Tải bản đầy đủ (.docx) (74 trang)

Nghiên cứu đánh giá tổng quan các công trình nhà lưới, nhà màng, nhà kính sử dụng trong khu NN công nghệ cao theo hướng bền vững

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.64 MB, 74 trang )

MỤC LỤC
NỘI DUNG ĐỀ TÀI NCKH SINH VIÊN NĂM 2014-2015
Phục vụ cho đề tài NCKH cấp trường trọng điểm “Nghiên cứu quy hoạch xây
dựng phát triển các khu vực tập trung sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ
cao và phát triển bền vững tại khu vực đồng bằng Bắc Bộ”.
ĐỀ TÀI:
Nghiên cứu đánh giá tổng quan các công trình nhà lưới, nhà màng, nhà kính
sử dụng trong khu NN công nghệ cao theo hướng bền vững.
GVHD: ThS: Nguyễn Thị Vân Hương
SV:
1. Đào Duy Tùng – 57KDF – MSSV: 20441.57 – Số điện thoại: 0126.227.4986
2. Phạm Văn Tuấn – 57KDF - MSSV: 22302.57 - Số điện thoại: 0972.751.000
3. Nguyễn Thị Thùy Linh - 57KDF – MSSV: 21006.57 - Số điện thoại: 0933.868.136
4. Trịnh Huy Công Đạt - 57KDF - MSSV: 20418.57 - Số điện thoại: 0163.279.5152
Phần Nội dung Yêu cầu Thời gian dự kiến
MỞ ĐẦU Lý do nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Các định nghĩa cơ bản liên quan
đến đề tài
Từ tháng 9 – tháng
11/2014
Chương 1 Tổng quan về các công trình
nhà lưới, nhà màng, nhà kính
trên thế giới và VN
Đề cương chi tiết
và triển khai
viết, Bản vẽ, số
liệu thống kê, sơ
đồ
1.1 Tổng quan về các công trình


nhà kính , nhà màng kính trên
thế giới và Việt Nam
1.2 Tổng quan về các công trình
nhà lưới trên thế giới và Việt
Nam
1.3 Thực trạng phát triển 3 loại hình
nhà kính, nhà màng , nhà lưới
trong khu NNCNC theo xu thế
bền vững
2
1.4 Kết luận chương
Chương 2
Cơ sở khoa học Đề cương chi tiết
và triển khai
viết,
Văn bản, số liệu,
sơ đồ tổng kết từ
tổng quan
Từ tháng 10-12
2.1 Cơ sở về nhu cầu
2.2
Cơ sở lý thuyết, luật
2.3
Cơ sở thực tế
2.4
Kết luận chương
Chương 3 Đề xuất mô hình nhà lưới, nhà
màng, nhà kính theo hướng
phát triển bền vững
Đề cương chi tiết

và triển khai
viết,
Hình vẽ, sơ đồ
Từ tháng 12/2014 –
tháng 3/2015
3.1 Mô hình quy hoạch
3.2 Mô hình kiến trúc
3.3 Mô hình quản lý
3.4 Tổng kết chương
Phần cuối KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Tháng 3/2015
3
PHẦN MỞ ĐẦU
1- TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Với những yêu cầu về việc ứng dụng khoa học kĩ thuật tân tiến nhằm nâng
cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp, giảm công lao động, tiết kiệm năng lượng,
hạ giá thành sản phẩm, tăng cường sức cạnh tranh nội địa cũng như trên thị trường
thế giới thì việc áp dụng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao là điều cần thiết.
Nhà kính, nhà màng, nhà lưới là mô hình nông nghiệp CNC đã hình thành và
phát triển ở trên thế giới như châu Âu, Nam Mỹ và Nước Đông Nam Á. Đây là
những vùng nổi tiếng với sự phát triển nông nghiệp vượt trội về cả số lượng và chất
lượng.
Hiện nay ở các nước phát triển trên thế giới như Hà lan, Israel, Nhật bản,
Pháp, Mỹ và Trung quốc đã và đang phát triển ứng dụng rất rộng rãi các mô hình
nhà kính, nhà lưới trồng rau, hoa quy mô tăng nhanh trong các năm gần đây, các mô
hình nhà tuơng đối hiện đại có các dạng cấu trúc và kết cấu khác nhau phù hợp với
điều kiện khí hậu, kinh tế mỗi nước. Ở Việt nam một số nơi như Trung tâm nghiên
cứu Rau quả Hà nội, HasFasrm-Đà lạt,… đã nhập các mẫu nhà kính của Pháp,
Israel với chất lượng tân tiến hiện đại và giá thành khá đắt đỏ. Bên cạnh đó cũng có
các cơ sở sản xuất các loại nhà này ở Việt Nam nhưng còn nhỏ lẻ và manh mún.
Đi cùng với sự phát triển của thế giới. Nhà lưới , nhà màng , nhà kính đã

được sử dụng nhiều nơi trên cả nước. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có báo cáo đánh
giá tổng quan về hiệu quả và việc nảy sinh các vấn đề trong quá trình sử dụng. Vì
vậy, yêu cầu cấp thiết là ; vấn đề đặt ra là phải có một đánh giá tổng quan về việc sử
dụng các loại nhà này. Từ đó, có thể đưa ra được hướng phát triển các loại nhà này
áp dụng trong công nghiệp công nghệ cao theo hướng bền vững.
2- MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Đánh giá, nhận xét những đặc điểm cơ bản về cấu trúc chi tiết của các
dạng nhà kính, nhà màng, nhà lưới hiện đang được sử dụng tại thành phố Hà Nội và
các vùng phụ cận; bao gồm cả nhà kính, nhà màng của các hộ nông dân sản xuất
kinh doanh nhỏ, các doanh nghiệp và các viện nghiên cứu, trường học Giúp người
nông dân (đóng vai trò là nguồn nhân lực), các đơn vị sản xuất, nhà nước (đóng vai
trò quản lí) hiểu hơn và có cái nhìn tổng quan 3 loại nhà về công năng sử dụng cũng
như ý nghĩa, vai trò của nó trong việc định hướng phát triển các loại nhà này áp
dụng trong nông nghiệp công nghệ cao theo hướng bền vững. Tạo tiền đề cho việc
xây dựng 3 loại nhà theo 1 quy chuẩn mẫu mực phù hợp với từng điều kiện tự
4
nhiên, điều kiện kinh tế, văn hóa từng vùng miền. Giúp cho bà con nông dân có
được sự lựa chọn đúng đắn. Giúp ích trong việc quy hoạch khu NNCNC giải quyết
các yếu tố bền vững, đưa ra biện pháp về kiến trúc quy hoạch để:
+ Giảm thiểu các hệ lụy mà khu NNCNC gây ra. (hiệu ứng nhà kính, xói
mòn đất, sinh khí hậu…)
+ Hoàn thiện các TCVN trong quy chuẩn xây dựng, lắp ráp, quy hoạch khu
NNCNC theo hướng bền vững.
+ Việc so sánh ưu điểm, nhược điểm của những cấu trúc chi tiết trong các
dạng nhà che phủ được khảo sát để đi đến đề xuất một cấu trúc nhà che phủ phù
hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, điều kiện tự nhiên và tập quán canh tác của nông
dân tại thành phố Hà Nội và các vùng phụ cận.
3- ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
• Đối tượng nghiên cứu : tình hình phát triển, ứng dụng 3 loại hình nhà kính, nhà
màng, nhà lưới trong khu NN công nghệ cao theo hướng bền vững.

• Phạm vi nghiên cứu : 3 loại nhà (nhà kính, nhà màng, nhà lưới) tại khu vực Hà Nội
và các vùng phụ cận.
4- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
● Phương pháp tiếp cận thu thập thông tin
- Tìm hiểu về lịch sử ra đời và quá trình phát triển 3 loại hình nhà Kính , nhà
màng, nhà lưới trên thế giới và trong nước.
- Sâu chuỗi, logic các thông tin đã thu thập từ các nguồn tin trong và ngoài
nước.
- Tham quan , tiếp cận trực tiếp 3 loại hình nhà, tổng hợp thông tin thu được,
phân tích ưu, nhược điểm, tính chất, cấu trúc, từ đó đưa ra so sánh và kết luận.
● Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
Khai thác nguồn thông tin về 3 loại hình nhà đã được tìm kiếm. nguồn thông
tin này bao gồm các thông tin như:
- Thông tin về tác giả,
- Lịch sử hình thành và quá trình phát triển 3 loại hình nhà trên thế giới và ở
Việt Nam.
- Thông tin về thực tại của ngành NNCNC khi áp dụng 3 loại hình nhà trong
lao động sản xuất (trong bền vững, năng suất, hiệu quả canh tác và hiệu quả sử dụng
nguồn nhân công).
- Tổng hợp tài liệu khác….
5- CÁC ĐỊNH NGHĨA CƠ BẢN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
a. NHÀ KÍNH – MÀNG NHÀ KÍNH
5
Nhà kính (greenhouse) là công trình thường có cạnh (vách bao che xung
quanh) và mái làm bằng nilon (film), bằng màng nhựa (plastic), hoặc bằng kính
(hoặc vật liệu tương tự).
b. NHÀ LƯỚI
Nhà lưới là một cấu trúc kín làm bằng vải tổng hợp được thiết kế để chống
côn trùng ra khỏi cây chủ bằng tính vật lý.
c. NÔNG NGHIỆP CÔNG NHỆ CAO THEO HƯỚNG BỀN VỮNG

● NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO
‘'NNCNC là nền nông nghiệp được áp dụng những công nghệ mới vào sản
xuất bao gồm CNH nông nghiệp (cơ giới hoá các khâu của quá trình sản xuất), tự
động hoá, công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh học và các
giống cây trồng vật nuôi có năng suất và chất lượng cao, đạt hiệu quả cao trên một
đơn vị diện tích và phát triển bền vững trên cơ sở hữu cơ “
Trung tâm Công nghệ sinh học TPHCM. Vụ KH-CN (Bộ NN-PTNT)
● PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
Phát triển bền vững là một khái niệm mới nhằm định nghĩa một sự phát
triển về mọi mặt trong hiện tại mà vẫn phải bảo đảm sự tiếp tục phát triển trong
tương lai xa. Khái niệm này hiện đang là mục tiêu hướng tới nhiều quốc gia trên thế
giới, mỗi quốc gia sẽ dựa theo đặc thù kinh tế, xã hội, chính trị, địa lý, văn hóa
riêng để hoạch định chiến lược phù hợp nhất với quốc gia đó.
Thuật ngữ "phát triển bền vững" xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1980 trong
ấn phẩm Chiến lược bảo tồn Thế giới (công bố bởi Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và
Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế - IUCN) với nội dung rất đơn giản: "Sự phát triển
của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng
những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái học"
6
CHƯƠNG I:
TỔNG QUAN VỀ CÁC CÔNG TRÌNH NHÀ LƯỚI, NHÀ MÀNG, NHÀ
KÍNH TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM VN
A. TỔNG QUAN VỀ NHÀ LƯỚI (NET HOUSE)
1. ĐỊNH NGHĨA
Nhà lưới là một cấu trúc kín làm bằng vải tổng hợp được thiết kế để chống
côn trùng ra khỏi cây chủ bằng tính vật lý.
2. CẤU TRÚC VÀ HÌNH THÁI
Nhà lưới có thể có chiều cao và chiều rộng linh động; một số nhà màng lớn
trải rộng trên hàng trăm mẫu đã được xây dựng ở các nước Nam Mỹ như
Guatemala và Israel .

 KẾT CẤU VÀ QUY TRÌNH XÂY DỰNG NHÀ LƯỚI ĐƠN GIẢN TRÊN
THẾ GIỚI.
Khung nhà lưới đơn giản gồm:
• cột (Các cột trung tâm đều cao 518.16 cm và các cột phụ cao 426.72 cm)
• các tấm lưới
• dây cố định (thép, dây cáp…).
Vải lưới có tuổi thọ 4-5 năm trong điều kiện lý tưởng và được sản xuất thành
từng mảnh có thể được khâu lại với nhau trong quá trình xây dựng. Cọc gỗ ở trung
tâm cao 518.16 cm và cọc phụ cao 426.72 cm ở hai bên giúp mái nhà dốc cho phép
gió lưu thông. Mạng lưới các dây cáp cố định các cọc gỗ chạy dọc nhà và cuối cùng
neo vào mặt đất nhằm ổn định kết cấu nhà. Vải lưới từ từ được phủ trên bề mặt
khung nhà. Vải ở phía ngoài được căng và chôn xuống đất.
3. THÔNG TIN CƠ SỞ
Ở nhiều nơi trên thế giới, lưới côn trùng hoặc màn bình thường được sử dụng
trong sản xuất cây trồng để giảm năng lượng mặt trời quá nhiều, bức xạ, hiệu ứng
thời tiết trên sản phẩm, hoặc tránh xa côn trùng.
TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN NHÀ LƯỚI TRÊN THẾ GIỚI
CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT VÀ LOẠI HÌNH NHÀ LƯỚI TRÊN THẾ GIỚI
• Alabama là một nhà sản xuất quan trọng của các loại rau tại Hoa Kỳ (Mỹ) với hơn
40 loại khác nhau được trồng trong điều kiện khí hậu nông nghiệp khác nhau. Nhà
lưới có thể được biến thể chiều cao và chiều rộng; một số ngôi nhà rộng lớn trải
rộng trên hàng trăm mẫu đất đã được xây dựng ở Nam Mỹ.
7
Nhà lưới và các biến thể của nó đã được sử dụng ở một số nước châu Âu,
Nam Mỹ, Châu Phi, Châu Á.
• Tại châu Phi, nhà lưới di động làm bằng lưới chống muỗi (25 lưới) có hiệu quả như
rào cản vật lý chống lại các loài sâu bướm, sâu khoang hại.
• Ở Trung Quốc, Feng-cheng (2010) đã chứng minh giảm 90% sự xuất hiện của cà
chua vàng lá do việc loại bỏ ruồi trắng bằng nhà lưới (50 lưới).
• Guatemala, Israel: nhà lưới phẳng trên 280.000 m2 (~ 70 mẫu) tại CA trồng chủ yếu

ớt chuông, cà chua.
• Ở Hoa Kỳ, nhà lưới cong đã được xây dựng với quy mô lớn ở California và Florida
cho ớt chuông, cà chua, ớt
(Bài: NHÀ LƯỚI SẢN XUẤT THỰC VẬT:THÀNH CÔNG QUẢN LÝ VÀ
THÁCH THỨC theo aces.edu)
NHẬN XÉT : Thế giới đã có những bước tiến dài trong phát triển nền nông
nghiệp CNC nói chung và sử dụng nhà lưới trong nông nghiệp nói riêng. Sự tác
động của thiên nhiên, côn trùng, đặc điểm khí hậu từng vùng mà các biến thể của
nhà lưới được hình thành và phát triển phù hợp. (trong hơn 10 năm qua) cho đến
ngày nay, sản lượng nông nghiệp tăng lên chiếm phần lớn vào công nghệ sinh học,
tính năng và sự tiến bộ về mặt khoa học của loại hình nhà lưới này sao cho phù hợp
với điều kiện sinh khí hậu và đối tượng cây trồng.
3.1. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN NHÀ LƯỚI TẠI VIỆT NAM
Lịch sử ra đời
Ở Việt Nam, nhà lưới xuất hiện từ khi con người biết dùng những lá cây to
để che nắng cho cây con nhỏ khi mới trồng nghĩa là nông dân Việt Nam đã biết thiết
kế nhà lưới. Nhà lưới đã được thiết kế và vận hành như vậy từ thuở sơ khai.
(theo nhaluoi.net)
Loại hình phát triển.
Ở VIỆT NAM hiện nay, trên các vùng khí hậu ôn đới mát mẻ hay vùng khí
hậu nóng ẩm, thường chỉ có hai mùa là mùa mưa và mùa nắng. Chính vì thế, mà bà
con nông dân cũng thường áp dụng 2 kiểu nhà lưới, đó là nhà lưới kín và nhà lưới
hở.
a.Nhà lưới kín
Nhà lưới kín là loại nhà lưới được phủ hoàn toàn bằng lưới, cả trên mái cũng
như xung quanh, cửa ra vào cũng được phủ kín bằng lưới để che chắn, ngăn ngừa
côn trùng xâm nhập. Lưới hoàn toàn không được xử lý để tăng khả năng chống chịu
8
tia tử ngoại, nắng gió nên độ bền không cao, chỉ sử dụng trong vòng từ 6 tới 8
tháng.loại hình này giống như loại hình nhà lưới đã làm trên thế giới nói trên .

b.Loại nhà lưới hở: :
Nhà lưới hở là loại nhà lưới chỉ được che chủ yếu trên mái hoặc một phần
bao xung quanh. Mục đích sử dụng chủ yếu để giảm bớt tác hại của mưa và gió,
giúp cho việc canh tác đạt hiệu quả, trong cả mùa mưa. Nó không có tác dụng ngăn
ngừ côn trùng.
c.So sánh 2 loại hình:
Loại
hình
Mục đích sử dụng Ưu điểm Nhược điểm
Nhà
lưới
kín
Được sử dụng để
che chắn ngăn ngừa
côn trùng thâm nhập
( chủ yếu là các loại
bướm, bọ cánh cứng,
nhóm côn trùng bay
được).
- Giảm được tối đa lượng thuốc
trừ sâu sử dụng.
- Tăng được số vòng quay thời
vụ cho rau ăn lá.
- Không gian bên trong
không thoáng do chiều
cao chưa đạt tiêu chuẩn.
- Mùa nắng do không
được thông gió, nhiệt độ
trong nhà lưới cao hơn ở
ngoài 1- 2oC làm ảnh

hưởng đến sinh trưởng
của cây rau.
- Thâm canh liên tục ảnh
hưởng đến chất lượng
đất.
- Lưới che chất lượng
không đảm bảo, mau hư
rách.
Nhà
lưới
hở
Giảm bớt tác hại của
mưa và gió giúp cho
cây rau trồng được cả
vào mùa mưa. Không
có tác dụng ngăn
ngừa côn trùng
- Có mái che phần trên nên
thông thoáng, có thể trồng rau
quanh năm cả về mùa mưa,
vòng quay các vụ rau cao đối
với rau ăn lá.
- Thiết kế đơn giản, chi phí giá
thành nhà lưới thấp hơn nhiều
so với nhà lưới kín.
- Quy mô diện tích có thể mở
rộng, nhiều hộ liên kết lại với
nhau, thuận tiện cho việc canh
tác và phân công lao động.
- Chỉ che mưa, ngoài ra

hoàn toàn không có tác
dụng ngăn côn trùng đẫn
đến việc sử người dân sử
dụng các loại thuốc trừ
sâu.
9
(Bài viết: Các mô hình nhà lưới trồng rau hiện nay theo SỞ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HỒ CHÍ MINH )
3.2. MÔ HÌNH THÍ ĐIỂM TRỒNG CÂY TRONG NHÀ LƯỚI ĐẠT
HIỆU QUẢ CAO
▪ Tại huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. Sau một năm sản xuất theo mô
hình này: trên cùng một diện tích nhưng sản lượng rau tăng gấp đôi, trong khi đó
lượng thuốc trừ sâu và phân bón giảm 70%…
▪ Gia đình chị Nguyễn Thị Đào thôn Thi Đua xã Xuân Lôi huyện Lập
Thạch trong quá trình trồng và chăm sóc chị nhận thấy trồng rau trong nhà lưới kín
ngăn ngừa được côn trùng phá hoại nên giảm được tối đa lượng thuốc trừ sâu sử
dụng cho rau, sản phẩm rau an toàn hơn, ngoài ra nhà lưới hở và nhà lưới kín đều
tăng được số vòng quay thời vụ cho rau ăn lá, do trồng được cả mùa mưa mà chất
lượng, mẫu mã rau vẫn đảm bảo, với diện tích không nhiều lắm nhưng gia đình chị
tập trung đầu tư thâm canh nên năng suất vẫn ổn định đặc biệt là vào mùa mưa bão.
(Bài: Trồng rau trong nhà lưới – Hướng tới nông nghiệp sạch theo
nnptntvinhphuc.gov.vn)
ông Phạm Văn Quyết ở thôn Phú Triều, xã Liên Hồng (Gia Lộc) tỉnh Hải
Dương.
Nhà lưới của ông gồm khung sắt, bên trên có ni-lông bao phủ, lưới bằng sắt
và bằng nhựa bên ngoài để chống côn trùng. Bên trong có đường đi, hệ thống phun
tưới tự động, đo nhiệt độ xây dựng nhà lưới rộng 1.000 m2. Các loại cây ông
trồng trong nhà lưới là loại cây khó tính, khó sống ngoài tự nhiên. Với 1.000 m2,
mỗi năm trồng 2 vụ dưa Kim cô nương, 1 vụ rau và 1 vụ hoa ly. Trung bình mỗi vụ,
ông Quyết trồng 2.000 cây dưa và 2 vạn cây hoa ly, trừ chi phí lãi khoảng 400 triệu

đồng/năm.
( Bài viết: Hiệu quả mô hình trồng cây trong nhà lưới theo haiduongdost.gov.vn)
4. CÁC DỰ ÁN ỨNG DỤNG TRONG MÔ HÌNH NHÀ LƯỚI
● Thế giới
CÔNG NGHỆ TRỒNG CHUỐI BẰNG NHÀ LƯỚI - AUSTRALIA
Ngày 16 tháng 10 năm 2009 Sở nông nghiệp ở Carnarvon đã thử nghiệm mô hình
trồng chuối dưới mái lưới che, nó giúp cho vườn chuối phát triển tốt hơn và mang
lại lợi nhuận rất cao.
Đánh giá kết quả lần đầu vào lúc 15h30, ngày 27 -10
10
Hiện nay, Carnarvon chỉ cung cấp dưới 20% sản lượng chuối cho cả vùng
Tây Úc, mô hình này sẽ mang lại cơ hội tăng thị phần chuối trên thị trường khu vực
này.
Bài viết: Công nghệ trông chuối bằng nhà lưới – Australia (theo
agriviet.com)
• Việt Nam
Dự án ''Nhân rộng mô hình sản xuất hoa trong nhà lưới”, “Nhân rộng mô
hình sản xuất hoa trong nhà lưới” là dự án do Viện nghiên cứu rau quả thực hiện tại
Công ty TNHH Môi trường Tân Trường Lộc ở thị trấn Lim và doanh nghiệp tư
nhân cây xanh Phú Lâm ở xã Phú Lâm, huyện Tiên Du. Viện sẽ chuyển giao kỹ
thuật tiến bộ về giống và biện pháp thâm canh sản xuất các loại hoa cao cấp. Dự án
sẽ xây dựng 200 m2 nhà lưới cấp I sản xuất hoa phong lan Hồ Điệp, 200 m2 nhà
màn che sản xuất hoa phong lan rừng, 1.728 m2 nhà lưới cấp II sản xuất hoa ly, hoa
đồng tiền Hà Lan và quy hoạch 1.000 m2 ngoài trời trồng hoa đào giống mới nhằm
đưa giá trị thu nhập bình quân từ 300-500 triệu đồng/năm/ha. Dự án được hỗ trợ
một phần kinh phí xây dựng nhà lưới từ nguồn ngân sách dành cho sự nghiệp khoa
học công nghệ và được bắt đầu từ nay đến tháng 9-2009.
Theo viện “ Khoa học và nông nghiệp Việt Nam “
5. NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ
VIỆT NAM là nước đang phát triển, ngành nông nghiệp đứng đầu trong phát

triển kinh tế ở nước ta
Nhận thấy được những giá trị của mô hình nhà lưới mang lại, vì thế việc phát
triển ngành nông nghiệp, tăng nông sản đồng nghĩa việc phát triển mô hình nhà lưới
là rất cần thiết.
Đối với kiểu mẫu nhà lưới ở vùng trồng rau ngoại thành nên phát triển đồng
thời cả hai loại: nhà lưới kín và nhà lưới hở. Tuy nhiên một số vấn đề cần tiếp tục
nghiên cứu để việc trồng rau trong nhà lưới được hoàn thiện và hiệu quả hơn. Đó là:
- Giá cả vật liệu và thi công nhà lưới.
- Thiết kế lại mẫu mã nhà lưới cho phù hợp.
- Nghiên cứu sử dụng loại lưới nào cho phù hợp, đặc biệt là các đặc
tính kỹ thuật, trong đó có màu sắc lưới đối với từng nhóm rau.
- Thiết kế nhà lưới nghiên cứu kỹ để phù hợp với điều kiện thực tế về
thời tiết khí hậu của vùng. Như vấn đề kiểu nhà lưới, độ cao khung nhà lưới, màu
sắc và đặc tính kỹ thuật của lưới che….
11
- Quy mô diện tích nhà lưới cần xác định bao nhiêu là tối ưu với hộ
trồng rau, số lượng lao động, khả năng cơ giới hoá, hiệu quả kinh tế của việc canh
tác rau trong nhà lưới.
- giải quyết bài toán về ảnh hưởng của gió, nhiệt độ cao đối với nhà
lưới, rau trồng và khu vực xung quanh.
Tài liệu ảnh tham khảo (Nguồn: Nhà lưới sản xuất thực vật: Thành công
quản lý và thách thức (theo: aces.edu)
Quy trình xây dựng nhà lưới
12
13
Nhà lưới Ân Độ Nhà lưới Malaysia
14
Nhà lưới di động (châu Phi)
Nhà lưới Alabama, Hoa Kì.


Kích thước: 45.72 m x 14m

Lối vào: cửa đúp

Kích thước lưới phụ thuộc vào mục tiêu dùng & chi phí và đặc điểm của côn
trùng
• Chiều cao cung cấp cho lưu thông không khí nông dân sử dụng và thâm canh bên
trong dễ dàng
15



Nhà lưới tại Israel
Tài liệu tham khảo:
1, Bài viết: Nhà lưới sản xuất thực vật: Thành công quản lý và thách thức
(theo: aces.edu)
2, Bài viết: Các mô hình nhà lưới trồng rau hiện nay (Sở nông nghiệp và phát
triển nông thôn thành phố Hồ Chí Minh)
3, Bài viết: Trồng rau trong nhà lưới – Hướng tới nông nghiệp sạch (theo:
nnptntvinhphuc.gov.vn)
4, Bài viết: Hiệu quả mô hình trồng cây trong nhà lưới (theo
haiduongdost.gov.vn)
16
5, Bài viết: Công nghệ trông chuối bằng nhà lưới – Australia (theo
agriviet.com)
B. TỔNG QUAN VỀ NHÀ KÍNH (GLASS HOUSE)
1. Định nghĩa nhà kính:
Nhà kính là công trình thường có cạnh và mái làm bằng kính (hoặc vật liệu
tương tự) dùng để trồng rau quả để tránh tác động nhất thời của thời tiết như mưa to
gió mạnh.

Vì nhà kính có mái và tường bằng kính hoặc nhựa nên chúng có khả năng tự
nóng lên do bức xạ nhìn thấy được của mặt trời khi đi qua lớp kính trong suốt bị
hấp thụ bởi thực vật, đất đai và những thứ khác bên trong nhà kính. Không khí được
làm ấm bởi nhiệt từ những bề mặt nóng bên trong được giữ lại bởi mái nhà và
những bức tường. Thêm vào đó, những cây cối và cấu trúc bên trong nhà kính sau
khi được làm ấm lại bức xạ lần nữa nhiệt năng của chúng trong dải quang phổ hồng
ngoại. Do có thể điều chỉnh được nhiệt độ, cũng như việc tưới nước duy trì độ ẩm
nhất định nên có thể quy định được khí hậu trong nhà kính
Ảnh 1 công trình nhà kính ở Việt Nam (Nguồn: nhanguyen.vn)
17
2. Phân loại nhà kính:
+ Theo loại vật liệu sử dụng:
Nhà kính thường được phân chia thành hai loại, nhà bằng kính và nhựa.
Nhựa được sử dụng chủ yếu là polyetylen, polycarbonate hoặc PMMA poly (methyl
methacrylate).
• Nhà kính (glass house) : nhà công trình xây dựng có tấm lợp mái và vách xung
quanh bằng kính là ứng dụng công nghệ cao trong sản xúât nông nghiệp nhằm tránh
tác động của thời tíêt xấu và sự thâm nhập của công trùng gây hại, ảnh huởng đến
cây trồng
• Nhà màng (poly-greenhouse) : có cấu trúc và công dụng tương tự nhà kính nhưng
vách và mái che đuợc thay thế bằng polyetylen. Trong đó nhà màng thường có 2
loại :
- Nhà màng kín (close poly-greenhouse) : nhà công trình xây dựng có vách và mái
bằng poly tạo môi truờng cách ly
- Nhà màng hở (open poly-greenhouse) : nhà công trình xây dựng có mái bằng màng
và vách bằng lưới.
+ Theo nhiệt độ sử dụng:
• Nhà kính lạnh: nhà lạnh cung cấp sự bảo vệ cho cây, nhưng nhiệt độ bên trong vẫn
có thể giảm xuống dưới mức đóng băng trong mùa đông vì chúng không có nguồn
nhiệt bổ sung. Nhà lạnh có thể giúp cây trồng mùa xuân bắt đầu một vài tuần và kéo

dài mùa sinh trưởng trong mùa thu, nhưng chúng bị hạn chế bởi thời tiết.
• Nhà kính mát: ấm hơn so với nhà lạnh, nhà mát giữ cây trên mức đóng băng và
trong một phạm vi nhiệt độ từ 7-10 độ C. Giữ cho nhiệt độ trên mức đóng băng sẽ
bảo vệ thực vật nhạy cảm sương, như hoa phong lữ và hoa dâm bụt, nhưng không
thể giữ quanh năm.
• Nhà kính ấm: Một ngôi nhà ấm áp sẽ cho phép một phạm vi rộng hơn của các cây
trồng, nhưng đòi hỏi nhiệt độ hơi ấm hơn, khoảng 13 độ C. Mặc dù nhiệt độ này
không hỗ trợ nhiều loại cây nhiệt đới, một số giống hoa lan và dương xỉ có thể qua
mùa đông trong một môi trường ấm áp.
• Nhà kính nóng: Những nhà kính được thiết kế để chứa thực vật nhiệt đới như
Caladium, dieffenbachia và cây sơn, cần ở nhiệt độ từ 15,5 độ C và cao hơn. Chúng
yêu cầu nhiệt bổ sung và cách nhiệt và có thể tốn kém để duy trì.
18
3. Lịch sử phát triển của nhà kính trên thế giới:
- Khoảng năm 30 sau Công Nguyên ở Rome. Một vị bác sĩ hoàng gia đã cảnh báo các
hoàng đế Tiberius mắc 1 chứng bệnh mà phải ăn dưa chuột mỗi ngày. Vì vậy, nhà
vua bắt đầu xây dựng một ngôi nhà dành riêng cho cây trồng, duy trì liên tục việc
đốt lửa bên ngoài các bức tường bằng đá để làm nóng không khí bên trong. Một mái
mờ thủ công từ các tấm mỏng cho phép ánh sáng mặt trời đi xuyên qua vào trong
nhà. Đó là thời điểm nhà kính ra đời.
- Công nghệ nhà kính đã đi một chặng đường dài kể từ thời La Mã cổ đại, nhưng khái
niệm này - một cấu trúc cung cấp một môi trường đặc biệt - về cơ bản là giống ngày
hôm nay. Gardeners sử dụng các cấu trúc này để bảo vệ cây trồng khỏi bị nóng hoặc
lạnh, để mở rộng mùa sinh trưởng của thực vật hoặc để thúc đẩy thực vật không có
nguồn gốc.
- Người Ý đã xây dựng nhà kính hiện đại đầu tiên - các vườn thực vật, để trồng các
loài mới do các nhà thám hiểm mang về cùng với các cấu trúc cần thiết để bảo vệ
những loại cây đó, sớm trở nên phổ biến ở Hà Lan và Anh. Tuy nhiên việc điều
chỉnh nhiệt độ cho các nhà máy trong nhà vẫn còn có nhiều vấn đề đối với những
nhà kính vào thời điểm này

- Người Anh thường gọi nhà kính của họ như là "conservatories". Cả người Anh và
tầng lớp quý tộc Pháp đều yêu thích các loại trái cây nhiệt đới mới được phát hiện,
do đó, nhà kính được phát triển trồng cây cam và cây dứa . Tất nhiên, có những nhà
kính đặc biệt dành cho việc trồng các loại cây kỳ lạ vẫn duy trì. Các tầng lớp quý
tộc của Paris, St. Petersburg và Vienna cạnh tranh với nhau trong việc tạo ra các cấu
trúc thủy tinh tuyệt vời hơn.
- Đồng thời với việc người châu Âu mua lại tất cả các loại giống cây nhập ngoại mới
dẫn đến một sự đột biến trong việc nghiên cứu về thực vật học, nhiều trường đại
học đã bắt đầu xây dựng nhà kính. Leiden, Hà Lan, đã được nhiều người nhận xét là
một nhà kính thực vật đầu tiên thực hiện. Công việc của nhà thực vật học người
Pháp Jules Charles năm 1599, cấu trúc này được thiết kế chủ yếu để phát triển thực
vật nhiệt đới để sử dụng để tạo ra một số loại thuốc. Nhà kính tiếp tục trở nên vừa
lớn hơn và phức tạp hơn trong suốt thế kỷ 17
- Thời hoàng kim của nhà kính là khi người ta bãi bỏ các loại thuế đánh vào cửa sổ
kính trong giữa những năm 1800. Kính – vật liệu được coi là quý trước đây, được
sản xuất hiện nay với số lượng lớn và đã phổ biến rộng rãi. Công viên Regent ở
London và Jardin d'Hiver (Winter Garden) ở Paris, cả hai được xây dựng vào giữa
19
những năm 1800, cho phép du khách họ tản bộ qua một khu vực trồng đầy các
giống hoa lan, dương xỉ và cây nhiệt đới khác . Nhà kính Victoria cho thấy rằng nhà
kính có nhiều tác dụng hơn – không chỉ là một nhà máy - nó còn cho phép người
dân thành phố công nghiệp một cơ hội để tiếp xúc lại với thiên nhiên. Có lẽ là đại
diện tiêu biểu nhất của nhà kính Victoria là Palm House của Anh, một phần của
Kew Gardens. Xây dựng từ những năm 1844 và 1848 dưới sự bảo trợ của Nữ hoàng
Victoria, nhà kính này rất lớn đươc xây dựng bằng thủy tinh và sắt đã được xem
như là một công nghệ ngạc nhiên thời đó. Thiết kế pillarless tiên phong của nó được
dựa trên các kỹ thuật mượn từ ngành công nghiệp đóng tàu.
- Andrew Faneuil, được tin tưởng là người xây dựng nhà kính đầu tiên của Mỹ năm
1737. George Washington, với mong muốn phục vụ khách của mình, xây dựng một
nhà kính đặc biệt để phát triển cây ăn quả tại nhà riêng ở Mt. Vernon. Ở Anh, các

nhà kính ở Mỹ trở nên phổ biến hơn và giá cả phải chăng hơn trong suốt thế kỷ 19.
- Các nhà kính trồng cam, được xây dựng vào năm 1785 trên một đồn điền trên bờ
biển phía đông của Maryland, được công nhận là nơi mà chính khách người Mỹ gốc
Phi Frederick Douglass đã dành một phần năm thời thơ ấu của mình ở chế độ nô lệ.
Công việc khảo cổ học gần đây trong các nhà kính đã khai quật được một lịch sử
hấp dẫn không bao giờ đề cập đến trong các tác phẩm Douglass. Thú vị nhất, bằng
chứng cho thấy rằng qua nhiều thập kỷ của họ vất vả trong nhà kính, những người
nô lệ cũng được tiến hành một loạt các thử nghiệm nông nghiệp về cây thuốc và
thực phẩm.
- Nhà kính hiện nay: Cấu trúc nhà kính nhỏ, hiện đại dùng để trồng cây ăn quả và rau
có giá hợp lý đối với bất kỳ người nào. Bạn thậm chí có thể xây dựng nhà kính của
bạn ngay ở nhà. Hiện nay, Eurofresh Farms ở Willcox, Arizona, tuyên bố là nhà
kính của Mỹ lớn nhất, với hơn 318 mẫu Anh của các cơ sở sản xuất cà chua và dưa
chuột. Việc sử dụng nhà kính cũng có thể giúp cung cấp thực phẩm ở các nước đang
phát triển với khí hậu khắc nghiệt. Nhà kính hiện đại bây giờ có thể giúp đáp ứng
nhu cầu dinh dưỡng của toàn bộ các quốc gia.
4. Cấu trúc nhà kính:
Cấu trúc nhà kính vô cùng đa dạng. Tùy theo mục đích sử dụng, điều kiện
kinh tế và vật liệu địa phương thì ở mỗi nơi có một cấu trúc nhà kính khác nhau.
Dưới đây là 1 số ví dụ về cấu trúc nhà kính Polyethylene vùng nhiệt đới:
- Kiểu Classic:
20
Nhà kính kiểu cổ điển có 5 dạng mô hình, để cung cấp các giải pháp tối ưu
phù hợp với điều kiện khí hậu và yêu cầu cụ thể của cây trồng.
Bao gồm các loại hình thông gió mái nhà như sau:
+ Thông gió cố định
+ Thông gió cố định có màng che
+ Thông gió trên mái đơn
+ Thông gió trên mái đôi – kiểu cánh bướm
+ Cửa thông gió mái cố định

Sự lựa chọn chính xác loại hình thông gió sẽ giúp cây trồng thích ứng được
với một mô hình hiện có trong điều kiện khí hậu cụ thể. Kiểu nhà kính cổ điển rất
vững chắc với cấu trúc hình vuông khép kín.
Màng nilon bao phủ nhà kính được kết nối bằng PVC hay khóa nhôm có
thể dùng lại được. Được thiết kế cho vận tốc gió lên đến 150km/h và tải trọng theo
chiều thẳng đứng là 40kg/m2.
· Khẩu độ nhà : 8.0 hay 9.60m
· Chiều cao tính đến máng nước: 4.0m
· Chiều cao máng nước: 4.75m
· Cửa thông gió mái cố định có rèm che
Cửa thông gió mái cố định Hai cửa thông gió trên mái Một cửa thông gió trên mái
-
Kiểu nhiệt đới (Tropical):
Nhà kính kiểu nhiệt đới được thiết kế phù hợp để trồng cây trong điều kiện ẩm
độ và nhiệt độ cao. Khả năng thông gió đặc biệt của nhà kính nhiệt đới cho phép
loại bỏ nhiệt và độ ẩm dư thừa có xu hướng tích lũy trong nhà kính.
21
Mô hình nhà kính này được thiết kế với một máng thoát nước lớn để ngăn
ngừa tích tụ nước trong mùa mưa ở vùng nhiệt đới, vững chắc với cấu trúc hình
vuông khép kín. Màng nilon bao phủ nhà kính được kết nối bằng PVC hay khóa
nhôm có thể dễ dàng gỡ ra cài lại, Được thiết kế chịu sức gió có vận tốc lên đến
150km/h và tải trọng theo chiều thẳng đứng là 40kg/m2.
· Khẩu độ nhà : 6.4m
· Chiều cao máng nước: 4.75m
· Chiều cao đến máng nước: 4.0m
Tài liệu tham khảo:
(1) Bài viết: Nhà kính, vi.wikipedia.org
(2) Bài viết: Phân loại nhà kính, nhanguyen.vn
(3) Bài viết: Các Kiểu Cấu Trúc Nhà Kính Polyethylene Vùng Nhiệt Đới, irritech.vn
(4) Bài viết: Các loại (mô hình) nhà kính nông nghiệp trồng rau hoa, mangnhakinh.vn

(5) “Firsts: Origins of Everday Things That Changed the World" by Wilson Casey,
Alpha Books, 2009
(6) Đề tài NCKH Khảo sát một số mô hình nhà kính, nhà màng tại thành phố Đà Lạt -
tỉnh Lâm Đồng
C. PHÁT TRIỂN NHÀ LƯỚI, NHÀ MÀNG, NHÀ KÍNH THEO HƯỚNG
BỀN VỮNG
1. Nông nghiệp bền vững là gì
Để có được một nền nông nghiệp bền vững người ta thấy cần phải đạt được
một số điểm sau đây:
1.
Đạt được sự hoà hợp của các chu trình sinh học tự nhiên và kiểm
soát được chúng.
2.
Bảo vệ và khôi phục độ phì đất và các nguồn tài nguyên thiên
nhiên.
22
3.
Tối ưu hoá được việc quản lý và sử dụng các nguồn tài nguyên của
nông trại.
4.
Giảm thiểu việc sử dụng các nguồn không tái sinh được và nguồn
đầu vào của sản xuất phải mua từ bên ngoài.
5.
Đảm bảo đầy đủ và đáng tin cậy nguồn thu nhập của nông trại.
6.
Khuyến khích được gia đình và cộng đồng nông dân.
7.
Giảm thiểu được tác động xấu lên sức khoẻ con người, sự an toàn,
các loài hoang dại, chất lượng nước và môi trường.
Ngoài việc đảm bảo thu nhập, lợi tức thì vấn đề môi trường cần luôn được

quan tâm đúng mức trong một nền nông nghiệp bền vững. Hiện nay trên thế giới đã
có nhiều trang trại lớn thực hành kiểu canh tác thân thiện với môi trường, trong đó
có quản lý sâu bệnh hại tổng hợp, bảo vệ và dự trữ nguồn nước, tạo ra những công
việc có tiền lương cao, giảm thiểu công việc nặng nhọc, công việc dễ gây tai nạn lao
động, sử dụng máy móc tiết kiệm năng lượng v.v
Tuy nhiên hiện còn tiềm ẩn những mối nguy lớn về sự đi lệch quỹ đạo của
một nền nông nghiệp bền vững.
Ví dụ: Nông nghiệp thế giới có bền vững hay không phụ thuộc vào sự bền
vững của việc tăng dân số. Để nuôi số dân thế giới 50 năm sau và xa hơn, chúng ta
thậm chí sản xuất ra phân hoá học, thuốc trừ sâu và lấy nước ngầm một cách quá
mức và ngay cả khi việc làm đó tạo ra sự không bền vững.
Rõ ràng là trong một hoàn cảnh nào đó chúng ta phải chấp nhận cả sự không
bền vững tạm thời. Nông nghiệp là một phần của xã hội. Muốn có sự bền vững
trong nông nghiệp, cần phải sử dụng các nguồn tài nguyên xung quanh nó như
không khí, nước, đất, năng lượng .vv theo cách bền vững hơn.
2. Kiến trúc bền vững là gì?
Khái niệm “Kiến trúc bền vững” (sustainable building), hay gọi cách khác
là “kiến trúc xanh”, được dùng để đề cập đến công tác kiến tạo các công trình kiến
trúc và sử dụng những phương pháp mang tính thân thiện với môi trường và tính
hiệu quả trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên trong suốt “đời sống” của công
trình: từ thiết kế, xây dựng, điều hành, bảo trì, cải tạo cho đến tháo dỡ. Khái niệm
23
này được mở rộng và bổ sung thêm vào những mục tiêu của công tác thiết kế xây
dựng truyền thống là kinh tế, hữu dụng, kiên cố và tiện nghi.
Mặc dù con người không ngừng phát triển những kỹ thuật mới để tăng cường
cho công tác kiến tạo các công trình xanh, mục tiêu chính của kiến trúc xanh vẫn là
xoay quanh vấn đề giảm các xung đột chính giữa môi trường xây dựng nhân tạo với
sức khỏe con người và môi trường thiên nhiên, bằng các cách:
- Sử dụng một cách có hiệu quả năng lượng, nước và các tài nguyên thiên
nhiên khác.

- Bảo vệ sức khỏe của người sử dụng công trình và tăng sức sản xuất của
nhân lực.
- Giảm chất thải, ô nhiễm và sự suy thoái của môi trường.
Có một khái niệm tương tự là “kiến trúc tự nhiên” (natural building), thường
dùng để nói đến những trường hợp công trình quy mô nhỏ hơn và thiên về hướng sử
dụng các vật liệu nguồn gốc tự nhiên thường có sẵn tại địa phương.
3. Hướng đi nào cho phát triển bền vững trong khu nông nghiệp công nghệ
cao.
Biểu đồ cho thấy sự tăng trưởng dân số loài người từ 10.000 năm trước Công
nguyên đến năm 2000, minh họa mức tăng trưởng hiện nay theo cấp số nhân.
3.1. Phương tiện phục vụ cho nông nghiệp công nghệ cao
Môi trường sống cho cây trồng (nhà lưới, nhà kính-màng)
Công cụ công nghệ cao phục vụ cho trồng trọt tưới tiêu (máy bơm. máy
phun,thu nước mưa,v.v.)
Trong đó việc cải thiện môi trường sống cho cây cối là điều quan trọng nhất
và cấp thiết nhất.
Cây cối vốn cũng là 1 loài sinh vật vậy nên điều kiện sống tốt sẽ giúp cải
thiện môi trường sống của chúng.
24
Làm sao để có nền nông nghiệp bền vững kết hợp công nghệ cao?
- Đạt được sự hoà hợp của các chu trình sinh học tự nhiên và kiểm soát được
chúng.
Về cơ bản việc kiểm soát các chu trình sinh học tự nhiên và vi khí hậu vốn
là nhiệm vụ cơ bản của Nhà lưới, nhà màng-kính.
Với việc trồng cây bên trong 3 loại nhà này giúp cho cây cối được sống
trong một môi trường sống thuận lợi nhất. Tất cả các yếu tố tác động (bức xạ, mưa,
gió, sâu bọ, v v ). Vậy tức là chúng ta đã có thể phần nào kiểm soát được các yếu tố
đó.
- Bảo vệ và khôi phục độ phì đất và các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Với những giải pháp kết hợp để tái sử dụng phế phẩm cũng như sản phẩm

thải của nông nghiệp để từ đó dùng chính nó để cải tạo lại chất lượng đất. Tất cả khi
được đưa vào một chu trình công nghệ cao đều có thể tự cung cấp với chính những
nguồn tài nguyên tự sản xuất.
- Tối ưu hoá được việc quản lý và sử dụng các nguồn tài nguyên của nông trại.
Việc tối ưu hóa được thể hiện qua cách sử dụng sản phẩm, phế phẩm cũng
như ngưồn chất thải nông nghiệp như thế nào cho phù hợp.
Việc xử lí tốt những vấn đề liên quan đến phế phẩm, chất thải nông nghiệp là
1 phần mấu chốt khi đưa ra quyết định rằng công trình nhà lưới, nhà kính-màng có
được coi là bền vững hay không. Bởi với bảy tỷ người trên trái đất thì nền nông
nghiệp của con người là tác động số một trên hành tinh, từ nước thải đến ô nhiễm
và việc sử dụng năng lượng để mất đi môi trường sống.
- Giảm thiểu việc sử dụng các nguồn vật liệu không tái sinh được và nguồn đầu
vào của sản xuất phải mua từ bên ngoài.
Các nguồn năng lượng không tái sinh được và tái sinh rất lâu như quặng mỏ
hay các thành phần khác cần được hạn chế khi sử dụng nông nghiệp công nghệ cao.
Do vậy để thay thế các nguồn năng lượng đó thì chúng ta có thể sử dụng các
nguồn năng lượng bền vững như gió, nước, mặt trời để tạo nên nguồn năng lượng
cho cây trồng (điện mặt trời, tái sử dụng nước, điện gió, v v.)
- Đảm bảo đầy đủ và độ tin cậy nguồn thu nhập của nông trại.
- Khuyến khích được gia đình và cộng đồng nông dân.
- Giảm thiểu được tác động xấu lên sức khoẻ con người, sự an toàn, các loài
hoang dại, chất lượng nước và môi trường.
25

×