bạch
1


Đằng, chùa Long Tiên, đình Quan Lạn... đây là những điểm thu hút khách thập
phương đến với các loại hình du lịch văn hố, tơn giáo, nhất là vào những dịp lễ
hội. Với nhiều điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư khai thác như trên song loại hình
du lịch văn hóa tại Quảng Ninh hiện nay chưa được khai thác hợp lý và có hiệu
quả.
Là một huyện miền núi thuộc tỉnh Quảng Ninh, huyện Bình Liêu có 96,3%
dân số là người dân tộc thiểu số, trong đó 58,3% là dân tộc Tày với những phong
tục tập quán, những nét văn hóa sơ khai hấp dẫn khách du lịch khám phá và tìm
hiểu. Sinh ra và lớn lên tại Quảng Ninh - một vùng kinh tế trọng điểm của miền
Bắc, nơi có tiềm năng tự nhiên và tiềm năng nhân văn dồi dào cho phát triển du
lịch, chúng tôi nhận định các giá trị văn hóa của tộc người thiểu số nói chung và
của người Tày huyện Bình Liêu nói riêng rất đa dạng, phong phú nhưng ngày càng
bị mai một và bị lai tạp mất đi các nét đẹp truyền thống, mất đi tài sản quý báu của
các dân tộc.Vì vậy, các chính sách bảo tồn và định hướng khai thác các giá trị văn
hóa của dân tộc thiểu số một cách hợp lý vừa để phục vụ phát triển du lịch đồng
thời vừa nâng cao chất lượng cuộc sống cịn nhiều khó khăn của đồng bào nơi đây.
Vấn đề đặt ra là làm thế nào để đánh giá đúng thực trạng nguồn tài nguyên du lịch
văn hóa của địa phương để có những định hướng khai thác hợp lý, đưa ra những đề
xuất, giải pháp đúng đắn để đưa Bình Liêu trở thành một địa điểm du lịch hấp dẫn
gắn với các hoạt động du lịch tại Quảng Ninh, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế

mũi nhọn.
Là sinh viên ngành Việt Nam học thuộc khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư
phạm Hà Nội 2, vận dụng khối kiến thức chuyên ngành về văn hóa và du lịch trong
những năm học tập tại trường, cùng những kết quả thu thập được trong quá trình
điền dã tại địa phương, với định hướng nghề nghiệp là trở thành một nhà quản lý
du lịch trong tương lai, chúng tôi chọn đề tài “Tìm hiểu văn hóa phi vật thể của
2


dân tộc Tày huyện Bình Liêu tỉnh Quảng Ninh và định hƣớng khai thác phát
triển du lịch” cho khóa luận tốt nghiệp của mình rất mong nhận được những ý
kiến đóng góp, bổ sung của các thầy cơ giáo và các bạn sinh viên để đề tài được
hoàn thiện.
2. Mục đích nghiên cứu
- Giới thiệu khái quát về các tiềm năng du lịch của huyện Bình Liêu nói
chung và của dân tộc Tày nói riêng.
- Về mặt thực tiễn, tìm hiểu sâu về các giá trị văn hóa phi vật thể: Ngơn
ngữ, Văn học nghệ thuật, tơn giáo tín ngưỡng, phong tục tập quán…..
- Định hướng các phương án phục hồi và bảo tồn các giá trị văn hóa, đồng
thời có những đề xuất, kiến nghị cho chính quyền và các đơn vị văn hóa
vào cuộc trong việc bảo tồn các giá trị văn hóa phi vật thể dân tộc Tày tại
Bình Liêu.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: các giá trị văn hóa phi vật thể ở huyện Bình Liêu
tỉnh Quảng Ninh và khai thác các giá trị đó cho phát triển du lịch.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về nội dung nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên cứu các giá trị văn hóa
phi vật thể của dân tộc Tày.
+ Về không gian nghiên cứu: chọn địa điểm là huyện Bình Liêu, tỉnh
Quảng Ninh.

4. Phƣơng pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thực địa
- Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu
3


- Phương pháp tham vấn chuyên gia
5. Lịch sử vấn đề
Trước khóa luận này đã có nhiều cơng trình nghiên cứu tổng quan về
huyện Bình Liêu với nhiều đề tài và hướng tiếp cận khác nhau.
Năm 2009, tác giả Khổng Thị Kim Liên với luận văn: “Nghiên cứu
địa danh huyện Bình Liêu và Thị xã Cẩm Phả của tỉnh Quảng Ninh” đề cập
đến vấn đề địa lý, lịch sử, văn hóa, dân cư nói chung của huyện Bình Liêu và
thị xã Cẩm Phả.
Năm 2010, tác giả Trần Thúy Hiền, Trường Đại học Dân lập Hải
Phịng với đề tài: “Tìm hiểu văn hóa của người Tày ở huyện Bình Liêu,
Quảng Ninh để khai thác phát triển du lịch”, đề tài đi sâu khai thác các giá
trị văn hóa vật thể và phi vật thể của người Tày tại huyện Bình Liêu, nêu
được những thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển du lịch tại huyện
Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh
Năm 2013, tác giả Lưu Linh với bài viết: “Thắp sáng văn hóa cổ Bình
Liêu” ghi chép chi tiết về nghi lễ Then cổ của người Tày, đồng thời liệt kê
một số di tích lịch sử của huyện Bình Liêu, nêu rõ vai trị của chính quyền
địa phương trong việc phục hồi các giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc Tày
huyện Bình Liêu.
Năm 2014, Thạc sỹ Trần Quốc Hùng với đề tài: “Nghiên cứu vấn đề
tộc người ở Quảng Ninh” điểm qua các dân tộc có mặt tại Quảng Ninh, tiếp
cận trên các phương diện thành phần dân số, địa vực cư trú của các dân tộc
nổi bật như: Tày, Nùng, Dao... Thống kê thành phần dân tộc tại Quảng Ninh
qua các cuộc điều tra dân số từ năm 1960 đến năm 2009.

Tuy nhiên các đề tài này chỉ nghiên cứu chung về huyện và các dân
tộc thiểu số khác hay các đề tài lại chọn nghiên cứu về một mảng nhỏ trong
4


các giá trị văn hóa phi vật thể của huyện Bình Liêu. Vì vậy, khóa luận “Tìm
hiểu văn hóa phi vật thể của dân tộc Tày huyện Bình Liêu tỉnh Quảng
Ninh và định hướng khai thác phát triển du lịch” nhằm đi sâu tìm hiểu về
các giá trị văn hóa phi vật thể và khai thác các giá trị này cho phát triển du
lịch.
6. Bố cục khóa luận
Ngồi phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, khóa luận gồm có 2
chương:
- Chương 1: Những vấn đề chung.
- Chương 2: Một số nét văn hóa phi vật thể tiêu biểu và định hướng khai
thác phát triển du lịch của dân tộc Tày, huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng
Ninh.

5


CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1.

Khái quát về văn hóa phi vật thể

Theo khoản 1 điều 2 mục I Công ước bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của
UNESCO năm 2003 đã ghi nhận “di sản văn hóa phi vật thể được hiểu là các tập
quán, các hình thức thể hiện, biểu đạt, tri thức, kĩ năng và kèm theo đó là những
cơng cụ đồ vật, đồ tạo tác và các khơng gian văn hóa có liên quan mà các cộng

đồng, các nhóm người và trong một số trường hợp là các cá nhân, công nhận là
một phần di sản văn hóa của họ. Được chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác,
di sản văn hóa phi vật thể được các cộng đồng, các nhóm người khơng ngừng tái
tạo để thích nghi với mơi trường và mối quan hệ qua lại giữa cộng đồng với tự
nhiên và lịch sử của họ, đồng thời hình thành trong họ ý thức về bản sắc và sự kế
tục, qua đó khích lệ thêm sự tơn trọng đối với đa dạng văn hóa và tính sáng tạo của
con người. Vì những mục đích của Cơng ước này, chỉ xét đến những di sản văn
hóa phi vật thể phù hợp với các văn kiện quốc tế hiện hành về quyền con người,
cũng như những yêu cầu về sự tôn trọng lẫn nhau giữa các cộng đồng, các nhóm
người và cá nhân, và về phát triển bền vững”. Trong khái niệm này, UNSECO đã
cố gắng cụ thể hóa tính “trừu tượng” của di sản văn hóa phi vật thể bằng việc định
dạng một số biểu hiện của di sản văn hóa phi vật thể như tập quán, biểu đạt tri
thức, kỹ năng, các công cụ đồ vật, đồ tạo tác, các không gian văn hóa có liên
quan… Những biểu hiện này được ví như “hình thức chứa đựng” di sản văn hóa
phi vật thể. Đó cũng chính là phần cốt lõi bên trong, chính là phần hồn của di sản
văn hóa phi vật thể mà UNESCO ghi nhận dưới khía cạnh ý nghĩa đối với cộng
đồng. Di sản văn hóa phi vật thể phải có sự gắn bó chặt chẽ với đời sống tinh thần
của cộng đồng, được lưu truyền, tái tạo để tạo nên bản sắc của mỗi cộng đồng và
sự đa dạng văn hóa trên thế giới.
6


Qua cách định nghĩa trên của UNESCO có thể nhận thấy:
– Thứ nhất, vì di sản văn hóa phi vật thể là di sản mang tính trừu tượng cao, khó
nắm bắt nên cần phải đưa ra các hình thức biểu hiện cơ bản của loại hình di sản
này. Khơng có một khuôn mẫu chung cho tất cả các quốc gia, mà dựa trên đặc
điểm văn hóa, mỗi quốc gia sẽ đưa ra các hình thức biểu hiện cụ thể của di sản văn
hóa phi vật thể;
– Thứ hai, nếu chỉ dựa vào hình thức biểu hiện thì chưa đủ mà còn cần căn cứ
vào các yếu tố khác như: sức sống lâu dài của di sản (chuyển giao từ thế hệ này

sang thế hệ khác), sự vận động, gắn bó với đời sống con người (tái tạo để thích
nghi với mơi trường sống); giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật,…;
– Thứ ba, vai trò quan trọng nhất của di sản văn hóa phi vật thể là đại diện cho
bản sắc dân tộc. Thơng qua di sản văn hóa phi vật thể chúng ta có thể hiểu hơn về
quan niệm, cách nghĩ, tâm tư, tình cảm, lối sống tốt đẹp của cộng đồng, mà khó có
thể tìm thấy ở một cộng đồng khác.
Quan điểm về di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam được ghi nhận tại
Điều 1 của Luật di sản văn hóa năm 2001 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) theo đó di
sản văn hóa phi vật thể là “sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật
thể và khơng gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện
bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này
sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức
khác”. Về cơ bản, cách xác định này tiếp thu quan điểm của UNESCO. Tuy nhiên
trong Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa (2009) khơng liệt
kê các hình thức của di sản văn hóa phi vật thể như một số quốc gia khác trên thế
giới. Việc chi tiết, cụ thể hóa được thể hiện trong Nghị định số 98/2010/NĐ-CP
của Chính phủ ban hành ngày 21/9/2010 quy định chi tiết thi hành một số điều của
7


Luật di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật di sản văn hóa.
Theo đó, có 7 hình thức biểu hiện của di sản văn hóa phi vật thể bao gồm:
- Tiếng nói chữ viết.
-

Ngữ văn dân gian.

- Nghệ thuật trình diễn dân gian.
- Tập quán xã hội và tín ngưỡng.
-


Lễ hội truyền thống.

- Nghề thủ cơng truyền thống.
- Tri thức dân gian.
Ví dụ:
+ Nhã nhạc - Âm nhạc Cung đình Việt Nam (Thừa Thiên Huế); Khơng gian văn
hóa Cồng chiêng Tây ngun (5 tỉnh Tây Nguyên); Dân ca Quan họ Bắc Ninh (Bắc
Giang, Bắc Ninh); Hát Ca trù (15 tỉnh, thành phố).
+ Loại hình văn hóa phi vật thể Lễ hội truyền thống có 12 di sản gồm: Hội Gióng
đền Phù Đổng và đền Sóc (Hà Nội), Lễ hội Yên Thế (Bắc Giang), Lễ hội Thổ Hà
(Bắc Giang), Lễ hội Nhảy lửa của người Pà Thẻn (Hà Giang), Lễ hội Côn Sơn (Hải
Dương), Lễ hội Kiếp Bạc (Hải Dương), Lễ hội Chọi trâu Đồ Sơn (Hải Phòng), Lễ
hội Cầu Ngư ở Khánh Hòa (Khánh Hòa), Lễ hội Gầu tào (Lào Cai, Hà Giang), Lễ
hội Kỳ yên ở đình Gia Lộc (Tây Ninh), Lễ hội Tháp Bà (Ponagar) Nha Trang
(Khánh Hòa), Lễ hội Lồng tơng của người Tày (Tun Quang).
+ Loại hình di sản văn hóa phi vật thể Tập quán xã hội và tín ngưỡng có 7 di sản
gồm: Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ (Phú Thọ), Lễ cúng tổ tiên của
người Lô Lô (Hà Giang), Nghi lễ Cấp sắc của người Dao (Bắc Kạn, Hà Giang, Lào
Cai, Yên Bái), Lễ cúng thần rừng của người Pu Péo (Hà Giang), Lễ Bỏ mả của

8


người Raglai (Khánh Hòa), Nghi lễ Chầu văn của người Việt (Hà Nam, Nam
Định), Nghi lễ Then của người Tày (Lào Cai, Quảng Ninh, Tun Quang).
+ Loại hình Tiếng nói, chữ viết có: Chữ Nơm của người Dao (Bắc Kạn).
+ Loại hình nghề thủ cơng truyền thống có: Tranh dân gian Đông Hồ (Bắc Ninh),
Nghề làm gốm của người Chăm (Bình Thuận).
Các đặc điểm, tính chất của di sản văn hóa phi vật thể:

– Di sản văn hóa phi vật thể được chuyển giao qua nhiều thế hệ, được tái tạo để
thích nghi với mơi trường sống. Nhiều nhà nghiên cứu còn gọi đây là “di sản
sống”. Sự vận động, biến đổi là điều tất yếu, bởi di sản văn hóa phi vật thể có sự
gắn bó chặt chẽ với đời sống con người. Con người, cộng đồng là một phần của di
sản. Khi cộng đồng và đời sống cộng đồng thay đổi thì di sản văn hóa phi vật thể
cũng sẽ biến đổi để thích hợp với cộng đồng. Tính chất này làm nên sự khác biệt
cơ bản giữa di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể. Bản chất của di
sản văn hóa phi vật thể là sự tiếp nối và biến đổi cịn bản chất của di sản văn hóa
vật thể là sự cố định và nguyên trạng. Quá trình chuyển giao di sản văn hóa phi vật
thể cần liên tục và bất kì sự tái tạo cũng phải dựa trên cái “gốc” đã được chuyển
giao.
– Di sản văn hóa phi vật thể đã từng hoặc đang được lưu truyền, sử dụng rộng
rãi trong cộng đồng. Theo UNSECO ghi nhận đó là “tính bao hàm” của di sản. Di
sản văn hóa phi vật thể gắn kết mỗi cá nhân, khiến cá nhân cảm thấy mình là một
phần của xã hội. Tính phổ biến, phổ cập, dễ hiểu thậm chí cịn quan trọng hơn cả
tính độc đáo, đặc biệt của di sản.

9


– Di sản văn hóa phi vật thể phải đại diện cho bản sắc của dân tộc. Di sản đó
cần thể hiện được những nét đẹp về văn hóa, lối sống, cách sống của cộng đồng.
Đó là những nét đẹp nổi bật, riêng biệt mà khó có thể tìm thấy ở cộng đồng khác.
– Di sản văn hóa phi vật thể cần được công nhận bởi cộng đồng sáng tạo sử
dụng di sản. Đúng như UNESCO nhận định “thiếu đi sự cơng nhận của cộng đồng
thì khơng ai có thể quyết định cho họ rằng những sự biểu đạt hay tập quán đó là di
sản của họ”. Cộng đồng là một phần của di sản và do đó, họ là những người hiểu rõ
nhất về nội dung cũng như giá trị của di sản.
* Danh mục di sản văn hóa phi vật thể tại Việt Nam được UNESCO công nhận:
- Nhã nhạc cung đình Huế.

- Khơng gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên.
- Dân ca Quan họ.
- Ca trù.
- Hội Gióng tại đền Phù Đổng và đền Sóc, Hà Nội.
- Hát xoan.
- Đờn ca tài tử Nam Bộ.
1.2.

Khái quát chung về huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh

1.2.1. Lịch sử hình thành
Bình Liêu cũng như các địa phương khác trong cả nước có lịch sử hình
thành và phát triển lâu đời. Xưa Bình Liêu thuộc Châu Tiên Yên, ngày 16/12/1919
( Kỷ Mùi, Khải Định năm thứ 14) Phủ toàn quyền ra nghị định tách hai tổng Bình
Liêu và Vơ Ngại của Tiên Yên lập thành Châu Bình Liêu thuộc phủ Hải Ninh
thuộc đạo quan binh thứ nhất, sau là tỉnh Hải Ninh. Đồng bào các dân tộc Bình
Liêu có truyền thống đánh giặc giữ nước từ lâu đời, có truyền thuyết về những “
10


hịn đá thần” có tiếng vang làm qn giặc bên kia biên giới gục ngã, lại có chuyện
những người dũng sỹ cưỡi ngựa đánh giặc nay còn ghi dấu ở nhiều địa danh như
Bãi Giáo, Mạ Trạt (ngựa trượt) và chuyện về gióng tre mọc ngược do lời thề của
những người dũng sĩ khi chống gậy dừng chân. Sử sách còn gghi lại những trận
đánh đuổi giặc cướp từ bên kia biên giới tràn sang, nhất là cuối thế kỷ XVIII đầu
thế kỷ XIX- Những năm đầu thời Nguyễn bên kia là thời nhà Thanh.
Trong thời thuộc Pháp từ đồn Bình Liêu, viên đội người Tày Thàm Cam
Sláy thường gọi là Đội Sáng đã tổ chức binh sĩ làm binh biến. Được nhân dân
hưởng ứng sau khi đánh đồn Bình Liêu nghĩa qn ra vùng rừng núi phía Đơng
lập căn cứ, căn cứ mở rộng đến vùng núi phía bắc Hà Cối và vùng núi PanNai

của Móng Cái. Lực lượng đông dần lên tới vài trăm người đã nhiều lần tập kích cả
đồn Hà Cối và uy hiếp Móng Cái. Cuộc khởi nghĩa kéo dài gần 2 năm, chấn động
cả vùng Đông Bắc, từ cuối năm 1917 đến giữa năm 1919 mới chịu thất bại. Đến
cách mạng tháng 8 khi sĩ quan Nhật vừa rút chạy, nhân dân Bình Liêu và binh lính
đồn Bình Liêu đã nơ nức chào đón Việt Minh. Tháng 11/1945 Bình Liêu thành lập
chính quyền cách mạng. Giữa năm 1946 bọn Việt Cách theo quân chân Tưởng tràn
vào Bình Liêu và đầu 1947 quân Pháp quay lại chiếm đóng, nhân dân Bình Liêu lại
kiên cường kháng chiến. Cùng với chiến dịch Biên Giới ngày 25/12/1950 quân đội
ta vây đánh đồn Bình Liêu, buộc quân Pháp rút chạy Bình Liêu được hồn tồn
giải phóng và trở thành căn cứ kháng chiến của tỉnh Hải Ninh. Các cơ quan đầu
não của tỉnh từ đây tiến về các huyện đẩy mạnh chiến tranh du kích.
Từ khi hiệp định Pari được kí kết (27/01/1973) về chấm dứt chiến tranh và
lập lại hịa bình tại Việt Nam. Nhưng đến cuối năm 1976 quan hệ giữa hai nước
Việt Nam và Trung Quốc lại diễn ra hết sức phức tạp. Trung Quốc tiến hành lấn
chiếm lãnh thổ Việt Nam. Năm 1978 - 1979 hàng vạn người Hoa ở Việt Nam về
nước. Đầu tháng 2 năm 1979 Trung Quốc tiếp tục vận chuyển nhiều phương tiện
11


chiến tranh ra sát biên giới, đào thêm công sự, bố trí trận địa, tỏ rõ ý đồ tấn cơng ta.
Ngày 17/02/1979 Trung Quốc tấn công ta dọc biên giới phía Bắc hướng Bình Liêu,
chúng dùng binh bộ chiếm cao điểm Cao Ba Lanh và một số điểm khác ở Đồng
Văn và Hồnh Mơ. Tồn dân và chính quyền huyện Bình Liêu đã kết hợp với lực
lượng dân quân đã chống trả quyết liệt tiêu hao nhiều sinh lực địch bảo vệ biên
giới chặn đứng cuộc xâm lược của đối phương trả lại bình yên cho quê hương.
1.2.2. Điều kiện tự nhiên - xã hội
Bình Liêu là huyện miền núi nằm ở phía đơng bắc tỉnh Quảng Ninh, cách
thành phố Hạ Long 130km có tọa độ địa lý từ 21 độ 27’đến 21 độ 29’vĩ độ Bắc và
từ 107 độ 17’ đến 107 độ 36’ kinh độ Đơng. Phía Bắc giáp với Sùng Tả và Phòng
Thành cảng, Quảng Tây Trung Quốc (với 42,9km đường biên giới). Phía Đơng

giáp huyện Hải Hà. Phía Nam giáp với huyện Đầm Hà và Tiên n. Phía Tây giáp
huyện Đình Lập tỉnh Lạng Sơn.
Bình Liêu là huyện miền núi có địa hình núi non trùng điệp với tổng diện
tích tự nhiên là 471,38km phía đơng có nhiều dãy núi cao, cao nhất là ngọn Cao
Xiêm cao1330m và ngọn núi Cao Ba Lanh cao 1050m. Đất nơng nghiệp rất hẹp
hơn 7000ha chiếm 15,6% tổng diện tích đất đai tồn huyện. Trong đó hơn
4000ha là đồi cỏ có thể chăn thả đại gia súc, đất cấy lúa và trồng hoa màu chỉ có
hơn 2000ha chủ yếu là ruộng bậc thang trải dài theo các thung lũng, vườn đồi, bãi
bồi ven sông. Đất lâm nghiệp chiếm 70% diện tích đất tồn huyện phù hợp với
trồng một số loại cây đặc sản như hồi, quế, trẩu, sở và các lồi cây lấy gỗ như sa
mộc, thơng, keo và một số cây ăn quả.
Bình Liêu khơng cách xa biển nhưng chịu ảnh hưởng của khí hậu lục địa, do
bị che chắn bởi các dãy núi cao vì vậy khí hậu ở đây có bốn mùa rõ rệt, mùa đơng
lạnh và kéo dài có khi xuống tới 4 độ C, thường có sương muối. Nhiệt độ trung
12


bình từ 17 – 22 độ C. Lượng mưa trung bình hàng năm trên 2400mm, năm cao
nhất lên đến hơn 3000mm, năm thấp nhất là hơn 1000mm. Số ngày mưa trong năm
trung bình là 165 ngày, mùa mưa nhiều nhất từ tháng 5 đến tháng 10, mưa ít từ
tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Độ ẩm khơng khí tương đối cao trên 80% phụ thuộc
vào độ cao, địa hình và phân hóa theo mùa, mùa nhiều mưa có độ ẩm khơng khí
cao hơn mùa ít mưa.
Bình Liêu có nhiều sông suối phần lớn đổ về sông Tiên Yên được bắt
nguồn từ Trung Quốc. Trên đất Bình Liêu sơng Tiên Yên là đoạn thượng nguồn
lưu lượng bình quân 21,3/s (khoảng 609 triệu m/năm). Lịng suối dốc, nhiều
ghềnh mùa khơ có thể lội qua được ở nhiều đoạn, mùa mưa lũ nước dâng
rất nhanh, chảy dữ dội gây khó khăn cho việc đi lại.
Nước ngầm: có trữ lượng lớn, đảm bảo được nhu cầu nước cho đời sống
sinh hoạt và sản xuất của nhân dân đặc biệt là sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp.

Chất lượng nước: chất lượng môi trường nước mặt và nước ngầm cịn tương đối
tốt, ít bị ảnh hưởng tác động từ mơi trường bên ngồi. Nhờ có sơng suối và địa
hình núi cao khơng những chỉ cung cấp nước cho nhân dân Bình Liêu mà cịn tạo
ra nhiều dòng thác đẹp như thác Khe Vằn, Khe Tiền…
Động thực vật rất phong phú về chủng loại, trên rừng thực vật có 1020 lồi
thuộc 6 ngành và 171 họ, một số ngành lớn như Mộc lan 951 loài, ngành Dương
Xỉ 58 lồi, ngành Thơng 11 lồi. Động vật có khoảng hơn 120 lồi trong đó lưỡng
cư 11 lồi, bị sát 5 lồi, chim 67 lồi, thú 34 lồi.
Trong lịng đất Bình Liêu có nhiều quặng q hiếm như vàng ở Bản Ngày
(xã Vơ Ngại), quặng chì, kẽm ở Ngàn Phe (xã Đồng Tâm) song hàm lượng thấp
nên chưa được khai thác. Riêng nguyên liệu chịu lửa Alumin có một trường quặng
lớn gồm 3 thân quặng chính tổng trữ lượng ước tính 35 triệu tấn. Ở phía Bắc có mỏ
13


đá Grannit aplit chưa được khai thác. Hiện nay mới chỉ khai thác mỏ quặng Bơ-xit
ở xã Vơ Ngại.
Bình Liêu có nhiều dân tộc sinh sống, dân số tồn huyện trong đợt tổng điều
tra ngày 01/4/1999 là 25.626 người song dân cư thưa thớt, mật độ dân số là 55
người/km (1999),chủ yếu là dân tộc thiểu số chiếm 96% dân số tồn huyện. Bình
Liêu có 5 dân tộc chính: Đơng nhất là người Tày chiếm 58,4% dân số toàn huyện,
sống tập trung thành bản làng ở vùng thấp và thị trấn. Người Dao chiếm 25,6% chủ
yếu tập trung ở xã Đồng Văn và Hồnh Mơ. Người Sán Chay chiếm 15,4% đông
nhất ở xã Húc Động. Người Kinh chiếm 3,7%. Người Hoa chiếm 0,3%. Bình Liêu
là huyện có dân tộc Tày đơng nhất tỉnh Quảng Ninh.
Kinh tế Bình Liêu gồm cả nông nghiệp, lâm nghiệp, thương mại và dịch vụ
tuy nhiên huyện có thế mạnh về phát triển lâm nghiệp trồng Hồi, Quế, Trẩu, Sở,
cây lấy gỗ như Sa mộc, Thông, Keo… Việc chăn ni gia súc, gia cầm đã được
chính quyền quan tâm nhưng số lượng vẫn cịn ít, những năm trước đây ở Bình
Liêu cịn có nghề trồng Dâu, nuôi Tằm, dệt tơ nhưng hiện nay đã suy giảm nhiều.

Trước đây kinh tế địa phương gặp nhiều khó khăn vì đi lại xa xơi, đất đai canh tác
lại ít chủ yếu là đất rừng vì thế kinh tế Bình Liêu chủ yếu là nông - lâm nghiệp.
Giao thông đi lại, vận chuyển chỉ có quốc lộ 18C từ Tiên Yên lên Bình Liêu chạy
dọc huyện men theo thung lũng Tiên n và tận cùng là cửa khẩu Hồnh Mơ.
Thực hiện công cuộc đổi mới các cấp lãnh đạo huyện đã chú trọng chỉ đạo thực
hiện phát triển kinh tế theo hướng nông – lâm nghiệp, thương mại, dịch vụ, công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, đẩy nhanh kinh tế hàng hóa và chú trọng kinh tế cửa
khẩu. Theo định hướng đó song hành cùng sự đầu tư cho nơng – lâm nghiệp là việc
đẩy mạnh phát triển thương mại dịch vụ và kinh tế cửa khẩu. Huyện đã khai thác
lợi thế địa phương như sản phẩm cây đặc sản: hồi, quế và chế biến miến dong…
Miến dong là một sản phẩm truyền thống đặc trưng của bà con dân tộc huyện Bình
14


Liêu, miến được sản xuất từ củ dong riềng được trồng trên những thửa ruộng, rẫy
và ruộng bậc thang tại vùng đất Bình Liêu từ tháng 3 tới tháng 11 trong năm.
Trước đây miến dong được bà con sản xuất theo phương pháp thủ công và chỉ phục
vụ cho gia đình, ít được đem bán. Hiện nay nhờ dự án đầu tư của nhà nước, nghề
sản xuất miến dong ở Bình Liêu rất phát triển, vùng nguyên liệu được mở rộng bà
con đưa máy móc, cơng nghệ vào sản xuất chế biến làm sản lượng miến dong tăng
lên và miến dong Bình Liêu đã được khẳng định trên thị trường là sản phẩm có
chất lượng và trở thành đặc sản của Bình Liêu. Xác định tầm quan trọng của nơng
nghiệp trong việc phát triển kinh tế, huyện đã từng bước đưa những ứng dụng khoa
học công nghệ vào chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ, phát triển kinh tế trang
trại… tại địa phương. Trong canh tác lúa để nâng cao giá trị sản xuất huyện đã đưa
các giống lúa thuần, lúa lai vào ruộng đồng phù hợp với điều kiện của địa phương
nên đem lại năng suất cao hơn, từ đó mở rộng diện tích canh tác. Cùng với trồng
lúa bà con nông dân được hướng dẫn kĩ thuật trồng một số loại cây rau vụ đơng có
hiệu quả giúp nguồn thu nhập của nông dân ngày càng tăng. Trong lĩnh vực lâm
nghiệp vốn được coi là một trong những thế mạnh của địa phương, hàng năm

huyện đều đề ra các chỉ tiêu tăng diện tích trồng rừng. Tính trung bình mỗi năm số
lượng cây giống được gieo tạo khoảng 2 triệu cây. Bên cạnh đó huyện thực hiện
các biện pháp chăm sóc, tu bổ, khoanh ni rừng để đảm bảo duy trì và phát triển
nguồn lợi lâm sản. Trong 2 năm gần đây tổng diện tích trồng rừng tồn huyện đạt
trên 4000ha, bình qn mỗi năm trồng mới trên 2000ha, trong đó thơng Mã Vĩ
chiếm 57% diện tích rừng trồng hàng năm, cây Keo chiếm 30%, còn lại là các
giống cây khác đến nay độ che phủ rừng đạt 45,1%. 90% số hộ trên địa bàn huyện
nhận đất rừng để sản xuất và bảo vệ, nhờ đó thu nhập của người trồng rừng từng
bước được cải thiện, nhiều hộ gia đình có thu nhập từ trồng rừng đạt 60 – 80 triệu
đồng/năm. Nhờ có những bước đi đúng đắn sản xuất nông – lâm nghiệp trong
những năm qua của Bình Liêu đã có những bước phát triển đáng mừng. Giá trị sản
15


xuất ngành nơng nghiệp trong những năm gần đây có tốc tăng trưởng bình quân
trên 3%/năm, sản xuất lâm nghiệp trên 5,6%/ năm.
Trong những năm qua hoạt động thương mại luôn phát triển khá. Tổng số hộ
kinh doanh trên địa bàn huyện là 420 hộ tăng 148 hộ so với năm 2002. Các chợ
trên địa bàn đáp ứng được nhu cầu giao lưu hàng hóa và phục vụ các mặt hàng
thiết yếu cho nhân dân. Từ năm 1990 cửa khẩu Hồnh Mơ mở lại, hàng hóa từ nội
địa 2 bên Việt Nam – Trung Quốc giao lưu ngày càng tăng, hoạt động của cửa
khẩu đã tạo thêm bước phát triển thương mại và dịch vụ của huyện. Cửa khẩu
Hồnh Mơ chính là một điểm lưu thơng quan trọng cho sản phẩm từ cây đặc sản
của địa phương với hướng chủ đạo là xuất khẩu sang Trung Quốc. Năm 2009 mặc
dù với nhiều khó khăn do khủng hoảng kinh tế thế giới nhưng kim ngạch xuất –
nhập khẩu qua cửa khẩu Hồnh Mơ ước đạt 18 triệu USD trong đó xuất khẩu ước
đạt 7 triệu USD. Đơn vị hành chính Hiện nay huyện Bình Liêu có 8 đơn vị hành
chính gồm 7 xã và 1 thị trấn Xã Đồng Văn Xã Hồnh Mơ Xã Đồng Tâm Xã Lục
Hồn Xã Tình Húc Xã Vơ Ngại Xã Húc Động Thị trấn Bình Liêu.
Thác Khe Vằn Nằm ở xã Húc Động cách thị trấn Bình Liêu khoảng 15km

về phía đơng, thác nằm ngay ở đầu suối Lục Ngù được tạo ra từ mạch nguồn trong
núi Thơng Châu. Thác Khe Vằn có độ cao gần 100m với 3 tầng thác đổ xuống
trắng xóa giữa cỏ cây chen đá. Mặt bằng rộng hơn 840m2 mỗi tầng thác rộng
khoảng 10-15m2 tạo thành bể nước trong vắt. Đây là một trong những thắng cảnh
độc đáo nhất của huyện Bình Liêu. Tại hội nghị thẩm định hồ sơ khoa học xếp
hạng di tích lịch sử, văn hóa và danh thắng cấp tỉnh từ ngày 5 – 6/11/2009 hồ sơ
danh thắng thác Khe Vằn được hội đồng thẩm định thông qua và đề nghị xét duyệt
cơng nhận di tích danh thắng cấp tỉnh trong thời gian tới. Trước đó Ủy ban nhân
dân huyện Bình Liêu đã khảo sát và có văn bản đề nghị xếp hạng danh thắng. Hồ

16


sơ khoa học ghi rõ về lý lịch, giá trị của danh thắng được lập và thẩm định bởi các
bộ phận chun mơn của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch.
Thác Khe Tiền Là thác nước cao 2 tầng nằm tại địa phận xã Đồng Văn, đây
là thác nước lớn thứ hai ở Bình Liêu, ở đây phong cảnh rất đẹp, khí hậu mát mẻ
quanh năm. Tương truyền xưa kia ở nơi đây có đá 7 màu nên nhiều người khi lên
đây tham quan đều cố tìm kiếm và mang về làm kỉ niệm. Hiện nay nhờ được sự
quan tâm đầu tư của nhà nước và chính quyền địa phương con đường vào thác
đang được nâng cấp, bê tông hóa để có thể thu hút được nhiều người đến tham
quan hơn.
Núi Cao Xiêm Là ngọn núi cao nhất ở Bình Liêu với độ cao 1330m, nằm ở
xã Lục Hồn cách thị trấn Bình liêu khoảng 6km về phía bắc. Quanh năm ngọn núi
phủ trong mây và sương mù, vào những ngày nắng to thì có thể nhìn thấy rõ ngọn
núi, nếu đứng trên ngọn núi Cao Xiêm mà ngắm bốn phương thì Bình Liêu đẹp tựa
bức tranh thủy mặc, từ đây có thể nhìn ra tận cửa biển Tiên Yên và đặc biệt ngọn
núi Cao Xiêm còn ẩn chứa bao truyền thuyết huyền bí.
Núi Cao Ba Lanh Là ngọn núi cao thứ 2 ở Bình Liêu với 1050m, nằm ở xã
Đồng Văn cách thị trấn Bình Liêu 25km về phía bắc. Trên đỉnh núi có những phiến

đá mà người dân gọi là “đá thần” khi gõ vào đá phát ra tiếng kêu gần giống tiếng
chuông và lại nghe vang cả ở các hịn đá khác. Xưa cịn có truyền thuyết về “hịn
đá thần” có tiếng vang làm qn giặc bên kia biên giới gục ngã, vừa huyền bí vừa
gợi vẻ thiêng liêng. Từ trên đỉnh núi cao ngàn mét mây bay la đà nhìn bao quát cả
một vùng biên ải với con sông biên giới uốn lượn đôi bờ thanh bình tạo khung
cảnh thật đặc sắc.

17


Cây đa lịch sử Lục Hồn Nằm ở địa phận xã Lục Hồn, cách thị trấn Bình Liêu
6km về phía bắc, tại đây ngày 20/11/1945 đã thành lập chính quyền cách mạng,
đây còn là nơi diễn ra nhiều trận tập kích giết bọn thực dân Pháp.
1.2.3. Một số nét văn hóa độc đáo của huyện Bình Liêu
Đến với Bình Liêu để được lắng đọng trong êm đềm, sâu lắng của miền biên
viễn với những xanh của núi rừng ngào ngạt hương hồi, hương quế; với những rì
rào của suối, với những sắc màu thổ cẩm sặc sỡ trong buổi chợ phiên, với cuộc
sống đậm chất nhân văn và giàu tình người trong ngày hội “Sóong Cọ”, ngày hội
“Sán Cố”, chợ phiên cùng cao….
Ngày hội Sóong Cọ được tổ chức vào ngày 16/3 âm lịch hàng năm, nơi đây
còn lưu giữ được nguyên vẹn những giá trị dân gian độc đáo về lễ hội hát Soóng
Cọ của người Sán Chỉ. Theo lời người xưa kể người Sán Chỉ hát Soóng Cọ quanh
năm, mọi nơi, mọi lúc mỗi khi có dịp. Hát Sng Cọ hay cịn gọi là ngày hội tháng
3 của người Sán Chỉ ra đời cách đây 300 năm. Xưa kia cứ vào tháng 3 âm lịch mỗi
phiên chợ ở huyện vùng cao Bình Liêu lại trở thành hội hát Soóng Cọ. Người Sán
Chỉ gọi là “Slằn nhịp hội” tức là hội tháng 3 hay còn gọi là hội Aupò. Hát Soóng
Cọ là cách hát đối gồm một bên nam và một bên nữ đối diện và có thể cùng một
lúc có nhiều tốp hát đối với nhau. Chợ phiên chính là nơi gặp gỡ giao lưu của các
tộc người sống trong cộng đồng và cũng là nơi diễn ra hoạt động trao đổi những
vật phẩm do chính họ làm ra với mục đích phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày.

Chợ phiên còn là nơi hẹn hò của thanh niên nam nữ giao duyên với nhau qua lời ca
tiếng hát, ở đây họ đi xem, mua hàng, gặp gỡ bạn bè qua cử chỉ ánh mắt, lời nói mà
nảy sinh tình cảm và mong muốn được làm quen qua lời ca điệu hát để chào nhau,
thăm hỏi, kết bạn và tỏ tình cùng nhau. Nhiều cặp hát Sng Cọ trong phiên chợ
tháng 3 đã nên vợ chồng và sống với nhau đến đầu bạc răng long. Tục hát Soóng
18


Cọ có một quy định chặt chẽ là khơng hát cùng với người cùng huyết thống, dòng
tộc, họ hàng. Người già dạy người trẻ, người biết dạy cho người không biết để có
thể đứng đối với người bạn khác. Những câu hát , lời ca hợp ý nhau hình thành cặp
hát trị chuyện tâm tình với nhau thường kéo dài cả ngày. Nội dung bài hát phong
phú, đa dạng, uyển chuyển, phản ánh cuộc sống lao động sản xuất, ca ngợi thiên
nhiên, đất nước, con người, tình u đơi lứa. Nhiều người tham gia ngày hội được
gặp gỡ, giao duyên cùng nhau uống rượu và hát Soóng Cọ suốt đêm quyến luyến
không muốn về. Ở đây mỗi câu hát được cất lên là tâm tình, trải tấm lịng mình với
người bạn hát đối cùng, có thể là người bạn mới gặp trong ngày hội nhưng cũng có
thể là những người bạn từ thời thanh niên thầm yêu trộm nhớ, họ gặp lại nhau
trong ngày hội và những câu hát với làn điệu du dương, êm ái, khoan thai, nhẹ
nhàng đã làm lắng đọng và tạo nên sự gần gũi để động viên nhau, truyền cho nhau
những kinh nghiệm trong lao động sản xuất, trong cuộc sống, những dự định ước
mơ và gửi gắm trong đó những tình cảm thầm kín. Cứ như vậy lời hát thánh thót
kéo dài suốt đêm hội: “… chàng đến muộn em mong đợi chàng, Con ngựa chân
ngắn chàng đến muộn, Bao nhiêu hoa đẹp người hái tất. Chàng đến muộn hoa đẹp
khơng cịn, Phượng hồng bay qua đỉnh đẩu rừng, Trăng lặn phía tây sao mọc lại,
Có phúc mới gặp người đồng hương, Khác nào tiên nữ ra ca hát…” Qua đêm hội
đến ngày hôm sau trên những con đường về thôn bản, những đôi trai gái vẫn còn
lưu luyến, bịn rịn chưa muốn rời xa. Trong ngày hội tháng 3 hát Soóng Cọ được
coi là tâm điểm và bên cạnh đó cịn có làn điệu hát then cùng cây đàn tính của
người Tày, hát giao duyên, hát đối của người Dao và các làn điệu dân ca của các

dân tộc trên địa bàn huyện. Chính vì vậy hội tháng 3 cũng là dịp giao lưu văn hóa
giữa các dân tộc vừa mang tính đồng tộc vừa mang tính cộng đồng sâu sắc. Những
trang phục rực rỡ của người Dao, màu chàm tím của người Sán Chỉ, chiếc áo dài
chất liệu gấm đen và cây đàn tính của người Tày… cùng với lời ca, điệu múa và
phiên chợ tất cả tạo nên một không gian văn hóa đặc sắc rực rỡ sắc màu, một
19


×