Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Hành vi mời và hỏi thể hiện phép lịch sự trong ca dao người việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (694.6 KB, 66 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN






PHẠM THỊ HƢƠNG




HÀNH VI MỜI VÀ HỎI
THỂ HIỆN PHÉP LỊCH SỰ
TRONG CA DAO NGƢỜI VIỆT


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Ngôn ngữ




HÀ NỘI – 2014
LỜI CẢM ƠN

Được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo và các bạn sinh viên
khoa Ngữ văn trường Đại học sư phạm Hà Nội 2, tôi đã hoàn thành luận văn
tốt nghiệp Đại học với đề tài: “Hành vi mời và hỏi thể hiện phép lịch sự


trong ca dao người Việt”.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo Th.S.G.V Lê Thị Thuỳ
Vinh_người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tận tình để tôi hoàn thiện khoá
luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Khoa Ngữ văn, đặc biệt là
các thầy cô trong tổ Ngôn ngữ và các bạn sinh viên trong nhóm khoá luận đã
giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để khoá luận của tôi hoàn thành đúng tiến
độ.
Hà Nội, ngày tháng năm 2014.
Tác giả khoá luận.


Phạm Thị Hương









LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan khoá luận này là kết quả nghiên cứu của bản thân,
dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ của Th.S Lê Thị Thuỳ Vinh và các thầy cô khác.
Những nội dung này tiếp thu và kế thừa chọn lọc những kết quả nghiên cứu
của những người đi trước, song không trùng với kết quả nghiên cứu của tác
giả nào khác.
Hà Nội, ngày tháng năm 2014

Tác giả khoá luận.


Phạm Thị Hương.

















MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
5. Phương pháp nghiên cứu 5
6. Đóng góp của khoá luận 5
7. Cấu trúc của khóa luận 5

NỘI DUNG 6
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT 6
1.1 Hành vi ngôn ngữ 6
1.1.1 Khái niệm hành vi ngôn ngữ 6
1.1.2 Phân loại hành vi ngôn ngữ 6
1.2 Lí thuyết hội thoại 7
1.2.1 Định nghĩa 7
1.2.2 Các quy tắc hội thoại 7
1.3 Các quy tắc lịch sự trong hội thoại 11
1.3.1 Lí thuyết lịch sự của Lakoff 11
1.3.2 Lí thuyết lịch sự của G.N Leech 13
1.3.3 Lí thuyết lịch sự của Brown và Levinson 14
1.3.3.2 Hành vi đe doạ thể diện 16
1.3.3.3 Chiến lược lịch sự 17
1.3.3.4 Những biểu hiện ngôn ngữ của phép lịch sự âm tính………… 20
1.3.3.5 Những biểu hiện ngôn ngữ của siêu chiến lược lịch sự dương tính
khi thực hiện các FTA……………………………………………………….22


CHƢƠNG 2: HÀNH VI MỜI THỂ HIỆN PHÉP LỊCH SỰ TRONG CA
DAO NGƢỜI VIỆT…………………………………………….………… 23
2.1 Kết quả thống kê và phân loại 23
2.2 Hành vi mời thể hiện phép lịch sự chiến lược 24
2.2.1 Hành vi mời thăm danh lam thắng cảnh 25
2.2.2 Hành vi mời trầu 33
CHƢƠNG 3: HÀNH VI HỎI THỂ HIỆN PHÉP LỊCH SỰ TRONG CA
DAO NGƢỜI VIỆT 38
3.1 Kết quả thống kê và phân loại 38
3.2. Hành vi hỏi thể hiện phép lịch sự chiến lược 39
3.2.1 Hành vi hỏi để tạo lập quan hệ 39

3.2.2 Hành vi hỏi để giãi bày tình cảm 45
3.2.3 Hỏi để than trách 51
KẾT LUẬN 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO






1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
“Hội thoại là hình thức giao tiếp thường xuyên, phổ biến của ngôn ngữ.
Nó cũng chính là hình thức cơ sở của mọi hoạt động ngôn ngữ khác”[4, 201].
Vì vậy, hội thoại cũng là hoạt động quan trọng của dụng học, đồng thời hội
thoại cũng là đối tượng của nhiều công trình nghiên cứu khác. Sự hiệu quả
của một cuộc thoại đòi hỏi những đối tác giao tiếp phải tuân thủ những
nguyên tắc nhất định. Một trong những nguyên tắc như vậy là nguyên tắc lịch
sự, ở Việt Nam còn gọi là phép lịch sự.
Lịch sự là một nhu cầu trong xã hội văn minh. Hơn nữa lịch sự cũng là
một trong những thuộc tính diễn ngôn, một thực tế khách quan trong giao tiếp
bằng ngôn ngữ. Nguyên tắc lịch sự liên quan đến những vấn đề thuộc bản
thân người tham gia hội thoại. Nó không chỉ thuộc về kiến thức lí tính mà còn
bao gồm cả những vấn đề về khoảng cách giữa con người với con người trong
xã hội, về quyền lực của con người trong xã hội, về giới tính và cá tính dân
tộc. Vì vậy, khi giao tiếp cần tuân thủ phép lịch sự. Mặt khác, phép lịch sự
cũng tác động nhiều đến việc tạo lập các phát ngôn trong quá trình giao tiếp
đặc biệt qua các hành vi ngôn ngữ trong đó có hành vi mời và hành vi hỏi.

Thậm chí nó còn góp phần vào việc có nên tiến hành hành vi giao tiếp hay
không, để đảm bảo khỏi bị thất lạc trong giao tiếp. Tầm quan trọng của lịch sự
to lớn đến mức hầu như phần lớn tài liệu bàn về ngữ dụng không né tránh nó.
Nhiều cuộc hội thảo, nhiều công trình nghiên cứu có tính chất chuyên sâu và
nhiều tạp chí chuyên ngành đã đề cập đến những vấn đề chuyên sâu và tinh tế
của lịch sự.
Trong kho tàng tư liệu dân gian Việt Nam có rất nhiều câu ca dao của
người Việt nói về các hành vi trong giao tiếp góp phần tạo nên dáng vẻ riêng
cho văn hóa giao tiếp Việt Nam. Đây là nguồn tư liệu đáng tin cậy về mặt
khoa học bởi lẽ lời ăn tiếng nói của nhân dân là một trong những phương tiện
2

quan trọng lưu giữ được những giá trị thuộc về tinh hoa văn hóa dân tộc, đồng
thời cũng là phương tiện quan trọng biểu hiện và góp phần thúc đẩy văn hóa
dân tộc phát triển. Ở đó, chứa đựng những hành vi ứng xử lịch lãm, tinh tế
của người Việt.
Với tầm quan trọng của lí thuyết hội thoại cũng như phép lịch sự, trên
cơ sở kế thừa những kết quả đã nghiên cứu đã có trước, cùng với niềm yêu
thích đề tài, mong muốn tìm hiểu ứng xử văn hóa giao tiếp của người Việt
Nam qua kho tàng ca dao, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Hành vi mời và hỏi thể
hiện phép lịch sự trong ca dao người Việt”.
2. Lịch sử vấn đề
Xung quanh những lí thuyết về hội thoại được các tác giả ngôn ngữ học
Việt Nam như Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Thiện Giáp, Nguyễn Đức Dân viết
trong những cuốn giáo trình ngôn ngữ học, ngữ dụng học thì những vấn đề
phép lịch sự qua các hành vi ngôn ngữ đã được một số tác giả đề cập đến
trong một số tài liệu, bài nghiên cứu trao đổi trên tạp chí ngôn ngữ và trong
một số luận văn thạc sĩ, tiến sĩ.
Việc nghiên cứu phép lịch sự trong tiếng Việt, người đầu tiên phải kể
đến là Nguyễn Đình Hòa. Trong cuốn: Các mô hình ngôn ngữ và phi ngôn

ngữ của ứng xử lễ độ. Lần đầu tiên, Nguyễn Đình Hòa đề cập đến mối quan
hệ giữa thể diện và ứng sử trong tiếng Việt. Trong đó, thể diện được hiểu như
sự tự hào về những giá trị xã hội mà mình có được.
Nguyễn Thiện Giáp trong cuốn: Dụng học Việt ngữ khẳng định lịch sự
như một chuẩn mực xã hội. Tác giả viết: “Các nhà văn hóa thuộc nhiều dân
tộc khác nhau đã quan niệm lịch sự là hành vi xã hội có lễ độ hay phép xã
giao trong hành vi văn hóa”. Tác giả cho rằng: chuẩn mực xã hội trong giao
tiếp “không chỉ thể hiện ở lời nói mà còn thể hiện ở giọng, ở điệu”. Cùng với
việc khẳng định lịch sự là một chuẩn mực xã hội, tác giả cũng xác nhận rằng:
Trong giao tiếp còn một kiểu lịch sự nữa được thể hiện. Để miêu tả kiểu lịch
sự này cần biết khái niệm thể diện. Và thể diện theo hướng phân tích của các
3

tác giả thì thực chất là lịch sự chiến lược theo tư tưởng của Brown và
Levison.
Cho đến nay Vũ Thị Thanh Hương có lẽ là người nghiên cứu sâu hơn
cả về phép lịch sự trong giao tiếp bằng tiếng Việt thông qua các công trình
nghiên cứu như: Lịch sự và phương thức biểu hiện tính lịch sự trong lời cầu
khiến tiếng Việt và công trình: Lịch sự trong tiếng Việt hiện đại, tác giả đã
phác họa một mô hình lịch sự trong tiếng Việt bao gồm nội dung: lễ phép,
đúng mực, khéo léo, tế nhị.
Để xây dựng mô hình lịch sự, tác giả sử dụng phương pháp điều tra trắc
nghiệm. Kết quả cho thấy: xét trong quan hệ với lịch sự lễ phép và đúng mực
ở cùng bình diện khéo léo, tế nhị nằm ở bình diện khác. Điều này cho thấy
lịch sự gồm hai bình diện cơ bản: là lịch sự lễ độ hay lịch sự tối thiểu và lịch
sự chiến lược hay lịch sự xã giao thông qua các hành vi giao tiếp.
Cũng theo tác giả khái niệm lịch sự trong tiếng Việt bao gồm cả hai
bình diện lịch sự: lịch sự chiến lược theo kiểu phương Tây và lịch sự chuẩn
mực theo kiểu phương Đông. Cả hai bình diện này kết hợp hài hòa với nhau
hình thành nên nội dung khái niệm lịch sự trong tiếng Việt.

Đến tác giả Vũ Tiến Dũng trong cuốn: Lịch sự trong tiếng Việt và giới
tính đã trình bày đi sâu nghiên cứu lịch sự với giới tính và lịch sự trong tiếng
Việt.
Ngoài ra về việc nghiên cứu các hành vi ngôn ngữ thể hiện phép lịch sự
trong nước có khá nhiều luận văn thạc sĩ, tiến sĩ của những tên tuổi trẻ: Vũ Tố
Nga, Nguyễn Hoàng Thị Yến, Nguyễn Thị Vân Anh, Hà Thị Hồng Mai, bàn
đến các hành vi tại lời như hành vi điều kiện, hành vi thỉnh cầu, hành vi cho-
tặng,…
Hành vi mời và hành vi hỏi thể hiện phép lịch sự trong ca dao Việt
cũng đã được một số tác giả đề cập đến một vài phương diện cơ bản, nhưng
việc khảo sát một cách có hệ thống thì vẫn chưa có công trình nào xem xét kĩ.
Đây vẫn là một khoảng trống cho đề tài chúng tôi.
4

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Đề tài tìm hiểu hành vi mời và hành vi hỏi thể hiện phép lịch sự trong
ca dao Việt. Từ đó giúp người đọc hiểu sâu hơn về giá trị của phép lịch sự
trong giao tiếp người Việt.
3.2 . Nhiệm vụ
- Hệ thống hóa, khái quát hóa những kiến thức lí luận chung về
hội thoại và phép lịch sự.
- Khái quát, thống kê, phân loại sự xuất hiện của những hành vi
mời và hỏi thể hiện phép lịch sự.
- Phân tích ngữ liệu để thấy giá trị của hành vi giao tiếp mời và hỏi
thể hiện phép lịch sự.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đây là một đề tài khá mới vì vậy chúng tôi chỉ bước vào khảo sát
những hành vi cơ bản là hành vi mời và hành vi hỏi trong ca dao Việt thông

qua các hành vi nhỏ tiêu biểu có tần số xuất hiện tương đối nhiều.
Trong hành vi mời có: hành vi mời thăm danh lam thắng cảnh, hành vi
mời trầu.
Trong hành vi hỏi có: hành vi hỏi để tạo lập quan hệ, hành vi hỏi để
giãi bày tình cảm, hành vi hỏi để than trách.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Khóa luận tập trung tìm hiểu những câu ca dao nói về đất nước con
người, ca dao nói về quan hệ xã hội trong đó tiêu biểu mảng đề tài tình yêu
nam nữ và hôn nhân, gia đình trong cuốn: “Tuyển tập tục ngữ, ca dao, dân
ca” của Vũ Ngọc Phan (NXB Văn hóa, 1998).


5

5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Khảo sát, thống kê, phân loại
5.2. Phương pháp phân tích
Phương pháp phân tích các câu ca dao có chứa các hành vi giao tiếp cụ
thể là hành vi mời và hành vi hỏi thể hiện phép lịch sự.
5.3. Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh dùng để so sánh số liệu, tần suất xuất hiện của
những hành vi mời và hành vi hỏi.
5.4. Phương pháp tổng hợp
Phương pháp vận dụng khi phân tích và so sánh để rút ra những nhận
xét và kết luận cần thiết.
6. Đóng góp của khoá luận
6.1. Về mặt lí luận
Từ việc khảo sát những hành vi mời và hành vi hỏi thể hiện phép lịch
sự trong ca dao Việt, đề tài góp phần làm phong phú thêm những kiến thức về
lịch sự trên đối tượng cụ thể là ca dao.

6.2. Về mặt thực tiễn
Đề tài cũng giúp cho việc tìm hiểu ca dao Việt một cách toàn diện hơn,
sâu sắc hơn từ phương diện hành vi mời và hành vi hỏi thể hiện phép lịch sự.
7. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, khóa
luận được cấu trúc thành ba chương
Chƣơng 1: Cơ sở lí thuyết
Chƣơng 2: Hành vi mời thể hiện phép lịch sự trong ca dao ngƣời Việt
Chƣơng 3: Hành vi hỏi thể hiện phép lịch sự trong ca dao ngƣời Việt

6

NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT
1.1 Hành vi ngôn ngữ
1.1.1 Khái niệm hành vi ngôn ngữ
Khi đầu tiên đề xuất lí thuyết hành vi ngôn ngữ xuất phát từ việc phân
biệt các phát ngôn khảo nghiệm và phát ngôn ngữ vi J.L Austin(Mĩ) đã đưa ra
cách hiểu về một số hành vi ngôn ngữ như sau:
“Khi chúng ta nói năng là chúng ta hành động, chúng ta thực hiện một
loạt hành động đặc biệt mà phương tiện là ngôn ngữ. Một hành động ngôn
ngữ được thực hiện khi một người nói (hoặc viết) Sp1 nói ra một phát ngôn U
cho người nghe (hoặc người đọc) Sp2 trong ngữ cảnh C” [4, 88]. Đây là khái
niệm được ngữ dụng học coi là nền tảng.
1.1.2 Phân loại hành vi ngôn ngữ
Theo Austin cho rằng có ba loại hành vi ngôn ngữ lớn: hành vi tạo lời,
hành vi mượn lời và hành vi ở lời. Khi phát ra phát ngôn U, Sp1 thực hiện
đồng thời ba hành vi này.
Hành vi tạo lời (acte locutoire) là hành vi Sp1 sử dụng, lựa chọn các
yếu tố ngôn ngữ, các cách thức kết hợp chúng để tạo thành phát ngôn U có

hình thức và nội dung trong giao tiếp với Sp2.
Ví dụ: “Tôi đi học.”
Hành vi mượn lời (acte perlocutoire) là hành vi Sp1 mượn phát ngôn U
đã được phát ra nhằm gây một hiệu quả ngoài ngôn ngữ cho Sp2: hiệu quả vật
lí (hành động vật lí của Sp2), hiệu quả tâm lí (thái độ, tâm trạng của Sp2)…
Các hiệu quả mượn lời này phân tán, không tính toán được và không có tính
quy ước. Đây là đối tượng nghiên cứu của xã hội học.
Ví dụ: “ Trời mưa rồi!” Sp2 có thể thấy lo lắng, có thể thấy vui mừng…
7

Hành vi ở lời (acte illocutoire) là hành vi Sp1 thực hiện ngay khi nói
năng, gây ra hiệu quả thuộc ngôn ngữ cho Sp2: hành vi hỏi của Sp1 đòi hỏi
Sp2 phải có hình thức hồi đáp trả lời, hành vi khuyên của Sp1 đòi hỏi Sp2 tiếp
nhận, lĩnh hội… Hành vi ở lời có tính ý định, có mục đích giao tiếp cụ thể và
chịu sự quy định của những quy ước, thể chế xã hội tuy không bộc lộ hiển
ngôn.
Ví dụ: Sp1: “ Mấy giờ rồi?”
Sp2: “ 8h”
Như vậy Sp1 đã thực hiện hành vi hỏi và Sp2 phải thực hiện hành vi trả
lời trước câu hỏi Sp1 đưa ra.
Hành vi ở lời là quan trọng nhất trong ba hành vi ngôn ngữ của Austin.
Nó trở thành đối tượng chính của ngữ dụng học, ngôn ngữ học. Vì thế khóa
luận này chúng tôi thu hẹp nội hàm là hành vi ngôn ngữ ở lời và tiêu biểu xét
ở hai hành vi cụ thể là hành vi mời và hành vi hỏi.
1.2 Lí thuyết hội thoại
1.2.1 Định nghĩa
Hội thoại là hình thức thường xuyên phổ biến giữa người với người
trong xã hội. Đó là hoạt động mà người nói dùng lời nói để tương tác, nhằm
trao đổi một vấn đề, một thông tin nào đó với người nghe. Hội thoại còn thực
hiện một chức năng của ngôn ngữ đó là chức năng công cụ để giao tiếp.

Theo GS.TS Đỗ Hữu Châu: “Hội thoại còn là hình thức giao tiếp
thường xuyên, phổ biến của ngôn ngữ, nó cũng là hình thức cơ sở của mọi
hoạt động ngôn ngữ khác”[4, 201].
1.2.2 Các quy tắc hội thoại
Theo kết quả nghiên cứu của nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ học trên
thế giới đã chỉ ra rằng: “Hội thoại diễn tiến theo những quy tắc nhất định”.
Nhưng các quy tắc hội thoại không hoàn toàn chặt chẽ. C.K Orecchioni cho
rằng quy tắc hội thoại có những tính chất sau:
8

- Các quy tắc hội thoại có bản chất hết sức đa dạng. Do chỗ
có rất nhiều nhân tố tham gia vào hội thoại cho nên mỗi nhân tố có
những quy tắc tương ứng.
- Có những quy tắc hội thoại và quy tắc chuẩn tắc. Trong
hội thoại quy tắc tổ chức điều hành tổ chức các đơn vị hội thoại.
Quy tắc chuẩn tắc chi phối việc nói năng thế nào cho đạt được đích
của mình.
- Có những quy tắc hội thoại chung cho mọi cuộc hội thoại,
cũng có quy tắc riêng cho mỗi loại hình, mỗi kiểu hội thoại.
- Các quy tắc hội thoại gắn rất chặt với ngữ cảnh.
- Các quy tắc hội thoại thể hiện rất khác nhau tùy từng xã
hội và từng nền văn hoá.
- Nhìn chung, các quy tắc hội thoại khá mềm dẻo, linh hoạt.
- Quy tắc hội thoại được thụ đắc một cách tuần tự từ thưở
nhỏ nhưng không được truyền thụ một cách có hệ thống. Cho nên
chúng được vận dụng một cách tự phát (chúng ta ý thức được một
quy tắc nào đó nhờ những vi phạm, những lỗi về quy tắc nào đó
trong tiến trình hội thoại).
Cũng chính C.K Orecchioni đã chia quy tắc hội thoại thành ba nhóm:
Thứ nhất: các quy tắc điều hành sự luân phiên lượt lời.

Thứ hai: các quy tắc chi phối cấu trúc của hội thoại.
Thứ ba: các quy tắc chi phối quan hệ liên cá nhân-phép lịch sự.
Theo GS TS Đỗ Hữu Châu nên thêm một nhóm nữa: nhóm quy tắc
điều hành nội dung hội thoại.
Trong khóa luận này chúng tôi sẽ đề cập đến ba quy tắc cơ bản của hội
thoại sau:
Thứ nhất: các quy tắc điều hành luân phiên lượt lời.
Thứ hai: các quy tắc điều hành nội dung hội thoại.
9

Thứ ba: các quy tắc chi phối quan hệ liên cá nhân-phép lịch sự.
1.2.2.1 Quy tắc điều hành sự luân phiên lượt lời
Trong cuộc hội thoại có hoạt động trao lời và đáp lời. Vì vậy, việc có
một quy tắc điều hành luân phiên lượt lời của các nhân vật giao tiếp có vai trò
quan trọng để đảm bảo quá trình diễn ra cuộc hội thoại.
Các quy tắc điều hành luân phiên lượt lời gồm một hệ thống những
“điều khoản” mà Sacks và các đồng tác giả phát biểu như sau:
- Thứ nhất: vai nói thường xuyên thay đổi nhau trong một
cuộc hội thoại
- Thứ hai: mỗi lần chỉ một người nói.
- Thứ ba: lượt lời của mỗi người thường thay đổi về độ dài
do đó cần có những biện pháp để nhận biết khi nào thì lượt lời chấm
dứt.
- Thứ tư: vị trí ở đó nhiều người cùng nói một lúc tuy
thường gặp nhau nhưng không bao giờ kéo dài.
- Thứ năm: thông thường lượt lời của đối tác này chuyển
đến đối tác kia diễn ra không bị ngắt quãng quá dài, cũng không bị
dẫm đạp lên nhau.
- Thứ sáu: trật tự (nói trước, nói sau) của những người nói
không cố định, trái lại luôn thay đổi. Do đó, một số phương tiện

được dùng để chỉ định và phân phối lượt lời là cần thiết.
Đằng sau sự liên hoà phối là các quy tắc luân phiên lượt lời. Phải liên
hoà phối là để cho các quy tắc luân phiên lượt lời vận hành được tốt.
Trong ca dao đó là những lời đối đáp trao duyên hay để tạo lập mối
quan hệ.
“ Bây giờ Mận mới hỏi Đào
Vườn hồng có lối ai vào hay chưa?
10

Mận hỏi thì Đào xin thưa:
Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào.”
1.2.2.2 Quy tắc điều hành nội dung hội thoại
Khi tham gia hội thoại thì người nói muốn truyền đạt một nội dung
thông tin nhất định. Nhưng trong thực tế giao tiếp không phải lúc nào cuộc
giao tiếp cũng đạt được đích thông tin đó. Bởi vậy, dù là trong cuộc giao tiếp
mang tính ngẫu nhiên thì cả người nói và cả người nghe đều muốn giao tiếp
theo mục đích truyền đạt thông tin của mình. Do đó, dù người Việt khi nói
năng không nhận biết được những quy tắc hội thoại nhưng vẫn được mọi
người thực hiện.
Nội dung của một cuộc hội thoại được phân phối thành nội dung của
các lượt lời. Quy tắc luân phiên lượt lời có mục đích và phục vụ cho sự phát
triển của vấn đề mà cuộc hôi thoại chấp nhận làm nội dung. Không thể có một
cuộc hội thoại mà sự liên hoà phối các lượt lời được đảm bảo một cách hoàn
hảo nhưng nội dung của các lượt lời lại “đầu Ngô, mình Sở”. Bởi vậy, một
cuộc hội thoại còn cần đến những quy tắc điều hành quan hệ nội dung của nó,
đúng hơn là điều hành quan hệ nội dung các lượt lời tạo nên cuộc hội thoại
đó. Bởi vì, nội dung của diễn ngôn, của hội thoại không chỉ gồm nội dung
miêu tả, nội dung thông tin mà còn nội dung liên cá nhân, nội dung ngữ dụng
cho nên các quy tắc điều hành nội dung hội thoại điều hành cả nội dung miêu
tả và cả nội dung liên cá nhân, nội dung ngữ dụng của nó.

Trong lời nói của chúng ta, thường truyền báo nhiều hơn những điều
được nói trực tiếp theo câu chữ. Nói cách khác, trong bất kì lời nói, lượt lời
nào cũng có nghĩa tường minh (nghĩa được nói ra trực tiếp theo câu chữ) và
nghĩa hàm ẩn (nghĩa không được nói ra trực tiếp chỉ được suy ra từ nghĩa trực
tiếp). Quy tắc điều hành nội dung hội thoại do đó phải điều hành không chỉ
những nghĩa trực tiếp theo câu chữ mà còn phải điều hành cả những nghĩa
hàm ẩn, những nghĩa phải suy nghĩ mới nắm bắt được.
11

Thuộc các quy tắc điều hành nội dung hội thoại có hai nguyên tắc cơ
bản là: nguyên tắc cộng tác và nguyên tắc quan yếu.
1.2.2.3 Quy tắc chi phối quan hệ liên cá nhân-phép lịch sự
Một cuộc hội thoại vẫn gặp trở ngại nếu như quan hệ liên cá nhân bị va
chạm cho dù nội dung thông tin, đích giao tiếp là đúng đắn và cần thiết.
C.K Orecchioni định nghĩa: “Khái niệm lịch sự bao hàm tất cả các
phương tiện của diễn ngôn bị chi phối bởi các quy tắc có chức năng giữ gìn
tính chất hài hoà của quan hệ liên cá nhân”.
Các lí thuyết về lịch sự được GS.TS Đỗ Hữu Châu giới thiệu tương đối
hoàn chỉnh. Đó là ba quan điểm của R.Lakoff, của G.N.Leech và của Brown
và Levinson trong cuốn Đại cương ngôn ngữ học (tập hai). Các lí thuyết về
lịch sự của các tác giả trên chúng tôi xin trình bày ở phần dưới.
Những lí thuyết được nói trên đã cho thấy trong tương tác bằng lời và
tương tác xã hội những quan hệ liên cá nhân có vai trò không kém quan trọng
với những quan hệ nội dung. Phép lịch sự bị chi phối bởi những quy tắc tương
tự như quy tắc của Lakoff, của Leech nhưng những quy tắc này chỉ phát huy
tác dụng trên cơ sở thể diện của những người tham gia tương tác. Có thể quy
tắc lịch sự chi phối quan hệ giữa thể diện của những người nói và người nghe
trong hội thoại.
1.3 Các quy tắc lịch sự trong hội thoại
1.3.1 Lí thuyết lịch sự của Lakoff

Lịch sự là “những chiến lược nhằm duy trì hay thay đổi quan hệ liên cá
nhân”.
Phép lịch sự được xem như một loại chiến lược được người nói dùng để
hoàn thành một số mục đích hoặc duy trì những mối quan hệ hài hoà.
12

Theo Lakoff: “Lịch sự là phương tiện giảm thiểu những xung đột trong
diễn ngôn”. Ông đã đề xuất hai quy tắc sử dụng ngôn ngữ, quy tắc diễn đạt rõ
ràng và quy tắc lịch sự.
Quy tắc lịch sự được cụ thể hóa bằng ba quy tắc sau:
Thứ nhất: Quy tắc không được áp đặt. Quy tắc này thích hợp với những
ngữ cảnh trong đó giữa những người tham gia tương tác có những khác biệt
được nhận biết về quyền lực và cương vị. Có nghĩa là làm cho người nghe
không thể hành động như mình mong muốn. Không áp đặt có nghĩa là không
ngăn cản người nghe hành động theo ý muốn của mình. Quy tắc lịch sự này
có tính phi cá nhân.
Thứ hai: Quy tắc dành cho người đối thoại lựa chọn. Đó là quy tắc
thích hợp với những ngữ cảnh trong đó người tham gia có quyền lực và cương
vị gần tương đương với nhau nhưng khôn gần gũi về quan hệ xã hội. Có nghĩa
là bày tỏ ý kiến sao cho ý kiến hay lời thỉnh cầu của mình có thể được biết
đến mà không bị phản bác hay từ chối.
Thứ ba: Quy tắc khuyến khích tình cảm bạn bè. Quy tắc này thích hợp
với những bạn bè gần gũi hoặc thật sự thân mật với nhau. Ngay cả những
người yêu nhau cũng phải đối xử với nhau theo chuẩn mực “lịch sự” nào đó,
bằng chứng là khi hai vợ chồng hoặc bạn bè thân đối xử với nhau theo các
hành vi lịch sự quy thức thì quan hệ giữa họ bắt đầu rạn nứt. Trong phép lịch
sự thân tình, hầu như tất cả các đề tài có thể được đem ra mà trò chuyện. Theo
quy tắc này thì: “Đã là bạn bè thì không có gì phải dấu diếm nhau nữa”.
Nguyên tắc chi phối ở đây không phải là chỉ dừng lại ở chỗ tỏ ra quan tâm
thực sự đến nhau mà còn phải tỏ ra săn sóc nhau, tin cậy nhau bằng cách:

“Thổ lộ tâm can hết với nhau”, bộc lộ hết mọi chi tiết của cuộc sống, kinh
nghiệm, cảm xúc.


13

1.3.2 Lí thuyết lịch sự của G.N Leech
Nội dung khái quát của quy tắc này là: giảm tới mức tối thiểu
những cách nói không lịch sự và tăng tối đa những cách nói lịch sự.
Leech cụ thể hóa quy tắc lịch sự trong sáu phương châm:
<1.> Phương châm khéo léo:
a. Giảm thiểu tổn thất cho người nghe
b. Tăng tối đa lợi ích cho người
<2.> Phương châm rộng rãi:
a. Giảm thiểu lợi ích cho ta
b. Tăng tối đa tổn thất cho ta
<3.> Phương châm tán thưởng:
a. Giảm thiểu sự chê bai đối với người
b. Tăng tối đa khen ngợi người
<4.> Phương châm khiêm tốn:
a. Giảm thiểu khen ngợi ta
b. Tăng tối đa sự chê bai ta
<5.> Phương châm tán đồng:
a. Giảm thiểu sự bất đồng giữa ta và người
b. Tăng tối đa sự đồng ý giữa ta và người
<6.> Phương châm thiện cảm:
a. Giảm thiểu ác cảm giữa ta và người
b. Tăng tối đa thiện cảm giữa ta và người
Mức độ lịch sự ở một hành vi ở lời theo Leech phụ thuộc vào ba nhân
tố:

Thứ nhất: phụ thuộc vào bản chất hành vi đó.
14

Thứ hai: phụ thuộc vào hình thức ngôn từ thể hiện hành vi đó.
Thứ ba: tùy theo mức độ quan hệ giữa người cầu khiến và người
được cầu khiến.
Leech đã nghĩ đến hiệu lực lịch sự của các hành vi ngôn ngữ tư tưởng
cốt lõi trong lí thuyết lịch sự của Brown và Levinson. Quy tắc lịch sự của
Leech được cụ thể hóa bằng sáu phương châm như trên trong đó phương
châm khéo léo, tán đồng, thiện cảm là chuyên dụng cho các hành vi giao tiếp
bằng ngôn ngữ để tạo ra phát ngôn có mức lịch sự cao. Đồng thời có những
hành vi ngôn ngữ mời và hành vi ngôn ngữ hỏi có bản chất như sự khéo léo,
tán thưởng vì nó đem lại lợi ích cho người nghe. Vì thế ở đề tài này, chúng tôi
sử dụng những cơ sở lí thuyết về lịch sự của Leech.
1.3.3 Lí thuyết lịch sự của Brown và Levinson
1.3.3.1 Thể diện, thể diện dương tính, thể diện âm tính
Thể diện được Brown và Levinson định nghĩa là: “Hình ảnh-về-ta công
cộng mà mỗi thành viên (trong xã hội – Đỗ Hữu Châu) muốn mình có được”.
Định nghĩa này được J. Thomas giải thích: “Thể diện nên được hiểu là cảm
giác về giá trị cá nhân của mỗi người hay hình ảnh về ta. Cái hình ảnh này có
thể bị làm tổn hại, được giữ gìn hay được đề cao trong tương tác”. G. Yule
thì giải thích: “Thể diện hình ảnh-về-ta công cộng của một con người. Nó chỉ
cái nghĩa cảm xúc và xã hội về ta mà mỗi người có và mong muốn người khác
phải thừa nhận.”
Thể diện lại gồm hai phương diện: Thể diện âm tính và thể diện dương
tính
“Thể diện âm tính mong muốn không bị can thiệp, mong muốn được
hành động tự do theo như cách mình đã chọn” (J. Thomas); nó là “nhu cầu
được độc lập, tự do trong hành động, không bị người khác áp đặt.” (G.
Yule); nó bao gồm “quyền tự do hành động mà không bị can thiệp”. (G.M.

Green) [4, 264].
15

Thể diện dương tính là cái “được phản ánh trong ý muốn mình được ưa
thích, tán thưởng, tôn trọng, đánh giá cao.” (J. Thomas), là “sự thỏa mãn một
khi giá trị của mình được tán thưởng” (G.M. Green). G. Yule giải thích cụ
thể hơn: “Thể diện dương tính của một người là cái nhu cầu được chấp nhận,
thậm chí được yêu thích bởi người khác, được đối xử như là thành viên của
cùng một nhóm xã hội và nhu cầu được biết rằng mong muốn của mình cũng
được người khác chia sẻ. Nói đơn giản thì thể diện âm tính là nhu cầu được
độc lập còn thể diện dương tính là nhu cầu được liên thông với người
khác”[4, 264].
C.K. Orecchioni cụ thể thêm hai khái niệm thể diện âm tính và thể diện
dương tính cụ thể như sau:
“ Tất cả các sinh thể xã hội đều có hai thể diện:
1. Thể diện âm tính tương ứng với cái mà Goffman gọi là
“lãnh địa của cái tôi” – lãnh địa cơ thể, không gian, thời gian, tài sản
vật chất hay tinh thần.
2. Thể diện dương tính nói tổng quát tương ứng với tính quá
tự mê, với toàn bộ hình ảnh tự đề cao giá trị của mình mà những người
hội thoại xây dựng nên về mình và cố gắng áp đặt cho người trong
tương tác.
Hai thể diện âm tính và dương tính là hai mặt bổ xung cho nhau chứ
không phải tách biệt nhau. Hai thể diện này phát huy tác dụng theo lối “cộng
sinh” với nhau, có nghĩa là một sự vi phạm thể diện âm tính cũng đồng thời
làm mất thể diện dương tính.
Orecchioni cho rằng trong một cuộc tương tác có bốn thể diện :
- Thể diện dương tính của người nói
- Thể diện âm tính của người nói
- Thể hiện dương tính của người nghe

- Thể hiện âm tính của người nghe
16

1.3.3.2 Hành vi đe doạ thể diện
Trên cơ sở khái niệm lịch sự được định nghĩa lại như sau: “ Lịch sự
trong tương tác có thể được xác định là những phương thức được dùng để tỏ
ra rằng thể diện của người đối thoại với mình được thừa nhận và tôn trọng”
[4, 267].
Trong tương tác bằng lời và không bằng lời chúng ta phải thực hiện
những hành động, những hành vi ngôn ngữ nhất định. Đại bộ phận các hành
vi ngôn ngữ thận chí có thể nói tất cả đều tiềm ẩn khả năng làm tổn hại đến
bốn thể diện kể trên. Browm và Levinson gọi chúng là các hành vi đe dọa thể
diện – Face Thretening ACB viết tắt là FTA – một công thức viết tắt đã đi vào
bảng mục từ của lịch sử luận.
Cần chú ý là một hành vi đe dọa thể diện không chỉ đe dọa một thể
diện. Nó có thể đồng thời đe dọa bốn thể diện đã biết.
Chính vì hội thoại là thực hiện hành vi ở lời mà hành vi ở lời đều tiềm
ẩn khả năng đe dọa thể diện cho nên lịch sự trong giao tiếp chủ yếu là sự điều
phối các thể diện bằng hành vi ngôn ngữ. Trong hội thoại, những đối tác đều
thể hiện mong muốn được giữ thể diện (Face want). Mong muốn giữ thể diện
có nghĩa là xử sự làm sao cho hình ảnh về ta công cộng của mình được tôn
trọng (mà tôn trọng thể diện của mình cũng là tôn trọng thể diện của người).
Việc thực hiện mong muốn giữ thể diện được thực hiện bằng cái gọi là Face
want- hoạt động thể diện. Hoạt động thể diện là : “Tất cả những điều mà một
người phải làm để nhằm làm cho hành động của anh ta không làm mất thể
diện cho ai kể cả cho chính mình”. (Goffman)
Khi thực hiện một hoạt động hay một hành vi ở lời nào đó được xem là
có khả năng làm mất thể diện của đối tác thì người nói làm dịu tác động đe
dọa thể diện của nó đi bằng những hành vi mà Brow và Levinson gọi là cứu
vãn thể diện.

17

Tuy nhiên, không phải chỉ khi nào có hành vi đe dọa thể diện chúng ta
mới có hành vi cứu vãn thể diện. Bản thân các hành vi ngôn ngữ tự chúng
không bao giờ cũng chỉ có hiệu quả đe dọa thể diện. Rất nhiều hành vi ngôn
ngữ khi thực hiện lại có hiệu quả làm trong sự tôn trọng thể diện của cả người
tiếp nhận và người nói.
Trong cuốn: “Laconversation” C.K. Orecchioni đề xuất khái niệm:
“Hành vi tôn trọng thể diện” . Face Flattering Acts viết tắt là FFA. Những
hành vi như khen ngợi, cảm ơn là những hành vi tôn vinh thể diện của đối tác
của người tiếp nhận. Hành vi tôn vinh thể diện phản đe dọa thể diện (FTA).
Như đã biết sự gia tăng thể diện và sự mất thể diện đi đôi với nhau như
hình với bóng cho nên sự đe dọa thể diện cũng luôn đồng hành với sự tôn
trọng thể diện. Đe dọa và tôn vinh thể diện là hai mặt của tác động của hành
vi ngôn ngữ đối với thể diện của đối tác trong giao tiếp.
1.3.3.3 Chiến lược lịch sự
a) Lịch sự âm tính và lịch sự dương tính
Phép lịch sự âm tính hướng vào thể diện âm tính, vào lãnh địa của đối
tác. Phép lịch sự dương tính là phép lịch sự hướng vào thể diện dương tính
của người tiếp nhận. Nói cụ thể hơn, phép lịch sự âm tính có tính né tránh, có
nghĩa là tránh không dùng những FTA hoặc bù đắp, giảm nhẹ hiệu lực của
các FTA khi không thể dùng chúng. Phép lịch sự dương tính nhằm thực hiện
những hành vi tôn vinh thể diện, tức hành vi làm gia tăng một trong hai thể
diện của đối tác. Phép lịch sự dương tính cũng nhằm gia tăng lợi ích thể diện
cho người nói, là cách người nói tìm cách gia tăng thể diện cho mình bằng
cách cố ý nêu bật mục đích làm cho đối tác nhận biết rằng người đó cũng có
cùng mục đích giao tiếp hội thoại như mình, hoặc dùng những từ ngữ thể hiện
thân tình bằng cách xử sự như vậy, người nói nghĩ rằng sẽ tạo lập được sự
liên thông với đối tác.


18

b) Nói trắng (on-record) và nói kín (off record)
Lối nói kín là ngay cả khi cần phải nói điều gì đó với ai có khi ta khơng
cần phải nói ra.
Lối nói trắng ra có hai hình thức: hình thức nói toạc còn gọi là lối nói
trắng khơng có hành vi bù đắp và lối trắng có hành vi bù đắp.
Brown và Levinson tập hợp các chiến lược lịch sự khi thực hiện một
hành vi ngơn ngữ thành năm siêu hay tổng chiến lược. 5 tổng chiến lược đó
được biểu diễn bằng sơ đồ dưới đây:

ít hơn
Đánh giá mức độ mất thể diện
ít hơn
Thực hiện
FTA
5 Không thực
hiện FTA
Nói trắng
4 Nói kín
1 Nói không bù đắp
Nói có bù đắp
2 Lich sự dương tính
3 Lich sự âm tính


Sơ đồ này có nghĩa là có 5 siêu chiến lược giao tiếp có hiệu lực lịch sự
từ cao xuống thấp, từ lịch sự hơn đến kém lịch sự nhất là:
5. Khơng thực hiện FTA
4. Thực hiện FTA bằng lối nói kín

3.Thực hiện FTA bằng lối nói trắng có bù đắp theo phép lịch sự âm tính
2. Thực hiện FTA bằng lối nói trắng có bù đắp theo phép lịch sự dương
tính
1. Thực hiện FTA bằng lối nói khơng bù đắp.
19

Mỗi siêu chiến lược lại bao gồm một loạt chiến lược, có 15 chiến lược
cho phép lịch sự dương tính, 10 chiến lược cho siêu chiến lược lịch sự âm tính
và 15 chiến lược cho siêu chiến lược nói kín.
c) Lịch sự dương tính
1. Bày tỏ cho Sp2 sự chú ý của mình đối với Sp2
2. Nói quá sự tán dương, thiện cảm của mình đối với Sp2
3. Gia tăng sư quan tâm của mình đối với Sp2
4. Sử dụng những dấu hiệu báo hiệu mình cùng nhóm với Sp2
5. Tìm sự tán đồng
6. Tránh sự bất đồng
7. Nêu ra những lẽ thường
8. Hãy biết nói đùa, nói vui
9. Quan tâm tới sở thích của Sp2
10. Mời, hứa hẹn
11. Hãy tỏ ra lạc quan
12. Lôi kéo Sp2 cùng với mình làm chung một việc
13. Nêu ra lí do của hành động
14. Đòi hỏi sự có đi có lại
15. Trao tặng cho Sp2 cái gì đó
d) Lịch sự âm tính
1. Dùng lối nói gián tiếp đã thành quy ước
2. Dùng các yếu tố rào đón hay tình thái hóa
3. Hãy tỏ ra bi quan
4. Giảm thiểu sự áp đặt

5. Tỏ ra kính trọng
6. Xin lỗi
7. Phi cá nhân hóa cả Sp1 và Sp2, tức là dùng những diễn ngôn
phiếm chỉ, không có chủ thể rõ ràng
8. Trình bày FTA như một quy tắc chung

×