Tải bản đầy đủ (.pptx) (51 trang)

Tiểu luận Cây xanh đô thị. Hiện trạng cây xanh đường phố và cây xanh công viên TP Pleiku, Gia Lai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.76 MB, 51 trang )

L/O/G/O
Cây xanh đô thị. Hiện trạng cây xanh đường phố và cây
xanh công viên TP Pleiku, Gia Lai
Cây xanh đô thị. Hiện trạng cây xanh đường phố và cây
xanh công viên TP Pleiku, Gia Lai
Giáo viên hướng dẫn: Th. Phạm Thị Thu Hà
Sinh viên: Vũ Thị Hồng Nhung
Mở đầu
Mở đầu
Hệ động vật nói chung, con người nói riêng tồn tại không thể thiếu hệ thực vật, thiếu cây xanh. Cây xanh không chỉ mang lại những lợi ích to lớn
về mặt sinh thái, môi trường mà còn có ý nghĩa quan trọng trong kiến trúc cảnh quan và vấn đề văn hóa, tinh thần. Đặc biệt với tình trạng bê tông hóa,
dân số đông đúc cùng các vấn đề ô nhiễm môi trường ở các khu đô thị như hiện nay thì cây xanh lại càng cần thiết để cải thiện tình hình. Tuy nhiên, thời
gian qua vấn đề công viên, cây xanh tại đô thị vẫn bị xem nhẹ ở nhiều địa phương. Hệ thống cây xanh đô thị của nước ta chưa đáp ứng được yêu cầu về
môi trường và tạo cảnh quan đô thị, diện tích đất cây xanh trên đầu người còn quá nhỏ [2].
Hệ thống cây xanh đô thị của thành phố Pleiku - tỉnh Gia Lai không những góp phần điều hòa nhiệt độ, tạo bóng mát, cải thiện môi trường mà còn góp
phần quan trọng tạo nên kiến trúc cảnh quan, là một bộ phận không thể thiếu trong kiến trúc đô thị thành phố Pleiku. Tuy nhiên, việc phát triển cây xanh
đô thị, đặc biệt là cây xanh đường phố ở đây chưa được quan tâm đúng mức, số lượng cây xanh còn quá ít, chủng loại chưa phong phú nên cảnh quan
đường phố còn hoang sơ, nhiều khu vực trong thành phố bố trí trồng cây xanh chưa theo quy hoạch cụ thể, cây bị khô héo, gãy cành, tét nhánh, hoặc một
số cây bị người dân tự ý chặt phá làm mỹ quan thành phố bị xuống cấp.
Trong phạm vi tiểu luận này, em xin tập trung trình bày về những vai trò, chức năng của hệ thống cây xanh đô thị nói chung và hiện trạng cây xanh
đường phố và cây xanh công viên thành phố Pleiku, Gia Lai.

Đối tượng nghiên cứu

Những vai trò, chức năng của cây xanh đô thị nói chung.

Hiện trạng cây xanh đô thị thành phố Pleiku, Gia Lai. Tập trung nghiên cứu các cây trồng ở đường phố và
công viên thuộc khu vực nội thị thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.

Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập tài liệu: thu thập tài liệu, số liệu về cây xanh đô thị nói chung và về hiện trạng cây xanh


của thành phố Pleiku, Gia Lai nói riêng từ những nghiên cứu, bài giảng, bài báo khoa học đáng tin cậy.
Nội dung
Nội dung
Khái niệm, phân loại cây xanh đô thị
Chức năng, vai trò của cây xanh đô thị
Các yếu tố ảnh hưởng tới cây xanh đô thị
Hiện trạng cây xanh TP Pleiku, Gia Lai
4
1
2
3
Khái niệm cây xanh đô thị
Khái niệm cây xanh đô thị
Cây xanh đô thị là cây xanh
sử dụng công cộng, cây xanh
sử dụng hạn chế và cây xanh
chuyên dụng trong đô thị. [3]
Phân loại cây xanh đô thị
Phân loại theo nhóm cây, đặc
điểm thực vật
Phân loại theo vị trí và chức năng
của mảng xanh
Phân loại theo nhóm cây, đặc điểm thực vật
Phân loại theo sắc hoa
Phân loại theo lá cây
Phân loại theo hình dạng tán cây
Phân loại theo độ cao cây
Phân loại nhóm cây theo giá trị sử dụng
Phân loại nhóm cây theo giá trị sử dụng
Nhóm cỏ nền

Cây trang trí
Cây bóng mát
Cây bóng mát
Cây bóng mát
Cây bóng mát: là những cây thân gỗ lớn, lá
thường xanh hay rụng. Chúng có chiều cao từ 5
– 50 m, sống lâu 30 – 40 năm. Có loài sống
hàng nghìn năm.
Một số loại cây bóng mát phổ biến trong đô
thị: xà cừ, me, sấu, bàng, phượng, bằng lăng,
hoa sữa, sao đen
Cây bóng mát 2 bên đường Phan Đình Phùng
Cây trang trí
Cây trang trí
Cây trang trí: là những cây thân gỗ nhỏ mọc bụi,
hay riêng lẻ, cây leo giàn và cây thân thảo. Thường
được trồng làm cảnh để trang trí ở tầng thấp, trồng
trong chậu trưng bày trong nhà hoặc trồng dàn leo.
Một số loại cây trang trí phổ biến trong đô thị: tre
trúc, cau dừa, dừa cạn, cọ, đơn đỏ, ngũ tinh, ngũ
sắc, xương rồng, hỏa hoàn, long thủ, bướm bạc, vạn
tuế,
Cây hoa dừa cạn
Nhóm cỏ nền
Nhóm cỏ nền
Nhóm cỏ nền: Cỏ là mảng màu trang
trí tầng thấp, làm “nền” cho đất xanh, có
tác dụng tạo nên một không gian rộng
lớn hơn thực tế, tạo cảm giác yên tĩnh.
Một số loại cỏ nền phổ biến : cỏ

nhung, cỏ lá tre, cỏ Nhật
Nền cỏ trong vườn hoa anh đào
Phân loại theo vị trí và chức năng của mảng xanh
Cây xanh chuyên dụng
Cây xanh sử dụng hạn chế
Cây xanh sử dụng công cộng
Cây xanh sử dụng công cộng đô thị
Cây xanh sử dụng công cộng đô thị
Cây xanh sử dụng công cộng đô thị: là các loại cây xanh được trồng trên đường phố, cây xanh trong công viên, vườn hoa,cây xanh và thảm
cỏ tại quảng trường và các khu vực công cộng khác trong đô thị.
Vd: cây đường phố: hoa sữa, sao đen, bằng lăng, sấu, me
cây xanh công viên: sanh, si, cau, cọ, dạ yến, kim đồng
Cây xanh sử dụng hạn chế trong đô thị
Cây xanh sử dụng hạn chế trong đô thị

Cây xanh sử dụng hạn chế trong đô thị: là cây xanh được trồng trong khuôn viên các trụ sở, trường học, bệnh
viện, nghĩa trang, các công trình tín ngưỡng, biệt thự, nhà ở và các công trình công cộng khác do các tổ chức,
cá nhân quản lý và sử dụng.
Ví dụ: các loại cây thường thấy trong khuôn
viên:
Trường học: xà cừ, bàng, phượng
Nghĩa trang: thông, phi lao, bạch đàn, hải
đường, mẫu đơn
Đình chùa: hoa đại, ngọc lan, bồ đề, si, sanh
Cây xanh chuyên dụng: gồm cây xanh cách
ly, rừng phòng hộ, khu cây xanh nghiên cứu
thực vật học, vườn ươm
vd: vườn ươm phong lan, sương rồng
RNM Cần Giờ - TP Hồ Chí Minh
Cây xanh chuyên dụng

Các yếu tố ảnh hưởng tới cây xanh đô thị
Môi trường đất
Môi trường nước
Ánh sáng
Sâu bệnh
Ô nhiễm không khí
Tác động của con
người
Khí hậu
Khí hậu
Khí hậu
Hai yếu tố khí hậu ảnh hưởng: nhiệt độ và độ ẩm không khí.

Mùa hè, ánh nắng chiếu xuống các bề mặt bê tông (công trình, sân, đường, hè phố…) và phản xạ lên thân và
lá cây làm cây nóng hơn những cây trồng ở khu vực nông thôn.

Mùa đông, thời tiết khô hanh, gió lùa thường xuyên, độ ẩm không khí ít nên cây thiếu nước, đất khô làm giảm
khả năng hút khoáng chất của rễ cây.
=> Cây xanh đô thị thoát hơi nước mạnh hơn cây xanh trong khu vực lâm nghiệp tự nhiên.
Môi trường nước
Môi trường nước
Nước rất cần cho sự sống của cây.

Hầu hết bề mặt sân vườn, đường phố trong đô thị đều là bê tông, mật độ xây dựng công trình
lớn => nước mưa chủ yếu chảy vào hệ thống cống rãnh mà không thấm xuống đất nuôi cây.

Phần lớn các đô thị gặp vấn đề về ô nhiễm nước.
=> Chất lượng và lưu lượng nước ở đô thị hạn chế, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của cây.
Môi trường đất
Môi trường đất


Chất lượng của đất rất quan trọng đối với cây trồng.
1. Đất nhiều sẽ đảm bảo sự gắn kết và trụ vững của cây để trống lại gió bão.
2. Đất giữ chứa nước, giữ được chất dinh dưỡng cần thiết cho sự tăng trưởng và sự sống của cây.
3. Đất cho phép hệ thống rễ cây hô hấp nhờ vào độ tơi xốp.
.
Trong đô thị:
.
Đất nghèo dinh dưỡng, chật hẹp và bị nén chặt bởi các mảng, khối bê tông của các công trình kiến trúc => ngăn cản rễ cây di
chuyển vào trong lòng đất, và khó khăn để hút ra các khoáng chất.
.
Ô nhiễm môi trường đất: các chất ô nhiễm chủ yếu là: xăng, dầu, nhớt, các loại muối, hoá chất công nghiệp, chất diệt cỏ…gây
tổn hại trực tiếp lên hệ rễ (các loại muối, chất diệt cỏ…) hoặc xâm nhập vào vách tế bào choán hết chỗ để trao đổi dưỡng khí trong
mô tế bào (xăng, dầu…)
Ánh sáng
Ánh sáng

Sự chiếu sáng trong đô thị do các nhu cầu sử dụng, trang trí với cường độ, loại ánh sánh (đèn màu, đèn thủy
ngân…), thời gian chiếu sáng ngày càng gia tăng => ánh sáng được coi như một nguồn ô nhiễm cho thực vật.

Tổ hợp của các yếu tố cường độ, chất lượng và thời gian chiếu sáng gây rối loạn các hoạt động sinh lý của cây
xanh, gây ra những trạng thái khác nhau của các loài cây ở đô thị như:

Sự biến đổi cấu trúc phiến lá (dầy và bản lá lớn hơn), hàm lượng diệp lục trong lá suy giảm

Tán lá thường có xu hướng theo dạng nôm, tròn, các đốt cành thường dài ra.

Sinh trưởng cây gặp trở ngại, khả năng chống chọi với các yếu tố môi trường bất lợi như gió, sương muối…
cũng suy giảm.
Ô nhiễm không khí

Ô nhiễm không khí

Ô nhiễm không khí cũng là yếu tố ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức sống của cây.

Các chất ô nhiễm không khí gây tổn hại mạnh cho cây xanh: SO2, O3, chất diệt cỏ

SO2: qua khí khổng gây tổn thương cho các mô và tế bào, hoặc có thể gây chết mô.

O3: ozone gây tổn thương, kìm hãm sự phát triển của thực vật.

Chất diệt cỏ (2,4-D; 2,4,5-T): bay hơi hoặc dưới dạng các phân tử bay trong gió gây tổn hại cho cây xanh.

Bụi, khói: bám vào thân, lá cây ngăn cản sự quang hợp.
Sâu bệnh
Sâu bệnh

Các loài sâu bệnh: côn trùng, rầy
nâu và các bệnh nấm.

Côn trùng và sâu bệnh không
những ăn phá cây mà còn truyền
tải các bệnh nấm đến cây.

Tuy nhiên các cây trồng trong đô
thị cũng được chọn lựa để có
những cây chống chịu sâu bệnh tốt
nhất.
Sâu róm hại thông
Tác động của con người
Tác động của con người


Hướng tích cực: - Tăng cường trồng và chăm sóc cây xanh, cây cảnh do nhu cầu che bóng, trang trí và yêu
thích thiên nhiên.
- Ở một số nơi, các công trình xây dựng muốn được phê duyệt cần có bản thuyết minh phần
diện tích và kế hoạch phát triển cây xanh.


Hướng tiêu cực: - Chặt cây không đúng quy hoạch và biện pháp kỹ thuật khi thấy nó gây ảnh hưởng tới các
hoạt động kinh doanh, đi lại của bản thân.
- Hoạt động đào, san lấp đường, vỉa hè gây ảnh hưởng lớn đến cây xanh
Chức năng, vai trò của cây xanh đô thị
Điều hòa nhiệt độ không khí
Phòng hộ cho đô thị
Cản bớt tiếng ồn
Vai trò trong kiến trúc cảnh
quan đô thị
Góp phần bảo tồn và làm tăng
ĐDSH
Các công dụng khác
Giảm sự nhiễm bẩn môi
trường không khí
Cây xanh làm giảm sự nhiễm bẩn môi trường không khí
Cây xanh làm giảm sự nhiễm bẩn môi trường không khí

Cây xanh hút khí CO2 và nhả khí O2 : Trong quá trình quang hợp cây xanh đã hấp thu một
lượng lớn khí CO2, đồng thời không ngừng làm gia tăng lượng khí O2 cho khí quyển.
Ước tính, hàng năm có khoảng 100 tỉ tấn CO2 được cố định bởi quá trình quang hợp do cây xanh
thực hiện [1].

Ngoài ra một số loại cây xanh còn có khả năng khử mùi hôi thối, xua đuổi côn trùng bằng mùi

khác do cây tiết ra như các loài cây thông, long não, bạch đàn, ngũ gia bì…

×