Tải bản đầy đủ (.ppt) (35 trang)

bài dạy tích hợp liên môn giới thiệu về thủ đô hà nội yêu dấu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.25 MB, 35 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LONG BIÊN
TRƯỜNG THCS ĐÔ THỊ VIỆT HƯNG
- Địa chỉ: Phố Thép Mới, Giang Biên,
Long Biên, Hà Nội
- Điện thoại: 0167.570.5226
- Email:
- Họ và tên: Nguyễn Lương Tiến Anh
- Lớp: 6A3
Năm 2014, đoàn cán bộ UBND huyện, cán bộ
giáo viên và học sinh của huyện Lâm Hà, tỉnh
Lâm Đồng - huyện kinh tế mới có đông đảo bà
con Gia Lâm vào lập nghiệp từ những năm 1976
- 1977 về thăm, làm việc và giao lưu với giáo
viên và học sinh trường THCS Đô Thị Việt Hưng
với Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Long Biên,
Hà Nội.
Các bác lãnh đạo, các thầy cô giáo và các bạn
học sinh của tỉnh bạn rất muốn biết về Thủ đô Hà
Nội. Thật vinh dự và tự hào biết bao khi em
được thay mặt cho các bạn học sinh trường
THCS Đô Thị Việt Hưng, “Giới thiệu về Thủ
đô Hà Nội yêu dấu” với các thầy cô giáo và các
bạn học sinh.
- Giúp các thầy, cô giáo và các bạn học
sinh huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng hiểu
biết sâu rộng hơn về quê Hà Nội - nơi cội
nguồn của nhiều gia đình nay đã an cư lập
nghiệp tại quê hương thứ hai huyện Lâm
Hà – Lâm Đồng.
- Nhằm nâng cao lòng tự hào dân tộc tình


yêu với quê hương.
- Khơi gợi ý thức trách nhiệm trong việc
xây dựng, giữ gìn và phát huy những
thành quả của cha ông đối với Thủ đô Hà
Nội.
Để các thầy cô giáo và các bạn học sinh hiểu biết về Hà Nội, em đã vận
dụng kiến thức các môn học sau:
- Môn Địa lý: Bài 20. Vùng đồng bằng sông Hồng với phần “Đặc điểm
tự nhiên và khí hậu đồng bằng sông Hồng”.
- Môn Lịch sử: Lịch sử địa phương Hà Nội; Bài 12. Đời sống kinh tế
văn hoá thời Lý; Bài 15. Sự phát triển kinh tế, văn hoá thời Trần (lớp 7)
- Môn Ngữ văn: Cầu Long Biên – Chứng nhân lịch sử; Thuyết minh về
một di tích lịch sử - danh lam thắng cảnh; Chương trình địa phương Phần
văn, các bài văn thơ đã học…
- Giáo dục Công dân: Bảo vệ di sản văn hoá
- Sưu tầm tài liệu từ các trang web:

Việc giới thiệu có thể tiến hành dưới ba hình thức:
- Một là: Có thể giới thiệu đến các thầy cô giáo và các bạn học sinh
thông qua việc thuyết trình trong hội trường, kết hợp với các hình ảnh để
các quý vị đại biểu có thể nắm sơ lược về lịch sử Hà Nội.
- Hai là: Cùng với đoàn đến thăm một số địa điểm tiêu biểu của Hà Nội
như: Cầu Long Biên, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Lăng Bác, Hồ Gươm,
Làng gốm Bát Tràng …rồi giới thiệu.
- Ba là: Gửi trước nội dung các bài thuyết trình kèm tư liệu để đoàn tìm
hiểu trước rồi để có thể bước đầu có niềm yêu thích và hiểu biết về Hà
Nội…Trước khi đoàn đến giao lưu, làm việc
Dải đất nay là Hà Nội có
dân cư từ vài ngàn năm trước
nhưng cái tên gọi Hà Nội thì

chỉ có từ năm 1831.
1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
Thành Đại La xưa
Năm 1010, vua Lý Thái Tổ dời
đô ra thành Đại La, đổi gọi là Thăng
Long. Kinh đô ngày ấy ứng với quận
Hoàn Kiếm và một phần của hai
quận Đống Đa, Hai Bà Trưng ngày
nay.
Sau đó địa giới Thăng Long dần
mở rộng và tới cuối thế kỷ 18 thì
tương ứng với năm quận Hoàn
Kiếm, Đống Đa, Ba Đình, Hai Bà
Trưng, Cầu Giấy.
1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
Vua Lý Thái Tổ dời đô
Thế kỷ 13, Thăng Long ba lần "thành không nhà trống" dồn quân
xâm lược nhà Nguyên vào thế bị đói, bị động, để rồi bị quét sạch ra
khỏi bờ cõi.
1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
Tới đầu thế kỷ 15, đất nước lại một phen chao đảo. Thăng Long
lại trở thành điểm quyết chiến tối hậu chống quân xâm lược. Sau
mười năm khởi nghĩa, năm 1427 Lê Lợi đưa đại quân về Thăng
Long vây chặt quân Minh xâm lược.
1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
Tới cuộc khởi nghĩa Tây Sơn, lại
chính Thăng Long là nơi người
anh hùng "áo vải cờ đào"
Nguyễn Huệ ghi nhiều chiến
công, mà hiển hách nhất là chiến

thắng Đống Đa năm 1789. Với
cuộc hành quân thần tốc, mùng 5
Tết năm ấy, nghĩa quân Tây Sơn
đã đánh tan 30 vạn quân lính
Mãn Thanh xâm lược. Và trong
chiến thắng đó có phần đóng góp
của người dân Thăng Long.
1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
Năm 1802, nhà Nguyễn dời đô về
Huế, Thăng Long không còn là Kinh
đô nữa và ít lâu sau bị đổi gọi là phủ
Hoài Đức.
Năm 1831, có một cuộc cải cách
hành chính lớn: xoá bỏ các trấn, thành
lập các tỉnh. Từ đó ra đời tỉnh Hà Nội.
Sở dĩ có tên gọi này vì tỉnh mới nằm
trong (nội) hai con sông (hà) là sông
Hồng và sông Đáy, gồm có 4 phủ, 15
huyện. Tỉnh lị đặt tại thành Thăng
Long cũ, do vậy Thăng Long được gọi
là tỉnh thành Hà Nội rồi nói gọn lại là
Hà Nội.
1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
Các tên gọi của Thăng Long - Hà Nội
Mốc thời gian Tên gọi
Năm 454 - 456 Tống Bình
Năm 866 Đại La
Năm 1010
Thăng Long
Năm 1397

Đông Đô
Năm 1407
Đông Quan
Năm 1428
Đông Kinh
Năm 1831 Tỉnh Hà Nội
Năm 1888
Thành phố Hà Nội
Năm 1946
Thủ đô Hà Nội
Ngày 19/8/1945, Hà Nội khởi
nghĩa lập chính quyền cách mạng, mở
đầu cho tổng khởi nghĩa trên phạm vi
toàn quốc. Nửa tháng sau, ngày
2/9/1945, tại quảng trường Ba Đình,
Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản tuyên
ngôn độc lập, chính thức khai sinh ra
nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.
1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
Ngày 10/10/1954 Hà Nội được
giải phóng và Hà Nội đã chi viện hết
sức mình cho miền Nam đánh Mỹ,
trong khi đó vẫn không ngừng đẩy
mạnh sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa
xã hội.
Năm 1965, Hà Nội quyết liệt
đánh trả cuộc chiến tranh phá hoại của
Mỹ bằng không quân. Đặc biệt 12
ngày đêm cuối năm 1972, Hà Nội đã
đập tan cuộc tập kích chiến lược bằng

không quân lớn nhất của đế quốc Mỹ,
làm nên trận "Điện Biên Phủ trên
không" lừng lẫy.
1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
Sau nhiều lần điều chỉnh và
mở rộng cũng như sáp nhập, đến năm
2014 Thành phố Hà Nội có diện
tích: 3.324,92km² với dân
số: 6.448.837 người (1/4/2014) bao
gồm 31 đơn vị hành chính cấp
quận/huyện
2. ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH
Hà Nội có hai dạng địa hình chính là đồng bằng và đồi núi. Địa
hình đồng bằng chủ yếu thuộc địa phận Hà Nội cũ và một số huyện
phía đông của Hà Tây (cũ), chiếm khoảng 3/4 diện tích tự nhiên, nằm
bên hữu ngạn sông Đà, hai bên sông Hồng và chi lưu các sông. Phần
lớn địa hình đồi núi thuộc địa phận các huyện Sóc Sơn, Ba Vì, Quốc
Oai, Mỹ Đức. Một số đỉnh núi cao như: Ba Vì 1.281m; Gia Dê 707m;
Chân Chim 462m; Thanh Lanh 427m; Thiên Trù 378m; Bà Tượng
334m; Sóc Sơn 308m; Núi Bộc 245m; Dục Linh 294m…
3. ĐỊA HÌNH
Khí hậu Hà Nội khá tiêu biểu cho kiểu khí hậu Bắc bộ với đặc
điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ấm, mùa hè nóng, mưa nhiều và
mùa đông lạnh, mưa ít. Ðặc điểm khí hậu Hà Nội rõ nét nhất là sự
thay đổi và khác biệt của hai mùa nóng, lạnh. Từ tháng 5 đến tháng 9
là mùa nóng và mưa. Nhiệt độ trung bình mùa này là 29,2ºC. Từ tháng
11 đến tháng 3 nǎm sau là mùa đông thời tiết khô ráo. Nhiệt độ trung
bình mùa đông 15,2ºC. Giữa hai mùa đó lại có hai thời kỳ chuyển tiếp
(tháng 4 và tháng 10) cho nên Hà Nội có đủ bốn mùa Xuân, Hạ, Thu,
Ðông. Bốn mùa thay đổi làm cho thời tiết Hà Nội mùa nào cũng có vẻ

đẹp riêng. Mùa tham quan du lịch thích hợp nhất ở Hà Nội là mùa thu.
Phần địa hình của Hà Tây (cũ) sáp nhập với Hà Nội, có những đặc
điểm riêng nên hình thành những tiểu vùng khí hậu: vùng núi, vùng gò
đồi và đồng bằng.
4. KHÍ HẬU
Sau 60 năm Thủ đô đã khoác
lên mình một diện mạo mới, một bộ
mặt mới trên tất cả các lĩnh vực. Kinh
tế Hà Nội phát triển nhanh và khá toàn
diện, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo
xu thế hiện đại hóa, có cơ cấu kinh tế
dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp
hình thành rõ rệt. Các doanh nghiệp
nhà nước trên địa bàn đã góp phần
cung ứng hầu hết các sản phẩm thiết
yếu phục vụ cho nhu cầu của nhân dân
thủ đô và các vùng phụ cận, nhiều sản
phẩm đã xuất khẩu sang nhiều nước
trên thế giới.
5. HÀ NỘI 60 NĂM PHÁT TRIỂN
Một trong những vấn đề nhận
được nhiều sự quan tâm của Hà Nội
đó là vấn đề xây dựng môi trường văn
hóa, môi trường xã hội, xây dựng con
người Hà Nội văn minh, thanh lịch,
hiện đại đã có chuyển biến tích cực.
Các cuộc vận động “xây dựng nếp
sống văn minh, gia đình văn hóa”,
“toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống

mới ở khu dân cư”, phong trào “người
tốt việc tốt”. Với những gì đã làm
được Hà Nội đã được UNESCO tặng
danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”.
5. HÀ NỘI 60 NĂM PHÁT TRIỂN
Thăng Long - Hà Nội, có một
bề dày lịch sử nghìn năm, là nơi hội tụ
văn hóa, kết tinh văn minh Việt Nam.
Đến với Hà Nội mỗi người con Đất
Việt như được sống lại với chiều dài
lịch sử dựng nước và giữ nước của dân
tộc. Đến với Hà Nội mỗi người dân
Việt nói chung và du khách nước
ngoài nói riêng đều được chiêm
ngưỡng những hình ảnh, địa điểm trở
thành biểu tượng Hà Nội vừa chứa
đựng giá trị vật thể vừa là giá trị phi
vật thể với những nét hấp dẫn và
quyến rũ riêng.
6. HÀ NỘI - ĐIỂM ĐẾN CỦA DI SẢN VĂN HOÁ
Ở thời hiện đại, Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội vẫn còn rất bí ẩn và
quyến rũ bởi những chứng tích lịch sử, những dấu ấn về con người qua
truyền thuyết huyền thoại, di tích lịch sử, những khu phố, ngôi nhà cổ,
tường thành xưa, đường phố cũ…
6. HÀ NỘI - ĐIỂM ĐẾN CỦA DI SẢN VĂN HOÁ
Thành cổ Hà Nội xưa
Thành Cửa Bắc
Kiến trúc cổ Hà Nội gợi lên một
nền văn minh tinh thần, một nếp
sống văn hóa gia đình trong những

đường nét ấm nóng hơi thở của
nhiều thế hệ. Bề dày lịch sử cũng
khiến Thăng Long trở thành một
vùng đất đầy hấp dẫn về du lịch,
với những địa danh lịch sử - văn
hóa nổi tiếng như Hoàng thành
Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử
Giám, Tháp Rùa - Đền Ngọc Sơn,
chùa Một Cột, Thăng Long Tứ
trấn, thành Cổ Loa. cầu Long
Biên
6. HÀ NỘI - ĐIỂM ĐẾN CỦA DI SẢN VĂN HOÁ
Chùa Trấn Quốc
HÀ NỘI - ĐIỂM ĐẾN
Văn Miếu – Quốc Tử Giám được coi là một biểu tượng của sự
trường tồn tinh hoa văn hóa, giáo dục, truyền thống tôn sư trọng đạo,
khuyến đức, khuyến tài của dân tộc Việt, bởi thế việc đón nhận di tích
văn hóa quốc gia đặc biệt càng làm tôn lên và khẳng định những nét
đẹp văn hóa, giáo dục trường tồn của dân tộc ta. Đặc biệt hơn, khi
UNESCO đã công nhận 82 bia đá tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám là Di
sản tư liệu thế giới.
6. HÀ NỘI - ĐIỂM ĐẾN CỦA DI SẢN VĂN HOÁ

×