Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Thanh Trang 1 Lớp: K36B – SP Ngữ văn
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
NGUYỄN THỊ THANH TRANG
ĐỌC - HIỂU CHÙM CA DAO THAN
THÂN, YÊU THƯƠNG TÌNH NGHĨA
( NGỮ VĂN 10) GẮN LIỀN VỚI ĐỜI
SỐNG THỰC TIỄN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phương pháp dạy học Ngữ văn
Người hướng dẫn khoa học:
Th. S NGUYỄN THỊ MAI HƯƠNG
Hà Nội - 2014
Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Thanh Trang 2 Lớp: K36B – SP Ngữ văn
LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô giáo trong khoa
Ngữ văn, phòng Đào tạo, Ban giám hiệu trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã
tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành
khóa luận.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thạc sĩ Nguyễn Thị Mai Hương-
người đã hướng dẫn em trong suốt quá trình làm khóa luận.
Hà Nội, ngày 28 tháng 05 năm 2014
Tác giả khóa luận
Nguyễn Thị Thanh Trang
Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Thanh Trang 3 Lớp: K36B – SP Ngữ văn
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận này là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi,
dưới sự hướng dẫn của Thạc sĩ Nguyễn Thị Mai Hương, chưa được công bố
trong bất kì công trình nghiên cứu nào. Nếu có gì sai sót, tôi xin chịu hoàn toàn
trách nhiệm theo đúng quy định của việc nghiên cứu khoa học.
Hà Nội, ngày 28 tháng 05 năm 2014
Tác giả khóa luận
Nguyễn Thị Thanh Trang
Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Thanh Trang 4 Lớp: K36B – SP Ngữ văn
KÍ HIỆU VIẾT TẮT
GV: Giáo viên
HS: Học sinh
Nxb: Nhà xuất bản
SGK: Sách giáo khoa
THPT: Trung học phổ thông
Tr : Trang
GS.TS: Giáo sư Tiến sĩ
GS: Giáo sư
Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Thanh Trang 5 Lớp: K36B – SP Ngữ văn
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
KÍ HIỆU VIẾT TẮT
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 2
3. Mục đích nghiên cứu 3
4. Nhiệm vụ nghiên cứu 3
5. Đối tượng nghiên cứu 3
6. Phạm vi nghiên cứu 3
7. Phương pháp nghiên cứu 4
8. Dự kiến đóng góp 4
9. Bố cục khóa luận 4
NỘI DUNG 6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN 5
1.1. Cơ sở lí luận 5
1.2. Cơ sở thực tiễn 10
1.3. Đọc - hiểu văn bản trữ tình gắn liền với đời sống thực tiễn. 11
CHƯƠNG 2: CÁC BIỆN PHÁP ĐỌC - HIỂU CHÙM CA DAO THAN
THÂN, YÊU THƯƠNG TÌNH NGHĨA (NGỮ VĂN 10) GẮN LIỀN VỚI
ĐỜI SỐNG THỰC TIỄN. 12
2.1. Đặc điểm của văn bản trữ tình 12
2.1.1. Khái niệm văn bản trữ tình 12
2.1.2. Đặc trưng của văn bản trữ tình 13
2.1.2.1. Lấy việc bộc lộ nội tâm con người làm mục đích, nội dung biểu đạt. 13
Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Thanh Trang 6 Lớp: K36B – SP Ngữ văn
2.1.2.2. Chủ thể trữ tình 13
2.1.2.3. Ngôn ngữ trữ tình 14
2.2. Các biện pháp Đọc - hiểu chùm ca dao Than thân, yêu thương tình nghĩa
(Ngữ văn 10) gắn liền với đời sống thực tiễn. 15
2.2.1. Các biện pháp chung. 15
2.2.1.1. Đọc tiếp cận chùm ca dao “Than thân, yêu thương tình nghĩa” 15
2.2.1.2. Tái hiện hình tượng nhân vật 19
2.2.1.3. Phân tích, cắt nghĩa chùm ca dao “Than thân, yêu thương tình nghĩa” 22
2.2.1.4. Đánh giá cảm xúc của nhân vật trữ tình 25
2.2.2. Các biện pháp dạy học Đọc - hiểu chùm ca dao “Than thân, yêu thương
tình nghĩa” (Ngữ văn 10) gắn liền với đời sống thực tiễn. 25
2.2.2.1. Định hướng dạy chùm ca dao “Than thân, yêu thương tình nghĩa”
(Ngữ văn 10) 25
2.2.2.2. Giá trị thực tiễn 36
CHƯƠNG 3: GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM 40
KẾT LUẬN 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO 56
Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Thanh Trang 1 Lớp: K36B – SP Ngữ văn
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Ngữ văn có một vai trò đặc biệt quan trọng trong nhà trường phổ thông.
Bởi văn học là tri thức của đời sống. Tiếp nhận vốn tri thức văn học là tiếp
nhận vốn tri thức có khả năng đem lại cho con người sự hiểu biết sâu rộng
trong cuộc sống. Hiện nay, có một bộ phận không nhỏ học sinh chưa thực sự
hứng thú với môn Ngữ văn, chưa thấy hết được lợi ích của việc học Ngữ văn.
Hơn nữa, còn do chính một số giáo viên chưa thực sự say mê truyền đạt
những kiến thức văn học cho học sinh mà chỉ dạy một cách qua loa, hời hợt.
Điều này cũng làm cho học sinh không thích học văn và cảm nhận văn
chương rất mờ nhạt. Ngoài ra, còn xuất phát từ chính thực trạng xã hội hiện
nay, có quá nhiều khối thi cho học sinh lựa chọn, hầu như các em chỉ theo học
và đăng kí dự thi những môn thiên về khoa học tự nhiên. Và nhịp sống của xã
hội làm cho con người không còn nhiều thời gian để cảm nhận những tác
phẩm văn chương trong nhà trường.
Vì vậy chúng tôi thiết nghĩ: cần có cái nhìn toàn diện về việc xác định
vai trò của bộ môn khoa học xã hội nói chung và bộ môn Ngữ văn nói riêng
gắn với thực tế đời sống. Học Ngữ văn chính là học để cảm nhận cuộc sống
muôn màu muôn vẻ, cảm nhận để ta thấy như có một phần hơi thở cuộc sống
của mình ở trong đó. Học Ngữ văn trong nhà trường không xa rời thực tiễn,
không nặng kiến thức giáo điều. Học sinh tự nguyện đến với bộ môn Ngữ
văn, không học đối phó - trong đó có phần văn học dân gian đặc biệt thơ ca
trữ tình dân gian.
Do điều kiện khả năng và thời gian có hạn, chúng tôi lựa chọn đề tài
Đọc-hiểu chùm ca dao Than thân, yêu thương tình nghĩa (Ngữ văn 10)
gắn liền với đời sống thực tiễn. Với mục đích đổi mới phương pháp đọc -
hiểu văn bản trữ tình. Chúng tôi hi vọng những giờ đọc hiểu văn bản trữ tình -
Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Thanh Trang 2 Lớp: K36B – SP Ngữ văn
phần dân gian trở nên gần gũi, thiết thực và hiệu quả hơn với học sinh trong
nhà trường THPT.
2. Lịch sử vấn đề
Vào những năm 60, 70 của thế kỉ XX, tại nhà trường các nước tiên tiến
trên thế giới các nhà sư phạm bắt đầu chú ý nhiều tới hoạt động đọc trong
việc dạy học văn chương. Trong đó đáng kể có cuốn giáo trình “Phương
pháp luận dạy học văn” của Liên Xô do Z. IA Rez chủ biên. Lần đầu tiên
các nhà sư phạm Việt Nam được biết tới một phương pháp dạy học mới gọi là
“Tập đọc sáng tạo” do N.I Kudriashev đề xuất. Trong cuốn sách này, Z. IA
Rez còn tập trung nhấn mạnh đến vai trò của đọc sáng tạo. Ông coi đó là
phương pháp đặc thù để phát triển năng lực cảm thụ của học sinh.
“Phương pháp dạy học Ngữ văn ở trường THPT” của V.A
Nhicônxki (Ngọc Toàn và Bùi Lê dịch) có vị trí và vai trò chủ đạo của người
học và hoạt động đọc diễn cảm trong quá trình tiếp nhận.
Ở Việt Nam những năm 80, những cuốn sách bàn về đọc văn và học
văn như: “Cảm thụ văn học, giảng dạy văn học” GS Phan Trọng Luận: tầm
quan trọng của việc đọc, đọc từng câu, từng chữ không thể nhảy cóc. Đọc
không chỉ dừng lại ở việc quan sát bề mặt câu chữ mà phải thấy được bề sâu,
tầng ý nghĩa mà nhà văn gửi gắm trong tác phẩm.
Chuyên đề “Đọc và tiếp nhận văn chương” tác giả Nguyễn Thanh
Hùng khẳng định: tiếp nhận tác phẩm văn học là một quá trình vì nó chỉ diễn
ra một hoạt động duy nhất là đọc văn. Qua quá trình đọc là quá trình thâm
nhập từng bước vào nội dung ý nghĩa tác phẩm.
Tất cả các nghiên cứu văn chương đều cho rằng: đọc là hoạt động đầu
tiên của tiếp nhận văn chương. Các nhà nghiên cứu đã nhấn mạnh vai trò của
Đọc - hiểu và giảng dạy văn bản trữ tình trong nhà trường THPT. Dựa vào
nghiên cứu trên, khóa luận này chúng tôi xin tiến hành tổ chức: Đọc - hiểu
Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Thanh Trang 3 Lớp: K36B – SP Ngữ văn
chùm ca dao Than thân, yêu thương tình nghĩa (Ngữ văn 10) gắn liền với
đời sống thực tiễn.
3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này chúng tôi nhằm mục đích:
Xác lập các hoạt động, các bước dạy chùm ca dao Than thân, yêu
thương tình nghĩa theo hướng Đọc- hiểu.
Làm rõ các vấn đề xung quanh dạy học văn gắn liền với đời sống thực
tiễn. Khóa luận sẽ đi nghiên cứu đặc điểm thể loại trữ tình góp phần xây dựng
quy trình dạy văn gắn liền với đời sống.
Góp phần nâng cao chất lượng dạy và học thể trữ tình ở trường THPT
theo hướng là dạy học sinh biết cách làm người - con người không chỉ có tri
thức mà còn có khả năng thích ứng cao, biết giao tiếp ứng xử trong đời sống.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Khóa luận thực hiện những nhiệm vụ sau:
Tìm hiểu cơ sở của dạy văn gắn với đời sống và quy trình dạy Đọc -
hiểu văn bản trữ tình ở nhà trường THPT gắn với đời sống thực tiễn.
Vận dụng những hiểu biết trên để Đọc - hiểu chùm ca dao Than thân,
yêu thương tình nghĩa (Ngữ văn 10) gắn liền với đời sống thực tiễn.
5. Đối tượng nghiên cứu
Chúng tôi tập trung nghiên cứu:
Phương pháp dạy học Ngữ văn.
Lí thuyết Đọc - hiểu, Đọc - hiểu tác phẩm gắn liền với đời sống thực
tiễn.
Vận dụng và hướng dẫn học sinh biết cách Đọc - hiểu chùm ca dao
Than thân, yêu thương tình nghĩa (Ngữ văn 10) gắn liền với đời sống thực
tiễn.
6. Phạm vi nghiên cứu
Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Thanh Trang 4 Lớp: K36B – SP Ngữ văn
Đề tài nghiên cứu trong phạm vi các đặc trưng chung của thể loại trữ
tình mà cụ thể là các đặc trưng của thơ trữ tình. Đặc biệt đi sâu vào hoạt động
hướng Đọc - hiểu chùm ca dao Than thân, yêu thương tình nghĩa (Ngữ
văn 10) gắn liền với đời sống thực tiễn. Do năng lực có hạn, chúng tôi chỉ
tập trung nghiên cứu thực nghiệm ở chùm ca dao Than thân, yêu thương
tình nghĩa (Ngữ văn 10), nếu có cơ hội chúng tôi sẽ mở rộng phạm vi nghiên
cứu ở những đề tài sau.
7. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp lí thuyết: phương pháp phân tích-tổng hợp, phương pháp
so sánh đối chiếu.
Phương pháp thực nghiệm: vận dụng lí thuyết đọc - hiểu vào thiết kế
bài giảng chùm ca dao Than thân, yêu thương tình nghĩa (Ngữ văn 10) gắn
liền với đời sống thực tiễn.
8. Dự kiến đóng góp
Định hướng việc dạy học văn bản trữ tình trong nhà trường THPT gắn
liền với đời sống thực tiễn.
Chúng tôi muốn góp một phần nhỏ vào việc đổi mới phương pháp dạy
học. Đồng thời, bản thân có dịp nâng cao kiến thức, trau dồi kinh nghiệm
phục vụ sự nghiệp trong tương lai.
Bên cạnh đó, khóa luận bước đầu hình thành và phát triển khả năng tìm
tòi, nghiên cứu khoa học của người viết.
9. Bố cục khóa luận
Khóa luận gồm 4 phần:
- Mở đầu
- Nội dung
- Kết luận
- Tài liệu tham khảo.
Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Thanh Trang 5 Lớp: K36B – SP Ngữ văn
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lí luận
Trong thời đại công nghệ thông tin bùng nổ như hiện nay, con người có
rất nhiều cách để tiếp cận một tác phẩm văn học. Trong đó Đọc - hiểu là một
cách giúp bạn đọc chiếm lĩnh một tác phẩm văn học. Theo SGK Ngữ văn
nâng cao lớp 10: Đọc là hoạt động nắm bắt ý nghĩa trong các kí hiệu của văn
bản, khác với nghe là hoạt động nắm bắt ý nghĩa từ tín hiệu âm thanh. Đọc ở
đây đòi hỏi hiểu sâu nội dung từ ngữ, tình cảm, cái đẹp của văn bản và có thể
sử dụng văn bản đó vào đời sống cá nhân và xã hội.
Hiểu là nắm bắt được thông tin và ý nghĩa của văn bản, giải thích và
biểu đạt được cái hay và ý tưởng của văn bản. Hiểu là nhận ra những chân lí
đời sống, những triết lí nhân sinh được viết và gửi gắm trong văn bản, đồng
thời cũng có thể là sự bổ sung, tiếp thêm cho văn bản những ý nghĩa, giá trị
mới.
Trong cuốn Hiểu văn dạy văn, GS Nguyễn Thanh Hùng khẳng định:
Đọc - hiểu không những là hình thức tiếp nhận nội dung, vẻ đẹp thẩm mĩ của
văn bản mà đó còn là hoạt động tâm sinh lí, có tính trực giác và khái quát. Nó
hàm chứa trong đó kinh nghiệm cá nhân của bạn đọc. Đây chính là mối quan
hệ giữa chủ thể sáng tạo và chủ thể tiếp nhận tạo ra quá trình đồng sáng tạo
giữa nhà văn và độc giả. Người đọc chính là người đồng sáng tạo trong văn
chương.
Còn theo GS Nguyễn Thái Hòa: Đọc - hiểu là một phương pháp. Nói
một cách khái quát dù đơn giản hay phức tạp đều là những hành vi ngôn ngữ
và sử dụng linh hoạt một thủ pháp, thao tác bằng cơ quan thị giác và thính
Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Thanh Trang 6 Lớp: K36B – SP Ngữ văn
giác để tiếp nhận, phân tích, giải mã và ghi nhớ nội dung tư tưởng, cấu trúc
văn bản. GS đã chỉ ra đọc là một hành vi ngôn ngữ. Người đọc đi tìm hiểu nội
dung và nghệ thuật của văn bản. Không chỉ vậy, Đọc - hiểu còn là quá trình
ghi nhớ nội dung tư tưởng và cấu trúc văn bản.
Từ những ý kiến và những hiểu biết trên, chúng tôi đi đến xác lập khái
niệm về phương pháp Đọc - hiểu trên tinh thần tham khảo và học hỏi:
Theo nghĩa rộng, Đọc - hiểu là một thuật ngữ chỉ chung cho một
phương thức và mục đích của việc lĩnh hội và nắm bắt thông tin. Đó là hoạt
động nhận thức nói chung thông qua con đường giải mã văn bản ngôn từ.
Theo nghĩa hẹp, Đọc - hiểu là hoạt động nghệ thuật thưởng thức nghệ
thuật ngôn từ, hưởng thụ thẩm mĩ của con người. Nó bao gồm nhiều hoạt
động thể chất và thao tác tư duy (liên tưởng, tưởng tượng, phán đoán…) để đi
đến đích là cảm hiểu và thể nghiệm được nội dung, ý nghĩa của văn bản.
Đọc - hiểu là một thuật ngữ có hai phạm trù khác nhau đó là “Đọc” và
“Hiểu” nhưng lại có mối quan hệ mật thiết, gắn bó, liên kết với nhau trong
quá trình lĩnh hội, tiếp nhận tác phẩm văn học. Nói cách khác, đọc nhằm mục
đích hiểu để làm giàu vốn tri thức, vốn sống, vốn văn hóa, làm hoàn thiện tâm
lí và nhân cách sống cho bản thân ngày càng tốt hơn. Đọc để hiểu các kĩ năng,
phương pháp làm việc khoa học và sáng tạo, đạt hiệu quả cao trong công việc
của bản thân.
Đọc - hiểu cần phải tuân thủ theo một số nguyên tắc chung như: dựa
vào ngữ cảnh để đọc, khi đọc phải có sự so sánh tác phẩm theo các mối quan
hệ đồng đại và lịch đại. Phải gắn việc Đọc - hiểu văn bản nghệ thuật với cuộc
sống của bản thân. Bên cạnh đó, người đọc phải tuyệt đối tôn trọng văn bản,
không áp đặt, suy diễn cho văn bản những yếu tố mà văn bản không có.
Đảm bảo các nguyên tắc trên, Đọc- hiểu thường được triển khai làm
bốn bước: đọc thông - đọc thuộc; đọc kĩ - đọc sâu; đọc hiểu - đọc sáng tạo;
Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Thanh Trang 7 Lớp: K36B – SP Ngữ văn
đọc đánh giá - đọc ứng dụng. Bốn bước đọc - hiểu này khi được thực hiện đầy
đủ sẽ đáp ứng được bốn yêu cầu trụ cột của giáo dục.
Đọc thông là đọc rõ ràng, mạch lạc, đúng chính âm, chính tả. Mục đích
của việc đọc thông là chuyển văn bản từ dạng kí hiệu (chữ viết) sang dạng tín
hiệu là âm thanh nhằm tạo ra một lúc đồng thời nhiều kích thích vào các cơ
quan cảm giác. Người đọc có thể cùng một lúc hình dung ra nhiều lớp hình
ảnh, có cái nhìn bao quát về toàn bộ quá trình tiếp nhận và khám phá văn bản.
Đọc thuộc là một cách để ghi nhớ vì trong cuộc sống, không phải lúc
nào cũng có thể tra cứu được tài liệu. Đọc thuộc sẽ giúp người viết tiết kiệm
được thời gian khi cần phải tra cứu và tái hiện. Nó chủ yếu được áp dụng với
những văn bản trữ tình, còn đối với những tác phẩm tự sự người đọc chỉ cần
nhớ được nội dung cốt truyện và các chi tiết tiêu biểu, các sự việc chính. Đọc
thuộc là giai đoạn bắt đầu cho quá trình khám phá và từng bước chiếm lĩnh
văn bản để mở đầu cho quá trình tiếp nhận thông tin từ nội dung văn bản.
Đọc kĩ là đọc để biết được bố cục, biết được kết cấu, phát hiện những
nội dung cơ bản trong văn bản, nắm được lôgic các vấn đề trong nội dung một
văn bản.
Đọc sâu là đọc có chọn lọc bởi tính trên các đơn vị từ, câu, đoạn từ ngữ
tồn tại nhiều tầng nghĩa. Ở trong một văn bản nghệ thuật bao giờ cũng tồn tại
cái được phản ánh và cái được biểu hiện. Đọc sâu là đọc để hiểu được các lớp
nghĩa của văn bản, để nhận biết được cái được phản ánh và cái được biểu
hiện.
Đọc hiểu là cảm nhận được ý nghĩa tư tưởng trong văn bản nghệ thuật,
ý nghĩa văn hóa và đời sống, các giá trị tinh thần của văn bản, ý thức được
mục đích của người tạo lập ra văn bản và giá trị của mội văn bản đối với cuộc
sống. Đọc hiểu là phương pháp để làm giàu tri thức và vốn sống, để hiểu cuộc
sống, hiểu mình và hoàn thiện nhân cách của chính bản thân mình.
Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Thanh Trang 8 Lớp: K36B – SP Ngữ văn
Đọc sáng tạo là đọc kết hợp với tưởng tượng và liên tưởng để hiểu văn
bản. Tác phẩm văn học nói chung và văn bản Ngữ văn nói riêng đều hiện diện
ra trước mắt người dạy và người học là một văn bản viết. Để hiểu văn bản ấy
trước hết phải hiểu nghĩa ngôn ngữ. Nhưng nghĩa ngôn ngữ không phải là
nghĩa văn bản. Vì vậy người đọc cần kết hợp giữa hiểu nghĩa ngôn ngữ với
năng lực liên tưởng, tưởng tượng. Các văn bản Ngữ văn luôn tồn tại những
khoảng trống. Người đọc bằng tưởng tượng và liên tưởng mà kết hợp với vốn
hiểu biết để lấp đầy những khoảng trống ấy. Đó là quá trình đồng sáng tạo với
nhà văn.
Đọc đánh giá là đọc để bày tỏ thái độ của người học với nội dung
thông tin có trong văn bản và hình thức tổ chức của mỗi văn bản. Việc đánh
giá này sẽ làm cho nội dung thông tin trong văn bản trở nên phong phú hơn,
đa dạng hơn bởi sự đánh giá đó tùy thuộc vào mỗi cá nhân, liên quan đến tầm
văn hóa, đạo đức, tính cách của mỗi cá nhân mà điều này thì không ai giống
ai.
Đọc ứng dụng là nhằm vào giải quyết mục đích học để làm. Học để làm
thì trong quá trình học phải biết ứng dụng. Vì vậy khi tổ chức cho học sinh
Đọc - hiểu các văn bản Ngữ văn thì phải quan tâm đến khả năng ứng dụng của
học sinh.
Để Đọc - hiểu một văn bản cần trải qua 5 bước:
Bước 1: Cần tạo tâm thế tiếp nhận văn bản văn học cho học sinh.
Tức là thu hút sự chú ý của học sinh vào bài học bằng nhiều cách: giới
thiệu vào bài hay, ấn tượng, tổ chức một cuộc thi nhỏ, ứng dụng các phương
tiện dạy học gây hứng thú cho học sinh.
Bước 2: Tri giác ngôn ngữ nghệ thuật hay chính là giúp học sinh đọc
hiểu khái quát văn bản.
Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Thanh Trang 9 Lớp: K36B – SP Ngữ văn
Đọc - hiểu khái quát văn bản bao gồm: đọc văn bản, tìm hiểu xuất xứ,
thể loại, chú thích văn bản và bố cục văn bản.
Bước 3: Tái hiện hình tượng văn học.
Để tái hiện hình tượng văn bản văn học thì học sinh cần đọc kĩ văn bản
văn học tức đọc nhiều lần để có khả năng ghi nhớ các chi tiết quan trọng trong
văn bản và kết cấu của văn bản. Có thể tái hiện hình tượng văn học bằng
nhiều cách như: sơ đồ hóa các diễn biến trong truyện, mối quan hệ của các
nhân vật; tổ chức cho học sinh thực hiện các bài tập tái hiện, kết nối các sự
việc cho đúng với nội dung cần truyền tải.
Bước 4: Phân tích, cắt nghĩa, khái quát hóa ý nghĩa nghệ thuật bằng
phương pháp đàm thoại, diễn giảng…
Học sinh đọc kĩ văn bản, khảo sát tất cả các yếu tố tạo nên văn bản, lựa
chọn một số yếu tố được coi là cơ bản quan trọng có dung lượng tư tưởng chủ
đề cao vì những yếu tố đó chính là nơi tập trung cao độ tài năng tư tưởng
nghệ thuật của tác giả để làm nên giá trị của tác phẩm.
Bước 5: Đánh giá và liên hệ thực tiễn.
Người đọc đưa ra ý kiến của mình với một văn bảm có hai cấp độ:
Thứ nhất, đánh giá khách quan: đánh giá dựa trên căn cứ nội dung văn
bản vừa phân tích để rút ra nhận xét.
Thứ hai, bộc lộ thái độ của cá nhân mang màu sắc chủ quan thể hiện
quan điểm của người đọc: yêu, ghét, đồng tình hay phản đối.
Để thực hiện được bước này giáo viên có thể giúp học sinh liên hệ thực
tiễn: viết bài thu hoạch cá nhân, nhập vai để bản thân học sinh bộc lộ hay viết
bài luận đánh giá sau khi học xong tác phẩm.
Trên đây là những bước cơ bản của quá trình Đọc- hiểu một tác phẩm
văn chương trong dạy học. Bên cạnh đó còn rất nhiều ý kiến khác nhau về vấn
đề này. Trong dạy học người giáo viên có thể sử dụng linh hoạt các bước trên
Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Thanh Trang 10 Lớp: K36B – SP Ngữ văn
kết hợp với các phương pháp dạy học phù hợp để giờ học đạt hiệu quả cao
nhất.
1.2. Cơ sở thực tiễn
Văn học luôn là người thư kí trung thành của mọi thời đại. Thời đại thế
nào sẽ được thể hiện vào trong tác phẩm văn học như vậy. Tác phẩm văn
chương ra đời là để thỏa mãn nhu cầu tinh thần của con người, vậy nên văn
chương không thể ngoảnh mặt lại với con người, với xã hội. Cần phải gắn văn
chương với đời sống thực tiễn. “Văn học là nghệ thuật, là công cụ để hiểu
biết, để khám phá, để sáng tạo thực tại xã hội”. Và trong ngành giáo dục cũng
vậy, tất cả các môn học trong nhà trường đều gắn hoạt động dạy và học với
đời sống xã hội. Xã hội càng phát triển, đặc biệt là trong thời đại hội nhập
hiện nay, nhu cầu vươn tới một nền giáo dục chất lượng cao, đào tạo ra những
con người có khả năng thích nghi với cuộc sống, giải quyết những vấn đề
thiết thực của cuộc sống ngày càng cấp thiết. Đó là cái đích hướng tới của
giáo dục. Trong đó, Ngữ văn là một môn học giữ vai trò rất quan trọng.
Từ trước tới nay môn Ngữ văn được coi là một môn học đặc thù với rất
nhiều chức năng: vừa rèn luyện về ngôn ngữ, vừa rèn luyện về tư duy hình
tượng cũng như khả năng sáng tạo của học sinh, vừa rèn luyện năng lực cảm
thụ cái đẹp của văn chương lại vừa có nhiệm vụ giáo dục nhân cách, đạo đức.
Mục đích cuối cùng của việc dạy văn trong nhà trường là đào tạo ra những
con người có khả năng tư duy độc lập, sáng tạo, có kĩ năng đọc, kĩ năng nói,
kĩ năng viết đáp ứng được những yêu cầu của cuộc sống. Tuy nhiên do những
nguyên nhân chủ quan và khách quan, việc dạy và học Ngữ văn trong nhà
trường hiện nay chưa thực sự quan tâm đến những yêu cầu trên.
Theo điều tra của nhiều công trình nghiên cứu về việc dạy - học Ngữ
văn hiện nay, kết quả học tập môn Ngữ văn của học sinh rất đáng báo động.
Nhiều học sinh không biết cách tự viết, không thích đọc và cũng không biết
Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Thanh Trang 11 Lớp: K36B – SP Ngữ văn
cách tiếp cận một văn bản ngoài nhà trường để có thể tự đọc - hiểu. Thậm chí
nhiều học sinh, sinh viên không biết cách viết một lá đơn xin việc, trình bày ý
tưởng trong công việc một cách mạch lạc…tức là đã thiếu đi những kĩ năng
sống cơ bản lẽ ra phải được trang bị thông qua môn Ngữ văn. Vì thế, dạy Đọc
- hiểu văn bản văn học trong nhà trường THPT cần gắn liền với đời sống thực
tiễn là một vấn đề không thể thiếu trong xã hội ngày nay nhằm tạo ra những
con người có khả năng tích cực, thích nghi với cuộc sống, giải quyết được
những vấn đề thiết thực của cuộc sống, bản thân và xã hội.
Cùng chung số phận với những tác phẩm thuộc thể loại trữ tình nói
chung, với chùm ca dao Than thân, yêu thương tình nghĩa học sinh có thể
thấy thích chùm ca dao này hay hoặc thích một vài bài ca dao nhưng các em
chưa nhận ra hết giá trị thực tiễn, quan điểm nhân sinh chứa đựng trong đó -
điều đã làm cho các bài ca dao vẫn còn tồn tại tới ngày nay.
1.3. Đọc- hiểu văn bản trữ tình gắn liền với đời sống thực tiễn.
Như đã trình bày lí do chọn đề tài: Đối với những văn bản văn chương
thuộc thể loại trữ tình, giáo viên là người tổ chức hướng dẫn hoạt động học
của học sinh, giáo viên là chiếc cầu nối giúp học sinh nhận ra và tiếp thu
những giá trị của các văn bản văn học qua phương pháp Đọc - hiểu. Đặc biệt,
với những văn bản trữ tình, giáo viên có thể dẫn dắt học sinh tới những giá trị
nhân sinh thực tiễn giúp học sinh áp dụng được vào trong cuộc sống của
chính mình. Hi vọng sẽ thu hút được rất nhiều sự chú ý của học sinh trong giờ
học Ngữ văn.
Trong khuôn khổ của một khóa luận tốt nghiệp chúng tôi chọn đề tài
nghiên cứu Đọc - hiểu chùm ca dao Than thân, yêu thương tình nghĩa
(Ngữ văn 10) gắn liền với đời sống thực tiễn với mục đích giúp học sinh thấy
được giá trị thực tiễn mà các bài ca dao mang lại. Đồng thời với việc nghiên cứu
này chúng tôi mong muốn góp một phần nhỏ vào việc đổi mới dạy học với hi
vọng tác phẩm văn học sẽ gần gũi hơn với học sinh trong trường THPT.
Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Thanh Trang 12 Lớp: K36B – SP Ngữ văn
CHƯƠNG 2
CÁC BIỆN PHÁP DẠY HỌC ĐỌC- HIỂU CHÙM CA DAO
THAN THÂN, YÊU THƯƠNG TÌNH NGHĨA (NGỮ VĂN 10)
GẮN LIỀN VỚI ĐỜI SỐNG THỰC TIỄN
2.1. Đặc điểm của văn bản trữ tình
2.1.1. Khái niệm văn bản trữ tình
Mỗi thể loại văn học đều mang những đặc trưng riêng về nội dung và
hình thức nhằm đáp ứng và phản ánh phù hợp với hiện tượng đời sống.
Về nội dung, tác phẩm trữ tình thường đi sâu vào khám phá thế giới nội
tâm, cảm xúc bên trong - những cảm xúc rất đa dạng, nhiều tầng bậc. Đó có
thể là niềm vui, nỗi buồn, hi vọng, mong ước, sự chia ly hay đau đớn…Đặc
biệt cảm xúc của nhân vật trữ tình trong các tác phẩm trữ tình có thể được bộc
lộ một cách trực tiếp để thể hiện tình cảm cá nhân, suy tư về nhân tình thế
thái, về số phận con người hay về những thăng trầm cuộc sống…
Về hình thức, tác phẩm trữ tình thường có hình thức ngắn gọn, mang
đậm chất tâm tình, giàu nhạc điệu, ngôn ngữ mang tính chất cách điệu, hàm
súc, tư tưởng nghệ thuật được biểu hiện thông qua những biểu tượng nghệ
thuật giàu ý nghĩa.
Tác phẩm trữ tình gồm cả thơ, văn xuôi, tùy bút, ca trù, từ khúc nhưng
tiêu biểu nhất là thơ trữ tình. Đặc điểm cơ bản của tác phẩm trữ tình là sự thổ
lộ ý nghĩ, cảm xúc trước thế giới, trong đó tình cảm là mạch phát triển then
chốt của tác phẩm nên biểu hiện tập trung nhất của thể loại trữ tình là thơ trữ
tình. Hiểu một cách đơn giản theo nghĩa hẹp thì văn bản trữ tình là những văn
bản có nội dung phản ánh hiện thực bằng cách biểu hiện những cảm xúc, ý
nghĩ, tâm trạng riêng của người nghệ sĩ trước cuộc sống.
Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Thanh Trang 13 Lớp: K36B – SP Ngữ văn
2.1.2. Đặc trưng của văn bản trữ tình
2.1.2.1. Lấy việc bộc lộ nội tâm con người làm mục đích, nội dung biểu đạt.
Ở tác phẩm tự sự, tác giả xây dựng bức tranh về đời sống trong đó
các nhân vật thường có đường đi và số phận của họ. Bằng những đối thoại
và độc thoại, tác giả kịch thể hiện tính cách và hành động con người thông
qua những mâu thuẫn và xung đột. Ở tác phẩm trữ tình, thế giới chủ quan
của con người, cảm xúc, tâm trạng, ý nghĩ được trình bày trực tiếp và làm
thành nội dung chủ yếu:
“Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều”
(Ca dao)
Ngoài cảm xúc và tâm trạng khắc khoải nhớ mong, người đọc hoàn
toàn không biết gì về con người và nguyên nhân cụ thể dẫn đến những nỗi
niềm đó. Đặc biệt ở thể loại trữ tình dân gian khi mà cảm xúc của con người
không của riêng một đối tượng cụ thể nào mà là cảm xúc của tập thể:
“Bướm vàng đậu đọt mù u
Lấy chồng càng sớm tiếng ru càng buồn”.
Bài ca dao là tiếng than vãn của những cô gái sống trong xã hội cũ bị
gả bán khi tuổi còn quá trẻ. Như vậy bài ca dao không chỉ một đối tượng cụ
nào mà chỉ chung cho tất cả những cô gái sống trong xã hội phong kiến xưa.
2.1.2.2. Chủ thể trữ tình
Nội dung tác phẩm trữ tình được thể hiện gắn liền với hình tượng nhân
vật trữ tình hay còn gọi là chủ thể trữ tình.
Chủ thể trữ tình là hình tượng nhân vật trực tiếp để thổ lộ cảm xúc, tâm
trạng, suy nghĩ trong tác phẩm và chi phối toàn bộ cảm xúc của bài thơ. Nhân
vật trữ tình không có diện mạo, lời nói, hành động, quan hệ cụ thể như nhân
vật tự sự và kịch.
Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Thanh Trang 14 Lớp: K36B – SP Ngữ văn
Trong một bài thơ thường có một nhân vật trữ tình nhưng những bài
thơ có kết cấu đối đáp thường xuất hiện hai nhân vật trữ tình như hai nhân vật
trữ tình trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu được thể hiện thông qua lời của
người ở lại và lời của người ra đi qua đại từ xưng hô “mình- ta”.
Nhân vật trữ tình cũng có những đặc điểm riêng góp phần làm nên đặc
trưng của văn bản trữ tình.
Thứ nhất, nhân vật trữ tình mang nhiều cảm xúc và vào thời điểm xuất
hiện trong tác phẩm luôn có nhu cầu dãi bày tâm sự. Bài thơ “Bên kia sông
Đuống” của Hoàng Cầm, nhân vật trữ tình đạt bộc lộ rõ cảm xúc đau đớn khi
quê hương bị giặc tàn phá xen lẫn với niềm tự hào về truyền thống quê hương
và khát vọng, lòng quyết tâm đánh giặc.
Thứ hai, nhân vật trữ tình thường bộc lộ cảm xúc trực tiếp xuất phát từ
đời sống cá nhân nhưng cũng có khi cảm xúc đó lại hướng tới tính khái quát
biểu hiện chung cho tâm trạng của nhiều người. Như “Tương tư” của Nguyễn
Bính là cảm xúc, tâm trạng riêng của chàng trai nhưng cũng là cảm xúc chung
của những chàng trai đang yêu đơn phương:
“Nắng mưa là bệnh của giời
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng”.
Thứ ba, cảm xúc của nhân vật trữ tình ít nhiều gắn bó với cuộc đời của
tác giả. Có thể nói lên tâm trạng tác giả nhưng không có nghĩa đồng nhất với
tác giả. Chẳng hạn trong bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ: nhà thơ đã nói hộ
tâm trạng của con hổ trong vườn bách thú xót xa cho quá khứ hoàng kim của
mình. Ở đây tác giả đã đứng ở vị trí trung gian nói hộ tâm trạng của người
khác để tạo nên tâm trạng trữ tình nhập vai.
2.1.2.3. Ngôn ngữ trữ tình
Là hình thức của tác phẩm văn học, lời thơ cũng như lời của tác phẩm
tự sự và kịch đều mang tính gợi hình, gợi cảm, hàm súc. Nhưng trong ngôn
Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Thanh Trang 15 Lớp: K36B – SP Ngữ văn
ngữ thơ, có những đặc điểm thể hiện theo cách riêng. Đó là ngôn ngữ thơ bão
hòa cảm xúc, ngôn ngữ thơ mang tính cách điệu, ngôn ngữ thơ cô đọng hàm
súc, ngôn ngữ thơ rất giàu hình ảnh, giàu nhạc tính.
Cuối cùng có thể thấy ngôn ngữ trữ tình mang đậm dấu ấn riêng của tác
giả: Từ tính cá thể của tình cảm trong thơ đã chi phối tới cách lựa chọn ngôn
từ và để lại dấu ấn riêng của từng người nghệ sĩ trong tác phẩm. Nếu trong
thơ Hồ Xuân Hương ngôn ngữ thơ cá tính, gai góc, sắc sảo thì ngôn ngữ trong
thơ Bà huyện Thanh Quan lại mang sắc thái cổ kính, trang trọng, thanh
lịch…Nếu ngôn ngữ trong thơ Chế Lan Viên mang tính triết lí sâu xa khó
hiểu thì ngôn ngữ trong thơ Tản Đà lại đậm chất “ngông”. Từ những đặc điểm
rất riêng của ngôn ngữ trữ tình cụ thể là ngôn ngữ thơ nên khi khám phá một
văn bản thơ cần đi từ lớp ngữ nghĩa, hình ảnh, nhịp điệu đến việc khám phá
nghĩa bóng, tư tưởng nghệ thuật của tác phẩm.
2.2. Các biện pháp Đọc - hiểu chùm ca dao Than thân, yêu thương tình
nghĩa (Ngữ văn 10) gắn liền với đời sống thực tiễn.
2.2.1. Các biện pháp chung.
2.2.1.1. Đọc tiếp cận chùm ca dao “Than thân, yêu thương tình nghĩa”
* Thể loại ca dao
Về nội dung: ca dao là thể loại trữ tình dân gian, thường kết hợp với âm
nhạc khi diễn xướng, được sáng tác nhằm diễn tả thế giới nội tâm của con
người.
Ca dao là tiếng nói tình cảm, diễn tả đời sống tâm hồn, tư tưởng, tình
cảm của con người thông qua các mối quan hệ gia đình, quê hương, đất nước,
tình yêu đôi lứa…
Ca dao bao gồm 3 đề tài chính: ca dao than thân, ca dao yêu thương
tình nghĩa, ca dao hài hước…
Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Thanh Trang 16 Lớp: K36B – SP Ngữ văn
Về nghệ thuật: ca dao thường sử dụng thể thơ lục bát hoặc lục bát biến
thể, phần lời thường ngắn gọn, ngôn ngữ gần với lời ăn tiếng nói hằng ngày
của nhân dân lao động. Ca dao giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ, đặc biệt là lối
diễn đạt bằng một số công thức mang đậm sắc thái dân gian.
* Kiểu nhà thơ dân gian
Là sáng tác tập thể nên văn học dân gian, trong đó có thơ ca dân gian
mang trong mình nhiều đặc tính: tính tập thể, tính truyền miệng, tính biểu
diễn, tính tổng hợp, tính đa chức năng…
Tính tập thể và tính truyền miệng của ca dao khiến cho loại thơ ca này
khác xa với thơ trữ tình hiện đại. Các nhà thơ dân gian thường sáng tác một
cách tự do, tùy hứng chứ không mang tính “nghề nghiệp” như các nhà thơ sau
này. Họ sáng tác ngay trong lao động sản xuất, nghỉ ngơi, lễ hội… Người
sáng tác không hề đặt ra vấn đề quyền tác giả. Cả người sáng tác và người
tiếp nhận cũng có thể là người tham gia sáng tác, mặc nhiên coi những bài ca
dao kia là của chung.
* Nhân vật trữ tình và đối tượng trữ tình
Hình tượng nhân vật trữ tình trong ca dao là một điều thú vị. Nhân vật
trữ tình trong ca dao thường đồng nhất với tác giả vì ca dao là tiếng nói trực
tiếp của nhân dân lao động. Biểu hiện của nó tập trung ở các khía cạnh sau:
- Nhân vật trữ tình là những cô gái, chàng trai trong quan hệ tình cảm
riêng; người phụ nữ trong những cảnh ngộ éo le về hôn nhân và gia đình.
- Nhân vật trữ tình là những người lao động: người làm ruộng, làm
thợ…trong công việc làm ăn, sông nước…
- Nhân vật trữ tình trong ca dao thường mang tính phiếm chỉ, nhân vật
không có tên gọi cụ thể. Điều này rất khác với thơ trữ tình.
Ngoài ra hình tượng nhân vật trữ tình trong ca dao chịu ảnh hưởng của
văn hóa vùng miền rõ nét.
Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Thanh Trang 17 Lớp: K36B – SP Ngữ văn
Đối tượng trữ tình trong ca dao cũng rất phong phú. Đó có thể là một
sự vật hiện tượng, một cảnh trí thiên nhiên… Nhưng về cơ bản, đối tượng trữ
tình dân gian chính là con người.
* Ngôn ngữ ca dao dân gian
Trước hết ngôn ngữ ca dao gần gũi với lời ăn tiếng nói hằng ngày. Sử
dụng nhiều lời ăn tiếng nói hằng ngày. Sử dụng với mật độ khá cao các thành
ngữ, tục ngữ, cách nói chơi chữ táo bạo, hóm hỉnh, ca dao đủ sức tạo nên
những bất ngờ cho người đọc.
Ngôn ngữ ca dao là thứ ngôn ngữ nghệ thuật giản dị, đẹp đẽ trong
sáng, chính xác vì đã được chắt lọc qua bao thế hệ. M.Gorki khẳng định vẻ
đẹp của ngôn ngữ ca dao là “cái đẹp trong sự giản dị”.
Tình yêu mộc mạc của người bình dân được diễn tả chân thành, đôi khi
thẳng băng:
“Tiện đây anh nắm cổ tay
Anh hỏi câu này có lấy anh không?”
Hoặc cách bộc lộ yêu thương kín đáo:
“Thò tay mà bứt ngọn ngò
Thương em đứt ruột giả đò ló ngơ.”
Ngôn ngữ ca dao mang vẻ đẹp giản dị nhưng cũng rất sinh động, giàu
sức biểu cảm. Điều đó được thể hiện qua việc dung một số lượng phong phú
và chính xác những động từ, tính từ, đại từ, đặc biệt là việc sử dụng với mật
độ khá cao các thành ngữ, tục ngữ, cách nói chơi chữ táo bạo, hóm hỉnh, sử
dụng cao độ các biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ… Ca dao đủ sức tạo nên
những bất ngờ cho người đọc:
“Đôi ta bắt gặp nhau đây
Như con bò gầy gặp bãi cỏ non.”
Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Thanh Trang 18 Lớp: K36B – SP Ngữ văn
Việc sử dụng loại ngôn ngữ bình dân, thường ngày khiến cho ca dao
phù hợp với môi trường diễn xướng đơn giản, không rườm rà, nó có thể cất
lên trong những không gian bình dị: một đêm tát nước, một lần hát dặm, hát
xoan…
Như vậy ngôn ngữ rất quan trọng trong việc thể hiện nội dung văn bản,
nó là yếu tố thứ nhất, là chất liệu đầu tiên của mọi tác phẩm nghệ thuật. Ngôn
ngữ ca dao không giống như ngôn ngữ trong văn học viết, nó vừa mang sắc
thái dân gian với cách cảm, cách nghĩ của cộng đồng, vừa gắn với những cảm
xúc cá nhân trong những tình huống cụ thể, cái tôi trữ tình dân gian là cái tôi
phiếm chỉ, cái tôi phổ biến. Cho nên nói như Mai Ngọc Chừ “Ngôn ngữ ca
dao Việt Nam đã trở nên những viên ngọc quý óng ánh trong kho tàng văn
học dân gian của dân tộc. Có thể nói ngôn ngữ ca dao đã kế tục phát huy
những đặc điểm ngôn từ nghệ thuật tuyệt vời của tiếng Việt” [1; tr. 24 – 28].
2.2.1.2. Tái hiện hình tượng nhân vật
Do văn bản trữ tình được tổ chức đặc biệt, ngôn ngữ giàu nhạc điệu và
hình ảnh nên đọc văn bản nên đọc là một bước quan trọng để gợi lên hình
ảnh, nhịp điệu âm hưởng của tác phẩm. Đồng thời khơi gợi những ấn tượng
đầu tiên trong tâm trí người đọc. Đặc biệt đối với những văn bản thơ, đọc
không chỉ có nhiệm vụ tượng thanh các con chữ mà còn là hình tượng bên
trong “nội quan” của chủ thể trữ tình bộc bạch, thổ lộ, giãi bày trong tác
phẩm.
Đứng trước một văn bản thuộc thể loại ca dao, người đọc muốn đọc -
hiểu được văn bản đó thì phải bắt đầu từ ngôn từ đi đến thế giới hình tượng
bằng sự liên tưởng và tưởng tượng. Từ thế giới hình tượng ấy đi đến nội dung
phản ánh, nội dung biểu hiện của văn bản. Từ đó học sinh đọc văn bản và tái
hiện hình tượng ca dao theo các bước sau:
Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Thanh Trang 19 Lớp: K36B – SP Ngữ văn
Thứ nhất, đọc tiểu dẫn và tìm hiểu các yếu tố ngoài văn bản ca dao.
Giáo viên sẽ hướng dẫn học sinh đọc phần tiểu dẫn trong SGK Ngữ văn
để từ đó giúp học sinh nắm được những nét khái quát nhất về bài ca dao.
Những bài ca dao được đưa vào chương trình giảng dạy trong nhà trường
được sắp xếp theo chủ đề. Đọc phần tiểu dẫn giúp học sinh xác định được bài
ca dao ấy thuuộc chủ đề nào, chính điều ấy sẽ định hướng cho học sinh phân
tích, cắt nghĩa để làm nổi bật nội dung cũng như nghệ thuật của bài ca dao.
Bài ca dao ấy có thể là tiếng hát than thân. Đó là lời than thở về cuộc đời, về
cảnh ngộ khổ cực đắng cay, là tiếng nói khẳng định giá trị phẩm chất con
người. Qua đó, thấy được ý nghĩa phản kháng xã hội, phản kháng những điều
ngang trái ăn chứa sâu trong đó. Những câu hát than thân được cất lên vào lúc
người lao động cảm thấy tủi cực, xót thương cho thân phận của mình.
Đọc tiểu dẫn giúp các em nắm được chủ đề của các bài ca dao ấy,
những trạng thái, cảm xúc của người lao động xưa gửi gắm vào trong đó.
Thứ hai, đọc chú thích ngôn từ.
Ngôn ngữ trong ca dao là ngôn từ của người xưa vì thế văn bản ca dao
thường có những từ ngữ địa phương hoặc từ ngữ cổ. Khi đọc văn bản cần đọc
chú thích ngôn từ để hiểu được nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa tường minh,
nghĩa hàm ẩn… của bài ca dao. Chẳng hạn trong bài ca dao:
“Trèo lên cây khế nửa ngày…
Ta như sao Vượt chờ trăng giữa trời.”
Chú thích ngôn từ cho biết: sao Hôm, sao Mai, sao Vượt đều chỉ một
ngôi sao tức ngôi sao Kim ở các thời điểm khác nhau trong ngày. Mọc sớm từ
buổi chiều nên gọi là sao Hôm, đến sáng hôm sau lại hiện lên trên bầu trời
nên gọi là sao Mai, có khi sao Hôm vượt lên đến đỉnh của bầu trời gọi là sao
Vượt. Đó là những hình ảnh về người con trai và người con gái trong tình
duyên. “Sao Hôm sánh với sao Mai” thể hiện sự xa cách trong tình duyên.